Tổng Luận Đẳng Lưu Nhân – Đẳng Lưu Quả

0
33

TỔNG LUẬN ĐẲNG LƯU NHÂN – ĐẲNG LƯU QUẢ
Phước Nguyên
*******

blankTa có thể mở đầu bằng cách đặt câu hỏi: Đẳng lưu là gì?– “Nguyên nhân trực tiếp có cùng bản chất, gọi là đẳng lưu”[1]. Từ Sanskrit ở đây là Niyanda, đi từ động từ căn ni-syand: tuôn xuống. Niyanda: còn có nghĩa là phát xuất; Ở đây khi nói Niṣyanda với ý nghĩa “phát xuất” là hàm ý “tuôn chảy”. Theo sát ngữ nguyên Sanskrit, từ niyanda: còn có nghĩa giọt nước, dòng nước chảy ra từ bể nước.

Naiyandika, hán dịch là: đẳng lưu tính, hiểu là bình đẳng lưu loại, trước sau giống nhau, cùng một loại.

Nên các luận sư giải thích Niṣyanda: “Đẳng là tương tợ; lưu là lưu loại. Tức chủng tử đồng tính chất với quả của nó…Tập khí được huân tập bởi danh ngôn gọi là tập khí của đẳng lưu[2].

Tám giới thuộc loại vô ngại pháp tức bảy tâm giớipháp giới, vừa là đẳng lưu vừa là dị thục. Là đẳng lưu khi sinh từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân; là dị thục khi sinh từ dị thục nhân (sarvatragahetu), các pháp vô ngại không phải là trưởng dưỡng bởi vì các giới không thuộc sắc khôngsự tích tập (sacaya). Các pháp còn lại (dư) là bốn cảnh sắc, hương, vị và xúc đều có cả ba loại dị thục, trưởng dưỡngđẳng lưu.

Tất cả các pháp thuộc tám loại[3], cùng hiện khởi (sahabhū) nhưng không phải là câu hữu nhân (sahabhūhetu) bởi vì quả, dị thục, đẳng lưu không có tính chất đồng nhất, đối với các pháp đắc (prāpti) thì vì chúng không luôn luôn đi kèm theo các pháp (sahacariṣṇu), tức có khi sinh khởi trước pháp, sau pháp hoặc cùng thời.

Quan điểm của các luận sư Tỳ-bà-sa giải thích cho rằng, Đồng loại nhân và quả của nó vốn thuộc đẳng lưu cho nên đều là các pháp tương tợ. Giả sử như chúng có thể khởi sinh ở tương lai thì ở tương lai vốn không có trước sau cho nên chúng sẽ hỗ tương làm nhân cho nhau, và như thế cũng sẽ hỗ tương làm quả cho nhau; vì thế không thể nào thừa nhận hai pháp lại có thể làm đẳng lưu nhân quả cho nhau.

Trong khi dị thục nhândị thục quả là các pháp không tương tợ nhau. Cho dù không có trước và sau thì nhân vẫn là nhân mà quả vẫn là quả. Tính chất của đồng loại nhân hình thành từ một điều kiện hoặc một tình trạng, từ Sanskrit là avasthā, hán dịch là vị, nghĩa là một pháp vị lai không phải là đồng loại nhân; nhưng khi ở vào điều kiện hiện tại hoặc điều kiện quá khứ thì lại trở thành đồng loại nhân. Trong khi tính chất của dị thục nhân lại hình thành từ cùng thể tánh của một pháp.

Nhưng nếu quả của biến hành nhân là một quả đẳng lưu, tức tương tợ với nhân của nó, tại sao không gọi biến hành nhânđẳng lưu nhân?

Theo ngài Thế Thân: Sở dĩ quả của biến hành nhân luôn luôn tương tợ với nhân là nhờ có hai lý do:

1/ Quả ở cùng địa với nhân, tức cả hai cùng thuộc về Dục giới, v.v.,

2/ Và cùng có tính chất nhiễm ô (kliṣṭa); tuy nhiên quả lại khác chủng loại với nhân. Nói đến “chủng loại” có nghĩa là cùng được đoạn trừ theo một cách nào đó, chẳng hạn như điều được đoạn trừ bởi kiến khổ đế, v.v. Khi nào giữa nhân và quả có sự tương tợ về chủng loại nói trên thì biến hành nhân mới có thể đồng thời làm đồng loại nhân.

Nhân duyên, Sanskrit gọi là hetu-pratyaya, điều kiện như là nguyên nhân. Câu-xá giải thích sáu nhân, trừ năng tác nhân (kāraa-hetu) là có tính tăng thượng duyên (adhipati-pratyayatā), năm nhân còn lại đều có tính nhân duyên (hetu-pratyayatā)[4]; Tỳ-bà-sa luận cho rằng, quan điểm của Đại thừa, trong sáu nhân chỉ đồng lọai nhân (sabhāga-hetu) là có tính nhân duyên;  năm nhân còn lại là tăng thượng duyên. Đồng loại nhânnguyên nhân dẫn sinh đẳng lưu quả (niyanda-phala). Tức như thiện pháp quá khứnguyên nhân trực tiếp sinh thiện pháp hiện tại. Nghiệp nhântính thiện ác, nhưng quả dị thục chỉ có tính vô ký, nên không có quan hệ nhân duyên trực tiếp[5].

Đoạn trừ đối trị, là ly hệ quả; hiện tại tự tha thọ dụng, là sĩ dụng quả; tương lai càng phát triển: đẳng lưu quả; cảm tài sản lớn: dị thục quả. Đủ cả năm quả, do tu tập mười thắng hành[6].

Và do tập khí của đẳng lưu làm điều kiện như là nhân, thức thứ tám sinh khởi với thể và tướng sai biệt, được gọi là quả đẳng lưu. Vì quả tương tợ nhân.  Chủng tử cùng với đồng loại trước sau sinh sản nhau, như nhân đồng loại dẫn đến quả đẳng lưu. Theo Thế Thân: nhân đồng loại (sabhāgahetu) và nhân biến hành (sarvatragahetu) cho quả đẳng lưu (niyandaphala). Vì cả hai đều cho quả tương tợ nhân[7].

Quan điểm Thành Duy Thức Luận giải thích như sau:

Đẳng lưu đó đồng loại được dẫn bới tập tính thiện v.v.; hoặc quả vận chuyển theo sau tương tợ nghiệp đi trước.

Y tùy thuận y xứ đạt được quả đẳng lưu. Tùy thuận xứ, là chỉ các y xứ mà trong đó tất cả các công năng dẫn đến quả đăng lưu. Y xứ ở đây bao gồm bảy y xứ: tập khí y xứ đối với chủng tử đồng loại; hữu nhuận chủng tử y xứ đối với hiện hànhchủng tử đồng loại; chân thật kiến đối với hiện hành đồng loại; thùy thuận, sai biệt công năng, hòa hiệp, và bất chướng ngại. Tuy quả đẳng lưu cũng đạt được trong các y xứ khác nhau, và trong y xứ tùy thuận quả phi đẳng lưu cũng đạt được. Nhưng ở đây nhân là cái hấp dẫn cái cao hơn, hành tướng này rất hiển nhiên. Tùy thuận y xứ cũng vậy, do đặc biệt nêu riêng đẳng lưu quả.

Quả đẳng lưu đạt được từ các nhân khiên dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên thứ nhất[8].

Còn theo quan điểm A-tỳ-đạt-ma Câu-xá:

“Đẳng lưu không có tính chất đồng nhất, đối với các pháp đắc (prāpti)  vì chúng không luôn luôn đi kèm theo các pháp (sahacariṣṇu), tức có khi sinh khởi trước pháp, sau pháp hoặc cùng thời”[9]

“Quả đẳng lưu (naiyandika) được chiêu cảm bởi đồng loại nhân (sabhāgahetu); chúng không phải là dị thục bởi vì xuất phát từ ý muốn của người nói; chúng không phải là trưởng dưỡng (aupacayika) vì không phải là sắc pháp”[10].  

Thế Thân giải thích: “niyandaphalena hi saphala sabhāgahetu| taccānāgatasyāyuktam; pūrvapaścimatābhāvāt| na cotpannamanāgatasya niyando yujyate, yathā —— varttamānasya| mā bhūddheto pūrva phalamiti, nāstyanāgata sabhāgahetuḥ”: Bởi vì quả của đồng loại nhânđẳng lưu quả, tức là loại quả tương tợ với nhân. Loại quả này không phù hợp với một pháp vị lai vì ở vị lai không có trước và sau (pūrvapaścimatābhāvāt). Hơn nữa, không thể thừa nhận một pháp đã sinh, ở quá khứ hoặc vị lai, lại làm đẳng lưu quả cho một pháp vị lai bởi vì quả không thể có trước nhân. Như vậy pháp vị lai không thể làm đồng loại nhân[11].

Những loại quả nào đắc được từ những loại nhân nào? Ngài Thế-Thân tạo tụng, Huyền Tráng dịch Hán như sau:

“後因果異熟,前因增上果。

同類遍等流,  俱相應士用”[12]

Dị thục là quả của nhân cuối cùng.

Tăng thượng là quả của nhân đầu tiên.

Đẳng lưu là quả của đồng loạibiến hành

Sĩ dụng là quả của câu hữutương ưng.

Quả đẳng lưu (niyandaphala) sinh khởi từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân (sarvatragahetu) bởi vì quả của hai nhân này đều tương tợ với nhân của chúng. Như vậy đẳng lưu quả sinh khởi là vì tương tợ với nhân.

Tính chất của quả Đẳng lưu, cũng được Câu-xá trình bày như sau: “…Niḥṣyando hetusadśa– 等流似自因… : Đẳng lưu tương tợ như nhân[13]; Pháp tương tợ với nhân là quả đẳng lưu. Loại quả này do hai nhân đồng loạibiến hành chiêu cảm. Đồng loại nhânbiến hành nhân cho quả khi chúng ở hiện tạiquá khứ. Nhưng làm sao chúng có thể cho quả đẳng lưu khi chúng đang còn ở hiện tại? Chúng ta biết rằng hai loại nhân này luôn luôn có trước quả, nó cho quả khi nhân còn ở hiện tại là vì loại nhân này cho quả ngay tức khắc (samanantaranirvartanāt). Khi quả sinh thì chúng đã ở vào quá khứ bởi vì đã cho quả và không thể cho cùng một quả trong hai lần[14].

Về đồng loại nhân vô phú vô ký thì lúc cho quả cũng chính là lúc thủ quả, bởi vì vô phú vô ký tồn tại cho đến Niết-bàn; tuy nhiên nó có thể thủ quả mà không cho quả vì các uẩn cuối cùng của một a-la-hán không có quả đẳng lưu.

Nếu phân tích tâm và tâm sở trong chuỗi sát-na liên tục của chúng cũng không có thể lập thành bốn trường hợp của đồng loại nhân thuộc thiện:

(1) Thủ quả mà không cho quả.  Thí dụ như một tâm thiện được theo liền sau nó bởi một tâm thiện hoặc vô phú vô ký thì tâm thiện này vốn là một đồng loại nhân, có thể thủ, tức phát khởi, một quả đẳng lưu là một tâm thiện ở vị lai – tâm thiện ở vị lai này có thể hiện khởi hoặc không hiện khởi. Tâm thiện trước đó không cho quả đẳng lưu: Loại tâm theo sau nó vốn nhiễm ô hoặc vô phú vô ký cho nên không phải là quả đẳng lưu của một tâm thiện.

(2) Cho quả mà không thủ quả. Thí dụ khi một tâm thiện được theo liền sau nó bởi một tâm nhiễm hoặc vô phú vô ký thì một tâm thiện trước đó cho ra một quả đẳng lưu là tâm thiện mà chúng ta đang nói đến; tâm thiện trước đó không thủ quả bởi vì trong quá khứ nó đã thủ quả.

(3) Thủ quả và cho quả. Thí dụ như hai tâm thiện kế tiếp nhau thì tâm thiện thứ nhất vừa thủ vừa cho quả đẳng lưu là tâm thiện thứ hai.

(4) Không thủ cũng không cho quả. Thí dụ khi các tâm nhiễm hoặc vô phú vô ký nối tiếp nhau thì tâm thiện trước đó vốn làm đồng loại nhân trong quá khứ đã thủ quả và sẽ cho quả chậm hơn vì thế ở hiện tại nó không thủ quả mà cũng không cho quả[15].

Đối với bàng sinh và quỷ, các thiện nghiệp đạo không bao giờ nhiếp thuộc luật nghi; nhưng ở Sắc giới thì lại nhiếp thuộc luật nghi; ở những nơi khác các thiện nghiệp đạo có thể thuộc về một loại này hoặc một loại khác. Các nghiệp đạo Thiện và bất thiện đắc quả như thế nào – ta ete daśākuśalā karmapathā kuśalāś ca?[16] Thế Thân nói: “sarve’dhipatiniyandavipākaphaladā matā[17]: Tất cả đều có khả năng chiêu cảm quả dị thục, đẳng lưutăng thượng[18].

Nên Thế Thân tiếp tục giải thích như sau: “…abhidhyayā tīvrarāga, vyāpādena tīvradvea, mithyādṛṣṭyā tīvramoha; tasyā mohabhūyastvāt| idam eā niḥṣyandaphalam”: nếu vì tham lam thì lòng tham sẽ lớn; nếu vì sân hận thì sân sẽ lớn; nếu vì tà kiến thì sẽ bị ngu singu si là loại lớn nhất trong các tà kiến; đó là loại quả đẳng lưu”[19].  Khi nói các chủng loại phiền não, bất thiện pháp, chẳng hạn như nghiệp sát, có phải vì nghiệp giết hại mà người tạo tội tái sinh vào địa ngục và rồi sau đó chỉ có một thọ lượng ngắn ngủi ở cõi người? Có luận sư cho rằng chính vì nghiệp giết hại. Sự hiện hữuđịa ngục là quả dị thục và sự giảm sút của thọ lượng là quả đẳng lưu của nghiệp giết hại. Có luận sư lại cho rằng sự hiện hữuđịa ngục xuất phát từ gia hành của nghiệp giết hại; và sự giảm sút thọ mạng là do nghiệp căn bổn. Thật ra, kinh có nói nghiệp giết hại là nhân của một đời sống ở địa ngục; nhưng khi nói như vậy, kinh không chỉ nói đến một mình hành động giết hại mà còn nói đến một loạt các hành động đi kèm theo hành động giết hại (saparivāra) gọi là căn bổn quyến thuộc. Trong trường hợp này, những gì được gọi là quả đẳng lưu không hiện hữu tách rời (nātivartate) với quả dị thục và quả tăng thượng. Sở dĩ chỉ gọi là đẳng lưu bởi vì có sự tương tợ giữa nhân và quả tức giết hại thì có thọ lượng ngắn ngủi, trộm cắp thì nghèo nàn, v.v.[20]

Ngài Thế-Thân lại nói:  “Niyandaphalam- samādhijā uttare sadśā dharmā”: Quả đẳng lưu là các pháp sinh từ định, tương tợ với nghiệp, thuộc giai đoạn về sau[21]. Các pháp thiện, bất thiện, vô ký, tạo thành bốn loại quả, hai loại quả, ba loại quả của nghiệp thiện: Các quả đẳng lưu, ly hệ, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp thiện là các pháp thiện. Quả dị thục vốn thuộc tánh vô ký[22].

 Quả đẳng lưu của một nghiệp thiện nhất định thuộc thiện[23]. Như vậy người ta thừa nhận rằng quả đẳng lưu (niyandaphala) của các pháp bất thiện có thể được tạo thành bởi các pháp vô ký. Và điều này xảy ra như thế nào? Hai pháp vô ký, tức hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi) và biên chấp kiến (antagrāhadṛṣṭi) đều là quả đẳng lưu của các pháp bất thiện: Đó là các phiền não biến hành (sarvatraga) được đoạn trừ nhờ thấy được khổ và nguồn gốc của nó (kiến khổ tập sở đoạn); và các phiền não thuộc nhóm tham ái (rāga), v.v., được đoạn trừ nhờ thấy được khổ (kiến khổ sở đoạn).

Câu-xá cho rằng: “anāgatasyānāgatāni trīi phalāni, niḥṣyandavisayogaphale hitvā”: Đối với loại nghiệp vẫn còn chưa sinh thì có ba loại quả được tạo thành bởi các pháp vị lai; đó là quả dị thục, tăng thượng và sĩ dụng. Nghiệp vị lai không có quả đẳng lưu[24]. Các pháp vô lậu thuộc về một địa khác với địa của nghiệp tạo thành ba quả của nghiệp này là sĩ dụng, tăng thượngđẳng lưu[25].

Chúng ta có thể tạm giải thích đại khá về ba quả của nghiệp này là sĩ dụng, tăng thượngđẳng lưu như sau:

+Các pháp thuộc śaika, hữu học hay  hàng thánh giả không phải là A-la-hán tạo thành các quả đẳng lưu, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp hữu học.

+Các pháp vô học là quả tăng thượng, đẳng lưu và sĩ dụng của loại nghiệp này.

+Các pháp thuộc kiến đoạn là ba quả tăng thượng, sĩ dụng và đẳng lưu của nghiệp thuộc kiến đoạn v.v..

Lại nữa, tám mươi chín Giải thoát đạo là quả hữu vi của Sa-môn tánh, là đẳng lưu quảsĩ dụng quả của Sa-môn tánh. Sự đoạn trừ hoặc trạch diệt (pratisakhyānirodha) tám mươi chín nhóm phiền não là quả vô vi của Sa-môn tánh, là sĩ dụng quả của Sa-môn tánh.

lý do để chứng minh sự khác nhau giữa quả dị thục (vipākaphala) và quả đẳng lưu (niyandaphala). Khi công năng (sāmarthya) sinh quả dị thục, tức loại công năng do nghiệp dị thục phát sinh, đã cho quả thì công năng này liền diệt. Trái lại, công năng sinh quả đẳng lưu, tức loại công năng do “nhân tương tợ với quả” (sabhāgahetu, đồng loại nhân) phát sinh, không bị diệt sau khi đã cho quả: Trong trường hợp bị nhiễm ô (kliṣṭa) thì công năng này diệt vì có lực đối trị (pratipaka); khi không nhiễm ô thì sẽ diệt khi nhập Niết-bàn, bởi vì lúc đó chuỗi tương tục sắc tâm cũng vĩnh viễn tán diệt.

Tóm lại, Đẳng lưu tính, là tính mà nguyên nhân trực tiếp có cùng bản chất tính chất của đồng loại nhân hình thành từ một điều kiện hoặc một tình trạng Đồng loại nhân và quả của nó vốn thuộc đẳng lưu cho nên đều là các pháp tương tợ, Tức chủng tử đồng tính chất với quả của nó, trước sau giống nhau, cùng một loại.

Cho nên, thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape):  khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v… Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được. 

Vì thế, Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên: “Yo paticcasamuppādam passati so dhammam passati – yo dhammam passati so paticcasamuppādam passati – Ai thấy được lý duyên khởi, người đó thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi”[26] – “Người nào thấy được lý Mười hai duyên khởi, chính người đó đã thấy được pháp; Người nào thấy được pháp, chính người đó thấy được Phật”[27].

Rừng Lu-mu, An Cư 2559
Phước Nguyên


[1] Thuật ký, tr. 298c04.

[2] Ibid., tr. 298c20.

[3] Tám loại này được kể theo Câu-xá 2 như sau: (1) Các tùy tướng của bổn pháp (mūladharma) không làm câu hữu nhân cho pháp này. (2) Chúng cũng không làm câu hữu nhân cho nhau. (3) Các tùy tướng của các pháp tùy tâm chuyển không làm câu hữu nhân cho tâm này. (4) Chúng cũng không làm câu hữu nhân cho nhau. (5) Các sở tạo sắc (bhautika, upādāyarūpa) như màu xanh, v.v., có đối ngại (hữu đối, satpratigha) và cùng sinh khởi (câu sinh, sahaja) không làm câu hữu nhân cho nhau. (6) Một phần sở tạo sắc vô đốicâu sinh không làm câu hữu nhân cho nhau; ngoại trừ hai loại luật nghi. (7) Tất cả các sở tạo sắc mặc dù cùng sinh khởi với các đại chủng nhưng không làm câu hữu nhân cho các đại chủng này. (8) Tất cả các pháp đắc (prāpti) ngay cả khi cùng sinh khởi với các pháp đắc được (prāptimat) của chúng cũng không thể làm câu hữu nhân cho các pháp đắc được này.

[4] Câu-xá 7, tr. 36b16.

[5] Cf. Tì-bà-sa 16, tr. 79a29. Cf. Du-già 3, tr. 292a1,  Du-già 5, tr. 301b12, Du-già 38, tr. 501b12.

[6] Tạp tập 12, tr. 750a29.

[7] Câu-xá 6, tr.35a26.

[8] Cf. Thành Duy Thức Luận 8, Đại 31, tr. 42b.

[9] T29n1563, tr. 0815b.

[10] T29n1558, tr. 0029c

[11] Cf. Câu-xá: T29n1559, tr. 0189c, Cđ: 此 同類因,由等流果 說有聚此果. 若未來不相 似. 無前後故. 若已生於未 生,不應成等流。如過去於現 世. 勿以果前因 後故. 無未來同類 因. T29n1558, tr. 0031c Htr.: 以同類因,引等流果。此未 來有,理必不然。無前後故。不應已生法 為未生等流。如過 去法非現在果。 勿 有果先因後過失故 。未來 世無同類因

[12] T29n1558, tr. 0035a16-a17.

[13] T29n1563, tr. 0819b11: 異熟無記法 有情有記生 等流似自因 離繫由慧盡 若因彼力生 是果名士用 除前有為法 有為增上果: Dị thục là pháp vô ký, Thuộc về hữu tình, sinh từ nghiệp hữu ký. Đẳng lưu tương tợ như nhân Ly hệ là sự diệt tận nhờ tuệ. Nếu do sức người sinh Quả gọi là sĩ dụng. Tất cả pháp hữu vi đều là tăng thượng quả Ngoại trừ các pháp ở sau chúng

[14] Cf. Kośa: phala prayacchata sabhāgasarvatragahetū| yukta tāvad yadatītāviti| atha katha varttamānau niyandaphala prayacchata?  samanantaranivarttanāt| nivtte phale tau cābhyatītau bhavata| Cf. Cđ.:  T29n1563, tr. 0820b06 và tiếp: 與果 同類遍行二因。此二因若過 去與果,此義可然. 云何此二因 於現世與等流果?。.由次第生故 。若果已生,此二因即謝過去。Htr. T29n1563, tr. 0820b06: 同類遍行, 二因與果,通於過 現。過去可 然。如何現在與 等流果. 有等流 果,無間生故。若果已生, 因便過去,名已與 果。

[15] Dẫn theo Thế Thân, Kośa: “kuśala sabhāgahetu phala pratighāti na dadātīti catukoika| yadā kuśalacittānantara kliṣṭamavyākta vā citta sammukhīkarotīti|  prathamā koi, dvitīyā viparyayāt| ttīyā kuśalacittānantara kuśalameva| caturthī etānākārān sthāpayitvā| Cf. T29n1559, tr.0193c01: 有善同類因,但取果不,與果不?此中有四句。第一句者。若從善心次 第起染污,無記心 現前。第二 句者。翻前。第三句 者。善心次第起 善心。第四 句者。除前三句。T29n1558, tr.0035b Htr.: 善同類因,亦有四句。第一句者 謂 善心無間,起染無 記心。第 二句者謂與上相違. 第三 句者。謂 善心無間,還起善 心. 第 四句者. 謂除前相

[16] Câu-xá: Cđ.:復次是十種惡業道。及善業道。 Htr.: 不善善業道所得果云何.

[17] T29n1559, tr. 0245b11, Cđ. : 一切皆能與。增上流報果. T29n1563, tr. 0883b10, Htr.:  皆能招異熟 等流增上果

[18] Cf. Kośa: akuśalais tāvat sarvair eva āsevitabhāvitabahulīktai narakeu upapadyate| T29n1559, tr. 0245b12, Cđ.: 釋曰。今且論惡。由一切十惡所事修習數起故。生於地獄. T29n1563, tr. 0883b, Htr.: 論曰。且先分別十惡業道各招三果。其三者何。異熟等流增上別故。謂於十種若習若修若多所作。由此力故。生那落迦

[19] Cf. Câu-xá: Cđ.: 由貪欲故多 重貪欲. 由瞋恚故多 重瞋恚。  由邪見故。闇鈍多癡。此見多無明 故。是名十惡等 流果。Htr.: 貪者貪盛。 瞋者瞋增。邪見者增癡。彼品 癡增故。是 名業道等流果別。

[20] Kośa: ki tena eva karmaāya mihālpāyur bhavati, atha anyena?  tena eva ity eke| tad vipākaphalam, ida niyandaphalam iti| tatra prayogea iha maulena ity eke| pare saparivāragrahaāt tu prāātipātena ity uktam iti| sādśyaviśeāt tu tathā uktam| yad apy etan niḥṣyandaphalam ukta na etad dvayam ativartate —vipākaphalam adhipatiphala ca | Cđ.: 為由此業今 生壽命短促。為由 別業。有餘師說即 是此業。何以故。昔時此業 果報果已。成今時 是其等流果。 由相似差別故 說如此。 由執共伴類故是所 說。 殺生等等流果者。 非等流種類。 有餘師說。 昔時由前分。今時 由根本. Htr.: 為 一殺業感那落迦異 熟果已復令人趣壽 量短促。為更有餘 有餘師言。即一殺 業. 先感彼異熟後 感此等流. 有餘復言。二果因 別。先謂加行後謂 根本. 雖復 總說一殺生言。而 實通收根本眷屬。 此中所說等流 果言非越異熟及增 上果。據少相似假說等流 。

[21] Cf. Cđ.: 後時或等或勝相似法。是等流果。 Htr.: 等流果者。謂自地中後等若增諸相似法.

[22] Kośa: ‘anukramam’ iti paścād vakyati | kuśalasya karmaa kuśalā dharmāś catvāri phalāni vipākaphala hitvā | Cf. Câu-xá, Cđ.: 釋曰。此義應知次第。 後當說之。 有時善業以 善法為果則 有四果。 除果報果。Htr.: 論曰。最後所說皆如次言。 顯隨所應遍前門義。且善不善無記三業一 一為因。如其次第對善不善無記三法辯有果數。後例應知。謂初善業以善法為四果除異熟。

[23] Cf.Câu-xá,  Skt. avyāktās trīi, niḥṣyandavisayogaphale hitvā||88|| Cđ.: 若以無記法為果則有三果。除等流果及相離果。Htr.: 以無記為三果。除等流及離繫。

[24] Cđ.:若未來業以未來法為果則有三果。除等流果及相離果。 Htr.: 未來業以未來為三果。 除等流及離繫。 不說後業有前果者。前法定非後業果故。已辯三世。當辯諸地。

[25] Cf. Kośa : anyabhūmikā dharmā anāsravāś cet trīi phalāni, vipākavisayogaphale hitvā; dhātvapatitatvāt|Cđ.:異地業若無流則有三果。除果報果及相離果。由不墮界故。Htr.: 若是無漏以異地法為三果。除異熟及離繫。不墮界故不遮等流

[26] Mahāhatthipadopama Suttam, No 28, p. 235, Majjhima Nikāya I, Pāli Text Society 1958.

[27] Đại Bát Niết Bàn Kinh 27, Đại 12, tr. 524a.