Pháp Giới Của Trí Huệ Và Công Đức

0
28

PHÁP GIỚI CỦA TRÍ HUỆCÔNG ĐỨC
Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen trang 2hoa sen trang 2Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.

Trong phẩm Nhập Pháp Giới chấm dứt Kinh Hoa Nghiêm, để vào lầu các Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng của Đức Di Lặc, bao gồm toàn bộ pháp giới, Đồng tử Thiện Tài phải đầy đủ hai sự tích tập trí huệ và công đức của một Đại Bồ tát để xin được vào.

Lầu các của Đức Di Lặc sở dĩ ngài có được và ở trong đó là do trí huệ tánh Khôngcông đức của các nguyện hạnh của ngài. Đồng tử Thiện Tài tán thán lầu các và chủ nhân của nó như sau:

Lầu các đây là chỗ ở của
Đức Từ Thị lợi ích thế gian
Quán đảnh đại bi thanh tịnh trí
Pháp Vương Tử nhập Như Lai cảnh.
Tiếng tăm nhất trong các Phật tử
Đã vào môn giải thoát Đại thừa
Du hành pháp giới tâm không nhiễm
Đây chỗ ở của bậc Vô Đẳng.
Thí, giới, nhẫn, thiền, trí huệ
Phương tiện, nguyện, lực và thần thông
Mười ba la mật, hạnh Đại thừa
Chỗ ở của bậc Đều Đầy Đủ.
Trí huệ rộng lớn như hư không
Biết khắp ba đời tất cả pháp
Vô ngại, vô y, không bám giữ
Chỗ ở của bậc Thấu Các Cõi.
Khéo biết rõ được tất cả pháp
Không tánh, không sanh, không chỗ y
Như chim tự tại bay trong không
Lầu này chỗ ở bậc Đại Trí.
Biết rõ chân thật tánh phiền não
Phân biệt nhân duyên hư vọng khởi
Cũng chẳng nhàm kia mà cầu thoát
Đây là chỗ ở bậc Tịch Tĩnh.

Lầu các Tỳ Lô Giá Na đại trang nghiêm tạng thu gồm pháp giới. Trang nghiêm là đầy đủ tất cả công đức. Tạng là tạng công đứctrí huệ của Phật Tỳ Lô Giá Na.

Phần đầu bài kệ tán thán Đức Di Lặc và lầu các của ngài cho biết muốn nhập pháp giới và ở trong pháp giới thì phải đầy đủ trí huệcông đức. Bậc Đều Đầy Đủ là đầy đủ các hạnh (mười hạnh ba la mật), trí huệ tánh Không (vô ngại, vô y, không bám giữ), công đức là, “đã vào môn giải thoát Đại thừa, du hành pháp giới tâm không nhiễm, như chim tự tại bay trong Không”.

Người tu hành Bồ tát ở trong sanh tử của chúng sanhtiếp xúc thường trực với mọi phiền não của chúng sanh, nên để có thể “du hành pháp giới tâm không nhiễm” thì phải thấy biết phiền não của chúng sanhtánh Không, phải thấu rõ “phân biệt nhân duyên hư vọng khởi”, và do đó, cũng chẳng nhàm chán sanh tửchúng sanh để cầu giải thoát cho riêng mình.

Ba môn giải thoát, tám Thánh đạo
Các uẩn, xứ, giới và duyên khởi
Đều quán sát được, chẳng tịch diệt
Đây là chỗ ở bậc Thiện Xảo.
Mười phương cõi nước và chúng sanh
Dùng trí vô ngại đều quán sát
Rõ tánh đều Không, chẳng phân biệt

Đây là chỗ ở bậc Tịch Diệt.
Đi khắp pháp giới đều vô ngại
Mà cầu tánh đi chẳng thể được
Như gió trong không chẳng chỗ đi
Đây là chỗ ở bậc Vô Y.
Thấy khắp đường ác loại quần sanh
Chịu các khổ độc không nơi về
Phóng đại từ quang đều trừ diệt
Đây là chỗ ở bậc Từ Mẫn…
Thấy các chúng sanh bệnh mê lầm
Khởi sanh tâm bi mẫn rộng lớn
Dùng thuốc trí huệ đều diệt trừ
Lầu này của bậc Y Vương ở.
Thấy các chúng sanh chìm biển khổ
Nổi trôi chịu bao sanh tử khổ
Đều dùng thuyền pháp cứu vớt họ
Đây là chỗ ở bậc Khéo Độ.
Thấy các chúng sanh chìm biển khổ
phát tâm Bồ đề diệu báu
Đều vào trong đó để cứu họ
Lầu này của bậc Khéo Vớt ở.
Hằng dùng đại nguyện mắt từ bi
Quán khắp tất cả các chúng sanh
Cứu họ thoát khỏi biển sanh tử
Lầu này của Kim Sí Vương ở…

Người tu hành Bồ tát đạo thực hành ba môn giải thoát (Không, Vô tướng, Vô nguyện), quán sát tất cả đều duyên khởi, nên là Không, nhưng chẳng chứng tịch diệt Không. Đó là phương tiện thiện xảo của trí huệ tánh Không. Đây là bậc Tịch Diệt, bậc Tịch Tĩnh đích thực, nghĩa là ở trong sanh tử, cứu vớt chúng sanh, chẳng lìa bỏ chúng sanh nhưng thấy biết rõ sanh tửchúng sanh bản tánhtịch diệt. Do đó mà giải thoát ngay trong sanh tử và trong việc cứu thoát chúng sanh.

Trí huệ phương tiện thiện xảo của Bồ tát luôn luôn đi liền với tâm từ mẫn và bi mẫn, giúp đỡ, cứu vớt chúng sanh. Đây chính là Bồ đề tâm: nỗ lực “tự giác”, đồng thời với “giác tha”, và khi hoàn thành được hai việc đồng thời này thì được gọi là một vị Phật, “giác hạnh viên mãn”.

Bài kệ còn dài, nhưng không ngoài trí huệtừ bi, tức là Bồ đề tâm của Bồ tát hạnh. Bồ tát hạnhcăn bản, là con đường để Bồ tát đi, trên thì nối kết với chư Phật, dưới thì hóa độ chúng sanh. Đây là con đường hợp nhất Trí huệ và Công đức do từ bi nguyện hạnh làm động lực. Trí huệ, Công đức, và nguyện hạnh của Bồ tát đều vô biên vô tận như biển lớn, như hư không, như pháp giới:

Như vầng nhật nguyệt tại hư không
Tất cả thế gian được soi sáng
Ánh sáng trí huệ cũng như vậy
Lầu này của bậc Chiếu Thế ở…
Đi khắp tất cả thế giới hải
Vào khắp tất cả đạo tràng hải
Cúng dường tất cả Như Lai hải
Lầu này của bậc Tu Hành ở.
Tu hành tất cả diệu hạnh hải
Phát khởi vô biên đại nguyện hải
Như vậy trải qua những kiếp hải
Lầu này của bậc Công Đức ở.

Thế nên, ở phần sau Bồ tát Di Lặc giảng cho Thiện Tài về Bồ đề tâm, đây là phần dài nhất trong phẩm Nhập Pháp Giới. Bồ đề tâmtrí huệ, từ bi và hạnh mà nếu viên mãn, nghĩa là rộng lớn và sâu thẳm đồng với pháp giới, thì thành Phật