Thọ & Đắc Đại Thừa Bồ Tát Giới

0
31

Giới
thiệu
Phật giáo Đại thừa Bồ tát giới
THỌ & ĐẮC ĐẠI THỪA BỒ TÁT
GIỚI


Thích Thái Hòa

 

Thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát:

Nếu có duyên mà
thọ và đắc từ Chư Phật và Bồ Tát thì sự thành tựu giới thể rất là vượt bực.

Đây là cách thọ
Bồ Tát giới của ngàn Đức Phật Thích Ca báo thân và trăm ngàn ức Đức Phật Thích
Ca
ứng hóa thân từ Đức Phật Lô Xá Na ở nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng.

Và đây cũng là
cách thọ Bồ Tát giới của chúng đại Bồ Tát mà lúc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang
ở tại cung trời Ma Hê Thủ La của Sắc giới.

Ở nơi cung trời
nầy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dùng năng lực của thiền định đưa toàn thể
thính chúng ở đó, đến gặp Đức Phật Tỳ Lô Xá Na ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng và
được Đức Phật nầy dạy về con đường tu tập tâm địa.

Cách thọ nầy,
cũng là cách thọ của hội chúng, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hóa thân xuống cõi
Ta Bà
nầy, sau khi thành Đạo, Ngài liền quy định Bồ Tát giới và trao truyền Bồ
Tát giới
cho đến cả trăm ngàn ức Bồ Tát, các vị Phạm Thiên, chư thiên của Cõi
Sắc và Cõi Dục cũng như những vị ở nhân giới đều nghe thọ (Phạm Võng Kinh, tr
997, Đại Tạng Tân Tu 24).

Sự thọ và đắc
Bồ Tát giới bằng cách nầy rất là mầu nhiệm, rất là tối thượng, vì giới đã được
trao truyền trực tiếp từ Đức Phật pháp thânĐức Phật báo thân.

Thọ và đắc
từ vị Pháp sư:

Trong Kinh Phạm
Võng
, Đức Phật nói: “Hỡi Phật tử hãy lắng nghe cho kỹ!

Hễ muốn lãnh
thọ
giới pháp của chư Phật, thì không kể bất cứ ai, dù là Quốc Vương, Vương tử,
Bách quan, Tể tướng, Tỷ khưu, Tỷ khưu ni, Phạm thiên, chư thiên trong mười tám
tầng trời Cõi Sắc, chư thiên trong sáu tầng Cõi Dục, tất cả dân chúng, những kẻ
huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ, nô bộc, tỳ thiếp, tám bộ quỷ thần, Kim cang thần,
súc sanh cho đến những loài do biến hóa, miễn rằng tất cả họ, hiểu được lời của
vị pháp sư trao giới, thì hết thảy họ, đều đắc giới và có thể trở thành bậc
hoàn toàn thanh tịnh.” (Phạm Võng Kinh, tr 1004, Đại Tạng Tân Tu 24).

Như vậy, Bồ Tát
giới
mang tính bao dungquảng lượng hơn so với Tỷ khưu giới.

Nhưng, không
phải vì vậy, mà dung nạp một cách không trật tự.

Sự trật tự của
Bồ Tát giới được tạo nên là do đức tin và sự mong cầu tuệ giác.

Hễ bất cứ ai,
bất cứ loài nào, có đức tin và có sự khát ngưỡng tuệ giác, thì tất cả họ có thể
đi vào biển cả Giới Pháp đại thừa một cách không ngăn ngại.

Trong Kinh Bồ
Tát
Anh Lạc Đức Phật nói: “Hỡi các Phật tử! Tất cả chúng sanh muốn vào biển cả
của Tam Bảo, thì hết thảy họ phải lấy đức tin làm căn bản. Và họ muốn an trú
trong ngôi nhà của giác ngộ, thì hãy lấy giới pháp làm gốc” (Bồ Tát Anh Lạc Bản
Nghiệp Kinh
, tr1020, Đại Tạng Tân Tu 24). 

Thật vậy, loài
không có đức tin hoặc có đức tin sai lầm, hoặc những loại ngu đần, thì tự họ
không thể nhìn thấy một dấu tích nào của Phật pháp, chứ đừng nói gì đến tin,
hiểu, thọ và đắc Bồ Tát giới. Tự bản thân họ không nghe được tiếng Thiện là gì,
chứ đừng nói gì đến thọ và đắc giới để hành Thiện.

Dẫu rằng, giới
châu biến cả mười phương, nhưng họ đâu có nghĩ ra để tin và hiểu, để cầu và
thọ; tin và hiểu, cầu và thọ đắc là không, thì lấy gì để đắc.

Cũng vậy, mặt
trời
và ánh sáng vẫn có đó, nhưng đôi mắt mù lòa thì lấy gì để thấy.

Do đó, dù Bồ
Tát giới
có lượng dung nhiếp rộng lớn như vậy, nhưng mà rất là trật tự, một sự
trật tự phát sinh do sự tu tập của những người có đức tinhiểu biết. Và chỉ
có những hạng người như vậy hễ có thọ là có đắc.

Họ muốn thọ và
đắc giới Bồ Tát, thì phải thỉnh vị pháp sư, mong vị đó đại diện cho Phật và Bồ
Tát
, trao truyền giới cho.

Và vị pháp sư
đó, dù có ở cách xa ngàn dặm đi nữa, thì người cầu thọ cũng phải trực tiếp đến
vị đó để cầu thỉnh rằng:

“Kính bạch đại
Tôn giả! Xin Ngài hoan hỷ làm Bậc Thầy trao truyền giới cho con, để cho con
thành tựu được giới thể của Chánh pháp”. (Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh, tr
1020, Đại Tạng Tân Tu).

Cách thọ và đắc
giới
từ vị Pháp sư, theo sách Hoằng giới đại học, Tạng bản Chùa Viên Thông,
khắc in năm Thành Thái thứ bảy, thì sự tiến hành trao thọ Bồ Tát giới tuần tự
như sau:

1. Thỉnh
Thầy Truyền Giới:

Giới tử cầu thọ
Bồ Tát giới, được vị dẫn thỉnh, hướng dẫn đến vị Pháp sư truyền giới tác bạch
lời cầu thỉnh như sau:

“Kính bạch Đại
Đức
lắng nghe cho! Chúng con là giới tử cầu thọ Bồ tát giới, nay đến Đại Đức,
xin Ngài làm vị Thầy trao truyền giới cho chúng con hết thảy Bồ Tát tịnh giới.

Cúi xin Đại đức
thương xót lời cầu thỉnh của chúng con, mà Ngài không từ nan sự mệt nhọc trong
chốc lác.

Sau ba lần cầu
thỉnh
như vậy, vị Tôn giả hoan hỷ nhận lời.

2. Khai đạo
thỉnh Phật làm vị Thầy truyền giới:

a. Khai đạo:

Vị giáo thọ sư
huấn giáo hàng giới tử như sau:

“Hỡi quý vị
giới tử! Giới tiếng phạn là Pratimoksaśìla phiên âm là Ba La Đề Mộc Xoa. Tàu
dịch là “Bảo giải thoát”, nghĩa là bảo trì cho người thực hành thoát ly sanh tử
mà đi đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Do đó, giới là
chiếc xe báu tối thượng, là bậc thầy dẫn đường cao nhất, và là con đường tắt đi
đến đại Niết Bàn.

Chư Phật ở quá
khứ
, nhân ở nơi giới mà thành đạo. Các Bậc Đại Sĩ hiện tại cũng do giới mà
nhiếp độ chúng sanh. Những người thực hành trong tương lai, cũng do đây mà đạt
được
sự giải thoát, thiền địnhtrí tuệ.

Bởi vậy, giới
là cơ bản của vạn đức, là nền tảng của mọi sự trang nghiêm.

Tuy nhiên, giới
pháp
có ba loại. Một là giới pháp tại gia gồm có: năm giới, tám giới. Hai là
giới pháp xuất gia gồm có: mười giới, hai trăm năm mươi giới. Ba là giới pháp
chung cho hàng xuất giatại gia, đó là Bồ Tát tam tụ tịnh giới.

Tụ thứ nhất là
Nhiếp luật nghi giới, đó là không phạm vào mười pháp Ba la di. Nghĩa là không
làm các ác, sau cùng là thành tựu Pháp thân.

Hiển nhiên,
đình chỉ điều ác là trì giới, làm điều ác là phạm giới.

Tụ thứ hai là
Nhiếp thiện pháp giới. Nghĩa là tu tập 84.000 pháp môn, chính là phụng hành các
điều thiện, sau cùng là thành tựu Báo thân.

Hiển nhiên làm
điều Thiện là trì giới, không làm điều thiện là phạm giới.

Tụ thứ ba là
Nhiêu ích hữu tình giới. Nghĩa là phát khởi tâm từ, bi, hỷ và xả để làm lợi ích
cho hết thảy chúng sanh, nghĩa là không có chúng sanh nào mà không hóa độ, sau
cùng là thành tựu Ứng hóa thân.

Hiển nhiên,
thực hành sự hóa độtrì giới, không thực hành sự hóa độphạm giới.

Các tụ tịnh
giới
như vậy, là khi Đức Phật Thích Ca, Ngài mới thành đạo, ngồi dưới gốc Bồ
Đề
, đã vì khắp hết thảy chúng sanhtuyên thuyết mười giới phần thuộc kho
tàng vô tận.

Đầu tiên, Ngài
kết mười Ba La Đề Mộc Xoa là giới nghiêm trọng của Bồ Tát. Giới pháp ấy là pháp
chỉ
đạo.

Do đó, các hàng
Bồ Tát cần phải thọ và trì.

b. Khởi
thỉnh
Tam Bảo:

Hỡi các giới tử
muốn thọ trì tịnh giới! Hôm nay, chúng tôi sẽ vì quý vị mà mở lời cầu thỉnh Tam
Bảo
trong mười phương, xin thỉnh cầu Đức Thích Ca Như Lai làm vị Hoà thượng,
hai vị đại Bồ Tát là Ngài Văn Thù Sư Lợi làm vị Yết ma A Xà Lê, và Ngài Di Lặc
làm vị Giáo thọ A Xà Lê, các Đức Như Lai trong mười phương thế giới làm những
vị tôn chứng và hết thảy hàng Bồ Tát đều làm bạn lữ đồng học.

Tất cả quý vị
giới tử, hãy tha thiết và chí thành một lòng theo tôi mà cầu thỉnh.

Đệ tử chúng
con nhất tâm phụng thỉnh:

Kính lễ Pháp
thân thanh tịnh
của Đức Phật Tỳ Lô Xá Na.

Báo thân viên
mãn
của Đức Phật Tỳ Lô Xá Na, xin nguyện các Ngài không trái bản nguyện, thương
xót
hết thảy hữu tình phóng quang đến đạo tràng làm vị giới chủ và chứng minh.

Nhất tâm kính
lễ
, phụng thỉnh vị giáo chủ thế giới Ta BàĐức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Như
Lai
, làm vị Hoà thượng cho chúng con đắc giới.

Chúng con do
nương tựa Ngài làm vị Hoà thượng mà được thọ giới Bồ Tát. Cúi xin Ngài thương
xót
chúng con. (cầu thỉnh ba lần).

Đệ tử chúng
con nhất tâm phụng thỉnh: Kính lễ Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù, xin cung thỉnh
Ngài làm vị Yết ma A Xà Lê, chúng con do nương tựa Ngài làm yết ma A Xà Lê
được thọ giới Bồ Tát. Cúi xin Ngài thương xót chúng con. (cầu thỉnh ba lần).

Đệ tử chúng
con nhất tâm phụng thỉnh: Kính lễ Đức Bồ Tát Di Lặc, xin cung thỉnh Ngài làm vị
giáo thọ A Xà Lê, chúng con do nương tựa Ngài làm vị giáo thọ A Xà Lê mà được
thọ giới Bồ Tát. Cúi xin Ngài thương xót chúng con. (cầu thỉnh ba lần).

Đệ tử chúng
con nhất tâm phụng thỉnh: Kính lễ các Đức Như Lai trong mười phương, xin cung
thỉnh các Ngai làm vị tôn chứng sư, chúng con do nương tựa các Đức Như Lai
được thọ giới Bồ Tát. Cúi xin các Ngài thương xót chúng con. (cầu thỉnh ba
lần).

Đệ tử chúng
con nhất tâm phụng thỉnh: Kính lễ hết thảy các vị đại Bồ Tát, xin cung thỉnh
các Ngài làm những vị bạn pháp đồng học, chúng con do nương tựa các Ngài mà
được thọ giới Bồ tát. Cúi xin các Ngài thương xót chúng con. (cầu thỉnh ba
lần).

c. Lời khải
bạch
của vị Pháp sư:

Ngưỡng bạch chư
Phật, các vị đại Bồ Tát và các vị Tăng Hiền Thánh trong mười phươngba đời.

Các giới tử
nầy, nay cầu mong con, họ muốn rằng, con phụng hành theo chư Phật và Bồ Tát, để
xin các Ngài trao truyền Tam tụ tịnh giới.

Các giới tử nầy
có khả năng kham lãnh nghĩa lý mầu nhiệm và sâu thẳm ở nơi đại thừa, họ đã có
khả năng phát khởi tín tâm.

Cúi xin các
Ngài thương xót, ban rải cho ba tụ tịnh giới thanh tịnh của hàng Bồ Tát. (tác
bạch
ba lần).

Bạch xong rồi
đứng dậy kính lễ Tam Bảo trong cả ba đời như sau:

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy chư Phật, thuộc quá khứ suốt tận biên cương của thời gian nầy.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy chư Phật, thuộc đời vị lai suốt tận biên cương của thời gian này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy chư Phật, thuộc đời hiện tại, suốt tận biên cương của thời gian
này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy Giáo Pháp tôn quý thuộc quá khứ, suốt tận biên cương của thời gian
này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy Giáo Pháp tôn quý thuộc đời vị lai, suốt tận biên cương của thời
gian
này.

Nhất tâm đãnh
lễ, hết thảy Giáo Pháp thuộc đời hiện tại, suốt tận biên cương của thời gian
này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy Chúng Tăng thuộc quá khứ, suốt tận biên cương của thời gian này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy Chúng Tăng thuộc đời vị lai, suốt tận biên cương của thời gian
này.

Nhất tâm đảnh
lễ
, hết thảy Chúng Tăng thuộc đời hiện tại, suốt tận biên cương của thời gian
này.

Đảnh lễ xong,
giới tử quỳ xuống tác bạch.

“Cúi xin Đại
Đức
thương xót, trao truyền cho chúng con Bồ Tát tịnh giới.” (tác bạch ba lần).

4. Vấn già
tội:

Sau khi nhận
lời tác bạch xong, Pháp sư hỏi giới tử về các già tội. Người cầu thọ Bồ Tát
giới
, nếu không có bảy tội sau đây, thì mới có thể thọ và đắc giới.

– Không từng
làm thân Phật chảy máu.
– Không từng giết
cha.
– Không từng giết
mẹ.
– Không từng giết
Hoà thượng.
– Không từng giết
vị Yết maGiáo thọ.
– Không từng phá
sự hoà hợp của chúng Tăng.
– Không từng giết
hại các Bậc Thánh Nhân.

Sau khi vị Pháp
hỏi từng tội như vậy, thì giới tử phải trả lời một cách như thật là không
từng có những tội ấy, thì mới có thể thọ Bồ Tát giới.

Tuy nhiên, ở
trong Bồ Tát giới Yết Ma văn, còn có quy định một số điều kiện không thể thọ
giới
Bồ Tát như sau:

– Không có lòng
từ
bi và hiểu biết.
– Không biết là
mình có tham.
– Có đại dục.

Tâm không vui.

– Không cung kính
đối với học giới.
– Khinh thường
luật nghi.
– Có tâm đại sân
hận
, không thể nhẫn nhịn.
– Nhác nhớm.

Đam mê ăn ngủ và
ưa đùa giỡn…
– Quá ngu si, tâm
quá muội liệt; phỉ báng Bồ Tát tạng. (Bồ tát giới yết ma văn, Đại Tạng Tân Tu
24, tr 1006).

5. Hướng dẫn
phát Bồ Đề Tâm:

Nếu giới tử
muốn thọ Bồ Tát tịnh giới, thì trước hết phải phát khởi Bồ Đề Tâm.

Tâm Bồ Đề
tâm đại đạo, tâm ấy là tâm ở trên thì cầu mong đạo lý làm Phật, dưới thì phát
khởi
hạnh nguyện nhiếp hóa chúng sanh.

Cầu đạolàm
Phật
, nghĩa là Bồ tát phát khởi tâm không hạn lượng, thừa sự cúng dường ở nơi
một Đức Phật, hai Đức Phậtcho đến trăm ngàn vạn Đức Phật, ấy là thừa sự
cúng dường hết thảy chư Phật trong mười phương vô tận pháp giới, hư không giới,
để mong cầu tất cả trí tuệ, thành tựu vô lượng trăm ngàn pháp môn. Do đó mà
phát Bồ Đề Tâm.

Hạnh nguyện
nhiếp hoá chúng sanh, nghĩa là Bồ tát phát tâm nhiếp hóa hết thảy chúng sanh,
không có hạn lượng trong một thế giới, hai thế giớicho đến mười phương
tận
pháp giới, hư không giới. Do đó mà phát Bồ Đề Tâm.

Phát Bồ Đề Tâm
đúng như vậy, hạnh nguyện đã thiết lập đúng như vậy, mới xứng danh là Bồ Tát.

Pháp sư hỏi:

Nay, quý vị có
khả năng phát khởi tâm Bồ Đề như vậy không?

Giới tử đáp:
Có khả năng phát khởi. (hỏi và đáp ba lần như vậy).

Pháp sư khai
thị tiếp:

Hỡi các giới
tử! Có bao nhiêu công đức thiện căn của hàng Bồ Tát lúc mới phát tâm Bồ Đề,
thời không thể hiểu hết ngằn mé. Vì sao? Vì hàng Bồ Tát không để dòng dõi của
Như Lai bị đoạn mất mà phát tâm và do phát tâm mà thường được sự thương tưởng
của tất cả chư Phật trong ba đời, và chính là cùng dự vào thể tính bình đẳng
của cả hết thảy Chư Phật ba đời.

Cho nên, khi
mới phát tâm, tâm ấy liền trở thành tâm của Bậc Chánh giác, và chính lúc đó hết
thảy Như Lai đồng khen ngợi. Ngay lúc đó là trừ diệt được nỗi khổ của ác đạo;
ngay lúc đó có khả năng làm các cõi Phật thanh tịnhduy trì được dòng dõi
của Phật ở trong một thế giới, rồi sẽ thị hiện thành Phật.

Pháp sư hỏi:

Quý vị có phải
là cầu làm Bồ Tát không?

Giới tử đáp:

Dạ phải.

Tâm Bồ Đề đã
phát khởi chưa?

Dạ đã phát
khởi
. (Hỏi và đáp như vậy ba lần).

Pháp sư khai
thị tiếp:

Hỡi quý vị giới
tử
hãy lắng nghe!

Nay, quý vị
muốn tất cả tịnh giớihọc xứ Bồ Tát từ nơi tôi trao truyền lại, thì đó là:
Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, và Nhiêu ích hữu tình giới

Tất cả tịnh
giới
học xứ như vậy, hết thảy Bồ Tát vị lai sẽ viên mãn, Bồ Tát quá khứ đã
viên mãn, hết thảy Bồ Tát hiện tại đã và đang viên mãn.

Đối với hết
thảy tịnh giới và các học xứ, hết thảy Bồ Tát đã học, sẽ học và đang học.

Pháp sư hỏi:

Quý vị có khả
năng thọ trì không?

Đáp: Có khả
năng thọ trì. (Hỏi và đáp như vậy ba lần).

6. Trao y:

Nếu là Sa di
thọ Bồ Tát giới, thì pháp sư trao y cho họ đắp trước khi tiếp nhận giới.

Pháp sư khai
thị:

Hỡi các giới
tử!

Y nầy là áo
giáp nhẫn nhục, hết thảy Bồ Tát đều mặc để tu tập Lục độ Vạn hạnh, cứu độ quần
sanh
, viên thành chủng trí.

Tôi nay trao
cho quý vị, quý vị hãy đội lên đỉnh đầu để thọ trì.

7. Trao bốn
niềm tin bất hoại:

Hỡi các giới
tử!

Quý vị phải thọ
trì
bốn niềm tin bất hoại, phải một lòng tín thọ và hãy nói theo tôi:

Con nguyện từ
hôm nay cho đến tận biên cương vị lai, đem hết thân mạng về nương tựa Phật,
nương tựa Pháp, nương tựa Tăng và nương tựa Chánh pháp giới. (nói ba lần như
vậy).

8. Hướng dẫn
sám hối:

Pháp sư khai
thị:

Các giới tử đã
nhận lãnh bốn niềm tin bất hoại rồi, bây giờ tiếp đến là phải sám hối tội
nghiệp
trong ba đời.

Nghĩa là từ vô
thỉ cho đến ngày nay, do không biết Tam Bảo, không tin có quả báo Thiện ác, mà
tạo ra tội lỗi vô giánmười nghiệp ác.

Hoặc tạo ra tội
do phá tháp, phá chùa, thiêu đốt kinh tượng, hủy báng Tam Bảo, tạo ra vô lượng,
vô biên tội nhất xiển đề như vậy, ngày nay chúng con đối trước mười phương Tam
Bảo
, chí thành phát lộ sám hối cầu mong Tam Bảo thương xót nguyện đều trừ diệt.

Nếu quý vị
không có khả năng bộc bạch, tôi sẽ vì quý vị mà hướng dẫn, quý vị hãy nói theo
tôi.

Đệ tử chúng
con hoặc thân, khẩu, ý gồm mười tội ác nghiệp, kể từ quá khứ cho đến suốt tận
biên cương vị lai, nguyện vĩnh viễn không còn dấy khởi.

Đệ tử chúng
con hoặc thân, khẩu, ý gồm mười tội ác nghiệp, kể từ hiện tại cho đến suốt tận
biên cương vị lai, nguyện vĩnh viễn không còn dấy khởi.

Đệ tử chúng
con hoặc thân, khẩu, ý gồm mười tội ác nghiệp, từ thuở vị lai, cho đến ngằn mé
của biên cương này, nguyện vĩnh viễn không còn dấy khởi.

Quý vị hãy chú
tâm
sám hối và đọc lên:

“Đệ tử sở tạo
các ác nghiệp,
đều do vô thỉ tham
sân si
.
Từ thân miệng ý
phát sinh ra,
Hết thảy chúng con
xin sám hối”.
Nam Mô Hư Không
Tạng Bồ Tát
ma ha tát.

(đọc ba lần).

9. Hướng dẫn
phát khởi đại nguyện:

Pháp sư huấn
thị:

Hỡi các giới
tử!

Quý vị đã sám hối
như vậy xong, hẳn nhiên ba nghiệp đã thanh tịnh, như bình sạch lưu ly, soi
chiếu từ trong đến ngoài. Tiếp đến quý vị hãy quán chiếu pháp Tứ diệu đế
phát khởi bốn Hoằng thệ nguyện.

Quán chiếu Khổ
đế
, nghĩa là ở nơi vô lượng quả báo thống khổ của hết thảy chúng sanh trong Lục
đạo
, Bồ Tát lấy đó, làm đối tượng quán chiếu mà nguyện nhiếp độ hết thảy chúng
sanh
, thoát khỏi những quả báo thống khổ ấy.

Do đó, Bồ tát
phát nguyện rằng: “Chúng sanh không số lượng thề nguyện đều độ khắp”.

Quán chiếu Tập
đế
, nghĩa là tất cả chúng sanh đã huân tậptích lũy vô lượng tác nhân phiền
não
, vọng tưởng kể từ vô thỉ cho đến ngày nay, và vì do tác nhân này mà chúng
sanh
bị chiêu cảm vô lượng quả báo thống khổ, luân chuyển trong ba cõi không có
kỳ hạn.

Bồ Tát lấy Tập đế,
làm đối tượng quán chiếu mà nguyện nhiếp độ chúng sanh, khiến họ đoạn trừ mọi
chướng nghiệp phiền não.

Do đó, Bồ Tát
phát nguyện rằng: “Phiền não không cùng tận thệ nguyện đều dứt sạch”.

Quán chiếu Đạo
đế
, nghĩa là vì hết thảy chúng sanh do không biết Chánh nhân để tu tập, nhằm
vượt khỏi lưu tục, nên bị luân chuyển trong lục đạo, tự mình không thể an lạc.

Do đó, Bồ Tát
thiết lập vô lượng pháp môn, giáo hoá chúng sanh khiến họ tu học.

Bởi vậy, Bồ Tát
phát nguyện rằng: “Pháp môn không kể xiết, thề nguyện đều tu học”.

Quán chiếu Diệt
đế
, chính là quán chiếu về Niết bàntrạng thái vắng diệt mọi khát ái, chấp
ngã
. Nghĩa là không có đạo nào tối thượng bằng Đạo Tịch Tịnh Niết bàn của Như
Lai
.

Do đó, Bồ Tát
phát nguyện rằng: “Phật đạo không gì hơn, thề nguyện đều viên thành”.

Bốn hoằng thệ
nguyện như vậy là bao gồm hết thảy các nguyện. Nếu không căn cứ vào Bốn đế lý,
phát khởi hạnh nguyện, thì nguyện và hạnh không thích ứng đạo lý

Hỡi các giới
tử!

Nếu có thể biết
năm uẩn đều là không, khổ hay lạc đều là vô ngã, bản chất của chính nó là như
như
, thì hiển nhiên không có Khổ đế để xả, bản tính của hết thảy trần lao phiền
não
đều thanh tịnh, thì không có Tập đế để đoạn trừ. Nếu tà kiến, biên kiến đều
Chánh đạo, Trung đạo, thì không có Đạo đế để tu. Nếu sanh tửNiết bàn thì
không có Diệt đế để có thể chứng đạt.

Công đức của sự
phát tâm, lập hạnh thấu tình, đạt lý như vậy, chỉ có Đức Phật mới là bậc thấu
triệt
.

Còn ví như chưa
minh triệt, thì dù có chí tâm xuất gia mà vẫn còn rơi vào thiên chấp pháp nhỏ,
không tương ứng với Bồ đề tâm, thì trọn không thể chứng đắc đạo quả Vô thượng
Bồ đề
.

Do đó, hỡi các
giới tử! Các người phải phát tâm, thiết lập Bốn hoằng thệ nguyện.

Quý vị hãy tha
thiết chân thật nói lên!

“Chúng sanh
không
số lượng, thề nguyện đều độ khắp.
Phiền não không
cùng tận, thề nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể
xiết, thề nguyện đều tu học.
Phật đạo không gì
hơn, thề nguyện đều viên thành”.
Nam Mô Phổ Hiền
Vương Bồ Tát ma ha tát. (Ba lần).

10. Tác pháp
yết ma:

Pháp sư huấn
thị:

Hỡi các giới
tử!

Nay, quý vị đã
phát thệ nguyện rồi, tôi sẽ vì quý vị mà khởi thỉnh Tam Bảo chứng minh thọ
giới
, quý vị hãy nhất tâm khéo nghe khởi ý trong lắng suy nghĩ.

Quý vị phải
biết rằng, lần tác bạch thứ nhất xong, thì giới pháp nhiệm mầu tuyệt vời, ở
trong mười phương thế giới, do năng lực tác động của tâm mà đều chấn động.

Lần tác bạch
thứ hai xong, thì giới pháp mầu nhiệm tuyệt vời ở trong mười phương thế giới,
quần tụ như bảo cái, như mây lành ngưng tụ lại trên cửa ngõ chân lông ở trên đỉnh
đầu của quý vị.

Và lần tác bạch
thứ ba xong, thì giới pháp mầu nhiệm tuyệt vời ở trong mười phương thế giới đã
tụ lại nơi cửa ngõ chân lông trên đỉnh đầu quý vị chảy vào thân tâm, làm sung
mãn
chánh báo của quý vị cho đến tận biên cương vị lai, vĩnh viễn quý vị đã làm
dòng dõi của Phật.

Đây là giới thể
vô tác, là pháp của đạo vô lậu, chúng cảm thành là do thiện tâm thù thắng của
quý
vị. Do đó, quý vị phải chí thànhlãnh thọ.

Tác pháp:

Pháp sư quỳ
trước Tam Bảo tác bạch:

Ngưỡng bạch chư
Phật, Bồ Tát trong hết thảy thế giới, khắp hết mười phương vô biên, không có
ngằn mé.

Nay trong đây,
hiện có các giới tử cầu thọ Bồ Tát giới tên là …

Nay, quý vị
nương theo con… để cầu thọ Bồ Tát giới, cho nên họ đã ba lần nói lên lời cầu
thọ
Bồ Tát giới.

Nay, con sẽ vì
họ chứng nhận để tác pháp.

Cúi xin hết
thảy chư Phật, Bồ Tát trong các thế giới khắp cả mười phương, vô biên không có
ngằn mé, và các Bậc Hiền Thánh chân thật đệ nhất ở khắp hết thảy không gian,
thời gian, dù các Ngài hiện có mặt hay không có mặt, và hết thảy các loài hữu
tình
đều đã có giác ngộ hiện tại, xin các Ngài hãy đến đến đây, vì những người
cầu thọ Bồ Tát nầy, tên là… để cùng làm vị chứng minh trong lúc tác pháp. (Tác
bạch
ba lần). 

Pháp sư huấn
thị:

Hỡi các giới
tử!

Từ hồi nãy đến giờ,
do đối trước Chư Phật, Bồ Tát đã ba lần tác bạch yết ma xong.

Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni
đã ở trong Thánh chúng và nói lên lời rằng: “Hỡi Đại chúng! Ở nước
Việt Nam
nơi thế giới Ta Bà này, có Bồ Tát tên là… nương theo trí giả tên là… cầu thọ Bồ
Tát giới
.

Họ không có
thầy, vì thương xót những người đang ở đây mà tôi đang và sẽ làm thầy của họ”.

Bây giờ, các
Đức Như Lai, trong mười phương đối với quý vị, các Ngài đều nghĩ là con, các
Bậc đại địa Bồ Tát đối với quý vị, các Ngài đều nghĩ là em và các Ngài đều
thương xótnâng đỡ, khiến quý vị từ khi thọ giới xong, công đức tăng trưởng,
thiện căn không mất, chánh niệm an trú tinh chuyên, kiên trì không huỷ phạm,
giới thể đầy đủ cho đến khi chứng quả Vô Thượng Bồ Đề, không có thối chuyển.

Quý vị sẽ thành
tựu
thân ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hết thảy diệu dụng của thần
thông
, các loại trí tuệ, vô lượng thảy đều tu họcthành tựu một cách đầy đủ.

Quý vị rồi sẽ
vân du qua mười phương cõi, hóa độ vô lượng chúng sanh tâm không hề mỏi mệt.

11. Trao
mười giới tướng:

Pháp sư huấn
thị:

Hỡi các giới tử
hãy lắng nghe!

Bồ Tátmười
giới
ở trong kho tàng vô tận, nếu sau khi đã thọ giới mà phạm, thì không còn là
Bồ Tát, mất bốn mươi hai pháp của Hiền Thánh.

Vậy, quý vị hãy
vâng lãnh mười giới tướng.

1- Hỡi các giới
tử! Kể từ thân này cho đến khi thành tựu thân Phật, trong suốt khoảng thời gian
đó không được cố ý giết hại.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

2- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân phật, suốt khoảng thời gian đó không
được cố ý trộm cắp.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

3- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, trong suốt khoảng thời gian đó
không được cố ý dâm dục.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

4- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, trong suốt khoảng thời gian đó
không được cố ý nói dối.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

5- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật suốt trong khoảng thời gian đó
không được cố ý nấu rượu.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

6- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, suốt trong khoảng thời gian đó
không được nói lên lầm lỗi của hàng xuất giatại gia.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

7- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, suốt trong khoảng thời gian đó
không được có ý khen mình mà hủy báng người.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

8- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, suốt trong khoảng thời gian đó
không được cố ý tham tiếc.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

9- Hỡi giới tử!
Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, trong suốt khoảng thời gian đó
không được cố ý sân hận.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp: –
Dạ được.

10- Hỡi giới
tử! Kể từ thân này, cho đến khi thành tựu thân Phật, trong suốt khoảng thời
gian
đó không được cố ý phỉ báng Tam Bảo.

Quý vị có thể
thọ trì được không?

Giới tử đáp:-Dạ
được.

12. Huấn thị
sau cùng và hồi hướng:

Hỡi các giới
tử!

Quý vị đã thọ
mười giới vô tận, hiển nhiên quý vị sẽ vượt hẳn bốn thứ ma, siêu xuất những khổ
đau trong ba cõi. Và đối với quý vị từ đời này qua đời khác, giới pháp này
không thể mất, nó thường tồn tại với quý vị, cho đến khi quý vị thành
Phật

Quý vị phải
biết rằng! Lãnh thọ giới pháp của Bồ Tát là như vậy, còn so với tất cả các giới
đã lãnh thọ trước đó, thì Bồ Tát tịnh giớitối thắng, là tối thượng là kho
tàng công đức vĩ đại, vô lượng, vô biên, là tối thượng đệ nhất, là chỗ thân
thích
của tâm ý tối thắng.

Ví dụ, tất cả
Biệt giải thoát luật nghi, phát khởi năng lực rộng lớn để trừ diệt tất cả hành
vi
ác đối với hất thảy hữu tình, thì không bằng một phần trong năm phần, cho
đến
không bằng một phần trong toán số thí dụ so với Bồ Tát giới luật nghi.

Hỡi các giới
tử!

Quý vị đã thọ
Bồ Tát giới, thì nay mỗi nửa tháng, phải tụng Bồ Tát giới, đúng như sự quy định
của luật không được bỏ quên.

Do đó, đức
Thích Ca Mâu Ni dạy trong Kinh Phạm Võng rằng: “Nếu người thọ trì Bồ Tát giới
không tụng giới này, là không phải Bồ Tát, là không phải dòng dõi của Phật”.

Lại nữa, không
học Phật giới là bị tội. Do đó, tôi nay phó chúc cho quý vị với tâm niệm tốt
đẹp
như vậy, để quý vị hộ trì và sanh lòng kính trọng sâu xa, không được khinh
thường.

Vậy, quý vị
phải y lời giáo huấnphụng hành.

Hỡi quý vị giới
tử!

Nay, quý vị hãy
đem công đức thọ giới này hướng về cõi phương Tây Tịnh Độ, như Ngài Thiện Tài
Đồng Tử
đã từng học khắp tất cả các bậc có hiểu biếtthành tựu tất cả các
pháp môn, về sau lại gặp Bồ Tát Phổ Hiền giáo huấn, phát khởi mười hạnh nguyện
về phương Tây Tịnh Độ thân cận đức A Di Đàviên thành đạo quả.

Vì sao? Vì hết
thảy Bồ Tát phải qua vô lượng, vô số kiếp tu tập Lục độ vạn hạnh, kỳ hạn sau
cùng là thành tựu pháp thân của Phật A Di Đàcõi Tịnh Độ. Và chính đó cũng là
Phật pháp thân của Phật mười phương, đã là pháp thân thì luôn luôn an trú ở cõi
Tịch Quang Tịnh Độ.

Tuy nhiên, pháp
thân
đó không ngoài tự tâm của quý vị, chính tâm của quý vị là tự tánh của tịnh
độ
và cũng là Phật A Di Đà. Hồi hướng tự tánh tịnh độ như vậy, mới là sự hồi
hướng
chân thật.

Sau phần huấn
thị này, thì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà và các Thánh chúng, rồi hồi hướng
theo nghi thức thường của thiền môn.

Như vậy, cách
thọ và đắc Bồ Tát giới từ vị Pháp sư đã hoàn tất. (Cách thọ và đắc Bồ tát giới
nầy tham khảo ở các kinh như: -Bồ tát nội giới kinh, Đại chính 24, tr1047; Ưu
bà tắt giới kinh, Đại chính 24, tr 1047; Bồ tát giới yết ma văn, Đại chính 24,
tr1106; Đại bát nhã kinh, Đại chính 7, tr1023; và khoa nghi đầy đủ nhất là ở
Hoằng giới đại học chi thơ, tạng bản chùa Viên Thông-Huế, khắc Thành Thái thứ
7).

Tự thọ:

Nghĩa là sau
khi Đức Phật và các vị Bồ Tát đã diệt độ, khoảng trong một ngàn dặm hoàn toàn
không có pháp sư, người cầu thọ Bồ Tát giới muốn đắc giới, thì tự mình quỳ
xuống trước hình tượng của chư Phật hoặc Bồ Tát, chấp tay cung kính phát thệ để
thọ giới.

Vị đó quỳ xuống
chấp tay bạch như thế này:

“Ngưỡng bạch
thập phương Chư Phật và Bồ Tát, con tên là… pháp danh là…

Nay, chúng con
ở nơi thập phương của chư Phật và Bồ Tát, thề nguyện thọ trì tất cả học xứ của
Bồ Tát, thệ nguyện thọ tất cả tịnh giới của Bồ Tát. Nghĩa là thọ đủ Nhiếp luật
nghi giới
, Nhiếp thiện pháp giớiNhiêu ích hữu tình giới.

Tất cả tịnh
giới
học xứ như vậy, hết thảy Bồ Tát trong quá khứ đã viên mãn, hết thảy các
Bồ Tát vị lai sẽ viên mãn, hết thảy các vị Bồ tát hiện tại trong mười phương đã
và đang viên mãn.

Tất cả tịnh
giới
học xứ ấy, hết thảy Bồ tát quá khứ đã học, hết thảy Bồ Tát vị lai sẽ
học, hết thảy Bồ Tát hiện tại đã và đang học.

Vị cầu thọ giới
Bồ tát giới phải tác bạch ba lần như vậy. (Theo Bồ tát Anh lạc bản nghiệp kinh
Đại chính 24, tr 1020; và Bồ tát yết ma văn, Đại chính 24, tr 1106; Du già sư
địa luận
141, Đại chính 30, tr 521; Bồ tát địa trì 5, Đại chính 30, tr 917).

Ở phần tự thọ
này, thì Kinh Phạm VõngPhạm Võng thuật ký dạy rằng: “Nếu là tự thọ thì
trước hết là phải sám hối, lấy giới hạn chủ yếu là thấy được tướng hảo của chư
Phật hoặc Bồ Tát, nếu không thấy được tướng hảo của các Ngài thì không thể đắc
giới”.

Kinh còn nói:
“Sau khi đức Phật diệt độ, những người có tâm tốt muốn thọ Bồ Tát giới, thì ở
trước tượng của đức Phật tự phát nguyện để thọ giới.

Phải sám hối
bảy ngày trước hình tượng của Đức Phật, hễ thấy được tướng hảo của Ngài thì đắc
giới
. Nếu trong bảy ngày mà không thấy được tướng hảo của Ngài, thì phải sám
hối
tiếp, phát nguyện từ một tuần, hai tuần, ba tuần cho đến một năm, chủ yếu
là phải nhìn thấy rõ tướng hảo của Phật, thì mới ở trước hình tượng của Đức
Phật
để tự thọ.

Nếu trong lúc
sám hối mà không thấy rõ tướng hảo của đức PhậtBồ Tát, thì vấn đề tự thọ là
không thể đắc giới” (Phạm võng kinh, Đại chính 24, tr 1006; Phạm võng thuật ký,
Đại chính 85, tr 728).

Như vậy, thọ và
đắc giới có ba cách như đã nói ở trên, thì cách thọ và đắc giới từ chư Phật và
Bồ Tát một cách trực tiếp là cách thọ và đắc giới thù thắng, rất tối thượng.

Cách thọ và đắc
giới
qua trung gian Vị Pháp sưđắc giới bậc trung, và cách tự thọ trước hình
tượng
của đức Phật hoặc Bồ Tát là cách đắc thọ bậc hạ.

Tuy nhiên, ngày
nay thọ Bồ Tát giới qua trung gian vị Pháp sư là cách thọ và đắc giới phổ biến
và rất dễ thành tựu giới thể so với hai cách thọ kia.

Sự tác thành
giới thể cho một người cầu thọ Bồ Tát giới vô cùng khó khăn, nhưng giới thể
thể bị rơi mất qua hai trường hợp sau đây:

Trường hợp một:
thọ giả phạm một cách nghiêm trọng vào các giới tướng về Ba La Di của Bồ
Tát
.

Trường hợp nầy,
đức Phật đã nói trong Kinh Phạm võng như sau: 

“Hỡi những
người học đạo thông minh! Mười ba la đề mộc xoa như vậy. Cần phải học tập,
không nên phạm vào mảy may như đầu hạt bụi, chứ đừng nói phạm đầy đủ cả mười.

Nếu ai có phạm,
thì thân hiện tại, Bồ đề tâm không thể phát triển được. Người đó cũng mất phẩm
vị Quốc Vương, Chuyển Luân Vương, Tỷ khưu, Tỷ khưu ni, cũng mất luôn các phẩm
vị thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, thập Kim Cang, Thập địaquả vị mầu
nhiệm
của Phật tính thường trú, hết thảy đều ẩn mất, sa vào trong ba đường ác,
hai kiếp, ba kiếp không nghe được từ ngữ cha mẹ hay danh hiệu Phật, Pháp, Tăng.
Vì lẽ đó mà mỗi một không nên phạm”. (Phạm võng kinh, Đại chính 24, tr 1005).

Tường hợp hai:
hành giả xả bỏ đại nguyện đối với đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng, Chánh Giác.
Nói cách khác, vị ấy đã thối mất Bồ Đề Tâm và đã tự mình tuyên bố xả bỏ.

Một hành giả
vừa thọ Tỷ khưu và cả Bồ Tát giới, nếu xả bỏ Bồ Tát giới, thì có ảnh hưởng
đến Tỷ Khưu giới không?

Nếu do thối
thất Bồ Đề Tâm mà xả bỏ Bồ Tát giới, thì chỉ mất Bồ Tát giới mà không mất Tỷ
khưu giới.

Nếu phạm vào
căn bản giới của Tỳ khưu, thì không những mất giới Tỷ khưu mà giới Bồ tát cũng
mất luôn.

Nếu phạm vào
một trong sáu trọng giới ở phần sau của Bồ Tát Giới Phạm Võng, thì chỉ mất giới
Bồ tát mà không mất giới Tỷ khưu.

Nếu khi thân
hoại mạng chung, thì giới tỷ khưu tự xả mà Bồ Tát giới không mất, vì Bồ Tát
giới
tồn tại theo tâm, chứ không phải tồn tại theo thân.

Các trường hợp
vừa thọ giới Tỷ khưu ni, Thức xoa, Sa di, Cận sự, Cận trú vừa thọ giới Bồ Tát
thì sự đắc, thất chuẩn theo sự giải thích ở trên mà nghiệm biết. (Du già sư địa
luận
40, Đại chính 30, tr 515; Phạm võng kinh thuật ký, Đại chính 85, tr 730).

Đối với Bồ Tát
giới
, sự thối thất Bồ Đề tâm là quan trọng hơn cả phạm vào Ba La Di. Vì phạm
vào Ba La di chỉ làm cho Bồ Đề Tâm bị chướng ngại, không phát triển được liên
tục
ngay trong đời hiện tại, nhưng không bị rơi vào thiên chấp tà kiến.

Còn thối thất
Bồ Đề Tâm nguyện, thì vĩnh viễn không còn tu tập để chứng đắc đạo quả Vô Thượng
Bồ Đề
. Ấy mới biết Bồ Đề Tâm nguyện, đối với Bồ tát giớihệ trọng đến mức
nào? Hệ trọng đến nỗi Kinh Đại Bát Nhã đã nói về điều này một cách trịnh trọng
như sau:

“Nếu các vị Bồ
Tát xuất gia
thọ trì tịnh giới mà không hồi hướng đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề,
thì các vị Bồ Tát kia chắc chắn không thành tựu Bồ Tát tịnh giới.

Như vậy, họ chỉ
là hư danh, hoàn toàn không có nghĩa lý chân thật.

Nên biết, hạng
ấy không phải là Bồ tát”. (Đại bát nhã kinh 584, Đại chính 7, tr 1020).

Vậy, những ai
thọ và đắc Bồ Tát giới, thì phải giữ Bồ đề Tâm nguyện như giữ con mắt, như giữ
hơi thở, như giữ tủy não của mình.

T.T.H.