Kinh Tạng, Luật Tạng, Luận Tạng & Tạp Tạng (Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh)

0
49
KINH TẠNGLUẬT TẠNGLUẬN TẠNG & TẠP TẠNG
(LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠ
I TẠNG KINH)
HỘI VĂN HÓA GIÁO DỤC LINH SƠN ĐÀI BẮC XUẤT BẢN

Lời nói đầu 
của người chủ trì dịch Đại Tạng Kinh chữ Việt

thich tinh hanhthich tinh hanhBa tạng giáo điển là kho tàng của trí tuệ Bát-nhã, là chìa khóa của sự thành tựu Đạo nghiệp. Hơn mười ba thế kỷ trước, thấu triệt lẽ này, Đại sư Huyền Trang đã phát đại hùng tâm phiên dịch kiện toàn ba tạng giáo điển, giúp Trung Quốc hồng phước sở hữu Trung văn Đại Tạng Kinh.

Trải năm mươi năm ấp ủ một hoài bảo tương tự, mãi đến ngày nay, chúng tôi, mới tạm hội đủ nhân duyên để thực hiện bộ Việt tạng; thành tựu ấy chẳng thể, chẳng phải do một cá nhân: nó là thành quả của một công đức cộng đồng, do nhiều trái tim, bộ óc hợp lạiXưa kia, sự hiện diện của Hán tạng đã góp phần to lớn vào sự nghiệp nâng cao đời sống văn hóa, tâm linh của Trung Hoa, giúp nước này đủ sức mạnh gốc rể để đứng vững trước bao phong ba, thử thách. Nhận định về điều này ông Phùng Hữu Lan, giáo sư Viện đại học Bắc kinh đã viết: ‘Vào thời đại Nam Bắc triều, giới tư tưởng Trung Quốc lại có sự chuyển mình lớn lao. Bởi vì lúc đó tư tưởng Phật giáo cũng thâm nhập hiểu được những huyền diệu sâu xa. Từ đó cho đến thời sơ diệp nhà Tống, những người có tư tưởng li lạc nhất của Trung Quốc đều là những người nghiên cứu tư tưởng Đạo Phật (khoảng năm sáu trăm năm). Tư tưởng Phật giáo vốn là sản phẩm của Ấn Độ nhưng được người Trung Quốc giảng giải, phần nhiều đem tư tưởng đó thâm nhập vào khuynh hướng tư tưởng người Trung Quốc, biến thành tư tưởng Phật giáo của Trung Quốc.’

Sự hiện diện của Việt tạng đối với dân tộc ta đương nhiên cũng là như thế, về mặt nội dung, Việt tạng tiếp nạp cả Đại tạng Bắc truyền và Đại tạng Nam truyền. Về phần Đại tạng Bắc truyền, quan trọng nhất được chọn từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Tục Tạng Kinh…; thêm vào những sắc thái đặc biệt của Đại tạng Tây Tạng, Nhật Bổn; những văn bản tư tưởng Phật giáo của các vị Cao tăng học giả Đông, Tây cận đạihiện đại: tất cả vào khoảng một ngàn tập, mỗi tập dày một ngàn trang khổ 17 x 24 cm, như quý vị đang có trước mắt.

Chỉ nói sơ qua, đã mường tượng được công việc thực hiện Việt tạng là khó khăn như thế nào. Thử liếc nhìn qua nước Nhật Bổn chẳng hạn: chỉ mỗi phần việc biên tập tu đính dành cho bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (vì toàn bộ Đại Tạng Trung văn và Đại Tạng Nhật Bổn đã hoàn thành từ lâu), do hai học giả Phật giáo lỗi lạc của Nhật là Cao Nam Thuận Thứ Lang (Junjiro Takakusu) và Độ Biên Hải Húc (Watanabe) chủ trì, cùng với sự cộng tác của nhiều học giả Phật giáoĐông phương học mà phải cống hiến ròng rã mười ba năm trí tuệ tâm huyết, mới tạm gọi là hoàn chỉnh.

Việc đã đành là khó, ngàn khó vạn khó, nhưng lẽ nào thấy khó mà không làm. Tự lượng sức mình có hạn, nhưng vì mỗi chút lòng thao thức cho sinh mệnh, tiền đồ của Phật giáo và dân tộc Việt Nam, chúng tôi đã mạo muội đứng lên khởi xướng, những mong một gọi nghìn thưa: mỗi Phật tử ngườiViệt, xin ý thức trách nhiệm của mình, tự nguyện góp phần công đức vào sự nghiệp thực hiện bộ Việt tạng này, chẳng những là một phương tiện thù thắng để hoằng dương Chánh pháp, mà còn là đối với nền văn hóa dân tộc được cống hiến vô cùng sâu rộng, cũng xứng đáng là một tông giáo có mặt trên đất nước Việt Nam ngót hai ngàn năm lịch sử.

Hôm nay Việt tạng bắt đầu xuất bản vì là lần đầu, mặc dầu chúng tôi cố gắng đến mức tối đa, nhưng chắc cũng khó tránh khỏi những khuyết điểm về hình thức lẫn nội dung ; hy vọng những vị cao kiến chỉ dạy để kịp thời sửa lại trong những tập sau cũng như lần tái bản. Ở đây chúng tôi xin ghi ơn những vị tiền bối đã âm thầm góp sức, cũng như nhiều vị phụng hiến trí tuệ và mồ hôi qua sáu năm và những ngày sắp tới vào công việc gian lao này. Sau hết, không quên cảm ơn Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, đã dành cho chúng tôi nhiều sự dễ dàng trong khi thực hiện Đại Tạng Kinh chữ Việt.

Kính chúc Quý vị vô lượng cát tường.

Viết tại chùa Pháp-Bảo – Thủ Đức.
Ngày 06 tháng giêng năm Canh thìn  P.L : 2544 (2000)
Sa môn  Thích Tịnh Hạnh.

KINH TẠNG 70 TẬP
01 Bộ A Hàm (9 Tập: 1-9) 
– Kinh Trường A Hàm số 1
– Kinh Trường A Hàm số 2
– Kinh Trung A Hàm Số 1
– Kinh Trung A Hàm Số 2
– Kinh Tạp A Hàm Số 1
– Kinh Tạp A Hàm Số 2
– Kinh Tạp A Hàm Số 3
– Kinh Tăng Nhất A Hàm Số 125  (Q1 -Q 30)
– Kinh Tăng Nhất A Hàm Số 126-151 (Q 31-Q51)

10 Bộ Mật Tông (1 Tập: 70) [*]
LUẬT TẠNG 12 TẬP
11 Bộ Luật (12 Tập: 71-82)
LUẬN TẠNG 78 TẬP
Luật Sa Di Tắc
– Luật Ma Ha Tăng Kỳ
Luật Tứ Phần (Tập 73-74)
– Luật Thập Tụng (Tập 75-76)
Căn Bản Thuyết Nhất Thích Hữu Bộ Tỳ Nại Da (5 Tập: 77-81)
– Kinh Xá Lợi Phất Văn (Tập 82)
12 Bộ Thích Kinh (6 Tập: 83-88)
19 Bộ Luật Sớ (3 Tập: 143-145)
TẠP TẠNG 42 TẬP

Kinh Luật Dị Tướng
Pháp Uyển Châu Luân
– Chư Kinh Tập Yếu
Thích Thị Yếu Lâm
Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa
Nhất Thiết Âm Nghĩa Kinh
TẬP MỤC LỤC CHI TIẾT ĐẠI TẠNG KINH (HƯỚNG DẪN, CẤU TRÚC)

[*]  Tập 70 được rút gọn của phần Mật Tông do vì Hòa Thượng chủ trì phiên dịch xét thấy phần Mật pháp từ tập 18 đến 21 của Đại Chánh Tạng có quá nhiều tạp pháp xen vào rất khó để phân biệt đâu là chánh giáo, cho nên không phiên dịch hết mà chỉ chọn dịch phần Kinh Thủ Lăng NghiêmĐại Bi Thập Chú làm căn bản chính yếu cho phần Mật Tông. (xem phần chú thích tường tận hơn trong tập mục lục 203 từ trang 55-57)

blankblankblank