Pháp Kệ Tỳ-ni Nhựt Dụng Thiết Yếu

0
33

Pháp kệ
TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU
(HÁN VIỆT – DỊCH NGHĨA – CHÚ GIẢI)
Chứng minh: Thượng tọa THÍCH ĐỒNG BỔN.
Soạn dịch: Đệ tử Bồ-tát Giới NHỰT MINH
soạn dịch từ bổn Hán văn ‚Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛ của Tỳ-kheo ĐỘC THỂ vựng tập.
Hiệu đính: Giáo sư MINH NGỌC.
Nhà Xuất Bản HỒNG ĐỨC
 
Pháp Kệ Nhật Dung Tỳ Ni Thiết YếuPháp Kệ Nhật Dung Tỳ Ni Thiết Yếu

 

LỜI TỰA

Nguyên bổn Hán văn ‚TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU‛ do Tỳ-kheo Độc Thể vựng tập và cho lưu hành trong chúng đệ tử học Giới. Để hiểu ý nghĩa của tựa đề này, trước tiên chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của từ ‚Giới luật‛.

Giới
: Tiếng Phạn là SÙìla, Trung Hoa dịch âm là Thi-la. Chư Tổ sư phiên dịch nghĩa của từ SÙìla qua Hán ngữ là Giới. Đại Thừa Nghĩa Chương, Quyển một, thuộc Hán tạng có nói: ‚Thi-la, ở Trung Hoa đây gọi là Thanh lương, cũng gọi là Giới. Ba nghiệp ví như lửa cháy thiêu đốt con người. Giới có khả năng ngăn chặn và dập tắt được, đem lại sự mát mẻ nên gọi là Thanh lương. Từ ngữ Thanh lương được dịch từ ý nghĩa ấy. Lại vì có khả năng phòng ngừa, cấm ngăn nên gọi là Giới‛.

Quyển Mi-Tiên Vấn Đáp (Milindapanõha) thuộc Kinh tạng Pàlïi có nói: ‚Nói rõ hơn, đức Toàn Giác của chúng ta, khi trong Tăng chúng xảy ra điều xấu ác nào, thì Ngài chế ra điều luật để ngăn ngừa hay ngăn cấm điều xấu ác ấy. Một vài vị Tỳ-kheo nào đó có lời nói hay việc làm quá thô bỉ, trược hạnh, bị mọi người mỉa mai, chê trách… Thì lúc ấy, Đức Thế Tôn mới chế ra điều học, đưa ra cấm giới‛. Luật: Tiếng Phạn là Vinaya, Trung Hoa dịch âm là Tỳ-nại-da hay Tỳ-ni; có khi còn dùng từ đồng nghĩa là Uparaksa, dịch âm là Ưu-bà-la-xoa. Khi các Tỳ-kheo từ Thiên Trúc (Ấn-độ ngày nay) truyền Phật pháp đến Trung Hoa, phiên dịch từ Vinaya qua Hán ngữ là Luật. Bắt đầu từ thời Tam Quốc (250 Tây lịch) trở về sau, các bộ Luật từ Ấn-độ lần lược truyền sang và phiên dịch ra Hán văn, hình thành nên Luật tạng Hán ngữ.

Như vậy, Giới là điều chẳng nên làm; Luật là lề lối, là điều nên làm. Nhưng các Tổ sư khi hoằng Luật, thường đem hai nghĩa Giới và Luật dùng chung, thành từ ghép gọi là Giới luật. Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn. Giới luật ví như người thầy dẫn đường, hướng chúng sanh đi đến sự thanh tịnh giải thoát. Kinh Đại Bát Niết-Bàn, Phẩm Di Giáo thứ 26 có nói rằng, trước giờ Đức Phật nhập diệt, Tôn giả A-Nan thuận theo lời dạy của Tôn giả A-Nậu-Lâu-Đà, mà bạch hỏi Phật bốn điều. Trong bốn điều đó, có một điều liên quan đến Giới luật như sau: ‚Đức Như Lai còn tại thế, có Phật làm thầy. Đức Như Lai khi đã diệt độ rồi, lấy gì để làm thầy ?‛. Đức Phật đáp dạy lời di giáo rằng: ‚Này A-Nan ! Ông hỏi sau khi Phật diệt độ, lấy gì làm thầy. Nên biết: Giới Ba-la-đề-mộc-xoa chính là vị Thầy của các ông, nương theo đó tu hành thời có thể được ĐịnhHuệ xuất thế.‛

Nhân đây, dựa vào tác phẩm ‚Giới Luật Học Cương Yếu‛ của Pháp sư Thích Thánh Nghiêm, dịch giả Tuệ Đăng, NXB Tp.HCM năm 2000; Nay tôi xin dùng biểu đồ để mô tả khái quát về mối tương quan giữa các bộ phái, cùng với dòng truyền thừaphiên dịch Luật tạng hệ Ấn-Hoa như sau

 

Đây nói về tác giả vựng tập bổn Hán văn ‚Tỳ-ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛. Tỳ-kheo Độc Thể còn có danh hiệu là Kiến Nguyệt, người xứ Vân Nam. Ngài trụ thế vào triều đại cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh. Vào khoảng niên hiệu Thuận Trị triều nhà Thanh, Ngài trụ tại đạo tràng Long Xương Tự, để chuyên tu và hoằng truyền Giới luật, ở núi Bảo Hoa thuộc trấn Long Đàm, huyện Cú Dung, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Ngài đã trích tuyển những bài Pháp kệ và Mật chú trong Tam tạng, tương ưng với Giới luật của Phật chế, kèm theo phụ chú để giải thích và hướng dẫn việc hành trì, mà tập hợp lại soạn thành một quyển Luật, đề tựa là ‚Tỳ-ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛.

Tỳ-kheo Độc Thể soạn tập các điều Luật này, chủ yếu dành cho 5 chúng đệ tử xuất gia trong Phật pháp là: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni. Ngoài ra, hàng đệ tử tại gia Bồ-tát giới, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di, hay các hành giả Chân ngôn tông nói chung, muốn tiến tu cũng có thể tùy nghiứng dụng. Mục đích của việc vựng tập nên bổn Tỳ-ni này, nhằm giúp cho hành giả có thêm phương tiện thực hành Giới luật, giữ gìn chánh niệm, ngăn diệt vọng tưởng hoặc những tác nghiệp lỗi lầm, trong đời sống tu tậpsinh hoạt thường nhật. Qua việc quán tưởng, hành trì các bài Pháp kệ và Mật chú, khiến tâm Bồ-đề mỗi ngày thêm tăng trưởng, tránh bị thối thất mà đọa lạc vào ma đạo. Vậy, ‚TỲ-NI NHỰT DỤNG THIẾT YẾU‛ là một tuyển tập các điều Luật cần thiết phải dùng hằng ngày. Bổn Tỳ-ni này trong Hán tạng được xếp vào Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh, Tập 60, Số hiệu 1115.

Quyển Tỳ-ni mà quý vị đang có đây, được tôi mở đầu bằng trọn bản Việt dịch ‚Phật Thuyết Hy Hữu Giảo Lượng Công Đức Kinh‛, đây là Kinh văn Đức Phật giảng giải về công đức thọ trì Giới pháp. Phần sau là Tỳ-ni và Giới bổn, do tôi biên dịch từ nguyên bản Hán văn ‚Tỳ-Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛ đã nói ở trên, đồng thời soạn lại bố cục, nội dung và lấy tựa đề là ‚Pháp Kệ Tỳ-Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛. Trong bổn Tỳ-ni này, tôi biên dịch phần Kệ tụng cùng với Chú ngữ ra chữ Việt và soạn thêm phần chú giải. Nội dung chú giải được y cứ trên các chú thích của bản Hán văn, đồng thời tra cứu thêm từ Kinh văn và Giáo điển của các bậc Tôn túc mà bổ sung thêm, để nội dung chú giải được chi tiết hơn. Cụ thể ở bản soạn dịch này, tôi mạn phép biên soạnphân chia làm 2 phần sau: Phần 1: PHÁP KỆ TỲ-NI Biên dịch dựa trên nguyên bản: Tỳ-ni Nhựt Dụng Thiết Yếu. – Đánh số thứ tự cho từng bài Kệ chú, để hành giả dễ học và nhớ. (Nguyên bản Hán văn của Luật sư Độc Thể soạn không có số thứ tự). – Mỗi bài Pháp kệ được dịch âm Hán-việt và dịch nghĩa bên dưới (theo đúng số chữ của bài Kệ gốc hoặc nhiều hơn để diễn trọn nghĩa), quán niệm các bài Pháp kệ thể Hán-việt hay dịch nghĩa đều được cả. Và cuối cùng là phần Chú ngữ nếu có. – Chú thích những thuật ngữ Phật học, trích dẫn Kinh, Luật, Luận và một số ý hướng dẫn thực hành, cũng như lợi ích của việc hành trì.

Phần 2: GIỚI LUẬT CĂN BẢN
Nguyên bản ‚Tỳ-ni Nhựt Dụng Thiết Yếu‛ của ngài Độc Thể, chỉ nêu ra nội dung căn bản của Giới tướng, và phép tắc về Y bát của 5 chúng đệ tử bậc dưới là: Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Trong soạn bản này, tôi cũng dựa theo nội dung trên, nhưng y cứ vào các Giới bổnbiên soạn một cách chi tiết hơn. Đây là phần Nhựt Minh tôi biên soạn thêm, với tâm nguyện muốn giới thiệu rộng rãi đến quý vị độc giả có ý phát tâm tìm hiểu Giới luật của Phật giáo một cách khái quát và căn bản, ngõ hầu gieo trồng thiện căn nơi Phật pháp. Đối với quý Phật tử, việc tìm hiểu Giới luật để giữ cho đúng là điều cần thiết lắm, cụ thể thông qua Ngũ giới là nền tảng đạo đứcthế gian không thể thiếu, tính nhân bản của Ngũ giới góp phần hình thành nên một Nhân cách và đời sống an lành. Những điều tôi biên soạn thêm ở nội dung này, cũng chỉ là việc góp nhặt lời Phật, ý Tổ từ trong Kinh giáo hay Giới bổn mà thôi, chẳng dám hư ngôn vọng tác. Ngoài ra nhân nói về Giới, tôi phương tiện đưa thêm vào soạn bản phần Nghi thức truyền thọ Giới pháp Bát Quan Trai, để quý độc giả muốn thực hiện, muốn hành trì thì có ngay, không phải mất công tra tìm ở bổn khác.  Bổn Tỳ-ni này được hoàn thành và đến với quý Phật tử, là có sự trợ giúp của các bậc Tôn túc, cùng với quý Thiện hữu tri thức. Tôi xin một lòng tri ân, cảm niệm công đức đến:

Thượng tọa Thích Đồng Bổn trụ trì Chùa Phật Học Xá Lợi
– Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam
– Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, đã từ bi chứng minh bản soạn dịch này.
– Giáo sư Cư sĩ Minh Ngọc đã dày công duyệt xem và hiệu đính bản thảo.
Gia đình Phật tử Ngộ Hoa đóng góp phương tiện máy tính để trợ duyên tôi soạn dịch.
Phật tử Hoằng Kiền phát tâm trình bày bìa sách.
– Cùng tất cả quý Phật tử đã chung góp tịnh tài làm chi phí ấn tống cúng dường Pháp bảo. Phương tiện là thuyền bè, cứu cánh là bờ giải thoát. Phương tiện tốt sẽ mau dễ đi đến cứu cánh. Hy vọng bổn Tỳ-ni này sẽ góp phần làm một phương tiện tốt cho tất cả mọi người, các thiện nam tín nữ, cũng như quý Phật tử đang tu học, trong đó có Nhựt Minh đây. Nguyện đem công đức này hồi hướng khắp pháp giới chúng sanh, thâm nhập Tỳ-ni đượm nhuần Giới đức, tất cả đều được trang nghiêm viên mãn.
Nam-mô Bổn sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nhựt Minh kính phụng. PL.2561-DL.2017.

pdf_download_2pdf_download_2

1-phap-ke-nhat-dung-ty-ni-thiet-yeu-trang-1-den-4
1-phap-ke-nhat-dung-ty-ni-thiet-yeu-trang-5-den-316
3-phap-ke-nhat-dung-ty-ni-thiet-yeu-trang-cuoi-luu-chieu