Là Thật Hay Là Huyễn? (Song ngữ Vietnamese-English)

0
23
 
LÀ THẬT HAY LÀ HUYỄN?
Thích Nữ Triệt Như | Ngọc Huyền chuyển ngữ

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như
Śūnyatā Monastery, Friday, March 29, 2024
English version by Ngọc Huyền
Seclusion of NonSpeech,  Early Spring,  2024

$(function(){$(“#ctrl_media_eRjjRAs_10014983”).nwhtml5media()})

tieng-hat-giua-troi-bai-48-ctieng-hat-giua-troi-bai-48-c

Chuyến du hóa Toronto năm vừa qua đã khơi trong tâm mình nhiều dư âm cho mãi tới bây giờ. Cũng chỉ là chuyện mấy cánh quạt máy bay biến mất và chuyện thành phố Toronto đang tiến tới gần mình.

Đối với người khác, chắc đó chỉ là chuyện nhỏ, có gì mới lạ đâu. Mỗi ngày lái xe đi làm, quang cảnh hai bên đường chạy vùn vụt ra phía sau mình, chứ đâu phải mình đang chạy vùn vụt ra phía trước. Hay khi xe mình đang đậu trong bãi đậu xe, xe bên cạnh chạy lui ra sau từ từ, bổng nhiên thấy xe mình từ từ chạy ra trước vậy. Mấy việc này xảy ra hằng ngày, mình thường không để ý tới, không gây ra ấn tượng nào trong tâm.

Không biết tại sao, ít nhất là 15 năm qua, thường xuyên đi máy bay mà mình không thấy cánh quạt máy bay biến mất? Nay mình mới thấy lần đầu, và cũng là lần đầu trông thấy cả thành phố hoa lệ lung linh trên biển, đang di chuyển tới gần mình.

Mình nhận ra ngay “cái đang là” lúc đó, cũng chính là “cái như huyễn”. Như Thật là kết quả của giác quan, Như Huyễn là kết quả của tuệ trí. Thật cũng ngay đó là Huyễn, Huyễn mà cũng là Thật.

Thật là hiện tượng, Huyễn là bản thể. Từ Tánh hiển hiện ra Tướng. Tướng lưu xuất từ Tánh. Tánh và Tướng không phải hai, không phải khác, cũng không phải một. Không thể gom chung cũng không thể tách rời.

Trong thế giới giác quan con người, cái thấy qua giác quan thường là tương đối, hay qua so sánh, như là ảo ảnh, ảo giác của tri giác vậy. Cho nên cái thấy qua giác quan chỉ giống như thiệt thôi, mới có từ “Yathābhūta”. Yathā là giống như (as, like), Bhūta: thật (real, true).

Tánh thì không bao giờ thay đổi. Tướng thì luôn luôn thay đổi. Thế gian hay cuộc đời này chung quanh mình luôn luôn thay đổi, thế gian là Tướng, mới đặt tên là thế gian hiện tượng. Có thể dùng giác quan con ngườinhận ra Tướng. Tướng có ở khắp nơi, nhiều sắc màu, hương vị …khác nhau, không cái nào giống cái nào. không người nào giống người nào. Bởi vì thế gian do “Duyên sinh”.

Còn Tánh là gì? Nó ra sao? Nó ở đâu? Tánh là Trống rỗng, Trống không, không có gì cố định hết. Bởi vì bản thể là trống không nên khi các duyên gặp nhau, gom lại thành ra hiện tượng, thành ra con người.

Cái bản thể Trống không thì bao la vô tận, không chứa cái gì trong đó, không thay đổi, nên nó bất động, tĩnh lặng, trong sạch hoàn toàn. Đó là mình tạm diễn tả vậy thôi. Chứ làm gì có trạng thái trong sạch, tĩnh lặng hay bất động trong chỗ đó. Chỉ là mình tạm so sánh với thế gian này là ồn ào, chuyển động, là lăng xăng thay đổi, đưa tới phiền não cho con người. Mình cũng biết khi dùng ngôn ngữ diễn tả là đã đi xa sự thật rồi. Mà nếu không dùng ngôn ngữ thì làm sao diễn tả được cái thấy của mình cho người khác.

Tánh thì không bao giờ thay đổi, không hình dáng, không màu sắc, không âm thanh, không nội dung, không phẩm chất, vậy mà cái gì làm cho nó bỗng nhiên hóa ra có hình dáng, có màu sắc, có âm thanh? Rồi khi nó hoại diệt, mình không thấy nó nữa, vậy cái hình dáng, màu sắc, âm thanh đó đi đâu? Đức Phật trả lời: pháp có là do duyên sinh, bản thể nó là trống không, nếu không đủ duyên thì pháp trở về bản thể của nó. Bản thể thì vô hình vô tướng, trống rỗng trống không.

Vậy cái gì làm cho từ bản thể biến thành hiện tượng? Đức Phật tạm nói đó là qui luật biến dịch, hay qui luật vô thường, như là trò ảo thuật biến hóa tự nhiên. Khoa học vật lý ngày nay nói đó là năng lượng. nó chuyển động luôn luôn làm nên thế giới vật chất. Vô số những hạt nhỏ li ti chuyển động thật nhanh làm nên vật chất mà ta tưởng là rắn chắc vững bền. Cho nên khoa học cũng nói thế giới này là ảo giácgiác quan con người lại tưởng là thiệt có, bền chắc.

Vậy qua giác quan, ta thấy “cái đang là”, đó là thấy Như Thực, giống như thiệt, chứ không phải thiệt có bền vững, thường hằng, mà đó cũng là “cái Như Huyễn”, như mộng mà thôi. Mình lặp lại lần nữa, cái Như Thực là thấy hiện tượng qua giác quan, còn cái Như Huyễn là thấy bản thể qua trí tuệ bát nhã.

Thiền viện, 13- 3- 2024

TN    

   

IS IT TRUE OR ILLUSIONARY?

YATHĀBHŪTA, or NOT YATHĀBHŪTA?

 

The reflection of the Buddhist teaching trip to Toronto last year has still been lingering in my mind till now. It is just the story of some propellers of a plane disappearing and that of Toronto city moving closer to me.

To other people, it might be trivial, not new and strange. When driving to work every day, the scenery on both side of the road rush rapidly backward as if it were not us who are dashing forward. Or when we park our car in the parking lot, the car next to us is carefully backing up. Then, we suddenly feel our car is slowly moving onward. This happens every day, but we do not take any account of it.

 

I wonder why, at least in the recent 15 years, I have been frequently flying, but I have never seen a propeller evaporate. I knew it for the first time; and it was also the first time I ever saw the entire splendid city, sparkling and glittering above the ocean, was moving towards me. I immediately apprehended the “being” at that instant of time was the very “illusion.” The “what-is” results from our six senses while the “what-illusory” from our insight. The former itself is the very latter and vice-versa. In other words, the latter is also the former.

 

The “what-is” is a phenomenon. The “what-illusory” is the nature. From the Nature come out the Forms. The Forms originate from the essence of the Nature. Nature and Forms are neither the two nor the one. However, they are not different from each other. But they both cannot be incorporated and separated.

 

In human beings’ world of phenomena, what is seen or felt via their senses are usually relative   and comparative. They are similar to delusions or hallucination from perception. So, what identified by senses merely looks like the real one. That is why the word “Yathābhūta” comes into being. “Yathā” means “as, like” and “Bhūta” refers to “real, true”.

 

Nature has never changed. But Forms always do. Life around us is the subject of changefulness. The mundane world consists of Form and Material. They are the worldly phenomena discerned by human senses. They are everywhere with various shades, colors and tastes… Each of them is unique and never alike others. So is every human being. How come? It is just because the materialistic world generated by the “collective and integrating conditions.”

 

And what about the Nature? How is it? Where is it? It is the Emptiness. It is the Bareness. It is non-persistence. Only empty and bare. Then, phenomena and humankind are not fabricated until favorable conditions gather and coordinate with one another.

 

Emptiness is infinitive with nothing inside. It is unchangeable. Then, it is pure, immobile, tranquil and transparent. That is the temporary explanation because how purity, serenity or immobility could be over there, couldn’t they? It is a mere provisional comparison to this noisily moving, and back-and-forth changing world that brings too many sorrows and sufferings to people. I know when using descriptive language, we stray from the truth. But without words, how could we express what we have acquired to the others?

Nature has never been changed. It is formless, colorless, soundless without contents and quality. What make it suddenly transform into shapes, colors and sounds that when end, we cannot see them anymore. Where are they? The Buddha said “A phenomenon exists due to a collection of conditions. When some or all of those withers, it returns to its own essence which is vacant, shapeless and invisible.”

 

What make Nature switch into phenomena? The Buddha temporarily said it is the rules of transformation or the laws of impermanence that can be viewed as   magic tricks in their natural changing process. The science of physics now calls them the energies that always move and change to turn into the materialistic world. Innumerable tiny particles in over speeding movement have manufactured materials that we assume solid and durable. With those, sciences do advocate the world is illusionary whereas human beings think they are real and lasting.

 

Therefore, with our senses, we feel the “what-is.” It is the “As-Is Truth,” “Yathābhūta,” which is akin to the Truth, but it is not truly stable and permanent. It is also the “As-Is Delusion,” akin to a dream. I can repeat again that the former, the “As-Is Truth,” is the phenomena perceived by human senses and the latter, the “As-Is Delusion,” the Nature recognized by the Prajña Wisdom.

 

Bhikkhuni Thích Nữ Triệt Như

Śūnyatā Monastery, Friday, March 29, 2024

English version by Ngọc Huyền

Seclusion of NonSpeech,  Early Spring,  2024