Bản Chất Của Tâm Thức

0
29

BẢN CHẤT CỦA TÂM THỨC
Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama,
Nottingham, England, 24/05/2008 
Anh dịch: Alexander Berzin 
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 26/10/2011

hhdl-by-rgmshhdl-by-rgmsNHỮNG
TRÌNH ĐỘ CỦA TÂM THỨC


sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các
chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng
có những trình độ khác nhau. Khi chúng
ta
thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi
thì khi chúng ta bất tỉnh – ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của
tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm
lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm
dứt
– tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thứcChúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy
ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm
thức giấcmơ ngủ và vào lúc ngủ sâu
như thế nào.

NHỮNG
KHÁC BIỆT GIỮA NHỮNG TÂM THỨC CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TINH THẦN

Theo
truyền thống Ấn Độ cổ xưa, những sự thực tập tinh thần chính yếu luôn luôn đối
diện
với tâm thức, thí dụ với định, tập trung chăm chú (định – samadhi),
và với việc trau dồi quán, phân tích (tuệ quánvipashyana), một thể trạng
nhận thức ngoại hạng của tâm thức. Cả
hai thứ này đối diện với tâm thức và với khía cạnh suy tư và sử dụng tâm thức;
do thế, thật rất thiết yếu để xác định điều gì là tâm thức.


nhiều giải thích về những gì tâm thức và những đặc trưng khác nhau của tâm thứcThí dụ, có một sự khác biệt được thực hiện
trong Đạo Phật giữa những tâm thức chính và các nhân tố tinh thần. Trong thực tế, chúng ta có điều này trong tất
cả những truyền thống cổ truyền của Ân Độ.

Trong
truyền thống Đạo Phật, có vài sự diễn dịch khác nhau [của sự khác biệt giữa những
tâm thức chính và nhân tố tinh thần]. Có
hai loại chính: một làm sự phân biệt theo những khác biệt trong đối tượng của
tâm thức và thứ kia làm sự phân biệt theo bản chất tự nhiên của tâm thứcDi Lặc, thí dụ thế, trong Phân Biệt Trung Đạo
với Cực Đoan, thực hiện vị thế thứ nhất. Cách thứ nhất này về phân biệt theo một
sự khác biệt trong đối tượng của tâm: tâm thức chính được tập trung trên một đối
tượng như toàn thể, trái lại những tâm thức thứ yếu hay nhân tố tinh thần tập
trung trên sự phân biệt những nhân tố bên trong đối tượng. Với những tâm thức
chính, các đối tượng được kinh nghiệm bởi tâm thức như toàn bộ, quan tâm những
nhân tố tinh thần hay những tâm thức thứ yếu, ở đây các đối tượng được kinh
nghiệm
bởi những khía cạnh đặc thù của tâm hay những chức năng của tâm thức.

Bây
giờ, trong cả hai thứ này, những tâm thức chính và những nhân tố tinh thần,
chúng ta có thể nói về hai đặc trưng rộng: có những thứ đòi hỏi các tâm thức cảm
giác
và những thứ không đòi hỏi. Những thứ đòi hỏi tâm thức cảm giác và những
thứ không đòi hỏi một cơ quan cảm giác là những tâm tinh thần. Bây giờ sự thảo
luận
của chúng ta đến gần hơn với những gì các nhà khoa học nói đến. Do vậy,
chúng ta có những thức cảm giác đối với những thức tinh thần, mặc dù đôi khi
tâm được sử dụng chỉ để liên hệ đến những thức tinh thần.

Bây
giờ đối với thức tinh thần, có hai lại: một được đem tới bởi nhận thức cảm giác
như điều kiện tức thời trước đó và thứ kia không có nhận thức cảm giác như điều
kiện
diễn tiến tức thời trước đó. Trong những tài liệu của chúng tôi, chúng tôi
cũng nói về năm nhân tố chức năng tinh thần luôn hoạt động ở đấy với tất cả những
tâm thức, kể cả những tâm thức cảm giác. Do vậy, thí dụ, chúng ta có sự phân biệt,
cảm giác một trình độ của hạnh phúc, và v.v… Như cho sự phân biệt, điều có
nghĩa “có phải nó là thứ này hay có
phải nó là thứ nọ,” các nhà khoa học nói rằng điều này không xảy ra trên
căn bản của những cơ quan cảm giác thấy được mà chỉ trong não bộ. Chúng ta nói
nhận thức cảm giác tự nó không nghĩ “điều gì đấy là thứ này” hay
“điều ấy là thứ kia”, nhưng nhận thức cảm giác có [nhân tố tinh thần
của] sự phân biệt với nó, thí dụ ánh sáng với bóng tối.

NHỮNG
SỰ PHÂN BIỆT XA HƠN

Bây
giờ, tư tưởng và các trường phái của Đạo
Phật
dĩ nhiên cũng có những ý kiến khác nhau về điều này và những ý tưởng quan
tâm
đến vấn đề nhận thức hoạt động như thế nào. Theo vị thế của Tỳ Bà Sa Luận
, thí dụ thế, không có khía cạnh tinh thần được xem như một trung gian cho việc
nhận thức điều gì đấy, trái lại theo các nhà Kinh Lượng Bộ có một khía cạnh, một
phương diện tinh thần, và và đấy là những gì được kinh nghiệm thật sự. Ý kiến
thứ hai thì gần gũi với quan điểm khoa học.

Do
vậy trong những trường phái Đạo Phật có nhiều sự tranh luận liên quan đến kiễu
thức của vấn đề nhận thức hoạt động như thế nào: thí dụ nhận thức liên hệ đến sự
thấy. Có thảo luận giữa Kinh Lượng BộDuy Tâm (duy thức), là khi chúng ta
nhìn vào một đối tượng có nhiều màu sắc, thì có phải có một số lượng tương đồng
của những khía cạnh đa dạng của đối tượng và khía cạnh đa dạng của nhận thức thấy
hay không? Hay có phải có những khía cạnh đa dạng của đối tượng được nhận thức
bởi một phương diện đơn độc của nhận thức thấy? Hay có phải có một khía cạnh
đơn độc của toàn bộ đối tượng đa dạng màu sắc được nhận thức bởi một khía cạnh
của nhận thức thấy? Sự giải thích là, bất chấp những màu sắc đa dạng, tâm nhận
thức
tất cả chúng ta như một tổng thể dường như gần gũi với quan điểm của khoa
học.

Đối
với những cảm xúc, không có những dạng thức thật sự tương đồng với khoa học. Thí
dụ
những nhà khoa khoa học đương thờ, Paul Eckman – nói rằng thật khó khăn để
phân biệt giữa cảm xúc, tình cảm và cá tính. Các nhà khoa học không căn cứ trên
những trích dẫn của kinh luận từ những tài liệu cổ điển, mà trên sự khảo sát.
Thế nên, nó có thể đầy kết quả đối với sự phối hợp xa hơn trong nghiên cứu: sẽ
lợi lạc vô cùng cho cả những nhà khoa học và Phật học.

Như
cho những đối tượng, có những thứ có những phẩm chất vật lý; có những thứ có những
cách nhận biết sự vật; và rồi thì có những thứ không thuộc vào hai đặc trưng
trên, nhưng tuy thế luôn thay đổi, thí dụ thời gian.

BẢN
CHẤT
TỰ NHIÊN CỦA TÂM THỨC

Bây
giờ, đối với nhận thức hay tỉnh thức, có một hiện tượng được định nghĩa trong
những dạng thức của hoạt động tinh thần: hoạt động tinh thần của sự hiểu biết
hay tỉnh thức đối với việc gì đó. Những đặc trưng xác định của nó là (1)
ràng
, (2) tỉnh thức, tỉnh thức về việc gì đó hay nhận thức về việc gì đó, và
(3) kinh nghiệm việc gì đó. Trong kinh nghiệm việc gì đó, có những cảm xúc khác
nhau, tích cực hay tiêu cực; nhưng, tuy thế, bản chất của hành vi tinh thần tự
nó là trung tính. Cho dù một hành vi tinh thần là hữu ích hay tai hại tùy thuộc
vào loại nhân tố tinh thần mà nó thật sự là [và không trên bản chất tự nhiên của
nó như hành vi tinh thần].

Thí
dụ
, sân hận không là một bộ phận của bản chất tự nhiên của tâm thức: nhưng đúng
hơn, sân hận tùy thuộc vào những nguyên nhânđiều kiện [nhằm để nó sinh khởi.
Bản chất tự nhiên của việc gì đó, trái lại, không gián đoạn từng cơn và không
tùy thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện nhằm để sinh khởihiện diện]. Những
nhân tố tinh thần nào đó, rồi thì [chẳng hạn như sân hận], được sản sinh căn cứ
trên các nguyên nhânđiều kiện và chỉ trở thành ưu thế lúc ấy.

Khi
sân hận được phát triển hoàn toàn, lúc ấy thật khó khăn để phân biệt sân hận với
tự tâm thức hay hành vi tinh thần. Tuy thế, qua thực tập, chúng ta có thể nhất
tâm
để nhìn vào sự sân hận ấy khi nó phát triển, và chúng ta có thể quán sát
sinh khởi và dừng lại. Tự hành động ấy, của việc quán sát, có khả năng để làm
giảm thiểu năng lực của sân hận. Do vậy, khi một thể trạng hay nhân tố tinh thần
nào đó sinh khởi, nó có thể bị ảnh hưởng.

Đó
là một ít về bản chất tự nhiên của tâm thức.

MỐI
QUAN HỆ GIỮ CẢM XÚCTHÂN THỂ

Một
vấn đề hấp dẫn khác nữa mà tôi muốn hướng dẫn cho việc nghiên cứu thêm sau đây.
Qua sự thay đổi của những yếu tố nào đó của thân thể vật lý, một số cảm xúc nào
đó có thể sinh khởi. Sự phát triển một thái độ tinh thần cũng có thể ảnh hưởng
những sự thay đổi nào đó trong thân thể. Lấy thí dụ, sân hậnthù oán. Khi
sân hệ xảy ra, sự tuần hoàn máu trong một bộ phận nào đó của não bộ là lớn mạnh
hơn; trái lại một bộ phận khác của não bộ trở nên năng động hơn với từ bi. Cho
nên, trong trình độ vi tế, chúng ta cần khảo sát với những gì đến trước: một sự
thay đổi trong não bộ đem đến một cảm xúc, hay một cảm xúc mang đến một sự thay
đổi trong não bộ. Điều này cần nghiên cứu xa hơn.

Thí
dụ
, có những thay đổi trong tế bào thần kinh. Bây giờ điều này hơi vi tế, nhưng
khi chúng ta có một tích lũy những thay đổi ở trình độ vi tế, sau đó chúng ta
thấy sự thay đổi ở trình độ thô. Khi chúng ta sợ hãi, thí dụ thế, nhiều máu
tràn đến chân vì thế chúng ta chạy; khi sân hận đến, nhiều máu chạy đến tay vì
thế chúng ta đánh. Vậy nên, chúng ta có thể thấy từ những thí dụ đó rằng mối
quan hệ giữa các cảm xúcthân thể thô phù thay đổi. Sự lưu chuyển của máu,
thí dụ thế, là một hình thức thô mà trong ấy sự thay đổi biểu hiện, nhưng ở tại
trình độ nào mà ở đấy có sự nối kết này
giữa những thay đổi trong tinh thần và những sự thay đổi trong thân thể?

Mật
tông
Đạo PhậtẤn Độ giáo nói về một trình độ vi tế của năng lượng: hành vi của
tâm thức hay tinh thần chuyển động trong ấy. Nó được nói như một loại “gió
bên trong (nội phong) và điều ấy phải muốn nói đến điều gì đấy như năng lượng
đã làm cho sự nối kết giữa trình độ thân thể thô và hành vi tinh thần. Đây là điều gì đó chung nhất
giữa những phân tích của Ấn Độ giáoPhật Giáo. Cho nên đó là vấn đề thật sự
cho các nhà khoa học khám phá: Điều gì là sự trung gian hay cơ cấu cho mối liên
kết
cho những thế giới tinh thần và vật lý?

Trong
những truyền thống cổ truyền Ấn Độ, cả Phật Giáo và không Phật Giáo, có điều gì
đấy gọi là một “sự tỉnh thức tiếp xúc nội tại”. [Phật Giáo định nghĩa
nó, nhân tố tinh thần mà trong sự tiếp xúc với đối tượng nhận thức, phân biệt rằng
đối tượng này là vui, khổ, hay trung tính, và vì thế phục vụ như nền tảng cho
việc kinh nghiệm nó với một cảm giác hạnh phúc, khổ não, hay trung tính]. Căn cứ
trên sự tỉnh thức tiếp xúc nội tại này điều kiện đạt được, nhận thức thân thể
sinh khởi và và đấy là điều kiện tức thời trước đấy cho nhận thức tinh thần của
khổ đau hay vui sướng.

Cũng
thế
, những cảm giác khác có một vị trí nhận thức ở một giác quan đặc thù – thí
dụ
, cái thấy ở con mắt – tuy thế, thức xúc giác sinh khởi căn cứ trên những cảm
giác
thân thể và nó lan rộng toàn bộ thân thể và tất cả những giác quan cảm
giác
khác. Theo khoa học, những cơ cấu cảm giác của thấy và nghe, v… mỗi thứ có
một vị trí nhận thức; nhưng tất cả chúng được liên hệ với não bộ. Tất cả chúng
lan tỏa khắp não bộ. Cho nên ở đây, chúng ta phải thẩm tra ý kiến về một trình
độ
nhận thức nào đó đã lan tỏa đến tất cả những trình độ nhận thức khác [vì cả
Phật học và khoa học dường như hàm ý rằng có một trình độ như vậy].

Khi
chúng ta thẩm tra não bộ, các tế bào thần kinh, chúng ta phải thực hiện một sự
phân biệt giữa trình độ thô của tâm thức và một trình độ vi tế hơn. Bây giờ, chúng ta có thể xác định trình độ thô của
tâm thức [trình độ của nhận thức cảm giác] cả trong con người và con chó. Nhưng
qua những sự khác biệt não bộ giữa cả hai, cho nên có những khác biệt trong tâm
thức
của cả hai và vấn đề cả hai biểu hiện chức năng như thế nào trên trình độ
thô. [Vì thế, thí dụ, những con chó có một cảm giác phát triển cao độ hơn về hửi
mùi so với con người]. Nhưng phải có một trình độ vi tế hơn [của tâm thức hay
hành vi tinh thần hơn là trình độ cảm giác thô].

Theo
mức độ mà ở đấy tâm thức tùy thuộc trên thân thể vật lý, có những trình độ khác
biệt vi tế của tâm thức. Trình độ thô hơn của nhận thức cảm giác [là tùy thuộc
nhất vào thân thể]. Những cảm xúc phiền não, trái lại sẽ ở trong trình độ vi tế
hơn của tâm thức., một thứ ít tùy thuộc vào thân thể vật lý. Vậy thì điều gì
khác biệt giữa con người và con thú [liên hệ đến những trình độ vi tế hơn của
những cảm xúc và giấc mơ?]

Bây
giờ chúng ta có những khí cụ khoa học để khảo sát tiến trình của sự chết. Loại
nghiên cứu này đã diễn ra trong mười lăm năm qua. Nhưng để thử nghiệm thể trạng
tinh thần của một người đang chết trong khi các điện cực được gắn vào đầu của
người ấy – không ai thật sự đã chết trong khi làm thí nghiệm ấy. Nhưng bây giờ
chúng ta cần nghiêm túc hơn về một thể nghiệm như vậy. Chúng ta cần cầu thỉnh
người nào đấy hãy vui lòng để chết trong khi có những điện cực trên đầu của họ.
Nhưng điều ấy là rất khó khăn để yêu cầu; chúng ta phải đợi một cơ hội thích
đáng
.

Mặc
dù không một thử nghiệm nghiêm túc nào được thực hiện để đo lường những gì đang
xảy ra qua tiến trình của sự chết, nhưng những luận điển Ấn Độ đã nói về ba trình độ của hoạt động tinh thần. Trình độ
thứ ba chỉ xảy ra trong thời khắc lâm chung. [Một cách đặc biệt hơn, nó xảy ra
khi] hơi thở và những chức năng của trái tim đã dừng, nhưng tuy thế, vẫn có một
tiến trình nào đó của trạng thái kết quả của hoạt động tinh thần xảy ra. Trình
độ
này dường như thậm chí ít lệ thuộc trên trình độ vật lý [hơn bất cứ trình độ
nào của tâm thức]. Vì vậy, trình độ thô là lệ thuộc trên não bộ và các tế bào
thần kinh; còn trình độ vi tế hơn này: đây vẫn là một câu hỏi.

Cũng
thế
, tôi đã tự hỏi tại sao những cảm xúc phiền não của chúng ta bao gồm [theo sự
giản đồ phân loại của Đạo Phật] trên trình độ vi tế, không phải trên trình độ
thô. Tại sao chúng ít lệ thuộc vào thân thể vật lý thô phù? Một lần trong một
cuộc gặp gở với những nhà khoa học tôi đã hỏi, “Không có bất cứ một tiến
trình vật lý nào, có thể rằng một hoạt động thuần tinh thần có thể đem đến một tác
động
thân thể không?” và nhà khoa học trả lời, “Trong lý thuyết
vâng [có thể]; nhưng trong thực tế, là không thể”.

Đây
không phải là một sự tiếp cận khoa học lắm. Có một thử nghiệm đơn giản có thể
hoàn tất. Khóc lóc hay tuôn nước mắt là một phản ứng vật lý đối với một tình trạng
tinh thần, nhưng nó có thể xảy ra hoặc là với vui hoặc buồn. Có một khác biệt lớn
lao trên trình độ tinh thần giữa hai thứ này, nhưng sự phản ứng thân thể là giống
như nhau. Nếu khóc chảy nước mắt từ một niềm vui của mắt bên phải và nước mắt
chảy ra từ mắt bên trái do buồn rầu, thế thì trên trình độ thân thể vật lý
chúng ta có thể phân biệt chúng. Nhưng, không phải là vậy: sự phân biệt không phải trên trình độ thô. Do vậy, để khảo
sát trình độ cảm xúc, chúng ta phải nhìn sâu hơn trình độ vật lý thô nhất.
Nhưng để khảo sát tâm thức bằng việc nghiên cứu

[chỉ
trình độ vật lý của] não bộ – chúng ta cần hỏi rằng điều này vẫn tồn tại việc
gì đó chứ, nếu nó vẫn quá tổng quát.

Trong
luận lý Phật Giáo, chúng ta nói về những hình thức suy luận khác biệt. Thí dụ,
bằng việc quán sát những phẩm chất tương tự trong những thứ giống nhau, chúng
ta
có thể khái quát hóa và suy ra một đặc
trưng. Hay nếu điều gì đấy không quán sát thấy những phẩm chất này, chúng ta
thể suy ra rằng nó rơi vào trong một đặc trưng khác.Nhưng những thứ này là [những
hình thức lý trí] quá bao quát và không đi đến kết luận cho việc đi đến một quyết định về loại vấn đề này liên hệ
đến mối quan hệ giữa những cảm xúcthân thể.

Nguyên
bản: The Nature of the Mind

Tuệ
Uyển
chuyển ngữ – Ẩn Tâm Lộ ngày 24-7-2013

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level4_deepening_understanding_path/mind_mental_factors/nature_mind.html