LĂNG CA KINH
Kinh Lăng Già
– Lankavatara Sutra
Cụ Lệ Thần TRẦN TRONG KIM Trích giảng
Tủ Sách Phật Học Tân Việt ấn hành-Nhà xuất bản Tân Việt in lần thứ
nhất
tại Hà-nội xong ngày 1-9-1964
Theo
lời chú đời xưa nói rằng Lăng-ca là tên một hòn núi rất bí ẩn ở trên đảo
Tích-Lan ngày nay, có bể lớn bao bọc chung quanh, trên đỉnh núi có cái thành
không có cửa là nơi Dạ-xoa quỉ vương ở và có những quỉ dạ-xoa thường hay đi bắt
người và các loài sinh vật mà ăn, rất đáng kinh hãi.
Nhân khi Phật
đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời
Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp. Phật cùng các Bồ Tát, có Đại Tuệ
Bồ Tát đứng đầu, vào thành thuyết pháp. Những điều Phật nói trong kinh
này là lời Phật thuyết ở trong thành ấy, cho nên mới lấy tên thành mà gọi
Lăng-Ca kinh.
Ghi Chú
của Cụ Trần Trọng Kim:
Hai tiếng
Lăng-ca này ở các chùa thường đọc là Lăng Già, nhưng muốn theo đúng tiếng Phạm
thì gọi là Lăng Ca phải hơn.- Có thuyết nói rằng tên núi ấy là Lăng-ca-a
bạt-đa-la bảo sơn, tiếng Phạn là Lankavatara. Núi ấy dưới nhỏ trên to cho nên
không ai lên được. Núi ấy lại ẩn hiện rất huyền bí, như khi trời mây u ám, đêm
tối mờ mịt, sóng gió dữ dội, thì núi hiện ra rõ ràng, mà khi trời thanh bể lặng
thì trông không thấy đâu cả. – Sách nhà Phật thường dùng những tiếng núi,
sông, bể để hình dung những cái vô hình như ngũ uẩn sơn, sinh tử hải
v.v…
Vậy những
tiếng núi bể nói đây cũng dùng theo cái nghĩa bóng ấy cả.
Theo thuyết
người Ấn-Độ thuở trước thì Kinh Lăng-Ca toàn bộ có 40 quyển, 151 phẩm, nhưng
chỉ có đệ nhất phẩm là Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm truyền sang nước Tàu mà thôi.
Tương truyền phẩm này có 4 bản dịch ra Hán văn đều do tăng Ấn-Độ dịch cả, nhưng
nay còn truyền lại có 3 bản:
– Một bản
có từ đời Lưu-Tống (420-477) do tăng Ấn-Độ tên Cầu-na Bạt-đà-la dịch, gọi là
Lăng-ca-a-bạt-đa-la bảo kinh , 4 quyển.
– Một
bản có từ đời Nguyên-ngụy ở phía bắc (386-534) do tăng Ấn-Độ tên Bồ-đề Lưu-chi
dịch, gọi là Nhập Lăng-ca kinh ,10 quyển.
– Một
bản có từ đời Đường (618-907) do tăng Ấn-Độ tên Thực-xoa Nan-đà dịch, gọi là
Đại-thặng Nhập Lăng-ca kinh , 7 quyển.
Ba bản
dịch ấy tuy chia ra số quyển khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một phẩm Nhất Thiết
Phật Ngữ Tâm mà thôi, mà cái nghĩa của toàn phẩm là lấy nhất tâm làm
tông. Thế là cái học tâm tông truyền sang Tàu gốc ở Kinh Lăng-Ca này, cho nên
về sau Thiền Tông xuất hiện ở nước Tàu vào khoảng đời Đường thường nói: Chư
Phật, chư Tổ lấy kinh này làm tâm ấn vậy.
Đại yếu
kinh Lăng-Ca là trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật để làm một thứ giáo
ngoại biệt truyền, lập thành cái Đốn-giáo Đại-thặng.
Vào khoảng
đời nhà Lương (502-557) Sơ Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma đem cái tâm tông bí truyền ở bên
Ấn-Độ sang nước Tàu, rồi đến khi truyền pháp cho Nhị Tổ Tuệ-Khả, nói rằng:
“Ta xem các kinh giáo ở Chấn-Đán, duy có bốn quyển Lăng-ca là có thể để ấn
chứng cái tâm”.
Từ Nhị Tổ
Tuệ Khả đến Ngũ Tổ Hoàng-Nhẫn, trong Thiền Tông vẫn lấy kinh Lăng-ca truyền
thụ. Sau không biết vì lẽ gì mà Ngũ Tổ đem kinh Kim-Cương thay kinh Lăng-ca.
Sách Pháp Bảo Đàn Kinh chép lời người khách nói với Lục Tổ Huệ-Năng khi
còn hàn vi rằng: “Ta đến chùa Đông-thiền ở Hoàng-mai để lễ bái, được nghe
kinh Kim-cương, Ngũ Tổ Hoàng-Nhẫn đại sư thường khuyên tăng và tục nên tụng
kinh Kim-cương tức tự thấy tánh, hiểu ngay thành Phật”. Đến khi Ngũ Tổ truyền
pháp cho Lục tổ cũng chỉ giảng kinh Kim-cương, chứ không nói gì đến kinh
Lăng-ca. Từ đó về sau, trong Thiền môn chư tăng chuyên dùng kinh Kim-cương mà
bỏ nhãng kinh Lăng-ca.
Mãi đến thế kỉ
thứ XI, vào khoảng đời vua Tống Nhân-tông (1023-1063) có quan Thái-tử Thái-bảo
Trương An-Đạo xướng lên việc đọc kinh Lăng-ca, rồi đến năm Nguyên-phong
(1078-1085) đời vua Tống Thần-tông mới đưa cho ông Tô Đông-Pha khắc bản in. Từ đó
kinh Lăng-ca mới thịnh hành ở đời.
Đến cuối
đời nhà Minh, có vị cao tăng Thích Đức-Thanh tinh thông cả Thiền và Tịnh chấn
hưng lại cái đạo trường ở Tào-khê của Lục Tổ ngày xưa. Người đời gọi vị cao
tăng ấy là Hám-Sơn đại sư. Hám-Sơn đại sư đem hai bộ kinh quan thiết đến tâm
tông như Lăng-ca kinh và Thủ-lăng-nghiêm kinh mà giải thích ra rõ ràng. Đại sư
lấy bản Lăng-ca-a-bạt-đa-la bảo kinh 4 quyển dịch từ đời Lưu Tống mà so sánh
với 2 bản kinh dịch từ đời Nguyên-ngụy và đời Đường, rồi cứ mỗi một chương chính
văn trong kinh lại có một bài ký gọi là Quan Lăng-Ca Kinh Ký để giải rõ
thêm những ý nghĩa trong lời Phật nói.
Theo như
lời tựa của Hám-sơn đại sư viết, thì bộ kinh Lăng-ca giải thích xong vào năm
Mậu-tuất là năm Vạn-lịch thứ 25 (1598) đời vua Thần-tông nhà Minh. Nhờ có bản
kinh ấy mà ngày nay ta có thể hiểu được nhiều ý nghĩa rất cao, rất hay trong bộ
kinh rất khó hiểu ấy.
Ở Việt-Nam
ta, thì mãi đến năm Cảnh-hưng (1740-1786) đời vua Hiển-tông nhà Hậu Lê, có tăng
Tuệ-Bảo sang Tàu thỉnh được bộ Lăng-ca đem về, rồi có Thích Thản-Thản Thiền-sư
, nhờ có bà Lê-thịTrịnh thái phi phù trợ, mới khắc bản, in ra để ban truyền ở
đời. Bản khắc ấy để lưu tại chùa Liên-phái phường Bạch-mai, gần Hà-nội.
—***—
Kinh
Lăng-ca
– trước
trực chỉ nhất tâm chân như để làm cho rõ cái nghĩa tam giới duy tâm,
– sau chỉ thị nhất tâm sinh diệt để làm cho rõ cái nghĩa
vạn pháp duy thức.
Đó là cương yếu
của toàn bộ kinh, trước sau nêu rõ thuyết nhất tâm trong tam giới, cho vạn pháp
đều ở nhất tâm mà ra, ngoài cái tâm không có gì khác nữa.
Bởi cái
nguyên tắc ấy nên Đại-Tuệ Bồ-tát lấy cái nghĩa sinh diệt, hữu vô, đoạn thường,
nhân pháp vô ngã, niết bàn, tức là Bồ-tát dựa vào nhất tâm chuyển biến, như ngũ
pháp, tam tự tính, bát thức, nhị vô ngã, và nhân quả, mê ngộ mà hỏi Phật.
Ghi chú
của Cụ Trần Trọng Kim:
1/ NGŨ
PHÁP là danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như.- TAM Tự TÍNH là vọng
tưởng tự tính, duyên khởi tự tính, thành tự tính. – BÁT THỨC là A-lại -da thức.
Mạt-na thức, ý thức, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.
– NHị VÔ NGÃ là nhân vô ngã, pháp vô ngã.
2/ Bản
kinh này không nói đến lời Dạ-xoa quỉ vương hỏi Phật về pháp và phi pháp.
Bản Đường dịch của Thực-xoa có chép rõ như sau: “Dạ-xoa vương mời Phật vào
Lăng-ca thành, cúng hiếu xong, hỏi Phật rằng: Như-Lai thường nói: Pháp còn nên
bỏ, huống là phi pháp Vậy thế nào là pháp, thế nào là phi pháp? Phật đáp: Pháp với phi pháp là cái tướng khác nhau do sự phân biệt của kẻ phàm
phu, chứ không phải cái chính kiến của thánh trí. – Đến như thế nào là pháp, là
nói hai thặng với ngoại đạo, vì hư vọng mà phân biệt ra, nói có cái thực làm
nhân cho pháp. Những pháp như thế nên bỏ, nên xa lìa. Không nên ở trong sự phân
biệt mà lấy cái tướng, để thấy rõ cái tự tâm pháp tánh, thì không có chấp
trược. Những người quán hành lấy tỳ-bát-xá-na (vipasyana) tức là chỉ quán, quán
sát cái như thực, là cái chân thực như như, thế gọi là xả chư pháp. – Thế nào
là phi pháp ? Là nói chư pháp không có tánh, không có tướng, bỏ hẳn sự phân
biệt, thấy rõ cái như thực, giống như là có, như là không. Trong cái cảnh giới
như thế, mọi cái khác đều không sinh khởi nữa, thế gọi là xả phi pháp.
Vậy thấy
rõ cái như thực gọi lá chính kiến, mà không thấy như thế là tà kiến. Đã phân
biệt là có nhị thủ, nghĩa là có hữu và vô, đều là hư vọng, không được tịch
diệt. Tịch diệt là nhất tâm, nhất tâm là như lai tạng.
Song nhất tâm
là cái tâm Phật nói trong kinh này. Cái mà gọi là tịch diệt tức là nhất tâm.
Ghi chú
của Cụ TTK: Tịch diệt đây nói tịch và diệt.Tịch là tịch tĩnh mà thường chiếu.
Diệt là diệt trừ hết vọng tưởng.
Nhất tâm ấy vốn
không hình không tướng, cứ như như tự tại, tịch nhiên mà chiếu, không sinh
không diệt. – Còn những hình tướng đều là do mê mà hiện ra. Mê cái nhất tâm mà
làm ra sinh tử, cho nên biến nhất tâm thành tam giới. – Ngộ cái nhất tâm mà làm
niết bàn, cho nên chuyển tam giới làm nhất tâm.
Song sinh tử là
hữu pháp, mà niết bàn là vô pháp. Hai cái hữu và vô ấy đều do sự phân biệt vọng
kiến của người phàm, chứ trong cái tịch diệt, tâm vốn không có phân biệt gì cả.
Khởi đầu,
Đại-Tuệ Bồ Tát đem hỏi Phật các thứ tướng khác nhau, là những pháp tương đối,
như 8 cái kiến tà chánh, và 100 cái cảnh sở kiến, cộng 108 kiến của sự phân
biệt vọng kiến, chớ không phải là cái tịch diệt nhất tâm tuyệt đối.
– Vậy nên Phật chỉ thẳng vào chỗ tối cực tâm nguyên mà bác hết cả những
điều hỏi ấy và bảo là phi giã , không phải. – Ấy là ý Phật bảo rằng phải lìa bỏ
tâm, ý, thức, ra ngoài con đường phàm thánh, để chỉ còn cái cảnh giới tự giác
thánh trí của chư Phật mà thôi.
Đối với
cái nhất tâm chân nguyên thì thánh phàm bình đẳng, không có tướng sai biệt.
– Nhưng vì chia ra mê với ngộ cho nên mới có thập giới (Thập pháp giới:
địa ngục, ngã quỉ, súc sanh, người, atula, trời, Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát,
Phật), y, chính, nhân, quả, các thứ tính tướng khác nhau. – Chỉ vì mê cái
nhất tâm mà chính trí đổi ra làm vọng tưởng, như như đổi ra làm danh với tướng.
– Ngộ cái nhất tâm thì vọng tưởng lại thành chính trí, và danh với tướng
lại là như như. – Cho nên kinh nói: Thuận cái lưu chuyển thì là
vọng kiến sanh tử; chán ghét cái lưu chuyển thì là vọng kiến niết
bàn.- Vậy sanh tử và niết bàn đều không phải là cái tự giác thánh trí của
Phật. Cho nên trong những câu đáp lại Phật bác cả đi, mà cho là phi giã,
cốt để làm rõ cái nghĩa tam giới duy tâm.
Sách Khởi-Tín-Luận
của Mã-Minh Đại-sĩ làm vào khoảng thế kỷ thứ I sau tây lịch có lẽ là sách làm
theo cái thuyết nhất tâm trong kinh Lăng-ca này, cho nên nói: Nên biết chân như
tự tính phi hữu tướng, phi vô tướng, phi phi hữu tướng, phi phi vô tướng, phi
hữu vô câu tướng, phi nhất tướng, phi dị tướng, phi phi nhất tướng, phi phi dị
tướng, phi nhất dị vô câu tướng. – Tòng bản dĩ lai, hết thẩy nhiễm pháp
với vọng tâm phân biệt của nhất thiết chúng sanh đều không tương ưng. – Tức là chân tâm thường hằng bất biến, tịnh pháp đầy đủ, mà cũng không
có tướng khả thủ. – Chỉ lấy cái cảnh giới ly niệm, duy chứng được,
mới là tương ưng. Sách Khởi-Tín-Luận lại lấy nhất tâm mà lập ra hai môn:
Chân-như-môn và Sanh-diệt-môn. Thế là lấy nhất tâm làm nguồn gốc
cho mê với ngộ.
Trong kinh
Lăng-ca, khởi đầu Phật trực chỉ nhất tâm chân nguyên, bảo lìa bỏ cái tướng ngôn
thuyết, lìa bỏ cái tướng danh tự, lìa bỏ cái tướng tâm duyên, tức đó là đúng
cái nghĩa nhất tâm chân-như-môn.
Nếu theo
chân-như-môn là theo cái nghĩa tam giới duy tâm, thì chỉ chủ lấy trí mà chứng
cái hiện lượng tức là dùng trực giác mà biết trực tiếp, chứ không
phải dùng ngôn thuyết ( phân biệt suy luận). – Bao nhiêu những cái khả
thuyết là ở trong sinh-diệt-môn, dựa vào vọng tưởng duyên khởi (ý thức phân
biệt) – Phàm những cái phải nói mà giải thích ra, đều là thuộc về tỷ
lượng tức là phải suy lường mà biết.
Đã theo
sinh-diệt-môn để làm cho rõ những pháp do duyên khởi sai biệt, thì những pháp
ấy đều do duy-thức sở hiện, cho nên nói rằng vạn pháp duy thức . Song cái
thức chỉ là ảo mộng mà thôi. Duy chỉ có nhất tâm, tâm tịch mà tri, chân với
vọng đều lìa cả, tức là tự giác thánh trí, lấy đó thành lập cái chân duy-thức
lượng.
Trích lược
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
(1.Tướng Chân Như (Chân-như-môn)= Thể của Đại-Thừa là Phần thể
( tánh chơn tâm thanh tịnh.
( Không các pháp nhiễm (Như thật không), là thể tánh
Chân Như.
Tâm chúng
sanh:2 Tướng ( Có tất cả công đức thanh tịnh (Như thật
bất không), là tướng dụng
cũng
gọi Pháp Đại Thừa ( Chân Như.
là NhấtTâmChânNguyên (2.Tướng nhân duyên sanh diệt (Sanh-diệt-môn) – Gồm
cả
TịchmàTri,liàcả
chânvọng ( Thể+Tướng+dụng của Đại-Thừa. ( Chân-Vọng
hòa
hiệp, có đủ
Cũng gọi
tự-giác-thánh-trí ( nhiễm tịnh, thánh phàm.
( Tức A-lại-da: Công năng giữ gìn và xuất sanh tất cả
các pháp.
Có 2
nghĩa: ( 1- Giác(Chân) = Pháp thân bình đẳng của Như Lai – Bản thể của Chân tâm
đã lià
( vọng niệm.
( 2- Bất giác (Vọng): Do không thật biết (mê) Chân Như mà chuyển.
Mê tánh giác
= Căn bản vô minh – Tam tế, Lục thô = Chi mạt vô minh.
Tại sao mê
tánh giác? – Theo Kinh Lăng Nghiêm: Tánh giác thường minh thường diệu, bông
nhiên lấy minh minh diệu, từ đó phát sanh năng sở, đối đãi.
Sau khi đã nghe
Phật bác những câu hỏi về 108 nghĩa, Đại-Tuệ Bồ-tát đã hiểu cái ý chỉ nhất tâm
ly ngôn, bèn đem những điều ngờ theo cái tâm sinh-diệt-môn mà lần lượt hỏi Phật
về các Pháp. Phật cũng lần lượt lấy nghĩa vạn pháp duy thức mà đáp lại và vạch
rõ những điều tà chánh, chân vọng, để phá hết những điều ngờ của Đại-Tuệ
Bồ-tát. – Đó là tông chỉ của kinh Lăng-ca, trước sau chủ lấy nhất tâm làm tông.
Đại-Tuệ Bồ-tát
hỏi Phật: Chư thức có mấy thứ sanh, trụ, diệt ? –
Phật đáp: Chư
thức có hai thứ sanh, trụ, diệt, không phải tư lượng mà biết được.
(Những
chữ in đậm là lời Phật nói với Đại-Tuệ Bồ Tát)
Nguyên là đệ
bát thức do bất sinh bất diệt hòa hợp với sinh diệt mà thành ra, cho nên
Đại-Tuệ Bồ-tát mới hỏi trong sinh-diệt-môn có mấy thứ sinh, trụ, diệt, mà Phật
đáp lại rằng có hai thứ sinh, trụ, diệt là vì sinh tức vô sinh, trụ bản vô trụ,
diêt mà không diệt, cho nên nói rằng không phải lấy tư lượng mà biết được.
Chư thức có
hai thứ sinh là lưu chú sinh và tướng sinh, có hai thứ trụ là lưu chú trụ và
tướng trụ, có hai thứ diệt là lưu chú diệt và tướng diệt.
Nguyên là tám
thức đều có cái dụng tư lượng liễu biệt, tùy cái kiến giải mà có phân
biệt. Cái hành tướng ấy thô thiển. cho nên nói cái tướng sinh, trụ, diệt,
nhưng xét đến nguồn đáy, thì đều là cái tinh lực của đệ bát thức, tương
ưng với cái nghiệp dụng của cái duyên. Ba tướng vi ẩn mà cùng một loại tương
tục với nhau, cho nên nói rằng lưu chú, nghĩa là trôi chảy luôn luôn.
Tuy bát thức có
phân vị riêng, nhưng tổng hợp lại đều là một loại vi tế trôi chảy luôn luôn.
Các chủng tử hiện hành, cái nọ huân lẫn cái kia mà phát ra và rất là vi tế, không
thể tư nghị được. Cho nên nói: Cái thức vi tế theo tập khí thành bộc lưu, nghĩa
là như dòng nước ở trên núi cao chảy xuống, những giọt nước luôn luôn tuôn
xuống liên tiếp nhau không dứt, trông như tấm màn, cho nên nói rằng chư thức có
hai thứ sinh, trụ diệt. – Sách Mật-Nghiêm chép: Tám thức lưu chú
tâm, tuy chỉ là một thể, nhưng hoặc tùy duyên đốn khởi hoặc thời thời tiệm
sinh, nghĩa là tùy từng lúc một mà sinh dần ra, như các luồng sóng nổi dậy trên
mặt nước. Những luồng sóng là ví cái tướng, nước là ví sự trôi chảy. Nước với
sóng vẫn là một, không xa lìa nhau được.
Chư thức
có ba thứ tướng là: Chuyển tướng, nghiệp tướng và chân tướng.
Cái thể tướng
của tám thức là có giác và bất giác: Chân tướng là bản giác chân tâm, chuyển và
nghiệp, hai tướng là vô minh bất giác. Tức là nói trong tám thức đều có đủ cả ba
tướng ấy.
Chuyển là nói
chư thức đều có cái nghĩa hai thứ sinh, trụ, diệt, tức là lưu chú và tướng. –
Nương dựa vào cái sinh diệt thì sát na, sát na, niệm niệm lưu chuyển luôn, mà
cái chuyển tướng ấy tức là cái lưu chú sinh diệt đã nói trên.
Nghiệp là cái
nghiệp của nghiệp-lực-tạo-nghiệp, tức là sanh, trụ, diệt, có đủ cả trong đó, mà
người ta không biết rằng cái niệm niệm sinh diệt khởi lên mê hoặc, tạo ra nghiệp
báo đó, đều là chân tâm cả.
Nói rằng: Chủng
chủng như thức lãng, các lớp sóng thức cuồn cuộn tiếp nối nhau mà chuyển
sinh, là ví thức tâm như sóng bể. – Lại có chỗ nói tạng-thức như bể cả, cái
tạng thức như bể cả; nghiệp tướng như ba lãng (làn sóng), đều là cái
nghĩa ấy. Cốt nói vọng với chân như sóng với nưóc, vẫn là một thể, chứ không có
sai biệt.
Chuyển tướng là
y tha khởi, như ba lãng nương theo nước bể mà khởi lên.
Nghiệp tướng là
biến kế chấp, như là chỉ thấy ba lãng nhô lên, mà không biết là nước.
Chân tướng là viên
thành thực, chỉ có một nước bể mà thôi. Song cái chân tướng ấy tức là cái
bản giác chơn như, tùy duyên mà không biến.
Tóm lược
(của người chép):
(- Chân
tướng : Bản giác chân tâm = – Giác Viên thành thật ) đều
Tám thức (- Chuyển tướng (- Lưu chú và tướng ) = –
Vô Y tha khởi ) là
có (Sanh, trụ,
diệt ) minh ) chân
3 tướng (- Nghiệp tướng = Nghiệp lực
tạo ) bất Biến
kế chấp ) tâm
nghiệp, mê hoặc ) giác )
Chân Như = thể – Thức = dụng (chiếu)
Chủng chủng
= dượt theo bén gót // lãng = sóng, lượn sóng,
làn sóng
Nói giản
lược thì có ba thứ thức, mà nói rộng ra thì có tám tướng.
Ba thức là chân
thức, hiện thức và phân biệt sự thức, ví như cái gương sáng giữ gìn các sắc
tượng. Cái hiện thức hiện ra từng chỗ cũng như thế.
Chân thức
lá bất sinh bất diệt, như lai tạng thanh tịnh chân tâm, tức là chân-như. Song
chân-như vì có cái dụng chiếu cảnh, cho nên cũng gọi là thức. –
Hiện thức tức là
đệ bát thức. – Vì nương theo A-lại-da thức nói có vô minh, bất giác mà khởi cái
năng kiến, năng hiện, năng thủ cảnh giới, cũng gọi là trí thức, tức là trong đó
có cái phân-biệt-sự thức, là 7 thức kia.
Nếu theo
cái thí dụ trong gương thì bát thức chỉ là một thể khônghai, không khác biệt.
Cho nên nói rằng hiện thức là nói năng hiện nhất thiết cảnh giới, như cái gương
sáng hiện rõ các hình tượng, cứ tùy ngũ trần đối lại mà hiện ra, không có trước
sau gì cả. Bất cứ lúc nào, tùy sự vận chuyển mà (vô tâm) khởi lên.
Xem thế,
thì ba thứ thức nói đây là chân với vọng đối lập, cốt làm cho thấy rõ thức là
chân-như, cho nên còn nói rằng như-lai-tạng tên là thức-tạng, vì sự liễu-biệt
cùng với hiện-thức, tức là chân với vọng hợp lại mà nói vậy. Hợp là bất-sinh
bất-diệt cùng với sinh-diệt hòa hợp thành A-lại-da thức.
Hiện-thức với
phân-biệt-sự-thức, hai cái ấy đều có cái tướng hoại, bất hoại, theo cái
triền-chuyển nhân. (Triền chuyển = xoay dời)
Đó là nói
cái tướng của bát thức sinh khởi để làm cho rõ là vốn không có hai thể vậy.
– Triền-chuyển nhân là nói cái chuyển-thức của bảy thức kia cùng với đệ
bát thức làm nhân lẫn cho nhau. – Do cái hiện hành của bảy thức kia huân cái
chủng tử (của đệ bát thức). Mà chủng tử của đệ bát thức lại huân khởi cái
hiện hành. – Cho nên Thức Luận nói: “Chư pháp đối với tạng-thức và thức đối
với pháp cũng vậy. Đổi lẫn nhau, làm nhân tính cũng thường làm quả
tính”. Cái khả hoại là vọng thức, cái không khả hoại là chân thức.
Bất tư nghị
huân và bất tư nghị biến là cái hiện-thức nhân.
Đó là nói cái
nhân sinh khởi của đệ bát thức để làm cho rõ cái lưu chú sinh (trong hai thứ
sinh là lưu chú sinh và tướng sinh). Cái lưu chú sinh tức là cái nhân của tám
thức do vô-minh huân chân-như mà thành ra. Luận nói: “Vì y theo cái
chân-như pháp có bởi vô minh làm ra nhiễm nhân, ấy là nghiệp-tướng vậy. Vì có
cái vô minh nhiễm pháp, tức là nó huân tập chân-như. Vì có huân tập là có vọng
tâm. Vì có vọng tâm, tức là nó huân tập vô minh, ấy là chuyển-tướng. Bởi chưng
không hiểu cái chân-như pháp mà bất giác khởi niệm, hiện ra cái vọng cảnh giới,
ấy là hiện-tướng vậy. Thế là nhân cái sức vô minh huân tập, cho nên mới khiến
chân-như biến làm hiện-thức.
Nói cái bất
tư-nghị huân biến là nói cái chân-như vốn bất-khả-huân mà huân, cho nên gọi là
bất tư-nghị huân. Cái thể chân-như vốn tự nó không biến, mà nay tùy cái vô-minh
duyên, thành ra nhất thiết pháp, cho nên nói rằng bất tự-nghị biến. Sở dĩ nói
bất tư-nghị là hai tướng ấy vi ẩn không biết được. Ấy là lấy bất tự nghị biến
mà thích cái lưu-chú sinh vậy.
Lấy chủng
chủng trần (lục trần) với cái vô thỉ vọng-tưởng huân, ấy là phân-biệt-sự thức
nhân (nhân của bảy thức).
Đó là nói cái
nhân sinh khởi của bảy cái chuyển-thức kia để làm cho rõ cái tướng sinh .
Luận nói: Vì có cái vọng cảnh-giới, cái nhiễm pháp duyên, tức là cái huân-tập
vọng tâm, khiến cái niệm trước tạo ra các thứ nghiệp, chịu mọi thứ khổ của nhất
thiết thân tâm. – Song lấy chủng chủng trần với cái vô thỉ vọng-tưởng
huân, là chủng-tử của vọng tưởng và tập-khí. Những cái chủng-tử sở tàng ở trong
đệ bát thức, nhân đó mà huân khởi bảy cái căn-cảnh hiện-hành của bảy thức kia,
rồi lại chấp lấy làm thực ngã, thực pháp, cho nên nói: Lấy chủng chủng trần với
vô thỉ vọng tưởng huân, ất là lấy đệ bát thức cùng với bảy thức kia làm nhân,
thành ra tướng sinh . Song vọng tưởng huân lại là cái lưu-chú sinh ở trong cái tướng vậy. Cho nên luận nói: “Vô minh huân tập có hai nghĩa:
một là căn bản huân tập, vì năng thành tựu cái nghĩa nghiệp thức ; hai là sở
khởi kiến-ái huân tập, vì năng thành tựu cái nghĩa phân-biệt-sự thức. Cái bất
tư-nghị huân là căn-bản huân, đây là kiến-ái huân.
Tóm lược: ( – Chân thức: ví như gương sáng, Vì có dụng chiếu cảnh nên củng gọi là thức
1/ 3
thứ thức – ( – Hiện-thức : ví như ánh sáng gương, đệ bát thức, năng
hiện mọi cảnh giới ( – Phân-biệt-sự thức: ví như vật hiện trên gương, gồm 7
thức kia, cũng gọi chuyển-thức
2/ –
Hiện hành của 7 thức trước huân chủng tử của A-lại-da ) Triền
Chủng tử của A-lại-da huân hiện hành của 7 thức trước ) chuyển
3/ -Tướng
hoại =Tướng sai biệt của hai thứ thức-(-của hiện thức:các thứ không thật,các
thứ hư vọng (-của phân-biệt-sự thức: tất cả căn thức
Tướng bất hoại là cái chân tướng không sai biệt ẩn trong cái sai biệt
Hai tướng này lần lượt làm nhân cho nhau .
Ghi chú
của Cụ Ngô-Huy-Đài:
” 4/ –
Hiện hành và chủng tử (của đệ bát thức) huân tập.
Các pháp nhiễm tịnh do thức sát na đầu của các loai hữu tình chấp trì – Mỗi khi
qua một hiện hành là một lần huân tập, – Do huân tập nên thành chủng tử.
– Chủng tử nếu gặp duyên thì lại sinh hiện hành. – Cứ như thề, lần
lần có vô số chủng tử huân tập.
Do vô thủy vô minh, khởi nghiệp thọ báo, rồi sinh nhiễm tịnh và hiện hành, lại
huân nhiễm tịnh chủng tử, chủng tử lại sinh hiện hành, cho đến sát na chót định
Kim-Cương mới hoàn toàn xả hết, thoat khỏi sinh tử.
( Trích Nhân vương hộ quốc Bát nhã ba la mật đa kinh – Giải văn -trang
100)”
5/ – Vô minh huân chân-như, tạo nhân cho đệ bát thức sinh khởi, đó là lưu-chú sinh,
cũng gọi nghiệp tướng.
Khởi vọng tâm là chuyển tướng, (năng). // Hiện ra “vọng cảnh
giới” là hiện tướng, (sở). (Coi thêm ĐTKTL)
Căn bản vô minh huân tập chân-như – Chi mạt vô minh huân tập vọng tâm làm
thành tựu phân-biệt-sự thức và nghiệp thức
Nay quay trở
lại cái chân-thức, thì chủng chủng không thực, mọi cái hư vọng đều diệt, nhất
thiết căn thức cũng diệt, thế gọi là tướng diệt.
Đó là nói cái
tướng diệt (trong hai thứ: lưu chú diệt và tướng diệt). Nếu quay trở về cái
toàn nhất, khế hợp ngay với chân-như, thì nhất thiết trần cấu đều tiêu vong cả,
mà cái căn trần thức tâm tức thì tiêu lạc. Ấy thế gọi là tướng diệt.
Tương tục
diệt là: cái tương tục sở nhân diệt, thì tương tục diệt. Cái sở tòng diệt và
cái sở duyên diệt, thì cái tương tục cũng diệt. Đại-Tuệ, sở dĩ như thế là sao
? – Là vì cái y của nó. Cái y là nói cái vô thỉ vọng tưởng huân,
cái duyên là nói cái thức cảnh vọng tưởng về những cái kiến của tự tâm.
Đó là nói cái
lưu-chú diệt (trong hai thứ: lưu chú diệt và tướng diệt.) Tương tục tức là cái
nghĩa lưu chú. Đệ bát thức trong suốt và sâu thẳm, vốn không sinh diệt, chỉ vì
cái gió bảy thức trên, cổ tập thành chủng, cho nên mới có vậy. (Cổ=chứa, trữ /
Tập=nhóm, họp lại / Chủng=hạt giống). Song cái sinh diệt ấy đã nhân bảy chuyển
thức trên mà sinh ra. – Nay cái sở nhân đã diệt, thì cái lưu chú tương tục tự
nó diệt. Cho nên nói: Cái tương tục sở nhân diệt , thì cái tương tục
diệt. Ấy là thích (giải thích) cái lưu chú diệt trong cái lưu chú sinh
diệt. – Cái sở tòng diệt và cái sở duyên diệt, thì tương tục diệt. Ấy là thích
cái lưu chú diệt trong cái tướng sinh diệt.
Nguyên là cái
chuyển thức thứ bảy (mạt na) vốn không có sinh diệt, chỉ theo cái căn bản vô
thỉ vô minh, có cái tập khí huân ở trong. Ở ngoài có cái gió của lục trần cảnh
giới cổ động cái bể tâm. Trong ngoài quạt vào, cho nên mới nổi lên thất thức ba
lãng. Nay ở trong cửa: cái sở tòng vô minh đã diệt, thì ở ngoài cửa cái gió
cảnh giới cũng đình, thế là cái tâm thể lại trong suốt và sâu thẳm, ba lãng im
lặng, thì bảy thức không sinh vậy. Nay cái sở tòng, cái sở duyên đã diệt, mà
cái tương tục diệt ngay, là vì nhất thiết động tướng đều nương vào vô minh mà
khởi lên, cho nên nói là sở y. Y là do vô thỉ vọng tưởng huân. Song vô thỉ vọng
tưởng là căn bản vô minh, tức nay tự làm thất thức, kết sinh tương tục, làm
nhân cái này huân cái kia, vì vậy mà tám thức không được thành trí, thường ở trong
vòng trói buộc. Duyên là cái thức cảnh vọng tưởng của những cái kiến của tự
tâm, là nói các căn thân khí giới vốn là cái thức phận của tám thức sở biến ra,
lại trở lại làm cái cảnh của kiến phận sở duyên của bát thức. Nay nói rằng cái
tương tục sở duyên diệt, thì cái tình sinh diệt mất. Cái sở duyên diệt, thì căn
trần tự mất. Như thế thì bát thức vô minh là cái chính trí của bình đẳng như
như bất sinh bất diệt. Cho nên Luận nói: Cái si mà diệt thì tâm tướng cũng diệt
theo. Trước đã sinh thì lại sinh lẫn nhau, may diệt thì cũng diệt lẫn nhau.
Những điều nói
trên là lấy pháp để làm cho rõ cái chân duy thức lượng. -Tiếp theo, Phật
nói những điều để phá các tà tông của ngoại đạo, hiển thị bảy thứ đệ nhất
nghĩa, chỉ thị sự quan tâm thành tựu và quan hành đắc quả. – Cuối cùng,
đoạn này Phật nói: Ly tâm, ý, ý thức, thị Bồ-tát tiệm thứ chuyển thân, đắc
Như-Lai thân: Lìa bỏ tâm, ý và ý thức, ấy là bậc Bồ-tát lần lần chuyển thân,
được Như-Lai thân. (Ghi chú:Tâm là A-lại-da, Ý là Mạt na, Ý-thức là thức thứ sáu)
Đó là kết thúc
cái quan hành vậy. Sự tu hành của bật Bồ-tát là phải theo cái duy tâm thức
quan, để lìa bỏ cá cảnh giới của tâm, ý, ý thức. Ấy là nói bậc Bồ-tát lần lần
chuyển cái sinh- tử- thân, để chứng được cái bản pháp-thân của Như-Lai, tức là
cái phương tiện về hai sự chuyển cái y – quả, nghĩa là chuyển sự nương
tựa vào cái quả mà thành tựu.
Phật nói cái pháp
môn mà về sau phái Thiền Tông lấy làm căn bản, lập thành môn Thiền học không
lập văn tự, không dùng ngôn thuyết, chỉ cốt ở cái tự tâm hiện lượng giới, bỏ
hết nhất thiết ngoại tướng, là cái tướng của vọng tưởng, không đúng với cái đệ
nhất nghĩa là cái nghĩa thù thắng, bất sinh bất diệt, trạm nhiên thường tịch,
không động, không lay chuyển, không thuộc những pháp do nhân duyên hòa hợp mà
khởi sinh ra.
Cái đệ nhất
nghĩa siêu nhiên tuyệt đãi, không có cái tướng ngôn ngữ về các pháp tương đãi tự với tha. Vậy nên Thiền học lập cái học nhất thặng tức là Phật thặng,
theo cái tông chỉ đệ nhất nghĩa mà bỏ ngôn thuyết và mọi tướng của vọng tưởng,
tức là cái pháp môn lìa bỏ sự tham sự của tâm, ý và ý thức, lìa bỏ sự sưu cầu cái
vọng tưởng cảnh giới. Cho nên nói rằng nên nương theo cái nghĩa mà chớ chấp
trược ngôn thuyết.
Đại-Tuệ Bồ-tát
hỏi Phật về cái đệ nhất nghĩa,
Phật đáp: Ngôn thuyết không phải là đệ-nhất-nghĩa mà cái sở thuyết cũng không phải là
đệ-nhất-nghĩa. Như thế là sao? Đệ-nhất-nghĩa là bậc thánh nhân vui thích nói
chỗ sở nhập. Đó là đệ-nhất-nghĩa, chứ không phải là lời nói ấy là
đệ-nhất-nghĩa.
Ý nói đệ nhất
nghĩa là thánh nhân vui thích nói ra để đưa đến chỗ ấy, chứ không phải là chỗ
thánh nhân vui thích, tức là chỗ chư Phật tự thự dụng cảnh giới, lìa bỏ tâm, ý
và ý thức, không phải là ngôn thuyết có thể đến (diễn tả) được. Tựa như ngón
tay chỏ mặt trăng. Ngón tay chỉ có thể làm cho trông thấy mặt trăng mà thôi,
chứ không đến mặt trăng được. Nhân có ngón tay mà thấy mặt trăng, chứ mặt trăng
không phải là ngón tay. Vậy nên nói: Ngôn thuyết sở nhập là đệ nhất
nghĩa, chứ không phải ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa. Tức là nói ngôn thuyết là
cái phương tiện dùng để làm cho người ta biết cái đệ nhất nghĩa, không phải
ngôn thuyết là đệ nhất nghĩa.
Phật nói:
Đệ-nhất-nghĩa là cái sở đắc của thánh-trí tự giác, không phải là cái cảnh-giới
do ngôn thuyết vọng tưởng mà biết. Vậy nên ngôn thuyết vọng tưởng không hiển
thị được đệ-nhất-nghĩa.
Tức là nói mình
phải tự chứng được cái đệ nhất nghĩa, chứ không phải lấy ngôn thuyết mà biết
được.
Phật muốn tuyên
rõ cái nghĩa ấy , bèn nói kệ rằng:
Bản dịch
đời Lưu Tồng Bản dịch đời Đường
Chư tính không
tự
tính Chư pháp không tự tính
Lại cũng không
ngôn thuyết Lại cũng không ngôn thuyết
Thậm thâm không
không
nghĩa Không thấy nghĩa không không
Ngu phu không hiểu
được Ngu phu nên lưu chuyển
Nhất thiết tính tự
tính Nhất thiết pháp không tính
Ngôn thuyết pháp
như
ảnh Ly ngôn thuyết phân biệt
Tự giác con thánh
trí Chư hữu như mộng hóa
Thực tế, cái ta
nói Không sinh tử niết bàn
Bài tụng này
chỉ rõ là có ly ngôn mới là thực tế, phải rửa sạch những danh- ngôn tập-khí,
mới có thể thực chứng được.
Trước, Phật đã
thuyết bao nhiêu pháp đều là lời nói tương tự, chưa rõ cái chân thực, chờ có
căn cơ đã thuần thục, bấy giờ mới nói cái đạo tự chứng chân thực ly ngôn, Chính
như trong kinh Pháp-Hoa nói: Trước lấy tam xa mà dẫn đạo lũ con, rồi sau cho
đại ngưu xa cùng bảo vật trang nghiêm để dong duổi, đùa chơi vui sướng. Ấy đó
là nghi thức của thánh nhân thuyết pháp vậy.
Cổ đức nói: Chư
Phật lấy một đại sự nhân duyên, cho nên xuất hiện ra ở đời, là vì muốn cho
chúng sinh khai, thị, ngộ, nhập cái tri kiến của Phật. Cái
tri kiến của Phật, tức là cái duy tâm hiện lượng, cái tự giác thánh trí. Nhất
thiết chúng sinh vốn có sẵn đủ cái như-lai-tạng tâm, chân thực Phật tính. Duy
chỉ có một cái đó thôi, chứ không có cái nào khác nữa. Các vị Phật thánh lấy đó
làm nhân, lấy đó làm duyên, xuất hiện ra thế gian, cho nên những điều thuyết
pháp của Phật từ đầu chí cuối chỉ cốt mở rõ một việc ấy. Vì chưng chúng sinh
đức mỏng, dơ cáu nhiều, không muốn vội bảo ngay, e chúng kinh hãi, ngờ vực, không
tin, lại mắc phải cái tội báng pháp. Cho nên bậc Đại Từ phải ẩn nhẫn, chỉ lấy những điều rìa cạnh mà chỉ bảo, chờ đến khi cái chí của chúng sinh đã tinh thuần,
mới chịu nói thực. Vậy nên cái yếu chỉ kinh Lăng-ca này là trỏ ngay cái như-lai
tâm, cái tự-giác thánh-trí. Nếu có người ngộ được cái tâm ấy, thì chỉ một niệm
là lên ngay cõi Phật, không phải khó nhọc bao nhiêu kiếp tu hành. Đó là Đốn
Giáo Pháp Môn vậy.
Vì muốn bỏ cái
tiệm tệ của tam thặng, cho nên mới nói là Đốn-Giáo Đại-Thặng . Song thánh nhân
thỉ chung nhất quán, trước sau đợi nhau, nên có những giáo bí mật, bất định. Vả
những pháp nói ra, tuy cónhiều thứ, nhưng đại ước không ra ngoài bốn pháp là: lý,
hạnh, nhân, quả. Bốn pháp ấy, mỗi pháp có quyền, có thực, mà rút lại
qui về chỗ cực, vào một cái thực.
Trong hơn 40
năm, những pháp của Phật nói ra, không pháp nào là không bảo lìa tâm cảnh đối
đãi, năng sở, chân vọng, sinh tử, niết bàn. Ai nghe những điều ấy tuy cho là
thực pháp, nhưng không bỏ được danh ngôn tập khí, rốt cục cứ đứng ngoài cửa,
đêm ngủ ở lều tranh. Đến kinh Lăng-ca này, thì triệt để lật ngược lại, phá vỡ
mọi hang hố, lìa bỏ hết thảy mọi điều, trỏ thẳng vào nhất tâm, tự giác thánh
trí. Thế là bày rõ cái lý đến chỗ cùng cực. Song sự khai hiển ấy là khai trừ
cái quyền lý của tam thặng, để hiển cái thực lý của nhất thặng, tức là Phật
thặng. Lấy cái thực lý ấy, cái chính trí ấy làm thực nhân, tức là nói lấy cái
tâm bất diệt làm cái nhân cho sự bản tu vậy.
Kinh Pháp-Hoa
thì mượn cái chân trí làm nhân để giúp cái diệu hạnh, cho nên một cành hoa, một
nén hương, ngẩng đầu, cúi cổ, chắp tay, niệm Phật, đều thành Phật đạo. Ấy là lấy
cái chân hạnh khế hợp với cái chân quả. Song việc khai hiển là khai trừ cái
quyền hạnh của tam thặng, để hiển hiện cái thực hạnh. Lấy cái thực hạnh ấy để
bước lên đến cái thực quả. Cho nên người trong tam thặng cứ lần lượt được thụ
ký, trải thờ nhiều Phật mới thành Phật đạo. Nếu không mượn cái chân nhân, thì
dù có trải muôn trần kiếp, cũng sợ chỉ ngưng trệ ở hoá thành mà thôi.
Kinh Lăng-ca và
Pháp-hoa tuy có cái tông chỉ và cái ý nghĩa khác nhau, nhưng cái lý thực là phù
hợp ngầm. Đến kinh Lăng-nghiêm thí lý, hạnh, nhân, quả, mỗi thứ
đều chân thực. Ấy là thông hội tiền quyền, điều về một thực. Tam thặng đã
thống thu, ngũ tính tề nhập, dung hội cả nhân, pháp, lý, hạnh, nhân quả, tóm cả
vào Như-lai Diệu Trang-Nghiêm Hải. Ấy là càng rõ sự thuyết pháp của Như-Lai thỉ
chung nhất quán vậy.
Ngưòi quan sát
không rõ cái nghi thức thuyết pháp ở con đường thông đồ ấy, thì dù có ngộ cái
tự tâm, cũng không khai thị được những cái mờ tối. Thế gọi là tông thông thuyết
bất thông, như mặt trời bị mây lồng, chẳng thấy cái cứu cánh thực tế, là
bởi chưa đạt được lòng của Như-Lai.
Ghi chú:
Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng Tụng có câu: Thuyết thông cập tâm thông –
Như nhựt xử hư không (=Thuyết thông lại tâm thông, Như mặt trời giữa hư không)
. Ý nói: lời giảng trôi chảy thông suốt lại thêm với tâm chứng ngộ, đạt lý, tức
là kiến tánh, thì như mặt trời chói chang không mây. Ở đây Cụ Trần nói: Tông
thông thuyết bất thông, nghĩa là đã hiểu biết lý giải tông pháp, mà lời nói
không thông suốt. Như vậy thì dù tông thông mà cũng có thuyết thông thì vẫn
chưa hẳn đã là tâm thông, mặt trời vẫn cứ bị mây lồng, chưa chói rọi được giữa
hư không quang đãng. Cụ nói “ngộ cái tự tâm”, ở đây chỉ là giải ngộ,
không phải là chứng ngộ của Thiền gia.
Có chỗ Phật
nói: Những người tu hành đã chuyển tâm, ý, ý thức, lìa bỏ năng sở, thủ, xả, thì
yên trụ ở cảnh giới của Như-Lai tự chứng, tức là ở trong cái tự chứng thánh trí
pháp. Song phải biết rằng: nếu đã ở trong cái tự chứng thánh trí mà còn khởi
phát ra cái chấp hữu vô thì cái trược ngã, nhân, chúng sinh, thọ, giả, lại hiện
ra. Hễ còn có cái ý về tồn ngã, giác ngã, đều gọi là chướng ngại.
Hỏi vặn rằng:
Chân-như tự tính, niết bàn, chứng được những Phật chủng duyên khởi, há lại
không phải là lời Phật nói hay sao? Sao lại còn nói vô trí khả đắc?
Phật đáp: Trong
cái tự chứng thánh trí pháp kia thực có tự tính, để đợi cái duyên sinh, đó
là lời Hóa Phật nói, chứ không phải lời Pháp Phật nói. Hóa Phật nói như thế cũng
không phải là bản hoài của Phật, nhưng vì chúng ngu si mong muốn có cái
sở chứng được, lấy đó làm quả, thì mới chịu tiến đến. Nếu nói vô ngã, vô trí,
vô đắc, thì sợ sinh ra lo ngại, cho nên mới bất đắc dĩ mà tùy thuận cơ nghi,
thi thiết phương tiện, chứ không phải là thực pháp. – Ý nói cái Đốn-giáo
Đại-thặng này là để cho bậc người thượng thượng căn, đốn thị sự lìa bỏ cái cảnh
giới của tâm, ý, ý thức, tự giác thánh trí, đó mới là cái pháp chân thực của
Phật Pháp nói vậy.
Phật nói: Ví
như trong nước có bóng cây hiện ra. Cái bóng cây kia phi ảnh, phi phi ảnh, phi
thụ hình, phi phi thụ hình. Bọn ngoại đạo kế trược những cái kiến tập sở duyên
vọng tưởng, y theo cái tướng có nhất và dị, câu và bất câu, hữu và vô, phi hữu
và phi vô, thường và vô thường, mà không biết được cái tự tâm hiện lượng.
Đó là làm cho
rõ cái ý nói vốn không có thánh trí khả đắc. Vì cái hiện thân của Phật như cái
bóng ở trong nước. Nước ví cái tâm của chúng sanh. Cây ví Phật-Pháp-thân, bồ đề
tâm, nguyện thân. – Nguyên Pháp-thân không phải là thân, chỉ thừa cái nguyện
lực mà hiện ra. Cho nên tâm chúng sinh mà trong lặng, thì cái bóng bồ đề hiện
ra trong tâm ấy (chúng sinh tâm nhược tịnh, bồ đề ảnh hiện trung). Thế là nói cái
sở hiện ra, nguyên là chúng sinh vốn có pháp thân, có cái tự tâm hiện lượng.
Lấy cảm ứng đạo giao, bất khả tư nghì, mà chỉ là một tâm, cho nên bóng và cây đều không phải. – Ngoại đạo không đạt cái duy tâm sở hiện, cho nên
mới vọng chấp những kiến nhất với nhị.
—==0==—
Trong quyển thứ
2 kinh Lăng-ca Phật nói có bốn thứ thiền là: ngu phu sở hành thiền, quán
sát nghĩa thiền, phan duyên như thiền, và như lai thiền.
1. Thiền là cái
phương tiện vào lý, tức là nói nhân với hạnh mà thôi. Ngu phu sở hành
thiền là cái thiền của Thanh-văn, Duyên-giác với ngoại đạo dùng để tu
hành, quán sát cái tính nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng, cốt tỏa (xương nát),
vô thường, khổ, bất tịnh tướng, rồi chấp trược những điều đó, không quên, cho
nên cái ngã kiến càng tăng lên, thành ra không bỏ được cái tướng. Cái nhân địa
đã không chân thực, thì cái quả tất phải cong queo, ngay đến cái gọi là niết
bàn cũng không phải là chân thực. Bởi chưng nhị thặng và ngoại đạo không đạt
tới cái tâm hiện lượng và cái lý chân vô ngã, tuy có quan sát cái ngã không, mà
vẫn không quên cái chấp trược, cho nên mới gọi là phàm phu sở hành thiền.
2. Quán sát
nghĩa thiền là cái phương tiện tu hành của Bồ-tát để biểu thị cái
chính nhân. Tu phép thiền này là đã biết: nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng,
ngoại đạo tự và tha đều không có tự tính, rồi cứ quan sát cái pháp vô ngã và
cái tướng nghĩa ở chỗ ấy, rồi cứ tùy thuận mà quan sát mãi. Ấy gọi là quan sát
nghĩa thiền. Cái thiền này vẫn còn thuộc vào môn tiệm giáo.
3. Phan duyên
như thiền là cái hành tướng đến giải thoát đạo, nói cái vọng tưởng và
hai cái vô ngã tướng (nhân/pháp vô ngã) đến chỗ như thực, không sinh vọng
tưởng, nhân pháp bản vô, bình đẳng như như, không khởi phân biệt. Ấy là không ở
trong phân biệt tâm, được cái cảnh giới tịch tĩnh. Ba cái thiền nói trên là cái
hành tướng của tam thặng.
4. Như-Lai
thiền là nói vào Như-Lai địa, được cái tướng tự giác thánh trí, tâm
chủng lạc trụ, thành biện chúng sinh bất tư nghị sự. Cái thiền này là cái hành tướng
của tối thượng nhất thặng . Nói Như-Lai thiền không phải là nói cái thiền của
Như-Lai sở hành, mà nói lấy cái giác của Như-Lai quả địa làm bản nhân
tâm, tức lấy bất sinh bất diệt tâm làm cái nhân cho sự tu của mình. Vậy
nên mới nói rằng vào Như-Lai địa, được tự giác thánh trí, ấy là cái đại phương
tiện của người tu hành.
Hai cái thiền
nói trên, thứ hai và thứ ba, tuy gọi là chính hành, nhưng còn thuộc về môn tiệm
tu. Cái thiền thứ tư này là môn thiền đốn ngộ nhất tâm, đốn đăng Phật địa, tam đức
(pháp thân, bát nhã, giải thoát) bí tàng, một niệm đắc đốn tức là thành
tựu cái bất tư nghị của chúng sinh, cho nên gọi là Như-Lai thanh tịnh thiền.
Cái Như-Lai
thanh tịnh thiền này chính là cái thiền của Tổ Đạt-Ma đem truyền sang nước Tàu,
tức là cái tâm ấn của tam thế chư Phật, lịch đại Tổ-Sư, đời đời truyền cho
nhau. Cái tông chỉ, cái ý nghĩa trong kinh Lang-ca ở cả chỗ ấy. Những người tu
hành phải lấy đó làm chân nhân mà ru, thì rồi mới được cái Như-Lai vô thượng đại
niết bàn quả. Thế là nhân chân, quả chính, thấy rõ trong những lời thuyết pháp
của đức Như Lai.
Tôi xem kinh
Lăng-ca, thấy có nhiều ý nghĩa huyền diệu vô cùng, mà trước sau chỉ lấy nhất
tâm làm tông, lấy tự giác thánh trí làm cứu cánh. Tuy không thể kể hết ra đây
được, nhưng có ba điểm rất hệ trọng là tâm, thức và thiền. Những
yếu điểm ất đều là then chốt trong Phật-Giáo Đại Thặng, cho nên tôi trích mấy
đoạn, đem trình bày ra đây, để biểu hiện đại khái một cái học cực ký cao siêu. Thiết
tưởng những nhà Phật học nên xem kỹ kinh này thì mới có thể hiểu được rõ cái
căn nguyên Thiền Tông là một học phái rất cao sâu trong Phật-Giáo Đại Thặng.
Hết
Cụ Lệ Thần TRẦN TRONG KIM trích giảng, nhà xuất
bản Tân Việt in lần thứ nhất tại Hà-nội xong ngày 1-9-1964
(Cụ Ngô Huy Đài thỉnh tại Saigon tặng cho
Truyền-Đan trước ngày Cụ xuất cảnh. Chép sao mùa hè năm 2004 tại Vancouver Canada.)