Tôn Giả Nan Đà

0
30

TÔN GIẢ NAN ĐÀ
Toàn Không

 

Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc,
nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền
vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ đặc khác thường, ôm bình bát đi vào thành Xá Vệ
khất thực. Khi ấy nhiều Tỳ Kheo trông thấy thế, liền đến chỗ đức Phật lễ lạy
rồi nói:

– Thưa đức Thế Tôn, vừa rồi Tỳ Kheo Nan Đà
choàng áo sặc sỡ, đi giày viền vàng đẹp đẽ vào thành khất thực.

Đức Phật liền bảo một Tỳ Kheo khác đi gọi Nan Đà trở lại gặp Ngài, khi
Tỳ Kheo Nan Đà trở lại đến chỗ đức Phật lễ lạy rồi, đức Phật hỏi:

– Nay Thầy vì sao chưng diện đẹp đẽ như thế
để vào thành khất thực?

Tỳ
Kheo
Nan Đà làm thinh không đáp, Đức Phật nói tiếp:

– Thế nào Nan
Đà
, Thầy há chẳng do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo sao?

Nan Đà thưa:

– Đúng vậy thưa Thế Tôn.

Đức Phật bảo:

– Thầy là con nhà danh giá (vọng tộc) chẳng
làm (hành) đúng với người tu do lòng tin kiên cố xuất gia học đạo, lại chưng
diện tô sửa hình vóc rồi vào thành khất thực, như vậy đối với người thường
(bạch y) đâu có khác gì?

Nay Thầy: chớ làm như vậy nữa; nói xong đức Phật đi vào tịnh thất.

*****

Được ít ngày sau, một số Tỳ Kheo lại đến

thưa với đức Phật:

Tỳ Kheo Nan Đà: chẳng kham khuôn phép người
tu (tu hành phạm hạnh), muốn cởi áo tu hành (pháp phục), tập lối sống (tập
hạnh) tại gia.

Đức Phật bảo một Tỳ Kheo đi gọi, sau khi Tỳ Kheo Nan Đà đến lễ lạy rồi,
đức Phật bảo:

– Thế nào Nan
Đà
, Thầy chẳng ưa tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), muốn cởi bỏ giáo lý
cách ăn mặc của người tu (cởi pháp y), tập theo thói người thường (tập hạnh
bạch y), tại sao thế?

Tỳ
Kheo
Nan Đà đáp:

– Thưa vâng, đức Thế Tôn! Con vì lòng dục quá
nhiều (lừng lẫy), chẳng thể kìm chế
được.

– Thế nào Nan
Đà? Thầy không phải con nhà dòng dõi danh giá (vọng tộc), do lòng tin kiên cố
xuất gia học đạo sao?

– Đúng như vậy, thưa Thế Tôn! Con là dòng dõi
danh giá, do lòng tin kiên cố nên xuất gia học đạo.

– Nếu là dòng dõi danh giá do lòng tin kiên
cố
thì Thầy chẳng nên như thế, tại sao lại bỏ chính pháp (giáo pháp tốt đẹp)
muốn tập xấu xa (ô uế); người mắc vào
dâm dục và uống rượu sẽ không nhàm chán. Dâm dục và uống rượu là ô uế sẽ đi vào
sa ngã, người có tật này không thể đạt cứu cánh (vô vi).

Nay Thầy nhớ tu phạm hạnh (khuôn mẫu phép tắc), hướng đến đạo quả sẽ có
lợi ích lớn cho Thầy.

Đức Phật nói rồi lại nghĩ: “Nan Đà ý
dục quá nặng, ta phải dùng lửa trừ lửa”. Nghĩ rồi, tức thì một tay Ngài nắm
cánh tay Nan Đà, chỉ trong chớp mắt đã đem Nan
Đà
lên núi Hương sơn. Chỗ ấy có một con khỉ mù xấu xí ở trong hang đá. Đức Phật
hỏi:

Nan Đà,
Thầy có thấy con khỉ mù không?

– Thưa có thấy.

Tôn Đà Lợi (người mà Nan
Đà
thương nhớ) đẹp hay con khỉ mù này đẹp?

– Làm sao mà ví được, con khỉ mù này quá xấu
, làm sao so sánh được với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào con cũng nhớ
cô gái họ Thích.

Bấy giờ, đức Phật và Nan Đàn như trong
khoảng
thời ngian duỗi cánh tay biến khỏi núi Hương sơn liền đến cõi Trời Đạo
Lợi; lúc ấy chư Thiên (các vị Trời) tụ tậpgiảng đường Thiện Pháp, cách đó
không xa có cung điện bên trong tụ tập vô số Thiên Nữ đang vui đùa.

Nan Đà nhìn thấy các Thiên Nữ đàn ca múa hát vui đùa như
thế, liền thưa hỏi đức Phật:

– Đây là chỗ nào mà nhiều người đẹp đàn ca
múa hát vui vẻ như thế?

Đức Phật bảo:

– Thầy tự đến đó hỏi đi.

Nan Đà liền đi đến, thấy cung điện trang trí đẹp đẽ khác thường, bên
trong toàn là con gái đẹp tuyệt trần, không có một người con trai, Nan Đà liền hỏi:

– Các cô là gì mà đàn ca múa hát vui chơi đùa
rỡn khoái lạc như thế?

Một cô đáp:

Chúng tôicõi Trời Đạo Lợi đây có 500
Ngọc Nữ đều chưa có chồng, chúng tôi nghe nói có đệ tử của Thế Tôn ở trần gian
tên là Nan Đà con của Di Mẫu (Dì làm mẹ kế), Ngài đang ở chỗ Như Lai (Đức Phật)
tu phạm hạnh; sau khi qua đời ở đó sẽ sinh về đây làm chồng (phu chủ) của chúng
tôi
để cùng vui thú với nhau.

Nan Đà nghe thế, trong lòng rất vui mừng, liền nghĩ: “Ta là Nan Đà, là
đệ tử Thế Tôn, lại cũng là con Di Mẫu, đúng là ta rồi, các Ngọc Nữ đẹp tuyệt
trần này đều sẽ là vợ ta cả”. Trong lòng mừng rỡ vô kể, Nan
Đà
liền chào tạm biệt các Thiên Nữ rồi trở lui tới chỗ đức Phật, Ngài hỏi:

– Thế nào Nan Đà, các Ngọc Nữ ấy nói gì?

– Họ nói: “Mỗi người chúng tôi đều chưa có
chồng, lại nghe nói có đệ tử đức Thế Tôn tên Nan
Đà
, con Di Mẫu tu phạm hạnh, sau khi qua đời sẽ sinh đến đây, người này sẽ là
chồng chúng tôi”.

Nan
Đà
, ý Thầy thế nào?

– Vừa rồi khi nghe các Ngọc Nữ nói, con tự
nghĩ: “Ta là đệ tử Thế Tôn, lại con Di Mẫu của Phật, các Ngọc Nữ này sẽ là vợ
của ta”.

Đức Phật hỏi:

– Thế nào, Nan
Đà? Cô gái Thích Tôn Đà Lợi đẹp hay 500 Ngọc Nữ kia đẹp?

Nan Đà
đáp:

Ví như con khỉ mù đối với Tôn Đà Lợi, Tôn Đà Lợi giống
như con khỉ mù đối với các Ngọc Nữ đẹp tuyệt vời chưa từng thấy bao giờ, Tôn Đà
Lợi
không thể nào so sánh được với các Ngọc Nữ kia.

Đức Phật bảo:

– Hay thay! Nan
Đà
, hãy khéo tu phạm hanh, Ta sẽ tác chứng cho Thầy, khiến 500 Ngọc Nữ kia đều
cấp cho Thầy.

Khi ấy đức
Phật
lại nghĩ: “Ta sẽ dùng nước diệt lửa cho Nan
Đà”. Rồi trong khoảng thời gian như người duỗi cánh tay, Ngài lại cầm cánh
tay Nan Đà biến khỏi cõi Trời, tới thẳng Địa Ngục, ngang qua bao nhiêu chỗ Địa
ngục
, thấy bao nhiêu cảnh khổ, làm cho Nan Đà sợ hãi, lông tóc dựng đứng. Như
chỗ quỷ ngục cho trâu cày trên lưỡi tội nhân, chỗ quỷ ngục bỏ tội nhân nằm trên
giường chông nhọn hoắt, chỗ tội nhân bị lửa đốt, v.v…. Tới một chỗ có cái vạc
lớn trống không chẳng có tội nhân, thì dừng lại. Nan
Đà
thắc mắc hỏi đức Phật:

– Đây là đâu, mọi chỗ đều có chúng sanh chịu khổ, chỉ có
vạc kia còn trống tội nhân là sao?

Đức Phật nói:

– Đây gọi là địa ngục A Tỳ, muốn biết rõ việc này, Thầy
hãy tự đi hỏi ngục tốt đang đứng gần cái vạc đó.

Nan Đà liền đến hỏi ngục tốt:

– Đây là ngục gì mà không có tội nhân trong vạc như thế?

Ngục tốt đáp:

– Đây là địa ngục A Tỳ, Ông nên biết, nghe nói có đệ tử
đức Thích Ca tên Nan Đà đang tu phạm hạnh, khi qua đời sẽ sinh lên cõi Trời, ở
đó sống dục lạc sung sướng. Khi chết ở cõi Trời sẽ sinh vào địa ngục A Tỳ này,
cái vạc này vì thế để trống chờ người ấy sinh đến đây chịu khổ.

Nan Đà nghe những lời nói ấy, lòng hoảng sợ, da nổi gai
gà, lông tóc dựng đứng, thì nghĩ: “Cái vạc này chính là dành cho ta!” Nan Đà vội trở lại chỗ đức Phật cúi lạy mà thưa:

– Xin Thế Tôn cho con được sám hối lỗi, con đã chẳng tu
phạm hạnh, mà lại xúc nhiễu Thế Tôn”.

Rồi Nan Đà
liền nói kệ:

Đời người không đủ quý,
Thọ hết Trời cũng tiêu,
Địa ngục khổ chua cay,
Chỉ Niết Bàn là sướng.

Đức Phật bảo:

Lành thay! Lành thay! Như lời Thầy nói, Niết Bàn
tịnh lạc. Nan Đà, Ta nhận cho Thầy sám hối,
Như Lai nhận lời sám hối của Thầy, sau chớ phạm nữa.

Rồi trong
khoảng
thời gian như người duỗi cánh tay, đức Phật nắm cánh tay Nan Đà biến khỏi Địa Ngục trở về vườn Cấp Cô Độc. Lúc đó
đức Phật chỉ dạy cho Tỳ Kheo Nan Đà phương pháp tu hành.

Sau khi nhận
lãnh lời dạy đầy đủ, Nan Đà cúi lạy rồi lui đi
đến vườn An Đà ngồi dưới gốc cây giữ chính thân nhớ nghĩ lời dạy của đức Phật,
siêng năng không lười mỏi, không ngưng nghỉ. Do lòng tin kiên cố tinh tấn thiền
định
Chỉ (Sa ma tha: tĩnh lặng) Quán (Tỳ bà xá na: tập trung vào đề mục), tu
pháp
vô thượng. Như thật biết sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, việc phải làm
đã làm xong, không còn thụ thân sau nữa. Lúc ấy Tôn Giả Nan Đà liền đạt bậc
Thánh, bậc A La Hán. Tôn Giả liền đứng lên đến chỗ đức Phật, lễ lạy rồi thưa:

– Thưa đức Thế Tôn, như trước đây Thế Tôn hứa chứng cho
con 500 Ngọc Nữ, nay con xin bỏ hết.

Đức Phật bảo:

– Nay Thầy sinh tử đã dứt, phạm hạnh đã lập, nay Ta sẽ bỏ
lời hứa.

Rồi đức Phật
bảo các Tỳ Kheo:

Nan Đà đã đắc A La Hán, nay Nan
Đà
không dâm, chẳng giận, chẳng si.

 

LỜI BÀN:

Đọc hết bài
Kinh
, chúng ta thấy lúc đầu, Tôn Giả Nan Đà đã sắp xả giới bỏ đạo vì sự say mê
nữ sắc không còn kìm giữ được nữa.

Trước khi bàn
luận
vấn đề này, chúng ta cũng nên biết sơ qua lai lịch của Tôn Giả Nan Đà.
Ngài là Hoàng Tử, con bà Ma Ha Ba Đề (Maha Pajapati), (kế mẫu của đức Phật) và
Vua Tịnh Phạn (Suddhana Gotami), cùng cha khác mẹ với đức Phật.

Trước khi đức
Phật
về thăm Vua cha vài ngày, Vua Tịnh Phạn đã cho tổ chức lễ thành hôn, nhận
cung điện mới và phong tước cho Hoàng Tử Nan Đà rất là trọng thể.

Vài ngày sau
đức Phật trở về thăm Vua cha lần đầu tiên sau khoảng 10 năm xa cách. Lúc ấy
sự kiêu mạn của các bậc kỳ lão trong Hoàng thân, vì đức Phật muốn phá tâm cao
ngạo kiêu mạn ấy, nên Ngài đã dùng thần thông bay lên không trung, phóng ánh
sáng, làm thân phát ra lửa, phụt ra nước, và các phép biến hóa trên không. Bấy
giờ tất cả Hoàng gia đều chứng kiến, từ già tới trẻ đều tán thán việc xảy ra
chưa từng có, nên đều kính ngưỡng Ngài. Sau đó một số Hoàng thân trẻ xin xuất
gia
, trong đó có Hoàng Tử Nan Đà.

Câu chuyện về
Hoàng Tử Nan Đà được kể rằng: “Vì sự kính phục người Anh cả vô cùng lớn lao,
nên Hoàng Tử Nan Đà luôn luôn ở gần đức Phật. Sau khi đức Phật thụ thực do Vua Tịnh
Phạn
cúng dàng xong, đức Phật trao bình bát cho Hoàng Tử Nan Đà. Do sự kính
ngưỡng, nên Hoàng Tử lặng lẽ ôm bình bát đi theo sau.

Tân nương của
Hoàng Tử Nan ĐàTôn Đà Lợi (Janapada Kalyani) nghe thuật lại thì nước mắt
chảy ra, vội vã chạy theo gọi: “Hoàng Tử, Hoàng Tử! Hãy trở lại với em, hãy trở
lại
với em mau đi!”

Tiếng gọi đầy
tình yêu thương của Tôn Đà Lợi làm cho Hoàng tử cảm kích thấm thía quay đầu
nhìn lại người vợ đẹp của mình, nhưng vì sự kính ngưỡng và đang phải cầm cái
bình bát của người Anh tôn quý, nên Hoàng Tử không dám trao trả bình bát cho
đức Phật mà đành phải tiếp tục đi theo. Cứ thế Hoàng Tử ôm bình bát theo sau
đức Phật về đến vườn Thượng Uyển là nơi đức Phật tạm ngự.

Khi tới nơi
rồi, đức Phật hỏi Hoàng Tử có muốn trở thành bậc Thánh thì nên xuất gia theo
Ngài tu hành. Vì đã thấy tận mắt thần thông biến hóa, vì sự kính trọngsùng
bái
sâu xa đối với người Anh cả lại là một vị Phật, nên Hoàng Tử Nan Đà đã đồng
ý
thọ lễ xuất gia cùng với một số các Hoàng thân khác như A Nan Đà, A Na Luật,
La Hầu La v.v…”

Giả thử Tôn
Giả
Nan Đà sinh vào thời nay không có Phật, thử hỏi ai có thể có cách làm cho
người sắp xả giới bỏ đạo trở lại tu hành? Thật là khó thay! Chỉ có đức Phật mới
làm được thôi. Ngài đã dùng hai bước để đưa Tôn Giả trở lại đời sống của người
tu hành.

Trước hết Ngài
dùng “lửa trị lửa” bằng hai cách: Dùng con khỉ mù xấu tệ để cho Nan Đà so sánh
với Tôn Đà Lợi, sau đó Ngài dùng các Thiên Nữ để Nan
Đà
so sánh với người yêu không đáng giá. Đến khi này, nếu đức Phật ngừng ở đây,
Nan Đà sẽ tu để được sinh cõi Trời hầu có thể cưới các Ngọc Nữ, chứ không còn
nhớ tưởng cô gái họ Thích nữa. Nhưng để chắc chắn cho Nan Đà bỏ ý định cưới các
Ngọc Nữ, nên đức Phật đã dùng “nước trị lửa” bằng cách đưa Nan Đà đến chứng
kiến
cảnh Địa Ngục vô cùng khổ sở. Lại nghe thấy biết tương lai của mình sẽ
phải vào Địa Ngục đang chờ đợi, thì hoảng sợ quá, nên Nan Đà đã kịp thời nghĩ
đến việc làm sai quấy tội lỗi của mình, vì đã không nghe lời đức Phật dạy. Do
đó Nan Đà đã xin sám hối tội lỗi và được đức
Phật
tha thứ ngay.

Thiết nghĩ,
đức Phật cũng chỉ muốn thế mà thôi để dìu dắt Nan
Đà
trở lại tu hành nghiêm túc.

Ở đây, chúng ta
thấy, thông thường Đức Phật ít dùng thần thông, những khi nào cần phảithần
thông
thì Ngài không ngần ngại gì mà không làm. Nghĩa là trong sự giáo hóa,
Ngài tùy bệnh mà cho thuốc. Bệnh của Nan Đà
quá nặng nên đức Phật đã phải dùng thần thông như thế để trị. Đúng là thuốc
thần chưa từng thấy.

Ngày nay, ở
vào thời mạt pháp, chúng ta chỉ được nghe nói mà không ai thấy cảnh khổ ở Địa
Ngục
, nên nói đến việc tu hành thì rất nhiều người cứ hờ hững lửng lơ. Lại viện
ra đủ thứ lý lẽ để thoái thác hoặc trì hoãn.

Có biết đâu
rằng khi sinh vào ba cõi dữ Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, có muốn tu cũng đã
muộn mất rồi. Cơ hội làm người lúc đó còn lâu lắm, thật là khổ thay! Nhưng biết
làm sao được!

Bởi vậy, bây
giờ có cơ hội tốt được làm người, chúng ta nên cố gắng tu, nếu chưa được giải
thoát
thì ít ra cũng được sinh vào cõi lành là Trời, Người, và kiếp sau sẽ có
cơ hội tu tiếp vậy.

Toàn
Không