Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 04)

0
29


PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (2001) (TẬP 04)


Pháp Sư Tịnh Không


 


Các vị đồng tu,
xin chào mọi người!


Chúng tôi viếng
thăm Bạch Vân Quán ở Bắc Kinh, xem thấy đạo trường của Đạo giáo hiện tại đang
hồi phục, xem thấy đạo trường của Thiên Chúa Giáo, Thanh Trấn Tự của X-Lam
giáo, các kiến trúc của đạo tràng đều là có trên 100 năm, hiện tại cũng đang
được hồi phục. Chúng ta quan sát tỉ mỉ thì thấy trên bia kỷ niệm đều là Sắc
kiến, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy. Vào ngày trước, chỉ có Chùa Miếu của
Phật giáo mới có Sắc kiến. Sắc kiến là do Hoàng đế ra lệnh xây dựng, cho nên ở
nơi đó, tôi xem thấy giáo đường của Thiên Chúa Giáo, Thanh Trấn Tự của X-Lam
giáo cũng là Hoàng đế ra lệnh xây dựng, chúng tôi rất hoan hỉ. Có thể khẳng
định rằng, chánh sách quốc gia vào thời đại Hoàng đế ngày trước đều có cái thấy
bình đẳng đối với rất nhiều tôn giáo, ngay đây hiện rõ nền giáo dục xã hội đa
nguyên
văn hoá.


Chúng tôi tỉ mỉ
thưởng thức và cùng giao đàm với các tôn giáo. Ở Bắc Kinh, chúng tôi còn đặc
biệt
tổ chức một buổi tọa đàm với chín tôn giáo của Singapore chúng ta cùng năm
tôn giáo của Trung Quốc đại lục. Chúng tôi nói chuyện rất là hoan hỉ và có thọ
dụng
rất lớn. Ngày mười bốn chúng tôi rời khỏi Bắc Kinh. Một ngày trước khi rời
khỏi, người lãnh đạo quốc gia, tiên sinh Tư Mã Nghĩa đã tiếp kiến đoàn thăm
viếng
tôn giáo chúng tôi ở Trung Nam Hải, đây là sự lễ ngộ rất cao đối với
chúng tôi.


Ngày mười bốn,
chúng tôi đến HongKong. HongKong có sáu tôn giáo, tôi cảm thấy kỳ lạ, vì sao có
sáu tôn giáo? Sau khi lắng nghe, thì ra là Khổng giáo, nhà Nho cũng biến thành
tôn giáo, việc này lần đầu tôi nghe được. Họ tham gia liên kết tôn giáo của
HongKong, chúng tôi cũng đặc biệt thăm viếng sáu tôn giáo này. Chúng tôi truyền
đoàn kết tôn giáo ở Singapore, tôn giáo hòa thuận, tôi đem tin tức này
truyền đạt cho họ. Chúng tôi rất là hoan hỉ khi được biết chính phủ đề xướng
tôn giáo cũng là một phương thức đoàn kết liên hiệp, hợp tác hỗ trợ lẫn nhau
trong công tác thúc đẩy truyền đạo. Điều này chúng tôi rất ít xem thấy ở trong
các khu vực xã hội khác. Thế nhưng giao lưu giữa các tôn giáo không mật thiết
như ở Singapore, những người lãnh đạo đại diện cho chín tôn giáo Singapore của
chúng ta thường qua lại với nhau gần như mỗi một tuần lễ một lần, còn họ thì
mấy tháng mới có một lần.


Chúng tôi trở lại
cũng vừa lúc tổ chức lễ Vesac. Trước lễ Vesac một ngày, Cư Sĩ Lâm cử hành đại
hội
truyền đăng. Khi chúng tôi vừa xuống máy bay thì đến tham gia ngay, chín
tôn giáo cũng tham gia. Phật giáo khánh chúc Phật Đản, các tôn giáo khác đều
đến tham gia, đều đến chúc phúc, họ cùng chúng ta cầm đèn hoa sen, cùng niệm
“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, đây là lần đầu tiên diễn ra sự
việc rất hy hữu này. Cho nên mỗi hoạt động quan trọng trong các tôn giáo khác
chúng ta đều nên tham gia, chân thật làm đến không phân bỉ thứ.


Nhất là chuyến
tham quan lần này, chúng ta có 16 ngày cùng sống chung với nhau, cho nên thời
gian
chúng ta nói chuyện giao lưu với nhau rất là nhiều. Hai bên trao đổi ý
kiến
, cũng là nói mỗi ngày cùng sống chung với nhau, cùng nhau lên lớp học. Tôi
nói với họ: “Phật pháp hoặc giảPhật giáogiáo dục xã hội đa nguyên
văn hoá. Ngoài ra, mỗi một tôn giáo khác lại chẳng phải vậy sao?”.
Tùy theo
phát triển của khoa học, địa cầu thu nhỏ lại, thông tin của hiện đại làm cho
bất cứ mọi góc độ nào của thế giới, xảy ra bất cứ việc gì chúng ta lập tức biết
ngay. Ngày trước từ Bắc Kinh đến Singapore, ngồi thuyền phải đi mấy tháng mới
có thể đến, ngày nay giao thông thuận tiện, hiện tại ngồi phi cơ chỉ hơn năm
giờ đồng hồ, không đến sáu giờ, cho nên địa cầu thu nhỏ lại, quan hệ qua lại
giữa người với người càng ngày càng mật thiết. Thời hiện đại cùng quá khứ không
như nhau.


Ngày nay vấn đề
quan trọng nhất của chúng ta là làm thế nào cùng với các quốc gia khác (trong
kinh Phật gọi là quốc độ, cõi nước khác nhau), chủng tộc khác nhau, văn hoá
khác nhau, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau có thể hòa thuận cùng sống chung, đối
đãi
bình đẳng, hợp tác lẫn nhau, khiến cho xã hội an định, phồn vinh, hưng
vượng, người người đều có thể trải qua đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Đây là nguyện
vọng của tất cả mọi người. Nguyện vọng này làm thế nào thực tiễn? Chúng ta cần
phải
biết rõ, chính trị không làm được! Ngày nay quyết định không có một quốc
gia
nào có thể dùng vũ lực để thống trị toàn thế giới, chính trị không thể làm
được, vũ lực cũng không làm được, kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng vô năng
lực, chỉ có giáo dục tôn giáo có thể làm được. Cho nên, tôi khuyên bảo người
lãnh đạo của tất cả các tôn giáo, truyền giáo sĩ, chúng ta phải xây dựng cùng
hiểu, phải có một mục tiêu phương hướng truyền đạo, tuyên giáo giống nhau, đó
chính là mong cầu toàn thế giới có được “Xã hội an định, Thế giới hòa bình,
Nhân dân hạnh phúc”. Chúng ta dùng mười hai chữ này làm thành mục tiêu phương
hướng
truyền giáo, truyền đạo của chúng ta.


Giữa tôn giáo với
tôn giáo có thể dung hòa hay không? Tuyệt đối có thể dung hợp! Tôi giảng giải
với họ và làm một thí dụ, năm tôn giáo phương đông như năm ngón tay trên một
bàn tay phải, năm tôn giáo phương tây như năm ngón tay trên bàn tay trái, mỗi
mỗi tuy không giống nhau nhưng khi vào lòng bàn tay thì đều là từ tay sanh ra,
người phương đông gọi là tâm tánh, người phương tây gọi là Thượng đế, Ki-To
Giáo, Thiên Chúa Giáo, Do Thái giáo, X-Lam Giáo cùng đồng gọi là thượng đế.
Đông, tây phương hai bên khác nhau, nhưng nếu hướng sâu hơn mà nhìn thì là từ
một thân thể sanh ra hai bàn tay, vẫn là một nhà, cho nên chúng ta phải từ nơi
sâu này mà hạ công phu. Ngày nay, chúng ta không thể hợp lại với nhau là vì
chúng ta chưa thể nhập được sâu, độ sâu chưa đủ. Nếu chân thật vào được đủ sâu
thì chúng ta sẽ biết được hư không pháp giới là một nhà. Cho nên, trong lúc
truyền đăng, tôi giải thích lại biểu pháp ý nghĩa của chiếc y Ca-Sa của chúng
ta
. Ở Trung Quốc tôi đã nói với họ, ở HongKong tôi cũng đã nói với sáu tôn giáo
của HongKong, nhà Phật gọi là pháp thân, pháp thân chính là bản thể, trong
triết học gọi là bản thể, chính là chân tướng của vũ trụ nhân sanh.


Trên Kinh Đại Thừa
thường nói: “Ba đời tất cả Phật cùng đồng một pháp thân”. Pháp thân
là gốc, là rễ, là năng sanh. Tất cả vạn pháp sanh ra giữa vũ trụ này cho dù có
khác biệt nhiều hơn nhưng là từ một gốc thì làm gì có lý nào mà không dung hợp.
Cho nên đại đức xưa Trung Quốc thường nói, “viên nhân thuyết pháp,
pháp
bất viên”
. Cái “pháp” đó tuyệt nhiên không giới hạn ở
Phật pháp, ngày nay chúng ta có thể thể hội được, pháp bao gồm các học thuyết
khác và các tôn giáo khác. Người chân thật khai ngộ đến triệt để sẽ thấy được
cội gốc, tông môn thường nói “triệt pháp đệ nguyên”, họ đến
giảng thì không có pháp nào không viên dung, mỗi pháp đều viên. Chúng ta không
thể viên là vì chưa thấy được gốc rễ. Đây mới là mỗi mỗi đều thông. Khi thấy
được gốc rễ rồi thì liền biết được không có pháp nào là không viên dung, mười
pháp giới đều là viên dung!


Đại sư Thiên Thai
đã nói: “Bách giới thiên như”, hiển thị ra pháp pháp viên
dung
. Cho nên chúng ta tu học, không luận từ một pháp môn nào, bao gồm các tôn
giáo
khác, vấn đề là bạn phải thâm nhập. Nếu bạn nhập được càng sâu thì đối với
viên dung các pháp bạn càng có thể khẳng định, bạn mới có thể hoan hỉ tiếp
nhận
, mới có thể giải quyết vấn đề của xã hội thế kỷ 21, mới có thể chân thật
giúp được nhu cầu của tất cả chúng sanh, chúng ta tu học liền có ý nghĩa, có
giá trị.


Trong Phật pháp
nói: “Độ chính mình, độ chúng sanh, giúp đỡ chính mình,thành tựu
chính mình, giúp đỡ chúng sanh,thành tựu chúng sanh”
.. Cho nên, chúng tôi
cảm thấy chuyến tham quan rất tốt, cùng nhau tham quan chân thật là cùng nhau
học tập, cùng nhau lên lớp. Chúng ta rất hiếm có được thời gian dài đến như vậy
để có thể hội họp các tôn giáo lại với nhau. Tham quan là một phương thức tốt
nhất, việc này rất đáng được đề xướng. Tham quan chính là lên lớp học, chính là
học tập, cho nên mỗi người chúng ta đều rất hoan hỉ, đây đích thực là có tiến
bộ
rất lớn!


GIẢNG GIẢI VỀ
ĐỀ KINH


Trước tiên, chúng
ta
đem đề Kinh Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo giảng lượt giới thiệu qua. Đề
của bổn Kinh này tổng cộng có bảy chữ. Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh
gọi là biệt đề, kinh văn phía sau gọi là thông đề, đồng tu chúng ta đều quen
thuộc
. Gọi là biệt đề là vì tên Kinh này có khác biệt với tên các Kinh khác,
chuyên chỉ một bộ kinh này. Chữ “Kinh” sau là thông đề, thông chỉ tất
cả kinh, phàm hễ là Phật nói ra đều gọi là “kinh”. Trong sáu chữ còn
lại của biệt đề, ở ngay trong Thất Lập chọn đề thì đây là Nhân Pháp. Trong đề
mục
có người, có pháp là Nhân Pháp lập đề.


“Phật”
là người, “Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo” là pháp. Chúng ta phải đặc
biệt
lưu ý, chữ “Phật thuyết” ngay chỗ này với ba kinh của Tịnh Tông
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác
Kinh
, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh và tiểu bổn Phật Thuyết A Di Đà
Kinh
do đại sư La Thập dịch, trên đề ba kinh của Tịnh Tông đều gắn lên hai chữ
“Phật Thuyết”. Chữ “Phật thuyết” của bộ kinh này cùng với
“Phật thuyết” của Tịnh Độ ba kinh ý nghĩa là như nhau, đó chính là
không chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật nói mà mười phương tất cả chư Phật đều nói. Khác
biệt chính ngay chỗ này! Các kinh điển khác, mười phương thế giới tất cả chư
Phật Như Lai
chưa hẳn là đều nói, chỉ riêng Tịnh Độ ba kinh cùng với bộ Kinh
Thập Thiện Nghiệp Đạo này, Phật nhất định phải nói. Do đây có thể biết tính
quan trọng của bộ kinh này.


Trước tiên, xin
nói rõ với quí vị chữ “Phật”. Xã hội hiện đại có rất nhiều người hiểu
sai đi chữ này, nếu nói Phật giáomê tín thì đó là không hiểu rõ đối với chữ
“Phật” này. Nguồn gốc của chữ “Phật” là từ trong văn Phạn của Ấn Độ, dịch âm là
“Phật Đà Gia”, người Trung Quốc thích đơn giản nên bỏ đi âm đuôi, chỉ gọi là
“Phật”. Vào thời xưa không có chữ “Phật”, chữ này là từ khi Phật giáo
truyền đến Trung Quốc mới được tạo ra. Trong chữ xưa chỉ có chữ “Phất”, âm này
không có bộ “nhân” ở bên chữ “Phất”. Thế nhưng, khi Kinh Phật từ Ấn Độ
truyền đến, vì “Phật” là một người, cho nên người xưa đem chữ
“nhân” thêm vào một bên, do đó chữ “Phật” này được tạo ra từ trong
quá trình phiên dịch kinh, vào thời xưa có chữ “Phất” này.


Con người này là
người thế nào vậy? Hiện tại mọi người đều biết đến Thích Ca Mâu Ni, chúng ta đều
gọi Ngài là “Phật”, người Ấn Độ gọi Ngài là “Phật Đà”,
chúng ta giản lượt gọi là “Phật”. Ý nghĩa của chữ “Phật” này rất gần
giống với chữ “Thánh” mà người Trung Quốc thường gọi. Người Trung
Quốc
gọi là “Thánh Nhân” hay gọi là “Thần”, ý nghĩa cũng
gần giống. Thần, Thánh, Phật đều là dùng để gọi người thông đạt tường tận đối
với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đây đều có ý nghĩa này. Thế nhưng ở trên
mức độ mà nói, có thể có một số ý nghĩa khác nhau. Người Trung Quốc chúng ta
gọi là “Thần Thánh” thì ý này tương đối chung chung, còn chữ
“Phật Đà” của Ấn Độ thì ý nghĩa rất rõ ràng, rất cụ thể. Đối với chân
tướng
của vũ trụ nhân sanh, “sự lý, tánh tướng, nhân quả triệt để tường
tận thông đạt mà không có chút hiểu lầm nào, người như vậy mới được gọi là
Phật. Ai làm đến được loại công phu này thì người đó được gọi là Phật! Cho nên
hai chữ “Phật Đà” ở ngay trong giáo học của Phật, đích thực là danh
xưng của học vị. Họ không phải là thần, cũng không phải là tiên mà họ là người,
cho nên chữ “Phất” này bên cạnh thêm vào một chữ “Nhân”, tạo thành
chữ “Phật”, điều này chúng ta phải nhận biết rõ ràng. Người Trung Quốc gọi
“Thánh” cũng có cái ý nghĩa này, nhưng tuyệt nhiên không nói là họ đã
triệt để thông đạt tường tận nhân quả, tánh tướng sự lý của vũ trụ nhân sanh,
không có cách nói này, mà chỉ nói thông đạt tường tận. Thông đạt đến trình độ
nào vậy? Tầng thứ không như nhau!


Trong Phật pháp,
chúng ta xem thấy trên Kinh Đại Thừa, nhất là trên Kinh Hoa Nghiêm có nói về
bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ, bốn mươi mốt tầng thứ này đều gọi là Phật.
Quí vị xem trong Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của cư sĩ Giang Vị Nông sẽ thấy Pháp
Thân Đại Sĩ
đều được gọi là Phật, họ đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh,
tánh tướng, sự lý, nhân quả đều thông đạt, thế nhưng tầng thứ thông đạt thì
không như nhau, cho nên, có năm mươi mốt giai đoạn. “Phật” là một
giai đoạn cao nhất, thông thường chúng ta gọi là cứu cánh viên mãn, không gì có
thể cao hơn, họ đã đến đỉnh điểm, đây gọi là Phật. Trong Phật giáo, Viên Giáo
gọi là cứu cánh viên mãn Phật, người này chính là Thích Ca Mâu Ni.


Thích Ca Mâu Ni
Phật
nói ra bộ kinh này. Người xưa giảng giải chữ “thuyết” này là
sanh tâm hoan hỉ, vì chúng sanh nói pháp. Tâm hoan hỉ từ nơi đâu mà ra? Ngài
xem thấy tất cả chúng sanh duyên đã chín mùi rồi, có thể tiếp nhận pháp môn
này, có thể tiếp nhận lời giáo huấn này, dùng lời hiện tại mà nói là có thể
tiếp nhận khóa trình này, Phật liền rất hoan hỉ đến để giảng dạy cho mọi người,
giáo huấn mọi người, khuyến hóa mọi người, ở trong đó sanh vô lượng hoan hỉ.
Xem thấy chúng sanh có thể chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển
phàm thành thánh
, Phật rất hoan hỉ, giúp đỡ tất cả chúng sanh ngay một đời này
thành tựu. Pháp môn Tịnh Độmục tiêu cuối cùng của tất cả chư Phật, còn Thập
Thiện Nghiệp
Đạo là phương thức then chốt quan trọng mà tất cả chư Phật nói ra
nhằm giúp đỡ chúng sanh ngay trong một đời thành tựu, việc này chúng ta không
thể không biết. Phật nói cái gì? Nói mười thiện nghiệp. Trong bổn Kinh đã nói
ra mười điều. Chữ “Mười” này không phải là số tự, nếu chúng ta đem nó
xem thành số mục thì sai rồi, “mười” cùng trong Kinh Hoa Nghiêm nghĩa
thú
biểu pháp hoàn toàn giống nhau, nó đại biểu là đại viên mãn, thiện pháp đại
viên mãn, quy nạp làm mười cương lĩnh. Trong mỗi một cương lĩnh, cảnh giới của
sâu rộng không có biên giới, chúng ta phải hiểu được cái ý này.


“Mười
thiện”, ở ngay chỗ này Phật chỉ thị cho chúng ta tiêu chuẩn thiện và ác.
Cái gì là thiện, cái gì là ác? Chúng ta đọc bộ kinh này phải tỉ mỉ mà thể hội.
Nếu như không có nền tảng của mười nghiệp thiện thì niệm Phật không thể vãng
sanh! Vì sao thấy được? Trên Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật nói với chúng ta,
trước khi tu Tịnh Nghiệp phải tu Tam Phước trước! Tam Phước là nền tảng của
Phật pháp đại thừa, ví như chúng ta xây nhà lầu vậy, đây là xây nền móng. Thập
Thiện Nghiệp
Đạo là nền móng! Nếu như không có cái nền móng này thì không luận
tu bất cứ pháp môn nào đều không thể thành tựu, cho nên đây là nền tảng chung.
Trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, Phật nói lời kết sau cùng rất hay, ba điều này là “ba
đời chư Phật, tịnh nghiệp chánh nhân”
. Hai câu nói này chúng ta phải
cố gắng ghi nhớ. Ba đờiquá khứ, hiện tạivị lai. Tất cả chư Phật đương
nhiên tu hành thành Phật không phải một pháp mônvô lượng pháp môn, thế
nhưng, cho dù là một pháp môn nào, đều phải lấy Tam phước để làm nền tảng.
Giống như xây nhà vậy, cho dù bạn xây bao nhiêu cao, cho dù là xây hình thức
nào, nền móng của bạn thì nhất định giống như nhau, nền móng đóng được cứng thì
kiến trúc của bạn mới kiên cố.


Điều thứ nhất
trong Tịnh Nghiệp Tam Phước“hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng,
từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”
. Tôi đã giảng qua với mọi người
rất nhiều lần, ba câu phía trước là Nguyện, câu sau cùng là Hành, nếu như không
có Hành thì ba nguyện phía trước là trống không. Bạn dùng cái gì để hiếu dưỡng
cha mẹ? Dùng cái gì phụng sự sư trưởng? Dùng cái gì để làm từ tâm bất sát?
Chính là mười nghiệp thiện! Trong nhà Phật chúng ta thường nói, kinh điển
bốn loại là Giáo-Lý-Hành-Quả, bộ Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh này là thuộc về
Hành, nghiêng nặng ở Hành môn. Chúng ta phải lão thật, thành thật mà làm, chân
thật
làm được rồi thì nguyện phía trước đều viên mãn, “hiếu dưỡng phụ
mẫu”
viên mãn, “phụng sự sư trưởng” cũng viên mãn, “từ
tâm bất sát”
cũng được viên mãn, đây hoàn toàn phải nhờ vào tu mười
nghiệp thiện.


Như thế nào gọi là
“Nghiệp”? Dùng lời hiện tại mà nói, chính là ở ngay trong cuộc sống thường
ngày, mỗi ngày làm việc đối nhân xử thế tiếp vật, bao gồm tất cả hành vi, ngay
khi đang làm thì chúng ta gọi là “sự”, sau khi việc làm xong rồi, kết
quả của nó thì gọi là “nghiệp”, cho nên nếu bạn làm việc tốt thì gọi
thiện nghiệp, làm việc không tốt thì gọi là ác nghiệp, “nghiệp” là kết quả
của làm việc. Chúng ta đi học ở trường học, bài khóa gọi là tác nghiệp, khi học
xong khóa trình thì gọi là tốt nghiệp, trường học qui định cho chúng ta, tất cả
khóa trình đều phải học hoàn tất thì gọi là tốt nghiệp.


Nghiệp ở chỗ nào
vậy? Chúng ta không nhìn thấy, không nghe được, cũng không sờ được. Phật nói
với chúng ta, nghiệp ở ngay trong A Lại Da Thức. Lời nói này người thông thường
không dễ hiểu, cái gì gọi là A Lại Da Thức? Chúng ta dùng lời hiện tại mà nói,
nghiệp ở ngay trong ấn tượng của bạn, thí dụ ngày trước bạn làm tất cả nghiệp
thiện ác, hiện tại bạn vừa nghĩ lại thì có thể nhớ ra được. Vì sao bạn có thể
nhớ đến sự việc của ngày hôm qua, sự việc của ngày hôm kia, sự việc của năm
trước, thậm chí sự việc của mấy mươi năm trước, vì sao bạn có thể nhớ ra được?
Chắc chắn có một nơi giúp bạn lưu giữ những án kiện đó, nơi lưu giữ những án
kiện này trong nhà Phật gọi là A Lại Da Thức.


“A Lại
Da” là tiếng Ấn Độ, dịch thành ý Trung văn là “tàng thức”, kho
tàng, kho tư liệu. Từng li từng tí gì của bạn, khởi tâm động niệm, lời nói việc
làm
, đều được cất chứa trong kho tư liệu này, không hề sót lọt. Con người chúng
ta
chết rồi không mang theo bất cứ thứ gì, nhưng nghiệp có thể mang theo, vì
sao vậy? Thứ hữu hình thì không thể mang đi nhưng “nghiệp” là vô hình, nó sẽ đi
theo
bạn. Chúng ta nghĩ đến sự việc này thì thật là đáng sợ, thế gian không có
bất cứ thứ gì đáng được quan tâm, chỉ có việc này chân thật đáng được chúng ta
quan tâm!


Khi tư tưởng của
chúng ta bất thiện, lời nói bất thiện, hành vi bất thiện thì trong A Lại Da
Thức
vĩnh viễn sẽ không mất đi, bạn nghĩ xem thứ này có phiền phức hay không?
Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta nhất định không tạo ác nghiệp.
Cũng như trong bộ kinh này, Phật khai thị rất quan trọng với chúng ta, đây là
khai thị cương lĩnh. Chúng ta đem mấy câu Kinh văn tiết lục ra và viết ở phía
trước của quyển Kinh, đây là những câu nói quan trọng nhất của quyển Kinh này.


Chúng ta đoạn ác
phải đem ác đoạn được sạch sẽ, chúng ta tu thiện phải đem việc thiện làm được
viên mãn. Đây là việc của chính mình, không liên quan với người khác. Cho dù
người khác dùng bất cứ phương thức gì đối với ta, họ đối với ta tốt thì ta cảm
kích họ, họ đối với ta không tốt thì quyết định không nên để ở trong lòng, để ở
trong lòng thì thế nào? Thì bạn chính mình không qua được với chính mình. Cho
nên ở trên kinh này, Phật dạy bảo chúng ta “ngày đêm thường niệm thiện
pháp”
là tâm của bạn thiện, “tư duy thiện pháp”
tưởng
của bạn thiện, “quán sát thiện pháp” là hành vi của bạn
thiện, “bất dung hào phân, bất thiện xen tạp” thì cái ác của
bạn mới xả được sạch trơn, cái thiện của bạn mới tu được viên mãn.


Người khác đắc tội
với chúng ta, hủy báng chúng ta, nhục mạ chúng ta, hãm hại chúng ta, tất cả đều
là giả, “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” thì hà tất bạn
phải đem nó để vào kho chứa để làm án kiện? Chúng ta phải học Phật và Pháp Thân
Đại Sĩ
, kho tư liệu mở ra chỉ toàn là thiện, không có bất cứ thứ bất thiện nào
xen lẫn trong đó, con người này thành Phật rồi! Thập Thiện Nghiệp Đạo tu được
viên mãn chính là Vô Thượng Bồ Đề, chính là viên mãn Phật quả.


Chúng ta thường
hay
xem thấy trên đỉnh hào quang của tượng Phật có ba chữ “Án- A-
Hồng”, cách vẽ trên tượng Phật đều cùng cách làm này, có khi dùng Phạn văn
để viết, cũng có khi dùng Hán văn để viết, có lúc dùng Tạng văn để viết. Ba chữ
này ý nghĩa là gì? Khi mới học Phật thì tôi không biết, nên thỉnh giáo với Đại
Chương Gia. Lúc đó tôi cầu bảo bút của Ngài, Ngài liền viết cho tôi ba chữ
“Án- A- Hồng” bằng Tạng văn tặng cho tôi. Ba chữ này có ý nghĩa gì?
Nói với ta là mười thiện viên mãn! “Án” là “Thân thiện viên mãn”,
“A” là “Ngữ thiện viên mãn”, “Hồng” là “Ý thiện viên mãn”.


Bạn xem, Thập
Thiện Nghiệp
Đạo là từ khi bạn mới bắt đầu học Phật cho đến khi học viên mãn
thì thành Phật. So với năm giới thì Thập Thiện Nghiệp Đạo còn sâu hơn, rộng
hơn, bởi vì người khi chưa vào cửa Phật, khi vẫn chưa thọ giới, trước tiên cần
tu
mười thiện. Năm giới là chúng đệ tử Phật truyền thọ, mười thiện là Phật
khuyến hóa đối với tất cả chúng sanh, ý này bao rộng bao sâu? Đây là dạy chúng
ta
ở ngay trong cuộc sống thường ngày, trong công việc, đối nhân xử thế tiếp
vật, đều phải tuân thủ cái nguyên tắc này.


Tốt rồi, hôm nay
thời gian đã hết. Chúng ta chỉ giảng đến đây thôi. A Di Đà Phật.


PHẬT THUYẾT
THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 04)


Người giảng:
Lão Pháp Sư Tịnh Không


Giảng tại: Tịnh
Tông
Học Hội Singapore


Thời Gian: năm
2001


Cẩn dịch: Vọng
Tây cư sĩ


Biên tập: Phật
tử
Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền