Thế Gian Cái Gì Là Qúy Nhất

0
17

THẾ GIAN CÁI GÌ LÀ QUÝ NHẤT
Thích Đạt Ma Phổ Giác

Lòng tham bắt
rễ từ sự mong muốn có được của mỗi con người. Nó là một nhu cầu thực tế bởi do
nghiệp duyên quá khứ ràng buộc nên ta mới được sinh ra trên cõi đời này. Nghiệp
thì có tốt, có xấu chứ không một chiều như nhiều người lầm tưởng. Một em bé vừa
chào đời cất tiếng khóc oa oa vì muốn có sữa mẹ, khi nó đói khát thì khóc lên
đòi vú mẹ, một thời gian sau nó còn biết nắm bầu vú bên kia để thỏa mãn sự muốn
có của mình.

Sự mong
muốn của em bé được người mẹ đáp ứng bởi sự khao khát sống. Người mẹ sẽ tìm
cách
nhét đầu vú vào miệng con khi nghe nó khóc. Vậy mẹ cho con bú là nguyên lý
tương quan tương duyên của nhân quả tiếp nối nhau bởi “cái tôi” và “của tôi”.
Đó chính là sự vận hành cuộc sống đổi thay theo thời gian bởi lòng tham muốn
quá đáng và sự si mê luyến ái của con người.

Sự tham
lam
của con người luôn luôn tiềm ẩn bên trong chúng ta và nó sẽ xuất hiện mạnh
khi có nhu cầu cần thiết. Và sự tham lam đó xảy ra bằng năm điều kiện thực tế
trong cuộc sống là tiền bạc-của cải vật chất, quyền uy thế lực, sắc dục, ăn
ngon
mặc ấm và ngủ nghỉ thoải mái. Thế giới con người chúng ta hiện nay tranh
giành
, giết hại lẫn nhau cũng vì những nhu cầu cần thiết trên.

Sự giàu
của chúng ta trước tiên là được ăn sung mặc sướng, muốn gì được đó, được mọi
người
tôn trọng, khen ngợi và được nhiều người phục tùng. Người giàu có được
hưởng quyền cao chức trọng nếu không tin sâu nhân quả thì sẽ càng tham lam hơn vì
họ có nhiều cơ hội để làm giàu nhờ uy tínđịa vị của mình.

Sự tham lam về quyền lực thì khác với tính chất tham lam về tiền
bạc, của cải vật chất. Có tiền bạc, có sắc đẹp thì con người ta hướng đến danh
vọng
quyền lực, nó có cái thú vị là được sai khiến nhiều người và người khác
phải phục tùng mình. Nó sẽ tạo ra cảm hứng khi được ăn trên ngồi trước, có kẻ
hầu người hạ.

Sự tham lam về sắc dục, sự giàu có về của cải vật chất hay đạt
được
danh vọng đỉnh cao của quyền lực là sự khao khát của người đời. Họ gọi đó là
giàu có, sang trọng, nhưng chưa chắc họ có được sự bình yên, hạnh phúc trong lòng.
Đúng như thế, người giàu sang khó có thể sống an lành vì toan tính đủ thứ để
làm sao gìn giữ cho được trọn vẹn tài sản của mình nên rất khó mà ngủ ngon
giấc. Người giàu sangquyền uy thế lực khi muốn lên giường nằm nghỉ thì thường
lo toan làm sao giữ được tiền bạc và địa vị mà mình đang nắm giữ. Sự tham muốn
quyền lực khiến chúng ta lo lắng, bất an vì sợ có nhiều kẻ thù và những người
tài giỏi hơn mình tước đoạt. 

Chính vì thế, những người càng giàu có thì càng cứ đi xem bói
tướng số để tìm cách giữ gìn quyền lực cùng sự giàu có được lâu dài cho con
cháu mai sau. Nhờ vậy, những người làm nghề bói toán dễ hốt bạc vì sự mê tín
sợ hãi của con người. Người giàu lo sợ mất mát, người nghèo cầu mong thay đổi
cuộc đời mà họ không biết tất cả đều do nhân quả tốt xấu nhiều đời chiêu cảm
khi đủ nhân duyên.

Người đời làm nghề bói toán thì không đáng trách. Ngược lại, người
xuất gia mà làm nghề bói toán thì vô tình phỉ báng Phật pháp, phá hủy đạo lý
nhân-duyên-quả của thế giới muôn loài vật. Sự thật thì rất đau buồn bởi con sâu
làm rầu nồi canh. Nếu chúng ta cứ tham lam vơ vét của nhiều người mà không biết
cách gieo trồng phước mới thì sẽ gánh lấy hậu quả đau thương, gia đình đổ vỡ,
con cái chia lìa và rơi vào vòng tù tội khi họa đến.

Ngày nay, nhân loại đang trong
cơn băng hoại và suy thoái đạo đức trước sự cám dỗ của nền văn minh vật chất
hiện đại. Đã đến lúc mọi người trên thế gian này cần phải tin sâu nhân quả,
quay lại chính mình để ứng dụng lời Phật dạy. Đây là con đường duy nhất để nhân
loại
cùng kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống bằng trái tim hiểu biết với tấm
lòng vô ngã, vị tha.

Chúng ta thử chiêm nghiệm xem trên thế
gian
này cái gì là quý nhất. Có người cho rằng các loại ngọc và vàng bạc là quý
vì nó đã ở trong lòng đất với thời gian dài cả tỷ tỷ năm do sự kết tinh của môi
trường đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, vàng bạc gọi là kim loại quý.

Có ba
người đang tranh cãi quyết liệt về vấn đề cái gì quý nhất trên đời. Bạn A thì
nói trên đời này không có gì quý bằng lúa gạo. Mọi người sống được là nhờ có
lúa gạo. Bạn B lại nói vàng mới là vật quý nhất trên đời, khi có vàng sẽ mua
được nhiều lúa gạo. Bạn C lại khẳng định thì giờquý báu nhất nên mới có câu
“thì giờ là vàng ngọc”, nếu khôngthời gian lấy gì ta làm ra lúa gạo và đãi
cát thành vàng. Cuộc tranh cãi cứ thế kéo dài, ba người đó đều cho mình là đúng
nên chẳng ai chịu thua ai. Cuối cùng, ba người phải nhờ một người lớn tuổi có
chiều sâu tâm linh để giải quyết xem ai đúng, ai sai.

Người
lớn tuổi nói nếu luận về đúng sai thì ba người đều đúng cả, nhưng chỉ đúng có
một khía cạnh. Như có năm người mù cùng sờ con voi, người sờ trúng cái chân thì
nói con voi giống cây cột nhà, người sờ trúng cái vòi thì nói con voi giống
chiếc chiếu cuốn tròn, người sờ trúng cái bụng thì nói con voi giống như bức
tường thành rộng lớn, người sờ trúng lỗ tai thì nói con voi giống cái quạt để
quạt mát, người sờ trúng cái đuôi thì nói con voi giống như cây chổi. Năm người
mù đều nói đúng, nhưng chỉ nói đúng một phần của con voi mà thôi.

Chúng ta
trở lại câu chuyện “cái gì quý nhất trên đời”. Với ý kiến cho rằng lúa gạo là
quý thì không sai chút nào, nếu không có lúa gạo thì lấy gì con người ăn để mà
sống làm việc và tồn tại vì nó là lương thực chính cần thiết cho tất cả mọi
người
. Vàng là vật quý hiếm được kết tinh cả hằng tỷ tỷ năm qua sự hấp thu của
lòng đất, chính vì vậy nó có thể mua được nhiều lúa gạo và làm đồ trang sức,
của hồi môn. Nhưng thời gian cứ mỗi ngày lặng lẽ trôi qua mà không bao giờ quay
ngược trở lại nên nó càng quý hơn, con người nhờ có thời gian 60 năm cuộc đời
nên làm được nhiều việc có ích cho đời, vì vậy có câu “chớ để thời gian trôi
qua
vô ích”.

Người
lớn tuổi mĩm cười rồi nhẹ nhàng bảo:

“Ba người
nói đều đúng cả nhưng chỉ đúng ở khía cạnh nhất định của nó. Lúa gạo rất quý,
người nông dân phải đầu đội trời, chân đạp đất, bán mình cho nắng mưa vất vả,
nhọc nhằn mới làm ra được để nuôi sống chúng ta, thiếu nó con người khó tồn
tại
.

Vàng quý
hiếm nên con người mới đào đãi tìm kiếm khó khăn, khi có được dùng để trang sức
làm đẹp hoặc mua các nhu cầu cần thiết để phục vụ cho nhân loại. Nhưng nếu
chúng ta lỡ đi trong sa mạc khi hết lương thực thì vàng lúc này cũng trở thành
vô nghĩa.

Thời
gian
cũng rất quý vì nó không quay ngược trở lại, nếu chúng ta không biết tranh
thủ
tận dụng để làm việc lợi ích cho gia đìnhxã hội thì ta sẽ đánh mất giá
trị
trong cuộc sống mà làm tổn hại chung cho nhân loại.

Tất cả
chúng ta cần phải có sự hiểu biết chân chínhcon người mới thật sự là điều quý
giá nhất trên đời này. Vì có con người là có tất cả, nếu con người luôn biết
siêng năng, cần cù trong lao động sản xuất thì sẽ làm ra được nhiều lúa gạo, sẽ
khai thác, đào mỏ, luyện vàng. Nếu khôngcon người biết tranh thủ, tận dụng
thời gian để làm những việc có ích nhằm phục vụ cho nhân loại được an vui, hạnh
phúc
thì thời gian cũng trôi qua một cách vô nghĩa.

Vì thế,
chúng ta ngay bây giờ phải cố gắng siêng năng, chăm chỉ học hành để nâng cao
trình độ hiểu biết và sau này hãy chọn cho mình một việc làm thích hợp tùy theo
khả năng để làm tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân và dấn
thân đóng góp, phục vụ tốt cho xã hội.”

Như
chúng ta đã biết, ai cũng có đôi bàn tay khéo léo để làm đủ mọi thứ công việc
nhờ nhận thức sáng suốt. Khi còn nhỏ, chúng ta có đôi bàn tay giúp mình học
viết chữ, giúp mình ăn uống, tắm rửa, giặt giũ và làm tất cả các công việc khác
để duy trì cuộc sống hiện tại. Chúng ta có đôi bàn tay biết vận dụng từ khối óc
minh mẫn, ta sẽ từng bước nâng cao được trình độ hiểu biết để sau này dùng đôi
bàn tay với trái tim hiểu biết mà dấn thân đóng góp, phục vụ xã hội bằng tình
người trong cuộc sống.

Chúng ta
có đôi chân mạnh mẽ để gánh chịu toàn thân nhằm giúp thân này làm các việc có
ích cho xã hội. Đôi chân luôn giúp chúng ta đi xa ngàn dặm, trèo non lội suối. Dù
đường đời có chông gai, hiểm trở thì đôi chân này vẫn luôn tiến bước không
ngừng nghỉ cho đến khi già-chết mới thôi. Đôi chân có nhiệm vụ gánh đỡ toàn
thân
để giữ cân bằng, giúp chúng ta di chuyển hoạt động, làm việc một cách dễ
dàng, thoải mái.

Con
người
chúng ta với tình yêu thương nhân loại cùng công ơn sâu dày của cha mẹ đã
lao tâm nhọc sức sinh thành dưỡng dục, mang nặng đẻ đau, hy sinh chịu đựng vất
vả
nhọc nhằn để nuôi chúng ta khôn lớn trưởng thành nên các em nhỏ ngay từ khi
còn học nơi ghế nhà trường hãy luôn chăm chỉ, siêng năng cố gắng học hành cho
tới nơi tới chốn. Chúng ta học để làm người, để làm tròn bổn phận đối với gia
đình
người thân và học để được phục vụ nhân loại.

Lúa gạo,
vàng bạc, thời gian không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại. Nhưng dù có lúa
gạo, có vàng bạc, có thời gianchúng ta không biết nhìn lại chính mình, thờ
ơ
với chính mình mà không biết mình là gì thì thật tội nghiệp cho ta quá chừng!
Chính chúng ta là chủ nhân ông của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng
phước, mình làm ác chịu khổ đau và chúng ta có thể thay đổi từ ý nghĩ xấu, lời
nói
ác, hành động bất lương thành ba nghiệp được thanh tịnh, trong sáng. Phật
dạy tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này luôn có sự tương quan mật
thiết
với nhau, nương nhờ nhau mà bảo tồn sự sống. Cho nên, chúng ta phải có
trách nhiệm kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống bằng trái tim hiểu biết với tấm
lòng vô ngã, vị tha.

Trong
bầu vũ tru bao la này, trên là trời, dưới là đất, song hành với chúng ta gồm có
5 loài cùng chung ở. Chúng ta thấy rõ nhất là con người và các loài súc sinh.
Đất giúp con người có sự sống nhờ ta biết cách nuôi trồng các loại hoa màu để
dưỡng nuôi nhân loại tồn tại bằng đôi bàn tay và khối óc. Trời bao gồm mây mưa,
mặt trăng, mặt trời, các sóng điện để giúp con người đủ điều kiện sống trong
thế gian này. Trời và đất không có cái hiểu biết, ngược lại con ngườitri
giác
, có hiểu biết, có suy nghĩ, có quán chiếu. Chính vì vậy, con người
trọng tâm của trời đất, là vật tối linh của muôn loài nhờ biết phân biệt đúng
sai, tốt xấu.

Lâu nay
chúng ta hầu như ai cũng coi trọng trời đất nhưng lại coi thường chính mình, đó
chính là sai lầm lớn nhất của con người. Ta sợ trời phạt, mong trời thương nên
làm cái gì ta cũng làm lễ tế trời bằng cô gái đồng trinh và vô số các loài vật
khác. Ta cầu cúng thần đất ủng hộ cho mình được có nhiều của cải, tài sản mà ta
không chịu siêng năng làm việc và dấn thân đóng góp vì lợi ích chung, không
chịu mở lòng giúp đỡ sẻ chia khi cần thiết.

Trời đất
là vật vô tri không có sự hiểu biết, con ngườisuy nghĩ nên biết phân biệt
tốt xấu, đúng sai. Chính vì vậy, con người là quan trọng hơn hết, không có con
người
thế gian này trở thành vô nghĩa và không có giá trị thiết thực trong cộng
đồng
xã hội.

Trong
mỗi người chúng ta ai cũng có trái tim hiểu biết, trái tim này luôn bao dung độ
lượng
muôn loài vật mà tạo nên sự hài hòa trong cuộc sống. Nếu ta có nhiều lúa
gạo, vàng bạc mà không biết sử dụng thời gian đúng nhu cầu và không có con
người
này thì mọi thứ không còn giá trị gì hết. Lúa gạo là nhu cầu cần thiết
trong cuộc sống, nó luôn giúp con người được no đủ mà không sợ đói kém. Vàng
nếu so sánh với lúa gạo thì hơn nhưng giá trị thực tế cho con người thì không
bằng. Trong sa mạc hoang vắng, đói khát không có vàng ta vẫn sống bình thường, nhưng
không có gạo ăn ta sẽ chết đói. Vậy mà nhân loại cứ cho cái gì quý hiếm là giá
trị
bởi những nhận định chủ quan.

Chúng ta
hãy thử làm một bài toán so sánh giá trị thiết thực. Vàng có thể nuôi sống con
người
hằng ngày hay không? Nhiều người nói rằng nhờ có vàng mới mua được lúa
gạo. Về giá trị giao dịch cân bằng các sản phẩm nuôi sống nhân loại người ta
sắp đặt theo giá trị quý hiếm, nhưng trên thực tế lại không có nhu cầu chánh
đáng
. Những gì cần thiết cho sự sống đáng lẽ phải có giá trị hơn vì nó có tác
dụng
nuôi sống chúng ta hằng ngày, nhưng ta lại liệt nó vào diện thấp kém để
rồi con người phải lệ thuộc vào các thứ phù phiếm, xa hoa nên phải chịu nhọc
nhằn, lao khổ hoài.

Như nước
là nhu cầu cần thiết cho con người dùng để tắm rửa, giặt giũ, nấu nướng, tiêu
dùng
hằng ngày; có nước đầy đủ giúp cây cối xanh tươi tạo ra hoa màu, thực
phẩm
, nuôi dưỡng cây hấp thu dưỡng khí che mát cho con người; nếu thiếu nước cả
con người và cây đều sẽ chết, vậy mà ít có ai quan tâm tới. Các nhà doanh
nghiệp vì lợi ích của riêng mình mà xả thải các chất độc làm ô nhiễm môi trường
nước trầm trọng gây thiệt hại cho con người và tất cả muôn loài. Không khí là
nhu cầu cần thiết để bảo đảm sự sống, thiếu nó vài phút chúng ta sẽ chết ngay.
Lúa gạo, nước, không khí so với vàng cái nào quý hơn? Chắc chắn ai cũng nói
vàng quý hơn, đó là cái thấy sai lầm nghiêm trọng mà ít ai thấu rõ được điều
này.

Con
người
đã tạo ra một sự mâu thuẫn quá lớn, những cái cần thiết giúp ích cho nhân
loại
mỗi ngày để bảo tồn sự sống thì ta lại lãng quên, coi thường nó. Bây giờ
chúng ta thử so sánh giữa vàng và sắt xem cái nào giá trị thiết thực hơn? Ai
cũng nói vàng giá trị hơn, vàng tính thành tiền thì đương nhiên mắc hơn sắt,
nhưng lợi ích thiết thực trong đời sống hằng ngày cho con người lại chính là
sắt. Trong cơ thể con người rất cần chất sắt vì nó là yếu tố quan trọng để tạo
thành máu đỏ, do đó trong con người nếu thiếu máu thì sẽ chết nhưng nếu thiếu
chất vàng thì cũng không sao. Đó là giá trị của chất sắt trong con người. Ngoài
ra
, sắt còn đáp ứng nhu cầu sống cho con người tiện lợi về nhiều mặt như xây
dựng
nhà cửa, cầu cống, xe cộ giúp con người có chỗ ăn ở, nghỉ ngơi, đi lại dễ
dàng, tiết kiệm được thời giantiện lợi trong việc phục vụ cho số đông quần
chúng
.

Những gì
cần thiết cho con người thì chúng ta lại thờ ơ, lãng quên, ít quan tâm tới nên
ta chịu chấp nhận sống chung với ô nhiễm, sống chung với bệnh, sống chung với
những con người cực đoan đang dần hồi hủy diệt thiên nhiên một cách nghiêm
trọng
. Người nông dân phải cực khổ, vất vả, nhọc nhằn “một nắng hai mưa, chân
lấm tay bùn” để tạo ra những hạt gạo thần tiên giúp nhân loại no đủ mỗi ngày.
Vậy mà nó bị con người đánh giávật chất kém giá trị nhất trong các nhu cầu
cần thiết để phục vụ sự sống cho nhân loại

Chúng ta
cần phải có một cuộc hội thảo về vấn đề này để tìm ra giải pháp chính đáng phù
hợp
với cuộc sống con người. Nhiều người cứ nghĩ những gì quý hiếm là những gì
đắt tiền mà bỏ quên giá trị thiết thực trong cuộc sống. Lúa gạo tuy cần thiết, vàng-ngọc
tuy quý hiếm, thời gian có thể giúp cho con người làm được nhiều việc lợi ích
cần thiết, nhưng nước và không khí lại quan trọng hơn vì thiếu nó con người sẽ
chết.

Tuy
nhiên
, tất cả những sở hữu vật chất đó chỉ nhằm để phục vụ an sinh đời sống cho
con người, chính con người mới là quan trọng. Chúng ta phải điều hòa những nhu
cầu đó như thế nào để nhân loại được tồn tại. Để duy trì đời sống con người
được tốt đẹp thì mỗi cá nhân là một nhân tố tích cực trong công cuộc phát triển
gìn giữ giống nòi nhân loại. Trước tiên nó đòi hỏi con người phải có hiểu
biết
chân chính, tin sâu nhân quả, tin chính mình có khả năng cải thiện được đời
sống vật chất
tinh thần vì ai cũng có con người tâm linh. Chính vì vậy, con
người
cần phảilương tâm, cần có trái tim hiểu biết, nhờ đó mới có khả năng
soi sáng muôn loài vật để được phát triển và tồn tại.

Thực tế,
theo quan niệm từ ngàn xưa cho đến nay ai cũng nghĩ cái gì quý hiếm là có giá
trị
cao cả mà lãng quên những giá trị thiết thực nuôi sống chúng ta hằng ngày.
Không có vàng, không có đá quý thì mọi người vẫn sống bình thường, chúng chỉ là
món đồ trang sức phụ cho con người mà thôi. Không có lúa gạo, không có nước để
tiêu dùng, không có không khí để thở thì thử hỏi chúng ta có thể bảo tồn mạng
sống hay không? Vậy cái gì là quý giá nhất trên thế gian này? Nói chung, tất cả
mọi thứ trên thế gian đều quý hết vì nó có tính cách hỗ trợ cho con người được
tồn tại, nhưng không có con người tâm linh thì tất cả đều trở thành vô nghĩa.

Con người cần làm
việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người
cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần tâm linhcon người cần
sự hỗ trợ cho nhau về mọi mặt, cần biết cách nương tựa vào nhau để cùng thay
đổi, phát triển tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Việc có vật chất đầy đủ để đảm bảo
an sinh đời sống cho con người trong phạm vi nhất định nào đó còn phải tùy theo
phước nghiệp do mọi người đã gieo tạo. Con người cần có tình cảm để biết kết
nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống mà làm tròn bổn phận, trách nhiệm đối với gia
đình
người thân và dấn thân đóng góp phục vụ tốt cho xã hội.

Khi ta sống mà thường biết rõ mình có hòn ngọc vô giá ngay nơi sắc thân
này thì rác rến phiền não không còn đáng làm ta lo ngại, vì rác chính là hoa,
rác làm đẹp thêm cho hoa nếu ta biết gieo trồng, tưới tẩm đúng mức. Chính
vậy
, phiền não tức Bồ Đề, ta cứ một bề chăm sóc, vun bồi đóa hoa lòng rộng mở
để làm hương thơm cho đời thì những rác rưởi tham ái, ghét bỏ, giận hờn, bực
tức
, tránh né hay hủy diệt đều được sáng trong theo thời gian.

con
người
tâm linh cùng với trái tim hiểu biết thì chúng ta sẽ tin sâu nhân quả
không làm các việc xấu ác, lại hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp. Ta biết
cách chuyển hóa những tâm niệm, lời nói và những hành động luôn làm tổn hại cho
người và vật do sự chấp ngã gây ra để sống với tính biết sáng suốt của mình là
Phật tính.

Khi sống
được với tính biết sáng suốt chúng ta sẽ không bị dòng đời cuốn trôi bởi những
việc xấu ác mà biết cách dung hòa sự sống để làm tròn trách nhiệm, bổn phận đối
với gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội. Cho nên, con
người
mới là quý nhất, con người cần có tình thương và sự nâng đỡ, sẻ chia còn
các thứ khác trong cuộc sống chỉ phụ thuộc mà thôi. Không có vàng hoặc ngọc quý
hay kim cương ta vẫn sống, nhưng thiếu lúa gạo, nước, không khí thì ta khó bảo
tồn
mạng sống.

Vậy mà
thế gian cứ tranh chấp, dính mắc rồi chạy theo những thứ đó để làm khổ cho nhau
mà quên đi những cái cần thiết nhất là sự giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau. Khi con
người
biết tin sâu nhân quả, biết thương yêu-tôn trọng-bình đẳng với nhau, biết
làm lành tránh dữ, biết đoàn kết giúp đỡ nhau bằng trái tim hiểu biết vì tình
người trong cuộc sống thì thế gian này là thiên đường của hạnh phúc.

Sư phụ
chúng tôi dạy rằng: “Học tập, làm việc, uống ăn làm nên sự sống. Tu là hơi thở
quyết định sự sống. Thân thể này thiếu tu cũng như thiếu hơi thở trong chừng
phút giây là chết ngay.” Sư ông của chúng tôi chủ trương tu, học và lao động
như cái đỉnh ba chân không thể thiếu trong cuộc sống. Lao động như ăn cơm, học
hỏi
như uống nước, tu như là hơi thở. Chúng ta ai cũng có con người tâm linh,
nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại
như thế.

Con
người
là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình
là Phật và biết thương yêu bình đẳng, san sẻ giúp đỡ cho nhau bằng tình người
trong cuộc sống. Đó chính là sự cần thiết và quý giá nhất trên đời, kính mong
mọi người hãy nên suy xét, quán chiếu cho tường tận để lấy đó làm kim chỉ nam
mà luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình và sống có ích cho nhân loại.