Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn Giảng Nghĩa

0
33

TẠI GIA BỒ
TÁT GIỚI
BỔN GIẢNG NGHĨA

Tý Kheo Thích
Pháp Chánh soạn dịch

I. Giới bổn
Bồ tát tại gia

Giới: Tiếng Phạn
Sila, theo nghĩa, dịch là giới. Giới [theo nghĩa hẹp] là những điều cấm chế, có
công năng làm cho hành giả đề phòng, chế ngự thân, tâm, không cho phạm vào lỗi lầm
(Hán: phòng phi chỉ ác). Giới là tiêu chuẩn quy định đệ tử Phật hành động thế
nào là đúng pháp, hành động như thế nào là không đúng pháp.

Giới còn có
nghĩa là “mát mẽ (Hán: thanh lương)”. Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) giống
như cơn lửa phiền não đốt cháy hành giả, còn giới thì có thể dập tắt cơn lửa
phiền não, làm cho hành giả mát mẽ, cho nên gọi là “thanh lương”.

Giới là bậc
thang cho tất cả pháp lành, trong đó có bốn giai tầng là ngũ giới, bát giới,
thập giới, và cụ túc giới. Phật tử nếu muốn từ địa vị phàm phu vượt lên thánh
vị
, phải theo thứ tự này mà tiến bước. (Đây là nói theo Tiểu thừa, còn theo Đại
thừa
, giới pháp Bồ tát bao quát cả bốn giai tầng này.)

Giới có công năng
giúp cho hành giả ngăn chận pháp ác, đoạn trừ tất cả tập khí ác, diệt tận phiền
não
loạn tưởng, chứng đắc Niết bàn. Kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Được gọi là
giới, bởi vì nó có thể giúp hành giả diệt trừ các việc ác. Giới có thể giúp
hành giả viên thành đạo quả, làm cho mọi người hoan hỷ. Giới, gọi là anh lạc
trang nghiêm, vì làm cho hành giả hiện tướng trang nghiêm. Giới cấm của chư
Phật, như bình Cát tường, tất cả nguyện cầu đều được toại ý; tất cả đạo phẩm
đều do giới mà thành tựu. Như vậy, này các tỳ kheo! Kẻ nào tuân hành giới cấm, thì
kẻ đó sẽ được đại quả báo, các điều lành sẽ đến. Kẻ đó được vị cam lộ, đến quả
vị
“vô vi”, sẽ được thần thông, diệt trừ loạn tưởng, chứng đắc
“sa môn quả”, sẽ được Niết bàn.”

Bồ tát: Bồ tát
là gọi tắt của “Bồ đề tát đỏa”, là dịch âm từ chữ Phạn Bodhisattva.
“Bồ đề” dịch là giác, còn “tát đỏa” dịch là hữu tình, hợp
lại
gọi là “giác hữu tình”, có nghĩa là bất cứ đệ tử nào của Phật, hễ
phát tâm “trên cầu Phật đạo, dưới độ hữu tình”, thì kẻ đó được gọi là
Bồ tát.

Tại gia: Đệ tử
của Phật được chia làm hai hạng xuất giatại gia. Tại gia gồm hai chúng là
ưu bà tắcưu bà di. Ưu bà tắc, là dịch âm từ chữ Phạn upasika, theo nghĩa,
được dịch là cận sự nam, hoặc cận thiện nam, hoặc cận túc nam, v.v… Thế
nhưng, chỉ có nghĩa “cận sự nam” là chính xác nhất. “Cận”,
có nghĩa là thân cận (gần gũi), “sự” có nghĩa là phụng sự, tức là
thân cận phụng sự Tam bảo. Người nam gọi là ưu bà tắc, người nữ gọi là ưu bà
di
.

II. Sáu giới trọng:

(1) Giới
giết hại: 

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến loài trùng
kiến, cũng không được giết hại. Nếu phạm giới giết hại, hoặc bảo người giết,
hoặc tự mình giết, sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng
được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là
Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị
triền phược. Đây là giới trọng thứ nhất.

Dù cho mất thân
mạng
, ngay đến loài trùng kiến, cũng không được giết hại: Đối với cảm quan của
loài người, cho rằng trùng, kiến là những loài vật bé nhỏ, cho nên coi thường sinh
mệnh
của chúng. Khi giết hại những loài trùng kiến này, không những không cảm
thấy
xúc động, mà nhiều khi lại còn cảm thấy “thích thú”. Thế nhưng,
đối với Phật pháp, tất cả sinh mệnh của chúng sanh đều bình đẳng. Sinh mệnh của
loài trùng kiến cũng là sinh mệnh của chính chúng ta. Nếu chúng ta biết yêu
tiếc thân mệnh mình, thì loài trùng kiến cũng biết yêu tiếc thân mệnh của
chúng. Do đó, chúng ta không có quyền tước đoạt sinh mệnh của bất cứ loài vật
nào. 

lý do này,
các ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, dù cho hy sinh thân mạng của chính
mình, cũng không được sát sinh; do đó mới nói: “Dù cho mất thân mạng, ngay
đến loài trùng kiến cũng không được sát hại”. Đến như giết người, thì tội
lại càng nặng hơn. Ngoài việc phá giới, mất giới thểchiêu cảm ác báo trong
tương lai, lại còn không thể sám hối (Theo Đại thừa, tuy có thể sám hối, song
sự sám hối cũng không phải dễ dàng, phải thấy được điềm lành, như thấy Phật đến
xoa đầu, hoặc thấy hương thấy hoa, v.v…, thì tội phá giới mới tiêu diệt, thế
nhưng, ác báo trong tương lai vẫn không bị trừ diệt).

Đối với những
loài vật nhỏ trong các dạng thái: như sinh ra từ trứng, sanh nơi ẩm thấp, sinh
ra bằng sự biến hóa, v.v…, nếu vô ý sát hại, tuy không phạm giới, song vẫn
phải sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng. Còn nếu cố tâm sát hại, thì vẫn là phạm
vào điều giới này.

Bảo người giết:
(Hán: giáo nhân sát): Có hai loại, (1) sai: là dùng lời nói, cử chỉ, hay dấu
hiệu, cho kẻ thuộc hạ ra tay sát hại đối phương, dưới sự hiện diện của mình; (2)
khiển: ra lệnh, bằng lời nói hay thư từ, cho thuộc hạ truy lùng đối phương để
sát hại

Tự mình giết:
nghĩa là tự mình ra tay sát hại. Có ba loại: (1) hoặc dùng nội sắc: nghĩa là
dùng tay, chân, hoặc các bộ phận khác của thân thể mình, xúc chạm trực tiếp vào
thân thể của đối phương; (2) hoặc dùng ngoại sắc: nghĩa là dùng dao, gậy, cây,
đá, v.v… quăng, ném, phóng vào đối phương; (3) hoặc dùng nội ngoại sắc: nghĩa
là tay cầm dao, gậy, cây, đá, v.v… xúc chạm vào đối phương.

Mất giới: tức
là mất giới thể. Theo Tiểu thừa, mất giới thểvĩnh viễn mất hẳn, không thể
sám hối. Thế nhưng, theo Đại thừa, mất giới thể, chỉ có nghĩa là giới thể tạm
thời bị mất đi cái công năng “phòng phi chỉ ác (đề phòng lỗi lầm, đình chỉ
việc ác)”. Giả như, hành giả đem tâm cực kỳ thành khẩn sám hối, theo kinh
Phạm Võng
Bồ Tát Giới, nếu thấy được điềm lành, như trong mộng thấy Phật, Bồ
tát
đến xoa đầu, thuyết pháp, hoặc thấy hương, thấy hoa, v.v…, thì tội liền
được tiêu diệt, và hành giả có thể thọ giới lại, khôi phục giới thể thanh tịnh của
mình. 

Noãn pháp:
Trong giáo pháp Tiểu thừa, trước tiên cần phải vượt qua bốn giai đoạn, gọi là
bốn gia hạnh vị, tức là Noãn pháp, Đảnh pháp, Nhẫn pháp, và Thế đệ nhất pháp,
sau đó mới có thể chứng đắcÕ bốn thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, và
A la hán. Muốn biết thêm chi tiết xin xem Phật học từ điển.

Huống hồ là
thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm: Theo giáo pháp Tiểu thừa, người tại
gia
, tối đa, có thể chứng đến thánh quả A na hàm, chỉ có hàng xuất gia mới
chứng được thánh quả A la hán.

Phá giới: tức
là hủy phạm những giới trọng mà mình đã thọ. Theo thuật ngữ giới luật, gọi là
phạm Ba la di. Đối với bốn giới căn bản, dâm, sát, đạo, vọng, nếu phạm trọng sẽ
mất giới thể. Còn hai giới trọng thứ năm và thứ sáu, tuy cũng phạm trọng, song
không mất giới thể.

Xú uế: nghĩa là
mùi hôi thối, mọi người ngửi đến cảm thấy nhờm gớm. Trong Phật pháp, tất cả
điều ác, đều là do sự tham muốn sanh tử sanh ra, đều bị coi là ô uế. Cho nên kẻ
phá giới, do vì tâm sanh pháp ác, giống như mùi hôi thối của xác chết, không ai
dám ngửi.

Cấu ô: Chữ cấu,
có nghĩa là trần cấu. Bởi vì thân thể bài tiết ra những chất bất tịnh, kết
thành cấu uế nhơ nhớp. Trong Phật pháp, đem chất cấu nhớp trên thân ví cho vọng
tưởng
điên đảo. Tâm tính xưa nay vốn thanh tịnh, bởi do vọng tưởng điên đảo
(phiền não) làm ô nhiễm, mà trở thành cấu ô (nhơ nhớp).

Chiên đà la: là
giai cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, chuyên làm nghề đồ tể. Kẻ Bồ tát tại gia
thọ giới, xưa nay vốn đầy đủ tất cả thiện căn, nếu không giữ gìn giới pháp,
giống như đem tất cả thiện căn ra giết sạch. Điều này giống như bọn đồ tể chiên
đà la
, dòng dõi thấp hèn.

Bị triền phược:
có nghĩa là bị trói buộc, tức là hành giả bị phiền não trói buộc, kết hợp,
thành thử bị trói buộc trong sinh tử luân hồi
.

Giới giết hại,
có năm duyên thành phạm trọng: (1) đối phương là người, (2) tưởng là người, (3)
tâm sát hại, (4) lập phương tiện, (5) đối phương bị đoạn mệnh. 

(Chú ý: Ở đây
chỉ đề cập đến trường hợp phạm trọng, mất giới thể, thành thử đối tượng cho sự
sát hạicon người, còn như sát hại những sinh vật khác, sẽ phạm tội nhẹ hơn.
Trong giáo pháp Đại thừa, tuy công nhận tất cả chúng sanh đều bình đẳng, song
hàng tại gia thọ Bồ tát giới còn đang ở trong giai đoạn “chập chửng”
học tập Bồ tát hạnh, không thể phán tội quá nặng, giống như các vị Bồ tát đăng
địa
được. Giả sử, nếu các Bồ tát thập địa phạm giới sát, thì sẽ phạm trọng mất
giới thể, không kể đối tượng là ai! Còn như các vị tại gia sơ cơ, nếu bị phán
tội giống như các vị Bồ tát thập địa, e rằng giới luật sẽ trở thành quá khắc
khe, không ai có thể hành trì được. Có lý có tình, đây là tinh thần của giới
luật
.)

(2) Giới
Trộm Cắp

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến một đồng tiền,
cũng không được trộm cắp. Nếu phạm giới trộm cắp sẽ lập tức mất giới Bồ tát;
trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà
hoàn
, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu
ô
, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ hai.

Trộm cắp: Ăn
cắp
, ăn trộm, ăn cướp là ba hành vi ác. Ý nghĩa của chúng gần giống nhau, nghĩa
là thừa dịp kẻ khác không chú ý, hoặc không đề phòng, mà đoạt lấy đồ vật của họ,
về làm của riêng của mình. Trong Phật pháp gọi là “không cho mà lấy”
(Hán: bất dữ thủ). 

Kẻ trộm cắp,
đầu tiên là do lòng tham muốn, kế đó bắt đầu dự mưu, tính toán, sau đó thực
hành
ý đồ của mình, đoạt lấy của cải của kẻ khác đem về làm của riêng, để thỏa lòng
tham muốn của mình.

Trộm cắp, không
phải là lấy lầm, mà là biết rõ tài vật đó là của người khác, không phải của
mình, hơn nữa, tự mình không có món vật tương tự như vậy, đây hoàn toàn là một hành
vi
“bất chính”.

Ngay đến một
đồng tiền: Đây là dùng số lượng nhỏ để ví cho số lượng lớn. Chỉ cần lấy trộm
một đồng tiền, cũng đã phạm vào điều giới này, huống chi là lấy trộm một số
tiền lớn hơn. Theo giới luật quy định, nếu trộm “năm tiền” sẽ phạm
trọng
, mất giới thể. Thế nhưng, “năm tiền” là tính theo đơn vị tiền
tệ của nước Ma Kiệt Đà của vua Tần Bà Sa La vào thời Đức Phật còn tại thế. Hiện
nay, “năm tiền” trị giá bao nhiêu, khó mà biết một cách chính xác. Có
một số Luật sư Nam truyền, cho rằng “năm tiền” tương đương với khoảng
“hai mươi đô la Mỹ” hiện nay. Thế nhưng, theo ý người dịch, chỉ trộm
“hai mươi đô la” mà bị mất giới thể, e rằng quy định như thế là quá
“nghiêm khắc”. Chỉ có cách là khuyên các vị ưu bà tắc, ưu bà di, sau
khi thọ giới Bồ tát, đối với điều giới này phải nên rất cẩn thận.

Giới trộm cắp
có sáu duyên thành phạm trọng: (1) vật có chủ, (2) biết là vật có chủ, (3) có
tâm trộm cắp, (4) vật có giá trị “năm tiền” hay hơn “năm
tiền”, (5) lập phương tiện, (6) di động vật rời chỗ, dù chỉ là xê xích một
li.

(3) Giới đại
vọng ngữ

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được nói dối:
“Tôi đã chứng được pháp quán bất tịnh”, hoặc: “Tôi đã chứng được
thánh quả A na hàm”, vân vân, … Nếu phạm giới đại vọng ngữ sẽ lập tức
mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là
thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế,
Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ
ba. 

Nói lời không
thực, lừa dối phàm thánh, mê hoặc lòng người, gọi là nói dối. Trong đây phân
làm bốn trường hợp: (1) Vọng ngữ: tức là thấy nói không thấy, không thấy nói
thấy; nghe nói không nghe, không nghe nói nghe, v.v… Trong đây lại chia làm
hai loại: (a) đại vọng ngữ, nghĩa là chưa chứng pháp quán bất tịnh, lại nói
rằng đã chứng pháp quán bất tịnh, nhẫn đến chưa chứng thánh quả lại nói rằng đã
chứng thánh quả; (b) tiểu vọng ngữ: tức là ngoài những lời đại vọng ngữ ra, tất
cả những lời vọng ngữ thông thường khác, gọi là tiểu vọng ngữ. (2) Nói lời
nghĩa
(Hán: ỹ ngữ): tức là nói những lời phù phiếm, hoa hòe, nhẫn đến bàn tán
những chuyện nhãm nhí, không lợi ích cho mình và người. (3) Nói lời đâm thọc
(Hán: lưỡng thiệt): còn gọi là nói lưỡi hai chiều, tức là đến đây nói kia, đến
kia nói đây, mục đích gây tạo sự chia rẽ, hiềm khích. (4) Nói lời độc ác (Hán:
ác khẩu): tức là nói những lời tục tằn, chửi rủa, trù ẻo, v.v…, làm cho đối
phương không thể nhẫn chịu được. 

Điều giới này là
muốn phán tội của sự đại vọng ngữ, nếu như đại vọng ngữ, sẽ phạm trọng, mất
giới thể; còn như nói các lời hư vọng khác, sẽ phạm trung tội hoặc tiểu tội,
không mất giới thể.

Giới đại vọng ngữ
có chín duyên thành phạm trọng: (1) đối phương là người, (2) mình biết đối
phương là người, (3) cảnh giới không thật, (4) tự mình biết cảnh giới không thật,
(5) có tâm lừa dối, (6) nói cảnh giới không thật, (7) tự nói mình chứng được
cảnh giới đó, (8) lời nói rõ ràng, (9) đối phương hiểu ý mình muốn nói.

(4) Giới
dâm

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được tà dâm.
Nếu phạm giới tà dâm sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể
chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ
đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát
bị triền phược. Đây là giới trọng thứ tư. 

Dâm, được phân làm
hai loại là chính dâm và tà dâm. Chính dâm là sự giao phối giữa hai vợ chồng
chính thức. Ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, vẫn có thể làm chuyện
“chính dâm” này. Thế nhưng, trong sáu ngày “bát quan trai”
trong tháng, ngay cả việc “chánh dâm” cũng bị cấm đoán, mà phải hoàn toàn
đoạn dục. Còn tà dâm là sự giao phối với kẻ thứ ba, không phải vợ hay chồng
chính thức của mình, không luận kẻ đó là nam, nữ, súc sinh, quỷ thần, phi nhân,
hoàng môn (bán nam bán nữ), v.v…, dù là còn sống hoặc đã chết (hành dâm với
thây chết). Nếu hành tà dâm, sẽ phạm trọng, mất giới thể.

Nếu gặp kẻ không
phải vợ chồng chính thức của mình, cưỡng bức mình làm chuyện tà dâm, dù cho mất
thân mệnh cũng không để cho kẻ đó xâm phạm mình. Huống hồ, đã thọ giới Bồ tát,
lại càng không thể cưỡng bức kẻ khác làm chuyện tà dâm.

Ngoài ra còn thêm
một điều giới liên quan đến sự tà dâm, là điều giới khinh thứ hai mươi (Hành
dâm không đúng thời, không đúng chỗ).

Giới tà dâm có hai
trường hợp: (1) tự mình tà dâm, (2) bị kẻ khác cưỡng bức tà dâm.

Tự mình tà dâm, có
năm duyên thành phạm trọng: (1) không phải người phối ngẫu chính thức của mình,
(2) chánh cảnh (người nữ ba chỗ: nữ căn, miệng, và hậu môn; người nam hai chỗ: miệng
và hậu môn); (3) khởi tâm dâm dục, (4) lập phương tiện, (5) hợp với chánh cảnh
(dù độ sâu chỉ bằng hột mè).

Bị cưỡng bức
dâm
, có năm duyên thành phạm trọng: (1) không phải người phối ngẫu chính thức
của mình, (2) chánh cảnh (người nữ ba chỗ: nữ căn, miệng, và hậu môn; người nam
hai chỗ: miệng và hậu môn); (3) bị cưỡng bức dâm dục, (4) hợp với chánh cảnh
(dù độ sâu chỉ bằng hột mè), (5) cảm thọ khoái lạc.

(5) Giới rao
nói tội lỗi của bốn chúng

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được rao nói
tội lỗi của bốn chúng: tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Nếu phạm giới rao
nói tội lỗi của bốn chúng sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể
chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, hoặc A na
hàm
. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la,
Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ năm.

Rao nói (Hán:
tuyên thuyết): có nghĩa là dùng ngôn ngữ, bao hàm lời nói, văn tự, tranh ảnh,
v.v…, để truyền bá cho mọi người biết. 

Tội: nếu như trong
Phật pháp, là chỉ cho sự phá giới, còn như trong thế gian pháp, là chỉ cho sự
phạm pháp.

Lỗi: tức là những
lỗi lầm tương đối nhẹ khác.

Bốn chúng đệ tử,
tuy đã tiếp thọ giới pháp tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, nhưng tất
cả đều vẫn còn là phàm phu, vẫn có thể phạm vào lỗi lầm. Trên thế gian, không có
ai là kẻ toàn thiện, trừ đức Phật.

Tỳ kheo, tỳ kheo
ni
, có ba nghĩa: (1) bố ma: khi một người xuất gia thọ giới cụ túc, ma cung
liền bị chấn động, đồng thời, ma vương cũng cảm thấy sợ hãi, cho nên gọi là bố ma;
(2) khất sĩ: trên thì khất (xin) pháp của chư Phật, dưới thì khất thực (thức
ăn
) của chúng sanh; (3) phá ác: tỳ kheo, tỳ kheo ni tu tập giới, định, tuệ, phá
diệt tất cả các pháp ác như tham, sân, si, v.v…, cho nên gọi là phá ác. 

tỳ kheo, tỳ
kheo ni
có đầy đủ ba nghĩa như trên, cho nên nếu rao nói tội lỗi của họ, cũng
tức là phá hoại Tam bảo. Còn ưu bà tắc, ưu bà di, là những người hộ trì Tam bảo,
nếu rao nói tội lỗi của họ, sẽ là cho họ thoái thất tâm hộ trì Phật pháp. Vì những
lý do này, đã thọ giới Bồ tát, nếu rao nói tội lỗi của bốn chúng, sẽ phạm trọng

Bốn chúng tỳ
kheo
, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, là bốn cột trụ của tòa nhà Phật pháp.
Nếu phá hoại một trong bốn cột trụ đó, thì tòa nhà Phật pháp sẽ bị sụp đổ. Nếu như
thấy có người trong bốn chúng phạm tội, hoặc làm lỗi, nên khéo léo khuyến cáo
họ một cách kín đáo. Nếu như họ không chịu nghe lời khuyên nhắc, cũng không nên
đem tội, lỗi đó ra mà rao nói cho kẻ khác biết. Ngài Liên Trì có nói:
“Không thấy lỗi của người xuất gia, đây là liều thuốc hay nhất của hàng
.” Bởi vậy, cư sĩ tại gia, tuyệt nhiên không nên nói lỗi lầm của người
xuất gia.

Sự học của các
bậc thánh mới thực là sự học “đến nơi đến chốn”. Đức Khỗng tử nói:
“Ba người cùng đi, ắt phải có vị thầy của mình. Thấy điều thiện thì học
hỏi
, thấy cái không thiện thì nhân đó mà cải đổi chính mình.” Các vị Phật
tử
, nếu thấy người khác có lỗi lầm, nếu như mình đã khuyên nhắc kín đáo mà họ
vẫn không nghe, chỉ nên đi tìm vị thiện tri thức khác để học hỏi, tuyệt nhiên
không nên rao nói lỗi lầm của họ. Các vị ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ
tát
, phải nên cẩn thận điều này.

Giới nói lỗi
của bốn chúng có năm duyên thành phạm trọng: (1) đối phương là một trong bốn
chúng
, (2) biết đối phương là một trong bốn chúng, (3) có tâm rao nói tội lỗi,
(4) rao nói tội lỗi, (5) người nghe hiểu ý mình muốn nói.

(6) Giới bán
rượu: 

Chư Phật tử!
Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được bán
rượu. Nếu phạm giới bán rượu sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời không
thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na
hàm
. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la,
Bồ tát bị triền phược. Đây gọi là giới trọng thứ sáu.

Điều giới này
tương tự với điều giới trọng thứ sáu, Không được bán rượu, của kinh Phạm Võng
Bồ Tát Giới.

Rượu, là một chất
độc là cho người uống mê say, đánh mất nhân tính. Uống rượu không những nguy
hại đến sức khỏe, mà còn, nếu uống quá lượng, sẽ làm cho người uống trở thành nghiện
ngập, lại còn có thể làm cho họ phát cuồng, phát điên. Vì thế bán rượu cho
người khác uống, thì cũng gần giống như giết người; hơn nữa, kẻ say rượu lại có
thể làm nguy hại đến luân lý xã hội, cùng những việc nguy hiểm đến tính mạng kẻ
khác, do đó, ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, nếu còn bán rượu sẽ phạm
trọng
. Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới có nói: “Tất cả rượu đều không được bán.
Rượu là nhân duyên sinh ra tội lỗi. Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng
sanh có trí tuệ
sáng suốt, mà trái lại đem sự say mê điên đảo đến cho họ. Phật
tử
này phạm Bồ tát ba la di tội.” 

Các Bồ tát tại
gia
, nếu trước đó đã làm nghề bán rượu, thì phải tức khắc đổi sang nghề khác.
Tuy có do đây mà bị thất nghiệp, hoặc cuộc sống bị nguy ngập, cũng không trở lại
làm nghề bán rượu này. Nếu như người nhà phản đối, thì nên để cho kẻ chưa thọ
giới
Bồ tát tiếp tục làm, còn vị ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, tuyệt
đối
không nên dính líu vào công việc làm của họ. Nếu không lại phạm vào tội
đồng lõa, hoặc phạm vào điều giới “chỉ dạy cho kẻ khác bán
rượu”. 

Giới bán rượu có
năm duyên thành phạm trọng: (1) đối phương là người, (2) biết đối phương là
người, (3) có tâm bán rượu cầu lợi, (4) rượu thật, (5) bán cho đối phương.

III. Hai mươi tám giới
khinh:

(1) Giới
không
cúng dường cha mẹ, sư trưởng

Chư Phật tử!
Đức Phật đã dạy: Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, không cúng dường cha mẹ,
sư trưởng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó
là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Cúng dường: có
nghĩa là đem vật sở hữu, tùy khả năng của mình, bố thí cho cha mẹ, sư trưởng
các bậc có đức sử dụng; mà trong đó, đặc biệt nên “cúng dường” cha
mẹ
, sư trưởng. Bởi vì, (1) “thân người khó được”, mà cha mẹ lại là kẻ
sinh ra thân mệnh mình; (2) “Phật pháp khó nghe”, mà sư trưởng lại là
kẻ giảng dạy Phật pháp cho mình. Ơn nghĩa của cha mẹ, sư trưởng đối với chúng
ta
sâu rộng như trời biển, bởi thế chúng ta phải nên cúng dường phụng sự.

Kinh Trang Nghiêm,
quyển mười hai, có nói: “Các Bồ tát vì muốn thành tựu lục độ, cho nên
trong mỗi địa, đều nhất định phải tu sáu việc: (1) phải tu cúng dường, đây là
thành tựu bố thí ba la mật; nếu như không bố thí lâu dài, thì sẽ không thành
tựu
bố thí độ, ….” Nếu đã là bồ tát thì phải tu lục độ. Cúng dường, tức
bố thí ba la mật, cho nên cúng dường cha mẹ, sư trưởng, tức là để thành tựu,
viên mãn “bố thí độ” vậy.

Nếu kẻ nào không
cúng dường cha mẹ, sư trưởng, thì đó là kẻ ngỗ nghịch vô đạo. Pháp thế gian còn
không dung thứ, huống hồ là trong Phật pháp! Kẻ không cúng dường cha mẹ,
trưởng
, là kẻ đi ngược lại bổn nguyện của chư Phật, Bồ tát, cho nên, tuy họ
nhất tâm niệm Phật, niệm Bồ tát, thì vẫn không thể nào tương ưng với chư Phật,
Bồ tát được.

Tội sơ ý: có hai
lối giải thích, (1) theo ngài Thái Hư Đại sư, sơ ý là không chú ý (Anh:
unmindful) mà phạm, hành giả có thể sám hối, và không bị mất giới thể, (2) theo
lối giải thích thứ hai, sơ ý là sự [tạm thời] quên mất tâm Bồ đề, cùng ý thức
về sự lập thệ thọ giới, và ý thức về vai trò Bồ tát của mình (Anh: not being
mindful and losing the initial intention in taking the precept.)

Nếu không khởi tâm
sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi (Hán: Bất
khởi đọa lạc, bất tịnh hữu tác): Kẻ nào phạm vào những điều giới này, nếu không
khởi tâm thành khẩn sám hối, sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác, đó là kẻ cấu uế,
bất tịnh, tiếp tục tạo nghiệp sinh tử luân hồi (Anh: If one does not have the
mind of repentance, one will deteriorate. One is impure, and will continue to
create defiled karma that leads to transmigration in the cycle of birth and
death). 

(2) Giới
uống rượu: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, ham mê uống rượu, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi
tâm
sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Ham mê (Hán: đam
nhạo): nghĩa là quá phần ham thích, đến độ mê luyến.

Như điều giới
trọng thứ sáu, Giới bán rượu, có nói sơ lược, uống rượu làm tổn hại sức khỏe,
lại còn làm cho tâm thần mê muội, mất hết nhân tính, nhẫn đến phát cuồng phát
điên. Không những không thể tu hành, mà còn lại không thể làm những nghề nghiệp
sinh sống chánh thường. Do đó, Bồ tát tại gia không nên uống rượu.

Uống rượu là
nghiệp ác, thế nhưng, vì chỉ tự hại mình, thành thử phạm tội tương đối nhẹ,
song nếu đưa rượu cho người khác uống, quả báo sẽ nặng hơn. Kinh Phạm Võng Bồ
Tát Giới
nói: “Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo
năm trăm đời không tay (nghĩa là đọa vào loài súc sanh)”. Còn như bán
rượu, tội lại càng nặng hơn nữa, tức là sẽ phạm trọng, và quả báo sẽ ở địa
ngục
.

(3) Giới
không
chăm sóc người bệnh: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, gặp người bệnh khổ, sinh khởi ác tâm, bỏ phế không chăm
sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ
nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Ác tâm: Chữ ác,
theo tiếng Hán có ba nghĩa: (1) ác độc, (2) ghét, (3) nhờm gớm. Nói chung, ác
tâm
có nghĩa là tâm không lành, không từ bi, v.v… 

Điều giới này
và điều giới hai mươi tám (Đi đường gặp người bệnh không chăm sóc) tương đương
với điều giới ba mươi hai (Không chăm sóc người bệnh) trong quyển Du Già Bồ Tát
Giới
. Thế nhưng lời văn của quyển giới bổn Bồ tát tại gia này quá đơn giản,
thành thử phải dựa vào quyển Du Già Bồ Tát Giới để giải thích, mới có thể giúp
cho người thọ giới Bồ tát tại gia thọ trì đúng pháp.

 
Đại ý của điều
giới này và điều giới hai mười tám, muốn nói là nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ
giới
, thấy người bệnh, lại khởi tâm ác, không chăm sóc, lo lắng cho người bệnh,
sẽ phạm tội sơ ý. Còn nếu như không phải vì ác tâm, mà chỉ vì biếng nhác, vô
trách nhiệm, thì cũng phạm, song tương đối nhẹ hơn. Theo quyển Du Già Bồ Tát
Giới
, có mười trường hợp khai duyên, tuy không chăm sóc người bệnh, mà vẫn
không phạm, là khi: (1) tự mình có bệnh; (2) hoặc mình không đủ khả năng, sức
lực
; (3) hoặc mình nhờ kẻ có sức lực, có khả năng, chăm sóc dùm người bệnh; (4)
hoặc mình biết người bệnh có bà con, thân thích, có thể chăm sóc cho họ; (5)
hoặc người bệnh còn sức lực, có thể tự lo liệu; (6) hoặc bệnh của người đó
thường phát tác (lành rồi lại bệnh, bệnh rồi lại lành); (7) hoặc người đó bị
bệnh kinh niên; (8) hoặc mình đang phải chuyên tâm tu tập, không thể tạm bỏ phế
việc tu hành; (9) hoặc tự mình là người ám độn, sự tu tập hạnh Bồ tát chưa được
tiến bộ; (10) hoặc mình đang chăm sóc người bệnh khác. 

(4) Giới
không
bố thí người đến xin: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, thấy người đến xin, không tùy sức mình mà bố thí ít
nhiều, để cho kẻ đến xin ra về tay không, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi
tâm
sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Bố thí: bao gồm
cả tài thí, pháp thí, và vô úy thí.

Để cho kẻ đến
xin ra về tay không (Hán: không khiển hoàn): Theo nghĩa chữ Hán, không những
không cho mà còn xua đuổi (khiển) họ đi. Điều giới này, đối với Bồ tát Bồ tát
tại gia
, vì còn ở trình độ sơ cơ, nên phán tội tương đối nhẹ, còn nếu y vào Du
Già
Bồ Tát Giới mà phán tội thì: nếu có người đến xin mà bỏn sẻn, không bố thí
(dù ít dù nhiều), mà lại còn xua đuổi, sẽ phạm trọng (ba la di tội).

(5) Giới
không
chào hỏi lễ lạy các bậc tôn trưởng: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, gặp các vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc các vị Bồ tát tại
gia
thọ giới trước, không đứng dậy tiếp đón, lễ lạy, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu
không
khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử
luân hồi
.

Bồ tát tại gia
thọ giới trước: nghĩa là những kẻ thọ giới Bồ tát tại gia trước mình (dù một
ngày, một giờ, hay một phút).

(6) Giới
khinh mạn người phạm giới

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, thấy tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di phạm giới,
sinh tâm kiêu mạn, cho rằng mình hơn họ, họ không bằng mình, thì phạm vào tội
ý
. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh
tử luân hồi
.

Kiêu mạn là một
trong năm phiền não căn bản, tức là tham, sân, si, mạn, và nghi. Tự cho mình là
cao, rồi từ đó lăng nhục, khinh miệt kẻ khác, không có lòng bao dung, kính
trọng
. Do đó mà tự chiêu lấy rất nhiều phiền não. Kinh Đại Tập nói: “Phá
núi kiêu mạn, nhỗ cây sinh tử”, do đây mà biết rằng kiêu mạnsinh tử
hai sự chướng ngại quan trọng ngang nhau, mà hành giả tu tập Phật pháp cần phải
phá diệt trước nhất.

Hơn nữa, Phật nói
nhân quả, tự mình làm tự mình chịu. Kẻ trì giới được quả lành, kẻ phạm giới bị
quả ác, do đây, thấy kẻ khác phạm giới, tự mình nên đề cao cảnh giác, hoặc đem
lòng từ bi mà đối đãi với họ. Nếu sinh tâm khinh mạn, tức là đi ngược lại bổn
nguyện của mình, vi phạm giới pháp mà mình đã thọ, do đó Phật mới chế định điều
giới này để răn cấm chúng ta. Còn như, nếu lại đi rao nói sự phạm giới của họ,
thì sẽ phạm vào điều giới trọng thứ năm, rao nói tội lỗi của bốn chúng.

(7) Giới
không
thọ sáu ngày bát quan trai giới mỗi tháng: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, mỗi tháng không thọ sáu ngày bát quan trai giới, không
cúng dường Tam bảo, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị
đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Nếu mỗi tháng
không thọ sáu ngày bát quan trai giới (Hán: Nhất nguyệt chi trung, bất năng lục
nhật thọ trì bát giới): Sáu ngày bát trai giới, tính theo âm lịch, là các ngày
8, 14, 15, 23, 29, 30 (28, 29, nếu là tháng thiếu). Tám điều giới gọi là quan
(đóng lại), nghĩa là đóng cửa tà ác, còn điều “không ăn phi thời” gọi
là trai, tức là không ăn quá ngọ.

Phụ chú: Nếu Bồ
tát tại gia
, vì hoàn cảnh không thuận tiện, không thể thọ trì sáu ngày bát trai
giới
trong một tháng, tốt nhất nên tạm xả điều giới này, sau đó chọn những ngày
thuận tiện trong tháng để thọ bát trai giới, cũng sẽ hoạch được rất nhiều công
đức
.

(8) Giới
không
đi nghe pháp

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, trong vòng bốn mươi dặm có chỗ giảng kinh thuyết pháp
không đến nghe, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc.
Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Trong vòng bốn
mươi dặm: Bốn mươi dặm là tính theo dặm Tàu, tức là khoảng mười hai cây số.
Thời đức Phật, phương tiện giao thông chính là đi bộ, cho nên thời gian để đi bộ
mười hai cây số là khoảng bốn tiếng đồng hồ. Hiện nay, giao thông tiện lợi,
khoảng cách có thể tùy đó mà nới rộng ra.

Phụ chú: Đức Như
Lai
chế định giới luật, không phải là những giới điều cứng nhắc, mà luôn luôn
tùy hoàn cảnh của kẻ thọ giới mà phán định. Giả như kẻ thọ giới không có phương
tiện
giao thông, hoặc bận rộn công việc, lo sinh kế gia đình, không thể đến
nghe pháp, thì có thể mượn băng giảng kinh về nghe cũng tốt, song công năng
phát sinh do sự nghe băng không thể so với công năng của sự nghe trực tiếp với
vị thầy giảng pháp.

(9) Giới thọ
dụng
đồ dùng của chư Tăng

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, thọ dụng đồ dùng của chư Tăng, như ngọa cụ, giường, ghế,
v.v…, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là
kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Thọ dụng đồ dùng
của chư tăng (Hán: thọ chiêu đề tăng ngọa cụ, sàng, tòa): Trong câu chữ Hán,
“chiêu đề tăng”, dịch là tứ phương tăng, nếu nói tổng quát là chỉ tất
cả các bậc xuất gia. Ngọa cụ, theo nghĩa rộng là đồ nằm, tức là mền, mùng,
chiếu, gối, v.v…, sàng tòa, tức là ghế, bàn, giường, v.v… Hơn nữa, chữ thọ,
theo tiếng Hán, có hai nghĩa: (1) nhận lấy, (2) sử dụng. Thành thử, điều giới này
có hai lối giải thích: (1) không được thọ nhận đồ của chư tăng (nếu họ cho
mình), (2) không được sử dụng đồ của chư tăng.

Bản chú giải tiếng
Hoa của cư sĩ Trí Minh giải thích như sau: “Ưu bà tắc, ưu bà di, tuy đã
thọ giới Bồ tát tại gia, song thân tâm vẫn còn “bất tịnh”, nếu sử
dụng
đồ dùng của “chiêu đề tăng”, như đồ nằm, giường, ghế, v.v…, không
phải là không nhiễm ô (bị nhiễm ô), đây là sự bất kính. Vì lý do này, Bồ tát
tại gia
không thể sử dụng.”

Phụ chú: Kẻ tại
gia
sử dụng đồ đạc của người xuất gia, e rằng đối với các bậc xuất gia sẽ sinh tâm
khinh lờn, vì thế tốt nhất nên giữ khoảng cách, đối với đồ dùng của các bậc
xuất gia, không nên sử dụng.

(10) Giới
uống nước có trùng:

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, nghi nước có trùng, mà vẫn cố ý uống, thì phạm vào tội
sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp
sinh tử luân hồi.

Nghi nước có
trùng: Chữ trùng ở đây, phải hiểu là những sinh vật có tầm kích mà mắt có thể
thấy được, do đó một bản giới bổn tiếng Anh dịch là “insect”. Nếu như
mắt thường không thể nhìn thấy thì kể như không có, và được xem là không phạm.
Còn nếu như cho rằng chữ trùng có nghĩa là vi sinh vật (micro-organism), thì e
rằng tất cả loại nước mà chúng ta sử dụng, trừ loại nước thuần khiết (pure
water), đều có trùng ở trong, và như vậy, đã ra ngoài phạm vi của điều giới
này.

Phụ chú: Điều
giới này, trong hoàn cảnh hiện nay, tương đối khó phạm, vì mọi nơi đều có cung
cấp
nước uống tinh khiết, chỉ khi nào lâm vào hoàn cảnh bất đắc dĩ, như đi lạc vào
rừng sâu, chẳng hạn, mới phải đặt ra vấn đề này. Điều quan trọng ở đây là sự
“cố ý uống”, còn nếu như vô ý, không biết có trùng, thì không
phạm. 

Ngài Ấn Thuận,
trong bài “Bàn luận về sự ăn chay”, đã viết cảm nghĩ như sau: ”
… Có kẻ chủ trương ăn thịt không có gì phương ngại, hoặc có kẻ cho rằng không
thể không ăn thịt. Những kiến giải của những kẻ ăn thịt này, rất là phức tạp,
nhưng điều mà bọn họ coi thường mọi người nhất, là treo lên cái chiêu bài giả
dối
, mệnh danh khoa học. Bọn họ cho rằng: “Chúng ta không thể không sát
sinh
, không sát sinh là điều bất khả”. Cho nên theo bọn họ, từ sự không
sát sinh đưa đến sự không ăn thịt, là điều vô ý nghĩa. Bọn họ cho rằng cây cỏ
cũng có sinh mệnh, cho nên những kẻ ăn rau trái, cũng không tránh khỏi sự sát
sinh
. Bọn họ cho rằng: “Ăn chay (không ăn thịt) cũng không phải là triệt
để
, như khi uống một hớp nước, trong nước có biết bao nhiêu sinh vật! Hít một
hơi thở vào, trong không khí cũng có biết bao nhiêu sinh mệnh. Nếu như muốn
chân thật không sát sinh, không ăn thịt, thì phải nên không uống nước, không
hít thở không khí. Như thế, chỉ có sự chết mà thôi!

Phật giáo
nói đến sự sát sinh và không sát sinh, trong đó bao hàm tính chất thiện ác (đạo
đức
, không đạo đức). Điều này chẳng phải thuộc về phạm vi của thế giới khoa học
(vật lý, hoá học, v.v…), mà cũng chẳng phải là những vật hiện ra dưới kính
hiển vi, hay trong kính viễn vọng (trong khoa học vật lý không có sự phân biệt
giữa thiện và ác), mà đây là sự việc thuộc về phạm vi của thế giới đạo đức, là
nơi có sự pha trộn giữa lý và tình, có sự tương quan giữa tâm và sắc, cho nên
vấn đề phải được bàn luận qua sự quan hệ của tình và lý, tâm và cảnh.

Trước tiên, từ
đối tượng của sự sát sinh mà nói: sát sinh, nghĩa là muốn nói đến sự sát hại
những sinh vật có tình thức (cũng gần giống như người thường nói đến động vật).
Các chúng sinh có tình thức, đều có bản năng là “ham sống sợ chết”.
Nếu như chúng nó bị tổn thương, hay bị giết chết, đều sinh khởi sự sợ hãi,
thống khổ, oán hận, phẫn nộ, chống đối. Ví như, nếu có sự giết nhau giữa người và
người, đôi bên sẽ tạo thành sự kết thù, kết oán, mưu hại lẫn nhau. Còn cây cỏ
là những vật không có tình thức, tuy có những hiện tượng của một sinh mệnh như
sinh sản, dinh dưởng, v.v…, thế nhưng, lúc bị tổn hại, chúng chỉ có những
phản ứng vật lý, mà không có những phản ứng tâm thức. Chẳng hạn, như khi chúng
ta
đốn cây, chặt cỏ, điều này không làm cho cây cỏ sinh khởi sự chống đối, tàn
hại lẫn nhau, vì thế, chúng ta cũng không bị ảnh hưởng bởi nghiệp lực của sự
tàn sát. Cho nên, Phật giáo nói đến sát sinh, là chú trọng đến vấn đề đối
phương có sinh khởi phản ứng của tâm thức hay không? Nhân đây có đưa đến liên
hệ
của sự thù hận, đối địch hay không? Cái luận điệu “ăn chay là sát
sanh”, hiển nhiên là do việc không hiểu rõ sự thực này, mà cũng không hiểu
ý nghĩa thực sự của sự tại sao lại cấm đoán sát sanh! …”

(11) Giới đi
một mình trong chổ nguy hiểm: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, đi một mình trong chỗ nguy hiểm, thì phạm vào tội sơ ý.
Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử
luân hồi
.

Chỗ nguy hiểm
(Hán: hiểm nạn xứ): tức là, như trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới, điều giới
khinh thứ ba mươi bảy có nói rõ: “Chớ đi đến những chỗ có tai nạn, cõi
nước hiểm ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập ghềnh, cỏ cây rậm rạp, những chỗ có
sư tử, cọp, sói, cùng những nơi có lụt, bão, nạn cháy, giặc cướp, hoặc đường sá
có rắn rít, v.v…”

Đi một mình
(Hán: vô bạn độc hành): Dù có bạn cùng đi, cũng vẫn phải suy xét là có thể cùng
nhau giải trừ các hiểm nạn hay không. Nếu có thể, thì nên đi; còn nếu không,
cũng không nên đi vào những chỗ nguy hiểm.

“Thân người khó
được”, nay đã được thân người, phải khéo sử dụng nó, không thể mạo hiểm
một cách phi lý, làm tổn hại thân mệnh. “Phật pháp khó nghe”, những
kẻ đã thọ giới Bồ tát tại gia, đều đã phát tâm Bồ đề, đã phát bốn hoằng thệ
nguyện “trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh”, nếu mạo hiểm gặp sự
tổn hại, đây cũng là một sự “mất mát” cho Phật pháp.

(12) Giới
một mình đến ngủ đêm tại chùa ni (tăng): 

Nếu Bồ tát tại
gia
nam (nữ), sau khi thọ giới, một mình ngủ đêm tại chùa ni (tăng), thì phạm
vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo
nghiệp sinh tử luân hồi.

Điều giới này
được phân làm hai trường hợp: (1) Bồ tát tại gia nam (ưu bà tắc), một mình đến
ngủ đêm tại chùa ni, (2) Bồ tát tại gia nữ (ưu bà di), một mình đến ngủ đêm tại
chùa tăng.

Ưu bà tắc, vì hộ
trì
đạo trường, có những nhân duyên như xây cất, thỉnh tượng, phóng sinh, in
kinh, cúng dường, v.v…, thường tới lui với ni chúng. Nếu như một mình đến ngủ
đêm tại chùa ni, người khác thấy được, sinh tâm nghi ngờ, hoặc tạo khẩu nghiệp
như dị nghị, đàm tiếu, phỉ báng, v.v… Nếu như thường tới lui, phát sinh tình
cảm, và do đó, một mình đến ngũ đêm ở chùa ni, e rằng sẽ dễ phạm giới dâm. Vì
lý do này, Đức Phật cấm chế ưu bà tắc không được một mình đến ngủ đêm tại chùa
ni. Cùng những lý do như trên, ưu bà di cũng không thể một mình đến ngủ đêm tại
chùa tăng.

(13) Giới vì
của đánh người: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, vì tiền của mà đánh đập chửi rủa tôi tớ, hoặc người
ngoài, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là
kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Người ngoài: nghĩa
là không phải tôi tớ, hay người thân thuộc của mình.

Đánh đập là thân
nghiệp
, chửi rủakhẩu nghiệp, giận dữ (nguyên nhân của sự đánh đập chửi rủa)
ý nghiệp. Như vậy, hành động đánh đập chửi rủa đã tạo tác ba nghiệp thân
khẩu ý
bất tịnh.

(14) Giới bố
thí
thức ăn thừa cho bốn chúng

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, đem thức ăn thừa bố thí cho tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc ưu
bà tắc
, ưu bà di khác, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị
đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Thức ăn thừa:
tức là thức ăn mà mình hoặc người khác đã dùng qua, còn thừa lại, như cơm, rau,
trà, trái cây, bánh mứt, v.v…

Bố thí: vốn là một
việc làm phúc đức, như trong kinh Phật Thuyết Hiền Giả Ngũ Phúc Kinh có nói
“Người đem thức ăn bố thí cho chúng tăng, sẽ được năm điều lợi: (1) tướng mạo
trang nghiêm, (2) sức lực dồi dào, (3) thọ mạng lâu dài, (4) an ổn không bệnh,
(5) có tài ăn nói”.

Mục đích của sự bố
thí
là tập xa lìa sự bỏn sẻn, cho nên, đối với bốn chúng, phải đem lòng thành
kính, bố thí thức ăn ngon lành tinh khiết. Nếu như, đem thức ăn thừa bố thí các
vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, điều này chứng tỏ tâm bỏn sẻn còn
quá nặng, vả lại, cho kẻ khác ăn thức ăn thừa cũng là một hành vi bất kính, và
hơn nữa làm mất đi ý nghĩa của sự bố thí.

(15) Giới
nuôi mèo, chồn: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng mèo, chồn, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không
khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Mèo chồn: hai
loài này tính tình rất hung tàn, thích giết hại loài vật khác. Loài mèo, ngoài
việc bắt chuột, đối với những động vật nhỏ khác, hễ thấy là sát hại; còn loài chồn
(thợ săn thường huấn luyện để bắt các loại động vật khác), tính tình cũng giống
loài mèo, thích giết hại các loài vật khác.

Nuôi mèo, nuôi
chồn, để chúng giết hại loài vật khác, thì cũng giống như tự mình giết, hoặc
bảo kẻ khác giết, cho nên ưu bà tắc, ưu bà di, sau khi thọ giới Bồ tát, không
nên nuôi dưỡng bọn chúng.

(16) Giới
nuôi súc vật

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, lừa, hoặc các
loại
súc vật khác, không chịu tịnh thí cho người chưa thọ giới, thì phạm vào
tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo
nghiệp sinh tử luân hồi.

Nuôi dưỡng voi,
ngựa, trâu, dê, lạc đà, lừa, hoặc các loại súc vật khác: Sáu loài động vật này,
đều có thể phục dịch tối đa cho loài người, hoặc bằng sức lực, hoặc cung cấp
da, lông, v.v…, hoặc cung cấp thực phẩm; còn các loài súc vật khác như heo,
gà, vịt, v.v…, thì đa số cung cấp thực phẩm. Đức Phật từ bi, căn cứ trên sự
bình đẳng của sinh mệnh của tất cả chúng sinh, cho nên chế định ưu bà tắc, ưu
bà di
, sau khi thọ giới Bồ tát, không được nuôi dưỡng những loại súc vật này.

Không chịu tịnh
thí
cho người chưa thọ giới: Tịnh thí, tức là trong lúc bố thí, không cầu sự
khen ngợi, hoặc phúc báo thế gian, mà đem công đức của sự bố thí hồi hướng đến quả
báo
giải thoát Niết bàn. Còn nếu bố thí với mục đích mong cầu quả báo thế gian,
thì gọi là bất tịnh thí.

Nuôi dưỡng những
loài súc vật này chướng ngại cho sự tu hành, vì nếu chúng không tuân mệnh,
chúng ta sẽ khởi tâm sân hận, đánh đập, chửi rủa, trù ẻo, v.v…, gây tạo ba
nghiệp
ác thân, khẩu, ý. Cho nên, tốt nhất là không nên nuôi những loài vật
này. Còn những loại động vật khác như cá kiểng, chim kiểng, v.v…, nếu như
tịnh thí mà không người nhận, hoặc không có hoàn cảnh thiên nhiên thích hợp cho
sự phóng sinh, thì có thể nuôi dưỡng, cho đến khi chúng chết già một cách tự
nhiên
(không nên đem phóng sinh một cách bừa bãi, vô trách nhiệm).

(17) Giới không
chứa ba y, bình bát, tích trượng

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, không chứa sẳn ba y, bình bát, tích trượng để cúng dường
chúng tăng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó
là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Ba y: tức là
(1) tăng già lê (y chín điều trở lên), (2) uất đa la tăng (y bảy điều), (3) an
đà hội
(y năm điều). Tỳ kheo, tỳ kheo ni, thường phải có sáu vật không được rời
thân, (1) tăng già lê, (2) uất đa la tăng, (3) an đà hội, (4) bình bát, (5) tọa
cụ
, (6) lọc nước, gọi là tam y lục vật.

Tích trượng: còn
gọi là trí trượng, đức trượng. Bên Hiển giáo dùng để đi khất thực (khua tiếng
cho thí chủ biết mình đang hiện diện, hoặc để xua chó dữ), hoặc đuổi trùng (khi
ở trong rừng, hay dưới gốc cây, khua tiếng cho những loài trùng như rắn, rết,
đi tránh chỗ khác), v.v….

Các bậc xuất gia
là những kẻ đã xả bỏ tất cả: nhà cửa, tiền của, vợ con, v.v…, để cầu giải
thoát
. Các ưu bà tắc, ưu bà di, đã thọ Bồ tát giới, vì hộ trì Phật pháp, cúng
dường
tăng bảo, cho nên phải chứa những đồ vật mà chúng tăng thường dùng, để có
thể tùy thời cúng dường cho các bậc xuất gia khi họ cần.

Điều giới này
thích hợp với thời đại nông nghiệp, vì trong thời đại đó, vật chất thiếu thốn,
phương tiện giao thông không được thuận tiện, do đó, Đức Phật đã quy định Bồ
tát tại gia
phải chứa sẳn những vật trên để tùy lúc cúng dường những đồ vật mà
chư tăng đang cần dùng. Còn hiện nay, trong thời đại công nghiệp, vật chất
phong phú, phương tiện giao thông tiện lợi, mua sắm dễ dàng, thành thử Bồ tát
tại gia
cũng không cần phải tích chứa những món này. Mà những vật như bình bát,
tích trượng, lọc nước, ngay đến người xuất gia cũng ít ai dùng đến, do đó, tốt nhất
cúng dường tiền mặt để họ tiện việc mua sắm những đồ vật mà họ đang cần
thiết
. (Chú ý: Sự cúng dường tiền mặt sẽ không vi phạm điều giới “không
giữ tiền bạc” của người xuất gia. Điều giới “không giữ tiền bạc”
của tỳ kheo đã được khai duyên trong bộ luật “Thuyết Nhất Thiết Hữu
Bộ”)

(18) Giới không
lựa chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch,
đất cao ráo để trồng trọt, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối,
sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Sinh sống (Hán:
vị thân mệnh): tức là duy trì sự sinh hoạt của chính mình hoặc gia đình mình,
nếu nói rộng ra, bao hàm cả sự sinh hoạt của các vị xuất gia, cùng những kẻ ăn
xin. Vì sao? Vì các vị xuất gia, cùng những kẻ ăn xin, đều phải nương nhờ vào
sự cúng dường của người tại gia.

Không tìm chỗ nước
sạch: nghĩa là chỗ nước không có trùng (có thể thấy được bằng mắt thường). Như
khi trồng lúa, cần phải dẫn nước vào ruộng; vì trong nước, hoặc ao, hoặc sông,
hoặc hồ, thường có những sinh vật (mà mắt thấy được), e rằng sinh mệnh của
chúng bị tổn hại bởi sự cầy cấy, cho nên, lúc dẫn nước vào ruộng, nên cho qua
lưới lọc, hầu tránh sát hại những sinh vật này (nếu mắt thường không thấy được
thì không kể đến — như điều giới khinh thứ mười đã có nói qua).

Đất cao ráo (Hán:
lục chủng xứ): Theo tiếng Hán, lục chủng là những loại thực vật có thể được
trồng ở nơi cao ráo (không cần nhiều nước như lúa gạo), như lúa mạch, bông vải,
khoai, đậu, rau cải, dưa, trái cây, v.v… Các loại thực vật này, vì không cần
phải
dẫn nước, không đến nỗi tạo thành nghiệp sát sanh nghiêm trọng như trồng
lúa gạo. Thế nhưng, khi canh tác, trồng trọt, vẫn phải cố gắng hết sức mình, để
tránh sự ngộ sát các loài côn trùng. Không nên tùy tiện dùng thuốc hóa học cố ý
sát hại. Chớ vì một chút lợi nhỏ trước mắt mà không nghĩ đến quả báo trong
tương lai. Nếu đã thọ giới, phải nên cẩn thận chú ý vấn đề này.

(19) Giới
buôn bán không chân chánh: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, làm nghề mua bán: lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá
cả, không được lật lọng, đem bán cho kẻ trả giá đắt hơn; lúc mua hàng, nếu thấy
người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi. Nếu không làm như
thế, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ
nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Nếu thấy người
bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi: Ưu bà tắc, ưu bà di,
sau khi thọ giới Bồ tát, khi mua đồ vật, nếu thấy người bán trong lúc cân, lường,
dùng cân non, giạ non, v.v…, nghĩa là thấy rõ đối phương dùng tâm dối trá,
gian lận, lúc đó nên bảo rõ cho họ biết, để họ chỉnh đốn lại hành vi, cân lường
chân chánh. Nếu như thấy rõ đối phương dùng những thủ đoạn gian giảo, lừa dối,
mà không nói rõ cho họ biết, âm thầm chịu thiệt thòi, tức là đã vô tình khuyến
khích đối phương tiếp tục làm ác. Vị Bồ tát tại gia đó đã không từ bi cứu vớt
bọn họ; không những để cho bọn họ tiếp tục tạo tội, mà chính mình cũng đã tạo
nghiệp (tán thành việc ác của kẻ khác). Vì thế, Bồ tát tại gia, trong những
trường hợp này, phải nên rất tế nhị, dùng những phương tiện khéo léo để khuyên
nhắc, đề tỉnh đối phương. Còn nếu mình biết rằng đối phương là kẻ bất lương,
hung ác, không biết phục thiện, lời mình nói ra có thể sẽ đem đến sự nguy hiểm
tính mạng cho chính mình, thì có thể im lặng, chờ cơ hội khác.

(20) Giới
hành
dâm không đúng thời, không đúng chỗ: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, hành dâm không đúng chỗ, không đúng thời, thì phạm vào
tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp
sinh tử luân hồi.

Không đúng chỗ
(Hán: phi xứ): có hai nghĩa: (1) ngoài bộ phận sinh dục của người nữ ra, tất cả
các chỗ khác trên thân đều gọi là phi xứ (không đúng chỗ); (2) ngoài phòng ngũ
chính thức của hai vợ chồng ra, tất cả những nơi khác, như phòng khách, phòng
ăn, nhà bếp, ngoài đồng trống, v.v…, đều gọi là phi xứ.

Không đúng thời
(Hán: phi thời): cũng có hai nghĩa: (1) lúc người vợ đang có thai, hoặc vừa mới
sanh đẽ xong chưa được bao lâu; (2) trong những ngày rằm, ngày vía, hoặc những
ngày bát quan trai (một tháng sáu ngày, như đã nói rõ trong điều giới thứ
bảy). 

Nên chú ý,
trong những ngày bát quan trai, dù là vợ chồng chính thức cũng không được hành
dâm, nếu không, sẽ phạm giới trọng thứ tư (không dâm dục), mất giới thể.

Phụ chú: Nếu vợ
chồng cùng đến ở trong chùa, không được hành dâm, nhẫn đến không được ngũ cùng
phòng. Hoặc ở nơi thờ phượng, dù là trong nhà mình, hoặc ở nơi có treo tranh
ảnh, hoặc đặt để tượng Phật, Bồ tát, cũng không được hành dâm; nếu như buông
lung
không kiêng cử, làm việc bất tịnh ở những nơi tôn nghiêm, sẽ bị đọa vào
địa ngục vô gián, như trong kinh Địa Tạng đã nói. Hơn nữa, những kẻ dù chưa thọ
ngũ giới, nếu xâm phạm tiết hạnh của người xuất gia, dù họ đồng ý hay không, sẽ
phạm biên tội. Kẻ đó, trong đời hiện tại sẽ không được thọ ngũ giới, bát giới,
không được xuất gia. Cho nên, khuyên các vị tại gia, đối với các bậc xuất gia,
phải nên rất cẩn thận, không nên khởi tâm bất chính.

(21) Giới
gian lận thuế: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, làm nghề thương mại, công nghiệp, v.v…, không chịu nộp
thuế, hoặc khai thuế gian lận, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối,
sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Không chịu nộp
thuế (Hán: bất du quan thuế): Chính phủ tuy quy định nhiều loại thuế, song thuế
hàng hóa và thuế lợi tức là hai nguồn thuế chính yếu. Nộp thuế là nghĩa vụ mà
tất cả mọi công dân trong nước phải tuân hành. Nếu không nộp thuế, tức là vi
phạm luật pháp
quốc gia. Các vị đã thọ giới ưu bà tắc, ưu bà di, dù làm bất cứ
nghề nghiệp nào, cũng phải nên trung thực nộp thuế cho nhà nước. 

Khai thuế gian lận
(Hán: đạo khí khứ giả, Anh: report dishonestly): tức là tuy nộp thuế, song báo
cáo
gian lận tiền thuế đáng lẽ phải nộp cho nhà nước. Ví dụ, một công xưởng sản
xuất một số lư‏ợng sản phẩm, thông thường phải khai báo đầy đủ số lư‏ợng sản
xuất để nộp thuế, song lại báo cáo gian lận, hầu mong trả thuế ít hơn số ngạch đã
quy định. Hoặc giả, tuy báo cáo trung thực, song đến lúc nhà nước ấn định số
thuế phải nộp, lại không chịu nộp thuế, bỏ phế nghĩa vụ đóng thuế của mình.

Phụ chú: Không
chịu đóng thuế, hoặc khai báo gian lận, sẽ phạm hai tội, một là vọng ngữ, hai
trộm cắp. Nếu số tiền thuế gian lận lớn hơn một số lượng nào đó, sẽ phạm vào
giới trọng thứ hai (không trộm cắp), mất giới thể. Nếu không thọ giới thì thôi,
còn nếu đã thọ, phải cố gắng cẩn thận giữ gìn.

(22) Giới
phạm luật pháp quốc gia

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, vi phạm luật pháp quốc gia, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu
không
khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân
hồi
.

Vi phạm luật pháp
quốc gia: luật pháp quốc gia, tức là những điều lệquốc gia đã quy định, như
chế độ, pháp lịnh, quy ước, nhẫn đến những phong tục tập quán thuần lương của
nhân gian. Phạm luật pháp quốc gia, tức là vi phạm vào chế độ, pháp lịnh, quy
ước
của nhà nước, hoặc có những hành vi đi ngư‏‏ợc với phong tục thuần lương
của nhân gian

Các vị đã thọ giới
Bồ tát, nếu vi phạm luật pháp quốc gia, không những làm cho kẻ khác chê cười,
phỉ báng, tạo khẩu nghiệp, mà còn làm chướng ngại cho việc hoằng dương của Phật
pháp
.

(23) Giới
được thực phẩm mới mà không cúng dường Tam bảo trước: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, lúc lúa, trái cây, rau cải được mùa, không dâng cúng Tam
bảo
trước, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó
là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Lúc lúa, trái cây,
rau cải đư‏ợc mùa (Hán: tân cốc, quả, lỏa, thái, nhứ): tức là lúa mới gặt, hoặc
những trái cây, rau cải lúc mới được thu hoạch lần đầu trong mùa.

Không dâng cúng
Tam bảo trước: Những vị đã thọ giới Bồ tát, làm nghề canh nông, khi thu hoạch
được thóc lúa, hay trái cây, rau cải đầu mùa, trước tiên nên đem cúng dường cho
Tam bảo để tỏ lòng thành kính, rồi sau đó mới đem bán chác, hoặc thực dụng. Còn
các vị Bồ tát tại gia khác, tuy không làm nghề canh nông, song mỗi khi có cây
trái đầu mùa, cũng nên mua sắm, trước là để cúng dường Tam bảo, rồi sau đó thọ
dụng
.

Phụ chú: Cúng
dường
rau trái đầu mùa, có nghĩa là chỉ mỗi năm vào đầu mùa gặt hái, thì mới
cúng dường rau quả gặt hái lần đầu, chứ không bắt buộc là mỗi khi mua sắm đều phải
đem cúng dường. Nếu không, sự cúng dường Tam bảo sẽ trở thành một gánh nặng
phiền toái cho hàng cư sĩ tại gia. Cư sĩ tại gia, mỗi khi mua sắm thức ăn, rau
trái, v.v…, tuy không bắt buộc đem đến chùa để cúng dường, tuy thế, cũng nên
đem cúng ở bàn Phật trong nhà, trước khi thọ dụng, để tỏ lòng tôn kính.

(24) Giới
Tăng già không cho thuyết pháp mà tự chuyên: 

Bồ tát tại gia,
sau khi thọ giới, nếu Tăng già không cho phép thuyết pháp, mà vẫn cứ làm, thì
phạm tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo
nghiệp sinh tử luân hồi.

Tăng già không cho
phép
thuyết pháp: Các vị ưu bà tắc, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, nếu chúng tăng
không cho phép thuyết pháp, thì không được đi ngược lại lời khuyến cáo của Tăng
già
.

Thuyết pháp, có
nghĩa là tụ hợp một số đông người lại để giảng giải Phật pháp. Thuyết giảng
Phật pháp, xưa nay vốn là trách nhiệm của hàng tỳ kheo, tỳ kheo ni, vì các vị
này, đã lãnh ngộ được ý nghĩa tương đối thâm sâu của kinh điển. Còn các vị cư
sĩ đối với kinh điển, nếu chỗ lãnh ngộ chưa được thấu triệt, thì sự giảng giải
Phật pháp của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa chân thực của kinh
điển
, và như thế sẽ dễ dàng đem đến sự hiểu lầm đối với giáo nghĩa của Đức Thế
Tôn
.

Đối với các vị ưu
bà tắc
, ưu bà di đã thọ giới Bồ tát, nếu như Tăng già nhận thấy chưa đủ trình
độ
thuyết pháp, và đã lên tiếng khuyến cáo không nên giảng kinh, mà vẫn ngoan
cố
không tuân hành lời khuyến dạy của Tăng già, sẽ phạm vào điều giới này. Còn
như, nếu vị cư sĩ đó có đủ khả năng, hơn nữa, Tăng già đã đồng ý, thì vị đó nên
nỗ lực hổ trợ tăng già trong việc hoằng dương chính pháp của đức Như Lai.

(25) Giới đi
trước
năm chúng xuất gia

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, nếu ra đường đi trước các tỳ khưu, sa di, v.v…, thì sẽ
phạm tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo
nghiệp sinh tử luân hồi.

Năm chúng xuất
gia
: tức là tỳ kheo, tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di, sa di ni.

Nếu ra đường đi
trước
(Hán: đạo lộ nhược … tiền hành): Các vị đã thọ giới Bồ tát tại gia, khi
ra đường, phải nên đi sau các vị xuất gia, không được cố ý đi trước. Nếu như
lúc đang đi, phía trước có chướng ngại, có thể đi đến phía trước để dẹp trừ,
hoặc nếu phía trước có những sự nguy hiểm, thì có thể đi ra phía trước để ngăn
chận, bảo hộ cho các vị ấy, hoặc vì một lý do nào đó, các vị xuất gia cho phép
đi phía trước, thì cũng phải tuân hành chỉ thị của họ.

Phụ chú: Đi phía
sau các vị xuất gia, mục đíchtôn kính Tam bảo; nếu đi phía trước, đây là sự
biểu hiện của hành vi bất kính. Theo sự chế định của đức Phật, khi đi, thứ tự
trước sau phải là: tỳ kheo, sa di, tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di ni, ưu bà
tắc
, ưu bà di.

(26) Giới
phân phối thức ăn cho chư Tăng không bình đẳng

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, lại sinh tâm
thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác, để cúng dường thầy
mình, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là
kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Phân phối thức ăn
cho chư Tăng: Chư Tăng, là chỉ chung cho các vị xuất gia, tụ họp để thọ thực,
chứ không phải chỉ có một vị xuất gia hiện diện.

Sinh tâm thiên vị
… thầy mình (Hán: nhược thiên vị sư): Chữ thầy, có nghĩa, hoặc là thầy bổn sư
mà mình quy y, hoặc là thầy truyền giới, hoặc là thầy giáo thọ, hoặc là những vị
thầy mà mình có cảm tình hoặc kính trọng. Sinh tâm thiên vị, nghĩa là đặc biệt
trọng đãi các vị thầy mà mình ưa thích, kính trọng, còn đối với các vị thầy
khác thì chỉ đối đãi lơ là, hoặc lấy lệ. Tâm thiên vị này đi ngược lại tinh
thần bình đẳng
của Phật giáo.

Lựa những món
ngon: tức là lúc dâng thức ăn, lại phân biệt, lựa chọn món ăn ngon, quý,
v.v…, đem dâng cho các vị thầy mà mình ưa thích, kính trọng. Cái tâm thiên vị
này, không những là nhân duyên chướng đạo cho chính mình, mà lại còn làm cho
các vị thầy được ưu đãi sinh tâm ngã mạn, cống cao, tham lam, v.v…, tức là
tạo thành nhân duyên chướng đạo cho họ.

(27) Giới
nuôi tằm: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, nuôi tằm lấy tơ, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi
tâm
sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Nuôi tằm lấy tơ,
là làm tổn hại đến sinh mệnh của loài vật, vì khi lấy tơ, phải trụn kén vào
trong nước sôi, giết chết con nhọng trong kén, trước khi nó cắn đứt bọng kén để
chun ra ngoài. 

Ở đây, cấm chế
việc nuôi tằm, do đó nếu nuôi tằm sẽ phạm điều giới này. Còn như, nếu nuôi tằm
lấy tơ, làm tổn hại sinh mệnh của loài vật, sẽ phạm vào giới trọng thứ nhất,
cấm sát sanh.

(28) Giới đi
đường gặp người bệnh không chăm sóc: 

Nếu Bồ tát tại
gia
, sau khi thọ giới, đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc,
hoặc tìm cách gửi gắm cho người khác chăm sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không
khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.

Đi đường gặp người
bệnh, phải nên ghé đến xem xét, tìm tất cả phương tiện để giúp đỡ, hoặc giao
phó
cho những người ở lân cận chăm sóc, đây là nghĩa vụ của tất cả mọi người
con Phật, trong việc cứu khổ cứu nạn tất cả chúng sanh. Nếu như thấy mà lại làm
lơ bỏ đi, không có một chút lòng thương xót, thì đây là đã đi ngược với lòng từ
bi của Phật giáo. Vì vậy, đức Thế Tôn chế định điều giới này là để khuyến nhắc
các đệ tử thực hiện hạnh từ bi của Bồ tát.

Phụ chú: Điều giới
này tương tự với điều giới khinh thứ ba, không chăm sóc người bệnh. Xin xem lại
điều giới thứ ba phía trên.