Sợ Hãi Với “Lời Phát Nguyện Trung Thành Tuyệt Đối”

0
26
SỢ HÃI VỚI
“LỜI PHÁT NGUYỆN
TRUNG THÀNH TUYỆT ĐỐI”

loi phat nguyen chan thanh tuyet doiloi phat nguyen chan thanh tuyet doi

Tôi là một Phật tử trẻ, có tham gia vào đạo tràng của một ngôi chùa thu hút khá nhiều giới trẻ. Lúc đầu tôi thấy các hoạt động ở đây có ý nghĩa, sau một thời gian thì được cho vào nhóm các thành viên nòng cốt. Khi vào nhóm nòng cốt rồi tôi được các vị đi trước hướng dẫn đọc “Lời phát nguyện trung thành tuyệt đối” (ảnh).

Trong đó có những đoạn như sau: “Nếu con phản bội Như Lai/ Thân con lửa đốt qua vài triệu năm. Ân tình sư phụ cao thâm/ Con mà phản bội đọa cầm thú luôn… Nếu còn một chút cá nhân/ Thì con xin chịu tan thân nát người”.

Các vị ấy bảo phải thường xuyên đọc bài này để giữ duyên với Phật, với sư phụ, với chùa. Sau khi đọc xong tôi thấy có gì đó không ổn. Tôi học giáo lýnhận thấy Đức Phật không dạy những lời nguyện tiêu cực như vậy nên tôi không phát nguyện. Mặt khác, những người trong nhóm không cho chúng tôi nghe pháp của các vị giảng sư khác, lý dothời mạt pháp chánh tà lẫn lộn nên chỉ nghe pháp của sư phụ thôi, phải trung thành tuyệt đối với sư phụ, với chùa và đạo tràng, nếu không sẽ mất duyên, sẽ bị kỷ luật khai trừ khỏi đạo tràng. Hiện tại tôi rất hoang mang và có phần lo sợ, rất mong sự sẻ chia và hướng dẫn của quý Báo.

(Bạn đọc xin ẩn danh và địa chỉ email)

Bạn thân mến!

Trước hết, chúng ta cùng nghe Đức Phật dạy về năm nguy hại của việc chỉ tin một người.

“Một thời Thế Tôn ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ-kheo:

– Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong lòng tịnh tín đối với một người. Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy phạm lỗi và chúng Tăng tùy theo lỗi đã phạm ngưng chức người ấy; bắt người ấy xuống ngồi cuối. Lại nữa, người nào được một người tịnh tín, rồi người ấy đi đến nơi khác; người ấy bị loạn tâm; người ấy bị mạng chung. Người này suy nghĩ: “Người mà ta ái mộ, ưa thích, nay người ấy bị chúng Tăng ngưng chức; bị bắt xuống ngồi cuối; nay người ấy đã đi xa; bị loạn tâm; bị mạng chung” và người này không còn tịnh tín với các Tỷ-kheo. Do không còn liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp, do không nghe diệu pháp nên người này thối đọa khỏi Chánh pháp.

– Này các Tỷ-kheo, đây là năm nguy hại đối với việc chỉ tịnh tín đối với một người”.

(Kinh Tăng chi bộ, chương 5, phẩm Ác hành, phần Tịnh tín đối với một người [trích, lược])

Rõ ràng, Đức Phật không tán thành việc xây dựng niềm tin trong sạch vào một người, dù cho người ấy là ai. Tịnh tín, lòng tin trong sạch vào một người (có thể là bậc Thánh, bậc có giới) mà Đức Phật còn chỉ ra đến năm nguy hại huống gì “trung thành tuyệt đối” với người phàm thì nhuốm màu cuồng tín, si mê.

Đức Phật luôn khuyến khích hàng đệ tử xây dựng lòng tin trong sạch với Tam bảo nhưng đức tin ấy luôn đi kèm với trí tuệ. Tin và hiểu song hành thì được gọi là chánh tín. Hiểu rõ giáo pháp và từng bước thể nghiệm những giá trị an lạc, cao quý của giáo pháp để gia cố cho niềm tin thêm lớn mạnh, vững chắc là cách thiết lập đức tin của Phật tử.

Đạo Phật không xây dựng niềm tin cho tín đồ dựa trên sự si mê (trung thành tuyệt đối), cũng không xây dựng niềm tin bằng sự đe dọa (phản bội sư phụ bị đọa làm cầm thú). Đạo Phật cũng không chủ trương thần quyền và giáo quyền, không ai có quyền thưởng phạt ai, tất cả đều vận hành theo nhân quả. Nếu có người thiếu duyên quay lưng với Tam bảo, đồng nghĩa họ đi vào con đường xấu ác và tự gánh chịu hậu quả.

Việc ngăn cấm đệ tử nghe giáo pháp từ những vị Tăng Ni khác (chỉ nghe pháp sư phụ) là sự độc đoán, u mê không nên có. Đức Phật còn tùy duyên giáo hóa, tùy bệnh cho thuốc vì căn cơ chúng sinh sai biệt. Phật tử cũng cần tùy duyên nghe pháp, chọn pháp để ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

Nếu bạn cảm thấy đạo tràng ấy không truyền dạy sự bao dung, yêu thươnghiểu biết; tu học trong hội chúng ấy mà không an lạc, hoan hỷ, giải thoát thì nên từ bỏ và gieo duyên với đạo tràng khác. Không nên sợ hãi lời hù dọa “phản bội sư phụ bị đọa làm cầm thú” vô căn cứ và bất lương. Nhân quả luôn rõ ràng, bạn cứ tùy duyên tu học một nơi khác, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý thiện lành thì đời bạn sẽ hạnh phúc, an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

(Báo Giác Ngộ)

____________________
Lời Phát Nguyện trên được trích từ Kinh Sách của chùa Thiền Tôn Phật Quang – Thích Chân Quang

$(function(){$(“#ctrl_media_k55fmns_10132424”).nwhtml5media()})

https://www.tiktok.com/@hoangquysonchannel/video/7363285030459903278

Xem thêm:

THƯ KIẾN NGHỊ

Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội 1/6/2024

Kính gửi Hội đồng Chứng minhHội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Kính thưa các vị Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng tôn quý!

Tôi là người hoạt động trong ngành điện ảnh xin khẩn thiết gửi tới các quý ngài đôi kiến nghị chân thành sau đây:

Thời gian qua, rất nhiều biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt Phật giáo và ở một số vị tu hành có chức sắc khiến cho hình ảnh Phật giáo vốn thiêng liêng trong lòng người dân Việt từ hàng ngàn năm qua trở nên nhem nhuốc, đáng xấu hổ… Giọt nước làm tràn cốc nước là một nữ Phật tử tên là Angela Phương Trinh, lợi dụng tên tuổi cá nhân đã nhiều lần thông tin sai sự thật với ngôn từ nặng nề quy chụp, hạ thấp uy tín của một số cá nhân, tổ chức, xúc phạm tôn giáo khác. Điều đáng phẫn nộ là Angela Phương Trinh liên tục gọi những người có quan điểm trái ngược là “giặc”, làm “truyền thông bẩn”, cho rằng họ đang “phá hoại, lật đổ Phật giáo”, chỉ vì cô này bênh vực một người có tên Vương Tấn Việt, pháp danh Thích Chân Quang Trụ trì chùa Phật Quang. Đó là vị sư mới đây đã giảng pháp theo lối chánh tà lẫn lộn, đòi Phật tử chỉ được nghe pháp của sư phụ thôi, phải trung thành tuyệt đối với sư phụ, với chùa, khiến một cơ quan phát ngôn của Phật giáo đã phải thốt lên “Sợ hãi với “lời phát nguyện trung thành tuyệt đối!”” (Giác Ngộ Online). Mấy năm nay, ông Thích Chân Quang, cùng với mấy vị tu hành có chức sắc khác đã là “đầu nậu” của những khu Du lịch Tâm linh trá hình nhằm lợi dụng Tôn giáo để kinh doanh; đã công khai bộc lộ sự chà đạp Giới luật kinh điển, tự tiện sửa đổi Giới luật phục vụ lợi ích nhóm tăng lữ giàu có; ngang nhiên tuyên truyền mê tín dị đoan; kêu gọi (và đe dọa) cúng dường; cổ vũ và trực tiếp tham gia cuộc sống tôn sùng vật dục, tà dâm (mà xưa kia Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông gọi là “dâm từ”, “dâm thần”, và cụ đã phải chống gậy vất vả đi khắp nơi để phá bỏ các “dâm từ” đồng thời khuyến hóa dân tu Thập Thiện)… Cái bối cảnh sinh hoạt Phật giáo hiện đại này khiến mọi người nhớ lại lời than thở của sử gia Lê Văn Hưu trước sự “tiêu phí của cải, nhân tài, vật lực của trăm họ” của giới “môn đồ đạo Phật” đông đảo: “khơi vét máu mỡ của dân mà có thể gọi là làm phước được ư?” (Theo Toàn tập Trần Nhân TôngLê Mạnh Thát, Nxb. Phương Đông, HN 2010, tr.298). Còn Danh nhân văn hóa lớn đời Trần Trương Hán Siêu cũng đã nói về “Bọn sư sãi rông dài” trên văn bia chùa Khai Nghiêm như sau: “một bọn giảo hoạt gian ngoan, mất hết cả bản ý khổ hạnh không hư, chỉ ham chiếm đoạt được vườn xinh cảnh đẹp, để nhà cửa lộng lẫy như vàng ngọc, tay chân đông đúc như rồng voi…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, HN 1972, tr.156). Ngày nay, trong những cuộc giảng đạo-cúng dường tại các Khu “Kinh doanh” Phật giáo to lớn, các vị đó đã xuất hiện như Phật tái thế, quần áo bóng bẩy, tươi tắn như hoa sen đầu mùa, làm mê say hàng ngàn Phật tử bằng các lời dụ dỗ sặc mùi Kim tiền, không cần che giấu tô vẽ gì hết các sự tuyên truyền mê tín hoàn toàn xa lạ với những “Lời Phật dạy” từng được nhiều Hòa thượng, nhà Phật học nước ta đúc kết…

Những hành động và phát ngôn của các vị tu hành nói trên đã trái ngược hoàn toàn với tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội”, đã khiến “công trình kể biết mấy mươi” của bao thế hệ Thiền sưnhà tu hành đạo Phật chân chính Việt Nam đứng trước nguy cơ đổ vỡ đau đớn! Những người làm điện ảnh chúng tôi đã say mê ngưỡng vọng cuộc đờiđạo hạnh của các thiền sư Khương Tăng Hội, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Thường Chiếu, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Liễu Quán, Hoà Thượng Thích Quảng Đức, Hòa thượng Tố Liên, Thiền sư Tuệ Sỹ, Hòa thượng Thích Thông Lạc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Có thể nói đó cũng là các danh nhân văn hóa mà mọi phú quý danh lợi trên cõi tạm này chỉ là phù vân, đang là nguồn cảm hứng sáng tạo không bao giờ vơi cạn của những người hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại!

Sự kiện Hành giả Minh Tuệ đang khiến dư luận xã hội xôn xao cũng là đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác cho sáng tác điện ảnh. Với cái nhìn thâm sâu đượm từ bi Phật giáo của các quý ngài – tiêu biểusư Thích Minh Đạo, vị trụ trì Tu viện Minh Đạo tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, anh em điện ảnh chúng tôi có thêm góc nhìn chuẩn xác hơn về Phật pháp nguyên thủy – qua bước chân hành giả Minh Tuệ, người đã tu theo hạnh Đầu đà của chính “Trúc Lâm Đầu đà”, “Hương Vân Đại Đầu đà”- Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông… Điều đó cũng góp phần lý giải hiện tượng hàng trăm hàng ngàn nam nữ Phật tử già trẻ từ các đường phố, làng quê ùa ra đón đợi, quét dọn đường, có người từ ruộng còn vấy bùn đi lên, họ cầm theo những đồ ăn thức uống bình dân kính dâng cho vị Hành giả Khất sĩ chân đất và gần hai chục vị tòng tu đang chăm chú vượt qua bao chặng đường mưa nắng… Đó chính là một sự bừng tỉnh, một sự “giác ngộ” mới mẻ chưa từng có về Đạo Phật Việt như một dòng chảy ngầm tinh khiết suốt mấy ngàn năm qua…

Vì vậy, trước tiên, tôi xin được nhắc lại kiến nghị với Giáo hội của một Phật tử thuần thành trước những phát ngôn – giảng pháp trái Đạo của ông Thích Chân Quang: “Cần có biện pháp chế tài thật nghiêm khắc để đúng với tôn chỉ “Trang nghiêm giáo hội”! Thời gian qua, đối với các trường hợp thuyết giảng sai chánh pháp, Giáo hội chỉ mới nhắc nhở, như vậy chưa đủ nghiêm khắc, trái lại còn làm họ khinh nhờn!” (Giác Ngộ Online).

Tiếp theo lời kiến nghị trên, chúng tôi xin chân thành kiến nghị với Giáo hội Phật giáo VN:

1. Rà soát lại và tiến tớiquyết định nghiêm khắc nhằm chấm dứt tất cả các hoạt động Tôn giáo mang bóng dáng kinh doanh trục lợi.

2. Kiểm điểm một cách nghiêm túc các phát ngôn & hành động trái với Đạo pháptrái với luật pháp của các ông Thích Trúc Thái Minh, Thích Chân Quang… Và đưa ra công khaiít nhất là trong nội bộ Tăng đoànPhật tử.

3. Kết hợp với các cơ quan nghiên cứu Tôn giáo, tổ chức phi chính phủ về Tôn giáo, với ngành Giáo dục… một cách chặt chẽ nhằm đưa những nhận thức chuẩn xác nhất, hệ thống nhất về Phật giáo Việt Nam từ cổ xưa cho tới hôm nay, nhằm giáo dục lòng tự hào Dân tộc… Cụ thể, như hiện tượng Hành giả Minh Tuệ đã / đang tu tập theo pháp khổ hạnh của Phật giáo nguyên thủy, thì Giáo hội rất cần có tiếng nói chính thức, chính thống để minh định trước công chúng Tăng NiPhật tử cũng như công chúng xã hội…

Tôi tin rằng: Mấy điều kiến nghị khiêm nhường này cũng là mong mỏi của số đông người dân Việt lương thiện đương hàng ngày hy vọng, tha thiết tin tưởng ở sự “hoàn nguyên” của đạo Phật Việt sau bao sóng gió bất ổn vừa qua, để Đạo Phật VN tiếp tục hòa nhập rạng rỡ với Đạo Phật thế giới…

Trân trọng!

Thay mặt một số nghệ sĩ điện ảnh:

Đạo diễn điện ảnh, nhà báo Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Tác giả gửi BVN

https://boxitvn.blogspot.com/2024/06/thu-kien-nghi.html

ĐỀ NGHỊ NGHIÊM TÚC:
BỘ CÔNG AN CẦN XÁC MINH LÝ LỊCH
VƯƠNG TẤN VIỆT – THÍCH CHÂN QUANG

(Chu Mộng Long 2-6-2024)

Tôi, nguyên Đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nguyên cán bộ Đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chính thức đề nghị Bộ Công an xác minh lý lịch của Vương Tấn Việt, Pháp danh Thích Chân Quang, thượng toạ, trụ trì chùa Phật Quang, Vũng Tàu.

Video sau do chính Vương Tấn Việt – Thích Chân Quang truyền bá sau chuyến về Nghệ An dâng hương nhà thờ tổ họ Hồ. Nội dung: Cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Đồng Tháp lấy bà vợ bé họ Mai sinh ra Hồ Chí Nghĩa. Hồ Chí Nghĩa lấy vợ sinh ra Vương Tấn Việt. Vương Tấn Việt gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là bác ruột.

Đề nghị cơ quan điều tra Bộ Công an làm rõ những khúc mắc sau:

1) Cụ Nguyễn Sinh Sắc họ Nguyễn, chưa bao giờtài liệu chính thống nói cụ họ Hồ. Những người con chính thức của cụ đều lấy họ Nguyễn: Nguyễn Sinh Nhuận, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung… Tại sao khi vào Đồng Tháp lấy vợ bé, cụ lại đặt tên con họ Hồ? Hồ Chí Nghĩa có đúng là con cụ Nguyễn Sinh Sắc?

2) Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc mãi đến năm 1942 khi hoạt độngTrung Quốc mới lấy tên Hồ Chí Minh. Trong khi cụ Nguyễn Sinh Sắc chính thức vào Nam Bộ năm 1911 và mất năm 1929. Khi lấy tên Hồ Chí Minh, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc có biết Hồ Chí Nghĩa không mà lại lấy tên giống họ và chữ lót với người em cùng cha khác mẹ của mình?

3) Cha họ Hồ, Hồ Chí Nghĩa, tại sao lại sinh con họ Vương, Vương Tấn Việt? Vương Tấn Việt sinh năm 1959 tại Đăk Lăk. Vậy cụ Hồ Chí Nghĩa từ Đồng Tháp lên Đăk Lăk làm gì và lấy ai để sinh ra Vương Tấn Việt? Cần xác minh rõ lai lịch cha mẹ Vương Tấn Việt có đúng là con, dâu cụ Nguyễn Sinh Sắc không?

4) Cháu ruột của anh em cùng cha khác mẹ, ắt cùng gene. Vậy Vương Tấn Việt và lãnh tụ Hồ Chí Minh mà Vương Tấn Việt nhận là cùng huyết thống có cùng ADN không?

5) Có đúng sự thật Nguyễn Sinh Sắc và con cháu của ông chỉ nhận họ Hồ (Quỳnh Lưu), không nhận họ Nguyễn (làng Sen, Nam Đàn) như những đồn đại lâu nay không? Nếu đúng thì tại sao các sử gia không đính chính sách sử cho trẻ em học?

Với một dòng họ nào đó thì không cần quan tâm. Nhưng quan hệ thân thế với lãnh tụ chính trị, nhân vật lịch sử thì cần rõ ràng, minh bạch. Bởi đây là vấn đề liên quan đến lịch sử dân tộc, an ninh chính trị của quốc gia, kể cả quan hệ đến tuyên truyền, giáo dục. Nếu ở đây có sự mạo nhận, vấn đề ắt trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu trên nhiều mặt. Chưa nói đối tượng mạo nhận có thể mượn uy danh lãnh tụ để hoạt động chính trị, tôn giáo, làm lệch lạc sự thật và méo mó đức tin của mọi người.

Thân thế lãnh tụ quyết không có chuyện nhập nhằng để ai cũng được phép “thấy người sang bắt quàng làm họ”.

Thiết nghĩ 5 nội dung cần xác minh trên không đến nỗi khó khăn, phức tạp. Không điều tra xác minh tại thời điểm này mà để thời gian trôi qua ắt lịch sử càng thêm tối mù, khiến cho nhiều kẻ gian có thêm cơ hội mạo nhận để lừa đảo.

Các cháu đội viên, đoàn viên mang tên Bác cần có thông tin đúng về lãnh tụ. Không được để các cháu hiểu xuyên tạc, méo mó về gia thếhình ảnh lãnh tụ.

Kết quả điều tra xác minh nhất thiết phải công khai trước toàn dân và đưa vào sách sử.

C.M.L.

Nguồn: FB Chu Mộng Long