Kinh Sách Do Thầy Đoàn Trung Còn & Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Dịch (.Pdf)

0
34

KINH SÁCH DO THẦY ĐOÀN TRUNG CÒN &
CƯ SĨ NGUYỄN MINH TIẾN DỊCH

Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn..
Chư Kinh Tập Yếu, Đoàn Trung Còn..
Đạo Lý Nhà Phật, Đoàn Trung Còn..
Du Lịch Xứ Phật, Đoàn Trung Còn..

Kinh A Di Đà, Đoàn Trung Còn..
Kinh Bi Hoa, Đoàn Trung Còn..
Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Đoàn Trung Còn..
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, Đoàn Trung Còn..
Kinh Di Giáo, Đoàn Trung Còn..
Kinh Dược Sư, Đoàn Trung Còn..
Kinh Duy Ma Cật, Hán Việt, Đoàn Trung Còn..
Kinh Duy Ma Cật, Việt, Đoàn Trung Còn..
Kinh Đại Bát Niết Bàn – Đoàn Trung Còn & Nguyễn Minh Tiến: [01] [02] [03] [04] [05] [06] [07] [Thuật Ngữ] [Tổng Quan]
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Hán Việt Anh..
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Âm Nghĩa..
Kinh Pháp Bảo Đàn, Đoàn Trung Còn..
Kinh Phổ Môn, Đoàn Trung Còn..
Kinh Tỳ Kheo Na Tiên, Đoàn Trung Còn..

Pháp Gíao Nhà Phật, Đoàn Trung Còn..
Phật Giáo, Đoàn Trung Còn..
Tam Bảo Văn Chương, Đoàn Trung Còn..
Triết Lý Nhà Phật, Đoàn Trung Còn..
Truyện Phật Đời Xưa, Đoàn Trung Còn..
Truyện Phật Thích Ca, Đoàn Trung Còn..

TIỂU SỬ
Tỳ Kheo Thích Hồng Tại

Tức ĐOÀN TRUNG CÒN (1908-1988)
Nhà Phật Học Miền Nam.
doantrungcon2doantrungcon2
Học giả Đoàn Trung Còn
(1908-1988)
Photos: Bình Anson (2008)

Thật là
thiếu sót, nếu chúng ta không đặt cho nhà học Phật Miền Nam Đoàn Trung Còn một
chỗ xứng đáng với công đức của ông, mặc dù việc tìm hiểu, sưu tập còn gặp nhiều
khó khăn, từ gia đình cũng như đệ tử nối pháp, vẫn chưa công bố những chi tiết
để làm sáng tỏ công nghiệp hoằng dương chánh pháp của ông.

Mặc dù
vậy, chúng tôi cố gắng ghi chép những gì thu thập được, những thiếu sót, những
chi tiết chưa sáng tỏ, mong được nhiều vị đóng góp thêm để bổ sung cho được đầy
đủ hơn, để làm thành một tấm gương sáng, cho người học Phật noi theo.

Ông
Đoàn Trung Còn sinh năm 1908 tại Thắng Nhì, Vũng Tàu. ông có bằng Thành Chung
(Diplomat), rồi đi làm tư chức tại Sàigòn.

Ông bắt
đầu viết về đạo Phật, năm 1931 cho xuất bản các sách: Chuyện Phật đời xưa,
Văn Minh Nhà Phật Qua Tàu, Triết Lý Nhà Phật
do nhà Agence Saigonnaise
de Publicité
ấn hành.

Sau đó
ông cho xuất bản tiếp các sách như: Truyện Phật Thích ca (1932) Tăng
đồ
Nhà Phật
(1934), Các Tông Phái Đạo Phật ở Viễn Đông (1935).

Sau ông
thành lập nhà xuất bản lấy tên là Phật Học Tùng Thơ để xuất bản những Kinh,
sách Phật Giáo do ông soạn, dịch, còn những Kinh sách do chư Tăng hay cư sĩ
khác soạn, dịch ông xuất bản trong Phật Học Thơ Xã. Ông cũng xuất bản những
sách Khổng giáo hay Hán văn dưới tên nhà xuất bản Trí Đức Tòng Thơ.

Ông lập
gia đình
với bà Lê Thị Tàu, quê ở An Giang, sinh được hai người con, một trai,
một gái. Bà mất năm 1985.

Ông
dùng nhà riêng tọa lạc tại 143 đường Đề Thám (Dixmude cũ), Quận nhứt, Sàigòn để
làm nhà Xuất bản Phật Học Tòng Thơ.

Năm
1955, ông hợp tác cùng với chư Tăngthân hữu thành lập Hội Phật Giáo Tịnh Độ
Tông
Việt Nam, đặt trụ sở tại chùa Giác Hải, Phú Lâm Chợ Lớn.

Theo
Nội Quy của Hội Phật Giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam ghi trong Điều I như sau:

Điều I:
(bổ túc khoản I trong Bản Điều Lệ)

Tịnh Độ
Tông
Việt Nam cũng có thể gọi là Hội Phật Giáo Tịnh Độ Việt Nam, Phật Giáo Tịnh
Độ Tông
Việt Nam, Giáo Hội Tịnh Độ Tông, hoặc vắn tắc là Tịnh Độ Tông.

Bản
Điều Lệ của Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam soạn thảo ngày 30-10-1954, Bộ Nội Vụ cho
phép
Hội hoạt động theo đơn xin thành lập của những vị sau đây:

1. Ông
Đoàn Trung Còn, 46 tuổi, sanh ngày 2.11.1908 tại Thắng Nhì (Vũng Tàu), Giám đốc
Phật học Tòng thư, 143 đường Dixmude Sàigòn. Ký tên không rõ.

2. Ông
Nguyễn Văn Vật, pháp danh Chơn Mỹ, 43 tuổi, sanh năm 1911 tại Chợ lớn, Trụ trì
chùa Giác Hải (Phú lâm Chợ Lớn). Ký tên bằng hán tự.

3. Ông
Nguyễn Văn Thiệu, Pháp danh Chơn Minh, 44 tuổi sanh năm 1910, tại Tân Hưng (Sa
Đéc), Trụ Trì chùa Giác Chơn 67/B đường Renault, Chợ Lớn. Ký tên bằng hán
tự.

4. Ông
Trung Hiếu, 60 tuổi, sanh ngày 21.11.1894 tại Trường Thạnh (Cần Thơ), Đốc
công Sở công chánh, nhà riêng 262 đường Chasseloup-Laubat, Sàigòn. Ký tên không
rõ.

Kiểm nhận để đính kèm nghị định số 8 BNV/CT ngày nay
Saigon ngày 25 tháng 2 năm 1955
T.U.N. Thủ Tướng Chánh Phủ
Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ
Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ
Ký tên không rõ
(con dấu)
Quốc Gia Việt Nam
Bộ Nội Vụ,
Bộ Trưởng

Sau
nầy, năm 1959 ông xây cất chùa Liên Tông tại số 145 Đề Thám, Giáo Hội Tịnh Độ
Tông
dời trụ sở về đây hoạt động. Từ năm 1960 đến 1987 chư Hòa Thượng Thích
Giác Ý, Hòa Thượng Thích Hồng Ảnh, Thượng Tọa Thích Tuệ Đức đã thay nhau trụ
trì
chùa Liên Tông, nay là Đại Đức Thích Thiện Huệ.

Trong
Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam, ông Đoàn Trung Còn giữ chức Trị Sự Trưởng Ban
Chấp Sự Trung Ương.

Đầu
thập niên 70, ông Đoàn Trung Còn xuất gia, thọ giới trở thành tu sĩ Thích Hồng
Tại. Dầu đất nước trải qua cuộc bễ dâu, ông vẫn âm thầm sáng tác cho đến ngày
viên tịch năm 1988. Giáo Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam tổ chức tang lễ của ông tại
chùa Liên Tông sau đó di quan đến nơi hỏa táng ở đồi khuynh diệp của Bác sĩ Tín
ở Xa Lộ Biên Hòa.

Tỳ kheo
Thích Hồng Tại, Trị sự Trưởng Tịnh Độ Tông Việt Nam được hệ phái Tịnh Độ Non
Bồng (núi Dinh – Bà Rịa) tôn vinh lên ngôi vị Hòa Thượng sau khi ngài viên tịch.

Có bằng
Thành Chung, nên ông Đoàn Trung Còn thông thạo Pháp Văn, với vốn Hán Văn học
nhà trường ông đã trao dồi thêm nên có thể dịch Kinh Phật và sách Hán văn, ông
tự học chữ Phạn, cho nên kinh Phật dịch ra ông còn chua thêm chữ Pháp và chữ
Phạn .

Nhiều
Kinh sách của ông in đến lần thứ hai và cũng có kinh sách in lần thứ ba như quyển
Tăng Đồ Nhà Phật, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Các Kinh sách
ông soạn dịch, có bộ Phật học từ điển (3 quyển), chẳng những được tái bản trong
nước và cả ở hải ngoại, thật là một công trình quí giá, chứng tỏ ông nghiên cứu
nghiêm túc, có phương pháp, hiểu rộng và chuyên sâu giáo lý đạo Phật.

Những
kinh, sách do tự ông hay cộng tác với người khác soạn dịch, xuất bản trong Phật Học Tòng Thơ gồm có:

1. Truyện Phật Thích Ca
2. Du lịch xứ Phật
3. Đạo lý nhà Phật
4. Chuyện Phật đời xưa
5. Văn minh nhà Phật.
6. Triết lý nhà Phật.
7. Lịch sử nhà Phật.
8. Pháp giáo nhà Phật
9. Tăng đồ nhà Phật (1934)
10. Các tông phái đạo Phật.
11. Diệu pháp liên hoa kinh (1936).(In lần thứ ba 1969)
12. Một trăm bài kinh Phật.
13. Na Tiên Tỳ kheo kinh.
14. Mấy thầy tu huyền bí.
15. Tam bảo văn chương.
16. Pháp Bảo đàn kinh, cùng dịch với Huyền Mặc Đạo Nhơn (1947)
17. Vô Lượng Thọ kinh. Hán Việt.
18. Quán Vô Lượng Thọ kinh. Hán Việt (1947)
19. Địa Tạng kinh. Hán Việt.
20. Di Lặc kinh. Hán Việt. (in lần thứ hai, 1949)
21. Bồ Tát Giới kinh. Hán Việt (1953)
22. Qui nguyên trực chỉ.

23. Phật Học từ điển. Việt, Hán, Pháp, Phạn (1963)
24. Yếng sáng Á châu
25. Kim cang kinh. Hán Việt
26. Chư Kinh tập yếu (A Di Đà Kinh, Phổ môn, Tứ thập nhị chương kinh, Phật Di
giáo kinh
, Vô lượng nghĩa Kinh). Hán Việt
27. Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh Hán Việt (1971)
28. Đại Bát Niết Bàn Kinh Hán Việt.

Những kinh, sách, tranh tượng do
người khác viết, vẽ xuất bản trong Phật
Học
Thơ Xã
gồm có:

1. Sự tích Phật A Di Đà.
2. 48 lời nguyện của Phật A Di Đà.
3. A Di Đà Kinh (in chung trong Chư Kinh tập yếu)..
4. Kinh Tam Bảo (Di Đà, Hồng danh, Vu lan, Phổ môn, Kim cang)
5. Phật pháp vở lòng.
6. Sách nấu đồ chay.
7. Khuyên tu Tịnh độ.
8. Thành Đạo.
9. Học Phật Chánh pháp. (Sa môn Hiển Tánh) (1942)
10. Quan Âm thị Kính.
11. Nước Ấn độ trước Phật.
12. Quan Âm linh xăm.
13. Tượng Phật A Di Đà.
14. Tượng Phật Thích Ca.
15. Tượng PhậtQuan Âm.

Những
sách Khổng giáo, Hán văn do ông Đoàn Trung Còn soạn dịch xuất bản trong Trí Đức Tòng Thơ gồm có:

1. Truyện đức Khổng tử
2. Nhị thập tứ hiếu (Hán Việt)
3. Hiếu Kinh (Hán Việt).
4. Tam tự Kinh (Hán Việt).
5. Tứ thơ: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử (Hán Việt).
6. Tam thiên tự (3 cuốn: 1 cuốn in theo xưa Hán Việt, 1 cuốn in theo Tiểu tự
điển Hán Việt Pháp, 1 cuốn in theo Tiểu tự điển Pháp Hán Việt)
7. Minh Đạo Gia Huấn (Hán Việt)
8. Ngũ thiên tự: 2 quyển: 1 quyển theo xưa, 1 quyển theo lối tự điển Hán, Việt,
Pháp
9. Học Chữ Hán một mình.

Nhờ
những Kinh điển ông soạn dịch từ năm 1931, giúp cho nhiều người hiểu được giáo
đức Phật, ông góp công không nhỏ trong sự nghiệp canh tân Phật giáo Việt Nam
từ thập niên 30 trở về sau nầy. Thiền tông hay Tịnh Độ tông cũng đều là tông
phái
lớn, lâu đời của Phật giáo Bắc Tông. Cho nên sự nghiệp truyền bá Phật
Pháp
, xiển dương Tịnh Độ, ông đáng được tôn vinh một Phật tử chân chánh, một Tỳ
kheo giới
đức.

Soạn ngày 23 tháng 8 năm 2002

PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông
(http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76_4-14134_5-50_6-1_17-126_14-1_15-1/)

VÀI NÉT VỀ
CƯ SĨ NGUYỄN MINH TIẾN

nguyenminhtiennguyenminhtienCư Sĩ Nguyễn Minh Tiến sinh năm 1961 tại

thôn Cổ Lũy
, xã Tư Hiền, huyện Tư Nghĩa,

tỉnh Quảng Ngãi, thuộc miền Trung Việt Nam,
trong một

gia đình Phật tử
thuần thành. Từ năm 1968 đã theo gia đình lưu lạc sinh sống qua nhiều nơi. Hiện nay anh đang định cư tại huyện Tân Thành thuộc tỉnh BRVT.

Nguyễn Minh Tiến lấy bút danh Nguyên Minh từ những

tác phẩm thơ
, nhạc đầu tiên cho đến những bài viết ngắn trên các tập san được phát hành nội bộ từ nhiều năm trước, trong đó có tờ Nội san Đạo Uyển được nhiều người biết đến mà Nguyên Minh là một trong những người tham gia biên tập. Mặc dù vậy, trong những công trình nghiên cứu và dịch thuật, hiệu đính, anh thường ký tên thật là Nguyễn Minh Tiến.

 

KHÔNG GIAN
PHẬT CỦA NGUYỄN MINH TIẾN


Hoàng
Kim

nguyenminhtien2nguyenminhtien2Những
năm gần đây, thanh niên, sinh viên – học sinh thường vào nhà
sách mua những quyển sách nho nhỏ khoảng trăm trang với tựa
đề rất giản dị như Ai làm tôi khổ, Nắng mới bên thềm
xuân, Hạnh phúc là điều có thật, Ai vào địa ngục… Và
những trang sách đã mở ra cho họ thế giới yên tĩnh giữa
bộn bề náo động hôm nay. Hình bên:
Nguyễn Minh Tiến và tủ sách Rộng mở tâm hồn – Ảnh: H.K

Tự
bao giờ, cái tên Nguyên Minh đã trở nên quen thuộc với độc
giả
. Và ít ai có thể hình dung Nguyên Minh chính là bút danh
khác của Nguyễn Minh Tiến, người hiệu đính, biên tập,
soạn dịch hàng loạt cuốn sách nặng ký như Lược sử Phật
giáo
thế giới, Kinh Bi Hoa, Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh,
Tứ Diệu Đế, Quy Sơn cảnh sách… Hai bút danh của cùng một
người nhưng dường như bản sắc rất khác nhau. Một Nguyễn
Minh Tiến sâu sắc, thông tuệ, am tường cả Hán tự, Anh văn,
và một Nguyên Minh thủ thỉ tâm tình, mượt mà văn chương,
bâng khuâng cảm xúc… Và con người ấy đã chinh phục cả
giới nghiên cứu, tu sĩ, lẫn lớp trẻ mới ngập ngừng bước
chân vào ngưỡng cửa cuộc đời. Nhưng thú vị hơn cả là
anh đã tạo được một không gian Phật giáo vô cùng giản
dị mà vẫn khoa học, uyên thâm, qua 15 đầu sách nhỏ mà ấn
bản lần đầu đều vượt con số 5.000, chưa kể các đơn
đặt hàng yêu cầu tái bản liên tục. Chính không gian ấy
cuốn hút người trẻ và giúp họ tìm được “người tư vấn”
tâm đắc giữa cuộc sống đang đầy những bộn bề, phức
tạp
. Nguyễn Minh Tiến đặt tên cho tủ sách là Rộng mở
tâm hồn, bởi nếu trái tim ta luôn khép kín với tự ngã hẹp
hòi thì không thể nào ta đón nhận được cuộc sống chung
quanh.

Nguyễn
Minh Tiến tốt nghiệp đại học khoa Văn và Ngoại ngữ, có
người cha rất giỏi tiếng Hán, và chính cụ từng ngồi thâu
đêm đối chiếu các bản kinh và dịch lại. Anh là con, cũng
là học trò của ông, nuôi ước mơ nối tiếp những gì ông
ấp ủ. Nhưng một chàng thanh niên nghèo ở vùng quê Bình Thuận
xa xôi làm cách nào cho người ta tin vào năng lực? Ban đầu,
anh dạy tiếng Anh miễn phí trong chùa, rồi viết những bài
báo ngắn cho tờ nội san, coi như làm công quả. Không ngờ
độc giả cứ viết thư khen. Anh chợt nghĩ, sao mình không
viết thành sách để nhiều người cùng đọc? Thế là năm
2000, anh mang bản thảo đi chào mời. Nhà xuất bản nào cũng
lắc đầu. Đến năm 2001, NXB Đồng Nai thử in, và mấy ngàn
bản đã bán hết vèo. Rồi anh tình cờ quen biết anh Nguyễn
Hữu Cứ – chủ Nhà sách Quang Minh, anh Cứ rất thích bản thảo
nhưng vẫn còn lo: “Để thử lần nữa xem sao. Mình chấp nhận
huề vốn là được rồi, không cần lời lãi”. Lần in này
còn thành công hơn nữa. Độc giả hỏi địa chỉ Nguyên Minh,
để viết thư thăm hỏi, còn gửi cả rau cải, atisô đến
biếu, thật là cảm động. Thế là Nhà sách Quang Minh vừa
đầu tư cho những tác phẩm nặng ký của anh, vừa mạnh dạn
thành lập tủ sách Rộng mở tâm hồn.

Tinh
thần
Phật giáo tan hòa trong từng trang sách nhưng không có
những thuật ngữ khô khan, nặng đầu. Tác giả chỉ rủ rỉ
về hạnh phúc của một phút giây lặng yên bên nhau, có nhau
trong đời, hay giá trị của 8 giờ vàng ngọc trong công sở
khi ta biết mình có ích cho cuộc sống này, học chữ “nhẫn”
trong mỗi giao tiếp hằng ngày, sẻ chia với đồng nghiệp,
tự tạo ra “địa ngục” bằng chính sự hẹp hòi, thiển cận,
tranh giành… Không hề có giọng dạy đời, chỉ như người
bạn tâm tình, vượt qua lằn ranh tôn giáo mà đến với tất
cả mọi thành phần trong xã hội.

Hiện
anh đã có đề cương 5 quyển tiếp theo, nhưng anh đang phải
hoàn thành bản dịch Kinh Đại Bát Niết Bàn 42 quyển mà cha
anh đã đối chiếu toàn bộ phần Hán văn (vì ông đã 86 tuổi).
Tổng cộng Nguyễn Minh Tiến đã có hơn 60 đầu sách xuất
bản, và anh còn bày tỏ hạnh phúc khi Đạt Lai Lạt Ma vừa
chấp nhận cho anh dịch toàn bộ tác phẩm của ngài.

Hoàng
Kim


16/05/2008
1:00


http://www.thanhnien.com.vn/News/0208/Pages/200820/238926.aspx