Phật Giáo Và Sức Khỏe Tâm Thần

0
22

PHẬT GIÁOSỨC KHỎE TÂM THẦN
Hòa Thượng Thánh Nghiêm
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

thichthanhnghiemthichthanhnghiem

Phật giáo bắt nguồn từ Ấn
Độ
. Chính ở nơi đó Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni
đã nói đến những vấn đề của bệnh khổ. Bệnh khổ bắt đầu từ lúc sinh; khi ta
được sinh ra, là khổ đau đã bắt đầu. Người chưa từng có bệnh khổ là người chưa
có mặt trên cõi đời. Khổ chỉ chấm dứt sau khi chết. Trong cõi đời, chúng ta
phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể
được chữa khỏi bằng Phật pháp.

Đức Phật nhận
thấy
rằng cứu chữa cho tâm quan trọng hơn là cho thân. Người có tâm lành mạnh
hành vi thiện lành sẽ ít bị vấn đề nơi thân hơn là người có tâm bệnh. Nếu
tất cả những vấn đề của tâm đều được giải trừ, thì đó là giải thoát. Người có
thân mạnh khỏe nhưng tâm bệnh sẽ đau khổ nhiều hơn là người chỉ có những vấn đề
nơi thân.

Thân bệnh thì
đau đớn; tâm bệnh thì khổ não. Phật pháp không thể giúp chúng ta khỏi đau đớn.
Phật pháp không phải là thuốc tê, nhưng nó có thể giúp diệt trừ khổ não.

Theo Phật giáo,
có ba nguyên nhân gây ra khổ:

1- Vô minh về sự khởi thủy (Không biết về sự không-có cái bắt đầu)

Các tôn giáo ở phương Tây thường thuyết
giảng
về sự khởi đầu. Khoa học Tây phương đặt giải thuyết về nguồn gốc của trái
đất, và vũ trụ. Vấn đề của sự khởi đầu khá khó giải quyết. Đức Phật cho rằng
không có sự khởi đầu. Trong một vòng tròn đâu là điểm khởi đầu. Dầu rằng có thể
có một điểm khởi đầu, nhưng bạn hãy thử cố gắng đi, bạn sẽ không thể tìm ra nó.
Do đó chúng ta nên chấp nhận không có điểm khởi đầu. Nếu bạn hỏi, “Khổ đau từ
đâu đến?”, người con Phật sẽ trả lời, “Khổ từ vô thủy đến”.

2- Vòng nhân quả của khổ não

Quả mà ta đang hứng chịu trong hiện tại
là do nhân gây ra trước đó. Quả này ngược lại sẽ trở thành nhân cho quả tương
lai. Càng sống, chúng ta càng không ngừng tạo ra nhân tương lai.

3- Những
khổ não

Có ba nhân tạo
ra khổ não:

a) Môi
trường
:

Trong chuyến đi
này tôi thực sự có cơ hội được tận mắt thấy thành phố San Francisco đẹp biết bao. Nhưng thời tiết rất đa dạng: có sương mù và
gió; nhiệt độ biến đổi nhanh chóng từ lạnh đến ấm. Dầu chúng ta có nghĩ San Francisco giống như
cõi tiên, thì người sống ở đây cũng bị bệnh.

Sớm hôm nay khi
tôi ngồi cùng xe với bà chủ nhà. Lúc bà hắt hơi, tôi hỏi, “Bà bệnh sao?” Bà ấy
trả lời, “Không, tôi chỉ bị dị ứng với không khí lạnh. Đúng vậy ngay ở San Francisco cũng có
bệnh. Dĩ nhiên là phải có lý do người ta mới xây nhiều bệnh viện to lớn như thế
này ở đây. Ngay một nơi như ở đây, với bầu trời quang đãng, không khí trong
lành, vẫn có chất ô nhiễm hay mầm bệnh trong không khí hay vi khuẩn trong thực
phẩm
gây bệnh cho chúng ta. Môi trường có thể là một nguyên nhân lớn trong việc
gây ra khổ não cho chúng ta.

b) Các mối liên hệ

Các mối liên hệ
có thể mang đến cho chúng ta nhiều phiền não. Ai chịu trách nhiệm cho phần lớn
những khổ não của chúng ta? Phần đông nghĩ chính là kẻ thù của họ. Thật ra
không nhất thiết là như vậy. Thủ phạm có thể chính là chồng, vợ hay con của ta.
Người mà chúng ta thường tranh cãi nhất không phải là kẻ thù của ta mà chính là
những người thân thiết nhất của ta. Hàng ngày chúng ta không chỉ phải đương đầu
với người thân mà còn bao nhiêu người khác nữa, có người ta biết, người không.
Có người giúp ta, người cản trở ta. Chúng sanh không dừng tranh hơn thua với
nhau
.

Hôm qua khi tôi
thuyết giảng tại Đại học Stanford, có thính giả than phiền là những kẻ trí thức
thực sự rất ích kỷ. Dĩ nhiên người trí thức là những người thông minh. Lý ra họ
phải giúp đỡ và hỗ trợ nhau. Điều họ
không nên làm nhất là xâu xé nhau. Tuy
nhiên
, ngay chính người thông minh cũng không tránh khỏi thói nhỏ mọn, tỵ hiềm
trong bản tánh của con người. Tôi thường hỏi, “Ở đây có ai chưa từng ganh đua
với người khác hay không cảm thấy người khác ganh đua với mình? Có ai
không?” Câu trả lời luôn là không.

c) Xáo trộn cảm xúc

Kẻ thù lớn nhất
của chúng ta không ở bên ngoài. Chúng ta phiền não phần lớn chính là do tâm
ta. Chúng ta luôn thay đổi cảm xúc.
Chúng ta có thể chuyển từ hống hách đến rụt rè, với thời gian chúng ta thay đổi
cái nhìn về sự vật. Do đó, chúng ta bị xáo trộncảm thấy bất lực, không thể
quyết định điều gì. Ta lo lắng về được, mất, phải hay trái, và không thể quyết
định
phải làm gì. Điều này thực sự là khổ sở. Có nhiều người phải khổ như thế,
nhưng lại tin rằng họ không có vấn đề gì. Khi họ phủ nhận rằng họ có vấn đề, họ
có thể nhảy cỡn lên, quậy tưng, đưa bản thân đến những trạng thái giận dữ cùng
cực. Có lần tôi hỏi một người như thế, tại sao anh có quá nhiều phiền não. “Đâu
phải tại tôi”, anh ta phản kháng, “chính là tại mấy kẻ đốn mạt kia đã làm cho
tôi khổ thế này”. Thực sự, chính anh ta gây ra phiền não cho mình.

Hôm qua tôi đi
cùng xe với bốn người. Mấy người này tham gia vào một cuộc tranh cãi quyết
liệt. Một người nói với tôi, “Xin lỗi sư phụchúng tôi tranh cãi quá nhiều”.
Tôi trả lời, “Quý vị tranh cãi với nhau, đâu phải chuyện của tôi”. Thực ra tôi
có nghe họ cãi vã không? Dĩ nhiên là có. Nhưng tôi không tham gia câu chuyện.
Sáng nay, một trong bốn người đó lại nói với tôi, “Tôi chịu không nổi khi nghe
người ta tranh cãi nhau. Âm thanh của nó khiến tôi khó chịu”. Bạn có thể nghĩ
là anh ta đang phản ứng lại điều gì đó ở bên ngoài mình. Sự thật chính anh ta
mới làm cho mình bị phiền não. Phiền não từ trong anh mà ra.

Phật giáo phân ra
năm loại tâm phiền não: tham, sân, si, mạn và nghi. Khi bị xáo trộn, chúng ta
có thể cố gắng phân tích trạng thái tâm phiền não đó. Khi đã có thể xếp phiền
não
của mình vào loại nào, và quán chiếu về nó, thì ta có thể giảm thiểu cường
độ của nó. Khi bị tham làm chủ, chúng ta có thể quán: “Tôi đang tham, tôi có
những ham muốn mạnh mẽ”. Sau đó trạng thái tâm tham sẽ tự động giảm thiểu.

Khi sân, chúng ta cũng có thể quán: “Tại sao tôi
lại sân đến thế? Tôi đang khổ do tâm sân”. Bằng cách đó tâm sân và phiền não sẽ
bắt đầu giảm xuống. Ta phải quay nhìn vào, không phải hướng ra ngoài. Đừng phân tích vấn đề, hãy phân tích chính
tâm
của bạn.

Khi ta lầm lỗi và cảm thấy hối tiếc về điều gì đó,
tốt nhất là ta phải quán chiếu xem mình đã làm gì. Nếu thực sự đó là một hành
động bất thiện, hãy quán: “Tôi đã hành động không khôn khéo”. Từ đó ta sẽ bớt
phiền não, ân hận.

Mạn, tự nó cũng là một loại phiền não. Nhận biết
về các cảm xúc này khi chúng khởi lên, sẽ giúp ta chế ngự được chúng.

Nghi cũng là một loại phiền não. Nghi sẽ cản trở
chúng ta quyết định. Ta sẽ không thể tin tưởng tha nhân cũng như bản thân. Đó
đúng là phiền não. Nếu bạn biết mình bị tâm nghi hoặc quấy nhiễu, bạn cần phải
quán như sau: “Tôi cần phải hoàn thành công việc này, công việc nọ, nên tốt
nhất tôi phải tin tưởng rằng mình có khả năng và đó là việc cần phải làm”. Nếu
thực sự tin như thế, ta sẽ có thể hoàn thành bất cứ điều gì ta muốn làm.

Trạng thái tâm nghi có thể ảnh hưởng không tốt cho
cuộc sống của ta. Thí dụ một người đã quyết định kết hôn, nhưng quyết định này
lại bị lung lay bởi tâm nghi. Người đó ngần ngại không biết cuộc hôn nhân của
mình có tan vỡ, liệu người hôn phốibỏ rơi mình sau khi thành hôn, hoặc
người đó có thiếu trung thực, có giấu giếm mình điều gì không? Nếu tâm nghi này
không được chế ngự, người đó sẽ rất khổ sở trước ngưỡng cửa hôn nhân và sẽ đau
khổ
suốt cuộc hôn nhân. Dầu không có lý do gì thực sự có thể khiến cho đôi lứa
phải chia tay, nhưng chính tâm nghi sẽ tạo ra lý do để đưa đến những vấn đề
trong cuộc sống vợ chồng.

Nếu bạn có những nghi hoặc như thế, hãy tự nhủ: “Nếu tôi
thực sự có quá nhiều nghi hoặc, thì quyết định kết hôn là hành động rồ dại. Nếu
tôi thực sự muốn kết hôn, tôi cần chấp nhận người phối ngẫu, hoàn toàn chấp
nhận
người đó”. Nếu ta không
thiết lập được một thái độ như thế, thì tốt hơn ta nên sống độc thân, vì hôn nhân sẽ
chỉ mang đến cho ta sự khốn khổ. Có ai không có tâm nghi hoặc không? Tôi chưa từng gặp ai hoàn toàn không có
tâm nghi.

Theo Phật giáo, có năm nguyên nhân đưa đến sự xáo
trộn
của tâm:

Theo đuổi một đối
tượng mà không xét đến những ưu và khuyết điểm của mình. Nói cách khác là ta
không biết mình có gì và không bao giờ bằng lòng với cái mình có. Hoặc khi phải
đối mặt với hoàn cảnh vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, ta lại luôn dằn vặt với
ước muốn chống lại điều không thể tránh khỏi. Nhiều người, nhất là những người
trẻ, tin rằng khả năng của họ là vô hạn. Nhìn những gì người khác đã thực hiện,
họ nghĩ rằng, họ cũng có thể làm được như thế. Nhưng khi những điều kiện không
thuận lợi phát sinh, họ cảm thấycá nhân họ bị trù dập, nên phản kháng lại
thay vì chấp nhận những gì đang xảy ra.

Có ước muốn được phát triển và thành công vô độ.
Người có tâm lý xáo trộn này luôn muốn khuếch trương cái mình có. Họ muốn dàn
trải tầm ảnh hưởng của mình vượt ngoài mọi giới hạn. Người cố sức tạo danh để
cả thế giới biết đến mình. Kẻ lại dùng quyền lực để đè bẹp những ai dám đối đầu
với họ. Những cuộc tranh đấuquyền
lực
như thế có thể xảy ra giữa các quốc gia hay chính trong các gia đình. Một người vợ có thể cố gắng điều khiển chồng
hay ngược lại. Lòng tham muốn thống trị người khác thể hiện một tâm lý bị xáo
trộn
.

Khi đạt được một mục đích hay vật chất gì đó,
lòng tự mãn phát sinh. Thái độ đó có thể dẫn người ta đến sự vô tâmcoi thường
người khác. Người tự mãn có thể nghĩ rằng họ có quyền xúc phạm hay gạt người khác qua một bên tùy theo ý thích
nhân
của mình.

Khi không đạt được một mục đích gì đó thì sinh
tâm chán nản. Người với tâm lý bị xáo trộn này thường dễ chán nản, không còn tự
tin nơi bản thân. Người này cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho người khác.

Nghi hoàn toàn chế ngự tâm. Cảm giác bất
an
nặng nề. Lòng tự tin mau chóng tàn lụi.

Tôi không phải
nhà tâm lý học hay tâm thần học. Tôi không có kiến thức sâu sắc về tâm lý
học cổ điển mà tôi cũng không rành mạch trong việc phân loại các bệnh tâm thần
nói chung. Tôi chỉ dựa trên quan
điểm
Phật giáo phân loại các vấn đề tâm bệnh như trên. Từ năm loại tâm
bệnh này có thể sản sinh ra vô số các tâm bệnh khác. Nên nhớ là Phật giáo không
quan tâm đến nguyên nhân hay bệnh lý của các yếu tố đặc biệt đưa đến sự khủng
hoảng tinh thần của người bệnh. Phật giáo chỉ quan tâm đến việc nhận biết
trừ bỏ các xáo trộn tâm lý.

Giờ tôi sẽ nói
về phương cách làm thế nào để quân bình tâm và chữa trị các tâm bệnh.

Chúng ta thường
đối mặt với những xáo trộn tâm lý của mình bằng cách sử dụng hai phương cách
không hiệu quả. Đầu tiên là sự chối bỏ: “Tôi không có bệnh. Tôi không có vấn đề
gì cả. Không có gì sai lệch nơi tôi cả”. Cách thứ hai là tự chữa trị: luôn quay
lại trong đầu các sai sót và những gì mà người đó nghĩ là thuốc chữa cho mình.
Hành động này thiết lập một giả định sai trên một sai sót khác. Cả hai phương
cách
này chỉ khiến vấn đề thêm tệ hại và nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ tâm
thần
tâm lý học sử dụng phương pháp thổ lộ, tâm sự để phân tích và giúp giải
thích
các vấn đề của con bệnh. Dầu đúng là mục tiêu của phương pháp này là để
người bệnh có thể nhận ra hiện thực, nhưng theo quan điểm của Phật pháp, nó chỉ
tính cách nhất thời và chưa hoàn chỉnh. Đó là vì bác sĩ chỉ có thể khám phá ra một phần của vấn đề, và chính bản
thân
người bệnh cũng chỉ có thể biết một phần chứ không phải là một bức tranh
toàn diện của căn bệnh của mình. Và vấn đề lại tiếp tục xảy ra sau các
buổi tư vấn, do đó đôi khi người bệnh phải tiếp tục điều trị hằng mười hay hai
mươi năm mà không có kết quả thực sự. Chỉ việc này thôi cũng khiến bác sĩ bệnh
theo luôn.

Cách chữa trị
của Phật giáo có thể chia làm hai lãnh vực chính: thay đổi tư duy và các phương
pháp
thực hành.

4
Thay đổi tư duy
 

a) Tư duy về nhân quả

Dầu tư duy này
thuộc tôn giáo, nhưng nó cũng là thực tại. Nó là một `thực tại vì trong suốt
cuộc sống của chúng ta, bất cứ chúng ta làm gì, cũng có sự phản hồi hay hậu quả
của hành động của chúng ta. Dựa trên tín tâm, chúng ta tin rằng đã có kiếp sống
trước kiếp này, và kiếp trước đó nữa, và không biết bao nhiêu kiếp sống trong
quá khứ. Nhiều thứ hiện chúng ta đang phải nếm trải có vẻ bất công, nhưng đó
chỉ là hậu quả của những hành động mà ta đã làm trong quá khứ. Có tin như thế,
chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những gì xảy ra cho ta, dầu tốt hay xấu. 

b) Tư duy về nhân duyên

Tất cả các pháp sinh và diệt là do sự
tích
lũy và tương tác của nhiều yếu tố khác nhau. Nhân của hoa là hạt giống,
nhưng đất, nước, và ánh sáng mặt trời phải có mặt để cây có thể sống. Thiếu
thời
gian hay sự bứng rể, hoặc thiếu nước, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến cây
hoa khô héo, rồi chết đi.

Khi đạt được điều gì, ta không cần phải quá vui mừng, hay
hãnh diện. Không cần biết chúng ta đã đạt được bao thành tích, điều đó không
thể xảy ra nếu không có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều tha nhân.
Và do chúng ta cũng biết rằng những gì hôm nay có mặt, một ngày nào đó cũng sẽ
qua đi, nên ta không cần phải quá thất vọng khi đối mặt với những nghịch duyên
hay chướng duyên. Châm ngôn cũng có câu, “Sau cơn mưa, trời lại sáng”.

Tâm thanh tịnh
sẽ giúp ta dễ dàng đón nhận khổ đau hay hạnh phúc. Đó là biểu hiện của tâm lành
mạnh

c) Từ bi

Người ta thường
muốn kẻ khác có lòng bi mẫn đối với mình, nhưng lại ít khi nghĩ đến việc có
lòng từ bi đối với người khác. Có nhiều người khi lầm lỗi thì đòi hỏi phải được tha thứ: “Đừng so sánh tôi với một vị Thánh!”,
họ nói. Nhưng khi thấy người khác làm lỗi thì họ sẽ nói, “Anh thật là thiếu
năng lực
. Tại sao anh không thể làm việc đó cho đúng ngay lần đầu!”.

Lòng từ bi đòi
hỏi bốn yếu tố:

Hiểu rõ
các nội kết của bản thân và phát triển sự hài hòa nội tại.

Thông cảm với những khiếm khuyết của người.

Tha thứ lỗi của người.

Quan tâm đến khổ đau của người khác.

Yếu tố thứ nhất
rất quan trọng. Để có thể tự tại với chính mình, ta cần phảitâm thanh tịnh,
bình an.

Để được như
thế, ta phải luôn chánh niệm về giáo lý nhân quảnhân duyên. Điều đó sẽ giúp
ta có được tâm bình an, tĩnh lặng. Được thế ta mới có thể từ bi, đồng cảm, tha
thứ
quan tâm đến người.

5- Các phương pháp thực hành

a) Niệm Phật

Phương pháp này là thường niệm hồng
danh
Phật. Có hai lý do để hành phương pháp này. Trước hết, niệm hồng danh Đức
Phật
để được vãng sinh vào cõi Tịnh độ sẽ mang đến cho ta niềm hy vọng về tương
lai, do đó giúp ta dễ dàng buông bỏ hiện tại. Thứ đến, niệm Phật cũng giúp ta
giải tỏa được những vấn đề tâm thần. Khi tâm lý bạn bị xáo trộn, bạn có thể dẹp
bỏ
sân, si và những vấn đề tâm thần khác bằng cách chú tâm vào niệm danh hiệu
Phật. Tôi thường khuyên mọi người, “Khi quý vị nổi giận, muốn la mắng ai, hãy
niệm danh hiệu Đức A Di Đà”. Làm vậy ta đã gửi tâm sân của ta đến Đức Phật A Di
Đà
. Nó trở thành việc của Ngài. 

b) Hành thiền

Tọa thiền giúp
ta thâu nhiếp tâm tán loạnthanh tịnh hóa tâm uế nhiễm. Có nhiều phương cách
hành thiền cũng như nhiều cấp bậc chứng đắcchúng ta không có thời gian để
đi sâu vào chi tiết ở đây. Tuy nhiên,
tôi có thể giới thiệu khái quát với quý vị về một số chứng đắc mà quý vị có thể
đạt
được:

Khi quý vị đạt đến một điểm mà tâm không còn vọng
tưởng
, thì đó gọi là thiền chỉ (samadhi). Khi ở trong trạng thái đó, không có
ai, không có vấn đề gì có thể quấy nhiễu quý vị. Từ trạng thái định đó, quý vị
có thể phát triển tuệ về vô ngã. Đó là sự giác ngộ trong Thiền Phật giáo (Ch’an
hay Zen). Để đạt được giác ngộđược giải thoát khỏi các tâm bệnh, tâm
xáo trộn. Khi quý vị luôn ở trong trạng thái này, không thối thoái, đó được gọi
Đại ngộ. Nếu không thì quý vị chỉ được Tiểu
ngộ. Các vấn đề của tâm lúc trước có thể tái xuất hiện nếu quý vị chỉ đạt đến
mức độ này, nhưng quý vị sẽ biết cách hóa giải chúng. Ngay nếu như chỉ đạt được
Tiểu ngộ cũng đã là một bước quan trọng. Nhưng hãy nhớ rằng khi quý vị mới bắt
đầu hành thiền đó cũng là một bước quan trọng vậy. 

Thiền sư Thánh NghiêmDiệu
Liên
Lý Thu Linh,
dịch 

(Theo, Buddhism and Mental Health được đăng trên báo Ch’an
Newsletter
– số 90, tháng 1-1992)