Phi Thân Thị Chơn Thân Phi Thuyết Thị Chơn Thuyết

0
41

PHI THÂN THỊ CHƠN THÂN
PHI THUYẾT THỊ CHƠN THUYẾT

Nhuận-Bảo

Một số bạn đạo thân thiết đã trực tiếp cũng như gián
tiếp
biên thư hỏi, nhằm vào hai ý chính, xin lược kê sau đây.

Thứ nhất, đức Phật lấy thân nào để thuyết pháp?.

Thứ hai, tại sao đức Phật lại phủ nhận việc thuyết
pháp
của Ngài, khi tuyên bố: ”Trong suốt bốn mươi chín năm thuyết pháp, ta chưa
hề nói một lời nào ” hoặc những câu
tương tự cùng một ý nghĩa như trên ?.

***

Đáp: -Cả hai câu hỏi tuy hình thức
khác nhau nhưng cốt lõi của nội dung lại đặc biệt tương quan mật thiết với nhau,
nếu không muốn nói là tinh thần của hai câu hỏi ấy có cùng một điểm sáng chung.
Nghĩa là, nếu một khi đã nắm bắt và thông suốt được ý nghĩa của câu hỏi này,
thì cũng tức khắc sáng tỏ được ý nghĩa của câu hỏi kia, và ngược lại.

Mặc dù sở học
Phật và công phu tu hành còn kém cỏi, bỡi biển pháp vốn dĩ mênh mông, rộng lớn
cùng
, nhưng chúng tôi cũng mong chia xẻ chút hiểu biết cạn cợt của mình cùng
các bạn, nhằm có thể đáp ứng được phần nào sự cầu tiến chung của mọi người trên
con đường học đạo.

*

I. Về câu hỏi thứ nhất : đức Phật lấy thân nào để
thuyết pháp?

Chư Phật ba
đời
thị hiện các cõi để thuyết pháp hóa độ chúng sanh, đều gồm đủ cả ba thân. Nói
ba thân đó, là căn cứ vào sự thấy biết chung của chúng sanh ba cõi, chứ cùng
tột của lý tánh thì một thân còn không có, huống là có ba thân. Còn với nhục
nhãn
của những người trung sơ cơ, đang trên đường tu học như chúng ta hiện giờ,
thì phải hiểu, đó cũng chỉ là một cách nói, tạm mượn làm phương tiện dẫn dắt
cho việc khai thị người cầu đạo ngộ nhập Phật tri kiến sau này mà thôi.

Nghĩa là chơn
thân Phật chỉ một, tuyệt đối, bất khả thuyết, bất khả tư nghị, mà tri thức,
tình tưởng, giác quan, nghĩ nghị, văn tự, ngôn ngữ của con người không thể với
chạm tới được. Lại cũng phải hiểu, khi nói chơn thân Phật chỉ một, thì đó cũng
chỉ là một cách nói, bỡi chỗ “một” ấy là cái một tuyệt đối, nhằm chỉ vào thật
tướng vô tướng
của Pháp thân, tức không một tướng nào, là tuyệt vô đối đãi, chứ
chẳng phải là một theo khái niệm số học hoặc đối đãi hữu vô mà có.

Khi nhân
duyên
đến cần giáng thế để cứu độ chúng sanh thì một thân lại ứng hiện thành có
ba, trong đó có một Bồ-tát thân xuất hiện, mà hình tướng giống như nhân chủng
quốc độ ấy, cũng được con người sinh ra, lớn lên, rồi xuất gia tu hành cho tới
khi đắc đạo.

Bồ tát ấy tuy ở tại tam độc trong đời ngũ trược ác
thế
, nhưng thân tâm vẫn luôn luôn là tấm gương tinh anh, trong sáng, thuần khiết,
không chút nhiễm ô, thường trưởng dưỡng tất thảy các pháp lành, tu hành ly
tướng
đến sạch hết các lậu hoặc từ thô đến vi tế, tự giác ngộ bổn tánh thanh
tịnh
vô sanh, thật chứng lục thông, ngũ nhãn, đắc quả Bồ-đề thành Phật, rồi lên
tòa sư tử mà thuyết giáo độ sanh. Tới chừng hết duyên hóa độ với thế gian, thì xả
bỏ nhục thể của Báo thân, an nhiên Niết bàn thị tịch.

Ba thân đó mà thiệt ra chỉ ở trong một, chứ chẳng phải
ba thân riêng biệt. Tuy nói có ba thân gồm trong một, nhưng với nhục nhãn
của phàm phu nhìn vào, thì chỉ thấy có một, tức chỉ thấy được cái thân động
tịnh có hình tướng như người, tức thấy sắc thân Phật (Báo thân) mà không thể
thấy được chơn thân vô tướng kia. Chơn thân vô tướng ấy, nói cho chính xác, là
thật tướng không tướng, là thể tánh “như” của Pháp thân thường trụ vậy.

Chúng ta có thể mượn từ ngữý tưởng để tạm hiểu về
tam thân của đức Phật như sau đây. Lại nói thêm, sở dĩ nói là tạm hiểu, vì sự
hiểu biết đó của chúng ta trong lúc này đối với tam thân của đức Phật, chẳng
phải là cái hiểu biết như thật về Ngài mà chỉ là cái hiểu tương đối, tức cái
hiểu bằng tri thức đối đãi theo phạm trù khái niệm nhị nguyên sanh diệt
thôi.

Chúng tôi biết rằng, sự tìm tòi để mong hiểu biết về
tam thân của đức Phật mà các đạo hữu yêu cầu, có lẽ không ngòai mục đích muốn làm
tăng tấn thêm, bền chặt thêm cái lòng tin tưởng, cùng sự kính ngưỡng và biết ơn
của mình đối với đức Phật, khiến mỗi người càng thêm nỗ lực tu hành để không
phụ lòng của một vị cha chung đại từ bi, đại trí huệ.

Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nói ở đây là, tới chừng
nào
chúng ta tu hành sáng được bổn tâm, tỏ ngộ được bổn tánh, cũng là thể nhập Bát-nhã
trí thì ngay lúc ấy mỗi người liền tự biết như thật thế nào là tam thân của đức
Phật
. Bỡi khi ấy mỗi hành giả thường tự đang-là “một” Pháp thân vô tướng, bất
khả thuyết
, bất khả tư nghị, thường tự sống một với nó, không rời lìa nó, nếu tự
mình không móng khởi vọng tưởng trụ chấp vào các pháp tướng sanh diệt trong đời.
Tới lúc ấy mỗi người cũng tự biết như thật, rằng văn tự, ngôn ngữ dùng để
tả
, giải thích như trong đây, tức bài pháp này, đều chỉ là phương tiện giả lập,
đặt bày ra cho mục đích tiến đến cứu cánh, chỗ “đang-là” thực tại giải thóat trước
mắt
vị lai mà thôi.

Còn hiện tại
thì mỗi người trong chúng ta vẫn còn đang trên đường học hỏitu tập, còn
phải mượn văn tự, ngôn ngữ, tri thức để giải ngộ một cách tương đối về tam thân
của đức Phật, nên chúng ta cũng chỉ mong hiểu đại khái phần nào về những điều
chúng ta muốn biết mà thôi.

Chúng sanh
cùng với Phật đồng một tâm này, không khác. Chỉ vì đang mê, vọng chấp ngã pháp
làm thật có, nên tự trói buộc theo nghiệp thức vô minh, phải trôi lăn trong sáu
đường luân hồi
nhơn quả, nên gọi là chúng sanh. Một khi chợt ngộ, tức ngộ cái tâm
này vốn tuyệt đối, thanh tịnh, tự tại, vô sanh, đồng như Phật không khác, thì
liền không lầm nhơn quả, tự vượt thóat nhơn quả, nhơn quả chẳng thể trói buộc, tự
do
tự tại đến đi theo bổn nguyện. Thế nào là tự tại đến đi theo bổn nguyện? Nghĩa
là, hoặc vì lòng từ bi thương xót chúng sanhphát nguyện vào ra trong các
cõi để tùy duyên dùng mọi phương tiện của Phật đạo để giúp họ biết đường tu học,
tự giải thóat khỏi sự trói buộc của nghiệp thức vô minh, luân hồi sanh tử; hoặc
tùy ý an nhiên tịch diệt, không còn lai sanh làm thân chúng sanh trong sáu
đường
nữa.

Vậy thế nào là tam thân của đức Phật?

a. Pháp thân Phật : là thân
chơn như thường hằng, tuyệt đối, không phải tướng cũng chẳng phải không tướng. Chơn
thân Phật tự tại, vô thỉ vô chung, không sanh không diệt, không sạch không nhơ,
không tăng không giảm, cũng là thường trụ pháp giới, là Phật tánh, mà từng mỗi mỗi
chúng sanh hữu tình, ai ai cũng tự sẵn có, cũng tự trọn đủ tánh ấy như Phật
không khác

b. Ứng, Hóa thân Phật : là bổn lai chẳng
phải tướng mà hiện ra tướng, tức vì đại nguyện từ bi mà Phật, Bồ tát hóa hiện ra
khắp mười phương cõi, với đủ các hình tướng để không ngòai mục đích giáo hóa,
độ thóat chúng sanh ra khỏi biển mê của nghiệp thức luân hồi sanh tử.

c. Báo thân Phật : là mượn cái tướng chẳng
phải tướng, chẳng phải không tướng của chơn thân để tùy thuận các quốc độthị
hiện
làm Phật, làm Bồ tát, hầu thuyết pháp cứu độ chúng sanh. Đó là Báo thân
Phật
. Báo thân Phậthình tướng như người thế gian, cũng nhận lấy các cái khổ
như sanh, lão, bệnh, tử cùng những đau đớn khác của nhục thân như mọi chúng
sanh
khác. Tuy nhiên, với Báo thân của đức Phật Thích-ca Mâu ni, vì nhờ có trọn
vẹn
mọi đức lành đã từng gieo trồng trong vô lượng kiếp quá khứ, một chút nhiễm
ô
uế trược trong đời này cũng không, nên Báo thân của Ngài vô cùng tốt đẹp,
hòan tòan thanh tịnh, khác biệt với người thường như chúng ta.

Do ba thân Pháp, Ứng, Báo gồm trọn trong
một, nên tòan thân của đức Phật chính thiệt là sự thị hiện thật tướng vô tướng
của pháp thân, là anh linh, là chơn thể, là trí huệ hiện tiền, mà chỉ có giác trí,
tuệ nhãn của các bậc Đại Bồ-tát mới có thể nhận biết được, còn nhục nhãn của
phàm phu thì không thể nào nhận ra.

Tam thân của đức Phật thị hiệncõi ác thế
ngũ trược này chẳng khác như cái bông sen vươn cao lên trên mặt nước bùn lầy,
tuy về mặt hình tướng thì bông sen ấy cũng từ bùn mà ra, nhưng hòan tòan chẳng
có chút bợn nhơ nào có thể làm ảnh hưởng tới đóa sen thanh khiết, đẹp đẽ và thơm
ngát. Tam thân Phật xuất sanh vào thế gian đen đúa, uế ác, nhiễm ô này cũng như
thế đó.

Nói tam thân trong một, cũng chỉ là một cách
nói để dẫn dắt, bỡi vì Báo thân là nhục thân, là sắc tướng sanh diệt thì ai cũng
thấy, cũng biết nên không cần nói tới; còn trong chỗ cùng tột, tuyệt đối, không
hình không bóng, không thuyết không lời, cũng là thật tướng không tướng của vạn
pháp
, trạm nhiên vắng lặng, thì chỉ một thân này còn hiếm người thấy biết như
thật
, huống là nói cả ba thân. Chợt biết nó như thật thì chính mình liền đồng
một với nó, hốt nhiên tuyệt đối, tịch lặng, nên miệng lưỡi, văn ngôn, tay chân,
ý tưởng của tứ đại, ngũ uẩn, lục thức sanh diệt làm sao có thể lọt được vào đây
mà nói năng hay chỉ trỏ. Chỗ “Một” đó chính là pháp giới thường trụ, là cảnh
giới
giải thóat, tuyệt vô đối đãi. Thế nên, xin nhấn mạnh lại một lần nữa, rằng
nói một thân hay ba thân cũng chỉ là một cách nói, một cách dẫn dắt để đưa
người vào cữa đạo mà thôi. Chớ nên chấp vào văn tự, hình tướng, ý tưởng kẻo bị
kẹt vào cái hiểu biết nhị nguyên sanh tử. Người học đạo hãy nên học cách nhìn các
pháp bằng cái tâm ly tướng, nghĩa là đọan lìa ngã và pháp, thì mới mong có lúc tự biết như thật thế nào là tam thân
Phật
, vì tới lúc ấy, mỗi hành giả tự đang-là, tự đồng “một” pháp thân tuyệt
đối
.

Còn với cái nhìn và thấy biết của chúng ta
trong lúc này đối với Báo thân Phật thì sao? Thử hỏi, cái sắc thân được mọi người
trông thấy cũng bằng xương, bằng thịt như mọi người, tức thấy biết qua dáng vẻ
bên ngòai của Báo-thân Phật, thì ở đó có chỗ nào khác biệt với con người phàm
tình
chúng ta chăng?

Xin thưa, hòan tòan khác biệt?
Tuy thân tướng của đức Phật giống như người, nhưng Ngài lại có đầy đủ 32 tướng
tốt và 80 tướng tùy hình uy nghi, kỳ đặc mà phàm phu không thể nào có đầy đủ được.
Đó là nói về mặt sắc thân. Còn đứng về khía cạnh tâm linh trí huệ, vượt quá sắc
tướng
phàm tình, thì tam thân của đức Phật hòan tòan là do trí huệ ứng hóa hiện
thành
, nghĩa là từ thể tánh linh diệu của Pháp thân chơn như, không hình, không
tướng
hóa hiện ra, bằng cách mượn hình hài của thánh mẫu Ma-da làm phương
tiện
giáng thế. Cho nên bằng con mắt của trí huệ để thấy biết, thì đức Như-lai hiện
ra
trong cõi Ta-bà này gồm trọn đủ cả ba thân, Pháp thân, Ứng thânBáo thân.
Con người nhìn vào đức Phật chỉ thấy biết có Báo thân, mà không biết rằng một Báo
thân
ấy cũng gồm trọn đủ cả ba thân vô nhiễm, là sự kết hợp tinh anh của trí
huệ
, là biểu hiện cái tướng “thật tướng vô tướng” của Pháp thân thường trụ, là
Như-lai. Như-lai là nghĩa như như của
các pháp, là bao gồm trọn vẹn tam thân, là không từ đâu đến, cũng chẳng đi về
đâu, là trùm khắp pháp giới, là Pháp thân Phật, là ứng hóa từ Như-lai tạng.

Sự hóa hiện từ Chơn thân và
giáng thế một cách kỳ đặc của đức Phật Thích-ca Mâu ni vào cõi này hơn hai ngàn
rưởi năm trước, như trong Phật sử đã ghi chép lại, hòan tòan là sự thật, mà đó
cũng là cung cách giáng thế dành cho bất cứ một vị Phật nào ở thời quá khứ cũng
như ở vị lai, chứ chẳng phải là một truyền thuyết khó tin hay nghi ngờ gì cả. Chúng
ta
không nên nghi ngờ về sự giáng thế kỳ đặc ấy của đức Phật.

Lại nói thêm một chút về 32
tướng tốt và 80 tướng tùy hình uy nghi của đức Phật. Thật ra, đọc trong kinh
Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật, chúng ta thấy các đức Chuyển-luân Thánh vương cũng
có đủ 32 tướng tốt giống như Phật, nhưng các vị ấy không phải là Phật, không
phải là Như lai. Các vị ấy do đã từng gieo trồng vô lượng thiện nghiệp trong
các kiếp quá khứ nên đến đời kiếp này được hưởng phước báu cùng tột, mới có đủ
32 tướng tốt ấy, nhưng các vị ấy vẫn còn ở trong tam giới, vẫn còn phải chịu trói
buộc
theo luật tắc nhơn quả, vẫn còn phải đến đi, sống chết trong ba cõi, sáu
đường
khi hết phước báu. Còn đức Như-lai Thích-ca Mâu-ni thì do từ Chơn tánh ứng
hóa
hiển hiện ra để cứu độ chúng sanh cõi này. Tam thân của Ngài là kết tinh
của trí huệ, sắc thân của Ngài là cái tướng của thật tướng vô tướng, là Bát-nhã
hiện tiền, vượt quá Tam giới, không đến, không đi, không sanh, không diệt; tới
chừng hết duyên hóa độ thì Niết-bàn thị tịch, trở về lại Chơn thể thường hằng,
tuyệt đối, cũng là Pháp thân Như-lai. Đó là chỗ khác biệt rất lớn của Như-lai với
các vị Chuyển-luân Thánh vương vậy.

Còn phàm phu chúng ta thì
ràng
là do nghiệp thức vô minh trói buộc, theo dòng lưu chuyển trong sáu đường
nhân quả mà có đến đi sống chết để thọ nghiệp khổ vui huyễn hoặc.

Thế nên, phải biết, khi đấng
Như-lai thuyết pháp giải thóat, thì cả tam thân Ngài đều đồng thời diễn thuyết,
mà không thiếu một thân nào. Có điều, hàng phàm phu chúng ta, vì chỉ có nhục
nhãn
, nên chỉ thấy được sắc tướng của Báo thân Phật, nghe văn ngôn được từ
chính miệng đức Phật, mà không thấy biết còn có hai thân vô tướng kia hàng ngày
vẫn thường diễn thuyết Bát nhã Ba-la-mật.

**

II. Về câu hỏi thứ hai. “ Vì
sao đức Phật lại phủ nhận việc thuyết pháp của Ngài, khi tuyên bố: ”Trong su
t bốn mươi chín năm thuyết pháp, ta chưa hề
nói một lời nào” hoặc những câu tương tự
cùng ý nghĩa như trên ?”.

Thật ra những lời phủ định của
chính đức Phật về việc Ngài có thuyết pháp, mang ý nghĩa tương tự như câu vừa
nêu, thì nhiều lắm.

Sở dĩ đức Phật có những lời
cảnh giác như thế, cũng chỉ vì Ngài lo ngại cho các hàng đệ tử của mình không
tỏ rõ được ý chỉ của Ngài khi thính pháp, vọng chấp vào ngôn thuyết, chương cú,
vào những lời dạy của Ngài mà cho đó là thật pháp, khiến họ phải đi lạc đường.

Trong thời pháp thuyết “Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo kinh” đức Phật đã ân
cần
chỉ dạy Đại-Huệ Bồ-tát và các thánh chúng, rằng :”Ngã tùng mỗ dạ đắc Tối
Chánh-giác, cập chí mỗ dạ nhập Bát Niết-bàn. Ư kỳ trung gian bất thuyết nhứt
tự, diệc bất dĩ thuyết, đương thuyết. Bất thuyết, thị Phật thuyết
Ta từ cái đêm đắc Tối Chánh-giác, cho đến
cái đêm kia nhập Niết-bàn. Ở nơi khỏang giữa chẳng thuyết một chữ, cũng chẳng
phải đã thuyết, chẳng phải sẽ thuyết. Chẳng thuyết, tức là Phật thuyết” .

Với lời dạy trên của đức Phật,
thì “ở nơi khỏang giữa” của “cái đêm đắc Tối Chánh-giác” cho đến “cái đêm nhập
Niết-bàn” cũng là suốt thời gian mà đức Như-lai thuyết pháp độ sanh ở cõi này,
tức bốn mươi chín năm. Đức Phật khẳng định, suốt bốn mươi chín năm ấy, Ngài
chưa từng thuyết một lời.

Câu tuyên bố “cũng chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ
thuyết”
là ở ngay thời điểm thuyết “Lăng-già A-bạt-đa-la bảo kinh”, Ngài
khẳng định với đại chúng rằng, Ngài chưa từng thuyết phápquá khứ cũng như sẽ
không có thuyết phápvị lai. Lại nữa, “chẳng phải đã thuyết, chẳng phải sẽ
thuyết” cũng còn có nghĩa là chư Phật quá khứ và chư Phật vị lai cũng đều làm như
vậy, nghĩa là không thuyết một lời nào.

Không thuyết một lời nào chính
là chỗ sở thuyết thậm thâm, thậm diệu của ba đời chư Phật vậy.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni sau
khi thành đạo, bắt đầu chuyển pháp luân, thì bốn oai nghi và mọi động tác thi
vi thường nhựt của Ngài, mà đối với tuệ nhãn của hàng đại Bồ tát, đều là những
bài pháp giải thóat huyền mầu, vi diệu, không thể nghĩ bàn.

Mọi động tịnh của tam thân
Phật
đều biểu hiện thật tướng Bát nhã, hiển bày diệu lý Pháp thân thường trụ,
Phật thừa, đưa rước trực tiếp hàng thượng căn, thượng trí, đầy đủ phước đức
trực nhập Phật tri kiến.

Từng lúc, từng nơi, ngày đêm
sáu thời, Ngài vẫn thường lấy chính tam thân Phật mà phô diễn tinh túy của Phật
đạo
một cách tuyệt hảo.

Chỗ thường thuyết thậm thâm,
vi diệu, không thể nghĩ bàn ấy chính là trí huệ thật tế đương thuyết, vượt quá
tư thức, văn tự, ngôn ngữ phàm tình.

Mỗi cử chỉ, động tác, đi, đứng, nằm, ngồi, uống, ăn, nói, nín, nghỉ ngơi, khất thực,
hay ngồi tòa sư-tử thuyết pháp đều nhứt nhứt là những bài pháp ly tướng vượt cách, nhiệm mầu, phô bày thực
tướng vô tướng
của Pháp thân thường trụ, phô bày trọn vẹn cảnh giới của Phật
tâm
giải thoát mà ngay đó Ngài đang-là, không gì dấu che, trước mắt tất cả mọi
người
.

Điều ấy có nghĩa, nói hay nín, động hay tịnh của tam thân Phật đều là giải thóat, vì tâm thể
ngay lúc động môi hay im lặng
ấy của đức Phật
đều hòan tòan thanh tịnh, là biểu hiện của trí huệ, vượt
thóat khỏi tất thảy các pháp tướng. Việc nói hay nín của Ngài không dung chứa
một mảy may niệm khởi nào có dính dấp, vướng mắc, hay ảnh hưởng tới tri thức
sanh diệt .

Với đức Như-lai, tam thân của Ngài ngay đó cũng là
chơn thể, cũng là pháp giới thường trụ; cho nên vì lòng từ bi mà Ngài dẫu có
nói pháp suốt ngày thì chỗ nói ấy cũng đều là giải thóat, hoặc tùy duyên
lặng bặt không thốt một lời nào, thì chỗ lặng im ấy cũng là những bài pháp như
sấm, như sét có công năng làm xoay đầu, chuyển não những hữu tình nào vừa gặp
duyên lành, hốt nhiên nhận ra chơn thể phi sanh diệt của mình.

Đối với Như-lai, văn tự, ngôn ngữ hay thậm chí sự im
lặng
không một lời nào của Ngài cũng đều biểu thị cảnh giới thanh tịnh của Phật
tâm
, là trí huệ giải thóat hiện tiền. Điều đó hòan tòan là sự thật, mà chỉ có
tâm chứng mới tự thấy biết như thật mà thôi.

Còn phàm phu chúng ta thì ngược lại, dù có cố gắng
ngồi im, ngậm miệng suốt ngày, không nói một lời nào, thì chỗ nín ấy cũng không
thể gọi là giải thóat, vì cái tâm vô minh trước tướng, niệm niệm vọng khởi
trùng trùng trong từng mỗi sát na, liên tục không ngưng dứt.

Trong chỗ cùng tột rốt ráo thì Tam thân Phật cùng với
thật tướng của vạn pháp đều ở thể tánh chơn không, tuyệt đối, như có như không,
sáng trong không gì ngăn ngại, nên chỉ có trí huệ mới có thể nhận biết như thật.
Chỗ hiển bày Phật đạo của tam thân như thế đó, chính thiệt là chỗ nhứt niệm
chánh chơn thuyết pháp, mà đức Phật đã từng thuyết suốt bốn mươi chín năm ở cõi
này. Thế nên nói, chơn pháp mà Như-lai đã thuyết thì lìa tất thảy các tướng
ngôn ngữ, văn tự, tư tưởng, ý thức, khái niệm vv…. vì các tướng ấy đều là huyễn
tướng
sanh diệt, hòan tòan không thể tiếp cận, hay với chạm tới được, không thể
đồng một “đang-là” Phật tâm giải thóat được.

Phải hiểu rằng, thật tánh của các tướng ngôn ngữ, văn
tự
, câu cú cũng như sắc tướng vạn pháp nói chung, đều là chơn không, vô tướng,
tức không một tướng nào.

Thế nhưng không phải ai ai cũng có được phước đức sâu
dày, căn cơ trí tuệ vượt bậc để dễ dàng nhận ra được chỗ đức Phật hàng ngày vẫn
đang thuyết thật tướng Bát-nhã bằng chính tam thân của Ngài.

Thuở đức Phật đương thời, lúc Ngài còn chưa gióng lên
hồi chuông Bát-nhã lần đầu tiên, thì tuy có một số trong các đại đệ tử xuất gia
của Ngài đã đắc tuệ nhãn, nhưng cũng ít người nhận ra được chỗ cụ túc tam thân
của Ngài thường ngày vẫn hay trực tiếp diễn thuyết đạo lý giải thóat trước mắt
mọi người. Đa số hàng đệ tử của Phật chỉ thính pháp bằng cách “nghe” đức Phật
thuyết pháp từ miệng Ngài. Âm thanh từ miệng đức Thế-tôn thâm nhập vào lỗ tai
của người nghe, rồi họ dùng tri thức để
tư duy, biện biệty theo pháp hành trì cho đến giải thóat mà ít ai thấy biết
chơn pháp được tuyên thuyết một cách kỳ đặc, trực tiếp, trừ Tôn-giả Huệ-mạng
Tu-bồ đề vừa khám phá.

Đọc trong kinh Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật, chúng ta dễ
dàng nhận ra điều ấy là sự thật. Và cũng chính nhờ sự khéo thưa thỉnh của ngài
Tu-bồ-đề, thay mặt đại chúng cầu Phật giải ngộ chỗ sở nghi của mình về tam thân
của đức Phật thường ngày vẫn hay thuyết pháp, mà nhân lọai từ xưa tới nay và
mãi mãi ngàn sau cho tới hồi sau rốt, có được một pháp giải thóat siêu việt, vi
diệu
, nhiệm mầu giúp chúng sanh vượt thóat khỏi sự trói buộc của nghiệp thức
minh
, luân hồi sanh tử.

Tam thân Phật đồng thời thuyết pháp trước mắt mọi
người
một cách trực tiếp bằng thật tướng Bát nhã, cũng là khéo chỉ bày cho
chúng sanh nhận ra được tánh chơn không của vạn pháp, mà trong đó hàm chứa ý nghĩa thật tánh của cái tướng “ngã” đang
thính pháp kia cũng chính thiệt đồng một pháp giới thường trụ, là pháp thể,
pháp giới tánh, là tâm bất sanh, là tuyệt đối, gọi sao cũng được, cũng chỉ một
nó.

Có nghĩa là Phật đang thuyết không pháp, tức pháp
không
hai, rời lìa kiến chấp hữu vô, thường đọan, cũng là phô diễn thật tướng
vô tướng
của vạn pháp mắt mọi người. Thế nên, nếu tâm người thính pháp cũng biết
đọan lìa tất thảy tướng và kiến chấp hai bên, thì không sớm thì muộn ắc cũng sẽ
có lúc thể nhập làm một thường trụ pháp giới.

Vừa chợt nhận ra trong sát na, cũng là ngộ nhập Phật
tri kiến
, thì tâm Phật, tâm Bồ tát tức khắc khế hợp làm một, liền thấy biết như
thật
, nhất thiết pháp vô ngã, nên không lầm nhơn quả, đọan lìa nghiệp thức
minh
nhơn quả, vượt quá trói buộc của tam giới.

Vì sao mà ít ai nhận ra được cái chỗ cả tam thân Phật
đang thật tế thuyết pháp trước mắt? Bỡi vì pháp mà Như-lai đang thuyết, thiệt
chẳng phải pháp, cũng chẳng phải phi pháp, mà là vượt quá cả hai pháp trên.
Pháp Phật thuyết chính là bất nhị pháp môn, là pháp không hai, là vô vi pháp,
bất định pháp, vượt lìa tri kiến sanh diệt, nên nếu nói một cách chân thật
thì thiệt không có một pháp nào nhất định mà Phật có thể thuyết cả.

Như-lai là nghĩa như của các pháp, là không từ đâu đến
cũng chẳng đi về đâu, là như thật như hư, đồng khắp pháp giới, hòan tòan không
có bất kỳ một tướng nhất định nào, huống là có thật pháp, có pháp nhất định
Như-lai có thể thuyết.

Có người hỏi, thế thì đức Phật đang trên tòa sư-tử
thuyết pháp thì sao?

Thưa, đó chỉ là sắc thân của Như-lai. Mà sắc thân ấy,
nhìn trong chỗ cùng tột giải thóat, thiệt chẳng phải là sắc thân, chỉ tạm gọi
sắc thân mà thôi. Bỡi vì sao? Vì không có cái gì gọi là sắc thân thật cả,
tức không có sắc thân nhất định nào, mà chỉ vì lòng từ thương khắp chúng sanh
mà Như-lai ứng hiện vào huyễn cảnh này để mà thuyết pháp độ sanh mà thôi. Thật
tướng
của sắc thân ấy cũng là tánh chơn không của vạn pháp, là pháp thể, là trí
huệ
, là thường trụ pháp giới.

Thế nên, chỗ chơn pháp mà Như-lai thường thuyết một
cách thật tế bằng thật tướng Bát-nhã, thì tri thức phàm tình không thể nắm bắt,
không thể hình dung, không thể nghĩ tưởng, suy lường, là bất khả thuyết, bất
khả tư nghị
. Chỉ có trí huệ, tức Bát-nhã mới có thể thâm nhập. Nói thâm nhập
tức là tự đồng một, tức tự đang-là cảnh giới thanh tịnh, giải thóat của Phật tâm.

Trong thời pháp giảng Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật, đức
Phật
đã dạy “Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết phápThuyết pháp đó, không có pháp chi có thể
thuyết, ấy là chỗ chơn thuyết pháp

vậy.

Bỡi cớ sao? Vì Phật pháppháp không hai, chẳng phải
pháp cũng chẳng phải chẳng phải pháp. Thế nên đức Phật đã quở những người còn
chấp tướng, cho là Như-lai có thuyết pháp, rằng:”Nhược nhơn ngôn: Như-lai hữu sở
thuyết pháp, tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố –
Nếu có người nói: Như laithuyết pháp,
tức là chê bai Phật, chẳng tỏ rõ nghĩa của ta được ”.
Kim-Cang Bát-nhã Ba-la mật kinh – Phần thứ 21 – Phi
thuyết sở thuyết.

Những lời quở trách hay những lời cảnh giác, dạy dỗ,
nói xa nói gần, có ý nghĩa tương tự như câu trên của đức Phật, xuất hiện hầu
hết trong các kinh Đại thừa Phương đẳng.

Vì sao mà đức Phật lại dạy như vậy ? Vì dưới con mắt
thấy biết như thật của thánh trí, thì thật tướng của cả sum la vạn tượng, cho
tới văn tự, ngôn thuyết đều vốn tự chơn không, như hư như thật, không phải thật
có. Chỉ vì phàm phu đang chấp mê cảnh giới huyễn hoặc, hư dối của tứ tướng
(ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả), không nhận ra được thật tướng vô tướng của
ngã và pháp, nên mới coi các huyễn pháp như bản ngã của mình làm thật có, khiến
phải nhận nghiệp báo khổ vui hai đường, phải nổi trôi bất tận trong luân hồi
sanh tử
.

Như-lai thị hiện vào huyễn cảnh sanh diệt này để thức
tỉnh
sự lầm thấy, lầm biết ấy của chúng sanh. Ngài đã đánh thức con người mê mờ
vọng chấp ngã pháp làm thật có, bằng cách nói cho họ biết, rằng”Chúng
sanh, chúng sanh giả, Như-lai thuyết phi chúng sanh, thị danh chúng sanh-
Chúng sanh, chúng sanh đó, Như lai nói chẳng
phải chúng sanh, chỉ tạm cưỡng gọi là chúng sanh mà thôi-
. Chúng sanh ở đây, chẳng khác những người đang trong cảnh
giới
chiêm bao, chấp sự việc trong mộng
mị của chiêm bao làm thật có vậy.

Vì sao Ngài lại dạy “người nhân thế chúng ta chẳng
phải thật chúng sanh?”. Bỡi vì quả thật, cái tướng thật của chúng ta cùng vạn
pháp
vốn thiệt ở thể chơn không, không một tướng nào. Cái chỗ “không” ấy rất
linh diệu, huyền màu, không phải thật có, cũng chẳng phải thật không, mà vắng
lặng
, tròn đầy, như như, bất động, hay khéo sanh muôn pháp, là pháp giới tánh,
Pháp thân thường trụ, vv…gọi sao cũng một nó, mà chúng sanh hữu tình thì ai ai
cũng đồng một “nó”. Chợt giác ngộ tướng thật của mình, tức chợt “biết” mình từ
vô thỉ lâu xa đã có cái lầm thấy lầm biết, thì hốt nhiên trực ngộ bổn tâm đồng
“một” pháp giới tánh, đồng một Phật tâm giải thóat, tự do, tự tại. Chợt biết
mình
lầm thấy, lầm biết cũng là không lầm nhơn quả, tự nhiên vượt quá nhơn quả,
nhơn quả không còn có thể trói buộc.

Miệng lưỡi, âm thanh, tư tưởng, nghĩ nghị, nói chung
lục căn, lục thức của cái thân nghiệp báo vô minh đang mê mờ, trói buộc nhị
nguyên
nhân quả của chúng sanh không thể với chạm tới được cảnh giới tuyệt đối,
thanh tịnh, tự tại, giải thóat, cũng là pháp thân thường trụ.

Phàm phu trước tướng vì cái tâm chấp ngã chấp pháp,
nên khi thấy Phật thuyết pháp thường chỉ thấy, chỉ biết, chỉ nghĩ tưởng có một
thân tướng tức Báo thân của Phật đang thuyết pháp bằng ngôn ngữ mà thôi. Cũng
bỡi lẽ đó mà chúng sanh thường chấp vào những gì Phật thuyết, cho là có thật
pháp để thuyết, mà không biết rằng, hằng vạn pháp môn mà đức Phật nói ra, đều
là pháp phương tiện, tùy duyên giả lập, là bất định pháp, không phải thật có.

Cũng bỡi lẽ ấy mà đức Phật đã cảnh giác những người
theo học đạo giải thóat với Ngài, rằng, “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã,
thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như-lai –
Bằng lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, kẻ ấy hành tà đạo, chẳng
thấy được Như-lai”
. Kinh Kim-Cang Bát-nhã Ba-la-mật – Phần thứ 26
Pháp thân phi tướng.

Điều ấy có nghĩa, đức Phật chẳng những nghiêm khắc
cảnh giác những người theo ngài học đạo chớ nên chấp vào ngôn thuyết khi thính
pháp (dĩ âm thinh cầu ngã), mà ngài
phủ nhận luôn cái sắc thân 32 tướng tốt và 80 tướng tùy hình uy nghi của Phật,
rằng đó chẳng phải là Phật thật. Chơn thân của Phật thì thường hằng, vắng lặng,
vô thỉ vô chung, không từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, là pháp thân thường
trụ
, là nghĩa như như của vạn pháp.Còn các tướng tốt kia đều là tướng hư dối,
biến hiện vô thường của nhục thân, chẳng khác như bọt bèo, như mộng mị, như ánh
chớp, nay còn mai mất.

Cũng vì người học đạo không nắm bắt được ý chỉ của đức
Phật
là phải rời lìa cái tâm tướng chấp trước văn tự ngôn thuyết, nên họ thường
cho những gì đức Phật nói ra đều là thật pháp, lầm tưởng các pháp ấy là cứu
cánh
để bản ngã chấp thủ, khiến đi sai con đường giải thóat mà đức Phật muốn
dạy bảo. Sự lầm chấp do thiếu hiểu biết ấy dễ khiến cho người học đạo tự trói
buộc
chết chìm với mớ tri thức lầm lạc, hư dối của mình.

Việc đức Phật dùng ngôn ngữ, văn tự thuyết pháp chỉ là
phương tiện tạm mượn nhằm hiển bày thật tướng vô tướng của pháp thân để giác
ngộ
tánh thấy biết của chúng sanh. Người học đạo cần phải sáng suốt để nhận
biết
một điều, rằng, đức Phật thuyết pháp chỉ là cách mượn tánh “không” của văn
tự
, ngôn ngữ để chuyển tải tánh “không” của Phật đạo, chứ hòan tòan không dụng
tướng văn ngôn như phàm tình. Bỡi vì tướng của văn tự, ngôn ngữ, của ý thức,
tình tưởng sanh diệt chẳng dính dấp gì được tới chỗ chơn thật mà Như-lai muốn
trỏ về. Thế nên, khi thính pháp của Ngài, chúng sanh cũng phải biết vận dụng
cái tâm “rổng rang” để nghe pháp, tức cái tâm rời lìa tất thảy tướng, cái tâm
vượt thóat khỏi mọi hệ phược của văn tự, ngôn ngữ, ý thức phàm tình thì mới có
thể bừng sáng Bát-nhã trí, mới tự tỏ rõ bổn tánh, cũng là thể nhập Phật tâm
giải thóat. Chợt sáng tỏ bổn tánh thì liền biết như thật, nhất thiết pháp đều
không, là vô ngã, nên không lầm nhơn quả, tự vượt thóat nhị nguyên nhơn quả .

Bằng nếu không biết vận dụng cái tâm rời lìa tướng văn
tự
, ngôn thuyết để mà thấy nghe chơn pháp của Thế tôn, thì không thể nào trực
ngộ cái chỗ mà Thế tôn muốn đề cập tới, tức cái chỗ mà Phật đang-là, hòan tòan
giải thóat kia.

Bỡi vì sao? Bỡi vì các tướng sanh diệt thì không thể
nào với chạm tới được chỗ tuyệt đối, huyền mầu, linh diệu của thật tướng vô
tướng
. Bỡi Bát nhãtrí huệ, là pháp thể, là chơn tánh, là Pháp thân thường
trụ
Phật, là thật tướng vô tướng của tất thảy pháp.

Chúng tôi minh họa chỗ này bằng mấy câu thơ. Tuy tôi ít
làm thơ, và đương nhiên thơ của mình cũng không hay lắm, nhưng nghĩ rằng nó có
thể nói lên được chỗ chấp tướnglìa tướng của hai người cầu đạo khi cùng
đang đứng trước cữa đạo.

Cữa không vào không cữa,

-Không cữa làm sao vào?

-Không cữa sao không vào?

Vào rồi thiệt không cữa.

Pháp mà Phật thuyết thì vô sở đắc, vô sở thuyết, là
pháp “không”, lìa cả hai bên hữu vô, thường đọan. Còn chúng sanh thì lại đem
cái tâm hữu tướng của các thức sanh diệt: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân ý, tức cái
tướng của tứ đại, ngũ uẩn thế gian mà mong nắm bắt thể tánh chơn không,
tướng
của trí huệ, của pháp tánh thì làm sao có thể được?

Đức Phật thấy hết, biết hết tâm ý của chúng sanh, nên
lo sợ họ chấp vào các tướng ngôn thuyết, văn tự, chẳng những không giải thóat
được mà còn làm cho họ bị trở ngại thêm vì
sở tri chướng. Cũng vì những lý do đó mà đôi khi Thế tôn mới có những lời quở
trách
hay ân cần dặn dò hoặc đôi lúc nói xa nói gần như câu trên.

Thiết nghĩ, điều cần yếu nên làm bây giờ của những
Phật tử tại gia chúng ta, nhất là những người đã có tuổi như chúng tôi, như các
bạn, đang ở cái ngưỡng trên dưới thất thập cổ lai hy (bỡi thời gian tại thế để
tu và hành không còn nhiều nữa), thì phải nên biết tự thành với chính mình
trong việc tu học. Nghĩa là mỗi người cần phải chuyên tâm, nỗ lực tu hành
không tự dối mình, dù tu theo bất cứ pháp môn nào của đức Phật. Phải biết tự
nhìn vào trong chính mình mà vận dụng trí lực để tư duy, quán chiếu, tìm ra lẽ
thật về một cái tâm này, tức nội quán để khám phá tự tâm là chính, hơn là cứ
nhìn ra ngòai để thân tâm mặc tình bay nhảy, phân biệt, đắm trước theo trần
cảnh
, tự trói buộc với các pháp tướng sanh diệt, bỏ phí thời gian một cách
ích
. Cho nên, trong đây chúng tôi không thể nói nhiều, mà thật ra, dẫu có nói
nhiều
tới đâu thì cũng chỉ là phương tiện bên bờ này, chẳng dính dấp gì tới chỗ
cứu cánh “biết như thật”, cũng là chỗ tánh biết bùng vỡ, đang-là pháp thể hiện
tiền
, cũng là qua bờ kia. Chỉ có cách tự thân mỗi người tùy theo căn cơ, trí
tuệ
, chọn một pháp thích hợp, rồi y pháp hành trì đúng như lời của đức Phật
từng dạy theo mỗi pháp môn, thì tự thân mới có thể khám phá như thật thế nào là
tam thân Phật, thế nào là chơn giải thóat, tức qua bờ kia. Hơn hữa, lại phải
hiểu, chữ nghĩa, ý tưởng, tri thức như
trong đây chỉ là phương tiện, là vật ngòai, là tạm mượn để bắt cầu mà lần tới
bờ kia, nên mới nói, dẫu hiểu bằng tri thức tới đâu đi nữa mà tự thân không
thực hành pháp Phật một cách chơn chánh, đúng như pháp thì cũng vẫn là giậm
chân tại chỗ ở bờ này mà thôi. Lại nói thêm, nói bờ này bờ kia cũng chỉ là một
cách nói, bỡi khi mê thì thấy có hai bờ, bờ này và bờ kia; hốt nhiên tỏ ngộ bổn
tánh chơn không của vạn pháp, thì quả tình chẳng thấy có bờ nào. Thí như trong
chiêm bao, thấy bị ma quỉ bắt nhốt, hành hạ. Tâm trạng lúc ấy trong chiêm bao
chỉ muốn được thả, được tự do, được ra khỏi chỗ bị nhốt. Nhưng hốt nhiên chợt
tỉnh
, thì rõ ràng không thấy có bắt có thả gì cả. Chỗ có bắt, có thả, có trói
buộc
, có tự do ấy, một khi tỉnh ra thì liền biết như thật đó chỉ là huyễn pháp
mộng mị. Thế nên rất mong chớ chấp vào ngôn ngữ, văn tự, sắc tướng mà tự trói
buộc
mình.