Tứ Diệu Đế, Bài Thiền Quán Số 2

0
17

TỨ DIỆU ĐẾ – BÀI THIỀN QUÁN SỐ 2
Lozang Ngodrub, Lozang Pema

 

1. Nguồn gốc của Khổ
2. Diệt Khổ
3. Con Đường giác ngộ

 

1. NGUỒN GỐC CỦA KHỔ

 Nghiệp:

  • Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát
    tâm
    mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
  • Hãy nghĩ nỗi khổ của ta phát sinh từ một nguyên nhân
    như thế nào, nguyên nhân này là một tiềm lực trong tâm, tạo thành từ những hành
    động ta đã làm trước đó.
  • Còn những hành động của ta thì bị thúc đẩy do sự
    phiền nãogiận dữ, kiêu hãnh, chấp thủ v.v…
  • Những tâm trạng tiêu cực khiến ta gây hại đến các
    chúng sanh khác.
  • Hãy quán chiếu xem ngay cả một sự khó chịu nhỏ nhặt
    với một người nào đó có thể dần dần trở thành giận dữ, khiến ta đả kích người
    bằng hành động hay lời nói nặng.
  • Nguồn gốc của những động lực phiền não này là
    minh
    , bám víu vào cái ngã.
  • Dựa vào sự vô minh này, ta bám chặt vào ‘mình’ và
    ‘người ta’ như những hiện hữu cố nhiên.
  • Căn cứ vào đây, ta cố gắng hỗ trợ ‘mình’ và những ai
    liên hệ với ‘mình’ và phương hại những ai muốn hại ‘mình’.
  • Hãy quán chiếu xem mỗi người chúng ta bám vào những
    khái niệm kiên cố về cái cố hữu ‘mình’ và ‘người ta’ như thế nào.
  • Vì vậy, để chấm dứt đau khổ do những hành động này
    tạo ra, ta phải cắt tận gốc rễ của những nguyên nhân tạo khổ – đó là vô minh.

2. DIỆT
KHỔ

  • thể diệt khổ hay không? Có
    đối kháng được với nguồn

 gốc của khổ?

  • Quán chiếu bằng cách này, ta
    nhận thấy rằng trí huệ nhận thức sự vô ngã

 đối kháng trực tiếp với vô minh.

  • Trí huệ tựa như bật đèn trong
    căn phòng tối, khi đèn vừa sáng lên, bóng tối

không thể
tồn tạingọn đèn là sự đối kỵ trực tiếp với bóng tối.

  • Vì có cách để đối kháng với
    nguồn gốc của vô minh, ta thấy rằng có thể loại

 bỏ tất cả những điều phát khởi từ vô minh
– như những phiền não khác, nghiệp

 và khổ.

  • Nếu bạn không muốn có một cây
    kết trái độc trong vườn sau nhà, bạn chặt

 hết gốc rễ của nó, nó sẽ không thể mọc lại
và kết trái nữa.

  • Tương tự như vậy, bằng cách
    phát triển sự đối kháng với vô minh, ta sẽ chấm dứt những điều phát khởi từ
    minh
    .

3. CON
ĐƯỜNG
GIÁC NGỘ

  • Nếu ta chỉ cố gắng phát triển
    trí huệ nhận thức vô ngã thì đã đủ chưa?
  • Để phát triển đầy đủ trí huệ
    đối kháng trực tiếp với vô minh, tức nguồn gốc của luân hồi, ta phải đạt được
    Kiến Đạo (Con Đường Thấy).
  • Để đạt được điều này, ta cần
    phương pháp về Con Đường tu để hỗ trợ cho trí huệ của mình.
  • Do đó, ta cần tâm thoát luân
    hồi
    , và đối với Đại Thừa, ta cũng cần tâm giác ngộ.
  • Nếu ta phát triển tâm giác ngộ,
    tâm thoát luân hồi sẽ được bao gồm trong đó.
  • Để bắt đầu, trước tiên ta cần
    phát triển tâm bình đẳng đối với mọi chúng sanh.
  • Rồi quán chiếu tất rằng cả
    chúng sanh đã từng là mẹ của ta như thế nào.
  • Nhớ lại lòng tốt của chúng sanh
    đối với ta khi làm mẹ ta.
  • Phát triển nguyện vọng đền đáp
    lòng tốt ấy.
  • Vì cách hay nhất để báo đáp
    lòng tốt ấy là ước mong họ được hạnh phúc, hãy phát triển lòng mong muốn mang
    lại niềm hạnh phúc tốt đẹp nhất cho tất cả chúng sanh.
  • Nhận thấy rằng, là những người
    bình thường như ta, họ cũng đau khổ, do đó hãy phát nguyện giải thoát chúng
    sanh khỏi mọi đau khổ.
  • Hiểu được cách tốt nhất để hoàn
    thành
    ước nguyện này, ta hãy phát triển ý nguyện mạnh mẽ tự mình gánh lấy nhiệm
    vụ
    làm vơi đi nỗi khổ và mang đến hạnh phúc cho chúng sanh.
  • Thấy rằng đạt được Phật quả
    cách tốt nhất để thực hiện ý nguyện này, hãy phát tâm ước nguyện đạt thành Phật
    quả vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
  • Khi ước nguyện này phát sinh
    một cách tự nhiên và dễ dàng trong mọi lúc, hành giả đã bước vào Con Đường Tích
    Đức
    .
  • Con Đường này, cùng với Con
    Đường
    Chuẩn Bị, chuẩn bị để ta đạt được sự đối kháng trực tiếp với vô minh
    ta sẽ thực chứng trên Con Đường Thấy (Kiến Đạo).
  • Kết hợp trí huệ này và sự thực
    hành
    6 Phẩm Hạnh Toàn Hảo, ta dần dần đạt được Phật quả, sự chấm dứt cuối cùng,
    khi tất cả những nguồn gốc của khổ cùng với những chủng tử và dấu ấn của chúng
    được loại bỏ hoàn toàn, và ta đạt được khả năng ban phúc lợi cho tất cả chúng
    sanh
    , không có ngoại lệ.

  

Ghi chú: Xin
hồi hướng công đức đến sự toàn giác của tất cả chúng sinh. Mọi sai sót là lỗi
của người dịch. Quan Âm Thiền Phật Học Viện, Lozang Ngodrub, Lozang Pema dịch
hiệu đính tại Brisbane, Queensland. Tài liệu phân phát nhân dịp Ani Lozang
Tsewang hướng dẫn bàn luận và thiền luận về đề tà̀i trên tại Chùa Linh Sơn,
89 Rowe Terrace, Darra Queensland, và̀o ngày 21 tháng 7 năm 2007.