Hãy Nhìn Lại – Chính Mình!

0
29

HÃY NHÌN LẠI – CHÍNH MÌNH!
Nhuận Hùng

 

Picture1Picture1Trên đời này, có những sự kiện xảy ra mà chúng ta không “ngờ” trước được. “Nó” là tình cờ hay cố ý. Tất cả thế gian này nói chung (hữu tình hay vô tình) những chủng loại có tình thức (xúc cảm) hay (thọ cảm) còn tham sống sợ chết…Chúng luôn luôn có sự mong cầu, cảm nhận được tất cả những gì xảy ra như: đau đớn – buồn – vui – sướng – khổ…cảm nhận bằng các giác quan…Cũng như con người chúng ta (căn – trần- thức) gồm có đủ. Nếu đi sâu vào chi tiết khác phức tạp, trong giao lý Phật đà. Nên chỉ sơ lượt,  khác hẳn với những vật vô tình thức, không có sự sống chết. Chẳng hạn như cát – đá trơ trọi vân và vân…

Thiết nghĩ thế giới ngày nay, cuộc sống vội vả như vũ bão, chạy đua với thời gian, chúng ta thấy có mấy ai nhìn ngược vào “nội tâm” của mình đâu? Đa số, vọng ngoại chạy theo hào nhoáng, bám víu sự tăng tốc từ khoa học tiến bộ, ngày nay trên đà phát triển công nghiệp hóa…mạng truyền thông đại chúng, Face book – You Tube …quá nhanh (thời đại 5.0) thế giới này đang nằm trọn trong lòng bàn tay các bạn trẻ đó ạ! Ai ai cũng hiểu rằng, chiếc Cell phone (điện thoại cầm tay) của bạn, “nó” đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của mọi tầng lớp giống như bóng với hình có phải không? Các bạn ạ !!!

Nếu nói rằng, chúng ta không biết gì, thì mọi người cho đó là kẻ lạc hậu… Thế rồi, ra sức chạy theo thời đại, chúng ta sẽ đạt được những gì? Hay ngược lại, sẽ thua thiệt đánh mất đi tình yêu thương chân thật. Trên đời này có rất nhiều sự kiện cần nêu ra, nhưng không thể diễn đạt cho cùng tận được…! Xin miễn bàn, mọi người, cũng có thể hiểu được điều này…!

Nhìn lại – chính mình, là một việc làm rất dễ dàng. Nhưng lắm lúc chúng ta quên đi….! Bởi vì, sự kiện nào cũng đều đối nghịch với nhau cả ví dụ: Ngày thì có đêm, nam thì có nữ, âm thì phải có dương…Mặt trời có thì mặt trăng cũng xuất hiện, ‘nó’ đâu có chịu thua thiệt…! Dĩ nhiên, là con người gồm có thể xác và tâm hồn, thì mới hoàn thiện được. Nếu như một ai đó có xác mà không có hồn thì gọi là gì? Đó là (vô tri) – (vô giác) nếu là như thế, thì chẳng khác nào sỏi đá, dù lớn hay nhỏ cũng thế thôi…!

“Ta nắm chắc những gì chẳng phải mộng / Hỏi thời gian biên giới hẳn còn không?/ Tường đá cũ rêu phong mòn ảnh tượng/ Đổ vỡ này nào khác lúc vàng son/ Thiên sử cổ hương quê vẫn còn đấy/ Người hãy về tìm lại những phút giây/ Đến rồi đi cơ hồ sương mây khói? Vó ngựa nào chứng tích vẫn còn đây…”  (thơ Thanh Trí Cao)

Này các bạn trẻ, chắc hẳn các bạn cũng đã từng đọc qua câu chuyện thiền tông, đã được đăng tải trên sách báo Phật Giáo…! Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ, ngài đã ghi lại rằng:

“….Tổ Bồ – Đề – Đạt- Ma sang Trung Quốc chín năm ngồi quay mặt vào vách đá ở Thiếu Lâm. Sau này có ngài Thần Quang đến hỏi đạo, được thu nhận làm đồ đệ, và được đổi tên là Huệ Khả.

Một hôm Huệ Khả bạch với Tổ Bồ-Đề- Đạt-Ma: “Bạch Hòa thượng, tâm con không an, nhờ Hòa thượng dạy con phương pháp an tâm.” Đây là muốn nói thẳng vào đạo sĩ chấp tâm. Tất cả chúng ta nếu biết tu, thì người nào cũng khổ sở về chỗ “tâm” không an.

Tụng kinh, niệm Phật, trì chú gì “tâm: cũng bất an. Giờ đây làm sao mà an tâm? Khi xưa chính Tổ Huệ Khả ngồi thiền quên ăn quên – ngủ mà tâm vẫn không an. Vì vậy khi được thu làm đồ đệ, câu hỏi đầu tiên và có thể là quan trọng nhất của đời Ngài là cầu xin “Phương pháp an tâm”. Làm sao học được phương pháp an tâm, đó mới là an ổn, đó mới là cái chủ yếu của Ngài hằng mong đợi…!

Ngài hỏi với một lòng thiết tha như vậy, mà Tổ Bồ-Đề- Đạt-Ma chỉ trả lời: “Đem tâm ra ta an cho”. Nhưng ngài Huệ Khả đâu dám xem thường. Lâu nay mình nói “tâm” không an, hiện nay tìm lại xem nó ở đâu. Tìm tới tìm lui, tìm hoài “nó” mất tăm mất dạng, Ngài đành trả lời:

“Bạch Hòa thượng, con tìm “tâm” không được.”

Tổ Bồ-Đề- Đạt-Ma chỉ nói một câu: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.” Liền đó Tổ Huệ Khả ngộ được phương pháp an tâm.

Như vậy ai đọc lịch sử Thiền tông đến chỗ này, thấy “nó” lạ lùng bí mật làm sao! Tại sao “tâm” ngài Huệ Khả đang bị xao xuyến loạn động, Ngài thành thật thiết tha cầu Tổ dạy cho phương pháp an tâm, Tổ không chịu dạy, chỉ bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Ngài tìm mãi không được, nói: “Con tìm tâm không được”, thì Tổ bảo: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi.” Ngài Huệ Khả liền ngộ. Vậy ngộ tại chỗ nào?

Hiện nay nghe như vậy chúng ta có ngộ chưa? Chúng ta nghe thì ngẩn ngơ không biết Tổ nói cái gì. Thế thì câu nói: “Ta đã an tâm cho ngươi rồi” là câu nói đùa hay là câu nói thật? Ngài đã nói tìm tâm không được, tại sao Tổ bảo “Ta đã an tâm cho ngươi rồi”?

Thật tình ai nghe câu nói này, đều không hiểu chi hết. Nhưng từ ngày Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma truyền Thiền Tông vào Trung Hoa đến nay gần hai ngàn năm rồi, câu nói đó vẫn là câu nói bất hủ. Người bình thường, đọc thì thấy như vậy, là sự lạ đời, như là câu nói vô nghĩa.

Trước khi giải thích, chúng tôi mong muốn quí vị khám phá và từ từ tìm hiểu về câu nói đó…!” (H.T. Thiền Sư Thích Thanh Từ)

Qua câu chuyện trên cho chúng ta thấy, muốn quay về với chính mình, để có được “an tâm” không đơn giản chút nào cả. Nếu hành giả dốc lòng tu tập…thiền quán, cần phải có sự chỉ dẫn của quý thầy tường tận, nhưng cũng cần tìm cho đúng minh sư thì sẽ mới có câu, giải đáp thấu tình đạt lý…!

Thưa quý bạn trẻ!!!

Nếu như nói, nhìn lại – chính minh, tuy rất là dễ ai cũng có thể biết vào làm được cả. Nhưng có quyết tâm thực hiện hay không là chuyện khác. Ngoại trừ những người có tâm hướng về đạo hay nói một cách khác là họ được sự hướng dẫn do những vị thầy…dạy dỗ chu đáo. Hướng về nội tâm chính mình để tìm lại những gì mà xưa chúng ta đã lãng quên. Nhất là thời buổi bây giờ, cơm – áo – gạo -tiền ai ai cũng thế…!

Vọng ngoại thì nhiều quay về với nội tâm rất ít, vì xã hội hiện đại chi phối đủ điều. Mọi thứ đều cần phải chạy đua với chúng. Ngay cả chiếc đồng hồ cũng là đối thủchúng ta đang ra sức chạy đua…thì làm sao, mà có thời gian rảnh rổi để mà soi rọi vào bên trong “ nội tâm” của chúng ta.

Đã vậy, còn có một số  câu hỏi rất khách quan: Nếu cuộc đời có phải thực sự mệt mỏi chăng?

-Mệt mỏi là đúng rồi, thoải mái chỉ danh cho những người đã khuất (mất.) Còn nữa, giả dụ như:

– Đường đi dễ dàng là bạn đang xuống dốc, khó khăn là bạn đang lên dốc.

-Khổ mới là nhân sinh. Mệt mỏi là công việc.

-Biến hóa mới là vận mệnh. Nhẫn nhịn là từng trải.

-Cho đi là trí tuệ.

-Tỉnh lại chính là tu dưỡng.

-Buông bỏ chính là đạt được.

Nếu như bản thân chúng ta cảm thấy vất vả và khổ đau. Thì hãy tự nghĩ lại rằng:

-Đường dễ là đường xuống dốc…!

Nếu muốn thành đạt trong mọi lãnh vực thì hãy chấp nhận con đường lên dốc.

-Phải vượt qua bao gian khổ mới đạt được thành tích, chưa kể đấu tranh tư tưởng giữa (ác và thiện) vì quyền lợi cá nhân hay tư hữu cho chính bản thân mình…vân… và vân…!

Hãy cố gắngcố gắng thật nhiều lên. Con đường tu học để đạt được sự giải thoát…luân hồi sanh tử, đâu phải dễ dàng như mình tưởng. Ngược lại, con đường đời muốn thành công trên thương trường, cũng không dễ chút nào. Lời khuyên chân thật đến với đại chúng rằng, đừng có nản lòng, việc gì thành đạt cũng phải có cái “giá” của nó cả! Không ai làm sẵn cho mình thừa hưởng, cũng như không ai (nấu cơm sẵn …) cho mình ăn cả! Đó là sự tất nhiên trên thế gian.

Hiện tượng đang (hot) – còn (nóng hổi) tại Việt Nam, vừa trải qua mấy tuần lễ qua….Các bạn trẻ thân mến! Cũng nhưng quý vị nam phụ – lão ấu gần xa, hầu như nơi nào có người Việt sinh sống, trong cũng như  ngoài nước đều như thế. Từ nhà hàng, quán ăn cho đến nơi nơi ai ai cũng bàn tán xôn xao về hiện tượng đã xảy ra tại Việt Nam, chắc mọi người cũng rõ. Đó là (thầy) Minh Tuệ nhưng bản thân của Minh Tuệ không nhận là (thầy) hay là (sư) chỉ xưng (con) với mọi người, những việc làm và hành động như thế, chưa có mấy ai thực hiện được như tạm gọi (nhà sư) Minh Tuệ. Việc làm hiếm có suốt 6 năm ròng rả thực hiện hạnh Đầu Đà của Phật Giáo thời đức Phật còn tại thế, hạnh khổ hạnh đi khất thực ngày một bữa, ngủ ngồi nơi hoang vắng nghĩa địa hoặc hang hốc nào đó… Nhưng hiện tượng hiếm thấy ở Việt Nam xảy ra vào thời điểm này thật kỳ ngộ…! Hiện tại có nhiều ý kiến trái nghịch nhau, mọi người đang xôn xao chẳng khác nào vàng thau lẫn lộn trong chốn Ta Bà đương lúc nhiễu nhương bờ mê – bến giác, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm….!!!

Tác giả viết bài này chỉ đưa ra hiện tượng trong hiện tượng cho quý vị rộng đường nhận xétdư luận tùy theo cảm nhận của từng vị, không ai giống ai cả, và cũng xin đừng bận tâm!!! Hãy nhìn vào chính bản thân mình trước để tìm ra câu giải đáp? Làm thế nào để cho  “tâm” mình được bình an giữa cơn biến động. Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.

Ý còn dài – nhưng người viết xin được khép lại, hẹn dịp khác sẽ chia xẻ cùng quý bạn trẻ nhé! Tạm mượn dòng thơ dưới đây để kết thúc bài viết.

“Sống trên đời màng chi chuyện thua thắng / Để cho lòng được hưởng phút bình yên? Nhịn một chút thôi bớt những ưu phiền / Lùi một bước – biển trời còn cao rộng / Ta tha thứ giữa dòng đời biến động / Có phải đâu – nhu nhược hay yếu mềm / Mà ta muốn mọi việc được trôi êm / Sao cứ phải tuyệt tình câu ân nghĩa / ta khạo khờ bởi người thương kẻ khịa / Làm sao mà đong đếm hết đúng – sai/ Cứ mỉm cười chào đón những sớm mai / Thật hay giả chẳng so đo tính toan…” 

“Bởi ta biết giữa dòng người sinh – diệt / Gieo thiện lành gặt quả ngọt bình yên” ( Đồng Ánh Liễu)

Lại lần nữa, chúc quý bạn trẻ – cũng như những độc giả gần xa, luôn luôn an lanh, cũng như bao điều tốt đẹp, thường xuyên đến với quý vị. Xin hãy nhìn thật kỹ vào bản thân mình trước…! Sau khi hành hoạt, để mọi việc thấu tình – đạt lý- thuận duyên không gặp nhiều phiền não – nhiễu hại trong đời. Mong lắm thay!!!

California, Santa Ana ngày 10 /6 /2024 

T. Nhuận Hùng