THÍCH THÁI HÒA
PHỔ MÔN CHÚ GIẢNG
Ý Nghĩa và Duyên Khởi
Nội Dung Chủ Yếu
Phương Pháp Thực Hành
Tin, Hiểu và Cảm Nhận
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Phẩm Phổ Môn – Bồ Tát Quán Thế Âm
Phẩm Phổ Môn bằng Chữ Nôm
Phẩm Phổ Môn – Bản Hán 妙法蓮華經觀世音菩薩普門品.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh-Quán Thế Âm Bồ Tát – Phổ Môn Phẩm
The Universal Gateway of The Bodhisattva Perceiver Of The World’s Sounds
Texts-No.6, P.250
Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI
Ở kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn là nói về Hạnh môn Pháp Hoa của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Phổ Môn, tiếng Phạn là Samantamukha. Samanta là phổ biến, cùng khắp. Mukha là cửa ngõ. Ngài La Thập, Trúc Pháp Hộ và Xà-Na-Quật-Đa, đều dịch Samantamukha là Phổ Môn.
Phổ Môn nghĩa là cửa ngõ cùng khắp mọi nơi. Và là cửa ngõ giúp ta đi vào Mười như thị của mọi sự hiện hữu, để thấy rõ bất cứ sự hiện hữu nào cũng có Mười như thị, gồm: Tướng như thị, Tính như thị, Thể như thị, Lực như thị, Tác như thị, Nhân như thị, Duyên như thị, Quả như thị, Báo như thị, Bản mạt cứu cánh như thị.
Phổ Môn là cánh cửa giúp ta đi vào thực tại, đi vào thực tướng của mọi sự hiện hữu qua Mười như thị ấy.
Lại nữa, Phổ có nghĩa là cùng khắp. Môn là môi trường. Phổ Môn là môi trường hoạt động cùng khắp của Bồ tát Quán Thế Âm.
Bồ tát Quán Thế Âm không phải chỉ hoạt động từ bi để diễn thuyết và hoằng truyền kinh Pháp Hoa ở trong cửa ngõ vào và ra của nhân thiên hay môi trường của nhân thiên, mà còn diễn thuyết và hoằng truyền kinh Pháp Hoa cùng một lúc khắp cả mười phương pháp giới, trong đó có Lục Phàm và Tứ Thánh.
Vậy, Phổ Môn là Pháp hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm, Pháp hạnh ấy là cùng một lúc mà có mặt cả toàn thể pháp giới, cả mười pháp giới và cả vô số thế giới để đem hạnh không sợ hãi mà hiến tặng cho tất cả phàm, thánh, và diễn thuyết Pháp Hoa cho tất cả sinh loại thánh, phàm cùng khắp hết thảy pháp giới trong mười phương. Đối với Lục phàm, Bồ tát Quán Thế Âm diễn giảng kinh Pháp Hoa, khiến cho họ tu tập không còn sợ hãi đối với những khổ đau do Phân đoạn sinh tử đem lại mà khởi tâm bồ đề hướng tới Nhất Thừa Đạo…./….
Phổ Môn Chú Giảng – Thích Thái Hòa