Ý Nghĩa Ba Lạy Trong Đạo Phật

0
40

Tôi
là một Phật tử thường đến Chùa có nghe các vị giảng
giảng nhưng chưa hiểu rõ về lạy 3 lạy, có hỏi một
số huynh đệ thì có người nói thế nâỳ có vị nói thế
khác . Xin giải thích ý nghĩa của 3 lạy của đạo Phật
như thế nào? Ngoài ra, gần đây tôi có nghe nói đến
5 lạy, vậy ý nghĩa của 5 lạy như thế nào?

TRẢ
LỜI
:
Trước hết chúng tôi trình bày về ý nghĩa ba lạy và cách
thức lễ lạy của Phật giáo mà từ xưa đến nay Phật tử
thường hay đảnh lễ Tam Bảo mỗi khi đến chùa hay trong các
buổi lễ Phật giáo. Thứ đến chúng tôi cũng ghi lại
đây hai sáng tác của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về ba lạy
và năm lạy. Ý nghĩa và cách thức lạy này được tìm
thấy
trong nội dung – trong đó lạy thứ nhất là lạy Tổ
Tiên
, xin tổ tiên phù hộ độ trì, lạy thứ hai là
lạy Phật và chư Tổ Sư
…….

Ý
nghĩa ba lạy của Phật Giáo


Ba
Lạy, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh


Năm
Lạy, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Ý
NGHĨA
BA CÁI LẠY CỦA PHẬT GIÁO

Lạy
hay
còn gọi là Lễ Lạy, Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông
trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn
kính
đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có
công khai phá giang sơn, bảo vệ sơn hà xã tắc, và tổ tiên
dòng họ tiếp nối.

Dân
tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hoá Trung
Hoa, nên việc lễ lạy, từ hình thức đến nội dung, từ
lễ tổ tiên ông bà ở nhà cho đến lễ lạy Trời, Phật,
Thánh, Thần ở đình, chùa, lăng, miếu cũng đều bị ảnh
hưởng
theo.

Hầu
hết các tôn giáo đều có lễ lạy nhưng với nghi thức
ý nghĩa khác nhau. Với Phật Giáo, ý nghĩa và cách thức lễ
lạy
khác với các đạo giáo khác.

Đạo
Phật
bắt nguồn từ Ấn Độ. Tại xứ này ngày xưa, dân
chúng thường bày tỏ lòng tôn kính chân thành đến một người
nào đó họ ngưỡng mộ kính mến bằng cách quỳ xuống sát
đất
, đặt trán mình lên chân của vị ấy. Đức Phật
vị Đạo Sư, là bậc giác ngộ được tôn kính đặc biệt
tại xã hội Ấn Độ thời bấy giờ.

Lúc
đức Phật còn tại thế, mỗi lần nghe pháp hay thưa thỉnh
việc gì, chư tăng thường chắp tay lạy ba lạy rồi thưa
hỏi hay ngồi nghe pháp. Đức Phật mặc nhiên chấp nhận cung
cách này như là một tục lệ có từ lâu đời của xã hội
Ấn Độ. Tuy vậy Ngài cũng không đặt thành nghi thức lễ
lạy
mà để tùy tâm các đệ tử.

Sau
khi Phật Niết Bàn, hình thức lễ nghi và sự tôn kính ấy
vẫn được duy trì trong các hàng đệ tử của Ngài. Sự duy
trì
hình thức ấy với mục đích là luôn luôn xem đức Phật
như còn tại thế. Chư tăng mỗi khi tụng kinh ôn lại lời
Ngài dạy, phải mặc áo cà sa tức áo mầu hoại sắc trang
nghiêm
, lạy Phật ba lạy. Hàng đệ tử tại gia cũng theo gương
quý chư tăng lạy Phật như thế.

Tại
sao lại lạy ba lạy mà không lạy hai lạy, bốn lạy hay năm
lạy? Ba lạy chính là lễ lạy ba ngôi quý báu tức Tam Bảo:
Phật, Pháp và Tăng.

Người
đời thường xem vàng, bạc, kim cương, hột xoàn, dollars, và
danh lợi thế gianquý báu. Nhưng thực tế cho biết những
thứ này không đem lại hạnh phúc chân thực, không cứu được
con người thoát khỏi sinh lão bệnh tử. Nhưng với ba ngôi
quý báu Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng có năng lực dẫn dắt
con người thoát khỏi mọi phiền não và ra khỏi sinh tử luân
hồi
.

Phật
là Giác
, là thức tỉnh ra khỏi giấc ngủ mê. Đức Phật
là người đã giác ngộgiải thoát hoàn toàn. Ngài là
một bậc đạo sư, một người chỉ lối dẫn đường cho
mọi chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì thế người
Phật tử lạy cái lạy đầu tiên là để tỏ lòng thành kính,
ngưỡng mộ và nhớ ơn Phật, cùng là thề nguyện sẽ theo
gương Ngài mà tu hành để về bến giác.

Pháp
là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi bằng
chữ, gọi là Kinh và Luật. Còn Luận là những lời bàn luận
của các vị Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ
thêm những lời Phật dạy. Vì thế người Phật tử lạy
cái lạy thứ hai là lạy Pháp bảo nhằm bày tỏ lòng thành
kính, biết ơn và tưởng nhớ đến những lời dạy của Phật,
những lời dạy mà, nếu chúng ta thực hành sẽ có công năng
đưa chúng ta qua khỏi bể khổ, đến bến bờ giải thoát.

Tăng
là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người,
bỏ nhà xuất gia đi tu, giữ đầy đủ giới luật của Phật
đặt ra, với mục đích tu hành giải thoát cho mình và cho
tất cả chúng sinh. Vì thế cái lạy thứ ba là lạy Tăng Bảo,
từ các vị Thánh Tăng xuất thế đến các vị Tỳ Kheo trụ
thế tu hành chân chính, đạo đức trong sạch, và giới luật
trang nghiêm, để tỏ lòng thành kính và biết ơn những vị
này đã sống đời sống lý tưởng, đã hy sinh gia đình tiền
của
danh vọng, đã xem tiền bạc châu báu như rắn độc,
danh lợi như đôi dép rách, sắc đẹp như cạm bẫy, ăn ngon
mặc đẹp như xiềng xích trói buộc, để tình nguyện thay
Phật dẫn dắt chúng sinh trên đường đạo.

Ngoài
ý nghĩa lễ lạy Phật, Pháp và Tăng nêu trên, ba cái lạy
cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng
ta
và trong mỗi chúng sinh
, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng
một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh
từ bibình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh
thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).

Về
cung cách lạy cũng có nhiều thứ. Người Ấn Độ cũng như
Trung Hoa có nhiều cách lễ lạy khác nhau. Riêng Phật giáo
Việt Nam
thường lạy theo phương cáchNgũ thể đầu
địa
“, tức là làm thế nào cho hai tay, hai chân và cái
đầu đụng mặt đất. Đây làmột phương cách lạy tôn kính
nhất trong tất cả các cung cách lễ lạy. Khi lễ lạy, người
Phật tử đứng ngay thẳng, hai chân khép sát vào nhau, hai bàn
tay chắp sát lại nhau cho khít theo thế hiệp chưởng (không
phải thế hình búp sen) tiêu biểu cho sự nhất tâm. Khi lạy
Phật
có người để hai tay trước ngực lạy xuống. Cũng
có người đưa hai tay lên trán rồi mới lạy xuống theo phương
cách
ngũ thể đầu địa, tức là khi lạy phải quỳ xuống,
ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng
xuống đặt trán mình lên trên hai lòng bàn tay. Đối với
phụ nữ, thường là quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không
đứng, vì hình thể đặc biệt của phụ nữ, khác với nam
giới nên thế đứng thẳng trông hơi lộ liễu.

Trong
đạo Phật bao giờ sự và lý cũng phải viên dung. Về sự
lẫn lý thì như trên chúng tôi đã trình bầy. Chúng ta lạy
Tam Bảo với tất cả thân tâm thành kính nhớ ơn, thành kính
nhớ ơn Phật, thành kính nhớ ơn Pháp, và thành kính nhớ
ơn Tăng. Thế còn cái tâm của chúng ta trong khi lạy phải
như thế nào? Nghĩ ngợi gì? Tưởng nhớ đến ai, đến cảnh
gì, vật gì? Hay là để tâm không nghĩ ngợi, không cầu mong
điều gì? Để trả lời câu hỏi này, thiết tưởng chúng
ta
hãy nhớ lại bài kệ “Quán Tưởng” mà chúng ta thường
tụng trước khi đảnh lễ:

Năng
lễ, sở lễ tánh không tịch,


Cảm
ứng đạo giao
nan tư nghì,


Ngã
thử đạo tràng như Đế Châu,


Thập
phương
chư Phật ảnh hiện trung,


Ngã
thân ảnh hiện chư Phật tiền,


Đầu
diện tiếp túc quy mạng lễ.

Đã được
dịch ra là:

Phật,
chúng sinh tánh thường rỗng lặng,


Đạo
cảm thông không thể nghĩ bàn,


Lưới
đế châu
đạo tràng,


Mười
phương
Phật hiện hào quang sáng ngời,


Trước
bảo tọa thân con ảnh hiện,


Cúi
đầu xin thề nguyện quy y.

Như thế
thì bản chất Phật và chúng sinh vốn là “không tịch
lặng lẽ, tạm gọi là chân tâm. Chỉ từ khi bắt đầu khởi
niệm, là bắt đầu bị cuốn vào dòng vô minh, rồi thức
mới hoạt động, mới suy nghĩ, mới phân biệt ra cái “ta
(năng)
và cái “không phải ta” (sở), mới nảy sinh ra tình
cảm yêu ghét, tạo nghiệp, trả quả, xoay chuyển trong vòng
sinh tử không thấy đường ra.

Phật
thương
xót
chúng sinh mê muội “… trong trí bồ đề
không thanh tịnh, trong cảnh giải thoát mà sanh ràng buộc

” (Lời sám hối), mới dậy cho chúng sinh tu hành để chấm
dứt
cái vòng luẩn quẩn đó bằng cách trì giới, tham thiền,
niệm Phật, trì chú, mục tiêu đều để giảm bớt sự hoành
hành của con vượn tâm, con ngựa ý, giảm bớt những thói
quen
chấp trước, phân biệt, yêu ghét, từ từ đi tới định
tâm
.

Khi
tâm đã “định” thì trí huệ bát nhã mới có dịp
hiển lộ, mới được hưởng mùi vị cam lồ của Phật Pháp.
Đó là điểm đặc biệt của đạo Phật. Nếu chỉ dạy con
người
ăn hiền ở lành thì nhiều tôn giáo khác đã làm,
đức Phật thị hiện ra đời là dư, không có gì đặc biệt
đáng được tôn là Đấng Đại Giác. Chính là vì Ngài đã
nhận” được cái tánh “không tịch
và tự mình dẫn đường cho chúng sinh trong suốt 49 năm, còn
để lại kinh sách làm bản đồ cho đời sau nương theo tu
tập
trở lại được cái tánh “không tịch
ấy.

Kẻ
nội thù dìm ta trong dòng vô minh chính là cái tâm sinh diệt
suy nghĩ liên miên này. Cho nên nếu muốn báo đền ơn Phật,
vâng lời Phật thì ít nhất là trong khi lễ lạy phải tuân
theo
lời Phật dạy, không suy nghĩ gì cả, chỉ theo dõi hành
động mà thôi, lễ xuống thì chỉ biết là lễ xuống, đứng
lên thì chỉ biết là đứng lên, chắp tay thì chỉ biết là
chắp tay, v..v… không có nghĩ đến bất cứ ai, không tưởng
nhớ đến bất cứ cái gì. Hễ một niệm tưởng dấy lên
ô nhiễm rồi,
là hết “không tịch” rồi,
là từ “nhất niệm vô minh” trôi lăn vào dòng vô minh miên
viễn
rồi.

Nói
tóm lại, “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch“,
nghĩa là người lạy và đấng mình lạy, thể tánh đều vắng
lặng
bình đẳng. Thật tướng vạn pháp đều thể hiện một
cách bình đẳng, không phân biệt, không thấy có mình lạy
và người để cho mình lạy. Nếu khi lạy mà tâm còn vướng
mắc
một chút xíu mong cầu, dù là cầu cho tha nhân, hay một
chút tơ tưởng đến bất cứ điều gì, như nghĩ đến công
ơn
đức Phật, nhớ đến dòng họ tổ tiên, dù chỉ mỏng
như một sợi tơ cũng không đúng phép. Tâm phải ở trạng
thái
thanh tịnh vắng lặng. Phật giáo Việt Nam đã thực
hiện
phép lý lạy này từ ngàn xưa, thiết tưởng không có
phép nào đầy đủ ý nghĩa và hợp với lý Bát Nhã hơn.

Ban
Biên Tập TVHS

BA
CÁI LẠY


Thích
Nhất
Hạnh

Thứ
Nhấ
t (Xướng) Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với tổ
tiên
và con cháu của con trong hai dòng tâm linh và huyết thống
(chuông) (lạy xuống)

(Quán
niệm
, trong tư thế phủ phục) Con có tổ tiên tâm linh của
con là Bụt, các vị bồ tát, các vị thánh tăng và các vị
tổ sư qua các thời đại, trong đó có các bậc sư trưởng
của con đã qua đời hay còn tại thế. Các vị đang có mặt
trong con, các vị đã truyền trao cho con những hạt giống bình
an
, trí tuệ, tình thươnghạnh phúc. Nhờ liệt vị
con có được một ít vốn liếng của an lạc, tuệ giác
từ bi. Trong dòng tổ tiên tâm linh của con, có những vị mà
giới hạnh, trí tuệtừ bi viên mãn, nhưng cũng có những
vị mà giới hạnh, trí tuệtừ bi còn khiếm khuyết. Tuy
nhiên
con cúi đầu nhận chịu tất cả là tổ tiên tâm linh
của con, vì chính trong con cũng có những yếu đuối, những
khiếm khuyết về giới hạnh, trí tuệtừ bi. Và cũng
vì con biết con còn có những yếu đuối và khiếm khuyết
ấy cho nên con mở lòng chấp nhận tất cả các con cháu của
con, trong đó có những người mà giới hạnh, trí tuệ
từ bi đáng cho con kính ngưỡng nhưng cũng có những người
còn đang chật vật khó khăn và trồi sụp không ngừng trên
con đường tu đạo (thở nhẹ và sâu). Điều này cũng đúng
về phương diện huyết thống. Con chấp nhận tất cả các
vị tổ tiên huyết thống của con về cả hai phía nội ngoại
với tất cả những đức độ, công hạnh và khiếm khuyết
của các vị, cũng như con mở lòng chấp nhận tất cả các
con cháu của con với những đức độ, tài năng và khiếm
khuyết của từng người (thở nhẹ và sâu). Tổ tiên tâm
linh
tổ tiên huyết thống của con, cũng như con cháu tâm
linh
và huyết thống của con, đều có mặt trong con. Con là
họ, họ là con, con không có một cái ta riêng biệt; tất cả
đều có mặt trong một dòng sinh mệnh đang din biến mầu nhiệm
(thở nhẹ và sâu).

(Chuông)
(Đứng dậy, chắp tay, thở nhẹ và sâu)

Thứ
Hai
(Xướng) Năm vóc sát đất, con tiếp xúc với mọi người
và mọi loài đang có mặt với con giờ này trong sự sống
(Chuông) (lạy xuống)

(Quán
niệm
, trong tư thế phủ phục) Con thấy con là sự sống mầu
nhiệm
đang trải dàn trong không gian. Con thấy con liên hệ
mật thiết tới mọi người và mọi loài; tất cả những
hạnh phúc và khổ đau của mọi người và mọi loài là những
hạnh phúc và khổ đau của chính con. Con là một với những
người sinh ra đã có khuyết tật, hoặc vì chiến tranh, tai
nạn
hay đau ốm mà trở thành khuyết tật. Con là một với
những người đang bị kẹt vào những tình trạng chiến tranh,
áp bứcbóc lột. Con là một với những người chưa từng
hạnh phúc trong gia đình, không có gốc r, không có bình
an
trong tâm, đói khát hiểu biết, đói khát thương yêu, đang
đi tìm một cái gì đẹp, thật, và lành để bám víu vào
tin tưởng. Con là một với người đang hấp hối, sợ
hãi
không biết sẽ đi về đâu. Con là em bé sống trong nghèo
khổ
, tật bệnh, chân tay gầy ốm như những ống sậy, không
có tương lai. Con là kẻ đang chế tạo bom đạn để bán cho
các nước nghèo khổ.

Con
là con ếch bơi trong hồ mà cũng là con rắn nước cần nuôi
thân bằng thân ếch nhái. Con là con sâu con kiến mà cũng là
con chim đang đi tìm kiếm con sâu con kiến. Con là cây rừng
đang bị đốn ngã, là nước sông và không khí đang bị ô
nhim, mà cũng là người đốn rừng và làm ô nhim không khí
và nước sông. Con thấy con trong tất cả mọi loài và tất
cả mọi loài trong con (thở nhẹ và sâu)

Con
là một với những bậc đại nhân đã chứng được vô sanh,
có thể nhìn những hiện tượng diệt sinh, hạnh phúc và khổ
đau bằng con mắt trầm tĩnh. Con là một với những thiện
tri thức
hiện đang có mặt rải rác khắp nơi trên thế giới,
có đủ bình an, hiểu biếtthương yêu, có khả năng tiếp
xúc
với những gì nhiệm mầu, có khả năng nuôi dưỡng
trị liệu trong sự sống, và cũng có thể ôm trọn thế gian
này bằng trái tim thương yêu và hai cánh tay hành động của
quý
vị. Con là người có đủ an lạcthảnh thơi, có thể
hiến tặng sự không sợ hãi và niềm vui sống cho những sinh
vật quanh mình. Con thấy con không hề đơn độc. Những bậc
đại nhân hiện đang có mặt trên đời; tình thương và niềm
vui sống của họ đang nâng đỡ con, không để con đắm chìm
trong tuyệt vọng và giúp con sống đời sống của con một
cách an vui, trọn vẹn và có ý nghĩa. Con thấy con trong tất
cả các vị và tất cả các vị trong con (thở nhẹ và sâu).

(Chuông)
(Đứng dậy, chắp tay, thở nhẹ và sâu)

Thứ
Ba
(Xướng) Năm vóc sát đất con buông bỏ ý niệm về
hình hàithọ mạng (Chuông) (lạy xuống)

(Quán
niệm
, trong tư thế phủ phục) Con thấy được thân tứ đại
này không đích thực là con, con không bị giới hạn trong hình
hài
này. Con là tất cả dòng sinh mệnh tâm linh và huyết thống
từ ngàn xưa liên tục din biến tới ngàn sau. Con là một với
tổ tiên của con, con là một với con cháu của con. Con là
sự sống biểu hiện dưới vô lượng hình thức. Con là một
với mọi người và mọi loài, dù an lạc hay khổ đau,
úy
hay lo lắng. Con đang có mặt khắp nơi trong giờ phút này,
và từ quá khứ cho tới tương lai. Sự tan rã của hình hài
này không động được tới con, như một cánh hoa đào rơi
không làm cho sự có mặt của cây hoa đào suy giảm. Con thấy
con là một con sóng trên mặt đại dương, bản thể con là
nước trong đại dương. Con thấy con trong tất cả các con
sóng khác và tất cả các con sóng khác trong con. Sự biểu
hiện hay ẩn tàng của hình tướng con sóng không làm suy giảm
sự có mặt của đại dương. Pháp thân và tuệ mạng của
con không sinh và cũng không diệt (thở nhẹ và sâu).

Con
thấy được sự có mặt của con trước khi hình hài này biểu
hiện và sau khi hình hài này biến diệt. Con thấy được sự
có mặt của con ngoài hình hài này, ngay trong giờ phút hiện
tại
. Khoảng thời gian tám mươi chín năm không phải là thọ
mạng
của con. Thọ mạng của con, cũng như của một chiếc
lá hay của các vị Bụt, Thế Tôn, là vô lượng. Con thấy
con vượt thoát ý niệm con là một hình hài biệt lập với
mọi biểu hiện khác của sự sống, trong thời gian cũng như
trong không gian (thở nhẹ và sâu).

(Chuông)
(Đứng dậy, chắp tay, xá ba lần rồi lui ra)

Trích
trong Lá Thư chùa Làng Mai thứ mười chín 07.02.1996

ĐẢNH
LỄ

(NĂM LẠY)


Thích
Nhất
Hạnh

Lạy
thứ
nhất:

Trở
về
kính lạy, liệt vị tiền nhân, dòng họ tổ tiên, gia
đình
huyết thống, hai bên nội ngoại. “Con thấy cha mẹ
xương thịt và sự sống đang có mặt và lưu nhuận trong từng
tế bào và mạch máu của con. Qua cha conmẹ con, con thấy
ông bà, bên nội cũng như bên ngoại, đã và đang đi vào con
với tất cả mọi năng lượng, mọi trông chờ, mọi ước
, cũng như tất cả trí tuệkinh nghiệm của tổ tiên
trải qua bao nhiêu thế hệ. Con mang trong con sự sống, dòng
máu, kinh nghiệm, tuệ giác, hạnh phúc và khổ đau của các
thế hệ tổ tiên. Những yếu kém, những tồn tại và những
khổ đau truyền đạt lại, con đang tu tập để chuyển hóa.
Những năng lượng của trí tuệ, của kinh nghiệm và của
thương yêuliệt vị truyền đạt lại, con đang mở rộng
trái tim con và xương thịt con để mà tiếp nhận. Con có gốc
rễ nơi cha, nơi mẹ, nơi ông bà, tổ tiên. Con chỉ là sự
nối tiếp của tổ tiêndòng họ. Xin cha mẹ, ông bà và
tổ tiên hỗ trợ cho con, che chở cho con, truyền thêm năng
lượng
cho con. Con biết rằng con cháu ở đâu thì tổ tiên
ở đó; con biết cha mẹ nào, ông bà nào cũng yêu thương,
đùm bọc và hộ trì cho con cho cháu khi sinh tiền có lúc gặp
phải khó khăn hay rủi ro mà không bọc lộ được niềm thương
yêu và sự đùm bọc đó. Con thấy cha ông của con, từ Lạc
Long Quân qua các vua Hùng và biết bao nhiêu thế hệ những
người khai sáng đất nước, mở rộng cõi bờ, gìn giữ núi
sông và un đúc nên nếp sống Việt Nam có thỉ, có chung, có
nhân, có hậu. Con cúi rạp mình xuống để đón nhận năng
lượng
của dòng họtổ tiên của gia đình huyết thống
của con. Xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con”.

Lạy
thứ hai:

Trở
về
kính lạy PhậtTổ sư, truyền đăng tục diệm, gia
đình
tâm linh, qua nhiều thế hệ. “Con thấy thầy con, con thấy
sư ông của con, người đã dạy cho con biết hiểu, biết thương,
biết thở, biết cười, biết tha thứ, biết sống trong giây
phút hiện tại. Con thấy, qua thầy của con, qua sư ông của
con, con tiếp xúc được với các thế hệ Thánh Tăng qua các
thời đại: các vị tổ sư Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô
Thôn Ngông, Vạn Hạnh, Đại Đăng, Tuệ Trung, Trúc Lâm, Pháp
Loa
, Huyền Quang, Nguyên Thiều, Liễu Quán; con tiếp xúc được
với các vị Bồ tát và với Phật Thích Ca Mâu Ni, người
đã khai sáng gia đình tâm linh của con, đã có từ 2600 năm
nay. Con biết Phật là thầy con mà cũng là tổ tiên tâm linh
của con. Con thấy trong con có chất liệu nuôi dưỡng của
Phật, của Tổ, của các thế hệ cao Tăngnăng lượng
của liệt vị, đã và đang đi vào trong con, đã và đang làm
ra sự bình yên, an lạc, hiểu biếtthương yêu trong con.
Con biết Phật đã giáo hóa cho gia đình huyết thống của
con, đã làm đẹp, làm lành nếp sống đất nước của con
và của dân tộc con. Phật đã làm cho dân tộc con trở nên
một dân tộc thuần từ và văn minh, điều này con thấy rõ
trong nền văn minh Lý Trần. Con biết nếu không có Phật, có
Tổ, có thầy thì con không biết tu tĩnh và thực tập an lạc
cho con và cho gia đình con. Con mở rộng trái tim và xương thịt
con để tiếp nhận kinh nghiệm, tuệ giác, tình thương, sự
che chởnăng lượng từ bi của Phật và của các thế
hệ
thánh Tăng, gia đình tâm linh của con. Con là sự tiếp
nối
của Phật và của các thế hệ tổ tiên tâm linh của
con. Xin Phật và chư Tổ, xin sư ông và thầy truyền cho con
nguồn năng lượng thương yêu, an lạc và sự vững chãi của
liệt vị. Con nguyện tu tập để chuyển hóa và để truyền
về cho thế hệ tương lai năng lượng của Phật, của Tổ
và của thầy”.

Lạy
thứ ba:

Trở
về
kính lạy, liệt vị tiền nhân, khai sáng đất này, sông
núi khí thiêng, hàng ngày che chở. “Con thấy con đang đứng
trên đất nước này và tiếp nhận công ơn khai sáng của
tiền nhân đất nước này, trước hết là các vua Hùng, rồi
các vị lãnh đạo các triều Tiền Lê, Tiền Lý, Ngô, Đinh,
Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn cùng với các thế hệ tổ tiên
và biết bao nhiêu người có tên tuổi và không có tên tuổi
đã đem tài trí, kiên nhẫnchịu đựng để làm cho đất
nước này trở nên nơi nương náu của bao nhiêu giống dân
đủ các màu da; đã lập nên trường học, nhà thương, xây
dựng
cầu cống, đường sá, chợ búa, đã thiết lập nhân
quyền
, luật pháp, phát minh khoa học làm cho mức sống được
nâng cao. Con tiếp xúc được với những thế hệ tổ tiên
ngày xưa đã sinh sống trên đất nước này và đã biết sống
an lành với mọi loài và với thiên nhiên, với con người,
và con cảm thấy năng lượng của đất nước này đi vào
trong con, yểm trợ con, chấp nhận con. Con xin nguyện tiếp
tục
giữ gìn và làm tiếp nối những dòng năng lượng ấy.
Con xin nguyện góp phần chuyển hóa những bạo động căm thù
vô minh còn tồn tại trong xã hội này. Xin phù hộ độ
trì
cho chúng con”.

Lạy
thứ tư:

Trở
về
kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh, gia
hộ
độ trì, cho người con thương. “Những nguồn năng lượng
vô biên mà con vừa tiếp nhận được, con xin truyền đạt
cho cha con, cho mẹ con, cho những người con thương yêu: những
người đã từng khổ đau, đã từng lo lắng, đã từng buồn
khổ về con, vì những vụng vềdại dột của con trong
quá khứ, và cũng đã từng lo lắng buồn khổ vì buồn khổ
và không may của các vị. Con xin truyền đạt nguồn năng lượng
ấy để nguyện cầu và tiếp sức cho cha con, cho mẹ con, cho
anh chị em của con, (cho những người thân của con, cho chồng
con, cho vợ con, các con của con), cho tâm hồn họ lắng dịu
lại, cho khổ đau trong lòng (những) người ấy được chuyển
hóa
, cho (những) người ấy nở được nụ cười, cho (những)
người ấy cảm nhận được niềm vui sống, cho (những) người
ấy được nhẹ nhàng trong thân thểan lạc trong tâm hồn.
Con hết lòng cầu mong cho (những) người ấy có hạnh phúc
an lạc. Con biết nếu (những) người ấy có an lạc thì
con cũng có an lạc. Con cảm thấy trong lòng con không có oán
hận
trách móc những người ấy một mảy may nào. Con lạy
tổ tiên, ông bà trong gia đình huyết thống và trong gia đình
tâm linh của con phù hộ độ trì cho người con thương, cho
những người mà con đã nguyện thương yêu và chăm sóc. Con
thấy con không là một cái ta riêng biệt mà con đã trở thành
một với những người con thương”.

Lạy
thứ năm:

Trở
về
kính lạy, gia đình huyết thống, gia đình tâm linh gia
hộ
độ trì, người làm khổ con. “Con mở rộng lòng ra để
truyền đi năng lượng hiểu biết và lòng xót thương của
con tới những người đã làm con khổ đau và điêu đùng.
Con biết người ấy cũng đã đi qua nhiều khổ đau, đã chứa
chấp quá nhiều cay đắngbực bội trong trái tim nên đã
làm vung vãi những khổ đau và bực bội của người ấy lên
con. Con biết những người ấy không được may mắn có thể
là từ hồi còn bé thơ đã thiếu sự chăm sóc và thương
yêu
, đã bị cuộc đời dằn vặt và ngược đãi bao nhiêu
lần. Con biết những người như người ấy chưa được may
mắn
được học, được tu, đã chứa chấp những tri giác
sai lầm về cuộc đời, về con, nên đã làm khổ con và làm
khổ những người con thương. Con xin gia đình huyết thống
gia đình tâm linh của con truyền năng lượng cho người
ấy, (cho những người ấy) để trái tim của họ được tiếp
nhận
giọt nước cam lộ mà nở ra được như một bông hoa.
Con chỉ cầu mong cho người ấy được chuyển hóa để người
ấy tìm ra được niềm vui sống, để không còn giữ tâm thù
hận mà tự làm khổ mình và làm khổ người. Con biết vì
những người ấy khổ mà không tự chủ được nên đã làm
khổ con và làm khổ những người con thương. Con cũng cầu
mong cho tất cả những ai đã làm cho gia đình con khổ, dân
tộc con điêu đùng, kể cả những kẻ xâm lăng, cướp nước,
những người hải tặc, những kẻ ích kỷ, dối trá và tàn
bạo được nhờ ơn Phật, ơn Tổ, ơn tiền nhâncải hóa.
Con thấy họ khổ và nỗi khổ ấy đang kéo dài qua nhiều
thế hệ và con không muốn giữ tâm niệm sân hận, oán thù.
Con không muốn cho họ khổ. Con có gốc rễ nơi tổ tiên, nơi
dòng họ huyết thống và dòng họ tâm linh: trái tim con đã
nở ra như một đóa hoa, con xin buông bỏ tất cả mọi niềm
hận, một lòng cầu nguyện cho kẻ đã làm khổ con, làm khổ
gia đình và dân tộc con được thoát khỏi vòng tai nạn
đớn đau, để họ có thể thấy được ánh sáng của niềm
vui sống và an lạc như con. Tâm con không còn mang một mảy
may
trách móc và oán thù. Con xin truyền đạt năng lượng của
con cho tất cả những người ấy. Lạy Phật, lạy Tổ, lạy
ông bà chứng minh cho con”.

Source:
Lá Thư Làng Mai, Pháp Quốc