Thức Biến Và Chuyển Thức

0
32

THỨC BIẾNCHUYỂN THỨC
Nguyễn Thế Đăng

1.Thức biến

Duy Thức tông, y cứ vào kinh, nói: Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy
chỉ là thức.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thểđơn giản. Tôi đang thấy một cây dừa.
Tại sao nói cây dừa này là do thức biến?

Trước hết là năm thức của giác quan (tiền ngũ thức). Nhãn thức do sự tiếp
xúc
, tương tác của căn (giác quan mắt) và trần (đối tượng hiện diện của con
mắt) mà sanh khởi. Đây là một liên hệ duyên sanh. Căn trần thức là một bộ ba
duyên sanh, nương dựa vào nhau mà có. Thiếu một cái thì chẳng thành cái gì, một
cái biến đổi thì hai cái kia biến đổi theo. Nhãn thức như thế này của tôi là do nhãn căn (con mắt) được cấu tạo
theo kiểu người mà có, và trần (đối tượng để thấy và được thấy) cũng tùy thuộc
vào nhãn căn của tôi. Trần là trần của một loại nhãn căn nào đó, không có một
cái trần khách quan tuyệt đối. Như cây dừa, con chó chỉ thấy có hai màu đen
trắng, con rắn thì thấy bằng hơi nóng (như chúng ta nhìn qua ống dòm hồng ngoại
tuyến, con dơi thì thấy bằng sóng điện như ra đa…­). Giác quan mắt của mỗi loài
khác nhau nên đối tượng được thấy cũng khác nhau.

Trần là trần đối với một loại giác quan nào đó, không có trần khách quan
tuyệt đối. Và thức cũng là thức của một loại giác quan và một loại trần nào đó
do hệ thống cấu tạo của giác quan quy định.

Như vậy cấp độ thức biến thứ nhất là sự khác biệt của các nhãn căn của
các loài khác nhau, đưa đến nhãn thức khác nhau. Nhưng năm thức giác quan chỉ
là những dữ liệu nguyên sơ, phái có ý thức để đối tượng được định hình rõ hơn.
Ý thứcnhận thức bằng phân biệt, so sánh, dựa vào trí nhớ và cả trí tưởng
tượng. ý thức này cũng phân biệt chủ thể và đối tượng, ngã và pháp.

Bắt đầu ở ý thức này mà có thương ghét, có thiện ác, xấu tốt, có phiền
não
, có ý thức, có hôn trầm, có niệm, có định… Chức năng của ý thứcsuy
nghĩ
, tập trung và tưởng tượng. Ý thứcchức năng chính yếu của con người.
Thế giới ngày nay có một góc nào mà không có sự sắp đặt, sáng tạo của ý thức
con người?

Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt
đẹp
nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý
thức
là cái thức biến đổi nhiều hơn gây ra nhiều méo mó khác biệt hơn, nhiều “ô
nhiễm” cho tâm thức hơn. Chẳng hạn, cũng lấy ví dụ cây dừa, nếu hồi nhỏ tôi
trèo lên và gặp rắn rồi té. Lớn lên uống nước dừa thường đau bụng. Thế nên,
hình ảnh cây dừa, với tôi, đi liền với sự nguy hiểm bất ngờ, với một thức uống
đáng ngại. Cho nên hình ảnh cây dừa gây cho tôi một ngại ngùng so với các cây
khác. Sự bất bình đẳng, sự méo mó, đậm nhạt trong ý thức của tôi đã có từ những
kinh nghiệm rất riêng tư của tôi đối với đời sống. Cây dừa không còn là cây dừa
khách quan nữa. Nó đã bị biến đổi theo kinh nghiệm chủ quan của tôi. Và cứ thế,
tất cả mọi sự vật của cuộc đời này đều bị biến đổi theo kinh nghiệm chủ quan
của tôi.

Thế giới trở thành “toàn là gò đống, hầm hố, chông gai, sỏi đá, núi non,
dơ bẩn đầy dẫy”, như ngài Xá-lợi-phất đã nói trong phẩm Phật quốc, mở đầu cho
kinh Duy-Ma-Cật. Cách giải quyết vấn đề này là: “Đấy là do tâm ý của ngài có
cao có thấp, không nương theo trí huệ Phật để thấy cõi này vốn là thanh tịnh. Thưa ngài, Bồ tát đối
với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí huệ
Phật
nên thấy cõi Phật này là thanh tịnh”. Đức Phật kết luận: “Bồ tát nếu muốn
được cõi Phật thanh tịnh, phải làm cho tâm thanh tịnh, tùy theo tâm thanh tịnh
đến đâu thì cõi Phật thanh tịnh hiện ra đến đó”.

Như vậy, năm thức giác quan và ý thức-sáu thức này luận Thành Duy Thức
gọi là liễu biệt cảnh-đã biến đổi
thực tại thành không gianthời gian riêng của chúng, thành một cái tôi chủ
quan
một thế giới chủ quan mà chúng lầm tưởng là ở bên ngoài chúng.

Cũng chính ý thứctác nhân chủ yếu biến đổi trở lại thế giới méo mó
của nó thành thế giới như thực. Đó là con đường phản bổn hoàn nguyên, con đường
của đạo Phật, con đường giải thoát khỏi ngã và pháp vọng tưởng để thấy ra thực
tại
không có ngã và pháp. Nói theo Duy thức học, đó là con đường xa lìa Biến kế
sở chấp
tánh để trở lại Viên thành thật tánh.

Thức thứ bảy là Mạt-na-thức, còn
gọi là Ý. Thức này là sự phân biệt vi tế- mà luận Thành Duy Thức gọi là tư lươngphân biệt không cần có ý thức,
phân biệt một cách vô thức, nằm trong vô thức. Mạt-na là sự chấp ngã vi tế,
theo luận Thành Duy Thức thì thức này, “Tương ưng bốn phiền não, là ngã si, ngã
kiến
, ngã mạn, ngã ái”.

Sinh ra đời đã cảm nhận có tôi (mạt-na-thức). Rồi với thời gian, với sự
hỗ trợ của ý thức và năm thức giác quan, cái tôi càng ngày càng rõ rệt, càng
cứng đặc, phân biệt gay gắt, tạo thành những bức tường ngăn cách tôi với thế
giới
, với người khác. Nhưng dù tôi không cố tình phân biệt (ý thức), thì cái
mạt-na này vẫn liên tục âm thầm hoạt động, kể cả trong giấc mộng hay khi thiền
định
.

Thức biến thứ tám là A-lại-da, thức căn bản, thức nền tảng của bảy thức
trước. Nó bao gồm, chứa đựng bảy thức trước. Nó được gọi là hàm tàng thức, chứa
đựng, giữ gìn tất cả mọi kinh nghiệm, mọi hành động (nghiệp) , mọi khuynh
hướng, ước muốn, mọi hoạt động xấu tốt đã được gieo trong tất cả mọi kiếp sống.
Nó được gọi là “dị thục”, vì nó gìn giữ nhân để chín muồi (dị thục) thành quả.
Nó được gọi là “nhất thiết chủng” vì nó thu nhậngiữ gìn tất cả các hạt
giống
.

A-lại-da là vô phú và vô ký. Phú nghĩa là nhiễm ô, bất tịnh. Nó không
nhất địnhnhiễm ô, bất tịnh, vì nó có thể mang giữ hạt giống thanh tịnh,
không nhiễm ô. Nó là vô ký vì không nhất định là thiện hay bất thiện, do đó nó
có thế chứa hạt giống thiện lẫn bất thiện. Vì hai tính chất này, nó như một kho
chứa vô thức, không chọn lựa, mà các thức trước muốn bỏ vào đó thứ gì cũng
được, nó chỉ việc mang giữ để chờ chín thành quả. Thỉnh thoảng, không vì lý do
gì, không có sự kích động của ý thức và năm thức giác quan, một hình ảnh xa xôi
nào đó lại khởi lên. Đó là sự biểu lộ của những hạt giống khuất xa đâu đó trồi
lên trên bề mặt ý thức.

Đến thức A-lại-da thì sự chuyển biến trở thành vi tế nhất. Như kinh Giải Thâm Mật nói về thức A-đà-na (tức
A-lại-da) như sau:

Thức A-đà-na sâu và tế
Những chủng tử như dòng nước xiết
Ta không chỉ dạy cho người thường
Vì họ sẽ chấp nó làm ngã.

Đó là sơ lược tám thức của Duy Thức tông.

Tám thức này sanh diệt, cho nên nằm trong vòng sanh tử. Vậy cái gì thoát
ngoài sanh tử? Riêng về Duy Thức tông, A-lại-da được tịnh hóa thì A-lại-da trở
thành
Như Lai tạng, hay còn được gọi là Bạch tịnh thức hay Vô cấu thức (mà có
nhà Duy thức gọi là thức thứ chín). Đây là cái mà Đại thừa nói chung gọi là
tánh Không, pháp thân, Chân
Như
, Niết bàn… Như thế tám thức
sanh diệt này, cái mà chúng ta gọi là sanh tử này, luôn luôn sanh diệt trên
Niết-bàn, tánh Không, Pháp thân… bổn lai thanh tịnh. Đây chính là con đường
giải thoát của Đại thừa.

Một thức là duyên sanh. Tám thức nương vào nhau mà hiện hữu nên cũng là
duyên sanh. Luận Thành Duy Thức, kệ
15 và 17 nói:

Nương dựa thức căn bản
Năm thức theo duyên hiện
Đồng thời khởi hoặc không
Như sóng nương biển cả.

Tám thức chuyển biến thành

(Cái) phân biệt, (cái) bị phân biệt

Do đây (cái phân biệt),
kia (cái bị phân biệt) đều không:

Nên tất cả duy thức.

Kinh Lăng Già nói:

Phàm phu không trí huệ
Tàng thức như biển cả
Nghiệp tướng ví như sóng
Y thí dụ mà hiểu.
Nếu nói về chân thật
Tâm kia không chân thật
Ví như biển hiện sóng
Bóng trong gương và mộng
Tất cả đồng thời hiện
Tâm, cảnh giới cũng thế.

Tất cả những gì chúng ta thấy nghe hay biết, tất cả thế giới đều là do
thức biếnhiện có ra. Biến (Skt: parimana) có nghĩa là chuyển biến, biến
thái
, biến đổi, biến động.

Biến có nghĩa là động. Thức biến là thức động, thức sanh khởi và diệt
chìm. “Cái sanh diệt là thức, cái chẳng sanh diệt là Trí” (Kinh Lăng Già).

Biến có nghĩa là sanh ra, biến hiện ra. Ba cõi được sanh ra, được hiện ra
do thức chuyển biến. Kinh Lăng Nghiêm nói: “A-nan, tất cả chúng sanh luân hồi
trong thế gian đều do hai cái Vọng Thấy điên đảo phân biệt. Ngay nơi Tâm Tánh
mà phát sanh, nương theo nghiệp mà xoay vần. Thế nào là hai cái Vọng Thấy. Một
là cái Vọng Thấy Biệt Nghiệp của chúng sanh. Hai là cái Vọng Thấy Đồng Phận của
chúng sanh”.

Mỗi thức và hợp thể tám thức tạo thành thân tâm đều là duyên sanh, chuyển
biến
, sanh diệt, hợp tạo. Chẳng hạn, thức A-lại-da là do các chủng tử hợp thành;
nếu khôngcác chủng tử thì không có thức A-lại-da.

Tất cả các thức đều duyên sanh, chuyển biến nên vô tự tánh.

Tất cả các thức đều duyên sanh , chuyển biến nên như huyễn.

2. Chuyển thức

Chúng ta đã đi lạc vào trong một thế giới hạn hẹp, phân mảnh, sanh diệt,
và do đó không thật, bất toại nguyện_những đặc tính của Khổ đế. Nguyên nhân của
thế giới không thật, bất toại nguyện ấy là do thức biến. Với một tâm thức đầy ô
nhiễm
bởi phiền não, thành kiến, chia cách, phân mảnh, tham sân, hôn trầm, loạn
động… chính tâm thức ấy đã biến hiện ra thế giới không thật và bất toại nguyện
này. Bởi thế, để hoàn nguyên lại thế giới thực, thế giới đúng như nó là, chúng
ta
phải giải trừ đi đến loại bỏ sự biến hiện méo mó của thức, chúng ta phải
chuyển hóa thức.

Sự chuyển hóa này Duy Thức tông gọi là “chuyển thức thành Trí”. Thức
A-lại-da chuyển hóa thành Đại viên cảnh trí, thức Mạt-na chuyển hóa thành Bình
đẳng tánh trí
, ý thức chuyển hóa thành Diệu quan sát trí, và năm thức giác quan
chuyển hóa thành Thành sở tác trí. Luận Đại thừa Khởi Tín nói là chuyển Sanh
diệt môn thành Chân Như môn.

Kinh Lăng Nghiêm nói là “Chuyển năm uẩn, sáu nhập, mười
hai xứ
, mười tám giới, bảy đại về Như Lai Tạng”.

Hệ thống Bát Nhã gọi là “chuyển sắc, thọ, tưởng, hành,
thức… thành tánh Không”. Vì vô tự tánh nên quán Không, vì như huyễn nên quán
Huyễn.

Hệ thống Tantra mẹ của Mật giáo nói là “chuyển tất cả các thức về Tịnh
Quang, Ánh Sáng Căn Bản, Tâm Nền Tảng” (Skt: prabhasvara. TT: odgsal. Clear
Light).

Quá trình chuyển hóa này được các tông phái gọi chung là sự “tịnh hóa”.

Ngài Trí Khải, người sáng lập Thiên Thai tông, phân định quá trình thực
hành
Lục Diệu Pháp Môn: Sổ tức, Tùy tức, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh.

Đại sư Pháp Tạng của Hoa Nghiêm tông gọi là “Vọng tận hoàn nguyên quán”.

Đại sư Khuy Cơ của Duy Thức tông nói Duy Thức có năm lớp quán là: Khiển
hư tồn thật, Xả lạm lưu thuần, Nhiếp mạt quy bổn, Ẩn liệt hiển thắng, Xả tướng
chứng tánh.

Tóm lại, những phương pháp thực hành của Phật giáo đều để “chuyển sanh tử
thành Niết bàn”. Chuyển “cái thấy lầm con rắn” trở thành “cái thấy đúng sợi dây
thừng”. Chuyển cái thấy phân biệt “tất cả chỉ
là sóng xung đột nhau” thành cái thấy “tất cả sóng đều là nước đại dương bình
an
một vị”. Chuyển tâm thức đóng băng cứng đặc
trở lại thành nước. Chuyển muôn ngàn bóng
thương ghét trở thành gương. Thấy hoa đốm loạn xạ giữa hư không cũng chính là
hư không… Chuyển tướng thành tánh, thấy tất cả
các tướng chính là tánh.

Nguyên nhân của thức biến, tạo ra kết quả là hiện ra một thế giới với
không gianthời gian hạn hẹp, đứt đoạn mà chúng ta gọi là sanh tử. Không
sanh diệt biến thànhsanh diệt, thanh tịnh biến thành bất tịnh, không thể
phân chia biến thành phần hạn xung đột nhau.

Cái chúng ta gọi là không gian, Kinh
Lăng Già
nói:

“Thấy nhiều hình tướng khác nhau, ví như vàng chuyển biến thành các đồ
dùng thì thấy có nhiều thứ hình dạng, mà chẳng phải tánh vàng có biến đổi… Nên
biết vọng tưởng chuyển biến cũng như bơ và sữa, rượu và trái cây… đã chín mà
thành. Hoặc có hoặc không, tất cả đều do tự tâm hiện, vô tự tánh, thật ra chẳng
có sự chuyển biến. Đại Huệ, như thế, chúng sanh phàm phu tự vọng tưởng mới sanh
ra sự tu tập. Đại Huệ, không có pháp hoặc sanh hoặc diệt, tất cả giống như thấy
sự vật sanh trong mộng huyễn vậy”.

Về thời gian của chúng ta, Kinh
Lăng Già
nói:

“Sát-na (khoảnh khắc) là A-lại-da trong Như Lai tạng, thức cùng ý chung
sanh là tập khí sát-na. Tập khí vô lậu thì chẳng phải sát na, chẳng phải chỗ
người thường có thể biết. Người thường chấp trước sát-na luận, chẳng biết tất
cả sát-na chẳng phải là (phi) sát-na, rồi khởi đoạn kiến phá hoại Vô vi Niết
bàn”.

Kinh Lăng Già kết luận: “Khéo biết tự tâm hiện, chẳng đắm trước. Lìa tất cả vọng tưởng
của tâm, ý, ý thức, gọi là Niết Bàn”.

Phương pháp thực hành nào cũng đều có mục đích chuyển thức cả. Chẳng hạn,
Bố thí Ba la mậtbố thíy cứ trên tánh Không.

“Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh” là Bồ-đề tâm nguyện và Bồ-đề
tâm
hạnh của người tu đạo Bồ-tát. Công việc ấy không rời lìa tánh Không vô tự
tánh
như huyễn.

Lòng bi không rời tánh Không vô tự tánhnhư huyễn thì mới là Đại Bi,
nghĩa là Đại Bi thì hợp nhất với tánh Không.

Kinh Kim Cương nói: “Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào phát tâm vô thượng Bồ đề thì phải
sanh tâm như vầy: ta phải độ thoát tất cả chúng sanh, độ thoát tất cả chúng
sanh
rồi, mà thật không có một chúng sanh nào đã được độ thoát”.

Vì sao thế? Bởi vì, “Chúng sanh, chúng sanh ấy, Như Lai nói rằng chẳng
phải chúng sanh, đó gọi là chúng sanh”.

Chúng sanh mà thật chẳng phải chúng sanh, đây là sự chuyển thức được Duy
thức học
nhấn mạnh nhiều nhất. Với sự nhấn mạnh ấy, Duy thức học đóng góp rất
nhiều cho con đường tu Bồ-tát đạo. Một thí dụ: vô tự tánh, như huyễn giống như
sự biết bơi. Người không biết bơi không thể nhảy xuống dòng sông sanh tử để cứu
người. Còn người biết bơi, có cái thấy vô tự tánh, như huyễn, thì có thể nhảy
xuống nước, hoạt động trong nước mà không chìm để cứu người.

Có lẽ, bất cứ người nào thực hành Bồ-tát đạo cũng thường ngân nga trong
lòng mình câu kệ mở đầu Kinh Lăng Già.
Ngân nga như một bài ca của con đường Bồ-tát:

Thế gian lìa sanh tử
Như hoa giữa hư không
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi.
Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa khỏi tâm thức
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi.
Xa lìa tưởng đoạn thường
Thế gian hằng như mộng
Trí chẳng đắc có không
Mà hưng tâm đại bi.
Biết nhân-pháp vô ngã
Phiền não chướng, sở tri
Thường thanh tịnh vô tướng
Mà hưng tâm đại bi.
Tất cả không Niết bàn
Không có Niết bàn (của) Phật
Không có Phật Niết bàn (nhập diệt)
Xa lìa giác, sở giác
Hoặc có hoặc không có
Là tất cả đều lìa.
Thấy Mâu-ni tịch tĩnh
Ấy là xa lìa sanh
Đây gọi là chẳng thủ
Đời này đời sau tịnh.

 


(Văn Hóa Phật Giáo 132)