Phương Pháp Khôi Phục Tín Tâm Đối Với Phật Pháp

0
31
PHƯƠNG PHÁP KHÔI PHỤC TÍN TÂM ĐỐI VỚI PHẬT PHÁP
TT. THÍCH NHẬT TỪ
SADI THÍCH NGỘ TRÍ VIÊN phiên tả
***
Nguồn: https://youtu.be/OrHWwtZek_8?t=58m36s
Từ 58p36s – 1h05p08s

$(function(){$(“#ctrl_media_B3Pvxz6_10092364″).nwYoutube({a:1,id:”OrHWwtZek_8”})});

Quý vị có thể buồn với 1 ngôi chùa, không thích 1 tu sĩ do đánh mất niềm tin nhưng nhớ rằng đừng bỏ Đức Phật vì như thế là thiệt thòi cho chính mình. Các thầy tu, ngôi chùa chỉ là phương tiện chuyên chở. Không có Tăng, Ni này, ngôi chùa này thì có Tăng, Ni khác, ngôi chùa khác. Nếu quý vị không thích đến chùa này sinh hoạt thì đến chùa khác sinh hoạt để tiếp tục gắn kết với chân lý Phật và muốn như vậy thì phải tránh cực đoan quơ đũa cả nắm, cường điệu hóa nỗi khổ, niềm đau, lý tưởng hóa, thần tượng hóa mà vốn không cần thiết vì nhiều vị tu sĩ vẫn là người phàm đang trên đường tu học Phật. Có người thành công, có người bỏ cuộc nửa chừng, có người tốt phương diện này, có người dở phương diện khác. Chúng ta cần phải có tầm nhìn rõ để khi việc xảy ra ngoài ý muốn chúng ta không bị tổn thất niềm tin. Phải trung thành với việc nương tựa vào Phật. Trong khóa lễ Quy y và bằng phái Quy y có câu: “Quy y Phật, bất quy y thiên, thần, quỷ, vật”. Thờ Đức Phật không phải cầu phúc mà để học hỏi phẩm chất, đức tính, những đóng góp cao quý của Ngài. Đức Phật trở thành 1 đối tượng để chúng ta tu niệm, học chân lý, làm chủ thân và tâm để sống 1 cách có giá trị hơn. Thờ Phật khác hoàn toàn so với thờ Thượng đếthần linh trong các tôn giáo khác. Vấn đề này cần phải tự đánh giá nghiêm túc.