Niết Bàn Là Cái Chi Chi?

0
28
NIẾT BÀN LÀ CÁI CHI CHI?   
Lê Huy Trứ
 
sen hồngsen hồngTrong Trung A-hàm bài kinh nói về nhân duyên, Đức Phật có dạy: “Người thấy được nhân duyên là thấy pháp, người thấy được pháp là thấy Phật.” Vậy chúng ta thấu triệt được lý nhân duyên, các pháp duyên hợp hư giả, có hình có tướng đều là duyên hợp, tánh Không. Thấy được như vậy thì chúng ta không còn bị các thứ trói buộc. Không bị trói nghĩa là tự tạitự tạian lạc Niết-bàn.
 
Kinh Bát Nhã Giảng Giải, Đoạn 4
 
Âm:
 
vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn.
 
Nghĩa:
 
Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãixa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn.
 
 Khi nói về Niết bàn, chính Đức Phật cũng dạy thêm rằng:
 
 Nếu chúng sinh nào đã từ bỏ thú vui và tham muốn, đã đầy đủ trí tuệ thì họ đã đạt đến sự giải thoát sinh tử, sự tịch tĩnh, đã đạt đến Niết bàn tức là nơi an dưỡng thường tồn, vĩnh cửu ngay ở trong cõi đời nầy.
 
Nhưng cho dù cầu đạt được cứu cánh Niết Bàn cũng là điên đảo mộng tưởng.
 
Bởi vì, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, trong đó Phật dạy chẳng có Niết Bàn gì hết. Nguyên văn, “Có là nói Niết Bàn thiệt chẳng có, chứ Phật vì thế gian mà nói có. Như người đời thiệt không có con mà nói là có con, thiệt không đạo mà nói có đạo.” (Quyển 1, Phẩm Phạm Hạnh, trang 647)
 
Tại sao, Đức Thế Tôn lại ‘thường hay mâu thuẩn’ như vậy?
 
Theo trong bài nói về “Ngũ Thời Thuyết Pháp” của Phật, Đức Phật nói “Có,” “Không” là tùy thời gian và không gian, và từ hoàn cảnh lẫn tùy căn tính của mỗi chúng sinh mà nói.
 
Khó hiểu hơn, trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật lại dạy: “Trong 49 năm ta chưa hề nói một lời nào.”  
 
Trong Kinh Lăng Già: “Ta từ đêm được Chính Giác tối thượng cho đến đêm nhập Niết Bàn, trong khoảng thời gian ấy, chưa hề thuyết một chữ nào, cũng chưa từng đã thuyết hay sẽ thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết.
 
Vậy làm thế nào mà những đại đệ tử của Đức Phật lại kết tập được những lời dạy từ kim khẩu của Ngài, nhật tụng rồi sau đó cả ngàn năm sau lại viết ra thành những bộ kinh điển đồ sộ lưu danh vạn cổ trên thế gian?
 
Kinh điển Phật Giáo như Lăng Già, cũng như các pháp luận thư Đại Thừa viên diệu thường nhấn mạnh rằng không thiết yếu phải sử dụng ngôn ngữ nhân sinh, hay 18 căn trần thức vô minh của con người, mới truyền đạt được đạo.  
 
Bởi vì, ở một vài cõi Phật nào đó, “Đức Phật chỉ cần giáo hóa bằng nhiều cách như nhìn, nhướng mày, hoặc mỉm cười. Chẳng hạn trong non nước của Phổ Hiền Bồ Tát chỉ cần nhìn suông là đủ để chứng được Vô Sinh Pháp Nhẫn, hoặc các Bồ Tát trong cõi non nước Chúng Hương chỉ cần nghe được mùi hương cũng đắc nhập luật hạnh; hoặc tại Quang âm cung hay Cực quang tịnh thiên – là cõi trời thuộc vô sắc giới – nơi đó không có âm thanh, khi những cư dân nơi cõi trời đó muốn nói với nhau thì có ánh sáng phát ra miệng thay cho ngôn ngữ.”
 
Theo tôi, giải thích như trên chẳng khác chi rơi trở lại đoạn kiến của 18 căn trần thức với ngôn ngữ, suy tư vô minh của con người, chấp trước vào ngũ uẩn ‘giai hữu.’  Chưa tiệm ngộ được ‘ngũ uẩn giai không,’ cũng như đốn ngộ được ý kinh, không mắt, không tai, … trong Bát Nhã Tâm Kinh thì làm sao mà ‘độ được nhất thiết khổ ách?’
 
Tâm kinh nhấn mạnh, “Nên biết, Bát-nhã Ba-la-mật-đađại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.”
 
Trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối?
 
Đây có thể không phải từ kim khẩu của Đức Như Lai.
 
Ngay cả “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” cũng là điên đảo mộng tưởng của bồ tát khi quán tự tại.
 
Bởi vì ở những cõi với đa chiều không gian khác biệt, vô sắc tướng, dark matter, bất nhị đó làm gì có được những diện mục, chân tướng như trong cõi sắc giới (matters) để mà phân biệt nhị nguyên.
 
Tướng không của các pháp, không sanh, không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Cho nên trong tướng không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo, không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.”
 
Trong Kinh Lăng Nghiêm, “Dùng tâm phan duyên để nghe Pháp thì nghe được pháp duyên chứ chưa được pháp tính. Pháp như ngón tay chỉ mặt trăng. Người nghe nương theo ngón tay mà nhìn mặt trăng. Nếu có âm thanh là duyên thì khi pháp duyên diệt thì tâm phan duyên cũng diệt theo. Thọ, tưởng, hành, thức đều là vọng tâm, đều cùng nhân duyên sinh diệt. Tự tính thì không do nhân duyên mà có nên cũng không diệt, không có quá khứ, hiện tại, vị lai nên tính Phật vô sinh bất diệt, thường trụ.”
 
Không có quá khứ, hiện tại, vị lai tức là không có thời gian.  Không có thời gian thì không gian cũng không có.  Đó chính là vô nhất vật, cái bổn lai của tiền vũ trụ, tánh không, hay niết bàn, mà nhân sinh thường hay bàn luận, và cố tâm tìm kiếm qua cái khả năng và thông minh rất giới hạn, và lệch lạc của 18 căn trần thức.
 
Bởi vì,
 
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng có dạy, “Phàm là lời nói đều không có nghĩa thật.”
 
Phàm hữu ngôn thuyết, đô vô thật nghĩa
(Phàm hễ nói bàn, đều không thật nghĩa)
 
Trong pháp ‘bốn việc y cứ’ (tứ y,) Phật dạy: y pháp bất y nhơn, y nghĩa bất y ngữ. Đây là pháp y cứ thứ hai, y nghĩa bất y ngữ để không rơi vào chỗ thế trí biện thông, tức là “năng thuyết bất năng hành” dùng tài biện bác suông mà không chịu bắt tay thực hành cũng chỉ vô ích mà thôi.
 
Ngôn ngữ, âm thanh, sắc tướng của nhân sinh, chẳng qua chỉ là do sự hòa hợp của nhân duyên nên không thể nào diễn tả được nghĩa vô thượng của đạo đế.
 
Nói ra là đã sai rồi.  Cho nên im lặng chính là ‘không đúng không sai.’
 
Tất cả do tâm tạo.  Tất cả chỉ là giả danhngôn ngữ chỉ là phương tiện của nhân sinh để cố gắng tải đạo vô thượng.
 
Nói có Niết Bàn có,
Nói không Niết Bàn không.
Có không trăng dưới nước?
Trước nước có trăng không?
(Lê Huy Trứ)
 
Với trí tuệ Chính Biến Tri, Đức Thế Tôn thấu tỏ Tam thiên đại thiên thế giới, kiến thức ngoài tam giới của Ngài vượt xa tầm mức nhận thức của khoa học hiện đại, và trí thức của nhân loại.
 
Hơn ai hết, Ngài đã biết không phải ai ai cũng hiểu thấu về sự trực ngộ tâm linh vi diệu của mình nên Ngài dùng phản đoạn luận (logic of negation) bằng cách phủ định câu nói của mình để giúp cho các đệ tử trực ngộ tính có không, vô ngã chấp ngã.   Lục Tổ cũng có dạy các đệ tử về phương pháp luận này khi phải đối phó với phàm phu tục tử, hay ngoại đạo vô minh.  Đây chính thị là điểm đặc thù của Phật Giáo.
 
Muốn hỏi Có thì trả lời Không.  Vì nếu không phải là Không thì nó dĩ nhiên phải là Có.
 
Tuy nhiên, cái phản đoạn luận đó vẫn ở trong suy luận vô minh của nhân sinh.
 
Theo tôi, hỏi Có thì không trả lời.  Hỏi Không cũng im lặng
 
Đó mới chính là câu trã lời vô ngôn, vô tự, tuyệt đối nhất.  Bất kể biết hay không.
 
The logical negation symbol is used in Boolean algebra to indicate that the truth value of the statement that follows is reversed. The symbol resembles a dash with a ‘tail’ (¬). The arithmetic subtraction symbol (-) or tilde (~) are also used to indicate logical negation.
 
The simplest use of a negation symbol is with a single sentence. For example, if A represents the statement “The nirvana is true,” then ¬A represents the statement “The nirvana is not true” or “It is not true that the nirvana is true.”
 
Logic của Artificial Intelligence trong Information Technology tương tự như Bát Nhã Tâm Kinh ngàn năm về trước:
 
1 chưa hẳn là 1.  0 chưa hẳn là 0.   Mà có thể là 1 hay 0, và/hoặc là 0 và 1
 
Đạo Phật có một rừng kinh điển, cùng sách vở giới thiệu tất cả các pháp môn tu tập tự cổ chí kim, trình bày các kinh nghiệm tu hành, thích ứng cho đủ mọi căn cơ, trình độ.  Với mục đích duy nhất là khai mở và chỉ bày cho tất cả nhân sinh thấy rõ cái “bản tâm thanh tịnh” của chính mình. 
 
Phần còn lại của chúng ta là tự mình ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh đó. Nếu không ngộ được điều này, tức là không sống được với bản tâm thanh tịnh, dù có tu tập nhiều công phu cũng khó thu lượm kết quả khả quan.
 
Người giữ được tâm bình thường, ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh, là người thấy đạo, vào được đạo.
 
Thiền Sư Phổ Nguyện, Nam Tuyền, có dạy, “Bình Thường Tâm Thị Đạo.”  
 
Cầu nguyện với tâm hồn bồn chồn, lo lắng, lăng xăn lộn xộn, khổ đau tuyệt vọng chỉ đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. 
 
Bình an thực sự chỉ có trong con người thiện tâm. Thiên đàng, địa ngục hay đau khổ, hạnh phúc tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi.
  
Trong Kinh Thủ Lăng NghiêmKinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy, “Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền. Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc.” 
 
Nghĩa là khi nào các tâm sanh diệt, tức là tâm tham sân si, nổi lên rồi lắng xuống, sanh khởi rồi diệt đi, không còn nữa, gọi là sanh diệt, thì tâm trí bình yên lặng lẽ, không xáo trộn, gọi là tịch diệt hiện tiền, hay tịch diệt vi lạc, tức là cảnh giới an lạc, niết bàn tự tại, hiện ngay trước mặt.
 
Tâm trạng bất an vì những niệm sanh diệt, gọi là tâm chúng sanh. Tâm sanh diệt diệt rồi, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, trở nên tâm trống không và tịch tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, gọi là bản tâm thanh tịnh, hay tâm bình thường, đó chính là Phật Tâm.
 
Trong đại đa số chúng ta có mấy ai đạt được trình độ “không-thời gian ngưng đọng” này, và nó tồn tại trong tâm ta được bao lâu?
 
Đức Phật cũng đã từng dạy rằng tất cả hiện tượng đều là: “Đương xứ xuất sanh, đương xứ diệt tận” nghĩa là sanh ra ngay từ nơi này và diệt mất cũng ngay nơi này.
 
Ngay cả Niết Bàn Cực Lạc nếu chấp có/không cũng vô thường, như điện như ảo.
  
Tương tự, trước khi cầu đạt được cứu cánh Niết Bàn cũng như bị hãm bởi mây sơn Lô, hay như bị đắm trong sóng sông Chiết.  Khi chưa đạt được mơ ước thì mong khả đắc, đáo bỉ ngạn.  Tới bờ rồi thì cũng như lên tới đỉnh núi cao hơn mây, hay không còn chìm sâu trong đáy sông Chiết giang nữa.  Nhưng cho dù, lên cao hơn những tầng mây hay không còn đắm chìm dưới thủy triều nữa thì chẳng qua cũng chỉ như là một bản lai với hai diện mục, chưa hoàn toàn giải thoát, không khác gì lúc trước, bị vây khổn bởi khói núi Lô, và trôi nổi trong sóng sông Chiết.
 
Tóm lại, khi còn vô minh thì u mê không biết lối ra.  Chưa đạt được thì mong đắc.  Đạt được cứu cánh tạm bợ niết bàn rồi thì thấy chẳng khác Như Không.  Vẫn trôi nỗi trong hư vô, không biên giới, chưa giải thoát rốt ráo.
 
Lô sơn
 
Lô sơn yên toả Chiết giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên toả Chiết giang triều.
 
Tôi xin phiến dịch ý,
 
Mây niết bàn như sóng cực lạc,
Bình sinh không đắc như lai hận.
Đắc rồi thì thấy cũng như không,
Cũng chỉ là điên đảo mộng tưởng.
 
(Lê Huy Trứ)