VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI | Pháp Sư Niên Trưởng Thích Giác Đức – Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn

Các tôn giáo sẽ phải thay đổi, riêng Phật Giáo thì không. Chớ đổi giáo lý Phật Giáo, cứ để như vậy. Nhân loại sẽ tìm, còn nhiều cái mà nhân loại có Khoa Học mà chưa tìm thấy. Trong Kinh Hoa Nghiêm có chỗ nói rằng, vũ trụ có chỗ 10 mặt trăng, Khoa Học chưa tìm ra. Đã tìm thấy có chỗ 2 mặt trăng như trong kinh nói. Còn rất nhiều cái mà Phật Học có hiện nay mà Khoa Học chưa tìm ra. Nhưng tôi rất đồng với Albert Einstein, trong đời sống Khoa Học sắp đến đó là cái thứ 2 sau đây.

0
931

VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Pháp Sư Niên Trưởng Thích Giác Đức – Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn

Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO

Văn Hóa có rất sớm, bắt đầu có tiếng người là có Văn Hóa, có tiếng nói là có Văn Hóa. Bắt đầu biết ăn, biết ở nhà là có Văn Hóa. Cho nên ta cứ bảo rằng, có những xứ mọi rợ không có Văn Hóa là sai. Không có Văn Minh, tức là không có thành phố mà làm việc.

Văn Minh và Văn Hóa khác nhau như thế này – Văn Minh là làm việc theo phân công trách nhiệm, có chuyên nghiệp như là thành phố làm việc có phân công. Thí dụ như có một cái Văn Minh như đi đánh cá tập thể, đi làm dẫn nước vào ruộng tập thể, thì cái đó là cái Văn Minh, và ở thành khu vực, ai đi dạy học thì dạy học, ai làm thợ nguội thì làm thợ nguội, còn ai làm tất cả thì làm tất cả như buôn bán thì buôn bán, không có ai làm chung thì cái đó là Văn Minh. Tức là bắt đầu có thành phố thì có Văn Minh.

Còn Văn Hóa thì khi bắt đầu đẻ ra thì M, M, M,… chỗ thì Mẹ, chỗ thì thành Má, chỗ thì thành Me… đó là có Văn Hóa. Có tiếng nói rồi, B, B, B,…Bố, Ba, Bà, tất cả bắt đầu có Văn Hóa rồi. Cho nên đừng thấy người ta mọi rợ mà bảo rằng người ta chưa có Văn Hóa được. Người ta có Văn Hóa. Nhưng mà có một câu nói là “Việc làm này chưa có Văn Hóa”, câu nói ấy đúng. Thí dụ ra đường mà chửi tục, là cái Văn Hóa chưa phát triển. Thí dụ đang ăn nói lễ phép mà lại văng tiếng tục ra. Thành ra là cái đó là thiếu Văn Hóa. Đó tức là mình dùng những chữ chưa đúng.

Về Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam mình ảnh hưởng quá nhiều, quá sâu đậm, không những về tư tưởng, sinh hoạt hàng ngày về thức ăn, về ăn bận quần áo, về nếp suy tư. Phần lớn các dân tộc Á Đông là có Tam Giáo Đồng Nguyên. Nhất là Việt Nam, có một cuốn băng, cuốn băng mà chính tôi diễn thuyết, mà khi tôi mở ra, tôi nghe hay quá, tôi xin lỗi tôi dùng chữ đó. Mèo khen mèo dài đuôi – Anh nào nói nghe được đấy chứ! Nói đúng rồi! Nghe một hồi thì biết mình nói. Nhưng mà vì vậy, khi Cộng Sản bành trướng, thì họ tìm tất cả chỗ nào có cuốn băng đó là họ hủy. Tức là cuốn băng “Ảnh Hưởng của Phật Giáo vào Nếp Sống Việt Nam” mà tôi diễn thuyết ở Tu Viện Quảng Đức bên Úc, mà phần lớn chính thức là các tổng bộ trưởng của Úc cũng ngồi nghe đó, có đem thông dịch theo, thứ thông dịch Liên Hiệp Quốc. Cho nên Cộng Sản bực bội phá hết, có trong Thư Viện Hoa Sen, rồi biến mất. Có trong Quảng Đức, rồi chính thầy phụ trách ấy lại bỏ đi. Thành ra tôi đâm ra nghi ngờ là người trong nhà. Bây giờ tôi kiếm cuốn băng đó thật khó. Nhưng mà tôi có thế giảng lại được, mặc dầu không hay như là ngày xưa, cái thời mà tiếng nói của tôi chưa bị đứt một bên thanh quản.

Văn Hóa cũ rất là tốt, nhưng mà nó không hợp với Văn Hóa mới. Thí dụ, tôi đi giảng việc bài bác đốt vàng mã. Thế mà hôm giỗ Bố tôi, Mẹ tôi thì ảnh hưởng Tây Học, vì bà học Sorbonne về. Thế những bà phải làm dâu nhà họ Trần, thành ra bắt buộc phải theo nhà Trần, muốn cái gì là phải làm theo cái đó. Bà đau lòng lắm, Bà phải kêu tôi ra:

“Sư Bác ơi!” Sư Bác là chú Sa Di đấy! Người Bắc gọi chú Sa Di bằng Bác, tức là Anh của Bố mình. Gọi chú Điệu là Chú, tức là Em của Bố mình. Gia tộc hóa Phật Giáo.

Ngày xưa, Văn Hóa Phật Giáo mình thì Sư Cụ, Sư Bà, Sư Ông, Sư Tổ… thì một bà Bắc mà ra chùa thì câu đầu tiên:

“Nam Mô A Di Đà Phật, lạy Phật, lạy Tổ, bạch Sư Cụ, bạch Sư Ông, Sư Bác, Sư Chú ạ!”

Tức là bà con cô bác cậu mợ ở trong ấy hết. Tức là gia tộc hóa, mà chùa đó là có một chum tương, chung quanh có một cái lạch hoặc là có hồ trồng rau muống. Quanh năm chỉ có rau muống và tương là đủ rồi. Như vậy là rất đầy đủ.

Thế thì trong chùa đối với nhau là Sư Tổ này. Thí dụ, Sư Tổ của tôi là Sư Tổ Trần Thanh Quyết, là Chú ruột của tôi, Em Bố tôi. Còn Sư Tổ thứ hai là Chú họ của tôi là Trần Thanh Thuyên là thầy dạy của các Ngài Trí Hòa, Trí Thủ, Trí Quang. Ngài là Đệ Nhất Thượng Thủ Giáo Hội Tăng Già Việt Nam, được suy tôn toàn quốc năm 1952.

Nhưng mà không, có tiếng khác như ở Huế, như là Ôn, Ôn tức là Ông, là Ông đáng kính thì gọi là Ôn, chứ còn ông là ông nội mà chưa già đủ tuổi thì cũng không gọi là Ôn được.

Ở Bắc cũng như vậy, cả cái chùa biến thành gia tộc, thành ra gặp các bà Bắc mà đi chùa thì lạy Phật mà ra khỏi chùa thì thực tế lắm. Bắc kỳ rất là thực tế, buôn bán giỏi, viết văn giỏi. Nhưng mà không có giỏi bằng Trung kỳ – chính trị giỏi, trung dung. Nhưng mà không hay bằng Nam kỳ – Nam kỳ rất chung thủy, rất là tình cảm, rất là tôn giáo. Tôn giáo đủ loại hết – Cao Đài, Hòa Hảo đủ thứ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Nằm, Đạo Ngồi, Đạo Nổi, Đạo Thuốc… đủ hết. Mà cứ có đạo là gọi ông Đạo là quý rồi, thành ra tùy theo.

Cho nên sinh họat Phật Giáo mà không nhắm Văn Hóa thì là sai. Thế thì bà Mẹ tôi, hôm giỗ Bố tôi, Mẹ tôi vội dắt tôi ra:

“Sư Bác ra đây để con nhờ Sư Bác làm một việc!”

Mẹ tôi mà phải xưng hô với tôi bằng “con” vì tôi là chú Sa Di. Mẹ phải xưng với con là “Sư Bác ra đây để con nhờ Sư Bác một việc!” Mẹ nhờ con:

“Sư Bác đốt cho Thân Phụ Sư Bác một ít giấy vàng bạc này đi, để cho Thân Phụ có cái tiêu”.

Tôi đi giảng các nơi, bài bác vàng bạc, mà bây giờ Mẹ bảo không lẽ không làm?!

“Sư Bác khấn đi – Bố ở đâu về nhận tiền mà tiêu, không có thì nghèo!”

Chết tôi rồi! Tôi phải cúi đầu:

“Nam Mô A Di Đà Phật tiếp độ cho Bố con”

Có thế thôi, chứ tôi không khấn câu của Mẹ tôi.

Sau này, tôi gặp Thầy Nhất Hạnh, tôi kể chuyện ấy cho Thầy nghe, Thầy Nhất Hạnh bảo:

“Bởi vậy mình phải có một cái Văn Hóa khác”.

Cho nên Thầy Nhất Hạnh mới nói rằng:

“Mình nghĩ ra một cái theo Nhật Bản, làm ‘bông hồng cài áo’ để đổi cái đốt vàng bạc”.

“Hay quá, Thầy hay quá!” Chúng tôi thân với nhau.

Thế thì thành ra, cho các em, cho thanh niên cũng vậy. Người ta cứ nói Thầy Nhất Hạnh là thân Cộng, chứ tôi thấy rằng ngài muốn đem Phật Giáo vô để cảm hóa Cộng Sản. Nhưng mà nó si mê quá! Làm sao mà cảm hóa được.

Phật dạy, người say là một, say lý tưởng đó! Si mê lý tưởng đó! Thì không thể giảng cho người say được. Đang đam mê thì không truyền bá Chánh Pháp được.

Các vị đều nghe thấy một bà già, tại sao gọi là Thanh Văn? Tại vì cứ nghe Đức Phật thuyết pháp mà thành một pháp tức là đắc pháp, vậy người ấy gọi là Thanh Văn. Vị không nghe bao giờ, chẳng biết Phật Pháp mà vẫn đắc pháp thì gọi là Duyên Giác.

Thưa quý ngài, bà già bịt tai không chịu nghe, vô duyên cũng không độ, Phật cũng không độ được. Thế thì vì vậy, Văn Hóa mà không thông, người ta không chấp nhận thì không thể truyền đạo trong đời nay được. Cho nên phải chọn sinh hoạt Văn Hóa nào mà người trẻ người ta chấp nhận.

Tôi có một người cháu trong họ, là một con cháu xa, ra thưa:

“Cháu xin phép đi nhà thờ cưới”.

Hỏi: “Thế làm sao, sao không đến chùa?”

“Ối giời ơi, nó cho chụp hình, nó cho hôn nhau!”

“Thế thì chùa không có”.

Đấy Văn Hóa người ta như vậy, người ta đi kịp Văn Hóa đó mà mình không đi nổi. Thì cái đó mình chào thua thôi. Nhưng mà nếu mình đi nổi được. Cho nên lúc đầu tôi mới nói với Thầy Nhất Hạnh:

“Anh bạo quá đi!”

Hỏi: “Thế cái gì đấy, Thầy Giác Đức?”

“Thiền mà Anh cho “Thiền Hug” ôm nhau Hug đó! Cái đó mấy bà già nguyền rủa Anh lắm đó!”

Do vậy, cho nên Văn Hóa phải tiếp tục, tiếp tục. Ngày xưa thì vàng mã, ngày nay thì khác. Ngày nay thì tôi đề nghị cái đó sang “Tịnh Niệm”, hay là nói như Thầy Nhất Hạnh, tập nói một câu:

“Mẹ ơi, con thương mẹ lắm. Mẹ thương Ba bao nhiêu, con thương Mẹ bấy nhiêu!”

Những câu ràng buộc gia tộc lại với nhau. Tục thờ cúng ông bà là tục ngàn xưa trước tất cả mọi tôn giáo, nhưng mà Đạo Phật nuôi nó cho đến ngày hôm nay. Tất cả tôn giáo bác cái tục thờ cúng tổ tiên. Thành ra đốt vàng đốt mã của người Ai Cập đó là người Trung Hoa học người Ai Cập. Ngày xưa họ đem đồ thật ra mộ họ chia, chia mãi rồi hết, hết bát mà ăn, hết thìa mà ăn, hết thực phẩm mà ăn, không chia được phải làm đồ giả mà chia. Thành ra mới sinh ra vàng mã. Trung Hoa học từ đó truyền vào Trung Hoa, rồi truyền vào Việt Nam. Cái đó bỏ đi được.

Người ta nói rằng, Chúa Jesus là người đầu tiên nói mình là “Con Trời”, tôi xin lỗi. Trước Chúa Jesus đã có nhiểu người nói mình là “Con Trời”, những người Ai Cập, một bà hoàng hậu dám nói như vậy. Người Trung Hoa cũng nói mình là “Con Trời” (Thiên Tử) từ năm nghìn năm trước Thiên Chúa giáng sinh. Còn người Nhật Bản, không nói mình là “Con” nà nói mình là “Trời”, Vua là “Trời” (Thiên Hoàng), Vua nước Trời mà! Có chịu làm “Con Trời” đâu! Mỗi nước một cái Văn Hóa, vì vậy cho nên Văn Hóa thời nay thì xin các vị tự nghiên cứu đấy. Tôi xin phép nói sang phần Khoa Học.

KHOA HỌC VÀ PHẬTGIÁO

“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. May mắn có Ngài cứu con.

Ngay từ lúc còn bé đến chùa, dạy ngay một câu, lấy nước lên phải lọc, nước mưa cũng phải lọc, cái khăn lọc làm bằng lụa 2, 3 lớp lụa dày để lọc nước, chứ nếu không các người uống nước mà không trì chú thì các người ăn thịt chúng sinh đó! Các vị có nhớ bài chú đó không?

“Phật quán nhất bát thủy

Bát vạn tứ thiên trùng

Nhược bất trì thử chú

Như thực chúng sinh nhục”.

(Đức Phật quán vào một bát nước, tám vạn bốn ngày con vi trùng, nếu không trì bài chú này, thì coi như ăn thịt của chúng sinh vậy).

Đi trước Khoa Học hàng ngàn năm. Các vị có học trong các tiểu luận, dạy cách tắm không? Các vị có biết vì sao bên Ni giữ nhiều giới hơn bên Tăng không? Biết chớ, tôi bây giờ là một Pháp Sư có gia đình, tôi mới biết, người phụ nữ có kinh nguyệt, còn tôi không có kinh nguyệt. Mà phụ nữ phải làm công việc vệ sinh.

Đức Phật rất là Khoa Học, thì có giới, giới đâu phải cái cấm kỵ, cái “taboo”. Giới không phải “taboo”. Không phải điều cấm kỵ để được phước, không! Giới là phương pháp bỏ ác làm lành, mà khi bỏ ác làm lành, dơ bẩn cũng là một cái ác. Cho nên Phật dạy phương pháp vệ sinh. Tắm đâu trước, tắm đâu sau, tắm cách nào, tắm bằng trời mưa ra sao, trong kinh dạy hết, dạy rất kỹ. Cho nên, “Nam Mô A Di Đà Phật” Ngài Khoa Học trước Khoa Học. Các vị đọc Kinh Kim Cương, Kinh Kim Cang đấy!

“Nhất thiết hữu vi pháp như mộng, huyễn, bào, ảnh.

Như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”.

(Tất cả các pháp hữu vi đều như là giấc chiêm bao, đều như là huyễn, đều như là bọt nước.

Giống như hạt sương, giống như tia chớp…)

Đức Phật gọi “chớp” bằng gì? Thưa các ngài, Đức Phật gọi “chớp” là như “điện”. Điện đó! Chứ Đức Phật có gọi là “Thưa ông Thiên Lôi” đâu. Không! Đức Phật không coi ông Thần Thiên Lôi có búa ở đó. Không!

“Như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”.

Hay vô cùng! Từ rất sớm, Đạo Phật đã có những cái Khoa Học hay là cái phương pháp. Phương pháp của Khoa Học, phương pháp của Đạo Phật. Đạo Phật – Hành là thực hành. Xả – là dù có được hay không được, quá cái giai đoạn ấy thì phải Xả nó đi, bỏ đi để bước lên giai đoạn khác. Giống như leo cầu thang, Anh bỏ cấp thứ nhất thì Anh mới leo được cấp thứ hai. Mà nếu Anh cứ chấp cái pháp đó thì chẳng khác gì Anh vác bè mà chạy sau khi Anh qua sông.

Tôn giáo chỉ là cái ngón tay chỉ mặt trăng, chấp vào tôn giáo quá mà đánh nhau thì chẳng khác gì vác bè mà chạy sau khi đã hết sài bè rồi. Có phải không? Tôi đang nói kinh đấy!

Thưa quý ngài và quý vị,

Khoa Học cũng vậy! Khoa Học mới đây mới có là – Một, ước mơ, ước mơ đó đây. Chả có gì mơ đã rồi mới ước mơ gọi theo danh từ Khoa Học là “Giả Thiết”, “Giả Thiết” tức là ước mơ. Mà cái gọi là xương sống cho Khoa Học? Toán Học! Mà Toán Học thì có “Giả Thiết” tức là có ước mơ.

Rồi “Giả Thiết” xong, thí nghiệm, thí nghiệm thì mới có “Định Đề” – quyết định – cái đề nó phải thế này, thế này, thế này…

Làm toán mà không có “Định Đề”, không nhớ “Định Đề” là hết, không làm nổi. Nhưng mà ôm khư khư vào “Định Đề” thì cũng không làm gì được. Cho nên phải Xả. Theo Đạo Phật là phải Xả, giai đọan ấy là giai đoạn gì? “Đảo Đề”!

Giả Thiết – Định Đề – Đảo Đề – nó là Toán Học, như thế có cái đúng và có cái sai.

Các vị biết toán cả đây! Tôi xin hỏi các vị – Muốn làm một căn nhà, phải 30 người thợ làm trong 1 tháng mới xong. Thế bây giờ, tôi muốn làm căn nhà trong 10 ngày xong, thì phải nhân số 30 người thợ ấy với 3 thành 90 người. Nếu tôi muốn làm căn nhà trong 1 ngày xong thì tôi lấy cái số người ấy nhân cho 10 là 900 người thợ. Nếu tôi muốn làm căn nhà ấy trong 1 giờ xong, thì tôi lấy 900 nhân cho 24 giờ thì tôi cần 21.600 người thợ. Vậy có thể làm được nhà không? Có làm được không? Không! Chỗ nào đứng mà làm!

Các vị thấy chưa! Sao mà trong 1 giờ đồng hồ mấy nghìn người đứng mà làm một căn nhà được, làm sao làm được. Computer có thể làm được, làm bằng tưởng tượng. Chứ còn thật thì làm không được. Do đó cho nên, Toán Học đến một chỗ nào nó không có cái gì hết. Vì vậy cho nên 2 đường thẳng song song mà chạy về vô cực thì nó nhập làm một. Các vị đã học tới giai đoạn đó rồi. Và các vị đã thấy:

Cộng (+) với Cộng (+) là Cộng (+)

Cộng (+) với Trừ (-) là Trừ (-)

Trừ (-) với Trừ (-) là Cộng (+)

Thuyết nào đó – Nhân Duyên Sinh! Sườn của Khoa Học là Toán Học. Toán Học là Giả Định. Giả Định bao giờ cũng là không tưởng, không thật.

Làm một căn nhà, 30 người, 90 người rồi nhân lên, nhân lên… thành ra hơn 1 triệu người cũng xây không xong căn nhà trong 1 giờ đồng hồ được. Cái đó gọi là “Impossible”, giả tưởng. Cho nên cuối cùng Khoa Học rồi cũng đều giả tưởng thôi. Mà cái Phật Học gọi là gì? Huyễn hóa!

“Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào ảnh.

Như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”.

(Nên quán như thế).

Khoa Học và Phật Học gặp nhau như thế đấy! Vâng tôi xin tóm tắt.

Trước đây người ta tưởng tôn giáo không đi được với Khoa Học. Nhưng riêng Phật Giáo thì hướng dẫn cho Khoa Học.

Đầu tiên là ông Albert Einstein, ông dựa vào thuyết Vô Thường và Duyên Sinh mà ông sinh ra thuyết Tương Đối Luận. Tương Đối Luận rất quan trọng, nó có ảnh hưởng vào các việc mà Phật Giáo trong Kinh Kalama lấy lý trí làm chính, khi Đức Phật dạy:

“Này quý vị Kalama, đừng tin vì nghe truyền khẩu, đừng tin vì đó là truyền thống, đừng tin vì nghe đồn đại, đừng tin vì được ghi trong kinh điển, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.”

“Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng… Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú”. (Tỳ Kheo Bodhi – Bình An Sơn lược dịch)

Mãi đến thế kỷ thứ 15 thì Voltaire mới nói người ta là không nên căn cứ vào Thánh Kinh mà nên căn cứ vào lý trí. Lúc đó chính phủ mới trị theo chính phủ chứ không theo Thánh Kinh. Các ngành học mới theo riêng, kinh tế mới đi riêng. Đấy tất cả mới có ảnh hưởng.

Thế thì bây giờ, lý trí thực hiện phát triển ý chí con người. Đức Phật nói rất rõ ràng. Đọa tam ác đạo là khổ, mà chưa khổ bao nhiêu nếu ở trên đời mà không biết hướng đi, mà không có lý trí, mà để cho vọng tâm cai trị mình thì quá ư là oan uổng.

Lạy Đức Thích Ca Mâu Ni, Ngài là số một!

Vì có sống bằng xương, bằng thịt để lại tư tưởng nhiều nhất cho nhân loại cho đến ngày nay chính là Đức Thích Ca Mâu Ni, chứ không phải là ai. Nhiều tư tưởng nhất trong lịch sử nhân loại mà không cần có Thượng Đế. Không bao giờ Đức Phật thừa nhận có Thượng Đế cả. Mà cuối cùng Bản Thể Vũ Trụ là gì? Đức Phật gọi ngay là Toàn Giác, trong Kinh Viên Giác nói rất rõ: Toàn là tròn, không biên giới, tức là cùng khắp. Viên Giác cùng khắp vũ trụ.

Bản Thể Vũ Trụ là Viên Giác mà bây giờ Khoa Học cũng nói là Bản Thể Vũ Trụ là Giác Ngộ. Đức Phật gọi là Chân Không mà Khoa Học gọi là “The Absolute Emptiness”, tức là Không Tuyệt Đối, mà Phật Học gọi là Chân Không Diệu Hữu, “True Emptiness”.

Thế thì Albert Einstein tìm ra thuyết Tương Đối, người thứ nhì là Carl Sagan, mà nhiều người vì tin vào tôn giáo Tây Phương quá nên bảo rằng Carl Sagan là Duy Vật. Không! Ông ấy nói rằng, “Tôi là người tin vào tôn giáo, tôi có tôn giáo”.

Người ta nói, “Thưa ông, ông có tôn giáo, vậy tại sao ông bác bỏ thuyết Sáng Tạo (Creator) của Thần Linh, của God. Thế tôn giáo của ông là gì?”

“Tôn giáo của tôi là Phật Giáo, Buddhism!”

“Thế thì God của ông nói cái gì?”

“Tôn giáo của tôi là Buddhism mà “No notion about any God in Buddhism!” (Không có đề cập đến, không có ý niệm gì về God Sáng Tạo cả ở trong Phật Giáo). Carl Sagan trả lời như thế,

“Tôi không thể tin được rằng, trên mây xanh kia, có một ông da trắng râu dài ngồi trên ghế bành, ngai vàng bành mà cai trị những việc ở dưới đời này. Tôi là Phật Giáo, tôi không tin như vậy được. Cho nên tôi phát minh ra cái thuyết Evolution”.

Evolution là gì? là biến chuyển, Nhân Duyên biến chuyển, mà trong cái Không Tuyệt Đối ấy, nó có cái Phật Giáo của chúng tôi gọi là Diệu Hữu, nhưng mà ông Carl Sagan thì lại không nói là Diệu Hữu.

Đến thời ông Stephen Hawking thì gọi là có một cái tên hay hơn ông Carl Sagan, là “Unseen Materials”, là các vật chất mà mắt người không thấy được. Trong cái Không Tuyệt Đối đó có cái “Có” mà mắt người không thể thấy được, Phật Giáo nói rằng trong Chân Không có Diệu Hữu. Mà Bản Thể Vũ Trụ là Chân Không.

Đến ngay ông Giáo Hoàng đó, mới từ chức rồi nói rằng, Bản Thể của Vũ Trụ không phải là Thần Linh mà là “The Structure of Intelligence”, một Cấu Trúc của Sự Thông Minh.

Tôi mới giảng lại ở ngay Tu Viện Bảo Pháp, tôi nói, Đức Giáo Hòang nói vậy chưa đúng, phải nói là Toàn Giác, cái Thông Minh mà có Cấu Trúc là hãy còn điều kiện, mà còn điều kiện (condition) thì không gọi là Bản Thể, là huyễn hóa rồi. Cho nên tôi đồng ý đi thêm cho một tý nữa, cho gặp đúng Kinh Viên Giác đi, thì thấy đó là Bản Thể Toàn Giác của Vũ Trụ.

Đến hôm rồi, gần đây, người ta tìm ra rồi. Từ cái phút không mà có thành có. Đã có 2 chứng minh mà tôi có nhờ, thế mà tôi đi vội quá. Xem Google để xem ai, ai đẻ ra cái thuyết mới đấy, hơn một tháng nay thì tên hai ông ấy là gì? Chắc là họ kêu phone đấy.

Cho nên tôi kết luận 3 điều:

Các tôn giáo sẽ phải thay đổi, riêng Phật Giáo thì không. Chớ đổi giáo lý Phật Giáo, cứ để như vậy. Nhân loại sẽ tìm, còn nhiều cái mà nhân loại có Khoa Học mà chưa tìm thấy. Trong Kinh Hoa Nghiêm có chỗ nói rằng, vũ trụ có chỗ 10 mặt trăng, Khoa Học chưa tìm ra. Đã tìm thấy có chỗ 2 mặt trăng như trong kinh nói. Còn rất nhiều cái mà Phật Học có hiện nay mà Khoa Học chưa tìm ra. Nhưng tôi rất đồng với Albert Einstein, trong đời sống Khoa Học sắp đến đó là cái thứ 2 sau đây.
Tôn giáo hợp nhất cho đời sống nhân loại, đời sống Khoa Học chính là Phật Giáo, mà chính Albert Einstein, rồi đến ông Carl Sagan, đến ông Stephen Hawking, mà Thầy Viên Lý có dịch quyển “Lịch Sử Thời Gian”.
Tất cả các tôn giáo phải biến thể, riêng Phật Giáo thì không, mà Phật Giáo phải biến thể một số. Kinh sách không biến chuyển mà một số hành trì, một số điều dạy dỗ cho nó đúng với kinh điển cao cấp nhất của Phật Giáo. Đừng có bảo các con nó không biết. Cho nó tin đúng, tin thật, tin chắc là chính tín. Đừng có bảo nó tin những cái vừa thần linh, hay những cái này cái khác xét về thần linh như, các con đừng ăn sau bữa trưa, có ma quỷ ăn sau trưa. Cái đó nay xưa rồi. Đừng nói cái đó nữa. Thành ra đời sống Khoa Học là đời sống cụ thể. Nhưng Khoa Học thua một cái, thua Phật Học một cái, không bao giờ với tới là:
Không tiên liệu được lòng người, và

Không tiên liệu hoàn toàn được thiên nhiên.

Đến đâu thì đến vẫn không đo được lòng người. Cho nên hai cái đó, chính trị học, xã hội học, nhân chủng học còn lạc đường. Tìm được đến đó nhưng mà cuối cùng có một cái gì nó sai lạc, không nắm chắc được. Dù đang nói ở đây mà trên vệ tinh họ có thể thu thanh được. Cho nên quân đội Đồng Minh tiến vào Nga, xe tăng, đại pháo, các thứ chết hết là vì xăng nó đông đặc, xe không chạy được, nằm giữa rừng, cuối cùng phải đi bộ mà rút lui. Tức là tiên liệu về thiên nhiên và tiên liệu về lòng người, tức là không làm chủ được cái tâm mình. Khoa Học không giúp được cái tâm mình, mà chỉ một phần thôi.

Trong Thiền Định của chúng ta có thể đem tâm trong lúc ngồi Thiền về Việt Nam, để coi Việt Nam có cái gì rồi đem tâm trở lại. Có cái đó, Khoa Học chưa có. Nhưng Khoa Học giúp chúng ta là có thể nói với mặt trời, mặt trăng xa như vậy bằng điện thọai, tức là có Tha, chưa có Tha Tâm Thông, nhưng mà có Thiên Nhãn Thông, Thiên Nhĩ Thông.

☸️ Pháp Sư Niên Trưởng Thích Giác Đức

#TangDoanHaiNgoai
#Phapam
#ibctv