Chánh Đẳng Giác Của Đức Phật
Phổ Nguyệt
Con
đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phật là hành trình lắm
chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nổ lực phi thường. Ngài cũng đã
trải qua những thử nghiệm trong sáu năm khổ hạnh khốc liệt để chiến đấu chống
lại sự ham muốn của tự ngã bằng những giai đoạn hành đạo với những vị thầy
Bà-La-Môn như nhịn ăn, thiền nín thở, các loại thiền yoga, v.v…, nhưng tất cả
phương pháp đó dù đoạn trừ được những tham dục, những ác hạnh mà vẫn không đem
lại giác ngộ, vì từ cái bị sanh mà tìm đến cái bị sanh khác chỉ đem đến những
thất vọng mà thôi. Từ đó Ngài tự tìm ra con đường vượt khỏi dòng sanh diệt đến
thế giới vô sanh niết bàn. Mục đích bài này Phổ Nguyệt chỉ trình bày Pháp Tu
Chứng Chánh Đẳng Giác mà Phật đã chứng đạo. Tham khảo nhiều kinh Phật dạy (dù
không đầy đủ) có liên hệ đế việc tu chứng của Bồ Tát là một gắng sức của chúng
tôi để vừa thâm cứu vừa tu học, âu cũng là sự cần thiết cho việc thực hành đến
mức độ tối ưu.
I. Cái Bị Sanh.
Thái tử Siddhattha là người rất trầm lặng, thích sống một
mình giữa đời sống nhung lụa xa hoa đầy cám dỗ mà Ngài không động tâm bị các
dục lạc làm say đắm. Nhận thức cuộc đời quá mong manh: sanh già bệnh chết, ngay
cả những thứ như vợ con, đầy tớ, dê cừu, gà, heo, voi, bò ngựa vàng bạc là
những thứ bị sanh sẽ bị bịnh bị già bị chết bị khổ bị ô nhiễm. Bồ Tát có ý nghĩ
những thứ gì trong thế giới hiện tượng này khi có sanh thì có diệt. “Những thứ bị sanh đó nếu ta nắm giữ, tham
đắm, mê say chúng thì chính ta là người bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh.” (Kinh
Thánh Cầu, 26, Kinh Trung Bộ)
Thật vậy, biết rằng “vạn pháp duy thức.” Thức tức là tâm thức là do tương quan lập của
căn trần thức. Tất cả con người, sự vật và vũ trụ, nói chung là sự vật trong
thế giới hiện tượng này đều do duyên khởi hay tùy thuộc lập nên chúng hay thay
đổi và không thể thường tồn. Nên con người thì sanh già bệnh chết, còn sự vật
thì sanh trụ hoại diệt, cái vòng lẩn quẩn luôn bị sanh bị diệt mãi lăn trôi.
Hiện
tượng trong thế giới tương đối của sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó
chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại. Rõ ràng chúng có sanh ra thì có
lúc phải hủy diệt vì lẽ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
chung quanh. Trong vật lý học, việc bảo tồn năng lượng cho biết năng lượng
không sanh ra và không biến đi mà chỉ có thể thay đổi. Khi sự giao lưu năng
lượng và vật chất của mỗi hữu thể với bên ngoài, hữu thể đó tạm thời ổn định
cân bằng vì phải tiêu tán năng lượng và vật chất, nên thay cũ đổi mới để tồn
tại. Sự trao đổi vật chất và năng lượng của hữu thể trong không gian là lịch
trình sanh trụ hoại diệt. Sự giao lưu vật chất và năng lượng của xác thân con
người với bên ngoài được tạm thời hiện hữu là lịch trình sanh lão bịnh tử. Sự vật
hiện hữu do duyên họp, khi duyên tan thì hoại không, theo lý Duyên Khởi sau này
của Ngài Long thọ. Còn sự vật tạm thời hiện hữu gọi là Thực Tại Tùy Thuộc theo
Duy Thức Học của Ngài Vô Trước. (Xem Thực Tại và Chí Đạo, Phổ Nguyệt, 2002)
Lúc
Phật chưa giác ngộ, Bồ Tát hành đạo với các thầy Bà La Môn như khổ hạnh, nhịn
ăn, thiền nín thở tuy là những pháp diệt dục và loại trừ các pháp bất thiện rất
tốt, cốt dùng cách hành hạ xác thân mong chế ngự được tâm, nhưng thật sự khi
sức khỏe kiệt quệ, bụng đói, tinh thần tán loạn thì không an tịnh thì làm gì có
trí sáng suốt để đi đến giác ngộ giải thoát. Sự giải thoát là sự hiểu biết mà
đàng này họ chỉ dạy chế ngự thân và hành động của thân như ngũ dục và những ác
pháp để mong tìm đến giải thoát, ngay các loại thiền yoga cũng còn trong thế
giới hiện tượng (bị sanh) mà thôi. Riêng hành các pháp khổ hạnh nhịn ăn và
thiền nín thở thì rõ ràng không thể đem lại trí định được; có thể các loại
thiền cao cấp của yoga, như thiền vô hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng làm cho tư
tưởng phong phú hơn, nhưng không đem đến giác ngộ. Tại sao? Vì còn dùng tưởng tri là vẫn còn bị sanh.
Cái
bị sanh cần được phân tích rõ ràng.
Với sự nhận
thức thường tình mà xét thì tâm được kết cấu như sau:
a).
Nhận Diện (Cảm giác:
Sensation).
Ngủ giác quan là phương
tiện tiếp xúc với trần cảnh để nhận diện ảnh hay hay bóng dáng của trần cảnh.
Đó là chúng ta cảm giác được hình ảnh của sự vật qua ngũ giác quan mà thôi. Thí
dụ, khi ta thấy con bò là thấy hình ảnh con bò ở võng mạc cuả mắt mà thôi. Đó
là CẢM GIÁC. Nhắc lại, (Về thị giác) khi ta nhìn con bò, hình ảnh con bò hội tụ
ở võng mạc của mắt, truyền dẩn bởi thị giác thần kinh lên não, lức đó ta mới
nhận diện được hình ảnh con bò. Khi có thời gian thì sự vật chạy dài trong
không gian, với ảnh ta vừa thấy đó không còn là ảnh thật nữa (Sắc tức thị
không: Sắc lập tức (Một sát na) biến thành không thật nữa. Hể có thời gian thì
có không gian. Sự vật huyễn hóa theo thời gian và ảnh không còn thật trong
không gian. Vậy, khi nhận diện được hình ảnh (thấy), ấn tượng chấn động
lực(nghe), không khí hay hơi (ngửi), ấn tượng kích thích (nếm), hình ảnh tiếp
giáp của da hay cơ thể (xúc) là thể không của đối tượng qua tiền ngũ căn. Thí
dụ, như thị giác, sự vật chiếm cứ trong không gian (hư không) một dung thể
không: sự vật và dung thể không của nó khắng khít nhau như một, thì thể không
của nó là hình ảnh sự vật được hội tụ ở võng mạc mắt khi mắt nhìn sự vật. Do đó
khi thấy sự vật cụ thể ở trong không gian là thấy hình ảnh của nó ở võng mạc
của mắt mà thôi.
b).
Nhận Thức (Tri giác:
Perception).
Khi chúng ta cảm giác hình
ảnh sự vật thì lúc đó chúng ta mới nhận biết được (perceive) tên sự vật. Sự vật
có tên mà ta nhận thức đó là GIÁC THƯC (hay Tâm Thức: Consciousness hay
Perception) chạy dài theo thời gian. Khi nhận thức ngay niệm đầu một sát na và
không có kéo dài thời gian nữa là ta có giác thức nguyên sơ (niệm đầu) hay là
chơn thức (pure perception or true consciousness), đó cũng là định của thức. Hình ảnh con bò là thể
không được nhận thức bởi tâm trí (tâm trí cũng cùng thể không.) Tâm và vật đồng
thể không, nên sự nhận thức mới thành hình. Lục căn phối hợp với lục trần (thể
không) sanh ra lục thức. Lục thức không có thực thể, Phật gọi là lục tặc, vì
thức là nghiệp. Dòng tâm thức luôn trôi chảy không ngừng nghỉ. Nó không có khởi
điểm cũng như kết thúc và nó dính nhiều pháp trần làm cho dòng tâm thức luôn ô
nhiễm và vẩn đục.
c).
Tri Thức (Cognition).
Trong đời sống hằng ngày,
ta thường nhận thức sự vật bằng ngũ giác quan. Khi ta tri nhận (cognize) sự vật
đã nhận thức, ta có tri thức (Cognition). Trong quá trình tri nhận sự vật trong
hiện tại (Với cảm giác), quá khứ hay tương lai (với ý thức), cả ba thời chúng
ta tri nhận được sự vật mới có GIÁC TRÍ (hay Tâm Trí). Giác Trí nầy là Tư
Tưởng, Suy Nghĩ, Lý Luận v.v. theo thời gian. Nó là sự lập lại của tâm thức hay
tri nhận các thức và tạo ra nghiệp thức. Nên ta có thể gọi là tâm duyên ý mã vì
tư tưởng chúng ta lúc nào cũng ẩn hiện trong tâm trí từng giây từng phút liên
tục, chỉ trừ có những động lực khác hay pháp môn có khả năng chận dừng được
vọng tưởng đó. Đó là cái Bị Sanh.
c).
Giác Trí Tuệ (Pure
Cognition).
Khi Phật thành đạo là do
đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực
hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập. Thực ra Giác Trí Tuệ có thể thực
hiện trong tứ oai nghi. Vậy Giác Trí Tuệ là tri nhận đầu nguồn của Giác Trí và
xa lìa nó ngay. Nói rõ hơn là khi chúng ta nhận thức niệm đầu của Cảm Giác
(Sensation) để có Giác Thức nguyên sơ (Pure Perception hay first
consciousness), lập tức tri nhận Giác Thức nguyên sơ ấy để được Giác Trí
(Cognition là Giác Trí có thời gian) và xa lìa giác trí ngay mới có Giác Trí
Tuệ (Vô thời gian). Vì Giác Trí Tuệ là Tri Thức Nguyên Thủy (Pure Cognition)
của Chân Trí (Vô thời không). Thí dụ, chúng ta thấy con voi là giác thức hay
tâm thức, vì thấy hình ảnh đối tượng hay con vật trước (Cảm Giác) rồi nhận thức
(perceive) con vật đó là con voi (hay biết được là con voi, biết nầy thấy biết
của căn, luôn luôn đi kèm theo cảm giác, nên thấy con voi, biết tên đối tượng
là cái thức hay tâm thức hay giác thức. Nên thức là thực tại duyên khởi hay giả
danh mà thôi). Rồi chúng ta tri nhận (dùng ý trí) giác thức ấy để có giác trí.
Vậy khi chúng ta nhận thức niệm đầu của con voi (thấy biết con voi đầu tiên) là
ta có giác thức nguyên sơ, lập tức ta tri nhận (Hay Biết: Cognize chớ không
phải là perceive) giác thức nguyên sơ ấy để có giác trí tuệ và phải xa lìa cái
biết ấy nữa thì mới có giác trí tuệ toàn diện. Vì giác trí vô thời không nên
không có ái thủ hữu lôi kéo, tức giác trí tuệ, hay tuệ giác là cái biết vô trụ,
cũng là cái định của trí. Đó là cái Vô Sanh.
Tóm:
* Khi nhận diện đối tượng
(cảm giác: sensation) rồi nhận thức cảm giác ấy với tên gọi (perceive its name) mới có tâm thức
(consciousness or perception) hay giác thức.
* Tri nhận (cognize) giác
thức mới có giác trí hay tri thức hay tâm trí (cognition).
* Giác trí tuệ (discernment) hay tri thức nguyên thủy (pure
cognition) là khi giác thức không có thời không, là cái biết sat-na hiện tiền,
tức là tuệ giác hay tánh giác phải dùng tuệ tri, tuệ quán, biết vô trụ, hay
liểu tri đối tượng mới đạt được.
Do hình thành giác trí,
tri kiến tư tưởng, tưởng tri, quán tưởng (không dùng chánh niệm), suy nghĩ là
cái bị sanh vì thế, thiền vô hữu xứ,
phi tưởng phi phi tưởng của yoga chỉ ở giai tầng sanh khởi do tưởng tri
hay sở tri, còn quán niệm thường, không có định
trí được, chỉ là định của thức (si
định) mà thôi, như sau nầy Phật dạy trong
kinh Pháp Môn Căn Bản 01, (kinh Trung Bộ) trí của phàm phu:
Phàm Phu
Tưởng tri là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc-
Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái
trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối
tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại
là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do
đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo của tự
ngã, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận
thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến
phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi. Như Phật thuyết giảng:
— Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không
được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp
các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc
Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri
địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại,
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại,
người ấy nghĩ: “Địa đại là của ta” – dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta
nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại
là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại,
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại,
người ấy nghĩ: “Thủy đại là của ta” – dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta
nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri. phong đại cũng như thế.
Người ấy tưởng tri Sanh vật,chư Thiên, Sanh chủ, Phạm thiên, Quang âm
thiên,Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Abhibhù (Thắng Giả)…
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ,Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi
tưởng phi phi tưởng xứ…
Người ấy tưởng tri sở kiến, sở văn, sở tư niệm, sở tri…
Người ấy tưởng tri đồng nhất, sai biệt, tất cả là tất cả…
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là
Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn.
Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: “Niết-bàn là của
ta” – dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri
Niết-bàn.
II. Cái Vô Sanh.
Từ cái Sanh
hay bị sanh của thế gian, Bồ Tát nhận rõ rằng con người với dòng tâm trí mê
muội mãi chìm đắm trong cuộc sống xa hoa dục lạc, và cứ lăn trôi trong ngũ dục
thì làm sao tránh khỏi thế giới sanh già bịnh chết, khổ, ô nhiễm. Sự vật trong
thế giới hiện tượng là cái bi sanh, thì phải tìm đến cái vô sanh hay bản chất
cuả thế giới này, cái luôn thường tồn bất biến. Khi con người đạt đến thế giới
vô sanh thì không còn bị sanh nữa, tức là thoát khỏi cảnh sanh già bịnh chết,
ưu khổ. Cũng là lúc Ngài phải từ bỏ tu lối thiền yoga để thực hành phương pháp
do Ngài tự khám phá. Tâm trí mê muộI của con người trong thế giới hiện tượng
biến dị trong dòng bộc lưu sanh tử phải được vượt thoát ra khỏi nó để đến thế
giới vô sanh, thường tồn, giải thoát khỏi nhân duyên sanh diệt, tức là tìm về chân trí mà soi sáng vạn pháp để làm chủ cái bị sanh trong thế gian.
Chúng ta cần tìm hiểu sự hình thành của chân
trí (cái Vô Sanh) như thế nào
mới có thể mở ra con đường trí tuệ giải thoát. Như Phật đã thuật lại sự tìm cái
Vô sanh và đã chứng được cái vô sanh trong kinh Thánh Cầu-26 (kinh Trung Bộ):
Rồi này các
Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm
cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được
cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già, sau
khi biết rõ sự nguy hại củ ái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn
khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn
khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại củ ái
bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và
đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự
mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại củ ái bị chết, tìm cầu cái không
chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không
chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị sầu, sau khi biết
rõ sự nguy hại củ ái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các
khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ
ách, Niết-bàn; tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại củ ái bị ô
nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn
và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách,
Niết-bàn. Và trí và kiến khơi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao
động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.
Khảo Sát Cái Vô Sanh Hay
Chánh Trí (Chân Trí.)
Khi ta tri nhận ngay đầu
nguồn của của giác thức hay tâm thức (Niệm đầu) và xa lìa nó ngay là ta có tri
thức nguyên thủy (cognize a pure perception to get a pure cognition or a
discernment).
* Nhất Nguyên Tuyệt Đối
Khi đã đạt được nguyên lý
Nhất Nguyên Tương Đối (Cái Bị Sanh), cái còn lại là phải tiến hành làm cho Giác Trí Đang Là đó không thể
sanh Tư Tưởng vẩn vơ trong Tâm làm cho Tâm vẩn đục. Quá khứ, đã qua,bất khả đắc
vì tiền ngũ căn không thể nắm bắt; tương lai chưa đến nên tiền ngũ căn cũng
không nắm bắt được; còn hiện tại là Cái Đang Là, nó nối tiếp bằng những sát na
sanh diệt, cũng không nắm bắt được; chỉ có Cái Hiện Tiền hay Sát Na Hiện Tiền,
là một Thực Tại Điểm có thể nắm bắt được. Làm sao nắm bắt ngay cái ĐiểmThực Tại
đó?
* Diễn tiến Nhận thức Giác Trí Tuệ hay Thể cách Tri nhận
Tự Tính Tuyệt Đối
Nhất niệm hay cái Thức
nguyên sơ là Thực Tại Điểm trong tiến trình nhận thức khởi đầu của Giác Thức
Đang Là, cũng là Nhị Nguyên tính của Năng Sở, Chủ Khách, Căn Trần;
Giác Trí là tiến trình tri
nhận đầu nguồn của Giác Thức Đang Là, cũng là Nhất Nguyên Tính Tương Đối của
Trí Thức hay Tư Tưởng. Nhất Nguyên là vì khi Ý Tác Động của Căn (Ý thức) tiếp
xúc với đối tượng (thực tại giả lập), thành Giác Thức (hay Tâm Thức), lập tức
được Ý Tác Năng (Ý Trí) ý niệm hóa Giác Thức thành Giác Trí (hay Tâm Trí). Tâm
Thức và Tâm Trí cùng một Tâm. Thức chuyển thành Trí. Giác Trí Đang Là (hiện
tại), dù nằm trong đạo lý nhất nguyên, nhưng nó cũng huyễn hóa theo thời gian.
Cái Đang Là là sự nối tiếp những điểm sát na sanh diệt liên tục. Dòng Giác Trí
ấy trôi chảy làm cho Trí và Thức liên hợp sanh ra Tư Tưởng. Còn tư tưởng là còn
có sự thay đổi, nên chưa phải là chân lý. Chân lý thì thường hằng bất biến. Do
dó Giác Trí Đang Là thuộc diện tương đối;
Chân Trí hay Giác Trí Tuệ
hay cái Trí Nguyên Sơ được nhận thức ngay nơi thực tại điểm khởi đầu tiến trình
của động tác Giác Trí Đang Là, cũng là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối của Năng Sở
song vong và vô Thời Không. Vậy Chân lý tối hậu hay Tự tính tuyệt đối, hay đạo
lý Nhất nguyên tuyệt đối là Nhận thức vượt Thời Không, là Tánh Giác hay Tánh
Không. Không dùng Tư Tưởng suy nghĩ bàn luận mà dùng pháp môn không hai, hay
nói khác đi làThể hiện, là im lặng không dùng ngôn ngữ mà là Hành là Thiền, Cái Vô Sanh. Đó là pháp “Bất Khả
Tư Nghị”, là Trung Đạo.
Thực Tại Tuyệt Đối hay Chân Lý Tối Hậu: Vô
Thời Không
Đứng trên phương diện chân lý tối hậu ,
thì tự tính tuyệt đối của sự vật đều có tánh không
hay là không có tự tính , là tuệ giác, là cái biết sát-na hiện tiền, là tánh
giác. Chân lý thì nó không lệ thuộc, không bị áp đặt, độc lập, vì tánh giác là
ý trí tác năng, thường hằng trong tâm trí, có thức thì biết, không có thức cũng
biết. Biết lại cái thức hay không là do chủ ý tự do. Nhắc lại, tánh
Hư Không, đức Phật giải thích:’’ A Nan ! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai,
‘’Tánh giác’’ tức là thiệt hư không, ‘’Hư Không’’tức là ‘’Thiệt Tánh
giác’’, thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp thế
giới…
Thực tại
tuyệt đối này là tuệ giác (tri giác) là cái biết sat-na hiện tiền
là cái định của trí; thường dùng biết vô thời không, tuệ tri,
hay tuệ quán để đạt được trí này. (Xem Tuệ Giác trong Cốt Tủy các Kinh Căn Bản Phật Giáo, Phổ
Nguyệt, 2007)
Sau
khi rời bỏ phương pháp tu thiền yoga, Bồ Tát nhớ lại pháp thở ở thời thơ ấu vừa
thoải mái vừa làm cho trí não sáng suốt hơn, nên Ngài dùng nó để đi vào thiền
định. Ngài tự hành từ con đường giới định tuệ mới có thể giác ngộ giải thoát
khỏi dòng bộc lưu sanh tử. Ngài dùng thắng
trí hay chánh trí để liểu tri đối tượng như kinh Giáo Giới
Nandaka -146 (Kinh Trung Bộ) mà Phật dạy sau này.
* Chánh Trí
Tuệ (Chánh Trí, Thắng Trí, Thượng Trí, dùng Tuệ Tri
(Biết) hay Liểu Tri): Tri Kiến Hữu Học và Giác Ngộ
Bài học này
tôn giả Nandaka (Kinh Giáo Giới Nankada) đã được Phật day nên giáo giới lại cho
các vi Tỳ-kheo-ni về sự vô thường
của nhản căn sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật
thì thấy và biết như chơn mắt, thấy biết
như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thức vì chúng ta đã hiểu được chơn
mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn
nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thời
gian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-là -nó tại đó
và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn
nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái
niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, nhận thức trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều
có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình
Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn các
căn, từ chơn các căn đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh, có nhân căn xúc; do
duyên căn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng
ta thấy biết (tuệ tri) chơn cảm thọ không
có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da thức) đối với các
căn (không lập lại), không có ái trước
đối với các căn (hình ảnh các căn có sẵn tích tụ) và ái trước đối với căn xúc
(Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên căn xúc này khởi lên
lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.
Hành giả cần phải khéo thấy như thật như chơn, với chánh
trí hay chơn trí, cái bất biến, thường còn hay pháp chánh tri kiến. Hành giả
phải đoạn tận các lậu hoặc, để được tự mình chứng tri trong hiện tại, đạt đươc
chánh trí, và an trú vô lậu tâm giải thoát, huệ giải thoát, tức là an trú vào
không tánh vậy.
Nói
theo phương tiện cục bộ thời gian thì bản chất định và tuệ thì bình
đẳng và đồng thời vì trong định có tuệ, trong tuệ có định. Định là cái tuệ
giác, cái biết sat-na hiện tiền, cái an tịnh không động không rung chuyển (Tuệ
quán trong Kinh Nhất Dạ Hiền Giả).
Nói
theo cứu cánh tối hậu thì định được
thời gian tích lũy đến chí đạo mới đạt được tuệ giác toàn diện tức là tánh
giác, như Phật chứng đắc Chánh Đẳng
Giác.
Trước khi đắc pháp, Bồ Tát
đã thực hành thuần thục giới luật qua khổ hạnh, nhịn ăn, thiền nín thở dù không
làm phát triển trí tuệ, nhưng các pháp ấy được ly dục và xa lìa các hành động
bất thiện, tưởng cũng đã làm căn bản cho sự rèn luyện phạm hạnh rất tốt. Cho
đến khi Ngài chứng đắc thiền yoga của phàm phu cũng làm nền cho tiến trình thiền định thắng tri, với những vị Hữu Học
thì tri kiến được chính xác hơn, cái biết sáng suốt như suy nghĩ rõ ràng, không
đối chiếu lệch lạc mà nhìn thẳng vào sự vật. Thắng tri hay liễu tri sự vật mà
không so đo, không suy nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng và không dục hỷ mà dùng chơn trí bằng pháp chánh tri kiến; bậc A-La-Hán là những vị dùng pháp
thắng tri để liễu tri sự vật (pháp chánh tri kiến) không dục hỷ và đoạn trừ
được tam độc. Bậc I biết pháp liễu tri sự vật mà không dục hỷ. Bậc ÌI biết pháp
liễu tri sự vật, không dục hỷ và đã đoạn trừ được tham dục. Bậc III biết pháp
liễu tri sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được sân hận.Bậc IV biết pháp liễu tri
sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được si mê; c òn đấng Như Lai là bậc A-la-hán, chánh
đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự
vật, không dục hỷ, hoàn toàn diệt trừ các ái, sự ly tham sân si, đã chơn chánh
giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Biết được kinh
nghiệm tu hành của Bồ Tát theo các kinh dạy của Phật sau này như Thiền định-20,
(Kinh Tăng Chi Bộ):
10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên
thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời … quán thọ
trên các cảm thọ … quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời …
14-17. … Đối với các pháp ác, bất
thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết
tâm, cố gắng … Đối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn
tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng … Đối với các pháp thiện chưa
sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng
… Đối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong
thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh
cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng …
……
Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy
các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng,
hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: “Sau khi nhiếp thắng
chúng, ta biết, ta thấy …”
55-62. Tự mình có sắc, thấy các
sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các loại ngoại sắc … quán tưởng sắc
là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy … Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ
các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư: “Hư
không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ … vượt khỏi hoàn toàn
Không vô biên xứ, với suy tư: “Thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô
biên xứ … vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: “Không có vật
gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ … vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng
và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ….Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ,
chứng và trú Diệt thọ tưởng …
Trong
lúc thiền định Bồ Tát luôn dùng kèm phương pháp thở, như kinh NhậpTức Xuất Tức
Niệm-118 (Kinh Trung Bộ)
….Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và
ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô;
chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết : “Tôi thở vô dài”.
Hay thở ra dài, vị ấy biết : “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy
biết : “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết : “Tôi thở
ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân
hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ,
tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị
ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác
tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở
vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
“Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm,
tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị
ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm
định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường,
tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị
ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập “Quán ly tham,
tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị
ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi
sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỷ-kheo, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như
vậy, được quả lớn, được công đức lớn…
Lúc
đầu Bồ Tát dùng chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra như trong phẩm Tương Ưng
Hơi Thở Vô Hơi Thở Ra-54 (kinhTương Ưng Bộ):
……4) Ở đây, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống,
ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh
niệm thở ra.
5) Thở vô dài,
vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi
thở ra dài”. Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : “Tôi thở vô ngắn”. Thở
ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”.
6) “Cảm
giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi
sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
7) “Cảm
giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”,
vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm
giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
8) “Cảm
giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy
tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác về
tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập.
9) “Với tâm
hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải
thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập.
10) “Quán
vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở
ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập.
“Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi
sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy
tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ
thở ra”, vị ấy tập.
11) Tu tập như
vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra
thời có quả lớn, có lợi ích lớn.
Trong
tứ oai nghi, đi đứng nằm ngồi, mọi cử động, mọi hoat động đều phải chánh niệm
như trong Phẩm Thân Hành Niệm-119 (Kinh Trung Bộ), chỉ trích phần thân hành
niệm ở đoạn ngồi thiền:
….. Và này các
Tỷ-kheo, thân hành niệm tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, có
quả lớn, có công đức lớn ?
Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống
và ngồi kiết-già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy
thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết : “Tôi thở vô
dài”. Hay thở ra dài vị ấy biết: ” Tôi thở ra dài” . Hay thở vô
ngắn, vị ấy biết : “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết :
“Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”,
vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”. An tịnh thân hành,
tôi sẽ thở vô”, vi ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”,
vị ấy tập. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm
và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm
được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
tu tập thân hành niệm….
Tu
thiền không có phóng dật là đệ nhất hành đạo như trong Phẩm Bất Động Lợi
Ich-106 (Kinh Trung Bộ):
……Ở đây, các
ác bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp
ấy tác thành chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập. Ở đây, này các Tỷ-kheo,
vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Các dục hiện tại và các dục tương lai…
cho Thánh đệ tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi
chiến thắng thế giới, sau khi xác định vị trí của ý. Khi ta an trú với tâm
quảng đại, đại hành chiến thắng thế giới, xác định vị trí của ý, các ác bất
thiện ý : tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên; với các pháp ấy được
đoạn trừ, tâm của ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu
tập”. Trong khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở
thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động
ngay hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình
này xảy ra, thức diễn tiến (samvattanikam vinnanam) có thể tùy theo đây đạt đến
Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Bất
động……
…..Ở đây,
này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và
những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai,
những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng,
những Vô sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì
thuộc tự thân, là tự thân. Đây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ
trước”. Này Ananda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết
giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích
Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh
do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng.
Những gì, Này Ananda, vị Đạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn mưu tìm hạnh phúc
cho các đệ tử, những điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với Ông.
Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu Thiền, này
Ananda, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Đây là lời dạy của Ta cho Ông.
Bồ
Tát phải sống một mình lúc đó thân tâm mới được yên tịnh mà tu hành, như trong
phẩm Sống Một Mình-36.11 (kinh Tương Ưng Bộ):
3………
Ở đây, bạch Thế Tôn, khi con sống một mình, Thiền tịnh, tâm tư như sau được
khởi lên: “Thế Tôn dạy có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc
thọ”. Ba thọ này được Thế Tôn thuyết dạy. Nhưng Thế Tôn lại nói:
“Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy (nằm) trong đau khổ”. Do liên hệ
đến cái gì, lời nói này được Thế Tôn nói lên: “Phàm cái gì được cảm thọ,
cái ấy (nằm) trong đau khổ”?
4. Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo!
Này Tỷ-kheo, Ta nói rằng có ba thọ này: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
Ba thọ này được Ta nói đến. Nhưng này Tỷ-kheo, Ta lại nói: “Phàm cái gì được
cảm thọ, cái ấy (nằm) trong đau khổ”. Chính vì liên hệ đến tánh vô thường
của các hành mà lời ấy được Ta nói lên: “Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy
nằm trong đau khổ”. Chính vì liên hệ đến tánh đoạn tận, tánh tiêu vong,
tánh ly tham, tánh đoạn diệt, tánh biến hoại của các hành mà lời ấy được Ta nói
lên: “Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy (nằm) trong đau khổ”. (Tương
Ưng Bộ, Sống Một Mình-36.11)…..
…..5)
Nhưng này Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự đoạn diệt các hành là tuần tự: khi chứng
được Thiền thứ nhứt, lời nói được đoạn diệt; khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ
được đoạn diệt; khi chứng Thiền thứ ba, hỷ được đoạn diệt; khi chứng Thiền thứ
tư, hơi thở vô, hơi thở ra được đoạn diệt; khi chứng Không vô biên xứ, sắc
tưởng được đoạn diệt; khi chứng Thức vô biên xứ, không vô biên xứ tưởng được
đoạn diệt; khi chứng Vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ tưởng được đoạn diệt; khi
chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ tưởng được đoạn diệt; khi chứng
Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được đoạn diệt. Đối với Tỷ-kheo đã đoạn tận
các lậu hoặc, tham được đoạn diệt, sân được đoạn diệt, si được đoạn diệt.
6) Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng
sự tịnh chỉ các hành là tuần tự; khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được tịnh
chỉ; khi chứng Thiền thứ hai, tầm tứ được tịnh chỉ…. .. khi chứng Diệt thọ
tưởng định, tưởng và thọ được tịnh chỉ. Đối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc, tham được tịnh chỉ, sân được tịnh chỉ, si được tịnh chỉ.
7) Này các Tỷ-kheo, có sáu khinh an
này, khi chứng Thiền thứ nhứt, lời nói được khinh an; khi chứng Thiền thứ hai,
tầm tứ được khinh an; khi chứng Thiền thứ ba, hỷ được khinh an; khi chứng Thiền
thứ tư, hơi thở vô, hơi thở ra được khinh an; khi chứng Không vô biên xứ, sắc
tưởng được khinh an; khi chứng Vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ tưởng được khinh an;
khi chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ tưởng được khinh an; khi
chứng Diệt thọ tưởng định, tưởng và thọ được khinh an. Đối với Tỷ-kheo đã đoạn
tận các lậu hoặc, tham được khinh an, sân được khinh an, si được khinh an.
Sau
cùng Bồ Tát quyết định dùng Định Niệm Hơi Thở để đạt sự giác ngộ giải thoát như
trong phẩm Tương Ưng Hơi Thở Vô Hơi Thở Ra-54 (kinh Tương Ưng Bộ):
…..14) Do vậy,
này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng các niệm, các tư
duy của ta được đoạn tận”, thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này phải
được khéo tác ý.
15) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ta sẽ trú với tưởng
nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán”, thời định niệm hơi thở vô,
hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
16) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ta sẽ trú với tưởng
không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán”, thời định niệm hơi thở vô,
hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
17) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Tôi sẽ trú với tưởng nhàm chán
đối với các pháp không nhàm chán và nhàm chán”, thời định niệm…
18) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Tôi sẽ trú với tưởng không nhàm
chán đối với các pháp nhàm chán và không nhàm chán”, thời định niệm…
19) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng sau khi từ bỏ cả hai
không nhàm chán và nhàm chán, tôi sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác”, thời
định niệm…
20) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ly dục, ly pháp bất
thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly
dục sanh, có tầm, có tứ”, thời định niệm…
21) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng làm cho tịnh chỉ tầm và
tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định
sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm”, thời định niệm…
22) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ly hỷ trú xả, chánh
niệm tỉnh giác,thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi
sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba”, thời định niệm…
23) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ,
chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không
khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”, thời định niệm…
24) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Vượt qua sắc tưởng một cách hoàn
toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: ‘Hư
không là vô biên”, chứng đạt và an trú Không vô biên xứ”, thời định
niệm…
25) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Vượt qua Không vô biên xứ một
cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Thức là vô biên”, tôi có thể chứng đạt và an
trú Thức vô biên xứ”, thời định niệm…
26) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Vượt qua Thức vô biên xứ một cách
hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Không có vật gì’, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu
xứ”, thời định niệm…
27) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Vượt qua Vô sở hữu xứ một cách
hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ”, thời
định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
28) Do vậy, này
các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng
xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định”,
thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.
29) Trong khi tu
tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi làm
cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: “Thọ ấy là vô
thường”. Vị ấy rõ biết: “Không có chấp trước thọ ấy”. Vị ấy rõ
biết: “Không có hoan duyệt thọ ấy”. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy
rõ biết: “Thọ ấy là vô thường”. Vị ấy rõ biết: “Không chấp trước
thọ ấy”. Vị ấy rõ biết không hoan duyệt thọ ấy”. Nếu vị ấy cảm giác
bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy rõ biết: “Thọ ấy là vô thường”. Vị ấy rõ
biết: “Không có chấp trước thọ ấy”. Vị ấy rõ biết: “Không có
hoan duyệt thọ ấy”.
30) Nếu vị ấy
cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác
khổ thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất
lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một
cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: “Tôi cảm giác một
cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân”. Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ
tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biếy: “Tôi cảm giác một cảm
thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng”. Khi thân hoại mạng chung, vị ấy
rõ biết: “Ở đây, tất cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ
trở thành mát lạnh”.
31) Ví như, này
các Tỷ-kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu
và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời
ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ
tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: “Tôi cảm giác một cảm thọ
tận cùng sức chịu đựng của thân”. Khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận
cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: “Tôi cảm giác một cảm thọ
tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng”. Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ
biết: “Ở đây, tất cả những gì được cảm thọ đều không có gì được hân hoan,
và sẽ trở thành mát lạnh”.
III. Lược Thuật
Pháp Hành
- A. Thực
Hành.
Bồ Tát quyết định tự thực hành theo
chín bước – như Phật dạy các vị Tỷ-kheo trong X. Phẩm Tham (kinh Tăng Chi Bộ)
– sau đây cho đến khi đắc đạo:
(I) (93) Thắng Tri Tham
1. – Này các Tỷ-kheo, để thắng tri
tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?
2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết,
tưởng yểm ly đối với các món ăn, tưởng không vui thích đối với tất cả thế giới,
tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn
tận, tưởng ly tham.
Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham,
chín pháp này cần phải tu tập.
(II) (94) Thắng Tri Tham
1. – Này các Tỷ-kheo, để thắng tri
tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?
2. Sơ Thiền, Thiền thứ hai, thiền
thứ ba, Thiền thứ tư, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi
tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định.
Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham,
chín pháp này cần phải tu tập.
(III) (95 – 100) Liễu Tri Tham
1. – Này các Tỷ-kheo, để liễu tri
tham… để diệt tận… để đoạn tận… để trừ diệt… để ly tham… để đoạn
diệt… để trừ khử… để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.
2. Để liễu tri sân… si, phẫn nộ,
hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản bội, ngoan cố, bồng
bột, mạn, tăng thượng mạn, kiêu, phóng dật… để thắng tri… để liễu tri… để
diệt tận…để đoạn diệt… để trừ diệt… để ly tham… để đoạn diệt… để trừ
khử… để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.
Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo
ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy
Chín
pháp tu tập:
Bốn
pháp Thiền đầu tiên đều dùng định niệm
hơi thở nghĩa là Biết (Tuệ Tri) và Chánh niệm như hơi thở, ly duc, ly pháp bất thiện, tịnh chỉ tầm tứ, hỷ
lạc sanh, ly hỷ trú xả theo thứ tự các thời thiền từ định niệm tướng đối tượng (ngôn
hành); định niệm Thức đối tương (ý
hành hay tĩnh thức); định niệm Tánh
(trí) đối tượng (trí hành, tĩnh
giác); định niệm hơi thở bằng cách vô niệm, bất động (thân hành, thể nhập).
- Nhẩm
biết niệm hay đọc hơi thở
(ngôn hành): Định niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Định niệm
bằng thể tướng hơi thở.
Định Niệm Hơi
Thở bằng lời. Biết Nhẫm Đọc hơi thở.
Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.”
Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra”
* Tức là định
niệm hay đọc nhẫm có phát ra lời, có chủ
(chủ thể: tôi tức căn tai nhận
thức), khách thể (đối tượng là tiếng thở vô và thở ra). Như vậy, sơ
định có tầm tứ và hỷ lạc có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc.
Có thể nói là
Định Tướng hơi thở mỹ lệ (hỷ lạc).
Đồng thời
cũng dùng thiền định để luôn trao dồi giới lẫn định.
Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành
tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.
Lời Phật dạy (trong Đaị Kinh
Phương Quảng 43, Trung Bộ Kinh)
“Này Hiền giả,
Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần và thành tựu năm chi phần. Ở đây, này Hiền
giả, vị Tỷ-kheo thành tựu Thiền thứ nhất từ bỏ tham dục, từ bỏ sân, từ bỏ hôn
trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất
tâm. Này Hiền giả, như vậy Thiền thứ nhất từ bỏ năm chi phần, và thành tựu năm
chi phần.”
Cũng
Phẩm 54, VIII Ngọn Đèn (kinh Trung Bộ) có viết:
20)
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ly dục, ly
pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ
lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”, thời định niệm…
Khi ly dục, ly các pháp bất thiện
chứng và trúThiền thứ nhứt, một trạng
thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, lời nói được đoạn diệt.
- 2. Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức
Hành). Định niệm bằng
nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)
“Biết
tôi thở vô
Biết
tôi thở ra”
Chỉ
dùng căn ý là chủ (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.
Đó là cách Tĩnh Thức. Khi
có định và chánh niệm thì tầm và tứ được đoạn diệt chỉ được nội
tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.
Diệt
tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.
21) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng
làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng
thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm”, thời
định niệm…
- 3. Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay
Tánh Hành). Định niệm
bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi
thở
vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở.
Định và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành hay Tĩnh Giác.
“Biết
thở vô
Biết
thở ra.”
Biết
rõ hơi thở vô hơi thở ra. Định và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)
Đó
là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở
vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.
Hành
này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí (tuệ tri) để tri nhận hơi thở.
Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh giác), nên lạc thọ này
không ảnh hưởng đến tâm.
Ly
hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả
niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
22)
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng ly hỷ trú
xả, chánh niệm tỉnh giác,thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm
lạc trú, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba”, thời định niệm…
4. Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành:
Vô Niệm: không niệm
tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, biết
cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra. Năng sở song vong.
“Cảm
giác vô,
Cảm
giác ra.”
Cảm
giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa
được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập
nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối tượng chưa thành hình, chưa có
tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà
thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm.
Khi
xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư,
không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
23)
Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: “Mong rằng đoạn lạc,
đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ
tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”, thời định niệm…
Chánh Giác (Vô niệm: buông xả}
Buông xả và ngưng động: Từng hơi thở tự nhiên tự động hiện
hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng. Vô
Niệm
Trạng thái thân chứng nhờ
thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên
Tức là phải trải qua ba
giai đoạn trên (huân tập kinh nghiệm thuần thục), để hành giai đoạn thứ tư nầy
một cách rốt ráo, nghĩa là vô tướng vô thức và vô trí (hay vô tánh) tức là vô
niệm, từng chập hơi thở tự nhiên và tự động vào, ra, hiện hữu rõ ràng rỗng
không). Khi Phật đã trải qua ba lối thở trên (kinh nghiệm) là đã đạt được chánh
trí rồi như các kinh Phật đã giáo hóa chúng sanh sau này. Đó là lúc Bồ Tát đã
đoạn diệt cảm thọ vui buồn, vượt khỏi ái thủ hữu được minh tâm và giải thoát.
Giai đoạn thứ tư này là Pháp mà Phật đã thể hiện được Tánh Giác còn gọi là Pháp Vô Niệm, Buông Xả là không Niệm Tướng ,
không Niệm Thức và cả không dùng Trí mà ngộ nhập vào từng
dòng hơi vô ra tự động hiện hữu tư nhiên rõ ràng trong trống không. Đó là Thiền Thứ Tư.
Qua
bốn giai đoạn định niệm hơi thở với bốn tầng thiền là đạt được định tĩnh;
thân chứng, tâm chứng là mở ra con đường giác ngộ thực tướng vạn hữu. Tánh Giác hay
Tánh Không, giống như Chân Như, Niết Bàn là Tự Tính Tuyệt Đối vượt khỏi Thời
Không, như vậy Tánh Không ở ngoài thế giới khái niệm của ngã tính (nhị nguyên).
Tánh Không chỉ khéo có tác ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã
tính, mà chỉ có thể thể nhập thực tại tuyệt đối, một thứ thực tại như thật, thể
nhập vào tánh không của cảm giác đối tượng trước khi biến thành thức.
Tóm, bốn pháp định niệm hơi thở được Phật nhắc
lại như trong Thánh Cầu -26 (kinh Trung Bộ):
……. Cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền
thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích,
đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo diệt tầm và tứ,
chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không
tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là… đã vượt khỏi
tầm mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm
tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các vị Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và
trú Thiền thứ ba. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là… đã vượt khỏi tầm
mắt của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, lại nữa Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã
cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh
tịnh. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là… vượt khỏi tầm mắt của Ác ma.
Trong
năm pháp thiền sau, Ngài đều dùng Tâm Định Tĩnh, một Tâm Định Niệm của Thiền
thứ tư là Thân Hành bất động, chỉ định và tĩnh giác tức là Biết và Thể Nhập đối
tượng cho nhuần nhuyễn đến Thuần Tịnh.
5. Không Vô Biên Xứ.
Không
Vô Biên Xứ là cõi vô sắc giới dùng Định Tĩnh đối tượng. Dùng Định Tĩnh Giác
thực hành như sau: không tác ý những chi tiết (Cục Bộ), mà chỉ hân hoan thích
thú và an trú hướng đến cái Hư Không Vô Biên (Toàn Thể).
Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí
do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú, hướng
đến Không vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau : “Các ưu phiền, do duyên lâm
tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây.
Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ
tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có lâm tưởng”. Vị
ấy tuệ tri : “Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này
không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng”. Và
cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn
lại, ở đây vị ấy biết : “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này
đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh
tịnh, không tánh
6. Thức Vô Biên Xứ
Tâm Định Tĩnh thích thú, hân hoan, an
trú, chỉ nhất trí hướng đến Thức Vô Biên Xứ.
Lại
nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ
tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích
thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Vị ấy tuệ tri như sau :
“Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên
Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là
sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri : “Loại
tưởng này không có địa tưởng”. Vị ấy tuệ tri : “Loại tưởng này không
có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự
nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị
ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối
với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri : “Cái kia có, cái này có”. Này
Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện
hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
7. Vô Sở Hữu Xứ
Thiền định đi vào cõi vô sở hữu xứ vì
vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”, chứng và
trú Vô sở hữu xứ.
Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ
tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích
thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Vị ấy tuệ tri như sau :
“Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu
phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền
này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri :
“Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri:
“Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này
không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng”. Và cái
gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại,
ở đây, vị ấy tuệ tri : “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này
đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh
tịnh, không tánh.
8. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng X ứ
Phi Tưởng Phi Phi
Tưởng Xứ là Thức tính bất
động, diệt hẳn sự suy nghĩ hay không suy nghĩ.
Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, không tác ý Vô sở hữu xứ
tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm vị ấy
được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Vị ấy
biết như sau : “Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở
đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một
ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Vị
ấy tuệ tri : “Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng”. Vị ấy
tuệ tri : “Loại tưởng này không
có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất
trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và cái gì không có mặt ở đây, vị
ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri :
“Cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như
vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.
9. Diệt Thọ Tưởng Định.
Diệt Tận Định—Định Tam muội, làm cho
tâm và tâm sở của Lục Thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng. Đây là
một trong những phương thức thiền cao nhất dẫn tới định tâm (tâm ý không nhiễm
không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào.) Đây là phép
định của bậc Thánh. Khi vào phép nầy thì tâm trí vượt tới cõi vô sắc giới,
truớc khi đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, rồi đắc quả Phật và nhập Niết
Bàn.
Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi
phi tưởng xứ, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướng tâm định Tâm vị ấy được thích
thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri như sau :
“Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền
do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền
này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”. Vị ấy tuệ tri :
“Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng”. Vị ấy tuệ tri :
“Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một
cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này”.
Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái
còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Này Ananda,
cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn
toàn thanh tịnh, không tánh.
Lại nữa, này
Ananda, vị Tỷ-kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi
phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm vị ấy
được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Vị ấy tuệ tri
như sau : “Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái
gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn
diệt”, vị ấy tuệ tri như vậy. Do vị ấy tuệ tri như vậy, thấy như vậy, tâm
được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải
thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã
được giải thoát. Vị ấy tuệ tri : “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những
việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa”. Vị ấy tuệ
tri : “Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do
duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có
mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với
thân này”. Vị ấy tuệ tri : “Loại tưởng này không có dục lậu”. Vị
ấy tuệ tri : “Loại tưởng này không có hữu lậu”. Vị ấy tuệ tri :
“Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng,
duyên với thân này”. Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là
không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết : “Cái kia có, cái
này có”. Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên
đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh. (Kinh Tiểu Không-121, Kinh
Trung Bộ)
B.
Quả Đạt Được
Khi
hoàn tất chín pháp thiền là lúc Bồ Tát đã đạt tâm định tĩnh, trong sáng, nhu
nhuyễn dễ sử dụng.Trong Đại Kinh Saccaka-36, Phật thuật lại sự chứng ngộ của
mình như:
1). “Túc Mạng Minh” là nhớ lại tất cả kiếp quá khứ, từ
một đến vô số kiếp của Ngài:
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong
sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình
tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc
mạng minh. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời,
bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi
đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều
thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, T ó tên
như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế
này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra
tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, T ó tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như
thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy
Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Này Aggivessana, đó là minh thứ nhất Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô
minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt
tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng
không chi phối tâm Ta
2). “Thiên Nhãn Minh” là thấy rõ sự sanh tử và tái sanh
của đủ hạng chúng sanh:
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử
dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh
tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn
thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng
chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn,
kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về
thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà
kiến; những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác
thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện hạnh về thân, lời
và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh
kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú,
cõi trời, trên đời này. Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy
sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao
sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp
của họ. Này Aggivessana, đó là minh thứ hai Ta đã chứng được trong đêm canh
giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng
dật, nhiệt tâm, tinh cần. Như vậy, này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được
tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.
3). “Lậu Tận Minh” là nhận biết rõ ràng như thật “khổ
và lậu hoặc”, biết “nguyên nhân khổ và lậu hoặc”, “diệt khổ và lậu hoặc”, và
“con đường đưa đến chấm dứt khổ và lậu hoặc”. Khi chứng được Lậu Tận Trí, Ngài
không những thiết lập tứ đế mà còn cho biết Ngài đã hoàn toàn giải thoát khỏi
dòng bộc lưu sanh tử.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ
sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Ta biết như thật:
“Đây là Khổ”, biết như thật: “Đây là Nguyên nhân của khổ”,
biết như thật: “Đây là sự Diệt khổ”, biết như thật: “Đây là Con
đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Đây là những lậu hoặc”,
biết như thật: “Đây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật:
“Đây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Đây là con
đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”. Nhờ biết như vậy, nhận thức như
vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu.
Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã
giải thoát” Ta đã biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần
làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”. Này
Aggivessana, đó là minh thứ ba mà Ta đã chứng được trong canh cuối, vô minh
diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm
tinh cần. Như vậy này Aggivessana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng
không chi phối tâm Ta.
IV. Kết Luận
Xuyên qua chín pháp mà BồTát tự mình khám phá và thực hành
để đạt được Chánh Đẳng Giác. Chúng ta nhận thấy rằng sự diệt tham dục, và ác
pháp của Bồ Tát trong giai đoạn đầu của sáu năm trong cuộc hành trình tim và tu
đạo thật gian nan, khốc liệt, một loại giới luật quá nghiêm khắc mà ít ai làm
được. Dù giới luật ấy không đem đến giác ngộ, nhưng nó cũng giúp Ngài rèn luyện
được phạm hạnh tối ưu. Riêng thực hiện con đường giác ngộ và giải thoát của Bồ
Tát với chin bước theo đạo lộ “Giới Định Tuệ” đưa đến sự hoàn tất thực chứng
của Ngài. Bốn pháp định niệm hơi thở đã mở ra bốn giai đoạn thực tập tuần tự
chứng và an trú từ thiền thứ nhứt đến thiền thứ tư là lần lượt đoạn diệt lời
nói (ngôn hành), ý thức (ý hành), ý trí (tánh hành), và vô niệm (thân hành) là
thể nhập thể tánh của đối tượng, là lúc tâm được định tĩnh. Định tĩnh (Biết và
Tĩnh Giác) sơ khởi và thực hành tiếp năm pháp thiền cao cấp sau cùng để tiến
tới tâm định tĩnh, thuần
tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững
chắc, bình tĩnh là đã đắc được tam minh hoàn toàn giác ngộ và giải thoát, chứng
ngộ Niết Bàn trở thành một vị Phật tức đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một đấng Như
Lai Chánh Đẳng Giác.
NAM MÔ BỔN SƯ
THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Tham
khảo
Pali, trích trong website Quảng Đức: http://www.quangduc.com