So Sánh Bố Cục Kinh Viên Giác & Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh

0
45

So sánh bố cục kinh Viên Giác &
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
Thích Hạnh Tuệ – Trần Thị Thanh Vân

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là
tác phẩm lớn cuối cùng của Ngô Thì Nhậm, là kết tinh chín muồi cả về nội dung tư tưởng lẫn bút pháp nghệ thuật của danh sĩ này.

Chúng ta biết rằng, Phật
giáo
là một trong những hệ tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại, xuất hiện cách
đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ. Hệ tư tưởng này có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều
khía cạnh của đời sống nhân loại, nhất là những dân tộc nằm trong sự ảnh hưởng
của hai nền văn minh lớn: Ấn ĐộTrung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam vốn từ xưa
đã có truyền thống hòa hiếu và rộng mở, nên dễ dàng tiếp nhận những tinh hoa
tưởng
của các dân tộc khác. Từ khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, thì dân tộc
ta đã tiếp thu, tinh lọc và dung hòa tư tưởng Phật giáo với những nét văn hóa
truyền thống tâm linh bản địa để tạo nên một nền văn hóa đặc sắc, độc đáo giàu
bản sắc dân tộc, khu biệt với nền văn hóa của những dân tộc khác, kể cả quốc
gia
dân tộc sản sinh ra hệ tư tưởng này là Ấn Độ và những quốc gia dân tộc chịu
ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo sâu sắc như Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Nhật
Bản
, Triều Tiên, Đài Loan… Cho nên việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách nghiêm
túc ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn học, để hiểu sâu sắc hơn nữa văn hóa
truyền thống của dân tộc ta là điều vô cùng cần thiết; cụ thểảnh hưởng bố cục
của kinh Viên giác trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh
một trước tác nổi tiếng của danh sĩ Ngô Thì Nhậm và những pháp hữu, đệ tử vào
cuối thế kỷ XVIII. Bởi vì, có thể nói rằng Ngô Thì Nhậm là một tác gia xuất sắc
tiêu biểu cho cả một nền văn học Việt Nam trong thời kỳ này.

Trúc Lâm
tông chỉ nguyên thanh
tác phẩm lớn cuối cùng của Ngô Thì Nhậm, là kết
tinh chín muồi cả về nội dung tư tưởng lẫn bút pháp nghệ thuật của danh sĩ này.
Nói như kiểu nhà Thiền, thì tác phẩm này giống như “bài kệ truyền tâm ấn” của
các thiền sư cho các đệ tử lúc sắp viên tịch. Bởi vì, tất cả những gì tinh túy
nhất cũng như tâm huyết của cả một đời tác giả đều gửi gắm hết vào đây. Không
những thế, tác phẩm này còn là giải pháp tâm huyết nhằm phục hưng đất nước trong
thời loạn lạc của tác giả và các pháp hữu cuối thế kỷ XVIII.  

Khi viết Trúc Lâm đại chân Viên giác thanh tự
Bảo Chân đạo nhân Phan Huy Ích có nhận xét khái quát về tác
phẩm
Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh: “Ông anh vợ tôi là Hy Doãn Công,
quan Thị trung đại học sĩ, học thức cao rộng, hơn hẳn người thường. Kinh nghiệm
đúc kết càng uyên thâm, sự nghiệp càng thêm tinh túy, Tam giáo cửu lưu, Bách
gia chư tử không gì là không thâu tóm được đầy đủ, hợp với tấm lòng rộng lớn,
đủ để điều khiển được muôn vật, nắm vững được Tam huyền. Bộ sách Hai mươi bốn
thanh âm của ông soạn ra, đã đem hết những chỗ mà lời lẽ của nhà Phật còn lờ mờ
huyền bí, chia cắt thành từng đoạn, thâu tóm, tập hợp thành đầu mối theo thứ tự
từng tiết, cho nên những gì là tinh túy, uẩn súc đã được mở rộng ra, rồi đem
công hành trên bản in để tỏ rõ cho rừng thiền được biết”(1). Cộng với đại ý nội dung lá thư của Ngô
Thì Đạo gửi cho Ngô Thì Nhậm chép trong Ngô gia văn phái rằng: “Cháu nhường chỗ
ở làm Trúc Lâm thiền viện để thờ Tam tổ, viết kinh Viên giác mới gồm 24 thanh,
dạy học trò, xưng pháp hiệu là Đệ tứ tông…”(2).
Như vậy, liên kết hai dữ liệu trên cho ta thấy rằng Ngô Thì Nhậm viết “kinh
Viên giác mới” dựa trên cơ sở kinh Viên giác, phân thành từng đoạn,
giảng giải chi tiết những nội dung tư tưởng tinh túy, uẩn súc để cho người đọc
dễ tiếp nhậnthực hành.

Nếu xem số mười hai chương của kinh Viên giác
là 12 tháng của một năm và số hai mươi bốn thanh của Trúc Lâm tông chỉ
nguyên thanh
là 24 tiết (mỗi tháng có 2 tiết) thì cũng vừa đúng một năm.

Hơn nữa, mười
hai chương của kinh Viên giác tương thích với Thập nhị Địa chi (tý, sửu,
dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi). Mà Thập nhị Địa chi phối
hợp với Thập Thiên can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) và
Bát quái (càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài) lập thành biểu đồ hình
tròn Nhị thập tứ thanh phối khí ứng sơn chi đồ (Biểu đồ hai mươi bốn thanh phối
với các tiết trong năm). Hai mươi bốn thanh trong phần chính văn của tác phẩm Trúc
Lâm
tông chỉ nguyên thanh
được xếp thep thứ tự thuận chiều kim đồng hồ và
có mối liên kết chặt chẽ.

Hai mươi bốn
thanh trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh ứng với hai mươi bốn tiết
trong vòng tuần hoàn của một năm, được làm rõ trên Nhị thập tứ phối khí ứng
sơn chi đồ
và số mười hai chương của kinh Viên giác cũng vừa ứng với
mười hai tháng của một năm. Phải chăng, số lượng chương của hai tác phẩm này có
mối liên hệ mật thiết với nhau?

Nếu bốn chương
đầu (chiếm 1/3 của 12 chương) trong kinh Viên giác, là bốn chương căn
bản
của kinh và chương Văn Thù (chương 1) là trọng yếu trong bốn chương thì ở Trúc
Lâm
tông chỉ nguyên thanh
, tám thanh đầu (chiếm 1/3 của 24 thanh) là tám
thanh căn bản của tác phẩm và chương Không thanh (chương 1) là trọng yếu của
tám chương. Bảy chương kế tiếp của kinh Viên giác (từ chương Di Lặc
chương Viên giác) cũng như mười bốn thanh kế tiếp của Trúc Lâm tông chỉ
nguyên thanh
(Từ Định thanh – Hưởng thanh) nhằm quyết trạch những nghi lầm
mở rộng phương tiện cho phù hợp với tất cả các đối tượng. Chương Hiền Thủ
(chương cuối) của kinh Viên giác và hai thanh kết thúc tác phẩm Trúc
Lâm
tông chỉ nguyên thanh
đều làm nhiệm vụ của phần lưu thông, lưu hành
không để tác phẩm mai một, gián đoạn.

Tác phẩm Trúc
Lâm
tông chỉ nguyên thanh
của Ngô Thì Nhậm bắt đầu bằng chương Không thanh.
Trong khi đó, trước khi nói kinh Viên giác, Đức Phật và chúng đệ tử đều
an trụ trong chánh định, thể nhập vào tự tính thanh tịnh, không còn vọng tâm
quấy nhiễu thì mới có thể nói và nghe về cảnh giới Viên giác. Phải chăng, tác
giả
của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh muốn bắt đầu từ cảnh giới Chân
không
(Không thanh) đi đến cái Diệu hữu (hai mươi ba thanh còn lại)
để triển khai tông chỉ của mình. Đây là con đường đi từ thể đến dụng, từ tính
ra tướng. Và Đại trí Văn Thù là vị Bồ-tát đầu tiên phát khởi trong kinh Viên
giác
, cũng tức là tiêu biểu cho căn bản trí trong Phật giáo. Như vậy, đại
diện
cho cảnh giới Phật trí tròn đầy, viên mãn, thường biểu thị bằng cái vòng
tròn giống như số 0, thì Văn Thù Bồ-tát chính là hình tượng đắc địa. Cái biểu
tượng
thể tính Viên giác tròn đầy tương thích với Không thanh của Hải Lượng
thiền sư không thể dùng ngôn ngữ giảng biện, không thể dùng trí phân biệt đo
lường, chỉ có thể tạm mượn lời bài kệ thứ 10, nói về cảnh giới giác ngộ của Phổ
Minh
thiền sư trong Thập mục ngưu đồ của Thiền tông để gợi: 

 “人牛不見杳無踪, 

 明月光含萬象空.

 若問其中端的意,

 野花方草自叢叢”.(3) 

Phiên âm:
Nhân ngưu bất kiến yểm vô tông
Minh nguyệt
quang hàm 
vạn tượng không
Nhược vấn kỳ trung đoan đích ý
hoa phương thảo tự tùng tùng.
 Dịch thơ:
Chẳng thấy
người, trâu dấu 
mịt mùng,
Ánh trăng
trong suốt thảy 
đều không.
Muốn tìm ý
chính bên trong ấy,
Cỏ dại hoa
thơm
vẫn biếc nồng.
 

Người chăn và
con trâu đều vắng bặt, ánh trăng hòa cùng vạn tượng không còn phân biệt, tức là
nhân, ngã đều xả, tâm, pháp đều quên. Đó cũng chính là lúc ánh sáng trí huệ tự
tính
chiếu soi vô cùng, hương thơm lan tỏa khắp muôn phương, không ngằn mé,
không biên giới, cũng không thể dùng tư duy lô-gic hiểu được, mà chính tự bản
thân
phải thể nhập vào cảnh giới đó. 

Trong Thanh dẫn,
mở đầu chương Không thanh, Ngô Thì Hoàng cho rằng: “古今行識盡在空聲中。可得而聞,不可得而尋。夫是之謂空。
空也者,天上之载,无聲之聲也”.(4) (Cổ kinh hành thức tận tại không thanh
trung. Khả đắc nhi văn, bất khả đắc nhi tầm. Phù thị chi vị không. Không dã
giả, thiên thượng chi tái, vô thanh chi thanh dã). Nghĩa là: Xưa nay hành động
nhận thức đều nằm trong tiếng không. Tiếng có thể nghe, nhưng tìm không được
vì vậy gọi là không. Không ở đây là sự vần chuyển ở trên trời, là tiếng “không
có tiếng”.

Lý do mà Hải Lượng thiền sư viết nên hai mươi bốn
thanh, giải thích cặn kẽ những vấn đềđệ tử chưa thông, được Hải Hòa Tăng
làm rõ: “Xưa kia, Bản Sư nhón tay cầm hoa giơ lên, thì Ca Diếp mỉm cười,
đó là thần cơ đã lĩnh hội được ý chỉ, không đợi phải truyền thụ bằng lời. Nay
chân không chẳng còn chướng ngại, Phật thuyết pháp với đồ đệ phải lộ ra chút
thần sắc, phát ra thành lời, đó là vì chúng nhân công hành chưa sâu, ma chướng
còn nặng, vừa mới nghe thầy nói mà đến nỗi quay lưng vào án thư. Nếu không cố
sức nói, thì làm sao mà lĩnh hội được? Cho nên đặt ra vấn đáp để biện minh nghi
hoặc
với chúng nhân, đó cũng là một điều khổ tâm của đức từ bi”(5).

Phật giáo Thiền
tông
xưa nay đều theo truyền thốngTrực chỉ nhân tâm” (chỉ thẳng tâm
ngươi) và “Bất lập văn tự” (không lập văn tự), bởi vì ngôn ngữpháp
hữu vi
, không thể diễn tả chân lý một cách trọn vẹn được. Giữa ngôn ngữchân
luôn tồn tại một khoảng cách nhất định, khoảng cách này chỉ có thể rút ngắn
đến một giới hạn gần nhất, nhưng không bao giờ bị triệt tiêu. Cho nên, mạng
mạch Phật giáo Thiền tông sở dĩ được truyền thừa mãi mãi không bao giờ dứt là
nhờ vào cách thức “tâm ấn tâm” (lấy tâm truyền tâm) mà không dùng văn
tự
, bởi vì “hữu hình tất hữu hoại” (phàm cái gì có hình tướng ắt phải bị hoại
diệt
). Nhưng Hải Lượng thiền sư vì muốn biện minh những nghi hoặc, mê lầm phổ
biến
về Phật giáo trong thời đại ông sống, nên bất đắc dĩ phải dùng ngôn ngữ
nghệ thuật làm phương tiện để giảng giải.

Chỉ với mười hai chương, tổng cộng hơn mười ba
ngàn chữ của kinh Viên giác đã dung chứa toàn bộ tinh yếu nghĩa lý uyên
áo
của một trong những hệ tư tưởng vĩ đại trên thế giới. Những phạm trù cơ bản
trong triết lý Phật giáo nói chung, kinh Viên giác nói riêng như: Phật
tính
, bản thể, bình đẳng, lý, dục, tham ái, luân hồi, tiền kiếp, tịch diệt, phá
chấp
, sinh diệt, giải thoát… được Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm, không những
tiếp thu, thể nghiệm mà còn hình tượng hóa chúng thành một công trình nghệ
thuật ngôn từ độc đáo: Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh.

Ngô Thì Nhậm
sáng tạo ra “kinh Viên giác mới” trên cơ sở vận dụng một cách nhuần nhuyễn và
khéo léo những trải nghiệm bản thân về Phật, về Thiền cộng với tri thức Nho học
vốn có của ông vào việc giảng giải một cách dễ hiểu những phạm trù uyên áo của
nhà Phật theo xu hướng thực tiễn hóa, đơn giản hóa một cách rạch ròi, khúc
chiết, làm cho người học dễ dàng nắm bắt và áp dụng vào việc xác định đường
hướng và tông chỉ tu tập

Hai mươi bốn
chương của phần chính văn tác phẩm là một công trình nghệ thuật ngôn từ tuyệt
diệu
, bút pháp đạt tới mức tinh tế, mỗi câu mỗi chữ đều có hàm ý sâu sắc, nhằm
cảnh tỉnh người nghe, dẫn dắt người nghe quay về với chân tâm thanh tịnh sáng
suốt
, không bị ngoại cảnh mê hoặc, trói buộc.

Giá trị nội
dung tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh còn thể hiện ở chỗ, toàn bộ
tác phẩm là một lộ trình tu tâm dưỡng tính hoàn chỉnh và xuyên suốt không chỉ
phù hợp với thời đại ông sống, mà còn thích hợp với cả con người đương đại. Tám
chương đầu tiên, tác giả chú trọng vào việc giác ngộ chân tâm thanh tịnh của
mỗi người, tự tính của vạn pháp, bản chất của vạn vật (lý) để làm kim chỉ nam
cho việc thanh lọc nội tâm, loại bỏ tạp niệm, khai thông căn bản trí tuệ
(Bát-nhã). Tám chương giữa là sự hòa quang đồng trần, thiên về tinh thần nhập
thế
, làm lợi ích cho chúng sinh theo kiểu Bồ-tát hạnh, để phát huy trí tuệ
nâng cao đạo hạnh trong thử thách chướng ngại. Và tám chương kết chính là sự
kiểm nghiệm lại toàn bộ sự trải nghiệm trong quá trình tu tập ở trên và xác
định rõ ràng con đường đi tới tự do tự tại, giác ngộgiải thoát

 Chú thích
(1) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Lâm Giang chủ biên (2006), Ngô
Thì Nhậm toàn tập, tập 5.
Nxb. Khoa
Học Xã Hội, tr.37-38.
(2) Trung tâm nghiên
cứu
Quốc học, Mai Quốc Liên chủ biên (2002), Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập
3, NXB. Văn Học, tr.134.
(3) Quảng Trí thiền sư (1991), Thập mục ngưu đồ tụng,
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Trần Đình Sơn dịch và chú, tr.114.
(4) Viện Khoa học
hội
Việt Nam,
Lâm Giang (chủ biên), (2006), Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 5, NXB. Khoa
Học Xã Hội, tr.111.
(5) Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Lâm Giang (chủ biên), sđd, tr.
131-132.
 
Thích Hạnh Tuệ – Trần Thị Thanh
Vân