Bốn Oai Nghi Của Người Xuất Gia Dưới Góc Nhìn Y Học | Bác Sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên

0
13

BỐN OAI NGHI
CỦA NGƯỜI XUẤT GIA
DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC

(Bác sĩ Võ Khc Khôi Nguyên)

 PDF icon (4)PDF icon (4)

BỐN OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC

BÀI 1: ĐI NH NHƯ GIÓ

PDF icon (4)thien hanh

Bn oai nghi là pháp thc hành, mt trong nhng yếu t làm nên phm cht ca mt v tu sĩ Pht giáo, được hướng dn t thu mi vào chùa.

Bốn oai nghi tạo nên hình ảnh đẹp của Tăng đoàn vốn có từ thời Đức Phật và được truyền thừa cho đến ngày nay. Đi – đứng – nằm – ngồi tuy là những hoạt động thường ngày nhưng đó cũng là một phương cách để rèn luyện thân tâm.

Trong bài viết này, chúng tôi phân tích bốn oai nghi dưới góc nhìn y học.

“Đi đ mà đi”

“Đây là lần đầu tiên chú Svastika rời bỏ quê hương. Nghe nói phải đi đến mười hôm mới tới được thành Rajagaha. Bụt và các thầy khất sĩ đi thật khoan thai. Đi như thế này thì lâu đến là phải. Nhưng Svastika cũng chậm bước lại. Bước chân Svastika cũng trở nên khoan thai. Lòng Svastika bây giờ bình yên… Svastika có cảm tưởng là Bụt đi để mà đi chứ không phải đi để mà tới. Đoàn khất sĩ đi theo Người cũng vậy. Không ai tỏ vẻ nóng ruột hoặc hấp tấp muốn cho chóng tới Rajagaha. Mọi người bước những bước vững chắc, chậm rãi và thanh thản. Đi như là đi chơi”. (Trích “Đường xưa mây trng” Thiền sư Thích Nhất Hạnh)

Trong nhịp sống hối hả ngày nay, những bước đi chậm rãi, khoan thai như mô tả ở trên phải chăng chỉ còn trong các buổi thiền hành? Sự vội vã, tất bật khiến con người phải tranh thủ thời gian trong từng bước chân thoăn thoắt. Các nghiên cứu đã cho thấy, mỗi bước chân ta nện xuống đất càng mạnh thì chính ta cũng sẽ nhận lại phản lực lên cơ thể càng lớn. Đây chính là lý do các vi chấn thương ở hệ cơ xương khớp xuất hiện từ trong chính sinh hoạt hàng ngày. Những vi chấn thương này quá nhỏ để chúng ta có thể nhận ra tức thì và điều chỉnh. Nhưng chính sự lặp đi lặp lại và tích lũy theo thời gian, nó sẽ gây các tác động tiêu cực lên hệ cơ xương khớp, nhất là ở chi dưới.

Chúng tôi có thể điểm qua các bệnh lý có liên quan đến việc đi đứng như viêm cân gan chân gây đau nhức lòng bàn chân, viêm điểm bám gân gót gây đau ở mặt sau gót chân, vẹo trục cổ chân và thoái hóa khớp cổ chân, rách sụn khớp cổ chân và khớp gối, vẹo trục và thoái hóa khớp gối, đau khớp háng hay thậm chí là ảnh hưởng lên cột sống… Các bệnh lý nêu trên thường dễ chuyển sang mạn tính và hay tái đi tái lại.

Một nguyên nhân quan trọng của vấn đề này là người bệnh không nhận diện được các thói quen sai lầm trong việc đi đứng và thay đổi nó. Thuốc men có thể giúp họ cắt cơn đau, nhưng nếu không điều chỉnh lối sống thì việc tái lại là điều gần như chắc chắn. Đó cũng chính là lý do khi thăm khám cơ quan vận động, các bác sĩ thường yêu cầu người bệnh đi đứng để phát hiện các rối loạn ở dáng đi. Bạn nên trao đổi với thầy thuốc về các biện pháp điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho đúng. Bởi lẽ đây chính là điều chúng ta có thể thay đổi được và có thể làm hàng ngày, còn thuốc men chỉ là phương tiện ngắn hạn để kiểm soát các triệu chứng.

Đi nh như gió

Tư thế đi chuẩn hầu như ai cũng có thể mô tả được, nhưng nhớ thực hành hàng ngày mới là điều quan trọng. Khi bước đi, chúng ta cần giữ lưng và vai thẳng, đầu cũng ngay thẳng, mắt nhìn về phía trước, không vung tay quá rộng, không lê chân trên sàn, không gây ra tiếng ồn. Tạo cho dáng đi nhẹ nhàng được người xưa nhắc bằng câu “hành phư phong” nghĩa là đi nhẹ như gió.

Việc giữ cho đầu, lưng vai thẳng ngoài việc đảm bảo trục cơ thể không bị lệch còn liên quan đến sự thăng bằng khi vận động. Điều này có vẻ ít quan trọng ở người trẻ. Bởi khi còn trẻ, hệ thống điều chỉnh sự thăng bằng và sức cơ còn khoẻ thì cơ thể có thể tự bù trừ được. Nhưng đối với người cao tuổi, khi cơ thể bị lệch trục do vấn đề gù cột sống và tình trạng thoái hóa các khớp ở chi dưới, cộng với sức cơ suy yếu thì việc điều chỉnh thăng bằng không còn tốt nữa. Đây chính là nguyên nhân người cao tuổi thường có dáng đi lắc lư và không vững. Tất cả những điều này là yếu tố quan trọng dẫn đến té ngã ở người cao tuổi. Đến lúc cơ thể đã già yếu, mỏi mòn thì muốn điều chỉnh hay thay đổi các thói quen cũ trong việc đi đứng là điều rất khó khăn. Vì vậy hãy tập cho mình dáng đi tốt ngay từ lúc còn trẻ.

Khi đi đứng, việc giữ cho mắt nhìn về phía trước giúp cơ thể quan sát có chủ ý về đường đi và các chướng ngại vật. Thường chúng ta luôn làm tốt việc quan sát khi di chuyển trên những con đường lạ. Các thống kê cho thấy, nơi thường dễ xảy ra té ngã trong sinh hoạt hàng ngày hay tai nạn giao thông là trong chính ngôi nhà của mình và trên những cung đường chúng ta hay đi. Thêm vào đó, việc “nhìn dọc, liếc ngang” không làm cho trường quan sát chúng ta mở rộng thêm. Bởi trường quan sát của mỗi người tương đối hằng định. Một trong các cơ chế gây té ngã về phía sau chính là việc quay đầu đột ngột khi di chuyển.

Động tác đánh tay trong khi di chuyển là một phản xạ tự nhiên để đảm bảo thăng bằng của cơ thể. Nhưng khi đi đứng mà đánh tay quá mức có thể gây đau ở khớp vai và làm tiêu tốn năng lượng của cơ thể. Việc tiêu tốn năng lượng này càng bộc lộ rõ ở người già qua việc họ bị nhanh mệt khi đi đứng nhiều. Thay vào đó, thăng bằng của cơ thể vẫn có thể được duy trì bằng việc kiểm soát bước chân và mắt như đã nêu bên trên.

Mỗi bước chân bạn đi sẽ gây ra lực tác động lên chính cơ thể. Điều tiên quyết để bước chân đi nhẹ nhàng, ít tạo ra phản lực có hại chính là việc khoảng cách mỗi sải chân nên ngắn. Khi sải chân càng dài, thường bàn chân sẽ tiếp đất ở phía gót nhiều hơn. Khi đó, đi nhanh sẽ đồng nghĩa với việc đi bằng gót chứ không bằng cả bàn chân. Chính việc nện gót chân xuống đất liên tục với cách đi này sẽ gây ra hiện tượng đau ở gót chân, về lâu dài gây ra tình trạng mất cân bằng trong vấn đề chịu lực ở bàn chân. Việc quan sát da lòng bàn chân, nhìn dấu chân in trên nền, hay gián tiếp qua độ mòn của đế giày dép có thể phần nào biết được vấn đề rối loạn chịu lực ở bàn chân.

Giày dép là phương tiện để bảo vệ đôi chân, nhưng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra các vấn đề ở bàn chân. Giày có quai hậu luôn được khuyến khích sử dụng. Các loại dép xỏ ngón thường gây đau ở kẽ ngón và không che chắn được bàn chân và có thể tạo sự va đập giữa đế dép và vùng gót khi di chuyển. Chọn lựa giày dép sao cho vừa vặn với bàn chân để không gây vấp té, sao cho êm để hấp thu bớt phản lực lên bàn chân là những vấn đề nên chú ý. Từ quan điểm này, chúng ta cần quan trọng cả đôi dép mang trong nhà cho đến đôi giày đi ngoài đường đều phải thỏa mãn các tiêu chí này.

Trong đạo Phật, thiền hành là một pháp môn tu tập để rèn luyện thân tâm. Dưới góc nhìn y học, đi bộ được xem là một hoạt động thể dục phù hợp nhất, dễ thực hiện nhất cho mọi lứa tuổi. Đi bộ có thể làm tăng sức mạnh cơ chân, cải thiện hiệu suất thăng bằng và điều kiện tâm lý.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Thể thao Hoa Kỳ (ACSM) khuyến cáo chúng ta nên vận động thể lực như đi bộ ít nhất 30 phút/ngày, ít nhất trong 5 ngày trong một tuần. Thực hiện được điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính phổ biến mà còn tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ bắp, giúp ngăn ngừa té ngã.

Ở các nước phương Tây, nhiều chiến dịch nâng cao sức khỏe đi bộ toàn dân đã được phát động. Để đáp ứng mục tiêu khuyến nghị, mọi người được khuyến khích đi bộ từ 7.000 đến 10.000 bước/ngày để mang lại lợi ích sức khỏe tương đương với vận động thể lực trung bình trong 30 phút. Nhiều nghiên cứu chỉ ra đi bộ <5.000 bước/ngày là ngưỡng giới hạn của lối sống ít vận động. Chính lối sống ít vận động là nguy cơ của các bệnh lý thời đại như tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ… Đơn thuốc “đi bộ” nên được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.

 

BỐN OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC

BÀI 2: ĐNG NHƯ CÂY TÙNG

Trong bn hot đng đi đng nm ngi, tư thế đng có v chiếm ít thi gian sinh hot trong ngày. Nên thường chúng ta cũng ít chú ý đến tư thế đng hơn các tư thế khác.

Tuy nhiên, trừ các công việc có tính cách đặc trưng phải đứng nhiều như lễ tân, giáo viên, phẫu thuật viên… thì đa số chúng ta không đứng quá lâu trong ngày. Các khoảng thời gian sinh hoạt trong ngày vẫn không thể không kể đến các tư thế đứng mà chúng ta dễ bỏ qua, ít chú ý như: đứng chờ thang máy, đứng nấu ăn, làm công việc nhà… Những lúc đứng để làm việc cũng chính là lúc chúng ta lại ít chú ý đến tư thế cơ thể do tập trung tâm trí vào các công việc đó. Vì vậy để có một tư thế đứng tốt và nó trở thành thói quen và hằng định trong sinh hoạt cá nhânviệc phải rèn luyện.

Để hiểu về tư thế đứng tốt, bạn cần biết về cấu trúc cơ bản của cột sống. Nhìn theo chiều trước sau, cột sống như thẳng đứng. Nhìn từ phía bên hông, cột sống có 4 đoạn cong sinh lý tự nhiên xếp xen kẽ nhau: đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước xen kẽ với đoạn ngực và đoạn cùng cụt thì cong lồi ra sau. Cột sống được cấu thành bởi 33 đốt xương sống, giữa các đốt xương sống có đĩa đệm lót ở giữa đóng vai trò như một “tấm đệm” giúp hấp thu lực và làm cho chuyển động của cột sống trở nên mềm mại, linh hoạt. Cột sống đóng vai trò là trục nâng đỡ sức nặng toàn cơ thể.

Ảnh hưởng của sai lệch tư thế đứng đối với vóc dáng của cơ thể được minh họa trong hình. Theo đó, tư thế đứng chuẩn là hình A: dáng đứng thẳng lưng và cổ, trọng tâm của đầu và thân mình rơi vào đúng trục chịu lực của cơ thể. Đây cũng chính là trạng thái vững vàng nhất của cơ thể ở tư thế đứng.

Tư thế không vững (hình B) cho thấy phần thân trên và xương chậu bị ngã về phía sau và chứng gù lưng xuất hiện ở dáng đứng này. Để bù trừ lại trọng tâm bị ngã về phía sau so với trục thẳng đứng, cơ thể phải thay đổi để giữ thăng bằng: gối hơi gập nhẹ chứ không thể duỗi thẳng, bụng bị đẩy ra trước tạo dáng bụng phệ và đầu cũng bị cúi về phía trước nhiều hơn. Đây cũng là dáng đứng thường thấy của người già khi cột sống bị còng do tuổi tác.

Tư thế trái ngược với dáng đứng hình B là dáng đứng bị ưỡn quá mức ở hình C. Theo đó, trọng tâm của cơ thể lại có khuynh hướng đổ về trước nhiều hơn do vùng cột sống thắt lưng bị ưỡn. Tư thế đứng này cũng gây đau mỏi vùng thắt lưng và làm cho bụng không phẳng. Với hai dáng sau cũng góp phần gây ra tình trạng bụng to – vốn là một tướng xấu theo quan niệm của nhà Phật lẫn của y học hiện đại.

Đau thắt lưng là một triệu chứng phổ biến. Khoảng 80% số người bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Theo quan sát lâm sàng, phần lớn những người bị đau thắt lưng đều bị lệch tư thế trong sinh hoạt mà chính người bệnh không hay biết. Đặc biệt, các tư thế đứng gù lưng hay ưỡn thắt lưng quá mức, được ghi nhận trước thời kỳ dậy thì, là những sai lệch tư thế điển hình liên quan đến đau thắt lưng. Việc điều chỉnh dáng đứng cần phải làm từ lúc trẻ nhỏ, vì khi trưởng thành, bộ xương bắt đầu cốt hóa thì việc thay đổi dáng đứng là điều không dễ dàng chút nào.

Các phân tích trên đây cho thấy dáng đứng có liên hệ chặt chẽ với cột sống. Những người thường phải đứng lâu còn gặp phải vấn đề đau ở vùng gót chân, bàn chân. Trục của cẳng chân bình thường tiếp giáp với xương gót. Do đó khi đứng lâu hoặc đứng tập trung làm một công việc nhất định dễ khiến chúng ta đứng chỉ bằng gót mà không phải bằng cả bàn chân. Điều này làm gia tăng áp suất lên vùng gót và gây ra các triệu chứng vùng gót chân, bàn chân. Hãy thử điều chỉnh chịu lực lên cả bàn chân, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi phải đứng lâu.

 

BỐN OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC

BÀI 3: NM NHƯ CÂY CUNG

Mi ngày, trung bình chúng ta dành 8 gi đ làm vic, hc tp (thường là ngi), 8 gi đ ng ngh (tư thế nm) và 8 gi còn li cho các sinh hot cá nhân khác. Như vy có th thy hai oai nghi nm và ngi chiếm tng thi lượng sinh hot trong ngày nhiu nht.

 

Trong đó, việc nằm thường khó mà kiểm soát về tư thế hơn các oai nghi khác vì đó là khoảng thời gian cơ thể ngủ nghỉ và thiếu sự tỉnh thức. Vì vậy, nằm như thế nào để trong khi ngủ vẫn giữ được oai nghi và cũng phù hợp với khoa học là vấn đề tưởng dễ mà không dễ.

Các thống kê cho thấy hơn 60% số người được khảo sát ưa thích nằm nghiêng khi ngủ. Điều lý thú là tuổi càng cao người ta có khuynh hướng ngủ ở tư thế nằm nghiêng và ít nằm ở tư thế ngửa hơn. Ngủ nghiêng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đầu tiên, nằm nghiêng giúp thúc đẩy sự liên kết cột sống khỏe mạnh hơn. Đây cũng là tư thế ngủ ít có nguy cơ gây đau lưng nhất, do đó ngủ nghiêng phù hợp cho những người bị đau lưng mạn tính.

Ngủ nghiêng cũng có thể làm giảm chứng ợ nóng và ngáy, nên đây là tư thế ngủ tốt hơn cho những người bị chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bệnh lý trào ngược axit dạ dày. Hai mạch máu lớn nhất của cơ thể là động mạch chủ và tĩnh mạch chủ nằm sát về phía cột sống. Khi nằm nghiêng, sẽ giúp giảm sự đè ép trực tiếp từ các nội tạng trong bụng lên hai mạch máu này so với tư thế nằm ngửa. Qua đó giúp tăng cường sự lưu thông tuần hoàn của khí huyết trong cơ thể. Điều này giúp lý giải quan điểm theo y học cổ truyền: nằm nghiêng khi ngủ có tác dụng lưu thông khí huyết, trong khi đó tư thế nằm sấp hoặc nằm ngửa khiến cho khí huyết bị ngăn trở.

Khi nằm nghiêng, để tạo cảm giác thoải mái, ta có thể thêm chăn lót giữa hai đầu gối, để tránh cho hai chân bị khép quá mức gây mỏi cơ. Ngủ nghiêng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đối với những người bị đau cổ. Đặc biệt, nằm nghiêng còn tốt cho tình trạng khó thở những người cao tuổi, người thừa cân béo phì, bị ngáy khi ngủ và phụ nữ có thai.

Về mặt cấu trúc giải phẫu của cơ thể, tư thế nằm nghiêng phải tốt hơn nghiêng trái trên nhiều phương diện. Tim đóng vai trò như máy bơm giúp đẩy máu đi khắp cơ thể. Tim lại nằm lệch về phía trái của lồng ngực. Nằm nghiêng phải giúp giảm sự đè ép lên tim giúp cải thiện sự tuần hoàn. Ngoài ra khi nằm nghiêng phải cũng tránh sự gia tăng áp lực đè ép các tạng trong ổ bụng. Bởi gan là tạng nặng nhất lại nằm ở hông phải, nên nếu nằm nghiêng trái thì gan sẽ đè lên các tạng khác.

Nằm nghiêng phải còn giúp xuôi chiều lưu thông của thức ăn và dịch axít từ dạ dày đi xuống ruột, do đó thức ăn không bị ứ đọng ở dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua. Nằm nghiêng phải cũng phù hợp theo quan điểm đạo Phật. Đây là tư thế nằm cát tường, tạo ra sự yên lành, an ổn cho thân thể. Nằm nghiêng bên phải, hai chân gác lên nhau như sư tử là tư thế hội đủ oai nghi, tế hạnh của người tu.

Con người thường dành khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ và nghỉ ngơi. Nên cũng không có gì là quá đáng khi nói rằng vật dụng gắn bó nhiều nhất với cuộc sống hàng ngày của chúng ta chính là chiếc gối. Thế nhưng, chúng ta lại khá qua loa và thiếu quan tâm khi lựa chọn gối nằm.

Chiều cao của gối ảnh hưởng đến sự thoải mái và chất lượng giấc ngủ. Chiều cao gối là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng cột sống. Người tiêu dùng thường ưu tiên chọn các gối có độ mềm hơn bởi vì nó mang lại sự thoải mái cao hơn, mặc dù nhận thức về sự thoải mái có thể thay đổi sau một thời gian cơ thể thích nghi với một chiếc gối mới. Độ mềm mại của gối liên quan đến mức lún của gối khi nằm và sự thoải mái của cơ thể.

Trên thực tế, một chiếc gối cứng hơn thì ban đầu có vẻ ít thoải mái nhưng lại hữu ích để ổn định cột sống và giảm biến dạng cột sống không mong muốn. Khi nằm ngửa, bạn chỉ cần một chiếc gối có chiều cao vừa phải đủ đệm vào chỗ hõm vùng cổ gáy khi nằm ngửa. Các nghiên cứu khuyến nghị khi nằm ngửa thì chiều cao gối phù hợp nhất là 10 cm. Khi nằm nghiêng, bạn cần một chiếc gối cao hơn để đảm bảo cột sống cổ vẫn thẳng trục với thân người. Khi đó, chiều cao của gối thường bằng từ má (bên phía nằm nghiêng) cho đến bờ ngoài của vai (xem hình minh ha). Với một chiếc gối như vậy, cổ sẽ luôn thẳng hàng với cột sống khi bạn nằm nghiêng, giúp ngăn ngừa đau và nhức mỏi vùng cổ vai gáy sau khi thức dậy.

 

BỐN OAI NGHI CỦA NGƯỜI XUẤT GIA DƯỚI GÓC NHÌN Y HỌC –

BÀI CUI: NGI VNG VÀNG NHƯ NÚI

Nếu như vic đi thường nh hưởng trc tiếp đến xương khp chi dưới thì tư thế ngi nh hưởng nhiu trên ct sng, nht là ct sng c và ct sng tht lưng. Ngi không đúng gây ra đau ct sng, nhiu nht là đau ct sng tht lưng.

Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến. Tỷ lệ tái phát đau thắt lưng được báo cáo lên đến 90%, mặc dù nhiều trường hợp tự giới hạn và chỉ cần điều trị tối thiểu. Thường xuyên ngồi lâu là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đau thắt lưng. Ngồi là một trong các tư thế chiếm khá nhiều thời gian sinh hoạt trong ngày. Ngồi tư thế xấu trong thời gian dài làm tăng đau thắt lưng.

Đối với người Phật tử, có hai tư thế ngồi thường gặp: ngồi làm việc trên ghế và ngồi thiền. Cả hai thế ngồi tuy khác nhau về cao độ của cơ thể nhưng đều có chung những nguyên tắc quan trọng về mặt y học. Trong đó quan trọng nhất là việc ngồi làm sao để giữ cho cột sống luôn ở tư thế thẳng và thoải mái.

Trong tư thế ngồi, vùng thắt lưng là nơi chịu áp lực cao nhất của cột sống. Khi ngồi, đầu gối và khớp háng bị gập, đồng thời, có sự gia tăng tải trọng lên cột sống, điều này đã được chứng minh qua các phép đo áp lực đĩa đệm cột sống. Áp lực bên trong đĩa đệm cột sống ở tư thế ngồi cao xấp xỉ hai lần so với tư thế đứng. Do đó, ngồi trong một tư thế xấu trong thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh về cột sống hoặc cơ xương khớp.

Tuy nhiên cột sống cổ cũng khá quan trọng trong việc gánh sức nặng của đầu ở tư thế đi đứng hay ngồi. Đặc biệt, ngồi xếp bằng dễ gây lệch vai và xương chậu về phía sau và làm cho đầu nghiêng về trước nhiều hơn. Trong hình minh họa, chúng ta nhận thấy nếu đầu được giữ thẳng thì trọng tâm của đầu sẽ rơi vào đúng trục chịu lực của cột sống cổ. Nhưng khi ngồi chúng ta thường có khuynh hướng cúi đầu về phía trước, nhất là khi ngồi làm việc với máy tính hay ngồi xếp bằng. Chính tư thế này làm cho trọng tâm của đầu bị lệch khỏi trục chịu lực của cột sống cổ. Khi đó, để giữ cho đầu thăng bằng, các cơ vùng cổ gáy sẽ bị căng nhiều hơn. Điều này gây ra tình trạng đau mỏi cổ gáy khi ngồi lâu.

Cột sống và xương chậu được nối với nhau tạo thành phức hợp cột sống-khung chậu. Vì vậy, vị trí của xương chậu ở tư thế ngồi có ảnh hưởng lớn đến cột sống. Ví dụ, chứng vẹo cột sống là do xương chậu nghiêng về phía trước. Thói quen sai lầm khác là nam giới thường để ví ở túi quần sau còn nữ giới thường hay ngồi gác chéo chân. Điều này sẽ gây ra hiện tượng nghiêng lệch khung chậu khi ngồi, có thể dẫn đến việc không đối xứng cơ cột sống và gây mất cân bằng cột sống.

Mặt khác, tư thế ngồi cúi người về trước và chống cằm có thể gây ra hiện tượng lệch xương chậu ra sau, gây mất cân bằng cột sống. Sự bất đối xứng của khung chậu và chứng vẹo cột sống có thể dẫn đến mất cân bằng tư thế, phân bổ trọng lượng không đồng đều. Vì vậy, điều quan trọng là phải duy trì tư thế ngồi đúng để đảm bảo sức nặng cơ thể phân bố đều trên xương ngồi hai bên mông. Điều này có thể dễ nhận ra sau khi đứng dậy, bạn có thể quan sát mặt đệm của ghế ngồi hay bồ đoàn tọa cụ có lún đều 2 bên không. Nếu không đều, chứng tỏ tư thế ngồi của bạn không cân bằng lực hai bên mông trái phải.

Muốn ngồi cho vững chãi thì phải giữ cho cột sống thẳng, cân bằng lực ở hai bên xương ngồi của khung chậu. Thế nhưng, các nghiên cứu cũng cho thấy, dù bạn cố gắng ngồi chuẩn thì cột sống cũng bắt đầu bị mỏi sau khoảng 30-45 phút. Vì vậy ngoại trừ ngồi thiềndụng công để chế ngự các vấn đềthân tâm, nếu bạn ngồi làm việc thì nên có khoảng thời gian đứng dậy vận động thư giãn. Có lẽ đây cũng chính là lý do mỗi tiết học của học sinh cũng chỉ kéo dài với khoảng thời gian trên mà không nên lâu hơn. Ngay cả trong công phu thiền, Sư ông Trúc Lâm cũng chỉ dạy việc xả thiền rất quan trọng. Chính khi xả thiền là lúc thư giãn để hệ thống cơ xương khớp trở lại trạng thái cân bằng sau thời gian hành thiền, giảm bớt nguy cơ bị đau nhức cơ thể.

Đau lưng khi ngồi là một than phiền hay gặp ở bệnh nhân mắc các vấn đề cột sống như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tuy nhiên, cảm giác đau có thể bị ảnh hưởng bởi loại ghế mà bệnh nhân đang ngồi. Đã có nghiên cứu phân tích dáng ngồi của cơ thể và mối liên quan với ghế ngồi (hình minh ha).

Ngồi trên ghế có tựa lưng (hình A) có thể tạo ra cảm giác dễ chịu do làm giảm tình trạng căng thẳng khối cơ cạnh cột sống. Ghế có lưng tựa hoặc khi bạn sử dụng gối tựa lưng có thể làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn về phía trước quá mức khi ngồi. Loại ghế có lưng tựa cũng không chắc chắn sẽ làm giảm đau thắt lưng nếu như chúng ta không tuân thủ tư thế ngồi chuẩn nêu trên. Những chiếc ghế có mặt ghế nghiêng về phía trước (hình B) sẽ giúp đùi thoải xuôi xuống, nhờ vậy sẽ làm giảm bớt tình trạng cột sống thắt lưng bị ưỡn quá mức và gây đau thắt lưng.

Khi bạn ngồi ở tư thế bán quỳ (hình C), các nghiên cứu đã chứng minh là làm cải thiện lưu lượng máu qua chi dưới so với ghế truyền thống. Với 3 kiểu ngồi trên, chúng ta có thể dễ dàng quan sát kiểu ngồi tư thế bán quỳ giúp cột sống thẳng trục hơn cả. Ở tư thế ngồi bán quỳ, cột sống gần với tư thế đứng nhiều nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy dáng ngồi bán quỳ này giúp chiều cao đĩa đệm đoạn thắt lưng gần bằng ở tư thế đứng. Trong khi 2 dáng ngồi còn lại khiến chiều cao đĩa đệm thắt lưng bị “xẹp” nhiều hơn. Từ dáng ngồi bán quỳ này, chúng ta dễ liên tưởng sang tư thế ngồi thiềnbồ đoàn tọa cụ sẽ giúp giữ cột sống thẳng trục hơn là ngồi thiền không có bồ đoàn tọa cụ.

Hiện nay, con người dành thời gian ngồi nhiều hơn vận động. Đó là hệ quả của sự phát triển khoa học công nghệ và tự động hóa. Sự phụ thuộc vào ô tô xe máy, ngay cả khi di chuyển quãng đường ngắn, thời gian làm việc trên máy tính kéo dài đã góp phần vào lối sống ít vận động. Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch và rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng lipid máu…

Khi thời gian hàng ngày dành cho việc ngồi tăng lên với một tư thế xấu sẽ làm tăng nguy cơ đau cột sống. Do đó, việc duy trì tư thế ngồi thẳng lưng là rất quan trọng, đặc biệt là khi mọi người mất nhiều thời gian ở tư thế ngồi cho các hoạt động nghề nghiệp hoặc giải trí. Mặc dù thị trường đã có nhiều loại thiết bị trợ giúp để giúp người ta duy trì tư thế ngồi thẳng như đai lưng, đệm tựa lưng…, chính việc ngồi có chánh niệm và lắng nghe cơ thể để điều chỉnh tư thế một cách chủ động mới là điều cốt lõi.

Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi tưởng như đơn giản như việc ăn cơm, hít thở nhưng thực sự không đơn giản như ta nghĩ. Bởi lẽ đi đứng nằm ngồi sao cho giữ được oai nghi tế hạnh, hợp về mặt y học mới là việc khó. Nhưng những điều ấy chúng ta có thể rèn luyện mỗi ngày để nó trở thành thói quen. Duy trì sự tỉnh thức, chánh niệm trong các sinh hoạt cũng là cách để tự nhận ra và tự điều chỉnh các tư thế sai như đã phân tích trên đây.

Người xưa tóm tắt bốn oai nghi này qua những hình ảnh rất gần gũi và dễ nhớ: “Trạm như tùng, tọa như chung, hành như phong, ngọa như cung”. Thực hành bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi không chỉ là một phương pháp rèn luyện thân tâm trong đạo Phật mà dưới góc độ y khoa, điều này còn rất phù hợp với sinh lý và khoa học.

Bác sĩ Võ Khắc Khôi Nguyên|Báo Giác Ngộ

Thư Viện Hoa Sen | PDF