Giữ Tâm Một Chỗ Việc Gì Cũng Xong

0
32

GIỮ TÂM MỘT CHỖ
VIỆC GÌ CŨNG XONG
Thích Nữ Giác Anh

thichnugiacanhthichnugiacanhNhững câu chuyện thật chốn Thiền môn do các bậc trưỡng lão kể lại luôn
luôn là những bài học hay nhất, là nguồn động lực lớn nhất cho các thế hệ mai sau
noi gương trên con đường tu học. Trường hạ của Giáo Hội Thống Nhất tại Úc Châu
– Tân Tây Lan năm nay tại Tu viện Vạn Hạnh Canberra, ngoài những buổi lễ trang
nghiêm
thành kính, ngoài những giờ sám hối thanh tịnh, ngoài hình ảnh chư Tôn đức
với màu huỳnh y giải thoát, mỗi tối chư Tôn Đức Tăng Ni còn có những buổi thảo
luận
thật hoan hỷ, sôi động, không khí gần gũi nhưng không kém phần trang nghiêm.
Những câu chuyện thật về công đức tu hành trong chốn thiền môn đã được chư Tôn
kể lại, bài học “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, trong đó việc sanh tử
việc lớn nhất của người xuất gia, từ ấy đã được lan xa….

Theo lời Hòa Thượng trưởng lão Huyền Tôn kể rằng, những ngày Hòa Thượng
còn ở quê nhà, nơi Tổ đình Thiên Ấn – miền Trung, có một chú sa di tên Diệu Mãn.
Thường nhật Chú chỉ làm công việc quét chùa. Chú người hiền lành, ít nói, tánh
tình ngồ ngộ. Đặc biệt trong chúng, ai nhờ việc gì đều hoan hỷ làm ngay. Cũng
chính vì vậy, chú thường bị quí sư huynh đệ la rầy, sao đang làm việc này lại bỏ
đi làm việc kia… Tuy vậy, nhưng lúc nào chú cũng hoan hỷ, không ai thấy chú câu
chấp việc gì bao giờ.

Chú Diệu Mãn thường lấy niệm Phật làm công phu tu hành. Ngày ngày,
tháng tháng, năm năm… hai thời công phu sáng tối chú gìn giữ đều đặn. Ai làm gì
thì làm, mặc người nói ra nói vào điều chi, thậm chí có ai chọc ghẹo, chú cũng
hoan hỷ im lặng cười xòa.

Thời gian thấm thoát trôi qua, cho đến một hôm, giữa buổi thọ trai,
chú Diệu Mãn đắp y ra tác bạch với Hòa Thượng Bổn Sư và đại chúng, chú chấp tay
cung kính thưa: “Bạch Hòa Thượngđại chúng, con nay xin thành tâm đảnh lễ ân
đức
của Hòa Thượngđại chúng đã trưởng dưỡng con cho đến ngày hôm nay, nay
thời gian đã đến, con tác bạch xin Hòa Thượng cho phép cho về với Phật”. Đại chúng
ngẩn ngơ nhưng bình thường thấy chú Diệu Mãn ngồ ngộ, nên tưởng hôm nay chắc chú
ấy cũng giỡn chơi. Hòa Thượng dạy rằng: “Này Diệu Mãn, tiết trời lúc này đang mùa
mưa, con về với Phật mùa này cũng ướt át lắm, thôi để 23 tết đưa ông Táo về trời,
rồi con hãy đi luôn cho tiện.” Chú Diệu Mãn đáp: “Mô Phật, bạch Thầy, Thầy dạy
như vậy, con xin vâng”.

Sau lần tác bạch ấy, đại chúng không nhắc gì thêm về việc ấy nữa. Cứ
nghĩ tánh chú ngộ nghĩnh vậy mà. Chú Diệu Mãn trở lại công việc thường ngày, vẫn
hoan hỷ, vẫn ngồ ngộ, vẫn quét chùa như ngày nào. Mọi người ai nấy dường như đã
quên lời tác bạch của Chú Diệu Mãn hôm nao.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến ngày 23 tháng chạp gần Tết năm đó,
giữa cái chộn rộn, xôn xao của những ngày cuối năm, quí huynh đệ đột nhiên thấy
Chú Diệu Mãn thần sắc lạ hơn ngày thường, y áo chỉnh tề bước lên hậu Tổ, lễ Tổ
xong rồi ngồi thế hoa sen chấp tay niệm Phật. Đại chúng ai nấy đều thấy lạ, và đâu
đó
trong tâm khảm của mỗi người đều cảm được một điều gì đó rất tôn nghiêm, rất
kính cẩn. Tự dưng không ai còn khởi niệm đùa cợt trước thái độ của chú Diệu Mãn
trong giờ phút ấy nữa. Chú thưa với đại chúng rằng : “Nhờ chư huynh đệ hoan hỷ
thỉnh Hòa Thượng từ bi lên tụng cho Diệu Mãn thời Kinh tiếp dẫn”.

Quí Thầy hấp tấp chạy mau xuống thưa với Ôn Hòa Thượng, thỉnh Ôn lên
hậu Tổ. Khi Ôn đã lên tới, chú Diệu Mãn chấp tay cung kính thưa: “Bạch Thầy, hồi
trong năm con đã bạch Thầy cho con về với Phật, Thầy dạy lúc đó trời mưa quá không
tiện đi, đợi cuối năm hãy đi. Nay đã là ngày 23 tháng Chạp, thời giờ đã đến.
Con xin Thầy cùng đại chúng từ bi tụng Kinh tiếp dẫn cho con.”

Thời gian không gian lúc ấy dường như ngừng lại, mọi người từ Hòa
Thượng
xuống tất cả huynh đệ, tâm trạng ai ai cũng tràn đầy cảm xúc khó tả. Hòa
Thượng
xướng bản Kinh A Di Đà, đại chúng cùng hòa theo. Chú Diệu Mãn vẫn chấp
tay
an tọa nơi đó. Tụng xong bản Kinh, Hòa Thượng đến xem thì thấy Chú đã an tịnh
ra đi tự lúc nào !

Chú Diệu Mãn đã an tường ra đi, ra đi biết trước giờ khắc. Ra đi giữa
sự tiếp dẫn của Hòa Thượng Bổn Sư và các sư huynh, sư đệ. Ra đi giữa bổn nguyện
trong Kinh A Di Đà, ra đi có định hướng. Ôi, Phật Pháp thật nhiệm mầu làm sao !

Chú Diệu Mãn ra đi nay đã hơn 70 năm, nếu đại chúng chưa đủ duyên lành,
thì ngày nay tấm gương nhất tâm tu trì ấy, thế hệ mai sau đâu dễ gì được nghe Hòa
Thượng
trưởng lão Huyền Tôn kể lại. Chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức Hòa
Thượng
đã kể lại những mẫu chuyện chuyên tu chuyên hành như vậy, để đàn hậu tấn
chúng con càng thêm vững bước trên con đường chấm dứt sinh tử luân hồi.

Nhân đây, đàn hậu học xin thắp nén hương ghi lại công hạnh của một vị
Hòa Thượng tiền bối khác nữa. Đó là Hòa Thượng Thanh Thái, hiệu Phước Chỉ
(1858-1921), đệ tam Tổ chùa Tường Vân, cố đô Huế khi xưa. Sỡ dĩ chúng con ngày
nay được nghe kể về Ngài bởi qua nhân duyên nghe pháp Thân Trung Ấn, do Ni sư
Trí Hải giảng.

Cố Ni sư Trí Hải vốn là đệ tử thọ tam quy từ Hòa Thượng đệ nhất Tăng
Thống
Thích Tịnh Khiết. Hòa Thượng Tịnh Khiết là đệ tử của Hòa Thượng Thanh Thái.
Những vị đệ tử lớn của Ngài Thanh Thái thời bấy giờ là Hòa Thượng Tịnh Nhân, Hòa
Thượng
Tịnh Hạnh và Đệ nhất Tăng Thống Hòa Thượng Tịnh Khiết và nhiều vị khác.

Nhắc đến Huế, không ai không nhắc đến hình ảnh những ngôi chùa cổ kính,
trang nghiêm, gắn liền với lịch sử tranh đấu cho Phật Giáo Việt Nam lừng danh
thưở nào. Lịch sử ghi lại
theo thời gian có thể kể đến là: Chùa Thiên Mụ (1601),
Báo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1843), Diệu Đế
(1844), Phước Thọ Am (1831), Tường Vân (1843), Trúc Lâm (1909) và hàng trăm ngôi
chùa lớn nhỏ khác mang đậm nét văn hóa cổ truyền.

Theo lời Ni sư Trí Hải giảng, Hòa Thượng Thanh Thái vào những năm cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, là một trong những bậc Thầy tôn nghiêm nổi tiếng thành
Huế thời bấy giờ. Ngài là Hòa thượng trụ trì đời thứ ba của chùa Tường Vân. Uy
danh
của Hòa Thượng được hết cả thành nội Huế, từ Vua, quan, đức Từ Cung… cho đến
dân chúng đều kính trọng nể vì. Hòa Thượng sinh năm 1858, viên tịch năm 1921, năm
đó Ngài thọ tuế 63 tuổi.

Oai đức tu hành của Hòa Thượng Thanh Thái còn làm thế gian chấn động
qua sự kiện Ngài đã “dự tri thời chí”, biết trước ngày giờ ra đi một cách tự tại.

Tết năm đó, năm 1921, Ngài tuyên bố với đại chúng từ trong Tết rằng
“Mùng 4 Tết thì ta ra đi”. Cả đại chúng ai cũng giật mình. Vì lúc đó sức khoẻ
Ngài vẫn rất tốt, không có biểu hiện gì của bệnh hoạn hay đau yếu, mệt mỏi. Hòa
Thượng
63 tuổi, tuổi đó tuy không còn trẻ nhưng thế gian mấy ai cho đó là đã già
!

Ngài tuyên bố như vậy xong, cả chùa ai cũng hoang mang, vừa lo, vừa
nghi ngại, vừa sợ. Nghi vì không biết Hòa Thượngnói thật không, lỡ không thật
thì oai đức thanh danh của Hòa Thượng đâu còn nữa. Lúc đó, cả triều thần ai cũng
biết tin đó. Vua, quan, hoàng hậu… ai cũng theo dõi tin tức từng ngày, chờ trông
đến mùng 4 Tết. Vua cũng phái quân về trực ở chùa để theo dõi cái chết của Hòa
Thượng
.

Mùng 4 Tết đã đến, Hòa Thượng vẫn bình thường, những ngày trước đó,
Hòa Thượng vẫn không có biểu hiện gì lạ. Sáng mùng 4, đại chúng vẫn thấy Hòa
Thượng
khỏe mạnh, vẫn đi dạo ngoài vườn như thường lệ. Lúc đó, tâm cảm mọi người
chắc căng thẳng lắm !

Đến trưa mùng 4, chừng độ 11 giờ, Hòa Thượng bảo với đại chúng: “Các
ông lên đánh chuông trống Bát Nhã cho Ta đi”. Đại chúng vừa hoang mang, vừa chần
chừ. Chưa kịp biết phải làm sao thì Ngài nói tiếp “Các ông không đánh trống, Ta
cũng đi”. Thế là Ngài lên đơn, an tọa xếp bằng, nhất tâm định tĩnh, thở một hơi
nhẹ rồi thị tịch. Đại chúng thất kinh hồn vía, lập tức đánh chuông trống Bát Nhã
tiễn Ngài về cõi Phật.

Chuyện còn kể rằng, gần chùa Tường Vân lúc đó có nhà ông thợ may, ông
ấy là Phật tử. Trưa mùng 4 năm đó, ông thợ may bỗng thấy một đạo cầu vòng năm sắc
thật đẹp, thật to, phóng ra từ đỉnh chùa Tường Vân. Ông thấy chuyện lạ, mau mau
chạy vào chùa xem có chuyện gì. Vào đến chùa, ông đã nghe hồi chuông trống Bát
Nhã
gióng lên, hóa ra Hòa Thượng trụ trì Thanh Thái vừa mới viên tịch rồi.

Ngày nay, có dịp về thăm quê nhà, ra Huế, đảnh lễ Tháp Tổ nơi chùa
Tường Vân, chúng ta vẫn còn được chiêm ngưỡng 4 chữ “Lục tuần tọa hóa” (Độ tuổi 60, ngồi viên tịch) được khắc
trên tháp của Ngài.

Cố ni sư Trí Hải kể lại câu chuyện này trong thời giảng về Thân
Trung Ấm
, năm 1993 tại Thiền viện Vạn Hạnh, Sài Gòn, Việt Nam.

Trong Thiền môn, các bậc Tổ đức thường khuyên chúng ta nên lấy việc điều
phục
tâm làm đầu. Tu Phật không gì khác hơn là tu tâm. Tâm là gốc rễ của sinh tử
luân hồi
, điều phục được tâm là điều phục dòng sinh tử, chứng ngộ cảnh giới giải
thoát
. Chư Tổ thường nhắc câu “giữ tâm một chỗ, việc gì cũng xong”, âm Hán là
“chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện” (concentrate the mind on one thing, then you
can success in all things). Cái rốt ráo của tu Phậtchấm dứt sinh tử luân hồi,
và cái quí nhất của hành trìđạt đến chỗ an định tâm một chỗ để làm nền tảng
chứng nghiệm trí tuệ giải thoát. Đó cũng là cảnh giới “nhất tâm bất loạn” của
người tu Tịnh Độ vậy.

Nhân mùa An Cư Kiết Đông năm nay tại trường hạ Vạn Hạnh thủ đô Canberra,
chúng con kính nguyện tri ân Thầy Tổ, các bậc Trưỡng lão trong Tăng già, các bậc
Thiện hữu tri thức cùng ân sâu của tất cả chúng sanh đã tác thành giới thân huệ
mạng
cho chúng con đến ngày hôm nay. Kính nguyện quí Ngài, cùng hết thảy chúng
sanh
trong pháp giới sớm viên thành Phật đạo.

 

Kỷ niệm trường hạ Vạn Hạnh,
Canberra, Úc châu 2012

TKN Thích Nữ Giác Anh kính
đề

(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)