Thông Điệp Cuộc Đời

0
23

THÔNG ĐIỆP CUỘC ĐỜI
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Cuộc đời con
người
sống chỉ khoảng 80 năm,
nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét,
phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về
“thông điệp cuộc
đời”. Mỗi người chúng ta
có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với
đau khổhạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ
đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn
nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêuhiểu biết.

Phật dạy, từ con
người
cho đến muôn loài vật muốn tồn tại và phát triển phải biết nương
nhờ
lẫn nhau về mọi phương diện. Ta dù có tài giỏi đến đâu cũng không thể một
mình
tự bươn chải để sống đời trọn vẹn mà không lệ thuộc vào ai. Chính vì lẽ
đó, chúng ta phải có trách nhiệm và bổn phận kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc
sống bằng tình thương yêu chân thật, và thông điệp cuộc đời được mở đầu bằng tờ
giấy khai sinh. 

 1- Tờ giấy khai
sinh mở cửa cuộc đời.

Đã làm người ai
cũng phải có tờ giấy khai sanh này. Đứa trẻ mới sinh ra ở bệnh viện là được cấp
ngay giấy chứng sanh, tức đã được kết nạp vào giống nòi nhân loại. Cha mẹ đem
giấy chứng sanh này lên phường, xã làm bằng chứng để làm giấy khai sanh cho con
mình. Tờ giấy khai sanh được bảo chứng bằng cái tên đẹp hay xấu ghi trong đó. Thường ở những vùng quê xa xôi, hẽo lánh, cha mẹ hay đặt
tên con mình xấu xấu một chút vì quan niệm tên xấu dễ nuôi hoặc do trình độ hiểu biếtgiới
hạn
. Tuỳ theo sự hiểu
biết
của cha mẹ mà đặt tên cho con đẹp hay xấu. Người có học thứcđịa vị
trong xã hội thì lúc nào cũng đặt tên cho con đẹp và có ý nghĩa theo sự mong
muốn của mình. Thí dụ như cha tên Trần Tấn Hùng, nếu sinh con trai thì đặt tên theo giấy khai
sinh là Trần Hùng Cường, ngoài ra còn đặt cho tên phụ nữa là Tấn lộc hay Tấn
Tài. Còn đại đa số người thôn quê hay đặt cho con mình cái tên bình dân, mộc mạc, giản dị theo
ngôn ngữ nông dân để dễ nhớ, dễ nuôi, như gái lớn, gái nhỏ, tèo anh, tèo em. Đây
là bước ngoặc thứ nhất, cha mẹ đặt tên cho con khi mới chào đời. Khi lớn khôn,
nhờ học hiểu ta biết thêm về nguyên lý của cuộc đời không ngoài lý nhân quả,
hoạ hay phúc là do mình tạo lấy. Bước ngoặc kế tiếp là ta phải tìm chỗ nương
tựa tâm linh để làm hành trang tốt đẹp đi suốt cả cuộc đời. Trước tiên, nếu là người
Phật tử thì chúng ta phải biết quy y Tam bảo “Phật Pháp Tăng” và phát nguyện
gìn giữ năm điều đạo đức. Thứ nhất là:

_ Không sát sinh hại vật thì đâu có sợ ai báo
thù
, ta sẽ sống bình yên, an lạc, hạnh phúc. Sở dĩ thế giới này lúc nào cũng
có chiến tranh, binh đao, sống thần, động đất cũng
từ nhân giết hại mà ra. Chúng ta khỏi cần kêu gọi hoà bình hay ngồi vô bàn đàm
phán
mà chỉ cần giữ giới không giết hại, thì người người hạnh phúc, nhà nhà yên vui,
xã hội sẽ sống an lạc, thái bình.

_ Không gian tham trộm cướp, lường gạt của
người khác thì ngủ ở nhà khỏi cần đóng cửa, ta đâu lấy của ai đâu mà sợ người
lấy lại của mình. Hơn nữa, người bị mất của sẽ đau khổ vô cùng vì tiền
bạc của cải làm ra bằng mồ hôi, nước mắt, vất vả, nhọc nhằn, giờ tan tành
theo mây khói. Nhân trộm cướp dẫn đến nghèo cùng trong mai sau, hiện đời chịu
mất mát trở lại và còn bị tù tội, tra khảo, đánh đập.

_ Không ngoại tình, tà dâm thì
không làm khổ gia đình người, gia đình mình cũng không bị ai làm khổ lại. Chỉ có những
người háo sắc mê của lạ mới làm khổ gia đình, người thân mà thôi.

_ Không nói dối hại người thì ta ở đâu cũng
được mọi người tin tưởng, giao thiệp qua lại hài hoà từ việc gia đinh cho đến
ngoài xã hội. Nói dối xuất phát từ lòng tham lam, ích kỷ; nói dối để khoe của, khoe danh; nói dối gạt gẫm, dụ dỗ người
khác. Tóm lại, nói dối bản chất của nó là để hại người, ta không nên nói dói mà còn hay nói
lời chân thật, lợi ích, nói
đúng
chân lý, nói lời an ủi, động viên, nói lời hoà nhã, vui vẻ, nói lời
đoàn kết, yêu thương để
cùng nhau chia vui, sớt khổ trên tinh thần an ủi, động viên, giúp
đỡ của Bồ tát Quán Thế Âm.

_ Không uống rượu say sưa và dùng các chất kích
thích
độc hại như xì ke, ma tuý, nó giết chết cuộc đời của chúng ta
trong hiện tạiđời đời kiếp kiếp rơi vào vô minh, mê muội, sống mất đi
tình người, chết bị đoạ vào các loài ngu si, chịu khốn khổ vô cùng tận vì nghiệp mê muội
của mình.

Khi đã quy y Tam
bảo
rồi thì quý thầy sẽ đặt cho mình cái tên mới, cái tên là chứng minh cho mình
có sự thay đổi về nhận thức, hiểu biết, và việc làm chân chính trong cuộc sống. Như ngoài đời,
vợ tên là Nguyễn Thị Gái thì quý thầy đặt cho pháp danh
Chơn Thuận Hiền, chồng tên là Trần Văn Tèo thì pháp danh mới là Chánh Phước
Đức
. Chơn là chơn thật. Thuận là thuận thảo, hoà nhã, vui vẻ với nhau. Hiền
hiền hậu. Chánh là ngay thẳng hay còn nghĩa là chơn chánh. Phước
phước báo nhờ có nhiều tiền của mà giúp đỡ người khác, nhưng không cậy quyền, ỷ thế ức hiếp
người khác bắt phải trả ơn. Ta đang giúp người mà bị mắng chửi nhưng vẫn
không buồn phiền mà còn tỏ lòng thương hại người đó gọi là đức. Bước ngoặc thứ
hai này làm cho ta có thêm nhận thức sáng suốt, nhờ vậy mà ta tin sâu nhân quả
và tin mình có khả năng làm được những điều tốt đẹp. Và cuối cùng là tin mình
có khả năng thành Phật trong tương lai, nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng
không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế.

Có thể nói, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, tờ
giấy khai sanh đã gắn liền với cuộc đời của chúng ta với cái tên xấu hay đẹp cũng do cha
mẹ
đặt và nó theo ta suốt cả cuộc đời. Cho nên, tờ giấy khai sanh là cánh cửa
đầu tiên bước vào đời một cách “danh chính ngôn thuận” mà ai cũng có. Tờ giấy khai sinh
thứ hai là tên do quý thầy đặt để
khuyên chúng ta không làm các việc ác mà hay làm các việc lành, giữ tâm ý mình
thanh tịnh theo lời Phật dạy,
chúng ta hãy nên cố gắng bắt chước và làm theo. Có được tờ giấy khai sinh thứ
hai này ta khỏi sợ bị đoạ ba đường dữđịa ngục, ngạ quỉsúc sinh. Tại sao nó lại nhiệm
mầu như thế vậy?

Một số người hễ
cứ nghĩ đến chùa làm lễ qui y là Phật sẽ ban cho hết tất cả, nên họ nhờ người
khác ghi tên dùm và lấy lá phái. Bởi trong lá phái có câu qui y Phật rồi khỏi
đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc
sanh
. Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa
ngục
, ngạ quỉsúc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi bị đoạ vào địa ngục, qui y
Pháp rồi khỏi bị đoạ vào loài ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi bị đoạ vào loài súc
sanh
. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên chúng ta “hãy tự mình thắp
đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Chánh pháp ở đây có nghĩa là những
lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận,
không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát
sinh
, hại vật, không trộm cướp, lường gạt..v.v..

Như chúng ta đã
biết, Phật là bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn, không còn mê lầm, khổ đau,
không còn phiền não tham-sân-si. Qui y Phật tức là trở về con đường thanh
tịnh
, sáng suốt, trong sạch. Như một số người vì tin lầm, mê
bậy, cuồng tín cho rằng giết người được lên thiên đàng, nên họ khủng bố, giết
chóc dã man cũng chỉ vì lòng tham lam, ích kỷ mà ra. Thế giới này đã từng có những
hạng người như thế, thử hỏi làm sao không đọa địa ngục đời đời kiếp kiếp cho
được? Họ tưởng làm vậy sẽ được sinh thiên, nào dè trước mắt bị chết chóc, đau thương
khi mất đi còn bị đọa chỗ u mê, tối tăm, không có ngày ra khỏi. Cũng vậy, khi
chúng ta phát nguyện qui y tu theo Phật, có nghĩa là chúng ta phải tin sâu nhân
quả
quyết tâm gìn giữ không gieo nhân xấu ác để từng bước đi tới quả giác
ngộ
, giải thoát. Nhưng trong quá trình từ nhân đến quả đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực liên tục,
phải cố gắng thực tập hạnh buông xảkiên trì, bền bỉ tu hành không lơ là, giải đãi mới
được kết quả tốt đẹp như lời Phật dạy.

Qui y Pháp khỏi
đọa vào loài ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Vì người tu theo đạo Phật
phải có tấm lòng từ bi rộng lớn, thương yêu, bình đẳng với mọi người. Khi ta có
lòng từ bi thì ai khổ đau, bất hạnh, chúng ta luôn tìm cách san sẻ và giúp đỡ.
Nhờ lòng từ bi rộng lớn nên chúng ta không nỡ gian tham, trộm cướp, lường
gạt của ai, hay tìm cách bòn rút của người khác, mà còn sẵn sàng chia vui, sớt
khổ với trái tim yêu thươnghiểu biết bằng tình người trong cuộc sống. Vì có lòng từ bi
nên ta không có tâm tham lam, bỏn sẻn, tâm keo kiết, ích kỷác độc với ai.
Vì ta không gieo nhân như thế nên không bao giờ bị đọa làm loài quỉ đói. Bởi
chúng ta đã gieo nhân tốt thì làm sao bị quả xấu được. Cho nên, khi qui y Pháp
rồi thì quý vị tránh khỏi làm loài quỉ đói nhờ biết gieo
nhân thương người, cứu vật bằng tất cả tấm lòng. Vì vậy, khi đã qui y, chúng ta
phải thực hành lời Phật dạy để phát triển tâm từ bi rộng lớn mà cùng nhau chia
vui, sớt khổ theo tinh thần của Bồ tát Quán Thế Âm dấn thân đi vào đời để phục
vụ
chúng sinh bằng 32 ứng thân.

Qui y Tăng rồi
khỏi đọa làm loài súc sinh. Tại sao? Vì súc sinh là từ nhân si mê mà ra. Phật
đã nhập Niết Bàn từ lâu, bây giờ còn lại chư Tăng đang kế thừa con đường của
Phật, vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho chúng ta biết đâu là điều thiện lành,
tốt đẹp, đâu là điều xấu ác, đâu là tội, đâu là phước, đâu là chánh, đâu là tà.
Khi chư Tăng đã chỉ cho mình biết rõ rồi thì mình phải khôn ngoan, sáng suốt,
tránh tội làm phước, tránh ác làm lành và tránh tà làm chánh. Như vậy, từ nhân
đến quả ta không gây tạo nghiệp si mê thì làm sao bị đọa làm loài súc sinh cho
được.

Chúng ta đến với
đạo Phật là để tu, có nghĩa là sửa, là bỏ, là chừa những thói quen tật xấu nên
Phật dạy lấy nhân quả làm nền tảng trong sự tu hành chuyển hóa từ xấu thành
tốt. Khi chúng ta gieo nhân tốt rồi, ta còn phải cố gắng duy trì bền bỉ, bảo vệ dài
lâu thì sẽ được kết quả như ý muốn trong tương lai. Nếu chúng ta
gieo nhân xấu thì phải đọa vào chỗ khốn cùng, đó là một sự thật. Như vậy, người
Phật tử chân chính phải biết sáng suốt chọn lựa nhân tốt để gieo, tránh không
làm những việc xấu ác. Đó là chúng ta biết tu theo lời Phật dạy. Bước đầu tu
theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba chánh nhân thiện lành, tốt đẹp.

Nhân thứ nhất là
nhân sáng suốt để giúp ta không bị u mê, tối tăm che mờ; do đó không bị đọa vào
địa ngục. Nhân thứ hai là nhờ có lòng từ bi, thương yêu
nhân loại bằng trái tim hiểu biết nên không bao giờ bị đọa vào loài quỉ đói. Nhân thứ ba là
nhờ tư duy, quán chiếu, chiêm nghiệm, xem xét, nên ta phát sinh trí tuệ; do đó
không bao giờ bị đọa vào loài súc sinh. Ba chánh nhân này như cái đỉnh ba chân giúp
ta vững vàng trên đường tu học, không bị phong ba, bão táp làm chướng ngại, nhờ thanh tịnh,
sáng suốt, từ bitrí tuệ mà hay chiếu soi muôn loài vật.

Muốn không đọa
địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh thì ta phải giữ giới không giết người, hại vật,
không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, lường gạt; và không uống
rượu say sưa, hay dùng các chất độc hại như là xì ke, ma túy; thì chúng ta
tránh khỏi bị người thù hằn, oán giận, tránh khỏi nhân giết hại lẫn nhau,
tránh khỏi nhân si mê và tù tội. Giữ được đầy đủ những giới như vậy thì hiện
tại
chúng ta không bị người thù oán, rình rập, giết hại, không phải bị tù tội vì vi phạm
pháp luật, không bị ai phá hoại hạnh phúc gia đình, không bị ai lường gạt, hãm
hại và không si mê, tối tăm để làm các việc xấu ác. Cho nên, chúng ta đến với
đạo Phật nếu biết tu thì được hưởng nhân nào quả nấy tốt đẹp, còn không biết tu
thì phải chuốc lấy khổ đau. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm
theo những gì Phật dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái khi không, ngẫu
nhiên
, và cũng không
có ai ban phước, giáng họa cho ta hết mà chính ta là chủ nhân ông của bao điều
hoạ phúc. Tất cả quí Phật tử nghĩ cho kỹ xem, đức Phật dạy ta muốn hưởng quả
tốt thì phải gieo nhân tốt, đó là sự thật; nhưng vì ta quá tham lam nên không
chịu tu, chỉ muốn xin cho
khỏe.

Vậy trong đời
chúng ta có hai tờ giấy khai sinh, khi mới sinh ra là một và bắt đầu quy y làm
đệ tử Phật là hai. Cái tên trước là do cha mẹ đặt, cái tên sau hay còn gọi là
pháp danh là do quý thầy đặt, nhằm mong muốn cho ta trước tiên phải dứt ác
làm lành, tin sâu nhân quả và sau đó tin chính mình là Phật. Phật là người giác
ngộ
thì ta cũng có khả năng giác ngộ như Phật. Kế đến là tờ giấy học đường…

2- Tờ giấy học
đường phấn đấu cả đời

Cuộc đời chúng
ta
được sinh ra và lớn lớn theo từng giai đoạn, gia đình có đủ điều kiện thì
bắt đầu cho con em mình ăn học, từ lớp mẫu giáo vỡ lòng rồi đến bậc tiểu học,
trung học 12 năm. Chúng ta phải nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ bảo bọc, cấp dưỡng và
cộng với ý chí nỗ lực học tập của mình mới có thể vượt qua 12 năm ở học đường.

Một điểm đặc
biệt
chúng ta cần chú ý và quan tâm hơn hết là hầu như số đông các em học sinh ở vùng quê xa xôi
hẽo lánh đều bỏ học nửa chừng ở cấp 1 hoặc cấp 2, nếu hay lắm là cấp 3 rồi cũng phải nghỉ học.
Nguyên nhân vì sao lại như thế? Do ảnh hưởng phong tục, tập quán và
truyền thống hiếu học ở những vùng này rất kém. Cha mẹ phải làm việc nặng nhọc bằng các
nghề lao động tay chân, hệ thống tuyên truyền giáo dục khích lệ tiếp sức học
sinh
nghèo còn quá yếu kém. Cơ sở các trường học quá xa chỗ học sinh đi lại
cũng là vấn đề chướng ngại lớn, thiếu trường học, thiếu phương pháp giáo dục, thiếu đội ngũ
giáo
viên giỏi biết hy sinh, tận tuỵ với nghề nghiệp của mình. Đó là
chúng ta đang điểm qua một số vấn đề khó khăn của các em học sinh vùng sâu,
vùng xa.

Hiện nay chúng
tôi
chương trình tiếp sức tài trợ học bổng giúp học sinh nghèo vượt khó tại
các huyện Tỉnh Long An. Ngoài các việc làm trên, chúng tôi còn hướng dẫn, khích khích lệ
các em về tinh thần hiếu
học, siêng học, học ngoan, học giỏi với tinh thần học lễ nghĩa trước rồi học
chữ sau. Với tinh thần đó, chúng tôi còn khuyên dạy các em muốn là học
sinh
giỏi tốt trước tiên phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹcung
kính
, nghe lời thầy
cô giáo dạy bảo. Tuy chúng tôi có tấm lòng như thế nhưng khả
năng còn giới hạn, kính mong các nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng vì tương lai mai sau của
các em và sự trưởng thành, tiến bộ của đất nước, chúng ta cùng nhau
chung vai góp sức vì sự nghiệp sống còn của nhân loại trong mai sau.

Sau đó, chúng ta còn
trải qua 4 năm đại học để lấy bằng cử nhân, 2 năm học thạc sĩ, rồi 3 hay 4
năm học tiến sĩ. Thật sự, đi hết một chặng đường dài trên 20 năm chúng ta rất
căng thẳngmệt mỏi. Nếu ai đầy đủ phúc duyên được sinh ra trong gia đình
giàu có, hoặc siêng năng
cố gắng vừa học vừa làm vì hoàn cảnh khó khăn mới có thể thành tựu việc học. Cho nên, tất cả
các em học sinh đều phải trả một giá rất đắc để hoàn thiện chương trình học của
mình. Do đó, tờ giấy tốt nghiệp là cả một quá trình phấn đấu học hỏi liên tục
không ngừng nghỉ mới có được kết quả tốt đẹp.

Gia đình chúng
tôi
gồm có tám anh em, tôi là lớn nhất. Thầy Nhật Từ còn hai đứa em nữa nhưng
nhà tôi chỉ có hai người được học tới nơi tới chốn. Một là thầy Nhật Từ đã tốt
nghiệp tiến sĩ triết họcẤn độ và cô em gái Trần Thị Ngọc Tâm 44 tuổi vừa mới
qua đời trong lúc triển khai kế hoạch công tác cho các phường trong Quận Thủ Đức. Tôi và những đứa
em khác bỏ dỡ việc học nửa chừng, không có đứa nào học tới cấp ba cả. Mẹ chúng
tôi
thất học hoàn toàn, cha thì học mới cấp 1. Gia đình chúng tôi như thế đó,
tôi may mắn hơn dù dốt nát quê mùa nhưng được xuất giatu học tại Thiền Viện
Thường Chiếu, nên giờ đây cũng đã
viết được vài cuốn sách để kết duyên cùng quý Phật tử gần xa. Chúng tôi bây giờ
mãi đến gần 50 tuổi mới thấy việc học và tu là cần thiết trong cuộc đời, nên
tôi có một câu đối dùng để gối đầu nằm nhằm răn nhắc và cảnh tỉnh mình nhiều
hơn:

Học mở rộng tầm nhìn kiến thức

Tu sửa tâm ngày một sáng trong.

Người có đầy đủ
phúc duyên và thêm sự nỗ lực của tự thân nên được học hành xuyên suốt và thành
đạt
một cách dễ dàng; còn những ai không được như vậy cũng chớ nên
thất chí, nản lòng mà càng làm thiệt hại cho mình nhiều hơn. Nếu chúng ta không
đủ duyên học thầy thì ta sẽ học nơi huynh đệ, bạn bè, hoặc tự học ở
sách vở. Ngoài đời còn có
câu: học, học nữa, học mãi. Tại sao ta không cố gắng kiên trì, bền bỉ với việc học của
mình để rồi phải chịu ngu dốt hơn người. Người Phật tử thì phải càng học hỏi nhiều hơn nữa để thấm nhuần lời
Phật dạy
áp dụng tu hành cho có được an lạc, hạnh phúc cho bản thân mình và
người.

Sư tổ chúng tôi
chỉ dạy :

Học mà không tu như đãy đựng sách.

Tu mà không học cũng như tu mù.

Học và tu không
thể thiếu trong đời sống của chúng ta, không phải việc tu học chỉ dành riêng
cho người xuất gia mà người tại gia cũng có phần, ta chớ vì bận bịu công việc
mà lãng quên việc tu học của mình, đến khi gần chết cha mẹ, anh em, vợ chồng,
con cái, bạn bè, người thân cũng không sao giúp được. Đường ta ta đi, ta đi nếu
hiện đời làm được những điều nhân nghĩa thì đường đi rộng lớn, thênh thang; và ngược lại,
ta sẽ đến chỗ tối tăm mờ mịt hay giỏi lắm là được sinh ra vùng biên địa không
thể nào biết được Phật pháp.

Con người cần
phải
ý chí, siêng năng, cố gắng, nỗ lực không ngừng mới
thể đạt được thành công như ý muốn. Sự thành công của chúng ta chỉ có 10%
thông minh, phần còn lại 90% là sự cố gắng, chuyên cần, kiên trì, bền bỉ trong
từng phút giây. Chuyện tu trong chùa cũng giống như chuyện
học ở đời. Trong nhà Phật luôn nói đến tính siêng năng, tinh tấn, cần cù, kiên
chí
, bền gan mới có
thể có chút ít hiểu biết để có dịp cùng chia sẻ với tất cả mọi người. Bất cứ ai
cũng vậy, nếu không siêng
năng, chuyên cần, nỗ lực thì khó mà trên cầu thành Phật, dưới cứu độ
chúng sinh.

Chính vì sự tai
hại
quá lớn do lòng tham nên chúng ta cần có nền giáo dục đạo đức, nhằm
giúp cho giới trẻ có nhận thức tốt trong cuộc sống. Giáo có nghĩa là sự chỉ dạy
của người đi trước hướng dẫn cho chúng ta bắt chước làm theo, nhưng chúng ta
phải biết suy xét, chiêm nghiệm để nhận ra lẽ đúng sai. Dục giúp chúng
ta
nuôi dưỡng điều tốt lành, để lánh xa các việc xấu ác. Mục đích của giáo dục
là giúp cho con người phát triển toàn diện về nhận thức sống, biết được lẽ thật
của cuộc đời để chúng ta làm chủ bản thân, không lệ thuộc vào một đấng quyền năng nào
đó. Nói theo cách
khác, chúng ta là chủ
nhân ông của bao điều họa phúc; nhưng ta tiếp thu và làm theo các điều xấu ác cũng
giống như loài cỏ dại, không cần chăm sóc nhưng chúng vẫn mọc lan tràn; sự duy trìthực
hiện
các việc làm tốt đẹp giống như chúng ta lăn trái banh lên núi, sơ hở một chút
thì nó rơi xuống chân núi trở lại. Cho nên, ta làm việc tốt
phải kiên trì, bền bỉ, dũng cảm, dài lâu, mới đủ
khả năng
chế ngự các việc làm xấu ác.

Có một vị Tiến
ngành giáo dục đã thành công trong nghề dạy học của mình, nhưng đến khi lớn
tuổi, ông khép mình vào chốn thiền môn mong sống đời bình yên, hạnh phúc
tuổi già. Một học sinh biết được muốn đến thỉnh cầu để nhờ ông chỉ dạy. Sau khi gặp thầy, cậu học trò mới hỏi “Dạ thưa, tiên sinh
quyết
gì mà ngài thành công
trong việc học và giảng dạy, giúp cho nhiều người được thành đạt và có
tiếng tăm? – Ta cũng đâu có
bí quyết gì, ngoại trừ chăm chỉ,
siêng năng, tinh cần, bền
chí và cố gắng”. Cậu
học trò như nửa tin, nửa ngờ. Lão tiên sinh mới dẫn cậu học trò ra ngoài cánh
đồng ruộng và chỉ vào một bụi lúa. “Này con ạ, con hãy xem cây lúa đang lớn dần
theo ngày tháng”. Cậu học trò cứ chăm chú nhìn mãi mà không thấy
cây lúa cao thêm chút nào. “Cũng vậy, việc học cũng lại như thế. Mới đầu
cây lúa chỉ là tép mạ còn nhỏ nhưng nó lớn dần theo thời gian, nên mới có những
bụi lúa chín nặng trĩu, thơm ngát cả cánh đồng. Việc học cũng lại
như thế, ta cứ siêng năng, chăm chỉ, cần cù và học
phương pháp logic đàng hoàng, thì tương lai cậu sẽ là người học trò giỏi
để làm việc đóng góp lợi ích cho xã hội”.

Cho nên, ai muốn có tờ giấy tốt nghiệp cao nhất thì
hãy nên theo sự chỉ dạy của tiên sinhcố gắng phát huy việc học của mình cho
được vuông tròn, tốt đẹp. Kế đến là tờ giấy kết hôn…

3. Tờ giấy kết
hôn làm ta dày vò cả cuộc đời.

Quý vị nào có
lập gia đình rồi mới biết chính xác hôn nhân trong tình yêu lứa đôi không phải đơn
giản
như ta nghĩ trai gái lớn lên là phải có vợ, có chồng. Nhiều người nghĩ
rằng có vợ có chồng là để lo tương lai và sự nghiệp cho ta sau này. Thực tế, nó không phẳng
lặng như mặt nước hồ thu mà lúc nào cũng có sóng gió, bão tố, như là những
chướng duyên, nghịch cảnh
trong cuộc đời. Đôi khi nhìn bên ngoài ta thấy gia đình đó
thật hạnh phúc quá trời, nhưng đi sâu vào bên trong ta mới thấy họ sống chỉ có
hình thức bên ngoài để che mắt thiên hạsĩ diện. Có khi mới cưới nhau năm ba tháng mà đã ly
dị
rồi. Rồi có khi ở với nhau gần bốn năm chục năm trời đã có cháu nội, cháu ngoại đầy
nhà mà cũng đưa nhau ra tòa ly dị. Thật không hiểu nỗi, già sắp xuống
lỗ
rồi mà còn ly với dị, phải chi còn trẻ trung thì không nói để làm gì?

Trong cuộc sống
hôn nhân gia đình, đại đa số vui ít mà khổ nhiều, nhưng nguyên
nhân
chính là do cả hai vợ chồng không biết thương yêu, nhường nhịn lẫn
nhau; chồng nói vợ
không nghe, vợ nóng giận chồng không vui vẻ bỏ qua. Bởi hôn nhân
nhiều ràng buộc và hệ luỵ là khổ đau nên chúng ta phải có ý thức, trách nhiệm; ngoài việc quan hệ tình
dục
với nhau, chúng ta còn
phải có tình chồng nghĩa vợ; tình là tình ân ái, nghĩa là nghĩa vợ chồng, và phải biết
cách nuôi dạy con cái cho đàng hoàng. Cho nên nói tờ giấy kết hôn là cả một sự dày
đau khổ trong cái hạnh phúc ít ỏi đó không phải là không có lý do, mà cũng không
phải là quá đáng. Người Phật tử hãy nên chín chắn suy xét
chiêm nghiệm. Nếu chúng ta biết tôn trọng, biết nhường nhịn, chia sẻ, tha thứ,
yêu thương, thì ta sẽ hạnh phúc; còn nếu cái tôi
ai cũng lớn quá thì tan vỡ hạnh phúc ngay khi còn là vợ chồng với nhau.

Ai cũng biết, hạnh phúc của
bố mẹ là hạnh phúc của con cái, nếu cha mẹ chia ly thì con cái cũng đau khổ. Do
đau khổ, bất an, không người nương tựa, con cái sẽ xao lãng
việc học hành của mình mà tụ tập theo bạn bè xấu, để rồi dính vào vòng tội lỗi. Trong tình yêu
lứa đôi, ngoài việc chia
sẻ tình cảm cho nhau, chúng ta còn có bổn phận, trách nhiệm đối với con cái, ân nghĩa đối với
người thân, giao lưu với bè bạn. Giữa vợ chồng và con cái còn có sợi dây quan
hệ mật thiết với nhau để nối kết tình yêu thương. Cho nên, thật bất hạnh
tội nghiệp cho những đứa con thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Muốn bảo vệ được hạnh
phúc
gia đình, vợ chồng phải
biết thông cảm, tin tưởng, chung thủy, thường xuyên trao đổi tâm tình, phấn khích cho
nhau, cùng đồng tâm hiệp lực nuôi dạy con cái. Theo thống kê của ngành an ninh
xã hội học có tới 90% những đứa trẻ bụi đời hầu hết là con của những gia đình
cha mẹ ly dị, hoặc cha mẹ mất sớm. Những người làm cha mẹ
cần phải quan tâm đến chi tiết nhỏ nhặt này để cân nhắc, suy nghĩ kỹ mỗi
khi hành động, tránh cho con cái những đau khổ về sau.

Trời xanh, mây
nước, ao suối, sông hồ, hoa lá, cỏ cây, thiên nhiên hữu tình, bản chất đều
giúp cho con người thêm vui vẻ, hạnh phúc sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Nhưng chỉ có con người làm khổ cho con người mà thôi, bởi không có sự
thông cảmtha thứ cho nhau. Nhiều khi ta hay đổ thừa cho trời đất, nói như
vậy thì oan cho trời đất quá, chỉ có con người mới làm khổ cho nhau từ chỗ
không hiểu hết được chân lý của cuộc đời là gì? Nhưng thật ra Phật dạy có thân này là có
khổ, nên có chuyện con trâu, con chó than khổ, thèm muốn như chim trời, cá nước; nhưng chim, cá nói nó vẫn
nỗi khổ riêng, vì bị con người bắt làm thịt ăn. Cuối cùng chúng quy kết vào con
người
, chỉ có con ngườisung sướng, hạnh phúc nhất trần gian. Nhưng một hôm, con trâu nghe
hai ông bà chủ của nó quăng chén đũa, gây lộn, nạt nộ, chửi bới nhau; rồi cuối cùng ông chồng than khổ quá trời,
làm việc vất vả tối ngày mà cũng không được yên thân. Thật ra, được làm con
người
quả là một điều diễm phúc rất lớn lao vì có suy nghĩ, hiểu biết; nếu biết vận
dụng theo chiều hướng tốt đẹp, lợi ích, luôn giúp người cứu vật, thì hạnh phúc
biết chừng nào; ngược lại, nếu đi theo chiều hướng xấu ác thì làm khổ
gia đình, người thân và
xã hội. Nếu ai cũng ý thức giữ gìn năm giới nhà Phật thì thế gian này sẽ là
thiên đường của hạnh phúc.

Tại sao Phật nói
cuộc đời của con người là khổ? Chúng ta phải
nghiệm xét cho kỹ xem điều này có đúng không? Sau khi quán
chiếu
, ta mới thấy lời Phật
dạy
là đúng chân lý. Bởi ai cũng già khổ, bệnh khổ, chết khổ, rồi yêu thương xa
lìa
khổ, oán ghét mà gặp nhau khổ, mong muốn mà không được như ý khổ, và cuối cùng
thân này là có khổ. Phật nói khổ không phải để ta bi quan, chán chường, mà ta phải biết
làm cách nào để diệt khổ. Muốn vậy, ta phải biết nguyên nhân vì sao khổ. Khổ lớn
nhất là do chấp ngã của con người mà ra, khổ kế tiếp là do phiền não tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến chi phối
làm khổ. Cho nên, sống ở đời ta phải biết vị tha, bao dung
độ lượng, yêu thương nhau bằng trái tim hiểu biết và bằng tình người trong cuộc sống. Đến lúc đó,
hôn nhân không còn là nỗi sợ hãi dày vò tâm trí ta mà còn có thể làm
đẹp thêm trong tình yêu lứa đôi, làm đẹp thêm cho cuộc đời, bằng sự hiểu biết
chân chínhnhận thức sáng suốt nhờ sống theo lời Phật dạy. Kế đến là tờ giấy
thăng quan tiến chức.

4. Tờ giấy thăng
quan tiến chức phải đấu tranh cả đời.

Con người sanh
ra, lớn lên là cả một chuỗi ngày dài phấn đấu không ngừng để đạt được địa vị,
danh vọng, tiếng tăm. Nếu muốn có địa vị lớn lao trong xã hội thì chúng ta phải
cố gắng phấn đấu rất nhiều; chẳng hạn như từ khi còn nhỏ cho đến khi
khôn lớn, trưởng thành, chúng ta phải
học thật giỏi, rèn luyện kỹ năng sống, làm tốt công việc và trách nhiệm được
giao. Cho nên, người xưa
thường nói “Càng cao danh vọng, càng dày gian nan”. Không có địa vị, danh vọng cũng
khổ; có địa vị, danh vọng nhiều
càng làm cho ta phải khổ hơn vì sợ bị mất chức và mất nhiều quyền lợi khác; có địa vị, danh vọng nhỏ
thì cũng khổ theo nhỏ vì bị người trên bắt nạt. Nếu nói theo lăng kính nhà Phật
thì mỗi thứ đều do nhân quả tác độngchi phối. Người có quyền cao chức trọng
phải hội đủ những điều kiện như sau: Người đó nhiều đời biết làm phước, bố thí, cúng
dường
, làm lợi lạc
nhiều cho xã hội; ngoài ra người đó phải có hiếu với cha mẹ,
biết tôn ti trật tự, kính trọng bậc trưởng lão, ít chê người, biết tôn thờ, kính trọng tổ
tiên
, ông bà. Nếu ta có những
đức tính đó thì trong nay mai, ta sẽ có quyền cao chức trọng liền, khỏi cần
phải
chạy chọt, mua bán gì hết, tối thiểu cũng được bà con, dòng họ, hoặc nhiều
người chung quanh ca ngợi, tán thán vai tròvị trí của ta. Chính vì tờ giấy
thăng quan tiến chức mà trên thế giới này từ khi con người có mặt, biết sống,
biết ăn, biết làm việc, biết đấu tranh để bảo tồn mạng sống, thì việc tranh
giành
quyền lợi, địa vị trở nên sôi động và căng thẳng, bất kỳ ở nơi đâu
cũng đều xảy ra; nhỏ thì tranh theo nhỏ, lớn thì tranh theo
lớn, theo kiểu mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, nên mới có chiến tranh xảy ra hoài, mạnh hơn
thì thắng, và cứ như thế
tiếp nối theo ngày tháng mà không có lúc nào ngưng tranh giành.

Đạo Phật là đạo
của con người đứng trên lập trường của nhân quả, ai muốn có được quyền cao chức
trọng thì phải cố gắng làm được những điều thiện ích và không làm tổn hại cho
ai. Có quyền cao
chức trọng mà hay giúp đỡ dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy từ
xưa nay thật là hiếm có; nhưng không phải không có, vì Bồ tát sẵn sàng
ứng hiện vào đời với đủ mọi hình thức. Theo thể chế phong kiến ngày xưa thì Bồ
tát
ứng hiện làm vua, như vua Trần Nhân Tông chẳng hạn; ngài xem ngai vàng
như đôi dép rách, chẳng màng quyền cao chức trọng, bỏ lại sau lưng hết tất cả, để rồi trở thành
ông vua Thiền sư Phật hoàng Trần Nhân Tông. Khi hiểu đạo rồi, Ngài khuyên nhủ
mọi người sống theo lời Phật dạy, giữ năm giới, tu mười điều thiện, phá bỏ các tập tục
tín
, xiển dương tinh thần tự lực và quay lại chính mình để làm chủ bản
thân
Phật giáo đời Trần là tấm gương
sáng
ngời về tinh thần nhân loại, lúc nào cũng giúp cho con người tin nhân quả,
tin chính mình và biết mở rộng tấm lòng từ bi cao cả để sẵn sàng giúp đỡ, san sẻ cho nhau
bằng trái tim yêu thươnghiểu biết.

Để có được tờ
giấy thăng quan tiến chức này mà ta có thể đành lòng triệt buộc, đè bẹp lẫn nhau
không thương tiếc. Cho nên, người Phật tử chân chính phải khéo sắp xếp công ăn việc làm
của mình dù lớn hay nhỏ, đứng ở địa vị, cương vị nào ta cũng phải đặt quyền lợi cho
việc chung là trên hết. Nếu tất cả mọi người đều giữ năm giới của nhà
Phật thì thế gian này sẽ là thiên đường của hạnh phúc. Từ trên vua quan cho đến
thứ dân bần cùng, không ai phải tốn công, mất sức tranh giành quyền lực mà tất cả đều
ý thức theo trách nhiệm lớn nhỏ làm việc, phục vụ, đóng góp, nâng đỡ mọi người theo
tinh thần vô ngã, vị tha bằng tình người trong cuộc sống. Kế
đến là tờ giấy tiền bạc.

5. Tờ giấy tiền
bạc nhọc nhằn cả đời gầy dựng tích luỹ.

Muốn có được
tiền bạc, của cải, con người ngay
từ nhỏ phải học, học chữ nghĩa, học nghề nghiệp, rồi mới đi làm
kiếm tiền. Bản thân chúng tôi có những năm thất nghiệp không có việc làm, nhiều
khi chỉ cần ai mướn làm gì mà cho ăn cơm là được rồi. Bởi hồi còn nhỏ chúng tôi
không chịu học hành cho tới nơi đến chốn, cha mẹ mặc dù nghèo nhưng lúc nào
cũng an ủi, động viên cho
tôi đi học, nhưng tôi đâu có chịu nghe, mới học hết lớp tám vì ham hưởng thụ
nhiều và dính vào tứ đổ tường quá sớm nên đành bỏ học ở cái tuổi này. Đến năm 1976, chúng tôi đăng
đi TNXP xây dựng vùng ngoại ô thành phố, cha mẹ tôi đến khóc lóc, năn nĩ ỉ ôi mà
tôi một mực vẫn nói không với cha mẹ. Đến khi vào hội TNXP, tuy lao động xuất sắc nhưng không có trình
độ
văn hoá, do đó mà phải
làm lao động chân tay rất cực khổ. Đến khi được lãnh đạo cấp trên cho đi học để
nâng cấp trình độ và học thêm nghề quản lý, chúng tôi vẫn lơ là học cho có cầm
chừng; cũng chừng ấy cuộc đời, không có trình độ, không
có học vấn thì chỉ làm cu ly quèn mà thôi, nên
tiền bạc làm ra cũng khó,
cuối cùng thất điên bát đảosi mê dại dột, tôi chỉ sống bằng nghề cờ bạc
và lường gạt, trộm
cướp người ta bằng nhiều cách;
may mà nhờ có được người mẹ quá tuyêt vời giúp cho chúng tôi làm lại cuộc
đời
và được xuất gia tu học tại Thiền Viện Thường Chiếu – Huyện
Long Thành – Tỉnh Đồng Nai
cho đến ngày hôm nay.

Ngày xưa,
khi con người chưa biết xài tiền nên chỉ trao đổi hàng hóa bằng các phương tiện
vật chất để đáp ứng nhu cầu sinh sống. Sau này, con người văn minh, tiến bộ
hơn, nên chế ra tiền để làm phương tiện cân bằng
giá trị vật chất.
Tiền là đầu mối quan trọng làm cho con người đam mê phát huy
tài năng để có thật nhiều tiền. Vì thế, tiền là huyết mạch của sự sống để mọi
người
phấn đấu gầy dựng bằng tài năng của chính mình. Có nhiều người nghĩ có
tiền là hạnh phúc, thật ra tiền chỉ đem lại sự sung mãn về vật chất, nó
không phải là yếu tố chính trong hạnh phúc. Tiền là vật vô tri do con người tạo
ra, nhiều người không hiểu nên bị đồng tiền sai sử, chi
phối
làm những điều xấu ác. Do nhu cầu sự sống cần phải có tiền để nuôi sống
bản thângia đình, nhưng đồng tiền làm ra phải bằng mồ hôi, nước
mắt của chính mình. Thật ra, ai cũng
ước mơ đáng quý và trân trọng, lớn lên có một việc làm ổn định, có vợ
hoặc chồng và có con
để xây dựng hạnh phúc gia đình và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội

Đó là ước mơ của một tử tù tên Tòng khi còn thiếu thời đã bỏ học từ
năm lên lớp tám.
Nhờ một người quen thương tình thấy anh ăn không ngồi rồi, sống bám vào cha mẹ, nên anh được
dẫn vào miền Nam làm phụ hồ.
Nhờ siêng năng, nhiệt
tình và chịu khó học hỏi nên Tòng được lòng thiên hạ. Từ một tên phụ hồ thô
thiển
, Tòng được nhiều người hết lòng giúp đỡ, dìu dắt, nhờ
biết khéo léo và siêng năng, chăm
chỉ, cần cù.
Vài năm sau, anh ta
trở thành một ông cai thầu những công trình nho nhỏ, lúc này Tòng cảm thấy hài
lòng
ước mơ của mình đã chóng thành tựu. Mỗi tháng trừ chi phí tiêu xài, anh
ta vẫn còn trong túi không dưới mười triệu. Tòng
quyết định về quê để khoe với gia đình, rồi phải lòng cô gái cùng quê và hai người
đã chính thức thành vợ chồng với sự chúc mừng của hai họ. Ai cũng nghĩ cô vợ có
phước nên mới lấy được người chồng như anh ta.

Một năm sau, vợ Tòng
đã cho ra đời một đứa con trai, công việc làm ăn của anh thì ngày
càng phát triển tốt đẹp, Tòng sống trong hạnh phúc tràn trề. Vài năm sau, đứa con
gái ra đời, việc làm của anh bắt đầu chựng lại, cuộc sống lúc này có phần hơi
khó khăn. Tòng ít về nhà hơn
vì phải cạnh tranh với đồng nghiệp. Một hôm, mẹ anh ta gọi điện thọai báo, “vợ mày
đã bỏ hai con lên Hà Nội để bán hàng thuê cho người ta rồi”. Tòng
nghe xong liền nhanh chóng tức tốc trở về nhà, bỏ mặc tất cả mọi công việc, mất cả tuần lễ anh mới tìm
được chỗ bán của người vợ.
Tòng nói rất mạnh mẽ, “việc
kiếm tiền để mình tôi gánh vác, cô không cần phải bươn chải làm chi cho cực
khổ
, chỉ ở nhà nuôi dạy con cái là đủ rồi”. Sắp
xếp việc nhà ổn định, anh ta tiếp tục công ăn việc làm. Tưởng chừng mọi việc
đều êm xuôi tất cả,
không ngờ vài ngày sau, vợ Tòng
bỏ đi tiếp. Thất chí, nản lòng, tự ái, anh
bỏ mặc không thèm
tìm kiếm nữa, chỉ nhắn tin về mẹ ruột nhờ nuôi nấng giùm hai con. Sau đó, Tòng
sang nhà bố mẹ vợ nói chuyện ly hôn. Thật ra, anh ta suy nghĩ quá nông cạn, sự
việc xảy ra như vậy chắc chắn
nguyên nhân.

Tình chồng nghĩa vợ không phải chỉ có tiền là đủ, người
vợ lúc nào cũng cần sự quan tâm, chăm
sóc của chồng về mặt tinh thần
và chuyện đầu ấp tay gối, sẻ chia
nỗi niềm hạnh phúc. Tòng mải mê chạy theo công ăn việc làm, bỏ quên người vợ ở
nhà phòng the gối chiếc với nỗi nhớ niềm thương. Bao nhiêu gia đình ly hôn, bao
nhiêu cuộc tình vụng trộm cũng từ đó mà ra. Vì hoàn cảnh, vì cuộc sống, chúng
ta
quá mải mê chạy theo nhu cầu để kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con. Đó là điều tốt,
trách nhiệm của chồng, nhưng chúng ta đừng quên rằng phụ nữ lúc nào cũng
thích tình cảm ngọt ngào trong lời nói khi xa nhau, ân cần trìu mến tỏ tình khi
gần nhau, liên lạc
hỏi thăm nhau qua điện thoại khi xa nhà và an ủi, vỗ về khi gần gũi.

Trong tình yêu lứa đôi, ngoài việc chia sẻ tình cảm cho nhau còn có bổn phận, trách
nhiệm
đối với con cái,
ân nghĩa đối với người thân, giao lưu với bè bạn. Giữa vợ chồng và con cái
còn có sợi dây quan hệ mật thiết với nhau để nối kết tình yêu thương.
Cho nên, thật
bất hạnhtội nghiệp cho những đứa con thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Muốn bảo vệ
được hạnh phúc gia đình, vợ
chồng phải biết thông cảm, tin tưởng, chung thủy, thường xuyên trao đổi tâm
tình, phấn
khích cho nhau, cùng đồng tâm hiệp lực nuôi dạy con cái. Chàng trai này vì mải
mê làm giàu mà quên cả việc chăm sóc bản thân, không biết quan tâm, lo lắng đến vợ con, nên
hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Anh ta dễ dàng thành đạt trong xã hội, nhưng bị
thất bại trong việc xây dựng mái ấm gia đình. Vợ anh
ta đành đoạn bỏ đi trong khi con còn nhỏ dại chắc có lý do. Anh ta không thèm
tìm hiểu, tự ái, bỏ mặc, bất cần, rồi đến bố mẹ vợ nói chuyện ly hôn, tuyệt
tình
từ đấy. Cuộc đời anh ta bắt đầu rẽ sang lối khác. Nỗi đau bị vợ bỏ nhà ra
đi làm cho anh bị sốc và mất phương hướng. Anh bắt đầu buồn tủi, chán
chường, chẳng
thèm về nhà nữa, tiền bạc làm được bao nhiêu bị nướng sạch vào chơi bời trác
táng
.

Anh ta thật hào hoa phong nhãnổi tiếng
chơi xộp, nên các em đua nhau chiều chuộng, phục vụ
tận tình để được bù lại số tiền boa hậu hĩnh. Anh
ta đã lún sâu vào vũng bùn tội lỗi nên không còn đủ sức tính tóan việc làm ăn
nữa, để rồi cuối cùng phải chịu thân tàn ma dại. Từ khi bỏ bê công việc, nướng
sạch tiền vào các cuộc vui chơi trác táng thâu đêm suốt sáng, anh ta đã mất tất
cả. Nghiệt ngã thay cho số phận của anh, một phút mê lầm ngàn năm tắt lịm. Khi sự nghiệp không còn, cuộc sống bắt đầu túng quẫn, khó
khăn. Trái tim anh ta bắt đầu rung động mãnh liệt với một cô gái phụ hồ cùng
quê. Bởi do bị thất bại trong tình yêu, anh ta sợ người con gái ấy không chịu
thương mình. Anh đành
thú thật và kể hết hoàn cảnh sự nghiệp cho người tình nghe để nàng thông cảm.
Vì muốn người yêu tin tưởng, anh phải về tận quê nhà để lấy lòng cha mẹ nàng. Vì tiền đã hết sạch, cùng
đường
, anh thuê một chiếc xe ôm và thủ sẵn một con dao để chờ cơ hội ra tay. Xe
chạy đến quãng đường
vắng bên vườn bạch đàn, anh ra tay sát hại giết
chết người xe ôm. Sau khi gây án xong, anh lấy chiếc xe ra tiệm cầm được bảy triệu.
Có được tiền trong tay, anh chẳng màng đến việc ghé thăm người yêu mà liền đi
thẳng
ra vũ trường vui chơi thỏa thích gần hết số tiền, sau đó
mới tìm về nhà người yêu và anh đã bị bắt. Giờ đây,
anh chỉ còn chờ chết với mức
án tử hình trong nay mai.

Một
người xuất thân từ một gia đình tốt, được ăn học
đàng hoàng, nhưng lại
bỏ dỡ việc học từ lớp tám,
sống bám vào cha mẹ,
được bà con thương dẫn vào miền Nam lập nghiệp, rồi trở
thành
ông cai thầu nho nhỏ
vì siêng năng, chịu khó. Sự nghiệp của anh thành đạt không mấy khó khăn. Ước mơ
đẹp nhất của con người là có danh vọng, tiền tài và hạnh phúc trong tình yêu.
Anh đã vươn
lên từ sự lao động chân chính, cần cù, siêng
năng, tiết kiệm, tiêu
xài đúng mức và biết lấy lòng mọi người nên có chút công danh sự nghiệp. Diễm
phúc
hơn, anh lại có một mái ấm
gia đình hạnh phúc trong tình yêu lứa đôi với một bé trai kháu khỉnh.
Tình và tiền anh đều có đủ.
Tuy anh không
phải là một đại gia, nhưng đời sống của anh cũng vào loại bậc trung. Đứa con
gái thứ hai ra đời được vài tháng, tiền bạc làm được cũng giới hạn. Cuộc sống
không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, kinh tế gia đình có phần giảm sút, nên anh phải
cố công miệt mài trên thương trường để làm sao bảo đảm đời sống cho gia đình. Anh đúng là mẫu người chồng lý tưởng hết
lòng
vợ con, nhưng điều vợ anh đang cần không phải là tiền bạc dồi
dào
, mà chỉ cần anh biết hài hòa trong việc vun đắp tình yêu. Chán chường, buồn
tủi, héo sầu, cô đơn, vợ anh đành phải bỏ nhà ra đi. Bao nhiêu
cuộc tình tan vỡ cũng chỉ vì không biết hòa hợp giữa hai nhịp
đập của con tim. Đây là một bài học nhớ đời cho những ai chỉ
biết tiền không thôi, hãy nên xem xét lại.

Tình yêu thương
và tiền bạc không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng chúng ta phải biết xử dụng
đúng nơi, đúng chỗ thì sẽ
đem lại an vui và hạnh phúc. Người chồng ấy vì nghĩ rằng mình đã lo cho vợ con
đầy đủ, cớ sao nàng đành đoạn bỏ ra đi khi hai con còn thơ dại; đau khổ tràn trề,
uất hận tột cùng, hận đời đen bạc, để rồi lao vào vui chơi trác táng; sự nghiệp tan
tành, tình yêu đổ vỡ, nghiện ngập si mê, điên cuồng khờ dại, cuối cùng phải
dính vào vòng lao lý trong cơn tuyệt vọng chờ nhận bản án tử hình. Phật chỉ dạy cho
mọi người cách thức, phương pháp làm ra tiền bạc, của cải mà không làm tổn hại cho ai. Một đời
sống có ý nghĩagiá trịmột đời sống không quá lệ thuộc vào phương tiện
vật chất, nhưng không thể không có tiền bạc và tài sản, vì nó là phương tiện để
nuôi sống chúng ta. Để đảm bảo một đời sống tốt đẹp, hài hòa, Phật dạy người
cư sĩ có quyền làm ra tiền bạc, của cải một cách chính đáng; nghĩa là từ sự
tinh cần, siêng năng bằng
đôi bàn tay và khối óc của mình để tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản
thân
, gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực
hội
.

Tuy nhiên, sự giàu có về
vật chất chỉ đáp ứng nhu cầu đầy đủ sự sung túc cho con người, hạnh phúc thật
sự trong cuộc sống không phải là người có nhiều tài sản, tiền bạc, quyền
uy
, thế lực, nhà
cao cửa rộng, mà chính là tự do không bị ràng buộc bởi tham lam, sân hận, si mê. Đó là một thứ
hạnh phúc chân thật lâu dài, tiền bạc không thể mua bán, đổi chát được. Do đó, ngoài việc có
nhiều tiền bạc, của cải để có cơ hội phục vụ tốt cho gia đình,
đóng góp cho đời, chúng ta cần phải thăng hoa đời sống tinh thần, phát huy con
người
tâm linh, nên thường sống trong chánh niệm tỉnh giác,
mở rộng tấm lòng từ bi thương xót muôn loài bằng tình người trong cuộc sống.
Nhờ vậy chúng ta biết vun bồi xây dựng tài sản tâm linh, nên các tâm tư mê muội
không có cơ hội xen vào như toan tính, hơn thua, tranh chấp, hận thù, tàn
sát, giết hại lẫn
nhau, làm tổn thương
nhân loại.

Xã hội ngày nay con người đang trên đà tiến bộ
văn minh, phát triển mạnh
mẽ nền kinh tế thị trường, nên tiền bạc và tài sản là núm ruột của con
người
, không thể thiếu trong đời sống hiện tại. Tiền
bạc, của cải có thể
giúp ta giải quyết nhiều thứ trong cuộc đời, nên điều đầu tiên ai muốn bảo tồn
sự sống là cần phải có tiền. Nhưng tiền bạc, của cải khi có thì ta phải biết sử dụng như thế nào cho hợp lý?
Một người công dân muốn sống an vui, hạnh phúc thì phải biết sử dụng bốn yếu tố
căn bản sau đây:

_ Có công ăn việc làm ổn định nuôi sống bản
thân
và luôn thường xuyên trau dồi công việc được tốt đẹp.

_ Tiền bạc làm ra bằng nghề nghiệp chân chánh
và phải biết cách gìn giữ không để thất thoát.

_ Phải biết chi tiêu cân đối, hài hòa, không
nên hoang phí quá mức, tiền làm ra ít mà muốn xài nhiều; hoặc tiền bạc làm
ra nhiều mà không dám xài vào việc có lợi ích, thành ra bỏn sẻn.

_ Tiền bạc và tài sảnphương tiện để con
người
sinh sống, phục vụ cho cá nhân có nhu cầu ăn, mặc, ở hằng ngày. Muốn vậy, trước hết ta
phải có một việc làm ổn định về lâu về dài, nhưng nghề nghiệp mình chọn không
làm tổn hại cho nhân loại. Các nghề nên tránh như mua bán vũ khí, nô lệ, phụ nữ; các chất gây
say, gây nghiện như rượu, xì ke, ma túy; chế tạo thuốc
độc hoặc trực tiếp sát sanh

Kinh doanh, mua bán là một
trong những nghề nghiệp đem lại kinh tế cao, nhưng chúng ta phải biết tránh
những nghề trên, vì nó làm tổn hại cho người và vật, gây khổ đau trong hiện tại
mai sau. Mua bán có thể
làm giàu nhanh chóng và cũng dễ dàng nhận lấy hậu quả thất bại, vì sự cạnh
tranh
quyết liệt của kinh tế thị trường, chỉ cần chậm trễ một chút có thể
tán gia bại sản, nếu chúng ta biết nắm bắt kịp thời thì giàu lên trong chốc
lát. Trên đời này không có gì mau giàu bằng mua bán và cũng dễ dàng trắng tay
nếu không phù hợp với thị hiếu của con người. Có hai nhà kinh
doanh đối diện nhau cùng bán một nghề, nên hai bên muốn cạnh tranh phát triển
và mở mang để thu hút khách hàng. Nhà ông A lợi thế hơn vì có mặt bằng một
trệt, hai lầu. Nhà ông B chỉ một
trệt, một lầu nên
lượng khách ít hơn. Chính vì muốn lượng khách của mình nhiều hơn nên ông B đã xây
mới ba lầu, một trệt, có bản vẻ đúng
quy định. Gia đình ông A tức quá mới kêu thợ xây thêm hai tầng nữa mà không đổ
móng thêm. Kết quả thật thảm
thương
, căn nhà mới bốn
tầng, một trệt bị sập
đè lên nhà ông B. Cuối cùng, hai bên đều bị thiệt hại nặng nề.

Vì lòng tham mà
con người ta có thể nhẫn tâm làm tổn hại cho nhau để có tiền nhanh chóng. Một số người đã
tán tận lương tâm làm ăn phi pháp như mua bán vũ khí, mua bán phụ nữ, mua bán
xì ke, ma túylợi
nhuận
quá cao, tạo ra nhiều băng nhóm tội phạm gây hiểm họa cho loài người, dẫn
đến sự thiệt hại lớn lao của nhân loại. Người Phật tử chân chánh vì lòng từ bi
thương
xót chúng sinh nên không được kinh doanh, mua bán các
loại
chết người đó. Tiền bạc tài sản nếu sử dụng không đúng mục
đích
thì trở thành rắn độc, nhưng thiếu nó lấy gì để ta sống mà dấn thân phục
vụ
, hoằng pháp lợi
sinh
. Mục đích của cuộc sống không phải là giàu có, nhiều tiền của
mới là hạnh phúc, mà chúng ta phải biết hài lòng với hiện tại, không nên đứng
núi này trong núi nọ, hoặc đua đòi bắt chước làm bằng người trong khi ta không
điều kiện và khả năng. Có nhiều người vì sĩ diện bản ngã muốn chứng
tỏ
đẳng cấp bằng người hoặc hơn người, nên vay nợ xây dựng nhà cửa khang trang dù nhu cầu không
cần thiết, do đó lún sâu vào
nợ nần, dẫn đến tán gia
bại sản bởi họ không biết bằng lòng với hiện tại.

Đa số chúng ta
ai cũng nghĩ có thật nhiều tiền bạc và của cảihạnh phúc, đó là điều lầm lẫn
quá lớn của nhân loại, nên khi có quyền lực trong tay thì tìm cách
vét
, gom góp về cho
riêng mình, nhưng tiền bạc làm ra từ sự phi pháp rất khó mà tồn tại. Khi có
nhiều tiền thì phải hưởng thụ, vui chơi trác táng, dễ dẫn đến sa
đọa làm mình và người khổ đau,
làm mất hạnh phúc gia đìnhtác hại xấu đến xã hội. Tiền làm ra không
bằng mồ hôi, nước mắt của
chính mình thường bị năm nhà cuốn trôi. Nhà lũ lụt, nhà hỏa hoạn, nhà trộm
cướp, nhà vua quan tịch thâu, nhà con cái bất hiếu, phá sản và các
tai nạn bất ngờ khác. Thường con người hay nói “đồng tiền đi liền
khúc ruột”, nếu chúng ta
chi ra một số tiền nhỏ vào một việc có ích nhưng vẫn xót xa, đau lòng vì ta
chưa biết mở rộng tấm lòng nhân ái. Nếu dè sẻn, không dám chi tiền vào việc có ích, ta sẽ trở thành
con ma ích kỷ, tham lam, lâu ngày ta bị
đồng tiền sai sử không dám chi tiêu vào việc cần thiết. Tiền bạc chính là người
đầy tớ tốt khi ta biết làm chủ đồng tiền, sử dụng vào việc chi tiêu hằng ngày tùy theo
hoàn cảnh của mỗi cá nhângia đình, biết san sẻ, mở rộng tấm
lòng nhân ái để giúp ích cho mọi người khi cần thiết; nhưng có nhiều
người bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, nên nhẫn tâm làm các điều tội lỗi để
mưu cầu lợi ích cho cá nhân mình.

Sức mạnh của
đồng tiền thật ghê gớm, nó có thể làm cho con người say mê, điên đảo, nên tục ngữ
câu “đồng tiền đi
trước
đồng tiền khôn”, và người ta quan niệm rằng “có tiền mua tiên
cũng được”; nhưng có phải vậy không? Người có tiền nếu
biết sử dụng đúng cách vẫn đỡ hơn người không có tiền, như khi có bệnh hoặc
giải quyết một số vấn đề cấp thiết. Nếu nói theo kiểu “có tiền mua tiên cũng được” thì e rằng không
hợp lý chút nào. Người có tiền có bệnh không, có già không, có
chết không? Nếu có thì phải
có khổ. Tuy nhiên, người có tiền, có phước vẫn đỡ hơn người
nghèo khó, bất hạnh ở chỗ
sung túc, đầy đủ về vật
chất
; nhưng nếu thiếu
con người tâm linh thì họ thật sự không có hạnh phúc lâu dài; chính vì thế mà
ta vẫn thấy người giàu họ tự tử quá nhiều; vì đâu nên nông nổi như vậy? Do đó, giàu hay nghèo
đều phải biết tu tâm dưỡng tánh thì bất hạnh, khổ đau được biến thành an vui, hạnh phúc; và biết chia vui, sớt khổ, chan hòa cùng
mọi người. Tiền bạc nói cho cùng cũng chỉ là phương tiện để trao đổi hài hòa
các nhu cầu cần thiết trong xã hội. Nếu ta không biết dùng tiền đúng chỗ, đúng
nơi, hoang phí một cách vô bổ để phục vụ cho cá nhâncộng đồng xã hội thì
tiền bạc đó trở thành vô nghĩa. Tiền bạc làm ra mục đích để cải thiện đời sống
cho chính mình, đem đến an vui cho cha mẹvợ con sung túc, đủ đầy về vật
chất
, tạo dựng hạnh phúc gia đình cơm no áo ấm và còn chia vui, sớt khổ đến với
nhân loại. Chính vì thế, đồng tiền làm ra phải chân chánh, nếu không
thì vô cửa trước lòn cửa sau; hoặc có mà không đóng góp vào việc lợi ích cho
mọi người nên dù có cũng như không.

Con người cần có tiền nuôi sống bản thângia đình,
nhưng chúng ta phải sử dụng đồng tiền như thế nào cho phù hợp
với giá trị của nó.
Có nhiều người vì một chút tiền mà phải bán con, vì tiền mà phải giết
người, vì tiền mà phải làm điều phi pháp, vì tiền mà phải tự tử, vì tiền mà
phải khổ lụy cả đời. Tiền biết sử dụng đúng chỗ, đúng nơi và làm ra bằng mồ hôi nước mắt của chính mình
với việc làm lương thiện, chân
chánh thì hạnh phúc biết bao. Vì sử dụng đồng tiền không đúng nên nó là đầu mối
của nhiều tội ác.
Tiền theo lời Phật dạy được chia ra làm năm phần. Hai
phần duy trì góp vốn vào công việc kinh doanh; một phần chu cấp gia đình, quân bình đời sống;
một phần thủ hậu về sau bệnh hoạn, đau yếu, thuốc
men; một phần
bố thí, cúng
dường
hoặc giúp đỡ, chia sẻ
khi gặp người bất hạnh, khó
khăn. Tiền nếu được sử dụng đúng như vậy thì làm sao bị phá sản. Nhiều người
không hiểu nên để kiếm
tiền nhanh chóng họ đã tán tận lương tâm làm ăn bất chánh, mua bán vũ khí giết
người, mua bán ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em.
Các băng nhóm tội phạm cấu kết làm lủng đoạn nền kinh tế nhiều quốc gia, làm
băng hoại đạo đức con người.
Người Phật tử chân chính có quyền làm giàu bằng mồ hôi, nước
mắt của chính mình với đôi bàn tay và khối óc, góp phần xây dựng dân giàu nước
mạnh để đem lại an vui, hạnh
phúc
cho mọi người.
Cho nên, khi một người làm lụng vất
vả
, chảy mồ hôi, sôi nước mắt
mới có đồng tiền mà người đó dám dùng đồng tiền khó nhọc của mình làm ra để bố
thí
, cúng dường, chia sẻ thì đó mới là đáng được trân trọng và quý kính.

Chúng tôi giờ
đây nhờ tu học nên cũng có chút tiền tài do quý Phật tử ủng hộ, gom góp lại mỗi
tháng phải chi ra khoảng trên 30 triệu đồng để ấn tống kinh sách, băng đĩa và
từ thiện giúp người bất hạnh, vậy mà cũng chẳng thấm vào đâu. Do đó, tiền bạc
làm ra chân chính bằng mồ hôi nước mắt của chính mình mới thật sự quý giá và ta
còn biết trích bớt ra số tiền của mình để bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia; như vậy quả
thật
là cao cả và quý giá vô cùng. Kế đến là tờ giấy khen chê. 

6. Tờ giấy khen
chê vinh nhục cả đời

Thiền Viện
Thường Chiếu do Hoà Thượng thượng Nhật hạ Quang làm trụ trì
(Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí
Đức
) có gần 200 chú
tiểu
tự nguyện vào tu. Đây là con số kỷ lục, có khi còn hơn
nữa trong tương lai. Đã là chú tiểu thì phải cạo chóp hoặc cạo vá,
những chú lớn thì được cạo trọc. Mấy chú này rất siêng năng đi học nên điểm lúc
nào cũng cao, nên được quý
thầy cô giáo khen tặng. Tuy nhiên, cũng có một vài chú bị chê thì ù lì ra đấy. 

Giấy khen thì có
nhiều loại, người đi học ngoài đời có giấy khen mà người tu đi học cũng có giấy
khen. Thế nhưng, đó cũng chỉ là để khích lệ các em cố gắng học giỏi. Nếu không
vậy thì các em không tranh đua nhau học tập, nên phải phương tiện để khích
lệ, sách tấn, động viên nhau.
Ai quan trọng hóa giấy khen cũng khổ vì nó chỉ là hình thức thôi, thực tế khi
làm việc có đóng góp lợi ích gì cho xã hội hay không mới là điều quan trọng. Do đó, khi ta
được khen thì vui chút ít thôi. Người ta khen ta được thì cũng chê ta được. Nên
người tu khi được khen cũng bình tĩnh, khi bị chê lại càng bình tĩnh hơn. Đó
chính là bản lĩnh sống trong cuộc đời. Cho nên,

Khi được khen ai cũng vui vẻ

Khi bị chê ai cũng buồn rầu

Người khôn vượt khỏi khen chê

Thân tâm an ổn, vui tươi, làm lành.

Khen chê nghĩa
xưng tán, ca tụng, khen ngợi hay
là khiển trách, chê bai. Nói gọn lại là khen và chê. Hai
ngọn gió khen, chê này là một
cặp thăng trầm khác mà con người lúc nào cũng phải thường xuyên đối phó. Khi
được tán dương, ca tụng, khen ngợi thì ta được nở mặt nở mày với tất cả
mọi người; khi bị chê bai, chỉ trích thì
mặt mày ủ rũ, khốn khổ như kẻ mất hồn, tinh thần suy sụp.

Có một ông già
nọ cùng cậu con trai dắt nhau lên chợ để mua ngựa. Mua được con ngựa vừa ý, hai
cha con mừng rỡ cùng nhau đi bộ về và dắt theo con ngựa. Đi
được một đoạn, họ gặp người đi
đường bàn tán xôn xao “thiệt là hai cha con dốt nát làm sao, ai đời mua ngựa
làm gì mà không chịu cưỡi, lại dắt đi bộ như thế giữa trời nắng chang
chang
, eo ơi ngu ơi là ngu!” Khi đó, hai cha con nghe nói vậy mới nghĩ mình ngu
thiệt, người cha mới bàn với con “ừa, sao mình “sáu ngao quá he”, mua ngựa là để cưỡi chứ ai lại dắt
đi bộ như thế này”. Lát sau, hai cha con đồng ý trèo lên con ngựa cưỡi đi, đi được một
lúc lại gặp người khác
phê bình “đúng là ác nhơn
thất đức làm sao, hai cha con lớn chòng ngòng vậy mà thượng lên
con ngựa, làm sao nó chịu nỗi.
Thật khônglương tâm tí nào, con ngựa bé như vậy mà phải đèo cả hai cha con nhà ông!” Nghe người ta
nói vậy, người con lật đật tuột xuống ngựa để người cha cưỡi một mình. Người
cha ung dung ngồi trên lưng ngựa cảm thấy hạnh phúc vô cùng, nhưng đi được một
đoạn đường lại bị người khác phê phán “đúng là ông cha
thời này có khác, con còn nhỏ đáng lẽ cha phải nhường cho con cưỡi ngựa mới đúng, cha gì mà lại đi
dành phần hơn, để cho con phải lội bộ như thế này”. Ông cha nghe nói vậy tức quá chịu không nỗi
liền tuột xuống ngựa và nhường cho đứa con leo lên cưỡi. Nhưng đi được
một đoạn nữa thì lại gặp người
chỉ trích “đúng là cái thời
đại
đảo điên, con cái bây giờ quá bất kính với cha mẹ, không biết kính
trên nhường dưới, ai đời đâu có thằng con như thế, nó đành lòng ngồi trên cưỡi ngựa để cha mình đi
bộ như thế, đồ cái thứ con
trời đánh”.

Qua câu chuyện
trên, nếu như chúng ta đang ở trong hoàn cảnh đó thì ta sẽ xử trí làm sao để vừa lòng mọi
người? Hai cha con sau khi mua ngựa xong, đồng đi bộ
thì bị người ta chửi ngu quá chừng. Cha leo lên cưỡi một mình thì bị người ta chỉ trích cha gì mà
thất nhơn ác đức đến thế. Đứa con cưỡi ngựa một mình thì lại bị nói là con bất
hiếu. Vậy bây giờ ta phải làm sao để vừa lòng mọi người đây? Tất cả chúng ta ai
cũng thấy, không có chuyện gì mình làm cũng vừa ý hết mọi
người
, hoàn
cảnh
của mình ra sao thì
chỉ mình biết, còn
khen chê đúng sai là do người. Thành ra khi ta nghe một lời chê nào của người
khác mà chúng ta sửa đổi, khi nghe một lời khen của người ta mà chúng ta hoan
hỷ
, vui vẻ làm
theo, thì rõ ràng ta cũng
giống như hai cha con ông già mua ngựa đó thôi. Tức là dù khi ta được
người khen hay bị chê thì họ chỉ là người bàng quan ở bên ngoài lâu lâu chọt vô một
tiếng, nên mình không biết
đường đâu mà đỡ. Khi làm việc gì ta phải có lập trường nhất định, phải xác định vị
trí
, mục tiêu, định hướng cuộc
đời
cho chính xác rồi ta cứ thế mà làm, ta không vì tiếng khen chê của thiên hạ
mà tự làm khổ mình. Ta có quyền lắng nghe sự khen tặng của mọi người, ta có
quyền lắng nghe sự chê bai của mọi người, cái gì đúng ta bắt chước làm theo, cái
gì sai ta cố gắng sửa đổi. Nói đúng, nói sai, nói phải, nói quấy là
chuyện của mọi người, ta có quyền tiếp thu ý kiến đúng và loại bỏ cái gì không
phù hợp từ bên ngoài. Nếu không, suốt cả cuộc đời ta bị tiếng khen chê làm rối
loạn
tinh thần, nên bị mất bình tĩnh, do đó dẫn đến buồn vui
lẫn lộn mà không làm chủ được bản thân.

Cho nên, tờ giấy
khen chê cũng có thể làm cho người ta điên đảo suốt cuộc đời. Người trí phải
biết sáng suốt khi nghe ai nói một điều gì. Ta phải biết lắng nghe, phải biết nhận định
đúng sai, coi người đó
nói với mục đích gì? Nếu họ nói để xây dựng và đóng góp cho ta thì ta phải biết
ơn
người đó vì họ giúp mình sửa sai. Nhưng nếu họ khen chê vì ganh ghét, tật đố thì ta
cũng vẫn cám ơn họ, vì họ đã giúp ta có sức an nhẫn để vượt qua những ma mị
trong cuộc đời. Nói đúng để sửa saiBồ tát thuận hạnh, nói sai sự thậtBồ
tát
nghịch hạnh. Trên đường tu nếu ta biết sáng suốt nhận định
như thế thì không có gì phải làm ta lay động, như tảng đá kiên cố đứng giữa trời đất bao
la
. Kế đến là tờ giấy khám bệnh.

7. Tờ giấy khám
bịnh làm ta đau khổ một đời

Ta đang khỏe mà
vào bệnh viện, bác sĩ khám bịnh xong rồi nói bệnh này hết thuốc chữa thì coi như ta ra về mà ôm một khối đau
khổ
trong lòng. Trong thời buổi hiện tại, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, văn
minh
, vật chất, nên trong thức
ăn
, thức uống có rất nhiều hóa chất độc hại. Chúng ta ăn uống mà không kiêng cử thì tuổi
thọ sẽ giảm xuống một cách nhanh chóng, có khi bị chết bất đắc kỳ tử không cứu
kịp.

Chúng tôi có đứa
em gái là em kế út của thầy
Nhật Từ, cô này rất hiếu thảo với cha mẹ, luôn làm tròn bổn phận đối với chồng và có
trách nhiệm tốt với con cái, trong công sở được mọi người thương mến, làng
xóm láng giềng ai cũng ưa thích. Ấy thế mà, vào ngày mùng 3 tháng 5 Âm lịch, trong lúc đang
triển khai công tác cho quyền lợi người lao động, cô nói nhức đầu và vỗ trán hai ba
cái, sau đó ngã lăn ra phía sau chết liền tại chỗ. Mặc dù được người trong cơ quan đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi. Đứa em tôi chết
như vậy, ra đi không kịp một
lời trăn trối. Cô đã từng nuôi mẹ tôi bị bệnh tai biến mạch máu não, liệt nửa
người trong nhiều năm qua, hiểu rõ phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh,
vậy mà đùng một cái cô ra đi vĩnh viễn không hẹn ngày về. Vì vậy việc cầu an có nghĩa
là cầu cho một người nào đó được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ và sống
bình yên, hạnh phúc. Như vậy, cầu an là sự mong muốn, là ước vọng được khỏe
mạnh, an lạchạnh phúc. Để được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội
tâm
, mỗi người Phật tử phải tự rèn luyện đời sống đạo đứctrí tuệ bằng cách
giữ gìn năm giới, mở rộng tấm lòng nhân ái, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ mọi
người
và sẵn sàng chia vui, sớt khổ với tinh thần vô ngã, vị tha. Cầu nguyện
cho người khác được bình an mạnh khoẻ, bệnh tật tiêu trừthể hiện tinh thần
thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng từ bi, trí tuệvị tha.
Cầu an đúng nghĩa theo tinh thần đạo Phậtchuyển hoá nghiệp lực xấu bằng
việc làm tốt đẹp, an ủi, sẻ chia. Cho nên, cầu nguyện chỉ là mặt tiêu
cực
, còn mặt tích cực thì ta phải làm bằng những hành động thiết thực như bố
thí
, giúp đỡ, chia sẻ, phóng sanh, chăm sóc và động viên, an ủi người bệnh.

Chúng ta muốn
được sức khỏe và sống an lạc, hạnh phúc thì trước tiên ta phải biết siêng năng làm các
việc thiện lành, tốt đẹp, sống tiết chế, ngủ nghỉ, ăn uốngchừng mực, điều độ, và không vui
chơi hoan lạc quá sức. Ta thể hiện lòng từ bi, yêu thương, bình đẳng
bằng cách không giết hại, trộm cướp, lường gạt, sống chung thủy một vợ một chồng,
không nói dối hại người và không dùng rượu say sưa, cùng các chất độc hại như
xì ke, ma túy. Muốn vậy, ta phải an trú trong giờ phút hiện
tại
, lấy chánh niệm tỉnh giác làm phương châm của cuộc sống. Ai sống được như
vậy thì sự an lạc sẽ có
mặt ngay tại đây và bây giờ, còn sự cầu nguyện chỉ là phụ mà thôi. Tuy nhiên,
sự cầu nguyện vẫn không thể thiếu trong cộng đồng xã hội, vì số đông con người
chưa có đủ niềm tin về nhân quả và còn quá nhiều lo âu, sợ hãi về những bất
hạnh
trong đời như bệnh tật, chết yểu.

Có một chàng
trai nọ đang buồn chán vì công việc và cuộc sống bấy lâu nay, trong lòng luôn
nặng trĩu những nỗi khổ, niềm đau, đang miên man với dòng suy tư tuyệt vọng.
Bỗng dưng, có một chiếc xe tải dừng lại, anh tài xế lật đật bước xuống xe, cầm
tấm ảnh một chú bé khoảng năm sáu tuổi giơ lên và nói rằng, “con tôi đang bệnh
nặng”. Chàng trai nọ tưởng ông ta cần xin tiền, liền móc túi ra định giúp đỡ,
nhưng ông ta bảo, “tôi chỉ mong anh cầu nguyện cho con tôi mau lành bệnh”. Nói
xong, anh ta lên xe và chạy mất hút. Thái độ của người lái xe làm cho chàng
trai liền thức tỉnh và bừng lên một tia hy vọng. Cuộc sống này luôn có niềm vui
nỗi buồn, vấp ngã và đứng lên, thành công và thất bại… Con người chúng ta
đều có ưu điểm và khuyết điểm, cuộc sống này luôn có hai mặt song hành với
nhau
. Từ đó, chàng trai phấn chấn hơn nên cảm thấy trong lòng an ổn, nhẹ nhàng,
không còn đau thương, buồn khổ như trước đây nữa.

Khi nói đến cầu
nguyện
, chúng ta thường nghĩ là phải nhờ đến tha lực của chư Phật, chư hiền Thánh Tăng;
nhưng cầu nguyện trong đạo Phật nhằm hỗ trợ niềm tintinh thần chính yếu vẫn
tự lực nhiều hơn là tha lực. Cho nên, đức Lục tổ nói, “khi mê thì thầy độ,
khi ngộ thì tự độ”. Tại sao có người cầu nguyện linh ứng, có người lại không?
Điều đó tuỳ thuộc vào lòng thành tâm, tự lực vẫn nhiều hơn tha lực, và người đó
có biết gieo trồng phước đức trong hiện tạiquá khứ hay không. Nói tóm lại, mạng sống con người sống
trong thời đại ngày hôm nay rất nguy hiểm bởi lòng tham lam của con người, vì đồng
tiền
và cuộc sống đã làm con người đánh mất đi lương tâm đạo đức. Cho nên, trong thức ăn
thức uống có quá nhiều hoá chất độc hại làm cho con người trong thời này bệnh
nhiều vô số, các bệnh viện bị quá tải, không đủ chỗ chứa người bệnh. Rồi tình trạng
ngộ độc thức ăn một lần cả mấy trăm người. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai đây?

Có những trái
táo, lê, bơm, nho, nhãn, quít để cả tháng không hư, vì hóa chất tẩm
ướp nhiều nên mình phải hết sức thận trọng trong việc ăn uống. Người ta nói họa
từ miệng mà vô, họa cũng từ miệng mà ra, nên phải khéo léo trong cách ăn uống để tránh
khỏi
bệnh hoạn là một điều rất khó. Con người do lòng tham nhiều quá nên ăn
uống
không có chừng mực, không biết tiết chế, nên cái họa từ ăn uống phát sinh quá nhiều.
Chính vì vậyđau khổ cũng từ đó mà ra, từ lòng tham lam của người ăn và
người mua bán. Vì vậy, kiếp người của chúng ta là một chuỗi dài của
già- bịnh-chết. Kiếp người ngắn ngủi, đời người bấp bênh, nên ta phải cố
gắng
nhanh chóng tu tập, làm điều thiện lành, tốt đẹp. Tiền bạc, của cải, danh
vọng
, cha mẹ, vợ con chỉ là
giấc mộng đêm khuya. Khi ta ngưng thở một cái là tất cả dứt theo. Danh vọng,
tiền bạc, hạnh phúc, khổ đau… tất cả là vô nghĩa. Do vậy, người tu phải biết
cõi này là cõi tạm, kiếp nhờ. Cho nên, sống không bệnh tật là hạnh phúc. Nhiều người sống
thiếu ý thức cứ ăn uống vô độ, vui chơi hoan lạc quá mức rồi cuối cùng dẫn đến
bệnh hoạn. Nhất là trong thời đại ngày nay, do ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
thức ăn uống, con người quá tham lam nên sử dụng hoá độc hại quá nhiều; từ việc gieo
trồng lúa thóc, hoa hoả, cây trái, cho đến việc chăn nuôi đều đồng loạt như thế. Việc quản lý kiểm tra
chất lượng sản phẩm còn quá yếu kém hoặc bị mua chuộc, nên làm cho sản phẩm đến
tay người tiêu dùng chịu ảnh hưởng, và bệnh hoạn cũng từ đó phat sinh.

Sự sống của
chúng ta bây giờ đang chịu nhiều bệnh tật hoành hành mà chúng ta không có
phương pháp thích đáng để ngăn chặn việc sử dụng hoá chất độc hại, nên số đông
con người bị tiêu phí hơn 40% tiền bạc làm ra vì bệnh tật. Vậy, trách nhiệm này
thuộc về ai? Đó là lý do mỗi người cầm tờ
giấy khám bệnh trên tay để rồi phải chịu sự hành hạ của nó. Bệnh tật thì đau
nhức, khó chịu; thân thể mệt mỏi, rã rời, hao
tiền tốn của và làm khổ gia đình, người thân; chúng ta cũng phải ráng chịu thôi. Kế đến là
tờ giấy cầu siêu.

8. Tờ giấy cầu
siêu là tờ giấy kết thúc cuộc đời.

Đạo Phật quan
niệm
chết không phải là hết mà chết là thay đổi một kiếp sống nên cũng không có
đáng sợ cho lắm, chỉ sợ là ta không biết gieo trồng phước đức mà thôi. Ta sống
kiếp này già chết thì chuyển sang kiếp khác, có thân khác tốt hơn, giống như ta
thay một cái áo mới vậy mà. Nếu kiếp này tu tốt thì kiếp sau sanh vào chỗ tốt
hơn
, sang trọng hơn. Nếu kiếp này không tu mà lại còn bất hiếu với cha mẹ nữa
thì kiếp sau sanh vào chỗ nghèo khó, bần cùng.

Cầu siêu là cầu
nguyện
Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về
các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho
người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần,
người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi. Tại sao người
chết chỉ hưởng được một phần? Điều này dễ hiểu thôi, vì khi tụng kinh để cầu
siêu, người tụng kinh phải tập trung cao độ để lắng tâm trong sạch, nên ngay
khi đó ba nghiệp thân-miệng-ý được thanh tịnh; miệng đọc lời kinh, tai
lắng nghe và ý chú tâm vào lời kinh; do đó phát sinh năng lực công đức trước
nhất là cho người tụng, rồi những người tụng đó sử dụng năng lượng công đức ấy
để hướng đến người đã chết. Vì vậy, người mất chỉ nhận được một phần tâm linh
thanh tịnh ấy mà thôi.

Như trường hợp
của Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi xuất gia làm đệ tử Phật, nhờ siêng năng, tinh
cần
tu tập, nên Tôn giả đã chứng quả giác ngộ giải thoát. Vì nhớ thương mẹ mình
sau khi chết không biết tái sinh nơi đâu, Tôn giả vận dụng thần thông tìm kiếm
khắp nơi, cuối cùng thấy mẹ đang bị đọa trong loài quỉ đói, thân thể tiều tụy,
ốm o gầy mòn, đói khát, vật vờ, trông rất thảm thương. Động lòng thương
xót
mẹ, Tôn giả trở lại trần gian xin được một bát cơm, hai tay cung kính dâng
lên mẹ. Bà Thanh Đề thấy bát cơm mừng quá do đói khát lâu ngày nên vội vàng lấy một tay
che bát cơm lại vì sợ các quỷ khác thấy xin ăn, tay còn lại bà
bốc cơm ăn. Nhưng nghiệt ngã thay, bỗng dưng cơm hóa thành lửa, bà ăn không
được nên lòng thèm khát,
khổ sở vô cùng, làm cho Tôn giả xúc động, nghẹn ngào mà hai hàng lệ rơi. Bát cơm của Tôn
giả
dâng lên cho mẹ bằng tất cả tấm lòng tưởng làm no lòng mẹ, ngờ đâu cơm hóa
thành
lửa ăn không được, nên bà phải chịu khổ sở, đói khát và đớn đau vô cùng.
Bà Thanh Đề lúc còn sống vì không tín kinh Tam bảo, lúc nào cũng
tham lam, bỏn sẻn, keo kiết, ích kỷ, không biết bố thí hay giúp đỡ cho ai, nên
sau khi chết phải bị đọa vào loài quỉ đói. Nhìn cảnh mẹ đói khát, khổ sở mà
không có cách nào giúp được, Tôn giả đành thương xót, ngậm ngùi trở về bạch
Phật
tìm cách cứu mẹ.

Phật dạy, “nhân
mùa an cư kiết hạlễ tự tứ của chư Tăng, ông hãy phát tâm cúng dường trai
Tăng
, nhờ công đức tu hành của đại chúng, vì đa số quý thầy tâm thanh tịnh,
trong sáng, nên có thể làm cho mẹ ông thức tỉnh, buông xả tâm ích kỷ nhỏ nhoi
mà được thác sinh về cõi an lành”. Tôn giả nghe lời Phật dạy bèn trở về quê nhà
vận động gia đình, người thân phát tâm tịnh tài, tịnh vật cúng dường trai tăng;
nhờ vậy, mẹ Ngài thoát khỏi kiếp quỉ đói và được sinh về cảnh giới an lành. Nhìn từ góc độ
thực tế cuộc đời, loài quỉ đói cũng có trong loài người. Đó là người hay thiếu
trước hụt sau, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, chết đói chết khát, bị gông
cùm
xiềng xích. Người giàu có chứa nhiều của cải để cho mục
nát
, hư hại mà không dám đem ra giúp người, cứu vật; hoặc đã giàu
rồi mà còn tham lam tìm cách vơ vét về cho riêng mình. Tâm ham muốnthèm
khát
quá đáng cũng là loài quỉ đói. Chúng ta làm người hãy nên chiêm nghiệm,
suy xét kỹ chỗ này. Thà rằng một miếng khi đói bằng một gói khi no, bố thí cúng
dường
, hồi hướng công đức cho những người đã mất, thì sẽ được lợi ích lớn lao như vậy. Tại sao bà
Thanh Đề được siêu thoát nhờ lực thanh tịnh của chư Tăng? Ở đây có hai điểm
chúng ta cần phải lưu ýsuy xét. Thứ nhất, nhờ sức thanh tịnh của chư Tăng hướng
tâm về bà làm bà thức tỉnh, biết nhân dính mắc, tham chấp, hại người, hại vật
là khổ đau; do đó, bà liền được sinh về cõi an lành. Thứ hai là nếu
trong nhiều đời và hiện tại bà không gieo nhân phước đức, thì dù có chư Phật hộ
trì cũng không thể nào cứu được. Như trong kinh đã nói, “nếu một người
tạo mười nghiệp ác như giết hại, trộm cướp, lường gạt, tà dâm, phá hoại hạnh
phúc
gia cang của người khác, nói dối hại người, nói lời mắng chửi, nói lời
hoặc
dụ dỗ, nói lời đòn xóc hai đầu, tham lam quá đáng, nóng giận đánh đập và
cuối cùngsi mê, thì ví như tảng đá lớn quăng xuống nước sâu, dù có ngàn
người cầu cho nó nổi lên vẫn không được”.

Điều chính yếu
của sự cầu nguyện trong đạo Phật là sự chuyển hoá và thay đổi nghiệp lực. Nếu mình
đã gây quá nhiều ác nghiệp thì việc cầu nguyệnvô ích. Cầu nguyện theo cách
thức chuyển ác thành thiện thì sự cầu nguyện ấy được đạo Phật khuyến khích và
chấp nhận, nhằm giúp cho những người chưa đủ niềm tin về nhân quả và chính mình
để họ có chỗ hướng tâm mà từng bước quay về con đường thiện lành, tốt đẹp. Cầu siêu cho ông
bà, cha mẹ, người thân còn nói lên ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơnđền ơn đối
với các liệt vị tiền nhân đã sinh ra và nuôi dưỡng ta nên người. Chim có tổ,
người có tông, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn là chân lý, đạo đức làm
người. Con người nếu không biết rõ cội nguồn giống như cây bị bứng gốc rễ. Cho
nên, cầu nguyện, cúng bái, tưởng nhớ ông bà cha mẹ, bà con thân quyến, nói lên
sự kết nối yêu thương, mong cho họ được siêu thoát, là bài học đạo
hiếu thảo, thể hiện sự biết ơnđền ơn đã ăn sâu vào
trong tâm thức của con người Việt Nam.

Tuy nhiên, theo
lời dạy của Thế tôn trong kinh “Cúng thí người mất”, chỉ khi nào
cha mẹ người thân bị đọa vào cảnh giới quỉ đói thì sự cúng thí đó mới được
tương xứng và người đó được thọ nhận thức ăn cúng thí. Ngoài ra, những người
nào sau khi qua đời bị đọa vào địa ngục, súc sinh, người, thần Tu Lachư
thiên
thì không nhận được các thức ăn đó. Chính vì vậy, trong kinh Địa tạng nói
người mất chỉ hưởng một phần là lý do đó, còn chúng sinh trong các loài khác đã
thức ăn phù hợp với hoàn cảnh tương xứng rồi. Sự cầu siêu chỉ
mang tính cách biểu tượng thể hiện tấm lòng thương kính và biết ơn đối với
người đã chết; về phương diện đạo đức nó nhằm nhắc người đã mất không bám víu vào gia
đình
, vợ con, tiền bạc, tài sản, để dễ dàng ra đi và tái sinh cõi lành. Cúng
bái tổ tiên, ông bà, cha mẹ
theo tinh thần biết ơnđền ơn thì người sống và kẻ mất đều được lợi lạc. Đó là nét đẹp văn hóa
tâm linh của người cư sĩ tại giađạo pháp dân tộc.

Nói tóm lại, đối
với nghi thức cầu siêu ta cũng nên giản đơn mà trang trọng, tránh mọi
sự rộn ràng không cần thiết có thể làm cho vong linh người thân dao động,
luyến ái, hoặc tức giận nên khó siêu sinh Tịnh độ hoặc tái sinh vào các cõi an
lành
. Nếu có thể ta nên hạn chế sự khóc lóc làm ảnh hưởng đến người
chết, không nên tổ chức nhạc kèn trống, hoặc tất cả những hình thức phô trương
lãng phí, lại càng không
nên mở tiệc tùng, giết trâu bò, heo gà, uống rượu, cờ bạc sáng đêm, rồi nói
rằng “thức để canh đám ma”. Thay vào tất cả những hình thức không có lợi
ích
thiết thực, chúng ta nên mời chư Tăng đến khai thị, nhắc nhở, khuyên nhủ,
niệm Phật, tụng kinh, làm nhiều Phật sự thiện ích, như phóng sinh, bố thí, cúng
dường
Tam bảobố thí, giúp đỡ người bệnh tật, già yếu, nhằm
chia sẻ và nâng đỡ để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh. Cúng thí cầu nguyện như vậy
thể hiện tình người trong cuộc sống bằng sự kết nối yêu thương. Kẻ âm, người dương đều được lợi ích.

Tờ giấy cầu siêu
này ai cũng nắm chắc trong tay, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Nếu vậy thì trong
hiện đời ta phải sống như thế nào để đến khi ra đi được an ổn, nhẹ nhàng. Nếu ta biết tin sâu nhân quả
cố gắng làm những điều thiện lành, tốt đẹp thì khỏi lo lắng gì, dù có chết kiểu
nào đi nữa cũng không phải hồi hợp, lo sợ mình sẽ đi về đâu? Như vua Ma Ha
Nam
hỏi Phật “bình thường con
quy y Tam bảo, gìn giữ năm điều đạo đức, thọ bát quan trai, tu mười điều thiện
và biết bố thí cúng dường, lo cho dân, cho nước với tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn
nhau. Nếu lỡ bất thình lình con bị chết bất đắc kỳ tử thì sau khi chết con sẽ đi về đâu?” Phật không trả
lời
trực tiếp mà hỏi lại đức vua Ma Ha Nam “ví như có một thân cây đang nghiêng về một
bên, vậy khi cưa nó sẽ ngã về bên nào?” Vua trả lời “dĩ nhiên nó sẽ ngã về bên đang nghiêng”. Phật nói “cũng vậy, bình
thường
ông làm việc tốt đã thuần thục thì đương nhiên nhân nào quả nấy, nhân
tốt thì quả tốt; nhân giữ giới thì trở lại làm người có
nhân cách và đạo đức; nhân thọ bát quan trai thì sống trang nghiêm, thanh tịnh; nhân tu thập
thiện
thì tái sinh các cõi trời, muốn gì được đó; duyên đầy đủ thì
sống đến trăm tuổi; duyên không trọn vẹn thì ra đi sớm hơn”.

Nhà Phật không
quan trọng sống thọ hay chết yểu mà khi sống ta có làm được việc gì có ích
hay không mà thôi. Dù sống đến trăm năm mà không làm lợi ích
được cho ai, chi bằng sống vài ba chục năm mà giúp được nhiều
người cùng sống tốt với mình và tin sâu nhân quả, ý thức được trách nhiệm của
mình bằng tình người trong cuộc sống thì mới là chân lý. Vậy, trước khi
cầm tờ giấy cầu siêu để kết thúc cuộc đời, chúng ta cần phải tin sâu nhân quả
cố gắng làm những điều tốt đẹp nhất để đến khi ra đi khỏi phải lo lắng, bận lòng sau
khi chết
mình sẽ đi về đâu? Kế đến là tờ giấy buông xả.

9. Tờ giấy buông
xả
vui vẻ cả cuộc đời.

Buông xả ư? Buông cái gì? Xả cái gì? Buông những gì không
đáng để nắm giữ, giống như người đang gánh nặng trên đôi vai chỉ cần để gánh
xuống là thấy nhẹ nhàng;
chẳng hạn như người có quá nhiều của cải, tiền bạc, nếu anh em
không có hay thiếu
thốn
trong cuộc sống thì ta cho. Có những người ngộ lắm, nhiều khi thức ăn dùng
không hết nhưng thà để cho hư thúi rồi bỏ chứ không cho một ai.
Trong nhà có kinh sách quý nhưng người ta mượn đọc thì lại không cho. Xả những
gì nặng cho nhẹ bớt, đừng dính mắc, cố chấp vào đó chỉ làm khổ mình mà thôi. Có
những người khi bị ai nói nặng thì buông một câu lạnh lùng “quân tử
mười năm trả thù chưa muộn”. Dân
gian Việt Nam có câu “khi
thương trái ấu cũng tròn, khi ghét trái bồ hòn cũng méo”. Nếu biết sống
buông xả thì an vui cả đời,
nếu ích kỷ, nhỏ mọn thì trong lòng bị trói buộc bởi phiền não tham-sân-si.
Người Phật tử chân chính mà không biết buông bỏ, tha thứ thì cuộc đời tu hành của
chúng ta sẽ không có an vui, hạnh phúc trong giờ phút hiện tại. Buông xả là một
nghệ thuật làm cho thân tâm được bình an, hạnh phúc. Tiền tài, sắc đẹp, quyền
cao
chức trọng
và đầy đủ các tiện nghi vật chất khác nếu không biết đủ sẽ là nhân trói
buộc
ta vào vòng si mê, tội lỗi.

Thời Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo chỉ ba y một bát,
không cầm nắm thêm hay giữ một cái gì, nên người tu chứng quả vô số, ngàn người
tu, ngàn người chứng.
Một người chủ có một trang trại nuôi bò rất lớn, một hôm ông hớt hãi chạy
tìm dáo dát vì có một số bò của ông vừa bị thất lạc. Ông ta vừa đi, vừa chạy
với vẻ hớt hãi mà hỏi quý thầy rằng, “này các thầy ơi, hồi nãy đến giờ các thầy có thấy
đàn bò của tôi gần 50 con chạy ngang qua đây không?” Đức Phật
nhẹ nhàng, êm ái
trả lời “thưa
ông, từ trưa đến giờ chúng tôi không thấy con bò nào chạy ngang qua đây cả. Ông
thử chạy qua phía đồi bên kia xem thử
chúng có ăn cỏ ở đấy không?” Ông lão nghe nói vậy vẻ mặt thêm buồn hiu, tức tối dậm chân kêu khóc, gào
thét lên, “trời ơi, cả sự nghiệp của tôi có bao nhiêu đó thôi, bây giờ đã tiêu
tan
hết rồi”. Ông lão vừa chạy, vừa khóc, trông rất tội nghiệp.
Đợi đến khi ông lão đi xa, Phật quay sang các vị đệ tử mà nói rằng, “quý thầy rất là có
phước nên
không phải mất thời gian bận tâm, lo lắng
về cuộc sống được mất, hơn thua, thành bại; do đó
đâu có con bò nào để mất”.

Ngày xưa, khi Phật còn là một hoàng thái tử có cả cung
vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, cùng thân dân thiên hạ. Ngài đã dám từ bỏ tất
cả nên được tất cả. Nhờ vậy, ngày nay chúng ta được thừa hưởng cả một gia tài
tâm linh mà không cần phải mệt nhọc tìm kiếm, tốn hao gì nhiều. Đó là
bình yên và hạnh phúc. Trong cuộc sống bề bộn với bao nỗi lo toan để duy trì
mạng sống, người Phật tử phải cật lực làm việc để có miếng ăn, thức uống, và sau
đó tuỳ tấm lòng mà bố thí, cúng dường. Nhờ vậy, người xuất gia khỏi phải nhọc
nhằn, vất vả, lo lắng
chén cơm, manh áo, mà có cơ hội để học và tu được đến nơi đến chốn, bởi đâu
có gì để buông, để xả;
ấy thế mà càng tu ta càng dính mắc vì sự nghiệp chùa to, Phật
lớn, lợi dưỡng và sự cung kính của mọi người. Ta khuyên bảo và chỉ dạy, hướng
dẫn cho mọi người hãy biết buông xả, nhưng ta lại chất chứa nhiều hơn. Có ai góp
ý “sao huynh tu mà càng ngày càng tăng trưởng thêm tham-sân-si” thì ta lại nổi nóng
lên nói “ông im đi, ta vì phương tiện độ khắp chúng sinh, bởi họ còn mê nên ta
mới khuyên như vậy, còn ta đâu còn gì để mê nữa”; nhưng khi gặp việc mới thấy chưa được nửa gió bát phong thì đã bị cuốn bay mất tiêu
rồi.

Cho nên, trong kinh Phật đã chỉ dạy rất rõ ràng và tường
tận, “người tu phải xa lìa ba thứ: cung
kính
, lợi dưỡng,
tu chưa chứng mà nói mình tu chứng; ba thứ này sẽ làm hại đời tu của chúng ta”. Ngày xưa, Phật
thấy sự tác hại của việc chứa chấp tài sản là nhân
dẫn đến tham lam, ích kỷ, hẹp hòi, không rộng lượng, làm cho tâm mình bị vẫn
đục theo thời gian.
Đức Phật dạy bài kinh “Ông lão
bị mất bò” để dạy ta biết mìnhdiễm
phúc
hơn nên sống trong môi trường thuận lợi là không có gì để mất mà cố gắng
học và tu để phát triển gia tài tâm linh;
một môi trường có bậc minh sư chân chính, có thầy lành bạn tốt, có những người
biết buông xả thật sự những được, mất, khen, chê, cung kínhlợi dưỡng. Nhờ
vậy, ta sống bình yên, hạnh phúcđi vào đời để chia vui, sớt khổ
cùng với tất cả mọi người.
Ta bây giờ khỏi phải nhọc nhằn, lao khổ
mà kiếm miếng ăn.
Mọi cái, mọi thứ đã có đàn na tín thí lo hết từ ăn
uống
, thuốc men, y phục, tiền bạc. Ta chỉ còn một việc duy nhất là học và tu,
vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn để nhiều người cùng biết được điều hay lẽ phải
cùng phát tâm tu theo.
Nên tu nhà, tu chợ sẽ khó hơn tu chùa rất nhiều. Bởi ngoài việc lo tròn
nhiệm vụ đối với người thân và gia đình, người tại gia còn phải đóng góp cho
hội
cuối cùng là còn có trách nhiệm hộ trì Tam Bảo. Quý thầy cô chỉ lo một việc
học và tu thôi nên dễ dàng buông xả tâm tham lam, sân hậnsi mê.

Ngày xưa, sự hưởng thụ tiện nghi vật chất không nhiều như
thời nay nên dễ tu, vì ta đâu có gì để dính mắc. Quý thầy phải khiêm tốn thấp
mình để xin ăn, nhờ vậy mà dễ dàng buông xả vì không có gì để chất chứa. Do đó,
muôn người tu, muôn người chứng là vậy. Còn ta bây giờ có
chùa to, Phật
lớn được xây dựng kiên cố với nhiều sắc thái, kiến trúc đẹp mắt, nên so với
ngày xưa ta khó tu
hơn nhiều. Chính vì vậy, muôn người tu chỉ được vài người chứng là cùng; nhưng
nếu vì thế mà mình không chịu tu thì càng thiệt thòi cho mình hơn. Dấn thân tu
học
để đạt được bình yên, hạnh
phúc
cho mình và giác ngộ cho người là một việc làm khó khăn đòi hỏi ta phải
biết cố gắng, kiên
trì
, bền chí trong việc tu học mới đủ khả năng để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Trong suốt con đường tu tập để vượt qua các chướng ngại cũng giống như
khúc gỗ trôi giạt trên biển
không dính mắc chỗ này, chỗ kia. Ta muốn không bị si mê, tà kiến, tham ái
nhận chìm, không bị người thế gian chi phối, thì người tu phải dùng cây cung
thiền định và cây kiếm trí tuệ để vượt qua mọi trở ngại mà đến bờ giác ngộ,
giải thoát.
Người tu nên buông xả tâm dính mắc vào vật chất, còn người cư sĩ tai gia có
quyền làm giàu bằng đôi bàn tay và khối óc của mình. Ta chỉ buông xả tâm tham
lam
, ích kỷ, hẹp hòi, si mê, nóng giận, thù hằn, ghét bỏ, mà quay trở về sống
với tâm chân thật, không có ta-người,
được-mất; nhờ vậy
mình an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Hầu như
ta vẫn thích bám víu vào vật chất nhiều hơn. Những nhu cầu vật chất thông thường ta còn không muốn bỏ,
huống chi là các tiện nghi vật chất quan trọng khác; thử hôm
nào ban tri nhật nấu ăn dở một chút là mình đã cảm thấy không hài lòng; hoặc ta
đã quen ngồi xe hơi rồi, hôm nào phải đi xe Honda hay xe buýt thì cảm thấy khó
chịu
hơn. Đó chỉ là những thứ đơn giản thôi mà ta còn chưa buông xả được, huống
hồ khi đi sâu vào đời sống tâm linh. Người tu thời nay khó lòng buông xả vì nhu cầu tiện nghi
vật chất
quá hưng thịnh. Một phần do Phật tử quá quý trọngcung kính cúng
dường
, nên dễ làm cho quý thầy xao lãng việc tu học của mình. Rồi nạn
tranh nhau thụ hưởng vật chất vì sự cung kính, lợi dưỡng, nên càng ngày việc tu
học
của chúng ta càng
giảm sút rõ rệt. Cho nên, việc buông xả để tâm không dính mắc vào vật chất
đã khó, huống chi chuyển hóa những thói quen thâm căn cố đế hay tập khí nhiều
đời sẽ lại càng khó hơn.

Một khi ta đã bị sự cám dỗ của tiện nghi vật chất thì chí
xuất trần thượng sĩ của mình bị chựng lại, mình không còn đủ sức nhìn sâu vào
nội tâm để chuyển hóa các thói quen tham lam, sân giận, và si mê. Muốn ít biết
đủ là phương pháp nhiệm mầu nhằm giúp ta trị liệu các bệnh tật tham lam, ích
kỷ
, hẹp hòi. Dù ta có nhiều phước báu nhưng không phải để thụ hưởng mà chỉ
để sẻ chia hay nâng đỡ mọi người khi cần thiết mà thôi. Từ ngàn
xưa cho đến ngày nay,
biết bao tu sĩ đã gục ngã chỉ vì không đủ khả năng vượt qua sự hấp dẫn của vật
chất
. Phật dạy ba việc thường chớ đủ:
một là ăn, hai là mặc, ba là ngủ nghỉ; tức
thiếu một chút về những nhu cầu này thì ta sẽ nhẹ nhàng, an
nhiên
chuyển hóa tâm si mê, chấp
ngã
. Có một
điều mầu nhiệm là khi ta càng buông xả thì tâm ta càng an ổn, nhẹ nhàng, bình
yên hơn. Nó hoàn toàn ngược lại với thói quen tham lam chất chứa khiến mình
thường lo lắng, bất an vì sợ bị hao hụt, mất mát, bị người khác cướp đi.

Thực tế, thế gian này còn rất nhiều người đói tình
thương
, thiếu thốn về mọi phương diện, ta chỉ cần xả bớt một chút vật chất hay
chia sẻ tinh thần là có
cơ hội để mình sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, làm mọi người được
an vui, hạnh
phúc
hơn.
Khi ta biết buông xả, mình luôn mở rộng tấm lòng để nâng đỡ người khác, làm
cho họ được vui là mình đã biết kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống, làm mọi
người
an tâm, không lo lắng, sợ hãi, biết quý trọngtôn kính lẫn nhau. Cuộc đời
này nếu ai cũng khư khư ôm giữ cho riêng mình, không có lòng yêu thương chân
thành
, biết giúp đỡ, sẻ chia, thì sự sống đâu còn giá trịý nghĩa gì nữa. Có
những thứ ta đáng được thụ hưởng nhưng lại không thụ hưởng; có những thứ ta
đáng được khen ngợi nhưng lại không hãnh diện, tự hào mà coi thường kẻ khác; mình vẫn luôn khiêm tốn và
ý thức rằng ai cũng có cái hay riêng của họ. Nhiều
khi ta đáng
được an nhàn, thảnh thơi, nhưng không đành lòng thừa hưởng một mình mà còn
dấn thân chia sẻ để mọi người cùng vui. Nhờ vậy, ta buông xả được những dây mơ
rễ má đang còn tiềm ẩn bên trong có tính cách tàn phá, hủy hại tâm mình. Buông xả
các tiện nghi vật chất đã khó, buông xả tâm chất chứa lại càng khó hơn gấp vạn
lần. Cho nên, người tu là phải nắm chặt đầu dây, giữ vững lập trường, “thà sống
đời đơn giản để trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh”.

Để có thể thực hiện được hoài bão và ước mơ cao thượng
đó, ta phải biết buông xả từ những cái nhỏ nhặt nhất. Ta tập theo dõi tâm mình
một cách tự nhiên mà không cần phán xét, mình đang tham thì biết mình tham,
mình đang sân thì biết mình sân, mình đang si thì biết mình si, chỉ cần ta biết
rõ ràng như vậy thì dần hồi tâm ta sẽ được thanh tịnh, sáng trong. Dù ta
biết chắc mình vẫn chưa thực sự buông xả hết những tâm xấu ác có tính cách hại
người, hại
vật, nhưng mình vẫn quyết tâm duy trì bền bỉ và không ngừng quán sát nó, ắt sẽ
có ngày ta làm chủ được nó hoàn toàn mà không cần trông đợi thời gian. Ta có
rất nhiều con bò như ông chủ mất bò trên: con bò
tham lam, con bò chất chứa, con bò ích kỷ, con bò hẹp hòi, con bò si mê và con
bò vô cảm. Khi ta sống với những loài bò này, ta sẽ đồng hóa với loài quỉ đói
dù mình đang có tiền muôn bạc vạn. Dù nhiều tiền của nhưng ta vẫn
chất chứa, vẫn tìm cách
vơ vét thêm mà không giúp gì cho ai thì mình chẳng khác nào loài quỉ đói, nên
ta phải quyết tâm tu theo lời Phật dạy, nương thầy tổ mà tìm cách để những con
si mê, chấp ngã
trở về chỗ ban đầu là con bò chân thật hay chiếu soi muôn loài vật. Khi ta
biết từng cảm xúc trong mình như thế nào thì biết rõ như thế đó, những nỗi lo
về con bò không còn tái hiện trong ta nữa. Con đường dấn thân của các bậc hiền
Thánh
tuy làm việc, phục vụ nhưng rất an lạc, thảnh thơi, nhờ biết soi sáng trở
lại
 bằng trái tim hiểu biếtthương
yêu
.

Cho nên, ta phải tập sống cho được bằng chất liệu của từ-bi-hỷ-xả trong
mọi lúc, mọi
nơi
. Nhờ vậy ta có được tờ giấy buông xảvui vẻ, bình yên, hạnh
phúc
cả cuộc đời. Cuối cùng là tờ giấy an tâm.

10- Tờ giấy an
tâm
cả đời bình yên hạnh phúc.

Con người ta
sống mà lo nhiều quá, sợ nhiều quá thì không được an lạc, bình yên, hạnh phúc
nào. Đức Phật sống rất an ổn và bình thản trước mọi biến động của cuộc đời. Dù có bị người mắng nhiếc, chỉ trích, hay phê phán
hoặc vu oan giá hoạ, Ngài vẫn làm chủ bản thân một cách an nhiên, tự tại. Một đêm lo âu
không ngủ được có thể làm ta bức rức, xốn xang. Một cơn sân giận làm cho sắc mặt ta bị biến
dạng
và trông xấu xídữ tợn hơn. Nếu không hoá giải được thì ta sẽ ôm nội
kết ấy vào lòng mà trở nên thù hằn, ghét bỏ, làm cho nó càng thêm trầm trọng
hơn. Ngược lại với giận dữ là ta có tình thương rộng lớn bằng trái tim hiểu
biết
nên ta được niềm an vui, hạnh phúc kích thích thêm
sự hưng phấn trong cơ thể làm ta dường như trẻ và khoẻ ra hơn bao giờ hết.

Muốn được an tâm
ta phải tuyệt đối không bao giờ có tư tưởng sát sinh hại vật.
Đó là thông điệp tình thươngPhật giáo gọi là bất hại hay không được giết
hại. Trước nhất ta khởi lên tư tưởng không hại người và bắt đầu kèm theo lời
nói
để dẫn đến hành vi không hại người. Khi ta đã có hành vi hại người thì người sẽ tìm
cách
hại lại ta. Từ đó tâm ta bắt đầu lo lắng, sợ hãi vì sợ người trả thù; như vậy hỏi làm
sao mà ta an tâm cho được. Tâm bình yên là tâm không bị căng thẳng, lo sợ hay
buồn khổ, bức bách. Tâm
bình
yên là tâm thanh tịnh, nhẹ nhàng, mát mẻ, an vui. Khi bình yên thì chúng
ta
không bị đốt cháy vì lửa ái dục, sân hận hoặc si mê, sầu khổ. Tuy nhiên, để tâm được bình
yên không phải chúng ta sống một cách thụ động, bạc nhược và yếu đuối. Những người hay đắm mình trong dục
lạc
là những người quan niệm rằng “chết là hết”, chỉ có
một kiếp sống này thôi nên phải hưởng thụ cho hết cuộc đời. Những người này vội
vã làm giàu, vội vã ganh đua, vội vã hưởng thụ với lối sống thiên về vật chất, họ sẽ
không bao giờ đem đến cho
mình và người sự bình yên, hạnh phúc.

Để có được bình yên, hạnh
phúc
, chúng
ta
cần phải nắm vững nguyên tắc sau đây: “Đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng nghĩ
chuyện tương lai, hãy sống ngay trong giờ phút hiện tại”. Sống
ngay với hiện tạitinh thần thiết thực của người Phật tử chân chính. Than
thở
, tiếc
nuối về quá khứ hay mơ ước đến tương lai càng làm cho mình đắm chìm trong ảo
tưởng
, hoặc
lăng xăng chạy theo mộng mơ mà đánh mất mình trong hiện tạiĐạo Phật đến
để sống chứ không phải để cầu khẩn, van xin
vô ích. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta chuyển hoá tâm nhớ về quá khứ hoặc đến
tương lai mà không có mục đích. Chúng ta không thể tìm thấy bình yên, an lạc
chỉ bằng cách cầu nguyện
mà phải tự mình nỗ lực, chuyển hoá trong từng ý niệm, không để cho
chúng sai sử ta.
Khi muốn xả bỏ như vậy, chúng ta
không những cần phải kiên trì, chịu đựng mà còn phải đầy đủ nghị lực để mạnh
dạn dứt bỏ những thói hư, tật xấu, chứ không phải chỉ cần vào chùa cúng bái,
cầu xin chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ, trợ lực cứu khổ cứu nạn là sẽ được giải
thoát
khỏi các khổ đau, tai ương, bệnh tật. Nếu trong ta còn những tâm niệm tham lam, sân
giận, si mê, ganh ghét, tật đố, dối trá, lường gạt… thì tất cả
những tư tuởng đó được gọi là tiêu cực vì chúng làm rối loạn thân tâm ta, làm
cho ta bất an, dấy lên những
phiền muộn, khổ đau. Thay
vào những tư tưởng tiêu cực như đã nói ở trên, chúng ta phải thường xuyên mở
rộng
tấm lòng thương yêu, bình đẳng, biết tôn trọng người và vật.
Ngoài ra, ta còn phải tùy hỷ với những việc làm thiện ích của người khác và
luôn luôn vui vẻ, sẵn sàng chia sẻ nỗi khổ, niềm vui đến với mọi người.

Trước tiên, ta
muốn được tâm an ổn, nhẹ nhàng thì ta phải có lòng từ bi thương
yêu bình đẳng; do đó ta không
được giết hại và luôn biết quý trọng mạng sống của muôn loài vật,
bởi ai cũng tham sống, sợ chết. Ta đã không sát sinh hại vật rồi mà còn hay phóng
sinh
, giúp người, cứu vật; không gian tham trộm cướp, lường gạt của
người, mà còn bố thí,
giúp đỡ, sẻ chia, hoặc đem sự
hiểu biết của mình cùng trao đổi với người khác bằng tình người trong
cuộc sống; không uống rượu
say sưa hoặc dùng các chất độc hại như xì ke, ma tuý, làm hại mình cùng tổn hại cho gia đình
xã hội. Ai lỡ phạm và đã phạm ba điều trên thì khó mà yên ổn trong cuộc
sống, nó là mấu chốt gây ra oán giận, thù hằn mà đưa đến khổ đau vô cùng cực. Cuối cùng, chúng ta phải luôn làm chủ bản thân qua
thân-miệng-ý, không
cho chúng khởi lên những tâm niệm có hại cho người và vật. Nếu
tâm chúng ta nhỏ hẹp và không có lòng vị tha, cũng như ly nước đầy dù chỉ một ít muối bỏ vào cũng làm cho nước trong ly mặn
không thể uống được;
nhưng nếu tâm ta rộng lớn bao la không ngần mé, được ví như nước trên sông
Sài Gòn thì dù có
một nắm muối bỏ vào cũng không thấm thía vào đâu.

Bây giờ
tất cả chúng ta hãy lắng lòng nghe phương pháp an tâm của tổ Huệ Khả. Thuật
của các Tổ là khuyên chúng ta hãy nhìn lại từng niệm khởi của mình, không cho
chúng phát sinh từ niệm đầu tiên thì sẽ không có chuyện gì xảy ra làm hư hại
cuộc đời. Ngài Thần
Quang
trước khi gặp Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma dù ngồi Thiền cả ngày mà tâm niệm vẫn cứ
lăng xăng, loạn động. Một hôm gặp Tổ, Ngài thưa “tâm con không an, xin thầy chỉ dạy. Tổ bảo, “đem tâm
ra ta an cho
.  Theo thói thường, ta thấy tâm của mình là thật, nên có tôi suy
nghĩ
, tôi tính toán, tôi như thế này, tôi như thế kia… Ở đây, Tổ không nói cái
gì cao siêu mà chỉ bảo rằng, “đem tâm ra ta an cho”. Ngài Thần Quang không
biết làm sao đem tâm của mình ra trình cho Tổ, bởi tâm thì lúc ẩn, lúc hiện,
lúc có, lúc không, nên khi
nhìn lại không thấy tâm ở đâu, Ngài hoảng quá thưa với Tổ rằng, “con tìm
tâm không thể được
”.
 Tổ bảo, “ta đã an tâm cho ngươi rồi”. Như vậy,
an tâm là ở chỗ nào? Chỗ này quý vị phải nhìn kỹ lại mới thấy rõ ý sâu xa của
nó. Đây là
diệu thuật của các Tổ, “pháp an tâm” của các Tổ rất bình thường, bình thường
đến nỗi ta không thể ngờ được. Khi sân ta biết ta đang sân, khi tham ta biết ta
đang tham, không cần phải đối trị, không cần phải xua đuổi, không cần phải dẹp
trừ, nó như thế nào ta biết rõ ràng như thế đó không nhầm lẫn, đó là “pháp an tâm.”
À! Thì ra Ngài Thần Quang đã nhận được pháp an tâm, nhưng không phải như vậy là
xong, phải đến
một thời gian sau, tổ mới thấy tâm mình lặng lẽ mà hằng chiếu soi, nên đến
trình tổ “bạch
phụ
, tâm con
dứt hết các duyên”. Tổ bảo “coi
chừng rơi vào không”
– “làm sao rơi vào không được”
– “con làm thế nào để biết”
– “con thường biết rõ ràng, nói
không thể đến”. Tổ bảo “đây là chỗ truyền
của chư Phật, nhà ngươi chớ có hoài nghi”. An tâm
mà không có chỗ an, hay còn gọi “tâm bình thường” là đạo. Vậy “tâm bình thường”
là sao? Là thường biết rõ ràng, nói không thể đến.

Thông điệp cuộc đời coi như đến đây tạm dừng, kính mong
chư huynh đệ pháp lữ gần xa ai cũng nhận được pháp an tâm của Tổ để sống một
đời
bình yên, hạnh
phúc
ngay tại đây và bây giờ.