Tu Luyện Tâm Xả

0
31

TU LUYỆN TÂM XẢ
(Cultivating
Equanimity)
Nguyên tác: Đức Đạt
Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT Thích Trí Chơn

Trích từ cuốn sách:
“An Open Heart”

Để bày tỏ lòng thương
chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của
chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị
khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệtdao động. Chúng tacảm
giác
gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen
chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân
thiện
hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.

Tiêu chuẩnchúng ta
phân loại mọi người thành kẻ thù hay bạn bè rất rõ ràng. Nếu một người gần gũi
hay tử tế tốt bụng với ta, người đó là bạn của ta. Nếu một người làm hại hoặc
gây khó khăn cho ta, người đó là kẻ thù của ta. Kèm với sự ưa thíchchúng ta
dành cho các người thân thương là những tình cảm như lòng quyến luyến và sự
mong ước được gần gũi mến yêu. Tương tự, chúng ta dành cho những người chúng ta
không thích với những cảm xúc tiêu cực như tức giận hay oán thù. Do đó, lòng từ
bi của chúng ta dành cho mọi người luôn có giới hạn, thiên vị, thành kiến
với điều kiện là liệu chúng ta cảm thấy có gần gũi được với họ hay không.

Lòng từ bi chân thật
phải là vô điều kiện. Chúng ta nên thực hành tâm xả để vượt qua những cảm xúc
phân biệtthiên vị. Phương cách để tu luyện tâm xả là chúng ta suy nghiệm về
tính không bền chắc của tình bạn. Trước hết chúng ta cần suy xét để nhận thấy
không có gì bảo đảm rằng người bạn thân của chúng ta hôm nay sẽ mãi mãibạn
thân
suốt đời. Tương tự chúng ta có thể tưởng tượng rằng người mà chúng ta
không ưa thích không hẳn sẽ mãi mãi như vậy. Các suy nghĩ đó khuếch tán những
cảm xúc mạnh mẽ của sự thiên vị và huỷ diệt tính bất biến của tình cảm lưu
luyến
trong chúng ta.

Chúng ta cũng có thể suy
niệm về những hậu quả tiêu cực của lòng quyến luyếnchúng ta dành cho bạn bè
ác cảm đối với kẻ thù. Những cảm giác của chúng ta đối với bạn bè và người
yêu đôi khi làm cho chúng ta mù quáng. Chúng ta phóng đại những phẩm chất mà
mình khao khát nơi người đó và tin chắc là mình không hề sai lầm. Sau đó, khi
chúng ta nhận thấy sự việc không đúng với những gì mà chúng ta phóng đại rồi
chúng ta choáng váng. Chúng ta đu đưa rơi từ đỉnh cao tột cùng của tình yêu và
mong ước xuống đến sự thất vọng, chán ghét và thậm chí là tức giận. Ngay cả cảm
giác
hài lòng và thoả mãn trong mối liên hệ với một người nào đó mà chúng ta
yêu thương có thể dẫn đến sự thất vọng, chán nản và căm thù. Các phần tửcảm
xúc
mạnh mẽ như những người có tình yêu lãng mạn và lòng căm thù chính trực
thường bị lôi cuốn bởi những cảm xúc này và niềm vui của họ chỉ thoáng qua.
Theo quan điểm Phật giáo, tốt hơn hết chúng ta không nên nắm giữ những
cảm xúc như vậy ngay từ lúc đầu.

Những hậu quả khi bị chế
ngự
bởi lòng hận thù là gì? Danh từ “Shedang” hay “căm thù” của Tây Tạng
nghĩa là sự thù nghịch từ nơi sâu thẳm trong lòng. Có một điều gì đó không hợp
khi chúng ta phản ứng lại những điều bất công hoặc gây tổn hại bằng tâm thù
hận. Lòng căm thù của chúng ta chẳng gây ảnh hưởng đến thân xác kẻ thù của
chúng ta, nó không làm tổn hại cho họ. Đúng hơn, chính chúng ta lãnh chịu những
hậu quả xấu, đắng cay do lòng hận thù của chúng ta gây ra. Nó đục khoét chúng
ta
từ bên trong. Khi tức giận, chúng ta ăn chẳng biết ngon. Chúng ta không thể
ngủ thẳng giấc, nằm lăn qua trở lại suốt đêm mà không cách nào chợp mắt được.
ảnh hưởng sâu xa đến chúng ta trong khi đó kẻ thù của chúng ta tiếp tục sống
vui vẻ hạnh phúc không biết gì đến tình trạng phiền muộn của chúng ta.

Vượt thoát ra khỏi lòng
hận thù và tức giận, chúng ta có thể xử lý mọi tình huống có kết quả tốt hơn
nhiều. Nếu chúng ta tiếp xúc mọi việc với tâm xả chúng ta sẽ nhìn thấy vấn đề
một cách rõ ràng hơn và từ đó giúp chúng ta áp dụng phương pháp tốt nhất để
giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu một đứa bé đang làm một hành động gì đó gây nguy
hiểm cho chính nó và mọi người như là chơi với những que diêm, chúng ta có thể
trừng phạt nó. Khi chúng ta đối xử một cách thẳng thắn như vậy, một điều rất có
thể xảy ra là đứa bé sẽ không phản ứng sự tức giận của chúng tađáp lại ý
thức
khẩn cấp và lo ngại của chúng ta.

Đây là cách giúp chúng
ta
nhận biết rằng kẻ thù đích thực hiện đang nằm trong lòng chúng ta. Đó là
tính ích kỷ, lòng quyến luyến và sự tức giận của chúng ta. Chúng ta nên biết
khả năng kẻ thù gây hại cho chúng ta rất hạn hẹp. Nếu một người nào đó thách
thức kích động chúng ta, chúng ta nên kiềm chế bản thân mình không trả đũa lại,
thì dù cho người đó có làm gì đi nữa họ cũng không thể gây hại cho chúng ta.
Trái lại, khi những cảm xúc mạnh mẽ như vô cùng tức giận, căm thù hay lòng ham
muốn
xuất hiện, chúng tạo nên sự rối loạn trong tâm hồn chúng ta. Ngay lập tức
chúng phá hoại sự an lạc trong tâm chúng ta cũng như tạo nên sự buồn phiền, đau
khổ
và huỷ diệt công đức tu hành của chúng ta.

Khi chúng ta hành trì
tâm xả, chúng ta có thể nhận thức được rằng những khái niệm về “kẻ thù” và “bạn
bè” có thể thay đổi và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Không có ai vừa mới
sinh ra đã là bạn bè hay là kẻ thù của chúng ta và cũng không có gì bảo đảm
rằng các thân hữu mãi mãi sẽ là bạn bè của chúng ta. “Bạn bè” và “kẻ thù” được
phân chia tuỳ thuộc vào thái độ cư xử của họ đối với chúng ta. Những người mà
chúng ta tin rằng họ yêu thương và chăm sóc chúng ta, chúng ta thường xem họ
như những người bạn thânthương mến của mình. Những người mà chúng ta tin
rằng họ có những ý nghĩ xấu và muốn làm hại chúng ta là những kẻ thù của chúng
ta
. Cho nên, chúng ta xem mọi người là bạn bè hay kẻ thù đều dựa trên nhận thức
về những ý tưởngcảm xúc mà họ dành cho chúng ta. Vậy thì, không có ai thực
sự là bạn bè hay kẻ thù của chúng ta.

Chúng ta thường nhầm lẫn
giữa hành động của một người và con người thực sự của họ. Thói quen này khiến
chúng ta quyết định rằng bởi vì một hành vi hay lời nói nào đó, người ấy trở
thành
kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên, thực ra người đó không hẳn là bạn và cũng
không phải là thù. Họ không phải là Phật tử hay Thiên Chúa giáo; không phải là
người Trung Hoa; cũng không phải là người Tây Tạng. Trong nhiều trường hợp, một
người mà chúng ta liên hệ lâu dài có thể thay đổi và trở thành người bạn thân
nhất của mình. Cho nên, chẳng có gì lạ khi chúng ta nghĩ rằng: “Ồ! Bạn đã từng
kẻ thù của tôi trong quá khứ, nhưng hiện tại chúng ta là những người bạn
tốt”.

Phương pháp khác để tu
tập
tâm xã, cũng như vượt qua cảm xúc thiên vịphân biệtchúng ta nên suy
nghĩ
rằng mọi người đều bình đẳng và khao khát được có hạnh phúc cùng không
thích khổ đau. Thêm nữa, tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng mình có quyền hoàn
thành
khát vọng này. Làm sao chúng ta biện hộ cho điều ấy? Rất đơn giản, nó là
một phần trong bản chất căn bản của con người. Tôi không phải là người duy
nhất
, bạn cũng không có một đặc quyền nào cả. Khao khát của tôi muốn được hạnh
phúc
vượt qua đau khổ là một phần trong bản tính của tôi; đó cũng là một
phần trong bản tính của bạn. Như vậy, tất cả mọi người đều có quyền hưởng hạnh
phúc
và tránh khổ đau, đơn giảnmọi người có chung bản tính căn bản này.

Dựa trên nền tảng của sự
bình đẳng này, chúng ta nên phát triển tâm xả đối với mọi người. Trong lúc
thiền định, chúng ta cần luyện tập tư tưởng “Chính bản thân tôi muốn sống có
hạnh phúc và không thích khổ đau, mọi người khác cũng vậy; chính bản thân mình
đương nhiên có quyền thoả mãn khát vọng này và mọi người cũng có”. Chúng ta nên
lập lại ý tưởng này vào lúc chúng ta thiền định và cả trong cuộc sống hằng ngày
cho đến khi nó thấm nhuần vào tâm hồn chúng ta.

Còn một điều quan trọng
cuối cùng, là con người, hạnh phúc của chúng ta tuỳ thuộc rất nhiều vào đời
sống
của mọi người và chính sự sống của chúng ta là kết quả của sự đóng góp của
nhiều người khác. Sự ra đời của chúng ta phụ thuộc vào cha mẹ chúng ta. Sau đó,
chúng ta cần sự chăm sóc và tình thương của cha mẹ chúng ta trong nhiều năm.
Sinh kế, nơi ở và phương tiện sinh sống của chúng ta; ngay cả sự thành công
danh tiếng của chúng ta cũng là kết quả của nhiều đóng góp của vô số người
khác. Trực tiếp hay gián tiếp, nhiều người liên hệ đến sự tồn tại của chúng ta
– chưa kể đến hạnh phúc của chúng ta.

Nếu chúng ta mở rộng sự
suy luận vượt khỏi giới hạn của một đời người, chúng ta có thể nhận thấy rằng
trải qua nhiều kiếp trước của chúng tathực ra, kể từ lúc khởi thuỷ khai
thiên lập địa, rất nhiều người đã đóng góp vô số kể vào hạnh phúc của chúng ta.
Chúng ta có thể kết luận: “Ta dựa vào đâu để mà đối xử phân biệt? Tại sao mình
có thể bày tỏ thân thiện với một số người và thù nghịch với một số người khác?
Ta phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệtthiên vị. Mình phải giúp đỡ cho mọi
người
một cách bình đẳng như nhau”.