Tương Thuộc, Tương Liên Và Bản Chất Của Thực Tại

0
34

TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 10/09/2011

dalai-lama-603dalai-lama-603Trong thảo luận về tương thuộc, tương liên[1]
bản chất của thực tại, câu hỏi đầu tiên: Thời gian là gì? Chúng ta không thể xác định thời gian như một
thực thể độc lập. Nói một cách tổng
quát, có những vấn đề ngoại tại và cảm giác nội tại hay kinh nghiệm. Nếu chúng ta nhìn vào những sự kiện ngoại tại,
thế thì một cách tổng quát có quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy thế, nếu nhìn một cách sâu sát vào
“hiện tại”, chẳng hạn như năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, chúng ta
không thể thấy nó. Chỉ một giây trước hiện
tại
đã là quá khứ; và một giây sau là tương lai, thế thì khó để nói về quá khứ
hay tương lai, vì cả hai tùy thuộc vào hiện tại. Do vậy, nếu chúng ta nhìn vào những vấn đề
ngoại tại, dường như quá khứ chỉ ở trong ký ức và tương lai chỉ ở trong sự tưởng
tượng của chúng ta, không có gì hơn là ảo mộng.

Nhưng
nếu chúng ta nhìn vào những kinh nghiệm nội tại hay thể trạng của tâm thức, quá
khứ
không còn ở đấy nữa và tương lai chưa đến: chỉ có hiện tại. Do thế, mọi thứ trở nên điều gì đấy phức tạp
khi chúng ta nghĩ đế những dòng này. Đây
bản chất tự nhiên của duyên sinh, Phạn ngữ là pratityasamutpada. Đây là một ý tưởng rất hữu ích và nó là một
trong những đề tài rất ưa thích của tôi.


hai cấp độ của duyên sinh: một cấp độ quy ước thế gian và một cấp độ sâu sắc
hơn. Đầu tiên tôi sẽ giải quyết với cấp
độ quy ước. Khi chúng ta nói về nguyên
lý tương liên hệ thuộc của Đạo Phật mà thường được liên hệ như “duyên
sinh”, chúng ta phải giữ trong lòng rằng có nhiều cấp độ khác nhau của việc
thấu hiểu về nguyên lý này. Một cấp độ cạn
cợt của việc thấu hiểu bản chất tương liên hay mối quan hệ giữa nhân và quả. Mức độ sâu sắc hơn của việc thấu hiểu nguyên
lý là rộng rãi hơn nhiều, và trong thực tế, bao quát toàn bộ biểu hiện của thực
tại
. Nguyên lý duyên sinh trong mối quan
hệ của những tình trạng nhân quả là không điều gì có thể mang đến mà không có
những nguyên nhân hay điều kiện tương ứng; mọi thứ hình thành sự hiện hữu như một
kết quả của một tập hợp của những nguyên nhânđiều kiện (nhân duyên).

Nếu
chúng ta quan tâm đến quy luật tự nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng nó không được tạo
nên bởi nghiệp nhân hay bởi Đức Phật, nó chỉ là tự nhiên. Chúng ta thấy rằng Quả Phật được phát triển
theo quy luật tự nhiên. Do thế, những trải
nghiệm của chúng ta về đớn đau và khổ sở, hoan lạcsung sướng, tùy thuộc
hoàn toàn vào chính những nguyên nhânđiều kiện của chúng. Do bởi mối quan hệ tự nhiên này giữa nguyên
nhân
và hệ quả của chúng, nguyên lý Phật Giáo tuyên bố rằng nếu chúng ta càng
ít khao khát một trải nghiệm, sự kiện, hay hiện tượng đặc thù, thì chúng ta
càng phải nổ lực vào trong việc ngăn ngừa tập họp của các nguyên nhânđiều
kiện
của nó, vì thế chúng ta có thể ngăn ngừa việc xảy ra của sự kiện ấy. Và nếu chúng ta càng khao khát một sự kiện, kết
quả hay kinh nghiệm, chúng ta càng phải chú ý để bảo đảm rằng những nguyên nhân
điều kiện này được tích lũy vì thế chúng ta có thể hưởng thụ kết quả.


nhân
tôi tin rằng mối quan hệ giữa một nguyên nhân và một hệ quả cũng là một
quy luật tự nhiên. Tôi không nghĩ rằng chúng
ta
có thể đưa ra một giải thích có lý như tại sao những hệ quả nhất thiết đi
theo
những nguyên nhânđiều kiện phù hợp. Thí dụ, như được nói rằng những tình trạng càm xúc phiền não như sân hận
thù oán đưa đến những hậu quả không muốn, và theo kinh luận Đạo Phật, một hậu quả của thù oánsân hận
đáng sợ. Nhưng không có miêu tả hợp lý đầy
đủ đến vấn đề hậu quả của một cảm xúc phiền não đặc thù đáng sợ như thế
nào. Tuy thế, trong một cách người ta có
thể thấu hiểu nó, bởi vì khi chúng ta trải nghiệm sân hận hay thù oán mãnh liệt, ngay cả sự biểu hiện trên mặt của chúng ta cũng
thay đổi và chúng ta mang lấy một gương
mặt rất xấu xí. Tương tự thế, có những
loại tình trạng tinh thầnnhận thức cảm xúc nào đấy mang đến những thay đổi
tích cực gần như tức thời trong biểu lộ trên gương mặt của chúng ta. Những tình trạng này đưa chúng ta sự hiện diện
của tâm tĩnh lặng, và thanh thản, và một tình trạng hay tư tưởng cảm xúc như vậy
có thể đưa chúng ta đến một hệ quả đáng ao ước hơn. Vì thế chúng ta có thể thấy một loại liên kết,
nhưng không là một sự giải thích có lý đầy đủ.

Nhưng
người ta có thể cảm thấy rằng có những loại tình trạng cảm xúc, chẳng hạn như cấp
độ rất sâu của từ bi, là điểu tích cực, tuy thế, khi chúng xảy ra trong tâm tư
chúng ta, chúng ta có thể nói rằng tại thời khắc đặct thù đấy không có niềm
vui. Thí dụ, một người có thể hoàn toàn
dưới sự tác động của từ bi và do thế chia sẻ khổ đau với chủ đề từ bi. Trong trường hợp ấy, người ta có thể tranh luận,
từu những gì tôi đã nói trước đây, rằng từ bi không thể được nói như một nguyên
nhân
tích cực. Nhưng ở đây tôi nghĩ chúng ta phải thấu hiểu rằng, trong khi
đúng rằng như một kết quả của từ bi, bởi vì chúng ta đã dấn thân trong việc
chia sẻ khổ đau với chủ đề từ bi, ngay tại lúc ấy có một cấp độ đau đớn nào đấy,
điều này rất khác biệt với nổi đớn đau khi đang bị làm khổ theo cách của ai đấy
căng thẳng, chán nãn và bơ vơ, và cảm thấy nổi mất mát hy vọng. Trong trường hợp của khổ đau từ bi, mặc dù
người ấy đang chịu đựng một loại đớn đau, rõ ràng có một loại tỉnh giác cao độ,
và không đánh mất sự kiểm soát bởi vì người ấy, trong một cách, là sẳn lòng, tự
nguyện đảm nhận nổi khổ của người khác. Vì thế trên bề mặt của những thể trạng cảm xúc này có thể trông như mặc
chúng ta có cùng biểu hiện tương tự, nhưng chúng hoàn toàn khác biệt. Trong một tình trạng nào đấy, nổi khổ tràn ngập
quá mức đến nổi người ta phải chịu thua nó và đánh mất sự kiểm soát (tư tưởng
cũng như hành động), trái lại trong trường hợp của từ bi, chúng ta vẫn ở trong
sự kiểm soát tư tưởng của mình.

Bây
giờ nếu chúng ta thấu hiểu tầm quan trọng của việc đánh gia đúng mối quan hệ
tương duyên giữa nguyên nhân và hệ quả, rồi thì chúng ta sẽ đánh giá đúng giáo
huấn
Bốn Chân Lý Cao Quý. Toàn bộ giáo
huấn
trên Bốn Chân Lý Cao Quý là căn cứ trên nguyên tắc nhân quả. Khi nguyên lý nhân quả được bao hàm trong những
giáo huấn này chi tiết hóa tỉ mỉ, chúng ta biết được giáo thuyết Mười Hai Nhân
Duyên
. Trong giáo thuyết ấy, Ngài tuyên
bố
rằng, bởi vì có một nguyên nhân nào đấy, nên hệ quả của nó theo sau; bởi vì
nguyên nhân của nó được tạo nên, nên hệ quả hình thành; và bởi vì có si mê, nên
nó đưa đến hành động hay nghiệp.


thế, ở đây, chúng ta thấy ba tuyên bố: một là bởi vì nguyên nhân hiện hữu, hệ
quả đi theo; bởi vì nguyên nhân được tạo nên, hệ quả được sản sinh, và bởi vì
si mê, nó đưa đến hành động. Bây giờ
lời tuyên bố thứ nhất biểu lộ rằng, theo một quan điểm quả quyết, khi những
nguyên nhân được tập hợp, những hệ quả sẽ tự nhiên tiếp theo. Và những gì cũng được bao hàm trong những tuyên bố ấy là qua tập hợp đơn
thuần
của những nhân và duyên, những hệ quả hình thành hiện hữu, và rằng, nếu tách
khỏi tiến trình nhân quả , không năng lực ngoại tại nào chẳng hạn như một Đấng
Tạo Hóa, v.v… có thể đem những thứ này hiện hữu.

Tuyên
bố
thứ hai một lần nữa chỉ ra một đặc trưng quan trọng khác của duyên sinh, đấy
là chính nguyên nhân đem đến những hệ quả tự nó phải có một nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là một thực thể tồn tại vĩnh
cửu
, thường trụđiều kiện, thế thì một thực thể như vậy không thể tự nó tác
động
đến thứ nào khác. Nếu đấy là trường
hợp
, thế thì nó sẽ không có khả năng để tạo một ảnh hưởng. Do vậy, trước tiên nhất phải có một nguyên
nhân
; thứ hai, chính nguyên nhân ấy phải tự nó có một nguyên nhân.


tuyên bố thứ ba chỉ ra một đặc trưng quan trọng của nguyên lý duyên sinh. Đấy là hệ quả phải tương xứng với nguyên nhân
– phải có một sự phù hợp giữa nhân và quả. Không chỉ bất cứ điều gì có thể sản sinh bất cứ điều gì; phải có một loại
quan hệ đặc biệt giữa nhân và quả. Đức
Phật
đã cho một thí dụ về si mê dẫn đến hành động. Ở đây hàm ý rằng, “Ai đã thực hiện hành
động ấy?” Là một chúng sinh – và bằng
việc thực hiện một hành vi bị thúc đẩy bởi một tình trạng si mê của tâm thức,
con người ấy đang ở trong một cung cách tích tập cho sự suy vi của mình. Vì không có chúng sinh nào mong muốn khốn khó
và khổ đau, nó phải là qua si mêcon người dấn thân trong một hành vi có khả
năng sản sinh ra những hậu quả không ai muốn.


thế chúng ta thấy rằng tất cả mười hai nhân duyên rơi vào ba loại hiện tượng. Thứ nhất, có những loại cảm xúctư tưởng
phiền não; thứ hai, có hành vi nghiệp
báo
và dấu vết của nó; và thứ ba, có hệ quả của nó: khổ đau. Thông điệp chính yếu là khổ đau là điều gì đấy
mà tất cả chúng ta không muốn, nhưng nó là hậu quả hay một ảnh hưởng của si
. Đức Phật không tuyên bố rằng khổ đau
là một ảnh hưởng của tâm thức, bởi vì nếu là như thế, thế thì tiến trình giải thoát
hay tiến trình tịnh hóa sẽ nhất thiết liên hệ việc đưa đến chấm dứt chính sự tiếp
diễn
của tâm thức. Một bài học mà chúng
ta
có thể rút ra từ giáo huấn này là những khổ đau có gốc rể trong những cảm
xúc
cùng tư tưởng phiền nãotiêu cực có thể được loại trừ. Thể trạng si mê này của tâm thức có thể được
xua tan, bởi vì chúng ta có thể phát sinh tuệ giác nhận thức bản chất của thực
tại
. Do thế, chúng ta thấy rằng nguyên
duyên sinh cho thấy tất những mắc xích trong mười hai nhân duyên tạo thành sự
thâm nhập của một người vào trong vòng luân hồi là nối kết tương liên.

Bây
giờ nếu chúng ta áp dụng sự nối kết tương liên này đến nhận thức của chúng ta về
thực tại như một tổng thể, thế thì chúng ta có thể phát sinh một tuệ giác rộng
lớn từ nó. Thí dụ, chúng ta sẽ có thể
đánh giá đúng bản chất phụ thuộc tương liên những quan tâm của một người và những
người khác: những sự quan tâmcát tường của con ngườiphụ thuộc trên sự
cát tường của thú vật sống trên cùng một hành tinh. Tương tự thế, nếu chúng ta phát triển một loại
thông hiểu bản chất thực tại như vậy, chúng ta cũng có thể đánh giá đúng sự nối
kết tương liên giữa sự cát tường của con người và môi trường thiên nhiên. Chúng ta cũng có thể quan tâm đến hiện tại,
tương lai và v.v… Rồi thì chúng ta
thể trau dồi một quan điểm về thực tại mà nó rất thiêng liêng và có những quan
hệ mật thiết rất nổi bật.


vậy
trong vài lời, chúng ta có thể thấy rằng không có những nguyên nhân độc lập
trong chính hạnh phúc của một người. Nó
tùy thuộc trên nhiều nhân tố khác. Nên kết
luận
là nhằm để có một tương lai tốt đẹp hơn cho chính mình, chúng ta phải chăm
sóc mọi thứ liên hệ đến chúng ta. Tôi
nghĩ, đấy là một quan điểm hoàn toàn lợi lạc.

Đến
đây, tôi đã nói về nguyên lý duyên sinh từ nhận thức của cấp độ thứ nhất của sự
thấu hiểu. Chúng ta có thể thấy trong
kinh luận tầm quan trọng của thấu hiểu ở cấp độ này về duyên sinh. Trong thực tế, một trong những kinh luận Đại
Thừa
được biết như Luận Thư Toát Yếu (the Compendium of Deeds), trong ấy Tịch Thiên trích dẫn dày đặc
từ kinh điển của Đức Phật, chỉ ra nhu cầu trước tiên nhất của việc đánh giá
đúng mối nối kết tương liên của tất cả những sự kiệnhiện tượng: qua tiến
trình nhân duyên, các hiện tượngsự kiện được hình thành như thế nào; và quan tâm đến thực tại quy ước thế gian
quan yếu như thế nào, bởi vì ở cấp độ ấy chúng ta có thể thấu hiểu những loại
kinh nghiệm nào đấy đưa đến những loại hậu quả không ai muốn như thế nào, những
nguyên nhân nào, những loại tập hợp nào của nguyên nhânđiều kiện có thể đưa
đến những hậu quả đáng mong đợi hơn, v.v… ; trong thực tế những sự kiện nào đấy
có thể tác động một cách trực tiếp sự cát tườngkinh nghiệm của chúng
ta
. Bởi vì có loại quan hệ ấy, nên rất
quan yếu cho những hành giả Đạo Phật trước tiên phát triển một sự thấu hiểu sâu
sắc về nhận thức ở cấp độ thứ nhất. Rồi
thì Đức Phật tuyên bố rằng chúng ta phải vượt khỏi sự thông hiểu ấy và nghiên cứu
bản chất tự nhiên của những thứ liên hệ với nhau trong cung cách nối kết tương
liên này. Điểm này chỉ đến những giáo huấn
của Đức Phật về Tính Không.

Trong
giáo huấn Mười Hai Nhân Duyên, Đức Phật tuyên bố rằng, mặc dù chúng sinh không
muốn khổ đau và bất như ý, nhưng qua si mê mà họ tích tập những hành vi nghiệp
báo
là những thứ rồi thì đưa đến những hậu quả không mong muốn. Bây giờ câu hỏi là: bản chất của tính si mê ấy
chính xác là gì? Cơ chế của nó như thế
nào mà chúng thật sự đưa con người hành động ngược lại những gì người ấy mong
muốn một cách căn bản? Ở đây, Đức Phật
chỉ đến vai trò của những cảm xúctư tưởng phiền não, như giận dữ, thù hận,
dính mắc (luyến ái),v.v…, đã che mờ sự thấu hiểu của con người về bản chất của
thực tại. Nễu chúng ta thẩm tra thể trạng
của tâm thức tại thời điểm khi một người trải nghiệm một cảm xúc mãnh liệt như
thù hận, giận dữ hay sự dính mắc cực đoan, chúng ta sẽ thấy rằng, tại thời điểm
ấy, người đó có một ý niệm hoàn toàn sai về tự ngã: có một loại giả định không
nghi ngờ về một “cái tôi” tồn tại độc lập hay chủ thể hay con người
được nhận thức, không nhất thiết một cách ý thức, như một loại chủ nhân. Nó không hoàn toàn độc lập khỏi thân thể
tâm thức, cũng không xác định với thân thểtâm thức, nhưng có một loại gì đó
ở đấy là điều thế nào ấy được xác định như cốt lõi của con người, tự ngã, và có
một loại chấp thủ mạnh mẽ vào đặc tính hay con người ấy. Căn cứ trên điều ấy, chúng ta có những trải
nghiệm cảm xúc mạnh mẽ, như giận dữ hay thù hận cực độ đối với người nào đấy mà
chúng ta nhận định như đe dọa, v.v…

Tương
tự
thế, nếu chúng ta thẩm tra đối tượng của khao khát hay giận dữ, chúng ta sẽ
chú ý rằng có một loại thừa nhận về một thực thể tồn tại độc lập, điều gì đấy
đáng để khao khát hay đáng để thù ghét. Ngoại trừ nhận thức vi tế về giáo thuyết Tính Không, ngay cả trong đời sống
hằng ngày chúng thường thấy có sự không tương ứng giữa cung cách chúng ta nhận
thức
sự vật và phương cách mà sự vật thực sự tồn tại. Nếu điều đấy không đúng, thế thì chính ý tưởng
bị lừa dối sẽ không có ý nghĩa. Chúng ta
thường tự thấy mình bị vở mộng hoàn toàn bởi vì chúng ta có những nhận thức sai
lầm
về thực tại. Một khi vọng tưởng được
loại trừ, chúng ta nhận ra rằng chúng ta bị lừa dối. Vì thế chúng ta thường thấy trong đời sống hằng
ngày
của chính chúng ta nơi mà sự xuất hiện của điều gì đấy không phù hợp với
thực tế của hoàn cảnh.

Tương
tự
thế, như tôi đã chỉ ra trong sự vô thường vi tế, ngay cả theo nhận thức về bản
chất
nhất thời của những hiện tượng thường có những sự không tương xứng giữa
cung cách mà trong ấy chúng ta nhận thức sự vật và phương cách mà sự vật thật sự
là. Thí dụ, khi chúng ta gặp ai đấy và
nói, “Ô, đây vẫn là một người mà tôi đã biết từ lâu.” Lại nữa,
khi chúng ta thấy một đối tượng, chúng ta nghĩ, “Ô, đây là cùng là một đối
tượng mà tôi thấy hai ngày trước.” Đây là một cung cách rất thô thiển của việc nói về thực tại. Những gì thật sự xảy ra ở đây là một loại dị
bản giữa một hình tượng hay một nhận thức về một thực thể và một thực tại thật
sự tại một thời điểm. Trong thực tế, đối
tượng hay thực thểchúng ta đang nhận thức đã đi qua nhiều giai đoạn rồi. Nó là năng động, nó là nhất thời, nó là
thoáng qua, vì thế đối tượng mà chúng ta đang nhận thức hiện tại không bao giờ
giống như đối tượng mà chúng ta nhận thức một ngày qua hay ngày qua, nhưng
chúng taấn tượng rằng chúng ta đang nhận thức ngay chính cùng một đối tượng
bởi vì chúng ta đang đúc kết khái niệm đối tượng ấy và đối tượng thật sự. Do vậy, một lần nữa chúng ta thấy ở một sự
không tương xứng giữa phương cách sự vật xuất hiện đến chúng taphương cách
mà trong ấy sự vật thật sự hiện hữu. Tương tự thế, nếu chúng ta tiếp nhận khái niệm của vật lý hiện đại, rồi thì chúng ta cũng sẽ thấy rằng
có một sự không tương xứng giữa quan niệm thông thường về thực tại và những gì
những nhà khoa học giải thích theo nhận
thức
của họ về bản chất của thực tại như thế nào.


thế, những gì rõ ràng từ tất cả những điều này là sự thật rằng có một lỗi lầm
nào đó trong việc xác định về sự hiện hữu của một cá nhân như một bản ngã, nhưmột con người, hay như một các
nhân. Nhưng câu hỏi là: đến phạm vi nào
nó là sai? Chúng ta không thể chấp nhận
rằng tự ngã hay “cái tôi” hoàn toàn không tồn tại, bởi vì nếu như vậy
thế thì vô số những quan tâm, chương trình, và hành động của chúng ta sẽ không
làm nên bất cứ ý nghĩa nào. Do bởi sự thật rằng có một bản ngã, sự quan
tâm
của chúng ta cho việc đạt đến sự giải thoát trọn vẹn vì lợi ích của những
chúng sinh khác, sự quan tâm của chúng ta vì sự cát tường của những chúng sinh
khác trở nên rất nghiêm trọng, bởi vì có ai đấy hay điều gì đấy có thể sẽ khổ
đau hoặc lợi lạc nhưu một kết quả của lập trường chúng ta tiếp nhận hay những
hành vichúng ta tiến hành. Thế nên
câu hỏi về thực tại là: đến phạm vi nào là quan điểm của chúng ta về tự ngã, cảm
nhận của chúng ta về cá tính, sự thấu hiểu của chúng ta về con người hay
nhân
, sai lầm hay lừa dối, và đến phạm vi nào nó là đúng? Thực hiện những sự phân ranh giới giữa quan
điểm
đúng đắn về tự ngã và con người là cực kỳ khó khăn. Tuy thế, do bởi sự khó khăn này nên đồng thời
với việc có thể làm nên một sự phân biệt về tầm quan trọng đối với con người
như vậy – mà ở Ấn Độ có nhiều trường phái triết lý Phật Giáo nổi lên rõ
nét. Một số trường phái chi chấp nhận
“vô ngã” của con người (nhân vô ngã), nhưng không phải cả những sự kiện hay hiện tượng ngoại tại;
một số trường phái chấp nhân “vô ngã” không chỉ của con người mà cũng
cả toàn bộ sự hiện hữu (nhân vô ngã, pháp vô ngã), và ngay cả trong trường phái
ấy cũng có nhiều chi phái.


do
tại sao tầm quan trọng sâu xa như vậy lại đặt trên sự phân biệt khác nhau là
bởi vì sự quan yếu vô cùng liên quan đến
việc cố gắng của chúng ta để giải thoát chính mình khỏi khổ đau và những nguyên
nhân
của nó. Đây là một phần trong những
câu trả lời phát sinh trong một trong những bài thuyết giảng trước đây, đấy là,
nếu Đạo Phật chấp nhận lý thuyết “vô ngã”, thì điều gì thực hiện tái
sinh?

Chúng
ta
biết rằng giáo thuyết về vô ngã hay anatman là chung cho tất cả những trường
phái tư tường của Đạo Phật. Giáo thuyết
chung về vô ngã được thấu hiểu trong dạng thức của việc phủ nhận một bản ngã
hay cá thể độc lập và thường còn. Nhưng
điều được trình bày ở đây là sự thông hiểu của Long Thọ, được giảng giải bởi Luận sư Ấn Độ Nguyệt Xứng. Long Thọ, trong tác phẩm chính yếu, Căn Bản
Trung Quán Luận Tụng
, tuyên bố rằng si mê hay hiểu sai về bản chất của thực tại
là gốc rể khổ đau của chúng ta. Cung
cách mà trong ấy hành giảthể đạt đến giải thoát khỏi khổ đau là bằng việc
xua tan thể trạng si mê của tâm, sự nhận thức sai về thực tại này về thực tại,
bằng việc phát sinh tuệ giác nội quán vào trong bản chất cốt yếu của thực tại. Long Thọ xác định hai loại si mê: một là chấp
thủ
và một thực tại cố hữu hay thực chất bên trong của tự ngã hay sự hiện hữu của
con người (chấp ngã); thứ kia là chấp thủ vào một sựu tồn tại độc lập của những
sự kiện và sự vật ngoại tại (chấp pháp). Ngài tiếp tục tuyên bố rằng sự chấp thủ này về một “cái tôi”
hay “tự ngã” xảy ra như một kết quả của việc chấp thủ vào những tập hợp
uẩn: thân thể, tâm thức, và những chức năng tinh thần. Ngài tuyên bố xa hơn rằng thực tếchúng ta
phải xua tan sự si mê ám tối này từ trong tâm thức chúng ta, rằng chúng ta phải
thấy xuyên qua nhận thức sai lạc của sự thấu hiểu sai lầm của chúng ta, là
ràng
. Nhưng đơn giản bằng việc tự xa
lánh khỏi sự chấp thủ ấy, đơn giản bằng việc suy nghĩ rằng điều ấy là sai, đơn
giản
bằng việc nghĩ rằng điều ấy là tàn phá, v.v… không thể giúp để giải
thoát
con người khỏi những hình thức
cháp thủ ấy một cách căn bản. Chỉ bằng
việc thấy xuyên qua vọng tưởng bằng sự thấu hiểu [trực giác] ấy, chỉ bằng việc
phát sinh một tuệ giác mà có thể phủ nhận trực tiếp cung cách mà trong ấy,
xuyên qua si mê, chúng ta sẽ nhận thức thực tại một cách bình thườngchúng
ta
sẽ có thể xua tan si mê ám chướng.

Vậy
thì
chúng ta hành động như thế nào để thấy xuyên qua vọng tưởng của nhận thức
sai lầm này về tự ngã? Chúng ta phát
sinh tuệ giác nội quán như thế nào để có thể phủ nhận một cách trực tiếp hình
thức
nhận thức ấy? Long Thọ nói rằng, nếu
một “tự ngã”, “cái tôi” hay con người tồn tại như chúng ta
thông thường thừa nhậnhiện hữu, nếu nó tồn tại như chúng ta quan niệm nó một
cách sai lầm , thế thì càng tìm kiếm nó, càng tìm kiếm cốt lõi của nó, thì vật
ám chỉ ở phía sau những dạng thức và danh xưng của chúng ta [đặt nên], thế thì
nó sẽ trở nên rõ ràng hơn. Nhưng không phải
như vậy. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm một
tự ngã hay một con người như chúng ta thường nhận thức nó, thế thì nó biến mất,
nó hầu như tan rã ra, và đây là một biểu thị rằng quan niệm như thế về tự ngã
là một vọng tưởng từ lúc khởi đầu. Do bởi điểm này, một trong những học trò của Long Thọ Đại Sĩ là ngài Thánh Thiên đã
tuyên bố trong Bốn Trăm Câu Kệ về Trung Đạo
là chính nhận thức si mê hay vọng thức là hạt nhân của luân hồi và những sự vật
sự kiện là đối tượng của sự chấp thủnhận thức của nó. Và duy
chỉ bằng việc thấy xuyên qua vọng tưởng của một nhận thức như vậy mà chúng ta mới
có thể đưa đến việc chấm dứt tiến trình luân hồi.

Chúng
ta
thấy trong những tác phẩm của chính Long Thọ lý lẽ rộng rãi để phản bác giá
trị
ngoan cố của chúng ta về tự ngã và phủ nhận sự tồn tại của tự ngã hay cá thể
như một nhận thức sai lầm về nó. Ngài luận
rằng nếu tự ngã hay cá thể là đồng nhất với thân thể, thế thì giống như thân thể
nhất thời, tạm bợ, thay đổi hàng ngày, tự ngã hay cá thể cũng phải là chủ thể
của cũng một quy luật ấy. Thí dụ, sự
tương tục thân thể con người có thể chấm dứt, thế thì sự tương tục của tự ngã
cũng phải chấm dứt tại thời điểm ấy. Trái lại, nếu tự ngã là hoàn toàn độc lập với thân thể , thế thì nó có ý
nghĩa
thế nào để nói, khi một người bị bệnh về thân thể vật lý, thì bản ngã ấy
bệnh, cá thể ấy bệnh, v.v…? Do thế,
tách khỏi mối quan hệ tương liên giữa những nhân tố đa dạng hình thành con người,
thì không có một tự ngã độc lập.

Tương
tự
như thế, nếu chúng ta mở rộng cùng sự phân tích đến thực tại bên ngoài,
chúng ta thấy rằng, thí dụ, mỗi đối tượng vật chất những bộ phận định hướng, những
bộ phận nào đấy đối diện với những phương hướng khác nhau. Chúng ta biết rằng khi nào nó là một thực thể,
nó được cấu thành bởi những thành phần và có một loại quan hệ nhất thiết giữa tổng
thể và những bộ phận của nó, vì thế chúng ta thấy rằng tách khỏi mối quan hệ
tương liên giữa những bộ phận khác nhau và ý tưởng tổng thể, không có một thực
thể
độc lập tồn tại bên ngoài sự tương tác ấy. Chúng ta có thể áp dụng cùng sự phân tích như vậy đến tâm thức hay những
hiện tượng tinh thần. Ở đây, sự khác biệt
duy nhất là những đặc trưng của tâm thức hay hiện tượng tinh thần không phải là
vật chất, vật lý hay thân thể. Tuy thế, chúng ta có thể phân tích điều này
trong các dạng thức của những sự liên tục hay thời điểm khác nhau đã hình thành
nên sự tương tục.


chúng ta không thể thấy bản chất phía sau nhãn hiệu, hay vi chúng ta không thể
thấy điều ám chỉ phía sau thuật ngữ, không có nghĩa là không có điều gì tồn tại
chứ? Câu hỏi cũng có thể được nêu lên:
có phải sự vắng mặt của các hiện tượngý nghĩa của Tính Không không? Long
Thọ
tham gia việc bình phẩm theo nhận thức thực tế của thực tại mà đấy là tranh
luận
rằng nếu các hiện tượng không tồn tại như chúng ta nhận thức chúng, nếu
các hiện tượng không thể được thấy khi chúng ta tìm bản chất của chúng, thế thì
chúng không tồn tại. Do vậy, một con người
hay một bản ngã, một cá thể không tồn tại. Và nếu một cá thể không tồn tại, sau đó sẽ không có hành động hay nghiệp
báo
bởi vì chính ý tưởng nghiệp báo liên hệ đến ai đấy tiến hành hành động; và
nếu khôngnghiệp báo, thế thì sẽ không có khổ đau bởi vì không có người trải
nghiệm; thế thì không có nguyên nhân. Và
nếu là như thế, thế thì không thể có khả năng để tự do hay giải thoát khỏi khổ
đau bởi vì không có gì mà từ đó được giải thoát. Xa hơn nữa, sẽ không có con đường đưa đến tự
do
hay giải thoát ấy. Và nếu là như thế,
sẽ không có cộng đồng tâm linh hay tăng già dấn thân trên con đường hướng tới
giải thoát. Và nếu là như vậy, thế thì sẽ
không có khả năng cho một chúng sinh hoàn hảo trọn vẹn hay một vị Phật. Vì thế sự tranh luận thực tế rằng nếu lý thuyết
của Long Thọ là đúng, rằng bản chất của mọi vật không thể tìm thấy, thế thì
không có gì sẽ tồn tại và người ta sẽ phải phủ nhận sự tồn tại của luân hồi hay
Niết bàn và mọi thứ.

Long
Thọ
nói rằng một sự phê phán như vậy, rằng những hậu quả này sẽ tiếp theo
thuyết
của ngài, cho thấy vắng bóng một sự hiểu biết về ý nghĩa vi tế của
thuyết
Tính Không bởi vì lý thuyết Tính Không không tuyên bố hay hàm ý sự không
tồn tại
của mọi thứ. Cũng thế, lý thuyết
Tính Không đơn giản là một luận thuyết nói rằng mọi thứ không thể tìm thấy bản
chất
khi chúng ta đi tìm bản chất của chúng. Ý nghĩa của Tính Khôngbản chất phụ thuộc tương liên hay tính duyên
sinh
của thực tại.

Long
Thọ
tiếp tục nói về những gì ngài muốn nêu lên bằng việc cho rằng ý nghĩa thật
sự của Tính Không hiện lên từ một sự thấu hiểu về nguyên lý duyên sinh. Ngài tuyên bố rằng bởi vì các hiện tượng
tương sinh duyên khởi, bởi vì các hiện tượng sinh thành như một kết quả của mối
quan hệ tương liên giữa nguyên nhânđiều kiện, cho nên chúng là trống
không. Chúng trống không về một vị thế độc
lập
cố hữu. Đánh giá đúng về quan điểm ấy
là một sự thấu hiểu về Trung Đạo chân thật. Nói cách khác, khi chúng ta thấu hiểu về duyên sinh, chúng ta rằng không
chỉ sự hiện hữu của các hiện tượng, mà cũng là đặc tính của các hiện tượng phụ
thuộc
trên những nhân tố khác.


thế, lý duyên sinh có thể xua tan những cực đoan của cả thuyết tuyệt đối lẫn
thuyết hư vô, bởi vì ý tưởng “phụ thuộc” chỉ đến một hình thức hiện hữu
không có tư thế độc lập hay tuyệt đối, do thế nó giải thoát con người khỏi những
cực đoan của tuyệt đối chủ nghĩa. Thêm nữa,
“khởi nguyên” (nguồn gốc sinh khởi phụ thuộc) giải thoát con người khỏi
rơi vào cực đoan hư vô chủ nghĩa, bởi vì khởi nguyên chỉ đến một sự thấu hiểu về
hiện hữu, những thứ ấy thật sự tồn tại.

Tôi
đã nói trước đây rằng việc không thể tìm thấy các hiện tượng hay những thực thể
khi chúng ta tìm kiếm thực chất của nó không thật sự hoàn toàný nghĩa của
Tính Không, nhưng cùng lúcbiểu thị rằng các hiện tượng thiếu vắng thực chất
bên trong, chúng vắng bóng sự tồn tại độc lập và cố hữu (tự tính). Những gì muốn nói qua điều này là sự hiện hữu của chúng và đặc tính của chúng xuất
phát
đơn thuần từ sự tương tác của những nhân tố khác nhau. Phật Hộ (Buddhapalita), một trong những môn đệ
của Long Thọ, đã tuyên bố rằng bởi vì các hiện tượng hình thành qua sự tương
tác của các nhân tố khác nhau, nên chính sự tồn tạiđặc tính của chúng là xuất
phát
từ những nhân tố khác. Nói khác đi,
nếu chúng có sự tồn tại độc lập, nếu chúng sở hữu một thực tại bản chất bên
trong, thế thì chúng không cần phải lệ thuộc vào những nhân tố khác. Chính thực tế rằng chúng lệ thuộc vào những
nhân tố khác là một biểu hiện rằng chúng thiếu vắng một vị thế độc lập hay tuyệt
đối
.

Do
vậy, sự thấu hiểu trọn vẹn về Tính Không có thể hình thành chỉ khi chúng ta
đánh giá đúng tính vi tế của nguyên lý duyên sinh – có phải chúng ta kết luận rằng
tính tự nhiên tối hậu là các hiện tượng không thể tìm thấy nếu chúng ta tìm kiếm
bản chất của chúng. Long Thọ tuyên bố rằng
nếu nguyên lý hay lý thuyết Tính Không là không có giá trị, nếu những hiện tượng
(muôn pháp) là không trống rỗng sự tồn tại độc lập và cố hữu cùng thực chất bên
trong, thế thì chúng sẽ tuyệt đối; do thế sẽ không có chỗ cho giáo lý duyên khởi
triển khai và sẽ không có chỗ cho nguyên lý tương thuộc hoạt động. Nếu là như vậy, nguyên lý nhân quả sẽ không
thể hiện thực và vì thế nguyên lý thiêng liêng về thực tại cũng trở thành một
khái niệm sai lầm. Và nếu là thế, rồi
thì toàn bộ ý tưởng Bốn Chân Lý Cao Quý sẽ vô giá trị bởi vì không có nguyên lý
nhân quả hoạt động. Thế thì chúng ta sẽ phủ
nhận toàn bộ giáo huấn của Đức Phật.

Trong
thực tế, những gì Long Thọ thực hiệnđảo ngược tất cả những phê phán hướng đến
chống lại lý thuyết của ngài,bằng việc tuyên bố rằng trong vị thế thực tế tất cả
những giáo huấn của Đức Phật phải bị phủ nhận [nếu luận lý của ngài bị phủ nhận]. Ngài tổng kết lời phê phán của ngài bằng việc
nói rằng bất cứ hệ thống tin tưởng hay
thực hành nào mà phủ nhận giáo thuyết Tính Không thì không thể giải thích điều
gì một cách mạch lạc, trái lại bất cứ hệ thống tin tưởng hay tư tưởng nào chấp
nhận
nguyên lý duyên khởi này, giáo thuyết Tính Không này, thì hệ thống ấy có
thể được nêu lên với một sự giải thích mạch lạc về thực tại.


vậy
những gì chúng ta thấy ở đây là một mối liên hệ bổ sung rất lý thú giữa hai
cấp độ thấu hiểu về duyên khởi mà tôi đã nói trước đây. Nhận thức của cấp độ thứ nhất thật sự giải
thích
nhiều về sự hiện hữu hàng ngày của chúng ta hay thế giới hàng ngày của trải
nghiệm, nơi mà nguyên nhânđiều kiện tương tác và có một hoạt động của
nguyên lý nhân quả. Sự nhận thức ấy về
nguyên lý duyên khởi, theo Đạo Phật, được gọi là chính kiến, hay cái thấy đúng ở
cấp độ thế gian. Càng đánh giá đúng về
nhận thức ấy, chúng ta sẽ có thể đi đến gần hơn cấp độ thấu hiểu lý duyên khởi
sâu xa hơn, bởi vì sự thấu hiểu của chúng ta về cơ chế nhân quả tại cấp độ ấy
thường đạt đến một sự thấu hiểu về bản chất trống rỗng của mọi hiện tượng. Tương tự thế, một khi tuệ giác nội quán vào bản
chất
trống rỗng của tất cả mọi hiện tượng trở nên sâu sắc, rồi thì sự tin chắc
vào hiệu lực của nhân quả sẽ được mạnh mẽ, vì vậy sẽ có một sự quan tâm cho thực
tại
quy ước của thế gianthế giới tương đối. Do thế, có một loại quan hệ bổ sung lý thú giữa hai nhận thức.

Khi
tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính
Không
được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại
mà từ đấy chúng ta sẽ nhận thức các hiện tượngsự kiện muôn pháp như một loại
vọng tưởng, giống như vọng tưởng và kiểu mẫu nhận thức thực tại này sẽ thẩm thấu
khắp tất cả những sự tương tác của chúng ta với thực tại. Bởi thế, khi chúng ta bắt gặp một hoàn cảnh
mà trong ấy chúng ta phát sinh lòng từ bi, thay vì trở nên thờ ơ hơn với đối tượng
của từ bi, thì sự nguyện ước của chúng ta sẽ sâu sắc hơn và trọn vẹn hơn. Đây là bởi vì từ bi một cách căn bản được thấy
trên một kiểu mẫu vững chắc của tư tưởngchúng ta sẽ đạt được một tuệ giác nội
quán
sâu sắc hơn trong bản chất của thực tại. Trái lại, khi chúng ta đối diện những hoàn cảnhchúng ta thường làm
gia tăng những cảm xúc phiền não, tiêu cựcđáp ứng về phần mình như vậy, sẽ
có một mức độ nào đó của việc hờ hửng và chúng ta sẽ không trở thành con mồi của những của những cảm
xúc
phiền não tiêu cực. Đây là bởi vì, nền
tảng của những cảm xúctư tưởng phiền não như tham dục, thù hận, giận dữ,v.v…,
có một khái niệm sai lầm về thực tại, là điều liên hệ đến sự chấp thủ vào các sự
vật như tuyệt đối, độc lập, và nhất thể. Khi chúng ta phát sinh tuệ giác nội quán trong Tính Không, sự kềm kẹp của
những cảm xúc này trong tâm thức của chúng ta sẽ được tháo ra[2].

Vào
lúc bắt đầu buổi nói chuyện, tôi đã cho một thí dụ về nhận thức thời gian: thông
thường chúng ta cho là có một loại tồn tại độc lập hay một thực thể độc lập gọi
là “thời gian” là hiện tại, quá khứ hay tương lai. Nhưng khi chúng ta thẩm tra nó tại một cấp độ
sâu xa hơn, chúng ta thấy rằng nó chỉ là một quy ước thuần túy. Khác hơn phương diện chung giữa ba thì, hiện
tại
, tương lai, và quá khứ, thì không có điều gì là một thời khắc hiện tại tồn
tại
như vậy, vì thể chúng ta phát sinh một loại quan điểm năng động về thực tại. Tương tự thế, khi tôi nghĩ về chính mình, mặc
dù vào lúc ban đầu tôi có thể có sự thừa nhận không nghi ngờ gì về việc có một
tự ngã độc lập, nhưng khi tôi quán chiếu một cách gần gũi hơn tôi sẽ thấy rằng tách khỏi phương diện chung của những nhân tố
đa dạng của việc cấu thành sự hiện hữu của tôi, thì không có điều gì như một thực
thể
tuyệt đối độc lập. Vì nó là chỉ đơn
thuần
là một “tự ngã” quy ước của thế gian tục đế, của sự giải thoát
hay cuối cùng chuyển hóa thành Phật, và ngay cả Phật cũng không là tuyệt đối.


một trường hợp tương tự với hiện tượng được đề cập phía trước, ý niệm về Linh
Quang
, một trình độ vi tế nhất của tâm thức. Một lần nữa, chúng ta không nên hiểu về nó như một loại thực thể tồn tại
một cách độc lập. Tách khỏi sự tương tục
của tâm thức, là điều hình thành nên hiện tượng này được gọi là Linh Quang, thì
chúng ta không thể nói về một thực thể tồn tại tuyệt đối một cách độc lập.

Giống
như thế, chúng ta sẽ thấy rằng nhiều khái niệm của chúng ta biểu thị một sự
tương quan liên kết rất sâu xa, rất phức tạp. Thí dụ, khi chúng ta nói về chính chúng ta như những chủ thể, chúng ta
chỉ có thể làm cho khái niệm ấy có ý nghĩa trong sự liên hệ đến một đối tượng. Tương tự thế, ý niệm về hành động có ý nghĩa
trong sự liên hệ đến một chúng sinh, một tác nhân, kẻ tạo tác hành động. Vì vậy, nếu chúng ta phân tích nhiều những
khái niệm này, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không thể thật sự tách rời thực
thể
hay hiện tượng khỏi phạm vi của nó.

Vả
chăng, nếu chúng ta vượt khỏi những ý tưởng rằng những sự vật chỉ là các nhãn
hiệu hay mệnh danh và đòi hỏi tư tưởng nhận thức của ai đấy tạo nên những tên gọi,
cho dù nó là khái niệm quá khứ hay khái niệm tương lai, cho dù nó là khái niệm
của một cá thể đặc thù hay khái niệm tập thể, v.v…, chúng ta cũng sẽ không
tìm thấy một sự tồn tại độc lập.

Thậm
chí tự chính Tính Không, là điều được xem như là một thực tại tự nhiên tối hậu,
cũng không tuyệt đối, cũng không hiện hữu một cách độc lập. Chúng ta không thể xem Tính Không như độc lập
về căn bản của hiện tượng, bởi vì khi chúng ta thẩm tra bản chất của thực tại,
chúng ta thấy rằng nó trống rỗng sự tồn tại cố hữu, hay vô tự tính. Rồi thì, nếu chúng ta đem chính Tính Không ấy
như đối tượng và tìm kiếm thực chất của nó, một lần nữa chúng ta sẽ thấy rằng
nó không có tự tính hay không có sự tồn tại cố hữu. Do vậy, Đức Phật đã dạy về Tính Không của
Tính Không. Tuy nhiên, khi chúng ta tìm
kiếm
bản chất chân thật của một hiện tượng hay một sự kiện, những gì chúng ta
thấy là Tính Không này. Nhưng điều ấy
không có nghĩa là tự chính Tính Khôngtuyệt đối, bởi vì Tính Không như một
khái niệm hay một thực thể không thể thoát khỏi sự phân tích này. Nếu chúng ta đem chính Tính Không như một đối
tượng và rồi thì thẩm tra nó một lần nữa, chúng ta sẽ không thấy nó. Tuy vậy, trong một số kinh điển , chúng ta sẽ
thấy những sự nhắc đến Tính Không như chân lý tối hậu. Ở đây, chúng ta nên hiểu những gì là ý nghĩa
của thuật ngữ “tối hậu” này. Chúng ta không nên nhầm lẫn nó trong những ngôn ngữ của Tính Không như
là đích thực cơ bản, hay tuyệt đối, mà đúng hơn được gọi là “chân lý tối hậu”
bởi vì nó một đối tượng của tuệ giác nội quán đã thấu suốt vào trong bản chất của thực tại.

Nguyên
tác: Interdependence,
Interconnectedness, and the Nature of Reality
trích từ quyển The Art of Living.

Ẩn
Tâm Lộ ngày 22/09/2011

Bài liên hệ

1- Sống Vui, Sống
Khỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện với
Cái Chết và Chết An Lành

3- Đối Phó với
Sân Hận và Cảm Xúc

4-
Cho và Nhận


[1]
Cũng tức là Tương tức, tương nhập hay duyên sinh.

[2] Duy
biểu học:
Từ địa thứ nhất đến địa thứ bảy, A-lại-gia vẫn
còn bị níu kéo. Khi đạt tới địa thứ tám hay Bất Động Địa (acala-bhūmi) của các
vị Bồ tát, thì tính chấp ngã không còn, Mạt-na buông tha tàng thức và A-lại-gia
hoàn toàn được tự do,
không còn bị Mạt-na nắm giữ. Mạt-na không còn
phân biệt cái ta và những gì không phải ta nữa mà nó hiểu và chứng được tính
tương tức (mọi sự vật đều tương quan), không có biên giới giữa ta và người. A-lại-gia
trở thành Đại viên cảnh trí và Mạt-na hết bị che mờ, trở thành Bình đẳng tính
trí
. http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/duy-bieu-hoc-hieu-su-van-hanh-cua-tam/bai-tung-22-phien-nao-doan

n