Người Phật Tử Ngày Nay Trong Thế Giới Tây Phương

0
23

NGƯỜI PHẬT TỬ NGÀY NAY
trong thế giới Tây Phương
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ

phatgiaonhapmonphatgiaonhapmon
Phật Giáo nhập môn
Thực
tập
thiền địnhCải thiện chính mình – Mở rộng trái tim
tác
giả
Fabrice Midal

 

Vài lời giới thiệu của người dịch

Dưới đây là phần chuyển
ngữ
toàn bộ chương I (tr.13-20) của một quyển sách nhỏ về Phật Giáo, mang tựa đề
“Phật Giáo nhập môn” (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản
Grancher, 2008). Tuy bàn về những vấn đề rất căn bản thế nhưng tập sách lại được
viết bởi một triết gia Phật Giáo sâu sắc nổi tiếng hiện nay là Fabrice Midal.
Trong chương đầu tiên này, tác giả tìm cách giải thích Phật Giáo là gì và nêu lên
một vài khía cạnh về hiện tình phát triển của Phật Giáo tại Pháp và Âu Châu. Toàn
bộ
quyển sách được tác giả trình bày với một văn phong rất đơn giản và nêu lên các
chủ
đề cũng như các nhận xét thật bao quát, thế nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy được
chiều sâu và sự chính xác tàng ẩn phía sau từng dòng chữ thật đơn sơ của ông.

Sinh năm 1967 trong một
gia đình Do Thái Giáo, năm 20 tuổi Fabrice Midal may mắn gặp được một nhà sư
Tây Tạng khác thường là Chögyam Trungpa (1939-1987). Ông cạo đầu và tu theo Phật
Giáo Tây Tạng
từ khi còn là sinh viên, sau đó thì đỗ tiến sĩ triết học tại đại
học
Sorbonne (Paris). Tuy thấm nhuần các tư tưởng phóng khoáng, cấp tiến
“phi-giáo-điều” của vị thầy Chögyam Trungpa, ông cũng đã chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ các vị thầy Tây Tạng khác mà ông đã theo học, và đặc biệt nhất là
được nhà thần kinh học nổi tiếng Francisco Varéla (1946-2001) một trong các đệ tử
thân cận của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, truyền thụ thêm cho ông về phép thiền định.

phatgiaonhapmonfabrice_midal

Fabrice
Midal

 


do
nào khiến người Tây Phương lại theo Phật Giáo đông đến thế?

Quả thật là đã không hề
có một dấu hiệu nào báo trước sự thành công kỳ lạ của Phật Giáo tại Tây Phương trước
khi Phật Giáo tiếp xúc với miền đất này vào thế kỷ XX. Alfred Foucher (1865-1952, là một
học giả uyên bác của Pháp
)
, tác giả một quyển sách thuật lại cuộc đời
của Đức Phật hiện vẫn còn giá trị, đã viết vào năm 1949 một câu như sau:
“Ngoại trừ một số người đặc biệt hiếu kỳ thích quan tâm đến những thứ ngoại
lai
ra thì Phật Giáo rồi cũng sẽ chỉ thu nạp được một số tín đồ thật ít ỏi trên
đất nước của chúng ta “. Theo ông thì tín ngưỡng đó không sao hòa hợp được
với tâm tính của người Tây Phương.

Ngày nay nhiều khái niệm
chủ yếu của Phật Giáo được biết đến và có thể nói rằng đã có rất nhiều người Tây
Phương tán
đồng các quan điểm ấy: dù đấy là lòng từ bi, sự vững chắc của hiện
tượng
vô thường (chữ này là một đặc thù của Phật Giáo), các khái niệm về vô-ngã,
về nghiệp hay là hiện tượng tương liên (duyên khởi). Người ta có thể quả quyết rằng rồi
đây Tây Phương sẽ trở thành mảnh đất của Phật Giáo, dù không nhất thiết phải là
dưới một hình thức tu tập thật chuyên cần đi nữa.

Sự lợi ích do thiền định
mang lại thì mọi người đều biết và đã có hàng triệu người đang luyện tập hiện
nay.

phatgiaonhapmonchuakhanhanh-paris Khoảng hơn bảy-trăm-ngàn
người Pháp tự nhận mình là Phật tử (nước Pháp có 65 triệu dân), và do đó Phật Giáo đã
trở thành tôn giáo đứng hàng thứ ba tại quốc gia này. Con số ấy thật ra còn che
khuất
một sự thật quan trọng hơn thế nhiều: đấy là có năm triệu người Pháp cho
rằng Phật Giáo là một tín ngưỡng mà họ cảm thấy gần gũi với mình hơn cả. Phật
Giáo
du nhập vào nước Pháp vững chắc hơn so với các nơi khác: hàng nhiều trăm
trung tâm thiền định đã được thiết lập trên đất Pháp. Ngôi chùa Tây Tạng lớn nhất
Âu Châu tọa lạc trong vùng Bourgogne (miền đông nước Pháp), trung tâm thiền Zen quan
trọng nhất ở Âu Châu được thiết lập tại Touraine (miền tây nước Pháp), và ngôi chùa
mới của Phật Giáo Việt Nam thì ở Evry (ngoại ô Paris).(hình bên)

Có rất nhiều nguyên nhân
đưa đến sự phát triển của Phật Giáo trên đây. Thế nhưng căn cứ vào một vài khía
cạnh của tín ngưỡng Phật Giáo đã khiến cho con tim của người Tây Phương phải
rung động thì có lẽ chỉ cần nhận ra hai nguyên nhân chính yếu nhất là đủ: trước
hết là một nền móng đạo đức xây dựng trên sự khoan dung, lòng nhân ái, sự ý thức
được trách nhiệm của mình đối với người khác trong cộng đồng xã hội; và kế đó là
sự tập luyện về thiền định như là một nghệ thuật sống, giúp làm hiển lộ được bản
chất
đích thật nơi con người của mỗi chúng ta trong bất cứ một bối cảnh nào
trong cuộc sống.

Các nguồn tài nguyên
thiên nhiên bị tàn phá triệt để khiến cho tương lai của hành tinh này đang bị hăm
dọa
một cách trầm trọng, và nếu nhìn trên một bình diện rộng hơn nữa thì có thể
nói rằng bất cứ thứ gì trên hành tinh này cũng đều đang bị khai thác một cách tận
cùng – trong đó kể cả con người. Trong bối cảnh đó đối với nhiều người thì Phật
Giáo
đã xuất hiện như là một giải pháp cứu tinh mạnh mẽ, mạch lạc và thật cần
thiết
.

Đối
với người Tây Phương muốn trở thành một Phật tử thì phải như thế nào?

Đấy là ước vọng được bước
theo bước chân của Đức Phật, thế nhưng đây không phải là cách thâu thập cho
mình một thứ gì ngoại lai, mà thật ra là để noi theo tấm gương của một Con Người
cách nay hơn hai-ngàn-năm-trăm năm đã khám phá ra một con đường cho chúng ta bước
theo, hầu giúp cho mình trở thành những con người xứng đáng hơn.

Nếu bắt buộc phải định
nghĩa Phật Giáo bằng một câu duy nhất thì tôi sẽ nói rằng đấy là một phương
pháp
giúp chúng ta sống thật trọn vẹn từng giây phút một trong cuộc đời này.

Tất cả chúng ta đều trải
qua
những giây phút khổ nhọc và đau buồn, và cả mọi thứ khó khăn khác mang ít
nhiều gay gắt. Thế nhưng Phật Giáo cho thấy là chúng ta có thể triệt tiêu được những
thứ ấy một cách hữu hiệu, và còn nhắn bảo với chúng ta không nên đổ lỗi cho hoàn
cảnh
bên ngoài hay cho người khác, vì đấy chỉ là cách ngăn chận không giúp chúng
ta
trưởng thành một cách đúng đắn được.

Phật Giáo khuyên chúng
ta
phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong
cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình. Nếu
nhìn theo chiều hướng đó thì Phật Giáo không phải là một tôn giáo. Phật Giáo không
bắt nguồn từ một thứ đức tin nào cả, và cũng chẳng cần phải chấp nhận một thứ hiểu
biết
nào mang tính cách giáo điều. Kể cả
một Đấng Tối Cao cũng không có trong tín ngưỡng ấy.

Giáo huấn của Đức Phật
là những lời chỉ dạy giúp chúng ta tiếp cận trực tiếp với những kinh nghiệm sống
thật mà chúng ta cảm nhận được. Dầu sao thì chữ kinh nghiệm (experience) không hàm
chứa đầy đủ được ý nghĩa cần thiết để diễn đạt được những gì nói đến trên đây, bởi
vì ngày nay chữ kinh nghiệm đã quen được sử dụng trong khoa học và mang ý nghĩa
như là một sự thử nghiệm, không còn là một sự lắng nghe với tất cả sự cảnh giác
nữa.

Bước theo vết chân của
Đức Phật trước hết có nghĩa là khám phá ra rằng thực tại không hề hiển hiện ra
đúng thật của nó, thế nhưng chúng ta thì lại không sẵn sàng để chấp nhận điều ấy.
Vì thế phải cần đến một sự tập luyện cần thiết nào đó để giúp chúng ta tiếp cận
thật gần, đúng thật với những gì đang hiển hiện ra. Thí dụ như khi viếng thăm một
thành phố nào đó mà trước đây ta chưa hề biết, thì trong trường hợp ấy ta cũng cần
phải
có một thời gian để cảm nhận được các đặc điểm của nơi ấy, và khung cảnh
sinh hoạt của nơi ấy. Thế nhưng vẫn có thể là ta không thể nào quả quyếtmình đã cảm nhận được một cách đích thật
tất cả những gì trong bối cảnh cá biệt ấy hay không, do đó ta cần phải có thêm thì
giờ
để kiểm chứng lại. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy thì sẽ hiểu rằng Phật Giáo
khuyên chúng ta phải tập luyện thiền định. Đức Phật ngồi xuống để thiền định
đã tiếp cận trực tiếp và thật sát với tất cả mọi sự vật đúng với những gì chúng
hiển hiện ra, đồng thời thì Ngài cũng đã nhìn thẳng vào những kinh nghiệm cảm
nhận của chính Ngài với một sự sắc bén thật cao độ. Trở thành một người Phật tử
chỉ đơn giản có thế, tức có nghĩa là biết hành xử như thế.

Tuy nhiên không phải dễ
để thực hiện được điều ấy. Nếu nhiều người cùng tập luyện chung với nhau thì có
thể sẽ dễ dàng hơn, nhất là biết tuân theo một số quy tắc được thiết đặt rõ rệt
và biết cố gắng giữ sự thành tín mang tính cách “tôn giáo” trong lòng
mình, phải tự tin rằng mình là một người tốt và mình có lý – không nên đổ lỗi cho
người khác về các khó khăn của chính mình. Con người luôn bị thúc đẩy thật mạnh
bởi một niềm mong muốn tạo lập được một cơ sở nào đó và dồn tất cả trí thông
minh
của mình vào đấy, và sau đó thì hy sinh tất cả cho lý tưởng ấy – thí dụ như
thành lập một xí nghiệp, một hội đoàn, một cơ sở hành chánh, hay theo một Giáo Phái
nào đó mà vì hoàn cảnh đưa đẩy đã trói buộc mình vào với nó. Tất cả những thứ ấy
thật vô cùng khủng khiếp.

Đức Phật khuyên chúng
ta
phải biết tận hưởng, biết cảm nhận và biết sống trong từng giây phút một qua
sự hiện hữu của chính mình, thế nhưng không phải vì thế mà phải loại bỏ trí thông
minh
của chính mình, và bắt buộc mình phải giao sự tự do của chính mình vào trong
tay của bất cứ ai khác.

Các
điều ấy có khác với những gì đang xảy ra ở các nước Tây Phương hay không?

Đúng là có, bởi vì tại Á
Châu thông thường thiền định không được xem là tâm điểm của Phật Giáo. Thiền định
chỉ được thực thi bởi một số người đặc biệt quan tâm đến nó mà thôi. Phật Giáo tại
những nơi này đã hòa nhập một cách tự nhiên với cuộc sống thường nhật. Tại Tây
Phương
, chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế đối với Thiên Chúa
Giáo
, và cũng nên hiểu rằng nhiều người xem tất cả những thứ ấy chỉ là một khung
trời thấm đượm văn hóa và các tập quán lâu đời mà thôi, không phải là một con
đường
tâm linh đích thật.

Phật giáo tại Tây Phương
trước hết phải được xem là một sự truyền thụ tâm linh. Phật Giáo không phải là
một thứ tổng hợp gồm các tín điều, nghi lễ và các thái độ hành xử. Quả thật tất
cả là nhờ vào những vị “anh hùng” (đây là cách “mượn chữ” trong kinh sách Phật Giáo,
nhất là kinh sách Phật Giáo Tây Tạng, chữ “anh hùng” dùng để chỉ những vị Bồ-tát xả thân cho lý tưởng của mình,
và trong trường hợp này là những nhà sư Tây Tạng đã trốn thoát khỏi quê hương của
họ để sống lưu vong tại Âu Châu
)
đã mang Phật Giáo vào Tây Phương
cho chúng ta vào hậu bán thế kỷ XX, đấy là những người bị gạt ra khỏi các thể
chế
xã hội trên chính quê hương của họ. Họ ý thức được Phật Giáo đang trở thành
một thứ hóa thạch (địa khai – fossil) trên quê hương họ, và khi đã đến được mảnh
đất phương Tây thì họ cũng hiểu được rằng đấy cũng là một cơ hội để giúp cho Phật
Giáo
tồn tại, và hơn nữa đấy cũng là một dịp để phát huy cho mọi người biết đến
các tiềm năng quý giá vô ngần của Phật Giáo. Những tiềm năng ấy không nhất thiết
đề cao một nền luân lý hay quảng bá một thứ giáo điều nào cả, mà đúng hơn đấy là
những gì giúp chúng ta có thể nhìn thấy được một thể dạng hiện hữu nào đó (thể dạng thanh
cao, an vui và giải thoát của một người tu tập)
.

Đối với các thế hệ trẻ
tại Á Châu, Phật Giáo bị xem như là một thứ gì lạc hậu, và cũng chẳng giúp ích
gì được cho họ trong cuộc chạy đua kinh tế toàn cầu mà họ đang muốn nhập cuộc để
tham gia. Trong thế giới Tây Phương thì chúng ta may mắn hơn và đã ý thức được những
giới hạn của chủ thuyết toàn cầu hóa đó cũng như của sự đua đòi tiện nghi vật
chất
. Kinh nghiệm bản thân giúp chúng ta chứng nghiệm được tính cách đích thật
trong những lời giáo huấn của Đức Phật. Các lời giáo huấn ấy giúp chúng ta ý thức
được là dù luôn cố tìm cách thỏa mãn sự ham muốn thế nhưng thực sự ra thì chúng
ta
sẽ không bao giờ hết thèm khát cả. Chúng ta nào có biết tìm lấy cho mình sự
an vui sẵn có mà luôn chỉ muốn tìm cách để đuổi theo những thứ khác hơn.

Dầu sau thì vấn đề vẫn
còn hàm chứa một khía cạnh khác nữa. Trong thế giới Đông Phương, Phật Giáo đã ăn
sâu vào
toàn bộ nền văn hóathấm nhuần trong từng sinh hoạt cụ thể của cuộc
sống thường nhật. Con người hít thở bầu không khí Phật Giáo một cách thật tự
nhiên
– hành động của họ đều thấm đượm tinh thần Phật Giáo, từ cách ăn ở, cách
chào hỏi, cách ngắm nhìn muôn thú, núi đồi hay bất cứ một sự vật nào khác. Các
nền văn hóa Đông Phương không hề gây chiến chống lại bất cứ gì chi phối bởi một
thứ trật tự duy lý mang tính cách tính toán – mà luôn giữ được ý nghĩa của sự
thiêng liêngnghi lễ, biết quan tâm đến thân xác và cả tình yêu thương. Và đấy
chính là những gì mà chúng ta không có. Muốn thực hiện được những điều ấy thì nhất
định
phải cần đến một sự cố gắng thật lớn lao. Nếu không thiết lập được một nền
móng
văn hóa Phật Giáo đích thực tại Tây Phương thì cũng sẽ khó lòng mà giúp
cho Phật Giáo bắt rễ vào mảnh đất ấy.

Sau hết cũng cần phải
nêu lên thêm một sự khác biệt nữa giữa Phật Giáo Á Châu và Phật Giáo Tây
Phương
: đấy là vai trò của những người xuất gia. Tại Đông Phương nhất là ở các nước
Đông Nam Á, vị thế của người tu hành được nâng lên rất cao. Người thế tục thuộc
mọi thành phần đều phải cung cấp các tiện nghi vật chất cho các nhà sư trong cuộc
sống thường nhật, và họ xem bổn phận ấy quan trọng hơn cả việc tu tập để hướng
vào sự giác ngộ cho chính mình.

Tây Phương thì lại khác,
các người thế tục chỉ biết lo tu tập, tham gia vào các khóa ẩn cư hay các buổi
thực tập. Họ tìm cách bước thẳng vào lãnh vực cao thâm nhất và linh thiêng nhất
của Phật Giáo.

Nguyên
nhân
nào đã thúc đẩy ta trở thành người Phật Giáo?

Con người càng đa dạng
bao nhiêu thì những nguyên nhân thúc đẩy cũng càng phức tạp bấy nhiêu.

Các nguyên nhân ấy có
thể là sự bất an gay gắt trong lòng, sự bất toại nguyện dai dẳng (vì khổ đau mà tu),
chấp nhận tự gánh vác tất cả mọi khó khăn của mình (ý thức được nguyên nhân của khổ đau là do chính
mình gây ra
)
, hay đấy là tinh thần thượng võ, lòng ước vọng giúp đỡ
tất cả chúng sinh (lý tưởng của người bồ-tát).

Hoặc cũng có thể là vì
cảm nhận được ý nghĩa sâu xa trong những lời giảng huấn của Đức Phật, luôn vang
lên trong lòng mình một cách thật thiết tha.

Dầu sao đi nữa thì đến một
ngày nào đó, người ta cũng sẽ cảm thấy mình muốn được uống những ngụm nước tuôn
ra từ con suối ấy (tức Phật Giáo). Nếu muốn đến được con suối thì phải sẵn sàng
từ bỏ các thói quen chỉ biết hành xử nhắm vào quyền lợi cá nhân của mình. Quả
thật
chẳng có gì hẹp hòi hơn. Đấy chỉ là một cách chạy quẩn chạy quanh. Chính vì
thế mà đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ muốn được nhìn thấy các sự vật gần
hơn, đúng thật hơn với cách mà chúng hiển hiện ra.

Đấy chính là cách giúp
chúng ta bước vào “con đường”.

Các nguyên nhân khiến
chúng ta tìm đến với Phật Giáo tất nhiên cũng phải biến đổi. Những nguyên nhân thúc
đẩy
hẹp hòi rồi sẽ dần dần biến thành những nguyên nhân cao rộng hơn, sự ích kỷ
rồi một lúc nào đó cũng sẽ chuyển thành lòng quyết tâm hy sinh vì sự lợi ích của
kẻ khác.

Dù được thúc đẩy bởi bất
cứ một động lực nào đi nữa thì luôn luôn ta cũng phải cần đến một con đường giúp
cho ta theo đó mà đi.

Quả đấy là một thứ gì
thật khó. Con người lúc nào cũng muốn che chở mình bằng một lớp vỏ bên ngoài thật
cứng nhắc mà chẳng bao giờ nghĩ đến là phải biến cải chính mình từ bên trong.

Thế nhưng đấy lại là mục
đích
của Phật Giáo. Phải tu tập mà thôi, thế nhưng không phải tập để đơn giản trở
thành
một người Phật tử – chữ ấy mang một ý nghĩa thật đáng thương hại, bởi vì
đấy chỉ là cách gán thêm cho mình một thứ cá tính nào đó để tự nâng cao giá trị
của mình, hầu để tự trấn an lấy mình – mà đúng hơn tu tập có nghĩa là phải đi theo những bước chân của Đức Phật.

Phật
Giáo
nghi lễ nào tương tự như lễ rửa tội hay lễ Bar Mitsva
(lễ
thụ giới của Do Thái Giáo lúc con gái vừa đúng 12 tuổi và con trai thì 13 tuổi
)
hay không?

Khi sinh ra chúng ta không
đương nhiên là người Phật Giáo, tương tự như trường hợp của Do Thái Giáo, hay là
trường hợp của Thiên Chúa Giáo nhờ vào phép rửa tội. Chúng ta trở thành người
Phật Giáo bằng một sự tự nguyện mang tính cách cá nhân gọi là “quy y Tam Bảo”
tức là nương tựa vào Đức Phật, Đạo PhápTăng Đoàn: đấy là tấm gương để ta
noi theo (tức Đức
Phật
)
, con đường giúp ta bước theo (Đạo Pháp), và tập thể những người đảm
trách việc truyền giáo (Tăng Đoàn).

Tại
sao lại gọi là “quy y”?

Quyết tâm trở thành một người Phật
Giáo
là một cách (gián
tiếp
)
chứng tỏ cho thấy là các mục tiêu trước đây không đáp ứng được
nguyện vọng của mình. Các mục tiêu ấy không đủ vững chắc để cho ta có thể nương
tựa vào đấy. Tìm kiếm lạc thú, lợi lộc, uy quyền thì rốt cuộc cũng chỉ là cách
chạy theo những thứ phù du. Sự nương tựa đích thật mang lại lợi ích thực sự chính
là cái không gian mở rộng – cái không gianĐức Phật đã trỏ cho chúng ta thấy.
Chỉ có Đức Phậtvững bền và không có bất cứ một thứ
gì có thể làm cho Ngài bị ô uế được.

Đức Phật cũng như Đạo Pháp và Tăng Đoàn tất cả
đều hiển lộ một cách thật xác thực, và được xem như ba viên ngọc quý giá không
gì có thể so sánh được. Những viên ngọc vô giá đó có thể giúp chúng ta chữa
lành những vết thương sâu kín nhất. Chúng ta có thể mạnh dạn nương tựa vào những
viên bảo châu ấy mà không e ngại gì cả. Đấy là những viên bảo châu không bao giờ
phản bội chúng ta và cũng không bao giờ làm cho chúng ta phải bị lạc hướng…

Việc quy y thường được
diễn ra trong một buổi lễ với sự chủ tọa của một vị thầy, có thể tổ chức ở chùa
hay tại nhà. Thể thức thật giản dị, chỉ cần xướng lên
ba lần:

Tôi xin quy y Phật

Tôi xin quy y Pháp

Tôi xin quy y Tăng

Để chính thức hóa sự kiện ấy, người
chủ lễ sẽ cắt một lọn tóc của người tân đồ đệ, tương tự như khi Đức Phật rời bỏ
cung điện vua cha đã cắt tóc để tỏ sự quyết tâm đi theo con đường mà mình đã chọn.

Ngay cả ở Phương Đông, tục lệ này đôi
khi cũng không còn giữ được tính cách long trọng như xưa nữa, và tiếc thay đấy lại
là những gì thật cần thiết. Người tân đồ đệ dù có xướng lên những lời ước nguyện
thế nhưng cũng chẳng cần biết đấy có ý nghĩa gì, và cũng chẳng cần phải đem ra
để áp dụng trên con đường tu tập ủa mình. Vì thế nên ngày nay tại Tây Phương thiết
nghĩ
cũng nên tổ chức lễ quy y thật long trọng và nên chờ đến khi nào người tu
tập
thật sự sẵn sàng để quy yquyết tâm tuân thủ những điều nguyện ước của mình
thì mới làm.

Hành động quy y không phải chỉ có ý
nghĩa
giới hạn trong buổi lễ. Người tu tập trong từng ngày phải nhớ đến hành
động quy y của mình, và phải xem đấy như là một phép tu tập đích thật, và đấy cũng
là một cách nhắc nhở mỗi người chúng ta không được quên cái lý tưởngchúng
ta
hằng mong muốn là mang lại cho sự sống của chính mình. Mặc dù không hề ý thức
được, thế nhưng thực ra thì lúc nào chúng ta cũng bám víu quá nhiều vào những
thứ vô ích và phù du, vì thế tốt hơn hết chúng ta nên tìm cho mình một hướng đi
(tức là Phật
Giáo
)
để gởi gấm con tim của chính mình.

Bures-Sur-Yvette,
27.01.12

Hoang Phong chuyển
ngữ