Bản chất của giáo pháp của chư Phật

0
31

Nguyệt Xứng  (c. 570 – c. 650)
BẢN CHẤT CỦA GIÁO PHÁP CỦA CHƯ PHẬT
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. (pp180-182)

Nguyệt XứngNguyệt Xứng

Ngài Nguyệt Xứng

Ông có thể phản đối rằng, mặc dầu ‘Bản chất của sự vật chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt, cũng như niết bàn chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt’, và rằng chẳng thể sử dụng ngôn ngữ xác định (Skt.vac) và tâm trí khi quan tâm tới nó, tuy nhiên chân lí này chắc chắn không thể được nhận biết nếu nó không được biện luận một cách có giáo dục về phương diện đạo đức. Khi đem chân lí này tới những kẻ cần hướng dẫn, tất nhiên có những lúc cần đến một giáo pháp phân chia theo nhóm (anupurvi; graduated) được truyền đạt trên phương diện đời sống hàng ngày, kinh nghiệm phi tỉnh giác và do thế chân lý sẽ được giảng giải trong chi tiết.

Chúng tôi trả lời. Giáo pháp phân chia theo nhóm của chư Phật thâm nhập như tính của sự vật nên được nhận thấy rất là đơn giản :

XVIII. 8  Mỗi sự vật trong thế giới này có thể xem là thật hoặc không thật; hoặc thật và không thật; hoặc chẳng thật, hoặc chẳng không thật. Đây là giáo pháp của Đức Phật.

Nay đan cử: ‘Bất kì cái gì quen thuộc nhất với một cá nhân thì hữu hiệu nhất cho cá nhân một cách tự nhiên. Nếu một cá nhân bị bối rối thì làm cách nào họ có thể tiếp nhận chân lí? Vì chỉ có thể làm cho một người ngoại quốc thông hiểu bằng cách dùng một ngôn ngữ của họ, do thế chỉ có thể làm cho những người chưa tỉnh giác (loka; thế giới) thông hiểu bằng các phương pháp hữu hiệu của đời sống hàng ngày (Hoặc, chỉ có thể thông hiểu Thế Giới theo cách của chính nó).

Như đức Phật đã nói: ‘Kẻ chưa tỉnh giác thì bất đồng với tôi ; tôi không bất đồng với kẻ chưa tỉnh giác. Cái gì kẻ chưa tỉnh giác chấp nhận, tôi cũng chấp nhận; cái gì kẻ chưa tỉnh giác không chấp nhận, tôi cũng không chấp nhận.’ Bản kinh nói như vậy. Đức Phật luôn luôn đối xử với các uẩn, các giác quan và các đối tượng của chúng và các loại thức là thật (tathyam) . Những cái này đều được nghĩ là thật khi được tri nhận bởi những kẻ được hướng dẫn — những kẻ vì căn bản vô minh nên có khiếm khuyết khi nhìn sự vật — nơi những kẻ đã được đánh thức lòng ham muốn học hỏi về các bản chất  của các sự vật thường được xem chung là thật. Và sự hướng dẫn này đi chung với một quan tâm vào chân lí tối hậu (paramartha) và với một tri kiến để đánh thức chính tín của kẻ bình thường nơi chính mình.

‘Vị thánh giả này thì nhận biết sáng tỏ về mọi hiện tượng mới đây trong thế giới, ngài có nhất thiết trí và thấy tất cả; ngài sở hữu trí tuệ về thế giới vô tri từ tính vô tận của hư không tới giòng chuyển của gió và ngài nhận biết, theo cách người khác bất khả tranh biện, các giới hạn khả hữu nhất của thế giới hữu tình; ngài biết nhiều loại nguồn gốc, hiện hữumục đích, cái gì là nguyên nhân, cái gì là hiệu quả, cái gì là lạc thú, cái gì là đau thương.’

Do thế, sau khi những kẻ được hướng dẫn đã nhận thức được nhất thiết trí của đức Phật, vào một thời gian về sau, sự giải thích rằng mỗi sự vật là không thật cũng là do chân thật xem xét (as naïve taken). Ở thời điểm này cái gì là thật là cái gì không thay đổi . Nhưng tất cả các sự vật hữu vi (do tạo tác kết hợp) thay đổi trong thực tế bởi vì chúng hoại diệt theo mỗi sát na. Thế nên, bởi vì sự kiện thay đổi này, chúng cũng chẳng là thật. Từ ngữ ‘hoặc’có nghĩa ‘và’ (The word ‘or’ means ‘and’). (kệ tụng XVIII.8) ; nó được xem là nối kết hai tri kiến. Đó là: ‘Mỗi sự vật trong thế giới này có thể được xem là thật và là không thật’.

Với một số người, họ được giải thích rằng mỗi sự vật trong thế giới là thật và không thật vào cùng một thời điểm. Với những kẻ chưa tỉnh giác mỗi sự vật trong thế giới là thật; với những kẻ đã khởi hành trên phong cách xem mỗi sự vật là dối gạt (false) bởi vì đã không tri nhận trong tính thật tại của nó (evam anupalambha; không tri nhận như thị).

Tuy nhiên có những kẻ, từ tu tập lâu dài, thấy thật tướng của sự vật , những kẻ đã xoá sạch các chướng ngại (avarana) một cách gần như  hoàn toàn, giống như xoá sạch các gốc rễ của cây; với họ, họ được giải thích rằng mỗi sự vật trong thế giới là chẳng thật , và chẳng không thật. Để làm mất đi các các tàn dư của các chướng ngại, cả hai chọn lựa thay thế (chẳng thật, và chẳng không thật) đều bị bác bỏ, cũng như khi một kẻ bác bỏ các phát biểu về chủ từ (predicates) tỉ dụ đen và trắng đối với đứa con của người đàn bà vô sinh .

Đây là giáo pháp của chư Phật. Nó đưa dẫn con người thoát khỏi các con đường mờ tối khó thấy và an lập họ trên con đường chân chính. Trong các lợi ích của các  chỉ giáo theo thứ bậc và của sự thích nghi với những kẻ được hướng dẫn, giáo pháp thì uyển chuyển linh động.

Tất cả các giáo pháp của chư Phật, chư vị sở hữu đại bi phổ quát, trí tuệ siêu việtphương tiện thiện xảo (upaya), đều được xem là các phương pháp hữu hiệu để thâm nhập (avatara) như thị tính.

Chư Phật không thốt ra một lời nào mà trong thực tế không là một phương pháp hữu ích để thâm nhập vào thật tướng của sự vật.  Các ngài vận dụng thuốc men thích hợp với các bệnh .Các ngài có sự thúc bách cứu giúp những kẻ đang cần sự hướng dẫn và các ngài giảng dạy họ chân lý một cách thuận hợp với họ.  Bốn trăm tụng : ‘Các sự vật đều là thật, các sự vật đều là không thật, các sự vật đều là thật và không thật: tất cả điều này thì được nói nhiều cách khác nhau. Thật ra, tất cả các sự chữa trị lành bệnh như thế đều là các chữa trị lành bệnh cho một dục tham chuyên biệt.’     

 —–

Candrakirti

The nature of the teaching of the Buddhas

You may object that, even though, ‘The true nature of things neither arises nor perishes, as nirvana does not’,  and that there can be no assertive use of speech (Skt. vac) nor any discursive thought (citta)  with respect to it, none the less this truth can certainly not be known if it is not didactically argued. In bringing this truth to those need guidance there must necessarily be recourse at times to a graduated (anupurvi) teaching given in terms of everyday, unlightened experience and so the truth will be expounded.

We reply. It should be realized that this graduated teaching of the illustrious Buddhas which penetrates to the way things are eternally is simply:

XVIII.8  Everything in this world can be taken as real or not real; or both real and not real; or neither real nor not real. This is the Buddha’s teaching.

To quote: ‘Whatever to be most familiar to one is most effective for him naturally. If one is bewildered how can one receive the truth?  As it is not possible to make a foreigner understand by a language not his own, so the unenlightened person (loka) cannot be made to comprehend except by means of the everyday (Or, the World cannot be made to comprehend except in its own way)

As the illustrious one said: ‘The unenlightened person is at variance with me; I am not in variance with the unenlightened person. What is accepted by the unenlightened person is accepted by me; what is not accepted by the unenlightened is not accepted by me.’ Thus the scripture. The illustrious one always treated the elements of personal existence, the senses, and their objects, and the types of consciousness as ‘real’(tathyam). These are thought to be real when perceived by those who are to be guided — those suffering from the optical defect of primal ignorance  — in whom has been aroused  the desire to learn about the various nature of things generally accepted as real. And this with an eye on the higher truth and with a view to arousing the faith of the ordinary man in himself.

This holy man is aware of every last happening in the world, he is omniscient and all – seeing; he possesses the knowledge of the inanimate world from the infinity of space to the coursing of the winds and he knows the uttermost limits of the world of beings; he knows incontrovertibly the many kinds of origin, existence and end, what is cause, what is effect, what is pleasurable, what is painful.’

So, after those who are to be guided have realized the omniscience of the illustrious one, at a later time it is explained that everything is not real (na tathyam) as naively taken. At this point what is real is what does not change. But all compounded things change in fact because they perish by the moment. Therefore, because of this fact of change, they are not real either. The word ‘or’ means ‘and’ (verse XVIII.8); it is to be taken as joining the two views. That is: ‘Everything in this world can be taken as real and as not real.’

For some it is explained that everything in the world is both real and not real at the same time. For the enlightened everything in the world is real; for those who have started on the way everything is false because not perceived in its naïve reality (evam anupalamgbha).

There are those however who, from long practice, see things the way they really are, who have eradicated obstructions (avarana) virtually completely like the roots of a tree; for them it is explained that everything in the world is neither real nor not real. In order to remove what remains of the obstructions, both alternative are rejected even as one rejects predicates like black and white for the son of a barren woman.

This is the teaching of the illustrious Buddhas. It leads men from byways and establishes them on the right way. In the interests of gradual instruction and of adapting to those who are to be led, the teaching is flexible.

All the teaching of the illustrious Buddhas, who are possessed of universal compassion, ultimate insight and practical wisdom, are intended to be a means of penetrating (avatara) to the eternal way of things (tattvamrta). The perfectly realized ones have not uttered one word which was not in fact a means of penetrating to the eternal way way of things. They administer medicine suited to the illness. They have the urge to succor those who need guidance and they teach the truth accordingly. To quote from the Four Hundred Verses ‘Things are real, things are not real, things are both real and not real: all this is said variously. Indeed all cures as such are cures for a specific desire’.

——-

Chú thích

elements of personal existence: các uẩn (sắc thọ tưởng hành thức)

higher truth: paramartha; ultimate truth: chân lí tối hậu

ultimate insight: trí tuệ siêu việt

practical wisdom : Skt. upaya : phương tiện thiện xảo

means: phương pháp hữu hiệu

1. naïve: có nhiều nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh bản văn này: as naïve  taken = là vì chân thật xem xét ; naïve reality: tính như thị ;

lí do : “ For those who have started on the way everything is false because not perceiving in its naïve reality (evam anupalambha) “.

“ Với những kẻ đã khởi hành trên phong cách xem mỗi sự vật là dối gạt (false)  bởi vì không tri nhận tính như thị (evam anupalambha) ”

anupalambha: having no sense of ; not perceiving (Glossary của bản Anh)

evam: như thị

2. “ none the less this truth can certainly not be known if it is not didactically argued ”

“tuy nhiên chân lý này chắc chắn không thể được nhận biết nếu nó không được biện luận một cách có giáo dục về phương diện đạo đức”

didactic: adj. (formal) educational especially morally: a didactic speech about truth.  (L.A. Hill. Penguin English Student’s Dictionary, 1991).

3. Bài “ Bản chất của giáo pháp của chư Phật ” chỉ là một tiểu đề giảng về kệ tụng XVIII.8 trong Chương “ Ngã và Thật tướng của các sự vật ”

Phụ Bản 1

 

Kim Cương ThủGiải thích về Tâm Yếu của Kinh Trí Tuệ Siêu Việt của Đức Cát Tường/ Thế Tôn / Bạt Già Phạm. Ngọn Đèn Chiếu Sáng Diệu Nghĩa. 
 
*
Tôi đỉnh lễ nhiều lần với chánh tíntôn kính đối với mẫu thân của chư tối thắng trong ba thời (quá khứ hiện tại, vị lai), sự bình đẳng của hiện hữu thế gian và sự tịch tĩnh, đối với bản chất tương tợ bảo châu của các bản kinh văn, giảng dạy các phương tiện thiện xảo để đem lại đại lạc cho những kẻ chuyển cư sáu cõi.

Vajrapani.  Commentary on the Bhagavati Heart of the Perfection of Wisdom Sutra, Lamp of the Meaning. 

I bow down again and again with faith and respect to the mother of the conquerors of three times, the equality of mundane existence and peace, to the jewel-like nature of the texts, teaching the skillful methods for bringing bliss to transmigrators. 

Phụ Bản 2:  Shakespeare và Duyên Hội, Tính Không, Trung Đạo

Sau ngài Nguyệt Xứng một ngàn năm, nhân vật Macbeth của Shakespeare đã đi tìm như tính của vạn hữu, và đã tìm thấy Duyên khởi cũng là Tính Không cũng là Trung Đạo, và giữa lòng cuộc đời đã biện luận về chân lý theo phong cách có giáo dục về phương diện đạo đức, khác với ngôn ngữ hàng ngày của ‘âm thanh và cuồng nộ’ (‘sound and fury’) .  

*Duyên hội 1
Vở kịch Macbeth của Shakespeare, trong đó có mười một lần từ ngữ nothing xuất hiện. Nothing đó chính là chân như, chân không diệu hữu, tự do, duyên khởi, v.v…. Macbeth đăm chiêu tư lự rời khỏi bữa tiệc đêm, ra sân vắng, độc thoại về duyên khởi — Macbeth vốn không muốn ám sát King Duncan để lên ngôi vua, khi King Duncan đến thăm Macbeth tại lâu đài của Macbeth, vì quan tâm nguyên nhânhiệu quả của cuộc ám sát, duyên hội cho trùng trùng duyên khởi, nhưng sau đã ám sát nhà vua, theo như khuyến khích của phu nhân Macbeth. Đoạn độc thoại này thật tuyệt vời (Act 1, Scene 7).
Ở đây chỉ nói về một đoạn, Act 5, Scene 5, khi một tùy tướng của Macbeth báo tin Phu nhân Macbeth từ trần, trong hoàn cảnh Macbeth bị quân khởi nghĩa vây hãm lâu đài Macbeth, và hai bên đang trong những trận chiến cuối cùng.
Seyton:
The queen is dead, my lord
Macbeth:
She should have died hereafter
There would have been a time for such a word
Tomorrow, and tomorrow, and tomorrow,
Creeps in this petty pace from day to day
To the last syllable of recorded time
And all of our yesterday have lighted fools
The way to dusty death. Out, out, brief candle!
Life’ s but a walking shadow, a poor player
That struts and frets his hour upon the stage
And then is heard no more. It is a tale
Told by an idiot, full of sound and fury,
Signifying nothing

Xin tạm dịch :
Seyton:
Thưa Hoàng Thượng, Hoàng Hậu mới từ trần.
Macbeth:
Hoàng hậu lẽ ra nên ra đi muộn hơn một chút
Sẽ có một thời điểm để ta nói đôi lời về duyên hội (như-như)
Ngày mai, và ngày mai, và ngày mai (ta sẽ nói với nàng)
cứ âm thầm lén lút lẩn vào nhịp bước thời gian ngày lại ngày
cho tới thời gian để nói lời cuối cũng không còn nữa.
Và tất cả những ngày đã qua của chúng ta chỉ là những ngày của những kẻ hời hợt ngu si
Trên con đường đi tới chết theo cát bụi. Qua đi, qua đi, ngọn nến ngắn ngủi phù du
Đời sống hiện hữu như như, và mặc dù như như, ở đây và bây giờ, một bóng mờ nhân ảnh đang bước đi, một diễn viên khốn khổ (do duyên hội)
Diễn viên đó vênh váo bước đi (như trong diễn hành chiến thắng) và vẫn thầm lo sợ (cái gì duyên hội sắp xảy ra) trong thời gian có hạn trên sân khấu
Và rồi chẳng còn nghe nói gì đến nữa. Chuyện có được kể ra thì cũng chỉ là do một thằng ngốc kể lại, đầy âm thanh và cuồng nộ (chỉ là ngôn ngữ/ giả danh/ giả thiết hữu)
Đời sống hiện hữu tiêu biểu duyên hội/ như như.”
*

Macbeth muốn nói với phu nhân Macbeth về như như, duyên khởi, duyên hội, pháp tính, thật tướng, về ngu si, si, vô minh, phi hiện quán, hôn muội, hắc ám ; về chân như, về tình yêu, tự do, chân không diệu hữunhư như chính là emptiness, openness, love, freedom, dependent arising, suchness.

*

Đang trong căn nhà hữu danh, mà lại sống nơi quê hương tuyệt ngôn, tịch chiếu rỗng thông. Tăng Triệu (378 – 414 )
Nhiều người đi theo lối mòn tình cảm, nên không thấy tính vạn thù của vạn hữu, không thấy quả hải của vạn đức, không thấy giòng đời luôn luôn tươi mát, chắt lọc và tuôn chảy từ những mạch nước ngầm của nhân sinh và cuộc sống chan hòa lý tưởng, tình thương, khát khao, hoài bão, cuồng nộ, đam mê, thất chí, tuyệt vọng…
Ý thơ của Shakespeare trong Macbeth — Life’s signifying nothing thật khó diễn giải ngắn gọn.
Life’s signifying nothing là “Đời sống là biểu trưng như như “– “Đời sống là biểu trưng duyên hội”.

Như như, chân như, thật tướng, duyên hội, pháp tánh, tính không, đều cùng một nghĩa (Tăng Triệu)… Thế nên câu trên có thể dịch là Đời sống là biểu trưng nhân và duyên; biểu trưng duyên hội.
Tathata tiếng Sanskrit (Phạn), thời ngài Cưu Ma la thập, khoảng năm 400, được dịch là Bản Vô, sau đó được dịch là Chân như.

*

Diễn viên đó vênh váo bước đi (như trong diễn hành chiến thắng) và vẫn thầm lo sợ (cái gì duyên hội sắp xảy ra) trong thời gian có hạn trên sân khấu

That struts and frets his hour upon the stage

Thế nên, tuy vênh váo bước đi trong diễn hành chiến thắng mà trong lòng vẫn lo sợ những gì sẽ duyên hội xảy ra, có vênh váo là có lo sợ, và có lo sợ cho những âm mưu dự định là sẽ có ngày vênh váo. Osho có kể chuyện các tướng lãnh La Mã diễn hành chiến thắng đều cho một nô lệ đứng sau nhắc nhở — ngài chớ tin vào những lời hoan hô của dân chúng.
Nothing của Anh ngữ, có thể nhớ đến — “Out of nothing one can get nothing” (tiếng La tinh — Ex nihilo nihil fit) , “không vẫn hoàn không” — nghĩa là “every effect must have a cause” . “Mỗi hiệu quả phải có một nguyên nhân”. Cái dictum La tinh/ ngạn ngữ la tinh này là của Xenophanes.
Nói đến duyên hội là nói đến trùng trùng duyên khởi — dependent arising (= openness) opens to possibilies for manifestation — duyên hội mở ra muôn vàn khả hữu cho biến hiện.
***
Nếu bạn có một chút ý niệm về danh từ chân như, và bạn biết Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng bản chất của bạn là tính Bản Phật Phổ Hiền (Nature of Primordial Buddha Samantabhadra) (Phổ Hiền= All- around Goodness) .
Như vậy bạn chấp thuận, tùy thuận, và hỗ trợ (blessing) cho chính cuộc đời bạn, cuộc đời của kẻ khác, hiện hữu tồn sinh, và bạn chung vui xẻ buồn với mọi người, với vạn hữu, chung lưng đấu cật với mọi người để chống lại các thảm họa do con ngườithiên nhiên gây ra (do vô minh, do duyên khởi) và bạn đem lại an-ổn-không-sợ-hãi cho mình, cho người (benediction: vô uý thí)
———-

*Duyên hội 2

Macduff: Stands Scotland where it did?
Ross: Alas, poor country!
Be called our mother, but our grave, where nothing (every effect must have a cause)
But who knows nothing (every effect must have a cause), is once seen to smile;
(Macbeth Act 4 Scene 3, line 166 -169):
****
Macduff: Có phải nước nhà vẫn thế khi tôi ra đi?
Ross: Ôi, đất nước khốn khổ!
Được gọi là mẹ chúng ta, nhưng chỉ là nấm mồ của chúng ta, nơi đó cũng là chân không diệu hữu / thật tướng / pháp tính / tính không / duyên hội,…
Nhưng kẻ nào nhận biết chân không diệu hữu / thật tướng / pháp tính / tính không / duyên hội…, một khi được nhìn thấy thì mỉm cười.

****
nothing: nhân duyên: duyên làm nguyên nhân

Tính Không/ Chân không diệu hữu/ Emptiness/ Openness của các hiện tượng / biến cố nội tâm/ ngoại giới có tính rỗng thông/ chân không diệu hữu (empty/open) mở ra muôn vàn khả thể cho các biến hiện — Emptiness/ Openness is open for possibilities for manifestation. Từ đó ta có thể thực hiện thiện hạnh / ác hạnh và đóng góp vào sự thay đổi đất nước và xã hội.

*Duyên hội 3

Ngài Nguyệt Xứng nói về Ngã và Thật tướng của sự vật (p.185)

Khi giảng kệ tụng XVIII.10, ngài Nguyệt Xứng kết luận :

“ Và do thế, nói ‘Bất kì sự vật gì tuỳ thuộc vào một nguyên nhân trở thành một hiệu quả’ thì không có nghĩa là ‘ nguyên nhân trở thành hiệu quả’. Lại cũng không có nghĩa là hiệu quảhoàn toàn khác với nguyên nhân. Thế nên có thể kết luậnnguyên nhân thì chẳng hoai diệt cũng chẳng thường hằng’.

Như ngài Thánh Thiên có nói : ‘Từ sự kiện rằng các sự vật vận hành nên chúng không là phi sự vật; từ sự kiện chúng chấm dứt vận hành chúng không là thường hằng. Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) có nói : ‘ Nếu có một hạt giống thì có một mầm, mặc dầu hạt giống không là mầm, mà hạt giống cũng không hoàn toàn là một cái khác. Đây là tại sao bản chất của sự vật là chẳng tàn tạ hoại diệt chẳng thường hằng thường tại”.

Candrakirti on Self and the way things really are (p.185)
—-
And so, to say ‘ Anything dependent on a cause comes to be an effect ‘ does not mean ‘ the cause becomes the effect ‘ . Nor again is the effect wholly other than the cause. Therefore, it is possible to conclude ‘ the cause is neither perishable nor eternal ‘

As Aryadeva says: ‘ From the fact that things function they are not nothing; from the fact that things cease functioning they are not eternal’. It is said in Lalitavistara: ‘ If there is a seed there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of the things is neither perishable nor eternal ‘. 

Phụ Bản 3   Kinh Phổ Diệu và Minh cú luận

Chẳng thường hằng, chẳng đoạn diệt 
—————-
When there is a seed, there is a sprout,
but the seed is not the sprout.
It is not something else, 
though it is not the same thing either. 
And so there is no permanence or ending.

(Lalitavistara. The Voice of the Buddha . The Beauty of Compassion- p.264 Kinh Phổ Diệu)

*
Khi có một hạt giống, có một mầm 
nhưng hạt giống không là mầm. 
Nó không phải là một cái khác,
tuy nó cũng không là cái đồng nhất. 
Và do thế không có thường hằng hoặc đoạn diệt .
 
———-
Candrakirti. Prasannapada. Lucid Expostion of the Middle Way. Nguyệt Xứng . Minh Cú Luận .

*

It is said in the Lalitavistara:
‘If there is a seed, there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal . 
( p. 185)

*
Nếu có một hạt giống, có một mầm, tuy hạt giống không là mầm , cũng không là một khác hoàn toàn. Đây là lý do tại sao bản chất của các sự vật chẳngđoạn diệt chẳng thường hằng.

Top of Form

Bottom of Form

Phụ Bản 4  Duyên Khởi

November 27, 2015 · 

Kinh Duy Ma Cật –Nói về Duyên khởi 
——-

Đặng Hữu Phúc dịch theo bản Anh do Robert Thurman 1976 dịch từ Tạng ngữ :

Bảo Tích nói :

Tất cả các sự-sự vật-vật này đều duyên khởi, từ các nguyên nhân
Nhưng chúng chẳng hiện hữu, chẳng phi hiện hữu
Trong chúng chẳng có bản ngã, chẳng có thọ giả, chẳng có tác giả
Nhưng không một hành nghiệp nào, thiện hoặc ác, mất đi các hiệu quả của chúng . 
Giáo pháp của Phật là như thế .
*
Ratnakara says:
All these things arise dependently , from causes, 
Yet they are neither existent nor nonexistent. 
Therein is neither ego, nor experiencer, nor doer, 
Yet no action, good or evil, loses its effects. 
Such is your teaching.

——————-

1. Bản Duy Ma Cật Sở Thuyết 
Ngài Cưu ma la thập dịch :

Thuyết pháp bất hữu diệc bất vô 
nhân duyên cố chư pháp sanh
Vô ngã, vô tạo, vô thọ giả 
Thiện ác chi nghiệp diệc bất vong
*
1a. Đoàn Trung Còn dịch:

Nói pháp chẳng có cũng chẳng không, 
Các pháp do nhân duyên mà sinh.
Không ta, không tạo, không người thọ
Nghiệp lành, nghiệp dữ cũng chẳng mất .
*
1.b Thích Huệ Hưng dịch:
Nói pháp chẳng có cũng chẳng không 
Vì do nhân duyên các pháp sanh 
Không ta, không tạo, không thọ giả 
Nhưng việc lành dữ chẳng mất 
*
1c. Thích Tuệ Sỹ dịch : 
Thuyết pháp không hữu, không phi hữu
Bởi do nhân duyên các pháp sinh
Vô ngã, không tác, không người thọ 
Nhưng nghiệp thiện ác không hề mất
————-

2. Kinh Vô Cấu Xưng 
Ngài Huyền Trang dịch Phạn Hán 
Thích Bảo Lạc dịch Việt :

Nói pháp mầu khôn lường Không, Có 
nhân duyên hàm thông tất cả 
Không tạo tác, người thọ, vô ngã 
Nghiệp thiện ác dây dưa phải trả

Tích tập Phúc ĐứcTrí Tuệ

Chúng ta là người Việt, đang theo học giáo pháp của Đức Phật, và được ngài Long Thọ, ngài Nguyệt Xứng giải thích; chúng ta hãy cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn là vì  “ nguyên nhân của tình cảnh xã hội Việt Nam thì chẳng tàn tạ hoại diệt, chẳng thường hằng thường tại” .

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong “Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí”:  “ Chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu / rỗng thông (empty aspect) của duyên khởi” .

Thưa các bạn, phúc đức có tính hiển hiện nơi ta, nơi kẻ khác và nơi xã hội. Chúng ta hãy tích tập phúc đứctrí tuệ

Bài đọc thêm:
Giáo pháp của Đức Phật về ngã