Pháp Tự Tứ Của Tăng

0
37

PHÁP TỰ TỨ CỦA TĂNG
Thích Thái Hòa

I -Ý nghĩa và duyên khởi

phapancu2phapancu2Tự
tứ
tiếng Pàli Pavàranà; Phạn là pravàranà, Hán phiên âm là bát-hòa-la, bát lợi
ba thích noa và dịch là tự tứ, thỉnh thỉnh, tùy ý, tùy ý sự, mãn túc, hỷ duyệt,…

Pravàranà,
Phật đà thậpTrúc đạo sinh dịch là Tự tứ ( Ngũ phần luật 19, Đại chính 22,
tr 130c). Tự là tự mình, tứ là buông ra. Nghĩa là vị tỷ kheo sau khi hạ an cư đủ
ba tháng, tự mình buông ra lời nói thỉnh cầu một vị tỷ kheo khác đầy đủ năm đức,
chỉ điểm những lỗi lầm cho mình qua ba mặt thấy, nghe và nghi, giúp cho mình biết
và tự mình cầu xin sám hối để được thanh tịnh.

Ý
nghĩa
tự tứ là vậy, nên ở Trung A Hàm, Tăng già đề bà dịch là thỉnh thỉnh
(Trung A Hàm 29, Thỉnh Thỉnh kinh, Đại Chính 1, tr 610); ở Căn bản nhất thiết hữu
bộ
tỳ nại da, Nghĩa Tịnh dịch là Tùy ý sự (Đại Chính 23, tr 1044). Nghĩa là pháp
tự
tứ là tỷ kheo sau khi hạ đủ, tùy ý thỉnh tỷ kheo khác đủ năm đức chỉ bày cho
ba sự gồm: Thấy việc sai lầm chỉ bày cho mình; nghe việc sai lầm chỉ bày cho mình
nghi ngờ việc sai lầm chỉ bày cho mình, để tự mình thấy có tội thì như pháp
sám hối, khiến thân tâm trở lại thanh tịnh. Do sau khi mãn hạ, sám hối đúng pháp
đối với ba sự: kiến, văn và nghi, nên gọi
mãn túc và tự mình sinh tâm vui mừng, sau khi đã sám hối ba sự đúng pháp và được
thanh tịnh, để nhận thêm tuổi hạ, nên gọi là hỷ duyệt. Và ở Luật Tứ Phần 37, Phật
đà da xá
Trúc phật niệm dịch là cầu thính. (Đại chính 22, tr 836b).

Pháp
Tự
tứ, một năm chỉ xẩy ra cho tỷ kheo Tăng một lần, sau khi hạ đủ. Nghĩa là tác
pháp
kết giới an cư vào ngày mười sáu tháng tư, thì thời điểm tự tứ thích hợp đối
với Tăng là ngày rằm tháng bảy. Và nếu tác pháp kết giới hậu an cư, tức là vào
ngày mười bảy tháng tư, thì thời điểm thích hợp cho Tăng tác pháp tự tứ là ngày
mười sáu tháng bảy,…

Tuy
vậy, nhật kỳ tự tứ, Tăng có thể thay đổi để thích ứng những nhu cầu tu học thực
tế
, nhưng Tăng phải tác pháp yết ma. (Tứ Phần Luật 38, Đại chính 22, tr 840b).

Nói
tóm lại, thời gian thích hợp để Tăng tác pháp tự tứthời gian sau khi hạ đủ.
tự tứ của Tăng tỷ kheo một năm chỉ xảy ra một lần sau khi hạ đủ mà thôi.

Mục
đích
của Tăng tự tứ là ngoài việc biểu hiện cụ thể bản thể hòa hợpthanh tịnh
của Tăng, còn xác định cụ thể sự tăng trưởng lớn mạnh về Giới- định- tuệ của một
vị tỷ kheo, sau khi hạ mãnchấm dứt kỳ hạn an cư, và các tỷ kheo lại tiếp lên
đường
hoằng pháp.

Theo
kinh Thỉnh Thỉnh, bấy giờ tại Tu viện Trúc lâm, vườn Già lan đà, ở Thành Vương-
xá, cùng với chúng đại tỷ kheo năm trăm vị đều có mặt cùng ngồi thọ hạ. Bấy giờ
ngày trăng thứ 15, từ tâm giải thoát, Đức Thế Tôn nói về hình thức Thỉnh thỉnh.

Ngài
dạy các tỷ kheo rằng: Quý vị là đệ tử chân thực của ta, từ nơi miệng mà pháp
sanh ra, được chuyển hóa bởi pháp, quý vị hãy dạy cho nhau, tuần tự dạy nhau thỉnh cầu chỉ điểm.

Bấy
giờ Tôn giả Xá lợi phất theo đúng phép tắc cầu thỉnh, đã đến trước Đức Thế Tôn
chấp tay cung kính xin thỉnh Ngài chỉ giáo về các hành vi của thân, ngữ và ý. Đức
Thế Tôn
nói, Ngài không có phiền trách gì đến các hành vi thân, ngữ và ý của Tôn
giả
. Ngài khen Tôn giả là bậc thông tuệ, đại tuệ, tốc tuệ, tiệp tuệ, lợi tuệ,
quảng tuệ, thâm tuệ, xuất yếu tuệ, minh đạt tuệ và thành tựu thực tuệ,…

 Tôn giả Xá Lợi Phất, bạch Thế Tôn rằng, đối với
các hành vi thân, ngữ, ý của năm trăm tỷ kheo, Ngài có phiền trách gì không? Thế
Tôn
dạy, đối với các hành vi của năm trăm tỷ kheo nầy, Ngài cũng không có gì
phiền trách cả. Vì sao? Vì các vị nầy đã đạt đến chỗ không còn mắc kẹt, các lậu
hoặc
đã đoạn tận, phạm hạnh đã thiết lập, điều đáng làm đã làm, đã xả bỏ sự tái
sinh
đời sau,…


vậy
, tôi không có gì phiền trách, các hành vi thuộc về thân, ngữ và ý của năm
trăm vị tỷ kheo nầy.

Như
vậy, duyên khởi của pháp tự tứ, sau khi mãn hạ đã được ghi lại ở kinh Thỉnh Thỉnh
nầy. (Trung A hàm 29, Đại chính 1, tr
610a).

Lại
theo Luật Tứ Phần 37, duyên khởi pháp tự tứ là pháp cầu thính. Bấy giờ nhóm sáu
tỷ kheo nói với nhau như vậy: “Đức Phật dạy: Các Tỷ kheo phải cùng dạy bảo
nhau, cùng nhau trao đổi, giác ngộ cho nhau”. Họ liền cử tội tỷ kheo thanh tịnh.
Các Tỷ kheo đến bạch đức Thế Tôn, Ngài dạy: “Không được vô cớ cử tội người vô tội.
Nếu muốn cử tội tỷ kheo hữu sự, trước hết phải nói cho vị ấy biết, để vị ấy cầu
thính, sau đó mới được cử”. (Đại chính 37, tr 836a).

Cầu
thính là cầu nghe vị tỷ kheo khác cử tội. Người được thỉnh cầu nghe cử tội, người
ấy phải có đủ năm pháp gồm: – Tri thời, nghĩa là biết đúng lúc cử tội và không đúng
lúc
cử tội. – Như thực, nghĩa là phải biết đúng pháp mà cử tội, chứ không phải không
biết mà cử tội. – Hữu lợi ích, nghĩa là biết cử tội đem lại lợi ích cho người
thỉnh cầu, chứ không phải không có lợi ích. – Nhu nhuyến, nghĩa là dùng lời nói
dịu dàng để cử tội chứ không thô lỗ, sân hậnTừ tâm, nghĩa là cử tội với từ tâm
mà không sân hận (Đại chính 22, tr 836b).

Đức
Phật
dạy, một tỷ kheo phải đầy đủ năm pháp ấy, mới được phép nhận sự cầu thính
của các tỷ kheo khác. Và tỷ kheo đã nhận sự cầu thính cử tội, thì không được tự
ý bỏ đi nơi khác.

Cũng
theo luật Tứ Phần 37, nhóm tỷ kheo sáu người đã hứa khả cầu thính cho tỷ kheo
khác, rồi tự ý bỏ đi. Các tỷ kheo thanh tịnh đem việc nầy trình lên Đức Phật,
Ngài dạy: “Không được hứa với người rồi tự ý bỏ đi; không được nhận lời hứa của
người, rồi tự ý bỏ đi. Từ nay cho phép an cư rồi tự tứ. Cho phép tự tứ khỏi phải
cầu thính. Tại sao? Vì tự tứ chính là thính” (Đại chính 22, tr 836b).

Nhưng,
duyên khởi Tự tứ, theo Luật ngũ phần: Do các tỷ kheo nói với nhau rằng, chỉ có
A la hán mới xứng đáng chỉ bảo cầu thính. Nhân đây, đức Phật dạy pháp Tự tứ (
Ngũ Phần Luật, Đại chính 22, tr 131b).

II -Tăng Số Và Tác Pháp

Túc
số Tăng để tiến hành tác pháp yết ma tự tứ tối thiểu là năm vị tỷ kheo. Vì
trong đó, một vị được Tăng bạch nhị yết ma cử làm tự tứ nhân. Và sau khi Tăng đã
cử tự tứ nhân xong, thì từ vị Thượng tọa xuống đến vị tân tỷ kheo đều lần lược
từng vị đối diện với vị tự tứ nhân nói lời yêu cầu chỉ điểm về tam sự gồm kiến
tội, văn tội và nghi tội, để cho đương sự nếu thấy có tội, thì đúng như pháp
sám hối. Và nếu Tăng chỉ có bốn vị, thì không thể tiến hành tác pháp yết ma cử tự
tứ nhân chỉ điểm tam sự, mà chỉ thực hành pháp đối thủ tự tứ. Nghĩa là một vị tỷ
kheo
đối diện với một tỷ kheo khác hoặc quỳ, hoặc đứng để nói lời tự tứ. Và nếu
một tỷ kheo thì chỉ có tâm niệm tự tứ.

Trong
pháp tự tứ có những trường hợp được dự dục, nếu tỷ kheo có những duyên sự như
pháp
. Và tỷ kheo gởi dự dục với một tỷ kheo và nhờ vị ấy bạch lại với Tăng thì
chỉ nói hòa hợp mà không cần phải nói thanh tịnh. Vì sao? Vì tự tứ là đương sự tự
nguyện, tự giác yêu cầu trực tiếp tự tứ nhân chỉ điểm cho ba sự để sám hối cho được
thanh tịnh. Nên, dự dục đối với tự tứ chỉ nói hòa hợp mà không nói thanh tịnh
vậy. Một tỷ kheo có thể nhận gởi dục tự tứ từ nhiều người. (Tứ Phần Luật 38, Đại
chính 22, tr 838b).

III -Tăng Pháp Tự Tứ

Tăng
pháp tự tứ có hai giai đoạn tiến hành:

*-
Giai đoạn tiến hành tiền phương tiện:

Sau
khi khi nghe Pháp hiệu tập Tăng, các tỷ kheo như pháp tuần tự vào giới trường, sau
khi mỗi vị đã an trú tĩnh tọa đúng vị trí. Thượng tọa bỉnh pháp pháp hỏi:

– Tăng đã họp chưa?

Duy na đáp:

– Tăng đã họp.

Thượng tọa hỏi:

– Hòa hiệp không?

Duy na đáp:

– Hòa hiệp.

Thượng tọa hỏi:

– Người chưa thọ cụ
túc đã ra chưa?

Duy na đáp:

– Đã ra.

Thượng tọa hỏi:

– Các tỷ kheo không
đến có thuyết dục tự tứ không?

Nếu có, duy na đáp: Dạ có. Có tỷ kheo,… có “gởi dục tự
tứ”, xin bạch như vậy. Nếu không có, duy na đáp: Dạ không.

Thượng tọa hỏi:

– Có ai sai tỷ-kheo-ni
đến thỉnh giáo giới tự tứ không?

Nếu không, duy na đáp không. Nếu có, duy na đáp có. Và
gọi tỷ-kheo-ni thọ sai vào giới trường, vị ấy đảnh lễ đại Tăng, quỳ xuống và bạch:

“Bạch Đại đức Tăng! Đệ tử chúng con, tỷ-kheo-ni Tăng,
trú xứ,… hạ an cư đã xong. Ni Tăng sai chúng con tỷ-kheo-ni đến đại Tăng, vì tỷ-kheo-ni
Tăng cầu nói ba sự tự tứ, là các tội được thấy, được nghe và được nghi. Ngưỡng mong
Đại đức Tăng rũ lòng thương tưởng chỉ giáo. Nếu chúng con thấy có tội sẽ như pháp
sám hối. (nói ba lần).

Bấy giờ trong Tăng, tỷ kheo nào thấy có điều gì cần chỉ
giáo ba việc kiến, văn và nghi đối với Ni chúng thì nói, nếu không thì tất cả đều
im lặng. Và sau đó Thượng tọa có lời giáo giới đối với Ni chúng rằng:

“Trong đại Tăng, từ trên xuống dưới thảy đều im lặng
như vậy, thật do Ni chúng bên trong chuyên cần ba nghiệp, bên ngoài vô sự, cho
nên không có điều gì trái phạm. Tuy nhiên như vậy, các vị hãy nói lại với Ni chúng,
đại Tănggiáo sắc rằng: Ni chúng như pháptự tứ, cẩn thận chớ buông
lung”.

Tỷ-kheo-ni thọ sai đáp:

“Y giáo phụng hành”. Rồi đảnh lễ Tăng và lui ra.

Thượng tọa hỏi:

– Tăng nay hòa hợp để
làm gì?

Duy na đáp:

– Yết ma tự tứ.

*- Giai đoạn Tăng
tác pháp tiến hành chính thức tự tứ:

Giai đoạn nầy có ba phần như sau:

1 – Tăng Yết Ma
Sai Tự Tứ Nhân
:

Tự
tứ
nhân hay còn gọi là Ngũ đức sư. Ấy là người Tăng tác pháp Bạch nhị yết ma cử
làm người tự tứ. Một lần Tăng yết ma chỉ đựợc phép cử từ một đến ba vị. Không được
phép cử bốn, vì bốn vị trở lên thành túc số của Tăng. Tăng không thể cử Tăng. Tăng
cử Tăng là phi pháp.

Theo
Luật Tứ Phần, vị được Tăng cử làm người tự tứ phải hội đủ năm đức tính:

a -Bất ái: Nghĩa là khi nhận làm việc Tăng sai chỉ tội
tỷ kheo khác, sau khi hạ mãn qua ba việc kiến, văn và nghi, vị nầy không có tâm
thiên ái.

b -Bất sân: Nghĩa là khi nhận làm việc Tăng sai chỉ tội
cho vị tỷ kheo khác, sau khi hạ mãn, qua ba việc kiến, văn và nghi, vị nầy không
được có tâm sân hận, thù ghét.

c -Bất bố: Nghĩa là khi nhận làm việc Tăng sai chỉ tội
cho vị tỷ kheo khác, sau khi hạ mãn, qua ba việc kiến, văn và nghi, vị nầy không
được có tâm sợ hãi.

d -Bất si: Nghĩa là khi nhận làm việc Tăng sai chỉ tội
vị tỷ kheo khác, sau khi mãn hạ, qua ba việc kiến, văn và nghi, vị nầy không được
có tâm mù quáng.

 e -Tri tự tứ vị tự tứ: Nghĩa là khi nhận làm
việc Tăng sai chỉ tội vị tỷ kheo khác,
sau khi mãn hạ, phải biết rõ các tỷ kheo cùng trong trú xứ, vị nào đã được chỉ
tội theo pháp tự tứ và vị nào chưa được chỉ tội theo pháp tự tứ. (Đại chính 22,
tr 836b).

 Đối với đức tính thứ 5 nầy, theo Ngũ phần
luật
19, là “Tri thời, tri phi thời”). Biết tự tứ đúng thời và biết tự tứ không
đúng thời (Đại chính 22, tr131a).

 Sau hỏi tiền phương xong, Thượng tọa bỉnh pháp
tiếp tục hỏi:

– Trong chúng có vị nhân giả nào kham năng làm người
nhận tự tứ nhân không?

Vị tỷ kheo hội đủ năm đức tính cần thiết để làm người
nhận tự tứ tự đáp:

– “Tôi tỷ kheo,…
kham năng”.

– Thượng tọa bỉnh
pháp
Bạch nhị yết ma Tăng sai tự tứ nhân:

 Văn Yết ma như sau:

“Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối
với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỷ kheo có tên,…làm người thọ tự tứ. Đây là lời tác
bạch!”.

“Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng sai tỷ kheo có tên,…
làm người thọ tự tứ. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng sai tỷ kheo có tên,…làm người
thọ tự tứ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói”.

“Tăng đã chấp thuận sai tỷ kheo có tên,… làm người thọ
tự tứ nhân rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc nầy tôi ghi nhận như vậy”.(
Đại chính 22, tr836bc).

2– Đơn Bạch Tự
Tứ
:

Các tỷ kheo thọ sai, từ chỗ ngồi đứng dậy bước ra đảnh
lễ
Tăng. Một trong ba vị được thọ sai bạch Tăng chính thức tác pháp tự tứ.

Văn bạch:

Đại đức Tăng,
xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay hòa hợp tự tứ.
Đây là lời tác bạch
”.(Đại chính 22, tr 837a).

3- Chính Thức
Tự Tứ:

Thượng tọa bỉnh pháp nói tự tứ trước. Tiếp theo các vị
tự tứ nhân nói tự tứ với nhau. Sau đó lần lược các tỷ kheo từ một đến ba vị nói
tự tứ. Nếu tự tứ nhân đến, mà đứng, thì người nói tự tứ

có thể đứng hoặc quỳ; nếu vị tự tứ nhân quỳ, thì người
nói tự tứ phải quỳ.

Văn nói tự tứ như sau:

Đại đức nhất
tâm
niệm. Hôm nay chúng Tăng tự tứ. Tôi tỷ kheo,… cũng tự tứ. Nếu có tội được
thấy , được nghe và được nghi, nguyện Đại đức thương tưởng chỉ giáo cho tôi.
Nếu tôi thấy có tội, sẽ như pháp sám hối”
. (nói ba lần). (Đại chính 22, tr
837a).

Người nhận tự tứ đáp: Thiện. Người tự tứ đáp: Nhĩ.

Sau khi các tỷ kheo tuần tự tự tứ xong. Vị tự tứ nhân
bước ra giữa Tăng bạch: “Tăng nhất tâm tự
tứ
đã xong
”.

Sau khi vị tự tứ nhân bạch Tăng xong. Phần còn lại là
hồi hướng.

VI – Các
Pháp Tự Tứ Khác:

1- Tự tứ vắn
tắt
:

Nếu vì nạn duyên không đủ thời gian để Tăng tiến hành đúng
Tăng pháp tự tứ, thì phải tự tứ vắn tắt. Nhưng muốn tự tứ vắn tắt thì phải yết
ma
.

Văn bạch: “Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian
thích hợp đối với Tăng, Tăng nay mỗi mỗi đồng loạt nói tự tứ ba lần. Đây là lới
tác bạch”.( Đại chính 22, tr839a).

Do gặp một trong tám nạn duyên, thì mới tiến hành tự tứ
vắn tắt. Tám nạn duyên gồm: – Nạn vua. – Nạn giặc. – Nạn lửa. – Nạn nước. – Nạn
bệnh. – Nạn người. – Nạn phi nhân. – Nạn độc trùng. (Đại chính 22, tr 838c).

Hoặc do bị chướng sự, nên tiến hành tự tứ vắn tắt. Các
chướng sự gồm: – Chúng đông mà giới trường lại hẹp. – Trong Tăng có quá nhiều tỷ
kheo
bệnh, không thể ngồi hoặc quỳ lâu. – Trời mưa lớn. – Gặp đại thí hội mà đêm
đi qua đã lâu. – Chướng ngại do đấu tranh. – Hoặc bàn luận A tỳ đàm, đoán sự tỳ
ni, thuyết pháp,… mà đêm đi qua đã lâu, chúng Tăng chưa đứng dậy, nên tự tứ vắn
tắt
. Đại chính 22, tr 838c).

Nếu không có nạn duyên và chướng sự mà tự tứ vắn tắt
phạm tác. Phạm tác là phạm vào những học xứ quy định làm mà không làm, hoặc làm
sai.

2- Tự tứ đối
thủ
:

Nếu Tăng không đủ túc số năm người, không thể tiến hành
theo Tăng pháp tự tự, thì thực hành theo tự tứ đối thủ. Nghĩa là nếu bốn người,
thì một người quỳ xuống bạch với ba người; nếu ba người, thì một người quỳ xuống
bạch với hai người và nếu hai người, thì hai người quỳ đối diện với nhautác
bạch
để tự tứ.

Văn nói tự tứ đối thủ:

Ngày nay chúng
Tăng
tự tứ. Tôi tỷ kheo ,… cũng tự tứ thanh
tịnh”.
(Đại chính 22, tr 837c).

3- Tự tứ tâm
niệm
:

Nếu một mình tỷ kheo, thì y hậu tề chỉnh, tâm niệm vào
giới trường hay quỳ trước bàn Phật, nghĩ đến ngày tự tứ Tăng, miệng nói: “Hôm nay ngày chúng Tăng tự tứ, tôi tỷ kheo,… thanh tịnh”. (nói ba lâần ).
(Đại chính 22, tr 837c- 838a1).

V -Triển Hạn
Nhật Kỳ Tự Tứ:

Tăng triển hạn nhật kỳ tự tứ có hai trường hợp:

1- Do tu tập:

Do thời gian an cư, các tỷ kheo Tăng tu tập về giới, định,
tuệ một cách tinh cần, nên có nhiều an lạc. Vì vậy muốn kéo dài thêm thời gian
an cư để thuận lợi cho sự đoạn trừ các lậu hoặcchứng đắc các Thánh quả Niết
bàn
. Trường hợp nầy, Tăng có thể tác pháp yết ma triển hạn nhật kỳ tự tứ tối đa
là một tháng.

Tăng trong trú xứ tập hợp tại giới trường, Thượng tọa
bỉnh pháp bạch Tăng:

“Đại đức
Tăng
, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng. Tăng ngày hôm nay
không tự tứ. Đợi đủ bốn tháng an cư xong sẽ tự tứ. Đây là lời tác bạch”.
(Đại chính 22, tr 840b).

2- Do Tăng chưa được thanh tịnhhòa hợp:

Do các tỷ kheo ở trong cùng một trú xứ có tránh sự mà
chưa như pháp dập tắc, hoặc do có các tỷ kheo từ trú xứ khác đến, Tăng tại trú
xứ an cư chưa sắp xếp yên ổn, nên triển hạn nhật kỳ tự tứ. Văn bạch Tăng:

“Đại đức
Tăng
, xin lắng nghe! Ngày hôm nay Tăng không tự tứ. Đợi đến ngày 15 (hoặc 16)
tháng đến sẽ tự tứ. Đây là lời tác bạch”.
( Đại chính 22, tr 840c).

Nếu đã hết kỳ triển hạn mà sự tranh chấp giữa các tỷ
kheo
chưa được dập tắt như pháp, Tăng có thể triển hạn thêm 15 ngày nữa. Hết thời
kỳ triển hạn mà Tăng trong trú xứ chưa hòa hợp, hay các tỷ kheo khách cũng chưa
rời khỏi trú xứ, thì phải y luật cưỡng bức các tỷ kheo tránh sự phải hòa hợp để
tự tứ, nếu không được, các tỷ theo thanh tịnh đồng ra khỏi cương giới của trú xứ
kết tiểu giới để tự tứ. Tự tứ xong, giải tiểu giới.

 VI – Các Trường Hợp Ngăn Tự Tứ:

1- Phạm Tăng tàn:

Trong trú xứ có tỷ kheo phạm Tăng tàn, tùy theo mức độ
phạm tội mà Tăng yết ma cho vị ấy hành pháp đúng theo mức độ phạm tội rồi, mới
tự tứ.

2- Phạm Ba dật đề:

Trong trú xứ có tỷ kheo phạm học giới, có người bảo rằng,
đó là phạm Ba dật đề, hoặc có người bảo rằng, đó là phạm Ba la đề đề xá ni, Tăng
cử một tỷ kheo thanh tịnh, đến dẫn vị tỷ kheo phạm Ba dật đề ấy, hoặc Ba la đề đề
xá ni
ấy, ra khỏi vị trí giới trường mà mắt thấy Tăng tác pháp, nhưng tai không
nghe được lời tác pháp của Tăng, khuyên bảo vị tỷ kheo phạm Ba dật đề ấy sám hối.
Sau đó vị tỷ kheo thanh tịnh dẫn vị tỷ kheo phạm giới ấy đến trước Tăng thưa rằng:
Tỷ kheo phạm tội, tôi đã bảo sám hối rồi”. Phải phương tiện tác pháp như vậy
rồi mới tự tứ.

3- Phạm Thâu lan giá:

Trong một trú xứ, có tỷ kheo phạm Thâu lan giá, có người
bảo rằng đó là phạm Thâu lan giá, hoặc có người bảo rằng, đó là phạm Ba la di,
khiến có thể dẫn đến sự tranh cãi, không hòa hợp. Nếu sợ bản thể của Tăng bị vỡ,
thì việc tự tứ của Tăng phải dời qua một thời gian thích hợp khác.

4- Ngăn Tự tứ vô căn cứ:

Ngăn cản tỷ kheo không có căn cứ, không đưa ra được
nguyên nhân, việc ngăn cản như vậy không thành. Tỷ kheo không thanh tịnh không được
ngăn cản tỷ kheo thanh tịnh tự tứ.

5- Ngăn tự tứ có căn cứ:

Ngăn cản tỷ kheo tự tứ có căn cứ, có tác nhân, gọi là
ngăn tự tứ có căn cứ.

6- Ngăn tự tứ khi đang nói:

Ngăn tự tứ khi đang nói một lần hoặc hai lần, gọi là
ngăn tự tứ khi đang nói. Khi chưa nói hoặc đã nói xong, không thể gọi là ngăn tự
tứ
.

7- Ngăn tự tứ bởi người không thanh tịnh:

Người không thanh tịnh về thân, về ngữ, về ý, không có
trí, không biết rõ ràng, không biết hỏi, không biết trả lời, đối với những người
như vậy không thể ngăn tự tứ, nên Tăng vẫn tiến hành tự tứ.

8- Ngăn tự tứ bởi thân nghiệp thanh tịnh:

Người thân nghiệp thanh tịnh, nhưng ngữ nghiệp không
thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, không có trí, không có nhận biết rõ ràng,
không biết hỏi, không biết trả lời, đối với người như vậy, không thể ngăn tự tứ,
nên Tăng vẫn tiến hành tự tứ.

9- Ngăn tự tứ với thân nghiệpkhẩu nghiệp thanh tịnh:

Đối với người thân nghiệp, khẩu nghiệp thanh tịnh, nhưng
ý nghiệp không thanh tịnh, không có trí, không nhận biết rõ ràng, không biết hỏi,
không biết trả lời, đối với người như vậy, không thể ngăn tự tứ, nên Tăng vẫn
tiến hành tự tứ.

10- Ngăn tự tứ với ba nghiệp thanh tịnh, có trí, có phân
minh
, có biết hỏi và biết đáp:

Nếu vị tỷ kheo nầy ngăn vị tỷ kheo khác không cho tự tứ,
các tỷ kheo khác, nên hỏi vị tỷ kheo ngăn ấy rằng: Vì sao Thầy ngăn tỷ kheo nầy
tự tứ? Vì do phạm giới, phá kiến, hay phá oai nghi?

Vì ấy trả lời, vì phạm giới. Các tỷ kheo, nên hỏi là
phạm giới nào? Nếu nói phá kiến, thì hỏi phá kiến nào? Nếu nói phá oai nghi, thì
hỏi phá oai nghi nào? Nếu vị ấy trả lời là do có một trong ba mà ngăn. Nếu hỏi
cặn kẽ một trong ba ấy, không trả lời được cụ thể, Nên, đối với giới, họ nói phạm
Ba la di, thì Tăng chỉ xử lý ngang mức tội Tăng tàn, rồi Tăng mới tự tứ. Nếu họ
nói tội Tăng tàn, thì Tăng chỉ xử lý ngang mức tội Ba dật đề, rồi sau đó tự tứ,…
Nghĩa là vị ấy chỉ đưa ra tội danh mà không đưa ra đầy đủ các yếu tố phạm tội,
thì Tăng sẽ xử trị dưới mức tội của người ấy đã đưa ra để ngăn người phạm tội
trước khi tự tứ. Và nếu người ngăn tự tứ
có trí trả lời rõ ràng, chứng cứ cụ thể về tội Ba la di của người phạm giới để
ngăn tự tứ, thì Tăng phải làm phép diệt tẫn người phạm tội ấy, trước khi tự tứ.

11- Ngăn tự tứ từ ba sự:

Ngăn tự tứ từ ba sự gồm: Kiến, văn và nghi. Nếu do từ ba
sự nầy mà ngăn tự tứ? Các tỷ kheo hỏi tỷ kheo ngăn tự tứ rằng: Trong ba sự, Thầy
do sự nào mà ngăn tự tứ? Nếu vị ấy trả lời
từ một trong ba sự một cách cụ thể hay không cụ thể, thì phải tùy theo những chứng
cứ trong sự trả lời của vị ấy, sau đó đúng như phápxử trị, rồi tự tứ. (Tham
khảo
Tứ Phần Luật 38, Đại chính 22, tr 839a -840b).

VII -Tự Tứ
Liên Hệ Giữa Cựu và Khách
:

Theo Luật Tứ Phần 38, tự tứ liên hệ giữa cựu trú tỷ
kheo
và khách tỷ kheo như sau:

1- Trú xứ có khách tỷ kheo đến với số lượng nhiều:

Ngày tự tứ, trú xứ nào có khách tỷ kheo đến, các khách
tỷ kheo biết những cựu trú tỷ kheo chưa vào giới trường, nhưng họ nói rằng,:
“Chúng ta có năm người hay hơn năm người, có thể tác pháp yết ma tự tứ”. Và họ
liền tác pháp yết ma tự tứ. Trong khi họ tác pháp yết ma tự tứ, các cựu trú tỷ
kheo
đến giới trường với số ít, nếu là hàng Thượng tọa, thì theo thứ tự của hàng
Thượng tọatự tứ. Nếu là hàng Hạ tọa, thì theo thứ tự của hàng Hạ tọatự
tứ
.

Nếu những cựu trú tỷ kheo đến giới trường với số lượng
ít, các khách tỷ kheo đã tự tứ xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay hầu hết chưa đứng
dậy
, hoặc đều đã đứng dậy, thì các cựu trú tỷ kheo phải nói: “Thanh tịnh tự tứ”.
Nếu không nói như vậy, là sai luật sẽ bị xử trị như pháp.

2- Trú xứ có tỷ kheo khách đến với số lượng bằng:

Nội dung như điều 1, nhưng số lượng cựu trú tỷ kheo đến
giới trường bằng số lượng của khách tỷ kheo, thì các khách tỷ kheo, nên tác pháp
cùng tự tứ lại, nếu không là sai luật, sẽ bị xử trị như pháp.

3- Trú xứ có tỷ kheo khách đến với số lượng ít:

Nội dung như điều 1 và 2, nhưng số lượng cựu trú tỷ
kheo
đến giới trường nhiều, số lượng tỷ kheo khách ít, dù tỷ kheo khách tự tứ rồi,
cũng nên cùng với các tỷ kheo cựu trú tự tứ lại, nếu không là sai luật, sẽ bị xử
trị
như pháp.

4- Trú xứ có cựu trú tỷ kheo nhiều, khách tỷ kheo ít:

Ngày tự tứ, trú xứ nào, có các cựu trú tỷ kheo nhiều,
họ đến giới trường và họ biết rằng, các tỷ kheo khách chưa đến, nhưng họ nói:
“Chúng ta có năm người hay hơn năm người có thể tác pháp yết ma tự tứ”. Trong
khi họ tác pháp yết ma tự tứ, các tỷ kheo khách đến với số lượng ít, nếu là hàng
Thượng tọa, thì theo thứ tự của hàng Thượng tọatự tứ; nếu là hàng Hạ tọa,
thì cứ thứ tự theo hàng Hạ tọatự tứ.

Nếu khi tỷ kheo khách đến tự tứ rồi, nhưng cả chúng chưa
đứng dậy, hoặc số đông chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, thì các tỷ kheo khách
đến với số lượng ít phải nói: “Thanh tịnh tự tứ”. Nếu không nói như vậy là sai
luật, nên sẽ bị xử trị như pháp.

5- Trú xứ có số cựu tỷ kheo bằng số lượng tỷ kheo khách:

Nội dung như điều 4, nhưng số lượng cựu tỷ kheotỷ
kheo
khách bằng nhau, thì các tỷ kheo cựu với các tỷ kheo khách

nên cùng với các tỷ kheo khách tác pháp tự tứ lại, dù đã
đứng dậy hay chưa đứng dậy. Nếu các tỷ kheo cựu không tác pháp tự tứ lại là sai
luật sẽ như pháp xử trị.

6- Trú xứ số cựu tỷ kheo ít, số lượng tỷ kheo khách nhiều:

Nội dung như điều 4 và 5, nhưng số lượng cựu tỷ kheo ít,
số lượng tỷ kheo khách nhiều, số cựu tỷ kheotác pháp tự tứ rồi, cũng nên cùng
với tỷ kheo khách tác pháp tự tứ lại. Nếu không là sai luật, sẽ như pháp xử trị.

7- Trú xứ cựu tỷ kheo có treo dấu hiệu:

Nếu ngày tự tứ, tỷ kheo khách đến nơi một trú xứ nào đó,
thấy các tỷ kheo cựu trú có treo những dấu hiệu đã tự tứ, mà không tìm hỏi, liền
tác pháp yết ma tự tứ. Tác pháp yết ma tự tứ như vậy là bất thành mà lại bị tội.

Nếu thấy rồi, liền tìm. Tìm được các tỷ kheo cựu trú rồi,
cùng nhau hòa hợp tác pháp yết ma tự tứ. Tác pháp yết ma như vậy là thành tựu,…

8- Tỷ kheo ni, thức xoa ma na, Sa di ni đều không được phép
ngăn tác pháp yết ma tự tứ của tỷ kheo. Các tỷ kheo không được trước tỷ kheo
ni
, Thức xoa ma na, Sa di ni, tác pháp yết ma tự tứ hoặc ngăn tự tứ.

9- Các cư sĩ không được ngăn tác pháp tự tứ của các tỷ
kheo
và các tỷ kheo không được tác pháp yết ma tự tứ và ngăn tự tứ trước mặt các
cư sĩ.

Bấy giờ vua Ba tư nặc sai quân lính đến hộ vệ chúng Tăng.
Các tỷ kheo nói với binh lính rằng: “Quý vị nên đi ra ngoài một chút, chúng tôi
muốn tác pháp yết ma tự tứ”.

Quân lính nói: “ Nhà vua sai chúng tôi đến đây để hộ vệ
chúng Tăng, nên chúng tôi không dám rời đi chỗ khác”.

Các tỷ kheo liền thưa đức Phật việc ấy, Ngài dạy: “Các
Thầy nên yêu cầu họ tránh một lần nữa. Nếu họ tránh thì tốt, nếu họ không tránh,
thì các tỷ kheo nên đến chỗ mà họ không thấy không nghe để tác pháp yết ma tự tứ,
chứ không được ở trước người chưa thọ đại giớitác pháp yết ma tự tứ”. (Tham
khảo
Tứ Phần Luật 38, Đại chính 22, tr 841a – 843b).

VIIITránh Những Sai Lầm Khi Thực Hành Pháp Tự Tứ

Theo Luật Tứ Phần 37, 38, những sai lầm trong khi tự tứ
cần phải tránh như sau:

1- Tránh đồng loạt tự tứ gây nên ồn ào. Tự tứ từng người
một.

2- Tự tứ theo Tăng Pháp, tỷ kheo phải tự tứ từ tự tứ nhân,
không được tùy ý tự tứ.

3- Không được ngồi tại chỗ để tự tứ, phải rời chỗ ngồi và
quỳ để tự tứ.

4- Thượng tọa rời chỗ ngồi và quỳ để tự tứ, tăng tỷ kheo
cũng phải rời chỗ ngồi và quỳ để tự tứ.

5- Không được có ý nghĩ lén nói tự tứ, sợ tỷ kheo khác, vì
mình tác yết ma hoặc ngăn mình tự tứ. Phải nói tự tứ một cách rõ ràng, đầy đủ,
khiến cho người khác nghe được.

6- Không được có ý nghĩ, ta nên tự tứ nhanh; nếu không, tỷ
kheo
khác vì ta tác yết ma ngăn tự tứ. Đức Phật cho phép an cư rồi thong thả tự
tứ
.

7- Không được nói tự tứ một lần, phải nói tự tứ ba lần.

8- Không được lật ngược y, quấn y nơi cổ, trùm trên đầu
hoặc phủ cả hai vai để tụ tứ; không được mang dép hoặc ngồi trên giường hoặc trên
đất để tự tứ. Phải trạc y bên phải, quỳ chắp tay nói lời tự tứ. Tỷ kheo bệnh,
thì tùy duyên thích hợp để tự tứ.

9- Tự tứ không được ngồi ở ngoài thuyết giới đường. Tự tứ
nhân phải bạch Tăng, trước khi nói tự tứ.

10- Không được tự tứ phi pháp biệt chúng. Không được tự
tứ
phi pháp hòa hợp chúng. Không được tự tứ như pháp biệt chúng. Phải tự tứ như
pháp
hòa hợp chúng.

11- Trong trú xứ có vị tiền an cư, có vị hậu an cư thì
nhật kỳ tự tứ phải thuận theo số đông để tự tứ.

12- Tự tứ vào
ngày mười bốn hoặc rằm, sau giờ Đại thực hay tiểu thực.

13- Vì hoàn cảnh, nếu nơi không có giới trường, Thượng
tọa
phải tập Tăng, bạch nhị yết ma kết tiểu giới với không gian vừa đủ cho các
tỷ kheo tự tứ ngồi kín vòng, để tác pháp tự tứ và sau khi tự tứ xong, phải bạch
nhị yết ma
giải tiểu giới trước khi đi.

14- Tăng năm vị, trong đó có một người thọ dục, thì không
được tác pháp bạch nhị yết ma cử tự tứ nhân. Vì không đủ túc số Tăng như pháp.

15- Tăng chỉ có bốn vị hiện diện, không được nhận dục
của người thứ năm, tức là người vắng mặt. Nếu chỉ có ba người, không được nhận
gởi dục của người thứ tư. Phần còn lại cũng nên hiểu như vậy.

16- Tâm niệm tự tứ không có dự dục.

17- Khi tự tứ không biết tội, không biết người, nhưng
sau khi tự tứ xong lại biết tội, biết người. Tuy vậy, nhưng không được đem những
việc đã qua để cử tội lại.

Khi tự tứ không biết tội, nhưng biết người. Tự tứ rồi
biết tội, biết người, nhưng không được đem việc cũ của người mà cử tội lại.

Khi tự tứ biết tội, nhưng không biết người. Nhưng, nếu
tự tứ rồi không được đem việc cũ của người mà cử tội lại. (Tham khảo Tứ Phần Luật
37, 38, Đại chính 22, từ tr 836c – 840).

IX – Sau Tự
Tứ
:

 Sau tự tứ, các
tỷ kheo có thể rời khỏi trú xứ an cư để đi hoằng đạo, nhưng trước khi các tỷ
kheo
rời khỏi trú xứ, Tăng phải tác pháp yết ma giải đại giới an cư và kết lại đại
giới
của trú xứ. Vì khi an cư Tỷ kheo Tăng các nơi về tập trung đông tại trú xứ,
do đó phải yết ma mở rộng đại giới, nay xuất hạ các tỷ kheo tùy duyên hoằng hóa,
nên phải kết lại đại giới của trú xứ cho thích hợp.

Tăng có thể tác pháp thọ ca thi na y, để tiện việc cho
các tỷ kheo cất giữ vải trong vòng ba mươi ngày đủ để may y mới, không bị phạm
vào các học xứ quy định liên hệ đến việc chứa vải và rời y để nghỉ qua đêm.

Và sau khi an cư xong, thì Tăng phân chia bình đẳng các
lợi dưỡng đến các tỷ kheo, do tín đồ cúng dường suốt ba tháng, sau khi đã sử dụng
cho việc an cư của Tăng còn dư lại.

X – Chánh
Pháp
Tồn Tại

Chánh pháp tồn tại đúng ý nghĩa và có lợi ích thiết thực
cho thế gian hay không là vai trò của Tăng đoàn. Tăng đoàn thực hành đúng Pháp
và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh,
cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh. Hòa hợpthanh tịnhbản
thể
của Tăng đoàn và là pháp lý tồn tại của tổ chức giáo đoàn đệ tử của Đức Thế
Tôn
trên thế gian này.

 Sự tồn tại
phát triển của Tăng đoàn dựa trên bản thể hòa hợpthanh tịnh, đó là sự tồn tại
chuyển tải đúng nội dung của chánh pháp. Chánh pháp tồn tại và được chuyển vận
từ ý nghĩa này mà lan rộng từ một trú xứ đến nhiều trú xứ, từ một quốc gia đến
toàn thể thế giới.

Tuy rằng, các tỷ kheo sinh hoạt nhiều trú xứ và nhiều
quốc gia khác nhau, có những dị biệt về phong tục tập quán, nhưng họ thống nhất
với nhau về một bậc Thầy giác ngộ, đó là Đức Thế Tôn. Họ thống nhất với nhau về
Pháp là Pháp Bát Chánh đạo. Họ thống nhất với nhau về bản thể tỷ kheo thành tựu
từ pháp bạch Tứ yết ma. Họ thống nhất với nhau về Tăng là bốn tỷ kheo trở lên cùng
sinh hoạt với nhau trong bản thể hòa hợpthanh tịnh. Họ sống hòa hợp
thanh tịnh với nhau trong các Tăng sự thuyết giới, an cư, tự tứ và các pháp sự
khác.

Thống nhất của Tăng đoàn như vậy, không phải đơn thuần
là thống nhất về mặt tổ chức và hành chánh mà thống nhất ngay nơi nguồn gốc và
bản thể. Bất cứ pháp gì có cùng một nguồn gốc và bản thể, tự nó là thống nhất.

Ở trú xứ nào, không có các tỷ kheo cùng nhau hòa hợp,
thanh tịnh, không cùng nhau thuyết giới, an cưtự tứ đúng pháp, thì trú xứ ấy
xem như không có Tăng bảo trú trì và ở xứ sở đó Chánh pháp chưa được chuyển vận,
mặt trời Chánh pháp chưa được sáng lên, ruộng đồng Chánh pháp chưa được cày xới,
quần chúng trú xứ ấy lấy ruộng ở đâu mà gieo trồng hạt giống phước đức?

Do đó, Pháp an cư của Tăng từ Đức Thế Tôn chế định; Pháp
tự
tứ của Tăng cũng từ Đức Thế Tôn chế định. Pháp ấy phù hợp với an tịnh của Niết
bàn
. Và Tăng chỉ đúng nghĩa là Tăng, khi mọi sinh hoạt của Tăng đều được biểu
hiện từ nơi Phật và Pháp. Pháp an cư của Tăng là một trong những biểu hiện cụ
thể
ấy. Và do sự biểu hiện ấy mà Chánh pháp trường tồn, làm cho thế gian bớt tăm
tối và là phước điền cho thế giới chư thiênloài người gieo trồng phước đức
vậy.


Thích
Thái Hòa