Nhân Duyên Của Sự Suy Vong

0
35

NHÂN DUYÊN CỦA SỰ SUY VONG
Quảng Tánh

Một thời, Thế Tôn trú ở Àlavì, rừng Simsapà. Rồi một Bà la môn giàu có lớn đi đến
đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Do nhân gì, duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, ngày nay loài
người
lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành
không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở
thành
không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ?
Ngày nay, này Bà la môn, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, ác
tham chinh phục, bị tà kiến chi phối, khiến họ cầm gươm sắc bén sát hại lẫn
nhau. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà la môn, đây là duyên,
ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu…

Lại nữa, này Bà la môn, ngày nay, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm,
bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối, khiến trời không mưa xuống đều
đặn
. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất. Do vậy, nhiều người mạng chung.
Đây là nhân, này Bà la môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt,
bị giảm thiểu…

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Các Bà la môn, phần Người giàu có [lược], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.285)

LỜI BÀN:

Chiến tranh loạn lạc cùng với thiên tai, dịch bệnh là những nguyên nhân chính yếu
đe dọa sự tồn vong của loài người. Lịch sử nhân loại đã ghi nhận rất rõ ràng
chính xác về những biến cố ấy. Những tưởng nhân loại ngày càng văn minh thì chiến
tranh và nghèo đói sẽ giảm thiểu nhưng thực tế thì ngược lại, chinh chiến vẫn nổ
ra ở khắp nơi, chiến sự trở nên khốc liệt với sự hủy diệt hàng loạt của vũ khí
hiện đại. Và những người dân vô tội trong các vùng chiến sự sẽ trực tiếp gánh
chịu những hy sinh, mất mát và thiệt thòi.

Theo tuệ giác Thế Tôn, chính tham lam, sân hậnsi mêtác nhân gây ra những
đau thương và mất mát đó. Người ta có thể nhân danh bất cứ điều gì để khởi động
chiến tranh, nhưng tận trong sâu thẳm của vấn đề thì tất cả đều “bị tham ái phi
pháp
làm cho say đắm, bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối”.

Không chỉ con người tự tàn hại lẫn nhau mà trời đất cũng trở nên phẫn nộ với
con người khi họ quá tàn ác, tham vọngtối tăm. Gần đây, qua các phương tiện
truyền thông, nạn bạo lực bắn giết, đâm chém, hãm hại lẫn nhau một cách dã man
xảy ra liên tục cũng cho thấy lòng người ngày càng trở nên hung bạo. Sự tham lam
vô độ cùng với tà kiến sùng tín sức mạnh của đồng tiền, không tin vào nhân quả,
bất chấp luật lệ của không ít người đã góp phần làm nên những hành vi tội ác.
Không chỉ bản thân gánh chịu hậu quả trong hiện tại, những tội lỗi ấy sẽ để lại di họa cho gia đình, xã hội và cả
những kiếp lai sinh.

Vì thế, để chung sức làm nên bình an cho xã hội, góp phần xây dựng hòa bình thế
giới
, tự thân mỗi người phải tự điều phục tham sân si của chính mình.

Thích Quảng Tánh

LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKAYA
TẬP 2

Thích Quảng Tánh
Nhà xuất bản Tôn Giáo