Phật Tính

0
45

PHẬT TÍNH
Tác gỉa: Kenting Tai Situpa Thứ XII
Dịch gỉa: Nguyên Toàn

kentingtaisitupa12kentingtaisitupa12Nền tảng những lời dạy của Đức
Phật
phật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng.
Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ. Bởi phật
tính
bản chất tinh khiếtgiác ngộ thực chất của chúng tachúng ta
thể hoàn thiệnvượt qua bất cứ ô nhiễm nào. Đức Phật đã chia sẻ sự hiểu biết
sâu sắc của Ngài về điều này, không chỉ công nhận thực tế phật tính tồn tại trong
tất cả chúng sinh, mà còn dẫn dắt chúng ta để đánh thức khả năng vô hạn và bẩm
sinh này cho tới khi chúng ta đạt được sự tỉnh giác trọn vẹn về phật tính của
chính mình, và tự chúng ta trở thành những vị phật giác ngộ.

Điều quan trọng cần nhận thức rằng phật tính không phải là vài điều
chúng ta tự tưởng tượng hay tạo ra. Phật tính là sự tồn tại vốn có trong mỗi
chúng sinh, và Đức Phật dạy chúng ta phương pháp từng bước với mục đích để đánh
thức
phật tính luôn hiện diện trong chúng ta bằng cách chỉ dẫn các cá nhân với
những mức độ phát triển khác nhau.

Mặc dù tất cả chúng taphật tính như thực thể tuyệt đối của chúng ta,
nhưng trong thực thể bình thường của chúng ta, điều này được gọi là thế giới
tương đối của chúng ta nơi có nhiều sự khác nhau giữa các cá thể. Vì lý do này,
Đức Phật đã ban cho lời dạy theo những cách thức khác nhau. Sau này, những lời
dạy của Ngài đã được chia thành bốn loại chính, Giới luật, Luận tạng, Kinh điển,
Mật điển. Mỗi loại đều hòa nhập tất cả những lời dạy của Đức Phật, nhưng nhấn
mạnh
vào một phạm vi riêng biệt cụ thể. Giới luật dạy căn bản về những nguyên
lý và chuẩn mực đạo đức; Luận tạng quan tâm chính về học thuật, những khía cạnh
vi tế về sự hình thành, và quy luật vận hành của vạn vật. Kinh điển tập trung
vào những lời dạy về từ bi; và Mật điển trình bày những phương pháp chuyển hóa
bằng sự tỉnh thức dần dầncuối cùngthể đạt tới giác ngộ. Mục đích của
những lời dạy này đơn giản nhằm giúp chúng
ta
đánh thức bản chất tối thượng của chính mình – đó là phật tính.

Khi ban cho những bài giảng về Đại thừa, Đức Phật đã giới thiệu khái
niệm phật tính, đặc biệt là trong những kinh điển như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng
già
, và kinh Thập địa. Trong bài giảng đầu tiên, Đức Phật đã trình bày về Tứ Diệu
Đế
(Bốn Sự thật cao quý). Những sự thật này là: cuộc đời tràn ngập khổ đau; khổ
đau có các nguyên nhân; nhưng có một mục đích, vì những nguyên nhân của đau khổ
có thể bị triệt tiêu, và có một con đường, vì có một phương pháp đang tồn tại
để trừ tận gốc những nguyên nhân gây ra khổ đau. Đức Phật giải thích rằng thông
qua giữ giới, chánh niệm, và hành động đúng chúng ta có thể phát triển sự tĩnh
lặng và trong sáng của tâm chúng ta. Sự phát triển sau cùng của trạng thái tĩnh
lặng và trong sángthoát khỏi mọi điều thế tục làm che mờ bản chất tinh
khiết
và tươi mát bên trong chúng ta. Bản chất này cho chúng ta sự yên tĩnh sâu
xa
vĩnh cửu ở bên trong. Khi mọi ô nhiễm đã được loại bỏ thì phật tính được
hiển thịbản chất là sự tĩnh lặng. Từ bài giảng đầu tiên về Tứ Diệu Đế, Đức
Phật
đã nói rõ về phật tính.

Trong những bài giảng về Mật thừa của Đức Phật, phật tính là nền tảng,
con đường, và là thành quả. Phật tính được miêu tả như là bản chất không bị
tì vết bởi bất kỳ sự ô nhiễm nào. Giống như khoảng không mà không thể bị tì vết
bởi bất kỳ điều gì. Ngay cả những chúng sinh đang chịu đau khổ trong địa ngục
cũng có phật tính thanh khiết.

Trong một bài giảng quan trọng về Đại thừa, một trong số các bài giảng
của Đức Di Lặc truyền cho đại sư vĩ đại Vô Trước (Asanga), phật tính được bàn
luận
chi tiết trong Đại thừa Mật điển Tối thượng (Mahayana- uttra- tantra). Di
Lặc
là vị đại Bồ tát không mang hình tướng của loài người, mặc dù ngài có thể
giảng cho loài người- chúng sinh được coi là có đủ sự phát triển để hiểu được
những bài giảng của ngài. Đạo sư Vô Trước đã truyền lại những lời dạy này của
Đức Di Lặc đến cõi giới người. Những lời dạy của Đức Di Lặc là một hướng dẫn
quan trọng về chủ đề Phật tính.

Ngài Di Lặc đã ban cho ngài Vô Trước năm bài giảng, và Đại thừa Mật điển
Tối thượng là bài giảng cuối cùng. Ngài nhấn mạnh đặc biệt rằng những bài giảng
của ngài không phải là của một vị phật, mà là bình giải về những lời dạy của
Đức Phật. Uttara – tantra có hai nghĩa. Uttara nghĩa là mức độ cao nhất trong
số năm bài giảng do Đức Di Lặc truyền cho học trò của ngài là Vô Trước, và đó
là bài giảng thứ năm và cũng là cuối cùng.

SỰ GIẢNG GIẢI CỦA ĐỨC DI LẶC VỀ PHẬT TÍNH

Trong bài giảng ban cho ngài Vô Trước, Đức Di Lặc đã cung cấp kiến thức toàn
diện
về Phật tính với bốn tiêu đề. Đây là những chủ đề quan trọng để ta nghiên
cứu
hiểu biết:

  • Tất
    cả chúng sinh đều có phật tính
  • Những
    phẩm tính của phật tính
  • Những
    che chướng ngăn cản chúng sinh nhận ra phật tính, và các biện pháp để vượt qua
    những che chướng
  • Những
    bất lợi do không biết về phật tính, và những lợi ích của việc biết về phật tính

TẤT CẢ CHÚNG SINH ĐỀU CÓ
PHẬT TÍNH

Mọi chúng sinh đều có phật tính, chỉ có điều là liệu họ có nhận biết
được điều này hay không. Một số có thể hoàn toàn vô minh về phật tính, một số
chúng sinh có thể nhận thức được, và một số khác có thể nhận thức đầy đủ về
điều này. Nhưng trong tất cả ba giai đoạn phát triển, mọi chúng sinh đều có phật
tính
.

Khi một chúng sinh vô minh về phật tính, mặc dù vậy bản tính phật của nó
vẫn luôn hiện diện, như một hạt giống luôn sẵn sàng để nảy mầm. Khi một chúng
sinh
phát triển, phật tính được biểu lộ như là kiến thức, trí tuệ, thiện tâm,
và các hành động thiện. Khi một chúng sinh đạt được giác ngộ, thì bản thân sự
giác ngộphật tính. Cá nhân nào nhận ra hoàn toàn phật tính của mình – đó
chính là giác ngộ.

Ở mức độ tuyệt đối mọi chúng sinh đều là phật. Không có sự khác nhau về
bản chất tối thượng giữa một chúng sinh vô minh và phật giác ngộ. Bản chất
như nhau. Sự khác nhau duy nhấtchúng sinh không hiểu biết về
điều này, nhưng một vị phật là hiện thân của phật tính. Chúng sinh chưa được giác ngộ ở mức độ tương đối, nhưng
phật tính bẩm sinh, trong khi một vị phật thì giác ngộ ở cả mức độ tương đốituyệt
đối
. Trong thực tế, một vị phật vượt ra ngoài giới hạn tương đốituyệt đối
vốn mang tính nhị nguyên.

Đức Di Lặc giải thích rằng mọi chúng sinh
đều có tiềm năng
đạt giác ngộ. Không có chúng sinh nào không thể hoàn thiện và không giác ngộ.
vậy
, tất cả chúng
sinh
đều có bản tính phật, bất kể là chúng sinh thuộc cõi giới nào. Mọi chúng sinhhoàn hảo tuyệt đối. Theo Phật
giáo
, ở khía cạnh tương
đối
, do các ô nhiễm (các độc) nên các chúng sinh đều có vô số sự không hoàn hảo. Những ô nhiễm này như là sân
hận
, kiêu ngạo, và bám víu. Mục đích của
thực hành Phápáp dụng phương pháp hiệu quả nhất để vượt qua những ô nhiễm đó. Với phương pháp
đúng, một người có thể dần dần tỉnh giácvượt qua tất cả ô nhiễm làm che mờ sự tỉnh thức bản chất thật sự bên
trong và bản tính phật.

Đức Di Lặc nói rằng khi tiềm năng tối thượng của từng chúng
sinh
được đánh thức, không
có sự khác nhau giữa một
người giác ngộ viên mãn và một chúng sinh hoàn toàn vô minh. Lời tuyên bố này có lẽ
là khó hiểu nếu không có sự hiểu biết rõ về bản chất của chân lý. Chân lý có hai khía
cạnh: tương đối, hay là chân
có thể thay đổi, và tuyệt đối, chân lý không thay đổi. Ở cấp độ tương đối, các
chướng ngại xuất hiện. Ở cấp độ
tuyệt đối là sự tinh khiết – đó là bản tính phật. Ở mức độ tương
đối
chúng ta
chưa phải là phật, nhưng ở
mức độ tuyệt đối, chúng ta là phật. Ở mức độ tương đối, chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn, nhưng ở mức độ
tuyệt đối chúng ta không còn khó khăn nữa. Sự hiểu biết của chúng ta về bản
chất
thực của sự thật phải nhìn qua sự tương phản này.

Cũng cần nhớ rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa hai khía
cạnh tuyệt đốitương đối. Tuyệt đối là sự tuyệt đối của tương đối, và tương
đối
là sự tương đối của tuyệt đối. Chúng không phải là hai điều khác nhau. Do
đó, khi Đức Di Lặc nói rằng bất kể một người bình thường hay tiêu cực như thế nào, không
có sự giới hạn trong phạm
vi
về bản chất sâu xa
của người đó, ở đây ý Ngài
muốn nói về hai khía cạnh tương đốituyệt đối của sự thật. Về tuyệt đối,
không có sự khác biệt giữa những chúng sinh đang chìm trong đau khổ của luân
hồi
với một vị phật đã giác ngộ hoàn toàn và vượt ra ngoài mọi giới hạn.
Họ là như nhau. Suy tư về điều này rất tốt cho chúng ta.

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA PHẬT TÍNH

Đức Di
Lặc cũng giải thích rằng phật tính
là vô hạn. Nó vượt ra khỏi
thời gian, khuôn
khổ, chất lượng, và tất cả giới hạn. Ở khía cạnh tuyệt đối, không có giới hạn, nhưng ở khía cạnh tương đối là có giới hạn, như là
một người nỗ lực đạt tới
sự thức tỉnh cao cả hơn.

Đức Di Lặc tuyên
bố
phật tínhhoàn toàn tinh khiết. Bản thân nó không thể bị che khuất, mặc dầu khái
niệm tương đối của nó có thể bị che mờ. Mọi chúng sinh đều sẵn sàng cho sự giác ngộ ở mọi khoảnh
khắc. Chướng ngại duy nhấtchúng ta không nhận ra sự vô hạn và tinh khiết
của phật tính. Có lẽ chúng ta có những ý niệm mơ hồ về phẩm chất vô hạn của
mình, nhưng chúng ta không nhận ra đầy đủ điều này, vì vậy, chúng ta chỉ tập trung vào cái tôi
tương đối. Mỗi khoảnh khắc chúng ta được giác ngộ nhưng lại không nhận ra điều đó. Do vậy, mỗi
khoảnh khắc chúng ta lại bị ngăn cản để nhận thức được phật tính, chúng ta không
thể giác ngộ được đầy
đủ. Tính nhị
nguyên
(dualism) tạo ra các nhân và duyên hai mặt, mà biểu hiện như là tốt
và xấu, sáng và tối,
tích cựctiêu
cực
. Giống như
một giấc mơ dài.

Thức tỉnh khỏi giấc mơ nhị nguyên, bạn phải làm những nỗ lực chắc
chắn
, bao gồm cách cư xử đúng, lắng dịu tâm trí thông qua thiền định, và những phương pháp
khác để phát triển tỉnh
giác
nhận thức. Thực hành cá nhân có nhiều hình thức. Có thể là thiền hoặc
là hành động. Mục đích là để nâng cao quan niệm, kinh nghiệm, và bộc lộ phật tính của
chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ dàng bị lôi cuốn vào những điều sai trái và trở nên
minh
hơn. Đức Di Lặc nói rằng trước khi bạn đạt tới cấp độ bồ tát sơ địa, bạn có
thể tinh tấn hoặc
bạn vẫn có thể trở
thành
bị huyễn hoặc. Nhưng
sau khi đạt được cấp độ
bồ tát sơ địa bạn không thể bị huyễn hoặc nữa. Trong giai đoạn này, ngay cả dù phật
tính
là vô hạn, nó có thể bị che mờ bởi chân lý tương đối.

BỐN NGUYÊN TẮC TỊNH HÓA

Đại thừa Mật điển Tối thượng Luận dạy rằng
đầu tiên chúng ta phải phát triển một sự hiểu biết rõ ràng để giúp chúng ta
tôn trọnghiểu rõ giá trị những điều thiện – là những điều làm lợi lạc cho chính chúng ta và những chúng sinh khác. Ngay khi chúng ta có được hiểu biết này, bước tiếp
theo
chúng ta cần biết nên thực hành thế
nào
để chúng ta tinh
tấn
. Chúng ta cần biết điều thiện là gì, nhưng chúng ta cũng
cần biết áp dụng phương pháp thích hợpmở rộng hiểu biết của chúng ta để
không bị lạc lối. Nguyên tắc thứ ba
là phát triển lòng từ
lòng bi mẫn. Hai đức tính này cho phép hiểu biếtnhận thức sâu sắc của chúng ta được
tiến bộ đáng kể. Nếu
chúng ta không có từ bi, sự tinh tấn của chúng ta sẽ ngưng trệ. Chúng ta có thể trở thành kiêu
ngạo
thoái bộ.
Chúng ta phát triển lòng
từ
bi là để tiếp tục tinh tấn thay vì
bị thụt lùi.

Những giai đoạn phát triển được miêu tả
như là các giai đoạn của tịnh
hóa
. Chúng ta tịnh hóa các ác nghiệp của mình để đạt tới mức độ tỉnh thức cao hơn.
Những điều gì cần
được tịnh hóa? Đó là
những ô nhiễm đang che
mờ thực thể phật tính của chúng ta – vốn tinh
khiết
tuyệt đối. Sự tinh khiết của tuyệt đối không còn gì để thanh tịnh. Nhưng ở mức độ tương đối, chúng
ta
phải tịnh hóa những
vết bẩn để nhận ra sự tinh khiết bị che
mờ bên dưới.

Có nhiều phương pháp tịnh hóa, và Đức Di Lặc đã cho những chỉ dẫn cụ
thể
. Để khắc phục sự vô minh, Ngài khuyên cần có khát vọng mạnh mẽ. Đó có thể
là một điều đơn giản, như là khao khát làm điều thiện, hoặc là làm những điều
tốt đẹp nhất. Ngay cả khi chúng ta không biết phải tiến hành ra sao, nhưng nếu
chúng ta có khát vọng, chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra cách thức để thực hiện nó.
Kết quả của khát vọng là sự tinh tấn dần dần của trí tuệ, và trí tuệ làm cho ta
có khả năng nhận biết điều gì thiện, điều gì có giá trị, và điều gì là thực
chất
. Khi trí tuệ được tinh tấn, lòng từ bi sâu sắc và sự thành tâm sẽ nảy sinh
một cách tự nhiên. Đức Di Lặc cũng dạy rằng do thành tâmlòng từ bi sâu sắc
được sinh ra từ trí tuệ, và trí tuệ lại được tạo ra bởi khát vọng, và như thế
tỉnh giác sẽ diễn ra.

Nếu một chúng sinh hiểu sai sự thật và do đó ngày càng rời xa nhận thức
đúng đắn, và họ cũng rất khó nhận ra phật tính của mình. Trong những bài giảng
của ngài Vô Trước đã trình bày các phương pháp tạo ra các nhân và duyên để tịnh
hóa, và giúp chúng sinh đến gần hơn quan niệm đúng đắn. Đây là những nguyên tắc
của Đức Di Lặc ban cho.

Sau khi vun trồng lòng từ bi, Đức Di Lặc cũng dạy rằng tịnh hóa là nguyên tắc thứ tư – đó là suy niệm để vượt qua sự sợ hãi và tính
tham lam.

GẶT HÁI THÀNH QUẢ TỪNG BƯỚC

Sau khi nói về điều
kiện
tịnh hóa trong bốn giai đoạn, Đức Di Lặc miêu tả về những thành quả, hay là các kết quả khác
nhau khi thực hành các phương pháp tịnh hóa. Ngài dạy rằng thành quả tức là
tỉnh giác về bản
chất
tối thượng, và Ngài nhấn mạnh
vào quá trình tiến bộ dần dần của nhận thức. Sự tỉnh giác phật tính của một
người, từ lúc bắt đầu cho đến khi giác ngộ sẽ trải qua nhiều kiếp sống. Theo
Ngài Di Lặc, mỗi giai đoạn tỉnh giác, từng khoảnh khắc, là thành quả của khoảnh khắc trước đó.
Và Ngài cho một mô tả chi tiết về điều này.

Ngài nói rằng đầu tiên chúng ta phải có
khả năng chấp nhận rằng chúng ta có nhiều ô nhiễm, tiêu cực, lỗi lầm. Chúng ta phải chấp
nhận
điều này thay vì tự huyễn
hoặc rằng chúng ta không sai lầm, rằng hành động của chúng tahoàn hảo,
hoặc là rất hoàn hảo. Chúng ta cũng phải biết chấp nhận thỉnh thoảng thần kinh
của chúng ta dễ bị kích động.

Một khi biết rằng chúng ta có nhiều ô nhiễm, chúng ta có thể
thực hành các phương pháp để khắc phục chúng. Cùng lúc, chúng ta cũng nên biết rằng ở mức độ tuyệt đối chúng tahoàn hảo,
không tiêu cực, và không có tội lỗi. Hiểu
biết
đúng đắn như vậy sẽ giúp
chúng ta khắc phục được
các ô nhiễmtiêu cực.

Chúng ta nên nhận ra các chúng sinh
khác cũng tương tự như vậy. Chúng ta cần có khả năng thấy
được rằng các chúng sinh khác cũng đang đau khổ, vì không chỉ có chúng ta đang
đau khổ mà tất cả chúng sinh đều như vậy. Vì vậy, chúng ta cần giúp đỡ họ vào
bất cứ lúc nào thích hợp. Khi cầu nguyện “ mong rằng tôi có thể giúp họ” chúng
ta
phải mong muốn có khả năng để giúp đỡ tất cả chúng sinh. Đó là điều cần thực
hiện
trước tiên. Trong khi thực hành những nỗ lực nhằm khắc phục nỗi đau khổ của
chúng sinh, để giúp đỡ họ, chúng ta cần nhận ra rằng tất cả chúng sinh đều có phật
tính
. Ở mức độ tuyệt
đối
, họ cũng hoàn hảo, không ngu si, và không bị kích động. Tất cả sự đau khổ
kích động này chỉ là sự
thật
tương đối. Chúng ta phải có khả năng
để nhận thấy điều này.

Đây là những những thành quả chúng ta đạt tới trong từng giai
đoạn. Lúc đó chúng ta sẽ dần dần hướng tới trở thành một vị bồ tát.
Vậy bồ tát là gì? Bồ tát là người vượt qua loại hoạt động bình thường, và sự tỉnh giác của bồ tát rất tinh tấn
những hành động của họ luôn mang động cơ trong sángtích cực. Chúng ta sẽ tinh tấn qua nhiều cấp bậc khác nhau
từ cấp bậc đầu
tiên cho đến thứ bậc thứ
mười của quả vị bồ tát, cho đến khi chúng ta đạt được giác ngộ hoàn toàn
của một vị phật. Đây là những giai đoạn thức tỉnh bản tính phật của chúng
ta
.

BỐN BÁNH XE

Đức Di Lặc đã giải thích một số phương
pháp
chủ yếu dành cho sự tinh
tấn
trên con đường
hướng tới tỉnh giác. Những phương pháp này được biết như là bốn bánh xe, bởi vì các
bánh xe có thể đưa chúng ta từ nơi này qua nơi khác. Do vậy, bốn bánh xe đặc
biệt
này sẽ đưa chúng ta từ vòng luân hồi để đạt tới giác ngộ.

Bánh
xe đầu tiên là sự hướng dẫn
. Chúng ta cần có sự hướng dẫn thích hợp. Nếu
chúng ta không có hướng dẫn đúng đắn, thì ngay cả chúng ta có khát vọng mạnh mẽ, nhưng
do chỉ trông cậy vào chính mình để xét đoán, trong khi chúng ta còn vô minh, lo
lắng
, và bản ngã lớn, nên sự xét đoán của chúng ta thường là lầm lẫn. Do vậy, sự hướng dẫn
chính xácđúng đắn là rất cần thiết.

Phật giáo Tây Tạng nhận thức một cách
nghiêm túc rằng mọi điều chúng ta học hay là dạy nên mang tính liên tục của một dòng
truyền thừa
. Theo thuật ngữ Phật giáo, sự giải thích dòng truyền thừa khá đơn
giản
dễ hiểu. Những lời dạy của Đức Phật được dựa vào sự tỉnh giác, và những lời
dạy của Ngài đều xuất phát từ việc thể hiện một cách tự nhiên sự tỉnh giác của Ngài. Đó là những lời dạy của sự giác ngộ đến từ
thân, khẩu, ý đã
giác ngộ trọn vẹn, là
biểu hiện của lòng từ bi và trí tuệ của Ngài. Đây là khởi đầu của dòng truyền thừa.

Đức Phật đã ban những lời dạy một cách
tự nhiên cho các học trò của mình. Họ thực hành phương pháp được dạy, và rồi truyền
lại cho các học trò của mình. Trong Phật giáo Tây Tạng, mỗi bài giảng là sự nối
tiếp việc thực hành theo lời dạy chính thống của Đức Phật, và những học trò của Ngài thực hànhchuyển giao tới các học trò của họ, và liên tục như vậy. Đấy là dòng
truyền thừa
, và là nguồn cho sự hướng dẫn đúng đắn.

Người thầy thực hành những lời dạy được
thọ nhận và chia sẻ với những người đến để học, và việc này được thực hiện một cách nghiêm túc. Xưa kia, người
thầy kiểm tra học trò nhiều
lần trước khi truyền lại các bài giảng thâm diệu để chắc chắn rằng những bài giảng là để giúp đỡ
chứ không làm hại họ. Mối
quan hệ đích thực giữa người thầy và học trò không phải là sự hời hợt, mà là
cam kết của cả hai người : thầy và học trò.

Bánh
xe thứ hai là chúng ta phải sống theo giới luật của Phật Pháp
. Khi chúng ta
thực hành Pháp, thì điều quan trọng là cần sống thuận theo Pháp. Chúng ta không
nên chỉ thực hành một cách cần cù trong vài giờ và rồi sau đó buông lung trong thời gian còn lại của ngày, để lại sự
thanh thảntrạng thái tâm trong sáng trên chiếc gối tọa thiền. Khi thiền hay
tụng chú, hoặc là thực hành bất cứ điều gì, chúng ta nên thực hiện nghiêm túc
không những chỉ trong thời gian thực hành chính thức, mà cả sau đó, và trong mọi hoạt động hàng
ngày. Chúng ta nên sống thuận theo chánh pháp càng nhiều càng tốt. Chúng ta
thể phạm sai lầm – đó là điều bình thường, nhưng chúng ta cần làm với khả năng
tốt nhất để sống theo chánh phápduy trì chánh niệm trong mọi hoạt động hàng
ngày như khi chúng ta đang tham thiền. Trong Kim Cương Thừa, mọi điều đều có
thể trở thành thiền.
Mọi điều là nguồn cho tỉnh thức. Điều này thực sự có thể xảy ra, khi trạng thái
của tâm luôn luôn trong sáng và tĩnh lặng.

Bánh
xe thứ ba là luôn thực hiện đạo hạnh
. Thiền định sâu có thể đạt được
đạo hạnh sâu sắc. Khía cạnh bề ngoài của
đạo hạnh là làm những điều ích lợi cho người khác. Đây là điều rất quan trọng
đối với các Phật tử để thực hiện các hoạt động mang lợi lạc cho mọi người.
Chúng ta không nên chỉ phát triển tâm, mà chúng ta cũng cần phải quan tâm về nhu cầu của
người khác và cách thức chúng ta có thể giúp đỡ để đáp ứng các nhu cầu này của họ. Đôi khi một
hành động tích cực nhỏ của
một cá nhân có thể đưa lại tác động to lớn cho nhiều người khác. Thực hiện đạo hạnh nghĩa là
từ việc cứu mạng sống của chúng sinh, trợ giúp cho những người đang đau khổ,
hoặc đơn giản chỉ là cho một lời tử tế đúng lúc. Chúng ta nên thực hành những hành động này càng
nhiều càng tốt.

Bánh
xe th
tư là
khát vọng
sâu sắc hướng tới giác
ngộ
. Đây là điều rất quan trọng cần được duy trì, vì nó giữ gìn chúng ta vượt qua những khó khăn
tồi tệ nhất. Khát vọng để trở thành bậc giác ngộ là không có gì sai trái, nhưng đó nên là một khao khát sâu sắc và
nghiêm túc không chỉ cho ta đạt được giải thoát mà còn cho cả các chúng sinh
khác cũng đạt được như vậy. Đức Di Lặc đã dạy như thế và
có thể nhận thấy trong lời cầu nguyện hàng ngày của các Phật tử: “ Mong rằng tất cả
chúng sinh đều đạt được sự giải thoát hoàn toàn”. Khi nhìn vào hành tinh trái đất của
chúng ta, hoặc là vào một quốc gia đơn lẻ, chúng ta nhận thấy có quá nhiều điều
để làm. Trong một thành phố mọi người không thể sống hòa thuận với nhau. Viễn
cảnh
của sự giác ngộ là xa vời và không thể hình dung được. Làm thế nào chúng
ta
có thể làm cho điều này có ý nghĩa thực sự khi chúng ta cầu nguyện tất cả
chúng sinh sẽ đạt được giác ngộ? Chúng ta nghĩ thế nào nếu điều này có thể xảy
ra? Đây là khả năng có thể thành hiện thực bởi vì mọi chúng
sinh
đều có phật tính.

SỰ HOÀN THÀNH TRỌN
VẸN
CỦA PHẬT TÍNH

Kế tiếp, Đức Di Lặc giải thích rằng việc
hoàn thành trọn vẹnmục tiêu của phật tính tinh khiết, hoàn hảo và vô hạn
của chúng ta là sự giác ngộ. Tất cả chúng sinhphật tính cuối cùng đều sẽ
đạt được giác ngộ. Mặc dù có một vài chúng sinh cần thời gian dài hơn để tịnh hóa
những ô nhiễm để nhận ra phật tính của họ, nhưng có những chúng sinh có thể được
giác ngộ nhanh hơn. Điều này là tùy vào từng cá nhân theo đuổi con đường tỉnh giác
như thế nào, và có những lựa chọn gì. Có một điều chắc chắn là tất cả chúng
sinh
sẽ có thể làm được điều này bởi lẽ bản chất của họ là phật.

Đức Di Lặc còn nói về những chúng sinh
vô minh là không nhận thức được phật tính của họ vì khía cạnh nhị nguyên trong
tâm của họ. Tâm nhị nguyên của một chúng sinh không nhận thấy được cốt lõi bản
chất
của họ. Có một số mức độ phật tính được nhận ra trong tâm nhị nguyên của một
bồ tát hoặc là của một cá nhân đã tinh tấn. Khi một người trở thành phật, tính
nhị nguyên của tâm được thanh lọc hoàn toàn. Tâm của người này vượt ra khỏi
tính nhị nguyên. Người tỉnh giác đầy đủ trở thành hiện thân của phật tính, vượt
ra mọi giới hạn. Vì thế, hành động của một vị phật là vô hạn, trong khi đó nếu
so sánh với một vị phật thì việc làm của một bồ tát là có giới hạn, và việc làm
của một chúng sinh bình thường thì cực kỳ giới hạn.

NHŨNG ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT TÍNH

Đức Di Lặc cũng miêu tả về các đặc điểm
của phật tính. Ngài nói rằng phật tính là không thể thay đổi. Dù chúng ta
minh
thế nào thì phật tính của chúng ta vẫn nguyên vẹn. Và dù chúng ta giác ngộ
như thế nào thì phật tính của chúng ta cũng còn lại nguyên vẹn. Đó là bản chất
không thay đổi. Giác ngộ chính là hiện thân đầy đủ phật tính của chúng ta ở mọi
cấp độ của sự biểu thị sắc tướng của chúng ta như là các chúng sinh khác nhau. Tất
cả phẩm chất của Đức Phật, như là mười sức mạnh vĩ đại, và tất cả các đặc điểm
được miêu tả và xác định là phẩm tính của một vị phật – đây cũng là những phẩm
tính của phật tính.

Khi đạt tới giác ngộ, chúng ta nhận ra được trọn vẹn phạm vi của những
phẩm tính này. Việc làm của một vị phật là vượt ra sự nhị nguyên. Trong một
kinh điển, Đức Phật đã nói: “ Ta chưa bao giờ dạy điều gì”. Điều này ngụ ý rằng
những lời dạy của Ngài được truyền lại là sự hiển thị tự nhiên. Điều đó không
phải đơn giản như là một người này nói chuyện với người kia, mà sự hiển hiện
này giống như ánh sáng chói lọi của mặt trời, mang những năng lượng tốt đẹp để
trợ giúp sự tinh tấn của chúng sinh. Ánh sáng mặt trời làm được rất nhiều điều.
Nó làm ấm hạt giống để có thể phát triển rễ và bám được trong đất. Ánh sáng mặt
trời
giúp quả chín trên cây. Nó cho ánh sáng, làm ấm các đại dương, hơi nước
bốc lên và các đám mây được hình thành. Tất cả những biểu hiện này không cần
đặt kế hoạch, giống như hành động tự nhiên của một vị phật.

Bởi lẽ việc làm của phật là bất nhị, một vị phật có thể giúp đỡ những chúng
sinh
khác. Đức Phật là vô hạn vì Ngài đã vượt qua tính nhị nguyên, do vậy ngay
cả cùng một lúc, nếu toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ cầu nguyện Ngài và xin
được ban phúc, thì sự cầu phúc của Đức Phật sẽ được ban đều cho tất cả, và
chúng sinh tùy theo căn cơ của mình để nhận sự cầu phúc đó.

VƯỢT QUA NHỮNG CHE CHƯỚNG

Khi Đức Di Lặc luận bàn về những che chướng
và làm thế nào để khắc phục chúng, Ngài đã nói về “những che chướng tạm thời”.
Không có những che chướng vĩnh cửu. Các che chướng luôn luôn chỉ là tạm thời.
Ngài cũng nói có những che chướng liên miên, và xác định chín loại chủ yếu:
tham ái, sân hận, vô minh, và sáu loại che chướng liên quan đến quả vị bồ tát
từ cấp sơ địa đến cấp thập địa.

Che chướng đầu tiên ngăn cản
một cá nhân nhận ra phật tínhtham ái. Tham ái là che chướng có tác động
lớn, và củng cố mạnh mẽ cách suy nghĩ nhị nguyên. Tham ái nghĩa là chúng ta bị
cuốn hút vào vòng luân hồi sinh – tử. Đức Di Lặc dạy rằng thông qua những
phương pháp chuyển hóa, chúng ta phải tìm ra một cách thức để thiết lập sự cân
bằng, và để sự tham ái của chúng ta đầu tiên trở thành sự luyến ái hợp lý, hay
đúng hơn là không hợp lý. Tiếp đó chúng ta khắc phục từ từ sự tham ái để trở
thành
không lệ thuộc vào nó, nhưng phải là sự không lệ thuộc hoàn toàn. Thoát khỏi
tham ái cần phải được mở rộng hơn.

Một trong số biện pháp để khắc phục tham ái, theo kinh điển, là hiểu
biết
rõ ràngđúng đắn về chân lý tương đối của mọi sự vật. Đức Di Lặc dạy rằng
sự thật về mọi sự tồn tại đều là vô thường. Chúng ta đi bất cứ nơi đâu trong
thế giới này, chúng ta thường nhận thấy các phế tích của các đền đài, lâu đài,
nhà cửa và các công trình kiến trúc khác mà xưa kia có lẽ đẹp đẽ, được sử dụng
hàng ngày, và được dùng trong nhiều thế kỷ. Nhiều người đã làm việc cật lực để
xây những công trình đó và tiêu nhiều tiền cho việc này, nhưng bây giờ chúng
chỉ còn lại là như là những đài tưởng niệm lịch sử, hoặc cũng không còn gì cả.

Khi phát triển hiểu biết đúng đắn, chúng ta có lẽ vẫn bị lôi cuốn vào
những hoạt động của vòng luân hồi, như là xây dựng nhà cửa, sự nghiệp, hoặc là
các mối quan hệ, nhưng chúng ta sẽ không bị tham đắm vào chúng một cách quá mức
và bấn loạn. Chúng ta sẽ hiểu rằng những thứ này là vô thường. Chúng không có
giá trị tuyệt đối, và chỉ có giá trị tương đối, bởi vì chúng tồn tại phụ thuộc
lẫn nhau
và luôn thay đổi. Đó là bước quan trọng đầu tiên giúp chúng ta dễ dàng
tránh xa những tư tưởng và hành động sai trái.

Nếu chúng ta không hiểu biết đúng đắn,
chúng ta sẽ trở nên đố kị khi ai đó xây nhà to hơn nhà của ta. Điều này dường
như là nực cười nhưng vẫn xảy ra. Hay là một giáo đoàn sẽ tìm mọi cách để ngăn
trở sự phát triển của một giáo đoàn khác, và nói rằng: “Phật của tôi tốt hơn Phật của anh”. Tất cả những đố kị này có
thể vẫn xảy ra do tham ái, kết hợp với các yếu tố tiêu cực khác nữa.

Đức Di Lặc còn dạy về sự sân hận
và hiếu chiến
. Ngài nói rằng sân hận rất mạnh mẽ, mặc dầu không xảy ra liên
tục
như tham ái. Sân hận đến rồi đi. Tham ái là vẫn tiếp tục, đặc biệt là trong
cõi giới của loài người – được mô tả như cõi dục giới, hay là cõi tham ái. Thông
thường, sân hận khi bùng nổ thì làm chúng ta mất bình tĩnh, và gây trở ngại việc
hoàn thành trọn vẹn những khát vọng của chúng ta.

Khi chúng ta bị lôi cuốn vào một số việc và gặp rắc rối, chúng ta dễ trở
nên giận dữ, và đôi khi chúng ta có thể trở thành hiếu chiến để đạt được điều chúng
ta
muốn. Một trong số phương pháp chính để khắc phục sân hận là cần phát triển
sự hiểu biết về nỗi đau khổ và những ô nhiễm của những người khác, và từ đó
chúng ta phát triển lòng từ bi đối với mọi người.

Vô minh là một trong những gốc rễ của che chướng, giống như là ham
muốn
, sân hận và hiếu chiến. Vô minh là kết quả do không nhìn mọi sự vật một
cách sâu sắc như chúng vốn là, mà chỉ nhìn thấy bề mặt. Phần lớn thời gian
chúng ta không nhìn thấy ngay cả bề mặt của sự vật một cách đúng đắn. Trong một
số chỉ dẫn thực hành của Kim Cương Thừa, các đạo sư vĩ đại đã viết rằng hầu hết
loài ngườihoàn toàn hiểu sai về nhau. Họ hoạt động với 100 phần trăm hiểu
lầm
. Ngay cả những người thực hành giỏi, rất hiểu biếtgiữ giới nghiêm cẩn
cũng có thể bị tác động bởi các hoàn cảnh bên ngoài, mà từ đó khiến cho tham ái
sân hận nảy nở. Có thể không dễ nhận thấy, nhưng ở mức độ tiềm thức, các yếu
tố
này luôn xuất hiện dưới những tác nhân thích hợp. Cho đến trước khi đạt được
ngôi vị bồ tát sơ địa thì vô minh vẫn hiện diện.

Che chướng thứ tư là nghiệp (kama). Đây là sự kết hợp của tham
ái
, sân hận, và vô minh. Karma (Nghiệp) là từ Sankrit, và được sử dụng chung
như vậy trong từ điển tiếng Anh. Nhưng không phải nhiều người đều hiểu đúng nghiệp
(karma) là gì, và thường hiểu sai về nó. Nếu công việc bị thất bại hay hôn nhân
đổ vỡ, mọi người thường hỏi “có phải do nghiệp xấu của tôi không?”. Theo lời
giảng của Đức Phật, nghiệp nghĩa là các nhân và các duyên. Tất nhiên là có
những nhân và duyên khác nữa để tạo ra thất bại trong kinh doanh, hay là hôn
nhân
, và những khó khăn khác, vì vậy mọi người cho rằng “ đó là nghiệp”. Khi ý
nghĩ
về nghiệp như vậy in sâu vào trong
tâm trí, thì chúng ta bị mất hết hy vọng; giống như một số phận không thể thay
đổi được. Suy nghĩ như vậy là không đúng, vì hoàn toàn sai với sự thật. Nghiệp
xấu có thể được cải thiệntrở thành nghiệp tốt, ngược lại nghiệp tốt cũng có
thể bị hủy hoại và trở thành nghiệp xấu. Điều này sẽ được giải thích kỹ hơn ở
phần sau (PHẦN 3: Nghiệp và Tái sinh). Nghiệp
không tồn tại như là một thực thể. Nghiệp là một từ ngữ dùng để chỉ những nhân
và duyên tương đối tạo ra cuộc sống của chúng ta.

Đức Di Lặc đã miêu tả che chướng
thứ năm “ là các trạng thái tâm nhị nguyên không ý thức”
(Tạng ngữ là palcha). Đây là những trạng thái ẩn tàng
trong tâm trí nhưng có thể biểu lộ ra dưới những hoàn cảnhtác nhân kích
thích
nhất định. Giống như một quái vật đang ngủ nếu là trạng thái tiêu cực,
hoặc là một thiên thần đang ngủ nếu ở trạng thái tích cực. Nó giống như là bản
năng
. Nó tương tự như một thói quen không ý thức gắn liền với chúng ta từ kiếp
sống này qua kiếp sống khác.

Che chướng thứ sáu là ngăn cản sự
nhận ra phật tính
– đó là khi chúng ta đạt được quả vị bồ tát sơ địa. Chúng
ta
trở thành bồ tát sơ địa khi nhận ra phật tính của mình, và bản chất thực sự
của mọi sự vật ở lần đầu tiên. Tất cả các phương pháp thực hành của một bồ tát
là nhằm vượt qua những che chướng ngăn cản cá nhân nhận ra phật tính. Trạng
thái
nhận thức ra phật tính là sự tỉnh giác của quả vị bồ tát đầu tiên.

Ngài Di Lặc còn chỉ ra một loạt những che chướng kế tiếp liên quan đến
các cấp độ cao dần lên của quả vị bồ tát (mười cấp độ)*. Đây là những che chướng nhị nguyên
vi tế sẽ tăng dần và những thực hành của bồ tát để chiến thắng những che chướng
này ở các giai đoạn đó. Đây là điều quan trọng vì ngay cả khi đạt được mức độ
tinh tấn cao về trí tuệhiểu biết thì những điều này lại trở thành những trở
ngại và phải được thanh tịnh. Che chướng thứ
bảy, đó là cần phải vượt ra khỏi sự tỉnh thức phật tính của quả vị bồ tát.

Khi nói về các mức độ tỉnh thức khác nhau của quả vị bồ tát, rõ ràng
chúng ta đang diễn giải về chỉ ở phương diện lý thuyết. Để hiểu chính xác quả
vị
bồ tát sơ địa là gì, thì chúng ta phải là bồ tát. Nếu một người bình thường
được gặp một vị phật và một bồ tát sơ địa cùng lúc, thì sẽ rất khó để người này
phân biệt được, và dễ bị lầm lẫn. Bởi lẽ do tâm nhị nguyên của mình, chúng ta
không có được nhận thức sáng suốt về sự khác nhau này. Tuy nhiên, ở cấp độ của
các ngài, bồ tát sơ địa và một vị phật là khá khác nhau, nhưng sự khác biệt là
quá vi tế nên tâm trí của người bình thường khó nhận ra được.

Một người bình thườngtrạng thái
thiền và không thiền. Đối với một người bình thường, trạng thái không thiền của
một bồ tát sơ địa như là sự tỉnh thức, nhưng đối với bồ tát sơ địa hay là cao
hơn thì họ đã vượt ra khỏi sự khác nhau giữa các trạng thái thiền định và không
thiền định. Hay đúng hơn là trạng thái sau thiền định, bởi vì trạng thái thiền
định
đã tràn ngập trong hoạt động của một bồ tát, ngay cả khi bồ tát không ở
trong sự hành thiền chính thức. Ở ngôi vị phát triển này, không có gì là không
hiểu và không nhận thức được. Thành tựu của bồ tát không phải là tri thức mà là
tỉnh giác trực tiếp. Vị bồ tát phải khắc phục sự khác nhau giữa hai trạng thái
thiền và không thiền để cả hai trở thành bình đẳng như nhau. Dĩ nhiên, so sánh
với thành quả của ngôi bồ tát nhị địa, thì thành quả của bồ tát sơ địa còn hạn
chế
. Một vị bồ tát ở cấp độ tỉnh thức cao hơn có thể nhận ra những hạn chế về
tâm thức của ngôi bồ tát thấp hơn. Điều này là rất tự nhiên. Họ luôn luôn cần
phải
hoàn thiện trước khi đạt được giác ngộ viên mãn.

Mặc dù các kinh điển đã giảng giải về
các che chướng, nhưng chỉ có những ai đang trên con đường tiến tới giác ngộ
hoàn toàn mới có thể hiểu được bản chất của những che chướng này.

HIỂU BIẾT PHẬT TÍNH

Trong phần cuối bài giảng về phật tính, Đức Di Lặc đã dạy về năm sự bất
lợi
do không hiểu biết phật tính, và năm lợi ích do hiểu biết phật tính.

Bất lợi của sự vô minh về phật
tính
được xem xét đầu tiên, mà trước hết là do tự ti. Không có kiến thức về
tiềm năng của mình, chúng taxu hướng xem những lỗi lầm của chúng tabất
biến
và là bản chất tự nhiên của chúng ta. Đây là một trong số sai lầm lớn nhất
của chúng ta. Bất kỳ trí tuệ hay nhận thứcchúng ta may mắn phát triển được là
để có thể nhìn ra trạng thái tự huyễn hoặc đúng hơn sự thật là gì – một sự tỉnh
thức
về tiềm năng tối thượng của chúng ta. Nếu không nhận thức về phật tính,
chúng ta dễ bị thuyết phục về sự vô giá trị và hồ nghi về bất cứ phẩm tính tốt
đẹp
nào chúng ta có được. Đây là một quan niệm sai.

Bất lợi thứ hai do không biết về phật tính là do bản ngã của
ta
. Khi không biết về phật tính, bản ngã của chúng ta dễ phát triển. Khi chúng
ta
phát triển các phẩm tính tốt đẹp như là kết quả từ những nỗ lực tích cực của
mình, chúng ta thường nghĩ mình đã tự tạo ra, và điều này thổi phồng bản ngã
của chúng ta. Chúng ta không nhận ra rằng mình có phật tính như là các chúng
sinh
khác, và một phẩm tính tốt đẹp chính là một chút biểu hiện về phật tính
trong ta, và chúng tatối thượng nhưng không phải là cao quí hơn bất kỳ ai khác.
Nếu không nhận thấy những chúng sinh khác cũng có những khả năng như vậy, chúng
ta
rất dễ nảy sinh sự kiêu hãnh sai lầm về những thành quả nhỏ mà mình đạt
được
.

Đức Di Lặc nói về những bất lợi
thứ ba và thứ tư như là “khẳng định và phủ định”
. Sự cuồng tín là một thí
dụ
về khẳng định và phủ định. Thiếu nhận thức về phật tính dẫn đến tâm trí hẹp
hòi, giới hạn, và là nguyên nhân khiến chúng ta khẳng định những quan điểm giới
hạn
của mình là duy nhất và phủ nhận sự thật của những quan điểm khác. Thí dụ,
nếu chúng ta nhìn vào hình ảnhnghi thức của Phật tử, chúng ta có thể cũng
làm như thế mà không nhận ra bản chất, mục đích thực sự của chúng là gì. Chúng
ta
chỉ nắm bắt hình tướng bên ngoài. Không có hiểu biết chúng ta phủ nhận bản
chất
và khẳng định hình ảnh bên ngoài. Nếu không thể phân biệt giữa hình ảnh
bản chất bên trong, và tạo ra sự liên hệ giữa điều quan trọng và các thứ vặt
vãnh xung quanh, điều này có thể là một bất lợi rất lớn. Nếu không dẫn đến
cuồng tín có thể làm hại những chúng sinh khác, thì cũng lãng phí nhiều thời
gian
năng lượng do để mất đi điểm cốt lõi.

Đức Di Lặc dạy rằng tham áibất lợi thứ năm. Khi một
người vô minh về phật tính thì có khuynh hướng trở nên bám víu vào những vận
may
tốt hoặc là bất kỳ phẩm tính đã đạt, và miễn cưỡng chia sẻ những điều này
với người khác. Điều này nghĩa là bất kỳ điều tốt đẹp được phát triển trong
cuộc sống của chúng ta sẽ không làm lợi lạc cho những người khác. Chúng ta sẽ bị sa lầy trong bất kỳ điều gì đạt
được
, và cuối cùng chúng ta bị thụt lùi thay vì tinh tấn.

Về năm lợi ích của hiểu biết phật tính. Đầu tiên là hỷ lạc. Dù chúng ta nghèo khó thế nào, dù chúng
ta
trải qua đau khổ ra sao, dù chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta
luôn có niềm vui vì biết rằng bản chất tối thượng của chúng tahoàn hảo. Bởi
chúng ta biết mình đang hướng tới sự tỉnh thức cuối cùng về phật tính, chúng ta
cảm thấy hoàn toàn an tâmhạnh phúc. Trong một số bài giảng hướng dẫn về Mật
thừa, điều này được coi là quan điểm rất quan trọng. Có một châm ngôn được dịch
từ tiếng Tạng sang tiếng Anh như sau, “ Ngay cả nếu chúng ta phải chịu đau khổ,
thì chúng ta cũng đau khổ một cách hạnh phúc.” Đau khổ một cách hạnh phúc nghĩa
nhận thức rằng đau khổ chỉ là bên ngoài và vô thường. Phật tính của chúng ta
thể không bao giờ đau khổ, vì vậy đau khổ một cách hạnh phúc là điều có thể.
Ngay cả khi chúng ta không thể tránh được nỗi thống khổ, chúng ta vẫn có một
khoảng không để chúng ta có thể an lạc trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Đức Di Lặc nói lợi ích thứ hai của hiểu biết về phật tính là sự tôn
trọng
. Chúng ta có thể tôn trọng tất cả chúng sinh, và mọi người, bởi vì họ
đều có phật tính như ta. Chúng ta có thể tôn trọng môi trường và tự nhiên nữa,
bởi vì đó là những biểu hiện của phật tính thông qua những giác quan liên hệ lẫn
nhau của chúng ta.

Thông tháilợi ích thứ ba.
Khi biết về phật tính, chúng ta hiểu về chân lý tương đối. Hiểu biếtnhận
thức
về chân lý tương đối để sử dụng nó một cách thông thái.

Khi hiểu về phật tính, chúng ta
hiểu về chân lý tuyệt đối. Sự hiểu biết chân lý tuyệt đốitrí tuệ. Trí tuệ
sẽ chỉ dẫn chúng ta lựa chọn và đẩy nhanh chúng ta hướng tới giác ngộ. Trí tuệlợi ích thứ tư.

Lợi ích thứ năm của hiểu biết phật
tính
là lòng bi
. Chúng ta biết rằng tất cả chúng sinh đều có thể tiến bộ
bản tính nguyên sơ của họ là hoàn hảo, và những nỗ lực của họ để tinh tấn
cũng như những cố gắng của chúng ta để giúp họ – sau cùng rồi cũng đạt được kết quả. Mọi chúng sinh đều có phật
tính
. Đó là sự khích lệ cho chúng ta, bởi vì nếu không có khả năng để tinh tấn,
thì chúng ta không thể giúp chính chúng ta hoặc là chúng sinh khác, và như vậy
thì
sự cố gắng là vô ích. Chúng ta có lòng bi bởi chúng ta nhận thức sâu sắc về
những nỗi thống khổchúng sinh đang phải chịu đựng. Bởi vì phật tính của
mình, chúng ta có thể hành động một cách yêu thương và bi mẫn để giúp đỡ chúng
sinh
. Khi tụng những lời cầu nguyện của Phật tử “ mong rằng tất cả chúng sinh
thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau,” lời cầu nguyện của chúng ta
hiện thực, vì chúng ta biết mọi chúng sinh đều có phật tính.

Phật tínhgiáo lý thiết thực, ích lợi nhất, và chân lý của Phật giáo Kim
Cương Thừa
. Khi cầu nguyện rằng chúng ta muốn giải thoát tất cả chúng sinh. Đây
là một quan điểm đầy khát vọng. Chúng ta có thể thực sự giải thoát tất cả chúng
sinh
được không? Chúng ta có thể. Chúng tathể đạt giác ngộ được không? Tất
nhiên. Điều gì khiến chúng ta tin tưởng như vậy? Phật tính. Đây là nền tảng cơ
bản để thực hiện. Chúng ta vốn đã được giác ngộ. Chúng ta chỉ cần đánh thức vị
phật đang ngủ trong mỗi chúng ta.

Trích từ: (Chương 1)
ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ
(AWAKENING THE SLEEPING BUDDHA)
Kenting Tai Situpa Thứ XII
Nguyên Toàn dịch từ tiếng Anh
Nhà xuất bản Tôn Giáo – Hà Nội 2010


*
Mười cấp độ của quả vị bồ tát: 1. Hoan Hỷ Địa, 2. Ly Cấu Địa, 3. Phát quang địa, 4. Diễm
Huệ Địa
, 5. Cực Nan Thắng Địa, 6. Hiện Tiền Địa, 7. Viễn Hành Địa, 8. Bất Động
Địa
, 9. Thiện Huệ Địa, 10. Pháp Vân Địa.
Xem thêm Từ Điển Phật Học Anh – Việt của Thiện Phúc.