- Lời Nói Đầu
- Phần Giới Thiệu
- Tiểu Sử Pháp Sư Cưu Ma La Thập
- 01 Phẩm Phật Quốc
- 02 Phẩm Phương Tiện
- 03 Phẩm Đệ Tử: Hàng Thanh Văn
- 04 Phẩm Bồ-tát
- 05 Phẩm Văn Thù Sư Lợi
- 06 Phẩm Bất Tư Nghì
- 07 Phẩm Quán Chúng Sinh
- 08 Phẩm Phật Đạo
- 09 Phẩm Nhập Pháp Môn Không Hai
- 10 Phẩm Phật Hương Tích
- 11 Phẩm Hạnh Bồ-tát
- 12 Phẩm Thấy Phật A Súc
- 13 Phẩm Pháp Cúng Dường
- 14 Phẩm Chúc Lụy
Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng
Chủ yếu của
kinh là đề cao tư tưởng Đại thừa bằng cách phục hưng tinh thần hoạt động
của
Phật giáo nguyên thủy. Kinh khuyến khích phong trào tu học Phật cho cả hai giới
xuất gia và tại gia và mang lại một luồng sinh khí mới cho đạo Phật làm cho mọi
người có cơ hội thực hành Bồ-tát đạo để tìm sự giải thoát giác ngộ ngay trong
cuộc đời này. Đó chính là tự độ rồi độ tha và tự giác rồi giác tha. Chính tư
tưởng tự giác rồi giác tha sẽ đem con người gần với nhau hơn vì một khi lòng từ
bi phát triển trọn vẹn, con người sẽ không còn ao ước giải thoát cho riêng mình
vì họ thấy mình và chúng sinh là một không hề khác nhau cho nên nếu chúng sinh
còn vướng mắc trong vòng đau khổ thì làm sao họ có thể giải thoát cho riêng
mình được.
Tôn chỉ
của kinh là đề cao nguyên lý Bất Nhị hay vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất
cả những sự phân biết đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền
não khổ đau. Sống trong thế giới tương đối, con người nhìn đâu, thấy đâu
cũng
có Hai nghĩa là còn thấy có cao có thấp, có tốt có xấu, có thiện có ác, có giàu
có nghèo, có mình có người, có xuất gia tại gia, có chùa lớn chùa nhỏ, có Phật
đứng Phật ngồi, có da trắng da đen…Ngược lại nguyên lý Bất nhị cho rằng cái Hai
ấy không phải là Hai vì chúng là song lập, cùng tồn tại bất khả phân ly.
Chân
lý ở đây không phải là không thấy có sự khác nhau về hình tướng của vạn pháp mà
là không chấp về sự khác biệt về hình tướng đó.