Phát Tâm Bồ Đề

0
32

Đức Đạt Lai Lạt Ma
PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
(Tu tập trí tuệ siêu việt theo con dường bồ tát của Tịch Thiên – Bài 12)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: The Dalai Lama. Practicing Wisdom.
The Perfection of Shantideva’s Bodhisattva’s Way.
Translated and edited by Geshe Thupten Jinpa. Wisdom 2005.

hhdl-by-rgmshhdl-by-rgmsCác
lợi lạc do tôn quý người khác

Ngài Tịch Thiên tuyên bố rằng tất cả hạnh phúchoan
hỉ
đều là các hệ quả của tôn quý an lạc của các hữu tình khác, trong khi tất cả
các vấn đề, các bi kịch, và các tai họa đều là các hệ quả của các thái độ tự
tôn quý bản thân. Ngài hỏi, chúng ta cần nói gì nói về điều này khi thấy các
tính đức của Đức Phật, người tôn quý an lạc của các hữu tình khác, và vận mệnh
của chúng ta trong trạng thái hiện nay? Chúng ta dễ dàng thấy điều này bằng
cách so sánh những khiếm khuyết của các hữu tình bình thường với các tính đức
giác ngộtrí tuệ của chư Phật. Trên căn bản của so sánh này, chúng ta có khả
năng thấy các lợi lạc và các phúc đức của nguyện vọng tôn quý an sinh của các hữu
tình
khác và những sai lầm và các bất lợi của các thái độ tự tôn quý bản thân
và tự kỉ.

Ngài Tịch Thiên hỏi, vì ta và các người khác đều cùng
ham muốn bẩm sinh hạnh phúc và thắng được đau khổ, tại sao chúng ta tìm kiếm
lợi ích của chính chúng ta bằng sự hi sinh của các người khác — ngay cả đến mức
độ hoàn toàn không biết đến chúng? Tôi nghĩ ngài nói rất đúng. Giống như bạn, tất
cả các hữu tình khác đều như nhau trong ước muốn hạnh phúc và thắng được đau khổ.
Mỗi cá nhân chúng ta đều không hài lòng với bất kì mức độ hoan hỉhạnh phúc,
và điều này đúng cho tất cả các hữu tình. Cũng như tôi, là một cá nhân, có quyền
tự nhiên để hoàn thành lòng mong cầu căn bản này, tất cả các hữu tình khác cũng
thế
. Công nhận tính bình đẳng căn bản này là một điều quan trọng chính yếu.

Vậy sự khác biệt căn bản giữa ta và các người khác là
gì? Mỗi cá nhân quan trọng và quý báu như thế nào không thành vấn đề, chúng ta
chỉ nói về sự an lạc của một cá nhân. Đau khổ của họ có thể kịch liệt như thế
nào không thành vấn đề, ở đây chúng ta vẫn quan tâm tới quyền lợi của một
nhân
đơn biệt. Trái lại, khi chúng ta nói về các hữu tình khác, từ ngữ khác
này quy chỉ tới các hữu tình vô biên vô số. Trong trường hợp của khác
này, ngay cả khi chúng ta đang giải quyết với các mức độ nhẹ nhàng của đau khổ,
khi được tập hợp, chúng ta đang nói về sự đau khổ của một số lượng vô tận của
các hữu tình. Thế nên, từ quan điểm về số lượng, sự an lạc của các hữu tình
khác trở thành quan trọng hơn an lạc của bạn rất nhiều.

Ngay cả từ quan điểm quyền lợi tự thân của chính chúng
ta
, nếu các người khác hạnh phúchài lòng, kết quả chúng ta có thể hạnh
phúc
. Trên mặt khác, nếu các người khác ở trong trạng thái đau khổ kéo dài mãi,
kết quả chúng ta cũng sẽ chịu đựng đau khổ từ số phận chung. Quyền lợi của các
người khác thì được liên kết mật thiết với quyền lợi bản thân của chính chúng
ta
; điều này là đúng thực. Hơn thế nữa, căn cứ trên trải nghiệm cá nhân của
chính chúng ta, chúng ta có thể quan sát rằng chúng ta càng nắm giữ quan niệm mạnh
mẽ về ta — tôn quý quyền lợi bản thân của chúng ta — nhiều hơn thì các vấn đề
tâm lícảm xúc của chính chúng ta càng lớn hơn.

Dĩ nhiên sự theo đuổi quyền lợi bản thân của chúng ta rất
quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần một tiếp cận thực tiễn hơn, đó là, không lấy
quyền lợi bản thân một các quá nghiêm trọng, nhưng tiêu dùng nhiều thời gian
hơn nghĩ về an lạc của các hữu tình khác. Trong tâm cảnh vị thatrách nhiệm
về các cảm thọan lạc của các hữu tình khác là, trong thực tế, một tiếp cận
lành mạnh hơn trong sự theo đuổi các quyền lợi của chính chúng ta. Nếu chúng ta
làm như thế, chúng ta sẽ thấy một thay đổi đáng chú ý. Chúng ta sẽ không còn dễ
dàng bị các hoàn cảnh nho nhỏ làm cho nổi giận, nghĩ rằng mỗi mỗi sự vật ở
trong rủi ro, và hành động dường như toàn thể hình ảnh, nhân cách, và hiện hữu
của chúng ta bị đe dọa. Về một mặt khác, nếu chúng ta liên tục nghĩ về quyền lợi
bản thân của chúng tahoàn toàn không biết tới an lạc của các hữu tình khác
— kết quả ngay cả các hoàn cảnh vụn vặt có thể gây ra những cảm thọ sâu sắc về
tổn thươngphiền nhiễu. Sự thật về điều này là một điều chúng ta có thể phán
đoán
từ trải nghiệm của chính chúng ta.

Về lâu dài, lưu xuất một tấm lòng tốt lành sẽ làm lợi
ích
cả cho chúng ta và các người khác. Trái lại tạo cơ hội phương tiện cho các
tâm của chúng ta vẫn còn bị nô lệ bởi ích kỉ bản thân sẽ chỉ làm trường tồn các
cảm thọ của chúng ta về bất mãn, thất vọng, và bất hạnh, cả trong phương diện tạm
thời và cũng cả trong dài hạn. Chúng ta sẽ phí phạm cơ hội tuyệt vời này chúng
ta
hiện có — sinh ra làm người, được trang bị với các khả năng thông minh
thể được sử dụng cho các mục đích tăng thượng. Thế nên thật là một điều quan trọng
là có khả năng cân nhắc các hệ quả dài hạn và ngắn hạn. Cách tốt đẹp hơn là hãy
làm cho hiện hữu làm người của chúng taý nghĩa hơn bằng cách thiền định
trên tâm bồ đề — nguyện vọng vị tha để đạt giác ngộlợi lạc tất cả các hữu
tình
.

Phát
tâm
bồ đề

Về phần tôi, tôi không thể tuyên bố đã thật chứng tâm bồ
đề
/ tâm tỉnh biết (the awakening mind or bodhichitta). Tuy nhiên tôi có một
lòng ngưỡng mộ sâu sắc tâm bồ đề. Tôi cảm thấy rằng sự ngưỡng mộ tâm bồ đề
tôi có là sự giàu có của tôi và là một suối nguồn cho can đảm của tôi. Đây cũng
căn bản của hạnh phúc của tôi; nó có khả năng giúp tôi làm cho các người
khác hạnh phúc, và nó là yếu tố làm cho tôi thấy hài lòngvui vẻ. Tôi dốc
lòng tận tụy và cam kết với lí tưởng vị tha. Bất kể đau yếu hoặc khoẻ mạnh,
càng già đi, hoặc ngay cả ở vào thời điểm chết, tôi sẽ vẫn tiếp tục cam kết với
lí tưởng này. Tôi tin rất chắc chắn rằng tôi sẽ vẫn luôn luôn duy trì lòng ngưỡng
mộ sâu sắc của tôi với với lí tưởng phát tâm bồ đề. Về phần bạn, các bạn của
tôi, tôi cũng muốn kêu gọi các bạn cố gắng có khả năng an trú với tâm bồ đề.
Hãy nỗ lực, nếu bạn có thể, lưu xuất một trạng thái vị thađại bi của tâm
như thế.

Sự thật chứng hoạt sinh của tâm bồ đề đòi hỏi nhiều năm
tu tập thiền định. Trong vài trường hợp, có thể cần đến các đại kiếp để có thật
chứng này. Chỉ có một sự thông hiểu trí tuệ phân biệt về tâm bồ đề là gì, thì
đó là một điều chưa đủ tốt. Có một cảm thọ trực giác, “Mong ước tất cả các hữu
tình
đạt trạng thái toàn giác” thì cũng không là đầy đủ. Những điều này không
phải là một sự thật chứng tâm bồ đề. Nếu chỉ có như thế mà bạn vẫn xem là đủ tốt
và đầy đủ, tôi nghĩ nó có thể khônggiá trị nhiều, ở đó có nhiều tu tập thâm
mật
về Pháp hay không? (Even so, I think it is worth of it, for what more
profound practice of Dharma is there? || for what it’s worth: although it may
not worth much; although it may not be true).

Như ngài Tịch Thiên khẳng định:

1:9.
Khi tâm bồ đề sinh khởi, trong một tức
thời
một kẻ tả tơi bị trói buộc trong nhà tù của luân hồi thì được gọi là Con của đấng Thiện Thệtrở thành đáng tôn
kính
trong các thế giới của các vị trời và các con người.

1:10.
Tâm bồ đề làm chuyển biến sắc tướng nhơ nhuốm này thành hình ảnh vô giá của
viên ngọc của đấng Tối Thắng. Thế nên
hãy giữ vững cam lộ diệu hảo, được gọi tên tâm bồ đề, nó tác dụng làm chuyển biến
hoàn toàn.

Khi chúng ta nghĩ một cách hời hợt về tâm bồ đề, nó có
thể hình như hoàn toàn đơn giản; ngay cả không thể được thấy tất cả những điều
bó buộc của tâm bồ đề. Trái lại, các thiền định mật tông trên các mạn đà la
chư phật Thủ Hộ (deities) hình như huyền bí, và chúng ta có thể tìm thấy chúng
thiết tha ấn tượng hơn (appeal). Tuy nhiên, khi chúng ta thực sự tham dự tu tập,
tâm bồ đề thì không thể cạn kiệt. Trở thành tỉnh ngộ do biết thực tế
(disillusioned) hoặc mất can đảm/ mất hi
vọng [thấy xa xôi, khó đạt] (disheartened) là một kết quả của tu tập tâm bồ đề, thì không là một nguy hiểm,
nhưng trái lại (whereas) trong các thiền định du già chư phật Thủ Hộ, tụng đọc
các mantra, v,v…, có một nguy hiểm của trở thành tỉnh ngộ do biết thực tế, bởi
chúng ta thường đi vào các tu tập như thế với lòng mong cầu hi vọng quá cao.
Sau nhiều năm dài, chúng ta có thể nghĩ, “Mặc dù tôi đã thực hành thiền định du
già
chư phật Thủ Hộ và tụng đọc tất cả các mantra này, chẳng có một sự thay đổi
đáng kể nào; tôi chẳng có bất kì các trải nghiệm huyền bí huyền diệu”. Loại tỉnh
ngộ
do biết thực tế này thì không có trong trường hợp tu tập tâm bồ đề.

Bởi vì sự thật chứng tâm bồ đề đòi hỏi một thời kì dài
tu tập, một khi bạn có trải nghiệm chút ít, điều cần thiết tối quan yếu là bạn
tuyên bố công khai sự đào luyện tâm bồ đề xuyên qua các cầu nguyện thệ nguyện
(Since the realization of bodhichitta requires a long period of practice, once
you have slight experience, it is vital that you affirm your cultivation of
bodhichitta through aspirational prayers). Điều này cần được thực hiện với một
vị đạo sư (guru) hoặc trong sự hiện diện của một biểu trưng của một vị phật. Một
sự tu tập như thế có thể nâng cấp cao hơn khả năng của bạn về phát tâm bồ đề. Bằng
cách thọ nhận bồ tát giới nguyện trong một nghi lễ đặc biệt, bạn tuyên bố công
khai
sự phát tâm bồ đề của bạn trong sự hiện diện của một vị thầy.

Phần thứ nhất của nghi lễ này là phát tâm bồ đề nguyện
(generation of aspirational bodhichitta). Cái được thể hiện ở đây là bằng cách
phát bản nguyện vị tha này để thành tựu trạng thái phật cho lợi lạc của tất cả
các hữu tình, bạn nghiêm trang hứa (pledge) rằng bạn sẽ không từ bỏ nó hoặc để
nó thoái hoá, không những chỉ trong đời sống này, nhưng cũng cả trong các đời sống
tương lai. Vì là một cam kết, có những giới nhất định để được tuân theo. Phần
thứ nhì là nghi lễ thọ lãnh các giới nguyện bồ tát (ceremony for taking
bodhisattva vows). Điều này sẽ được thực
hiện
bởi một người đã được chuẩn bị cho các giới nguyện rồi bằng cách đã tham dự
giai đoạn thứ nhất.

Đã tăng trưởng lòng nhiệt thành thực hiện các hạnh bồ
tát
, vậy thì bạn thọ nhận các giới nguyện bồ tát. Một khi bạn đã nhận giới nguyện
bồ tát, bất kể bạn thích hoặc không, bất kể nó là lạc thú hoặc không, cái được
đòi hỏi là một cam kết là sẽ giữ các giới nguyện quý báu như là chính đời sống
của bạn. Để hình thành thệ nguyện đó, bạn phải có sự xác quyết vững chắc như một
ngọn núi; bạn đang làm một thệ nguyện rằng từ giờ trở đi bạn sẽ tuân theo các
giới nguyện của bồ tát và hướng dẫn đời sống bạn theo sự đào luyện bồ tát.

Dĩ nhiên một số độc giả không là các Phật tử đang tu tập,
và ngay cả giữa các Phật tử đang tu tập, một số có thể không cảm thấy bị cam kết
nhận các giới nguyện bồ tát, đặc biệt là phần thứ nhì [nghi lễ hiện hành không
gồm trong sách này. Chú thích của bản Anh]. Nếu bạn cảm thấy lưỡng lự về khả
năng tuân theo các giới nguyện bồ tát, kết quả tốt nhất bạn không nên làm thệ
nguyện
; bạn vẫn có thể phát tâm vị thamong ước tất cả các hữu tình có thể hạnh
phúc
cầu nguyện rằng bạn có khả năng đạt toàn giác cho lợi ích của tất cả
các hữu tình. Điều này sẽ là đủ; bạn sẽ đạt được phúc đức về phát tâm bồ đề,
nhưng bạn không phải theo các giới nguyện. Và cũng, có it nguy hiểm hơn do vi
phạm
các giới nguyện. Thế nên, nếu bạn không nhận bất kì giới nguyện nào, bạn
chỉ tăng trưởng tâm bồ đề nguyện. Bạn có thể là kẻ phán xét của chính bạn.

Nhiệt thành bởi trí tuệ, đại bi

Ngày nay trước hiện diện của Phật

Tôi phát tâm cầu đạt toàn giác

Cho lợi lạc tất cả hữu tình.

***

“Trong bao lâu hư không vẫn còn, trong bao lâu thế giới
vẫn còn, tôi mong ước sống để trục xuất các sự khốn cùng của thế giới” (Tịch
Thiên

____________________________

Chú
thích

1.
Bồ Đề Tâm
(Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch. p.663,
lược trích)

Phạm: bodhi-citta. Gọi đủ: A nậu đa la tam miệu tam bồ
đề
tâm. Cũng gọi là Vô thượng chính chân đạo ý, Vô thượng bồ đề tâm, Vô thượng
đạo
tâm, Vô thượng đạo ý, Vô thượng tâm, Đạo tâm, Đạo ý, Đạo niệm, Giác ý. Tức
là tâm cầu Bồ đề vô thượng (cầu thành Phật). Tâm bồ đềhạt giống sinh ra hết
thảy chư Phật, là ruộng tốt nuôi lớn các pháp trong sạch. Nếu phát khởi tâm này mà tu hành tinh tiến,
thì sẽ mau chóng được Bồ đề vô thượng. Cho nên biết tâm Bồ đề là chỗ bắt đầu của tất cả thệ nguyện chân chính,
là gốc của Bồ đề, là chỗ dựa của đại biBồ tát học. Bồ tát Đại thừa trước hết cần phải phát tâm rộng
lớn, gọi là phát tâm Bồ đề, phát tâm, phát ý; mới bắt đầu phát tâm, gọi là
phát tâm
, tân phát ý. Người cầu sinh về
Tịnh độ, cũng phải phát tâm Bồ đề.

Tâm Bồ đề nhờ vào nhiều duyên mà phát khởi.

Mật giáo chủ trương phát tâm là một trong năm lần chuyển
biến
của chữ A, và dựa vào ba thứ tâm bồ đề: Hạnh nguyện, Thắng nghĩa, Tam ma địa
trong luận Bồ đề tâm mà lập bốn loại phát tâm:

1. Tín tâm, chỉ cho tâm đối với việc cầu Vô thượng bồ đề
không một mảy may ngờ vực. Vì tâm này là nền tảng của muôn hạnh nên cũng gọi là
Bạch tịnh tín tâm (lòng tin trắng sạch).

2. Đại bi tâm, sau khi phát Bạch tịnh tín tâm, lại lập
bốn thệ nguyện rộng lớn, tâm này cũng gọi là Hạnh nguyện tâm, Hạnh nguyện bồ đề
tâm
.

3. Thắng nghĩa tâm, trong các giáo pháp, chọn lựa giáo
pháp
chân thực. Tâm này cũng gọi là Thâm bát nhã tâm, Thắng nghĩa bồ đề tâm.

4. Đại bồ đề tâm, ngay lúc quyết định bỏ phần kém, chọn
phần hơn, thì chư Phật mười phương liền hiện ở trước mặt để chứng minh, các ma
thấy thế sợ mà rút lui. Đại bồ đề tâm
này cũng gọi Tam ma địa bồ đề tâm.

Tuy chia ra bốn tâm như trên, nhưng vốn là một thể, cho
đến
lúc thành quả Phật cũng không giây phút nào rời nhau. Được như thế là nhờ tự hành hoá tha, thế gian
xuất thế gian tu tam mật của chư tôn mà ra, nên gọi là Hữu tướng bồ đề tâm.
Nhưng vì xưa nay vốn có tướng tức không tướng, cũng như hư không lìa tất cả tướng,
nên khế hợp với Vô tướng bồ đề tâm.

2. Phát Bồ đề tâm (Kinh Hoa Nghiêm)

Này thiện nam tử! Bậc Bồ-tát phát lòng Vô-thượng Bồ-đề
là:

Khởi lòng đại-bi cứu độ tất cả chúng sinh.

Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự.

Khởi lòng khắp cầu chính pháp, tất cả không sẻn tiếc.

Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu Nhất thiết trí.

Khởi lòng đại từ vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng
sinh
.

Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp
kiên thệ để cầu bát nhã ba-la-mật.

Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật.

Khởi lòng thật hành như lời nói, để tu đạo Bồ tát.

Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện
lớn của tất cả Như Lai.

Khởi lòng nguyện cầu Nhất thiết trí, cùng tận kiếp vị
lai
giáo hoá chúng sinh không dừng nghỉ.

Bồ tát dùng những công đức Bồ-đề tâm nhiều như số bụi
nhỏ cuả cõi Phật như thế, nên được sinh vào nhà Như Lai…

Phổ
Hiền Bồ tát
bảo:

Thiện nam tử! Bồ tátđiều phục giáo hoá tất cả chúng
sinh
nên phát Bồ-đề tâm.

trừ diệt khổ-tụ cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ đề
tâm
.

Vì đem cho tất cả chúng sinh sự an vui đầy đủ, nên phát
Bồ đề tâm

Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ-đề
tâm
.

Vì đem lại lại Phật trí cho tất cả chúng sinh, nên phát
Bồ-đề tâm
.

cung kính cúng dường tất cả chư Phật nên phát Bồ-đề
tâm
.

tùy thuận lời dạy Như Lai khiến chư Phật hoan hỉ,
nên phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn thấy sắc-thân tướng hảo của tất cả chư Phật,
nên phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn vào trí-tuệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên
phát Bồ-đề tâm.

Vì muốn hiển hiện các đức: lực, vô-úy của chư Phật, nên
phát Bồ-đề tâm.

3.
Kinh Hoa Nghiêm. Trụ xứ của Bồ tát 

Lúc bấy giờ, Bồ tát Di Lặc thâu nhiếp thần lực, bước
vào lầu các, khảy móng tay rồi bảo Thiện Tài đồng tử như vầy: “Này thiện nam tử,
hãy đứng dậy! Pháp tánh vốn như thế, do sự tích tụ và tập hợp của các nhân
duyên
nên hiện ra tướng như thế, tự tánh vốn như thế, không tự thành tựu, như mộng,
như huyễn, như ảnh tượng”.

Ngay khi ấy, Thiện Tài vừa nghe tiếng khảy móng tay liền
dậy khỏi tam muộiDi Lặc tiếp tục: “Ông
có thấy không, những thần thông biến hóa của Bồ tát, những lưu xuất năng lực của
Bồ tát, sự quảng bá những nguyện và trí của Bồ tát, niềm hoan hỉ tịnh lạc của Bồ
tát
, những công hạnh của Bồ tát, vô số trang nghiêm cõi Phật, những thệ nguyện
vô thượng của các Như lai, giải thoát bất khả tư nghị của Bồ tát, ông có thấy
theo dõi thông suốt những điều đó chăng?”.

Thiện tài nói: “Bạch thánh giả, dạ có, ấy là do thần lực
gia hộ của thiện tri thức. Bạch thánh giả, vậy môn giải thoát này gọi là gì?”.

Di Lặc: “Môn giải thoát này gọi là Trang nghiêm tạng
(vyuhagarbha) trong đó, chứa đựng, ghi nhớ, không hề quên trí tuệ về hết thảy
ba nghìn thế giới (Nhập tam thế nhất thiết cảnh giới bất vong niệm trí trang
nghiêm
tạng). Thiện nam tử, trong môn giải thoát này lại có bất khả thuyết môn
giải thoát, chỉ có Bồ tát nhất sinh mới có thể chứng đắc”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, những sự trang nghiêm này rồi
đi về đâu?”.

Di lặc: “Đi về chỗ đến”.

Thiện Tài: “Từ đâu đến?”. 

Di Lặc: “Từ thần lực trí tuệ của Bồ tát mà đến; nương
thần lực trí tuệ của bồ tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, không
có tích tập, không có tăng gia, không có thường trụ, không có sở trước, không
sở y trên mặt đất hay giữa hư không.

“Này thiện nam tử; như Long vương làm mưa lũ; mưa không
từ thân tuôn ra, không từ tâm tuôn ra, không có sự tích tập nào trong nó, nhưng
mưa tuôn ra từ niệm lực của Long vương – và mưa tuôn khắp cả thế gian. Nó không
thể nghĩ bàn. 

“Này thiện nam tử, những sự trang nghiêm mà ông đã thấy
cũng vậy. Không từ bên trong mà có, không từ bên ngoài mà có nhưng nó có trước
mắt
ông, có từ oai thần của Bồ tát, vì thiện căn mà ông đã thành tựu.

“Này thiện nam tử, như nhà huyễn thuật làm trò huyễn
hóa
, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng hiển hiện trước mắt mọi người
bởi vì ma lực của chú thuật.

“Cũng vậy, này thiện nam tử, nhưng sự trang nghiêm
ông đã thấy, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, không tụ tập nơi đâu;
chúng hiển hiện là do Bồ tát muốn tập học trí như huyễn bất khả tư nghì, và do
đại oai lực của những nguyện và trí của Bồ tát”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, ngài từ đâu đến”.

Di Lặc: “Bồ tát không đến không đi, như thế mà đến; Bồ
tát
không bước, không dừng, như thế mà đến; không sống không chết, không
không
qua, không rời không dậy, không cầu không thủ, không nghiệp không báo;
không sinh không diệt, không thường không đoạn, như thế mà đến.

“Này nữa, thiện nam tử, Bồ tát đến như vầy: đến từ chỗ
đại bi, vì mong điều phục hết thảy chúng sinh khỏi những khổ não; đến từ chỗ tịnh
giới
, vì muốn thọ sinh vào những nơi tùy thích; đến từ chỗ đại nguyện phải viên
mãn
, vì năng lực của những thệ nguyện xa kia; đến từ chỗ thần thông? vì muốn hiện
thân
theo sở thích chúng sinh đến từ chỗ không dao động, vì không hề lãng
xa gót Phật; đến từ chỗ không thủ xả vì đi hay đến không nhọc thân và tâm; đến
từ chỗ trí tuệ phương tiện vì để tùy thuận hết thảy chúng sinh; đến từ chỗ thị
hiện
biến hóa, vì tất cả hóa hiện đều như ảnh, như tượng.

“Như thế đó, này thiện nam tử, nhưng ông hỏi ta từ đâu
đến. Này thiện nam tử, ta đến từ sinh quán xứ Ma la đề (Maladi). Đến đó để giảng
pháp
cho thanh niên tên Cù ba la (Gopàlaka) và hết thảy mọi người nơi sinh quán
của ta tùy theo căn cơ của họ. Và cũng để đưa cha mẹ, thân quyến, Bà la môn, và
mọi người vào con đường của Đại thừa…”
(D.S. Suzuki. Thiền Luận, quyển Hạ . Bản dịch Tuệ Sỹ .Trang 207-210)