Người Giác Ngộ Còn Bị Chi Phối Bởi Luật Nhân Quả Không?

0
24


người cho rằng bậc giác
ngộ
như đức Phật vẫn còn bị nhân quả. Họ viện
dẫn
chính đức Phật kể Ngài bị nhức đầu ba ngày do một
kiếp xưa đã gõ đầu con cá. Vậy cho chúng tôi biết
ý kiến của quý ban biên tập là người giác ngộ còn bị
chi phối bởi luật nhân quả không?

Hầu
như
trong chúng ta ai cũng biết hay nghe nói tới hai chữ Nhân
Quả
, như ai gieo nhân thì người ấy gặt quả. Nếu gieo
nhân lành, đem niềm vui cho người khác, kết quả về sau chúng
ta
sẽ được an vui. Nếu gieo nhân ác, đau khổ sẽ trở
lại
với chúng ta. Với luật nhân quả, những gì con
người
làm cho người khác sẽ có kết quả lại cho họ một
cách công bình, chắc chắnhợp lý.

Luật
nhân quả
là một qui luật tự nhiên, một sự thật hiển
nhiên
của vũ trụ vạn vật không có gì phải nghi ngờ bàn
cãi
. Người Việt Nam chúng ta thường nói “ở hiền
gặp lành” hay “gieo gió gặt bão” đều phản ánh niềm
tin
sâu sắc vào luật nhân quả này. Tuy nhiên đó là
ở trong thế giới hiện tượng tương đối, nơi mà mọi hiện
tượng
của đời sống, mọi hiện hữu vạn vật đều phải
vận hành theo quy luật tự nhiên, luôn luôn trôi lăn theo định
luật
vô thường: sinh, trụ, dị, diệt — thành, trụ, hoại,
không — sinh, lão, bệnh, tử…v..v… Thí dụ như cái
tách trà có thể vỡ nát, nghĩa là bị mất đi, bị tiêu tan,
nhưng bản tính của nó là đất vẫn còn. Hay như sóng
biển, sinh diệt liên hồi, nhưng bản tính của nó là nước
vẫn thường tại. Trong thế giới tương đối, mọi thứ
đều đối lập, mâu thuẫn và bất bình đẳng với nhau: có
– không, sanh – tử, thiện – ác, tốt – xấu, giầu – nghèo, sang
-hèn, sướng – khổ .. v..v… Tất cả đều ở trong phạm vi
giới hạn của tư tưởngcảm giác con người.

Như
thế phải có một cái gì ở ngoài phạm vi giới hạn của
tư tưởngcảm giác con người. Cái đó chính là bản
thể
tuyệt đối
, một thế giới bất khả thuyết của
ngôn ngữ
, tức là không thể dùng tư tưởng, lời nói
hay văn tự diễn tả, cần phải kinh nghiệm thực chứng mới
biết được. Thế giới tuyệt đối này tức là cảnh
giới Niết Bàn
do mười phương chư Phật ca ngợi và Phật
Thích Ca đã dùng bốn chữ Thường Lạc Ngã Tịnh để tán
thán
cảnh giới Niết Bàn này. Và mục tiêu tối hậu
của người học Phật là giải thoát khỏi cảnh giới tương
đối
. Giải thoát khỏi cảnh giới tương đối tức là
trở về hay hội nhập lại cái bản thể tuyệt đối xưa
nay
vốn sẵn có. Trong cảnh giới tuyệt đối này, lẽ
dĩ nhiên
, chẳng có tương đối, tất cả đều tuyệt đối,
không sanh tử, không thiện ác, không tốt xấu, không giầu
nghèo, không cấu tịnh, không tội phước, không đối đãi
tuyệt đối cũng chính là bất nhị, là không hai. Đã bất nhị không hai thì nhân quả không còn. Nhân cũng
không và quả cũng không. Do đó bất cứ chúng sinh
nào chưa giác ngộ, chưa giải thoát khỏi vòng sinh tử thuộc
thế giới hiện tượng tương đối, thì vẫn còn bị chi phối
bởi qui luật nhân quả
(vốn chỉ hiện hữu trong thế
giới
tương đối).


người cho rằng bậc giác ngộ như đức Phật vẫn còn bị
nhân quả. Họ viện dẫn chính đức Phật kể Ngài bị
nhức đầu ba ngày do một kiếp xưa đã gõ đầu con cá. Ngài kể về câu chuyệnVua Lưu Ly giết chết cả tộc
Thích Ca
” như sau:

Thuở
xưa ở thành Ca Tỳ La bên xứ Ấn Độ, có một làng đánh
cá, gần làng có hồ rộng mênh mông, gặp lúc hạn hán mất
mùa
, bao nhiêu tôm cá trong hồ đều bị dân làng bắt ăn,
đến con cá cuối cùng lớn nhất cũng bị làm thịt, chỉ
có một đứa bé không hề thích ăn cá, đùa nghịch gõ lên
đầu con cá lớn kia đến ba cái. Đến thời Phật Thích
Ca
, vua Ba Tư Nặc là người sùng mộ đạo Phật, cưới một
cô con gái dòng họ Thích Ca sinh ra một thái tử tên là Lưu
Ly
. Thuở ấu thơ, Lưu Ly thường hay qua bên thành Ca Tỳ La
chơi. Một hôm vì đùa nghịch nơi tòa thuyết pháp của đức
Phật
, bị người gác mắng và đuổi ra ngoài, Lưu Ly nuôi
hận trong lòng, đến khi lên ngôi vua, đem đại quân tấn công
thành
Ca Tỳ La, giết sạch cư dân trong thành, trong thời gian
này đức Phật nhức đầu hết ba ngày, các vị đại đệ
tử
đến cầu xin Phật giải cứu. Tôn giả Mục Kiền Liên
dùng thần thông lấy bình bát thâu năm trăm người họ Thích
Ca bay lên không, cho rằng đã cứu được họ, nhưng đến
khi đổ ra, thì chỉ thấy toàn máu. Các vị đệ tử hỏi
Phật nguyên do vì đâu. Đức Phật bèn đem câu chuyện
tiền kiếp thôn dân ăn cá kể lại, con cá lớn kia nay là
vua Lưu ly, còn binh tướng theo Lưu Ly là bầy tôm cá trong hồ
khi xưa, dân cư thành Ca Tỳ la bị giết chính là thôn dân
ngày nọ, còn đứa nhỏ gõ đầu cá mà không ăn cá chính
đức Phật ngày nay chịu quả báo nhức đầu ba ngày là
do hồi ấy gõ đầu con cá ba lần. Nghiệp khó chuyển nên
bấy giờ họ Thích Ca năm trăm người, tuy được Mục Kiền
Liên
cứu ra, song vẫn không toàn tính mạng. Về sau vua Lưu
Ly
bị đọa vào địa ngục. Oan oan tương báo khó có ngày
dứt
.”

Đúng
câu chuyện do đức Phật kể như thế, nhưng vì sao Đức
Phật
kể câu chuyện này? Đó là vì muốn độ chúng
sinh
nên phải phương tiện tuỳ thuận chúng sinh để độ. Ngài muốn nói vấn đề nhân quả không thể tránh được,
nhưng ở đây là nói với những chúng sinh thiếu niềm tin
nhân quả nghiệp báo lúc ngài đương nói pháp.
Trong
kinh Đại Bảo Tích Ngài nói: “
Nầy
Trí Thắng ! Hôm ấy ta nói với A Nan là ta đau đầu. Bấy
giờ có ba ngàn Thiên Tử đoạn kiến, lại có vô lượng chúng
sanh
háo sát cùng tập họp chỗ Phật. Vì họ mà ta thị hiện
nghiệp chướng nói rằng : Ta do thấy người khác sát sanh
mà có lòng tùy hỉ nên mắc báo đau đầu. Nghe lời nầy có
bảy ngàn trời và người được điều phục. Đây gọi là
Như Lai phương tiện
….” (Kinh Đại
Bảo
Tích, Phẩm 38 Tập 6 trang 523). Trong kinh khác — Trụ Sứ
Thập Hạnh — Phật nói :
“Nói
ta bị nhức đầu ấy chỉ là phương tiện mà thôi, thật
tế
thì ta có bị nhức đầu đâu !

Cũng
như chuyện đức Phật ăn gạo lúa ngựa ba tháng là Ngài dùng
sức
phương tiện độ chúng sinh, chớ chẳng phải là nghiệp
báo
. Đức Phậtgiáo hoá các chúng sinh ưa thích dục
lạc
, chẳng biết nghiệp báo, chẳng tin nghiệp báo, nên
thị hiện nhân duyên nghiệp báo chứ Như Lai thiệt không có
nghiệp báo. Ngài nói: “…
Nầy
Trí Thắng ! Lại vì trong năm trăm Tỳ Kheo cùng Như Lai
an cư ăn gạo lúa ngựa ấy có bốn trăm Tỳ Kheo hễ thấy
ngon tốt thì sanh lòng tham dục. Các Tỳ Kheo nầy nếu ăn ngon
thì thêm lòng dục. Nếu ăn đồ thô xấu thì chẳng sanh lòng
dục
. Quá ba tháng an cư ấy rồi, bốn trăm Tỳ Kheo rời lìa
tâm dâm dục chứng quả A La Hán. Nầy Trí Thắng ! Vì
điều phục năm trăm Tỳ Kheo và độ năm trăm Bồ Tát mắc
báo súc sanh mà đức Như Lai dùng sức phương tiện thọ
ba tháng ăn gạo lúa ngựa chớ chẳng phải là nghiệp báo
.
Đây gọi là Như Lai phương tiện.

(Kinh Đại Bảo Tích Phẩm Thứ 38 Tập 6, trang 521).

Chúng
sinh
nhiều bệnh, mỗi bệnh mỗi khác nhau nên thầy thuốc
sau khi bắt mạch phải tuỳ theo căn bệnh mới ghi toa thuốc. Đức Phật là một đại y vương, nên Ngài cũng tuỳ theo căn
, hoàn cảnh, nhân duyên, trình độ chúng sinh cao thấp mà
phương tiện hoá độ. Sở dĩ Ngài nói như vậy tại
cuộc sống ở đó như vậy, con người thời đó như
vậy và căn tánh của họ như vậy.
Tuy nhiên, trong một
pháp hội khác Ngài căn dặn chớ nên nói với những người
căn cơ thấp về các phương tiện của Phật
, Ngài nói: “…
chúng sanh chẳng rõ nghiệp
nhơn cảm với quả báo, nên vì chúng sanhNhư Lai thị
hiện
nghiệp báo
như vậy. Tạo nghiệp ấy rồi mắc báo
như vậy. Nghiệp kia được tạo rồi mắc báo như vậy. Chúng
sanh
nghe xong họ lìa nghiệp ấy mà tạo nghiệp kia : họ lìa
ác nghiệptu tập thiện nghiệp. Nầy Trí Thắng ! Nay đức
Như Lai nói phương tiện rồi thị hiện phương tiện
rồi, các phương tiện nầy phải giữ chặt cất kín
chẳng nên nói với hạng người hạ liệt thiện căn kém mỏng
.
..(Kinh Đại Bảo Tích Phẩm Thứ 38
Tập 6, trang 526).