Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Thực Hành Phật Giáo Giúp Thân Khỏe Tâm An

0
16
GIỚI THIỆU
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH PHẬT GIÁO
GIÚP THÂN KHỎE TÂM AN 
Thích Thiền Như

ngoi thienngoi thienPhật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thương đến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân. Đặc biệt, Phật giáo đưa ra những phương pháp thực tập mà bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng tu tập chứ không phải chỉ trên phạm vi lý thuyết. Mục đích tối thượngđạo Phật nói đến chính là cảnh giới Niết bàn, một trạng thái thân và tâm hợp nhất, với tâm tỉnh thức, trong sáng, thấy biết như phápvắng mặt khổ đau. Đức Phật quán sát con người có nhiều tâm tham lam cần được đáp ứng nên Ngài nhấn mạnh đến sự thực tập để vượt lên cái tôi nhỏ bé làm biểu lộ cái vô ngã, giải thoát con người ra khỏi những ràng buộc của cảm xúc tiêu cực khiến con người phải khổ đau để sống trong sự hạnh phúc tột cùng của chánh pháp.

Là người Phật tử chân chính, có niềm tin vững chắc nơi giáo lý Phật giáo, chúng ta nên quay về chăm sóc nội tâm, dành nhiều thời gian mỗi ngày để thực tập thiền, làm chủ cảm xúc. Hơn bao giờ hết chúng ta cần phải vượt qua các trạng thái như: Buồn chán, lo lắng, sợ hãi, bất an… bằng cách dành thời gian để thực tập một số phương pháp thực hành trị liệu tâm lý của Phật giáo như sau:

1. THỰC HÀNH THIỀN BUÔNG THƯ
Khái niệm phương pháp thực hành thiền buông thư
Buông là buông bỏ, thả lỏng thân cũng như tâm; Thư là thư giãn, nghỉ ngơi. Buông thư là thư giãn sâu và thả lỏng cơ thể trong trạng thái dễ chịu nhất.

Đa số con người sống trong xã hội hiện đại hôm nay đều có một đời sống rất bận rộn bởi cơm áo gạo tiền, các mối quan hệ gia đình, bạn bè cũng như chịu rất nhiều áp lực do đời sống đông đúc tại các đô thị, môi trường ô nhiễm, cạnh tranh việc làm. Tất cả tạo nên sức ép vô cùng lớn trên thân và tâm con người. Đó là sự căng thẳng làm phát sinh những bệnh tật không mong muốn nơi thân. Hơn bao giờ hết, khi con người cần một phương pháp để loại trừ những căn bệnh đó thì thiền buông thư chính là phương pháp hữu hiệu nhất.

Cách thức tiến hành
Nếu muốn thực tập thiền mà không có người hướng dẫn, hành giả có thể chọn một cách thực hành theo ý thích (thấy có kết quả tốt cho bản thân). Quý vị chọn một chữ hay một câu ngắn dễ nhớ như danh hiệu “A Di Đà Phật”. Sở dĩ chúng ta chọn một câu hay một danh hiệu dễ nhớ nhằm giúp người thực hành có sự chú tâm dễ dàng, ít bị phân tán. Phương pháp thực hành cụ thể như sau:

Hành giả chọn một nơi để thực tập, ngồi thật thoải mái trên ghế thiền hoặc trên ghế, có thể nằm trên giường trong trường hợp không ngồi được.

– Nhắm mắt lại và bắt đầu buông thả các bắp thịt toàn thân, bắt đầu từ hai bàn chân rồi lên dần mắt cá, bắp đùi, bụng, lưng, ngực, vai, cổ và đầu. Trong trường hợp này, nếu hành giả mở mắt mà thấy thoải mái hơn thì có thể mở mắt để thực tập.

Hít vào, thở ra thật thoải mái và bắt đầu câu niệm Phật ở mỗi câu thở ra như “A Di Đà Phật”.

– Sau khi thực hành niệm Phật ở mỗi hơi thở ra từ 5 đến 10 phút, cảm nhận tâm đã lắng dịu thì không niệm nữa mà tập trung chú ý ở mỗi hơi thở vào – ra cùng với cảm giác thoải mái.

– Đừng quan tâm nhiều về mức độ mình thực hành được nhiều hay ít, thực hành tới đâu thì tốt tới đó. Khi các tạp niệm xuất hiện và lôi kéo tâm ta thì hành giả phải tỉnh thức để nhận biết và tự nhắc nhủ “tỉnh thức, tỉnh thức” rồi trở về với sự thực tập như cũ.

Thời gian thực tập khoảng 15 đến 30 phút thì chấm dứt, không đứng lên ngay mà nên thực tập xả thiền qua sự xoa bóp thân thể.

Phương pháp tiến hành ở trên là sự kết hợp giữa Thiền và Tịnh độ. Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp thực tập buông thư khác, tùy vào mỗi tông pháiphương pháp tiến hành có đôi phần khác nhau. Nhưng một điều quan trọng chúng ta cần nhớ là những người tập luyện lâu năm thiền buông thư trong các môn phái khác như Vipassana thuộc Nam tông, thiền Mật tông, thiền chú ý hơi thở cũng có kết quả tốt đẹp như nhau. Dù hành giả thực hành theo môn phái nào thì khi làm phát sinh trạng thái buông thư cũng đều có kết quả tốt và giúp chống lại các tác hại xấu của căng thẳng, giúp phát triển sức khỏe.

Những lợi ích của thiền buông thư
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu thấy rõ thực hành thiền buông thư làm giảm căng thẳng tâm lý xã hội:
Giảm các bệnh liên quan đến tâm thần như lo âu, sợ hãi. Đồng thời, ảnh hưởng tốt đến các trạng thái thân thể: Làm cho tim đập chậm lại, huyết áp giảm, mức tiêu thụ không khí giảm và các hoạt động trong bộ não tốt hơn.

Thực hành thiền buông thư ngoài việc phát triển sức khỏetrí tuệ, còn giúp con người phát triển thông minh cảm xúc. Thực hành tự thấy biết chính mình một cách rõ ràng chân thật qua sự tu tậpmở rộng phạm vi thông minh của bản thân và thấy biết rõ ràng những cảm xúc của chính mình, rọi ánh sáng của sự thông minh hiểu biết đó vào tận cội nguồn sâu kín của tâm thức, từ đó nguồn năng lượng bị đè nén có cơ hội phát triển.

2. THỰC HÀNH LẠY PHẬT THEO KHÍ CÔNG
Khái niệm phương pháp lạy Phật theo khí công
Lạy Phậtphương pháp bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật đồng thời giúp giảm tính tự tôn tự ngã của bản thân.

Cách thức tiến hành phương pháp lạy Phật theo khí công
Để chuẩn bị cho cách lạy Phật theo khí công, chúng ta tập theo 6 bước như sau:
– Bước 1: Đưa hai tay lên trước vùng tim tỏ sự thành tâm. Khi tập nhớ hít hơi vào và thở hơi ra cho đúng cách. Khi lạy Phật thì đọc danh hiệu một vị Phật rồi hít hơi vào và lạy xuống.
– Bước 2: Hít vào bằng mũi, đưa hai tay lên trên đầu (khi lạy Phật theo khí công thì chỉ nên đưa hai tay ngang trước trán để tỏ lòng thành kính).
– Bước 3: Thở ra bằng mũi, đồng thời ngồi xuống, hai gót chân đưa cao, hai tay thẳng phía trước để lấy thăng bằng.
– Bước 4: Tiếp tục thở ra, cúi người xuống phía trước, các đầu ngón tay chấm đất, hai chân phía dưới (đầu gối xuống đến hai bàn chân) nằm thẳng trên mặt đất để cho người được vững vàng.
– Bước 5: Tiếp tục thở ra cùng lúc tiếp tục lạy xuống. Trán chạm đất thì hơi thở trong phổi được thở ra hết. Sau đó, hít hơi vào, đưa các ngón chân vào trong, hất người ra phía sau và ngồi dậy thẳng lưng.
– Bước 6: Hít hơi vào, bật người ra phía sau, ngồi dậy trên phía trước bàn chân, tiếp tục thở vào và đứng thẳng lên. Và khi đứng lên thì trở lại bước 1 như lúc đầu.

Lợi ích của phương pháp lạy Phật theo khí công trong trị liệu
Lợi ích về thân:
Lạy Phật theo khí công cũng chính là thiền buông thư khi hoạt động, giúp giảm những đau nhức do phong thấp gây ra, gia tăng sức mạnh của hệ thống các bắp thịt và gân nâng đỡ cột sống. Phương pháp này rất thích hợp cho những người thường phải ngồi lâu, tập thế lạy Phật theo khí công với tâm buông thư và cầu nguyện giúp hết đau nhức trong một thời gian nhanh chóng. Tập lạy theo khí công giúp các bắp thịt và gân vùng lưng gia tăng hoạt động trong trạng thái tâm buông thư. Khi con người có một sức khỏe tốt thì dòng trạng thái tâm lý cũng như những phiền não trong tâm sẽ dần dần được chuyển hóa.

Lợi ích về tâm:
+ Giải trừ oán kết: Khi thực hiện động tác lạy Phật, hành giả hướng cả thân và tâm vào chư Phật. Suy tư về nguyên nhân của mọi oán kết, hành tướng của mọi oán kết. Rồi quán tưởng đến hình ảnh Đức Phật phóng hào quang giúp Phật tánh trong tâm tự tỏa rạng. Nhờ vào tha lực của của Đức Phật và sự nỗ lực của bản thân mà giải tỏa mọi oán kết trong thân và ngoài thân.
+ Việc lành càng thêm lớn: Khi lạy Phật, tâm ta không khởi niệm phân biệtcầu nguyện cho tất cả mọi người đều được an lạc như ta. Nhân đây mà lòng từ bi chúng ta thêm tăng trưởng, hạt giống thiện căn ngày càng lớn. Thực hành lạy Phật theo khí công đem lại cho chúng ta sự thư thái, nhẹ nhàng.
+ Giảm bớt ngã chấp, thực tập khiêm hạ: Khi ta thực hiện động tác hạ người mình xuống sát với mặt đất, tâm ta khởi sinh lòng khiêm hạ, không còn tranh giành thắng thua, diệt trừ kiêu ngạo, hống hách.

3. THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN
Khái niệm phương pháp cầu nguyện
Cầu nguyện là một hình thái tín ngưỡng được hầu hết các tôn giáo thực hiện. Khi con người rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực như: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi…, khát vọng đạt đến một điều gì đó thì thực hiện phương pháp cầu nguyện. Cầu nguyện như là một phương tiện an ủi tâm lý được thể hiện qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tình cảm và niềm tin của tín đồ đối với tôn giáo của mình.

Đối với Phật giáo cũng vậy, khi tín đồ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ thực hiện cầu nguyện, cảm tạ.

Cách thức tiến hành phương pháp cầu nguyện trong trị liệu

Phương pháp cầu nguyện thể hiện qua hành động, tiến hành theo các bước sau:
– Khâu chuẩn bị: Phương pháp cầu nguyện được hành giả thực hiện tại tư gia hoặc tại chùa. Ở tư gia, hành giả thực hiện hành vi cầu nguyện hàng ngày, vào tất cả các buổi trong ngày nhưng chủ yếu là buổi sáng và buổi tối. Còn cầu nguyện ở nhà chùa thì thông thường hành giả sẽ thực hiện vào ngày 1 và ngày 15 hay các ngày lễ lớn như: Lễ đản sanh, vu lan… Hành giả cũng có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào có thời gian và cơ hội đến chùa. Trước khi thực hiện phương pháp cầu nguyện, hành giả phải có sự chuẩn bị nghiêm túc: Thời gian, trang phục khi cầu nguyện, tâm thế hướng về đức Phật, Bồ tát.

Phương pháp cầu nguyện được thực hiện một cách có ý thức, chu đáo và cẩn thận về cả thân lẫn tâm. Tâm lý được hành giả chuẩn bị là sự tĩnh tâm, sắp xếp thời gian cho các buổi cầu nguyện. Đối với những Phật tửniềm tin tôn giáo vững chắc, họ sẵn sàng gác lại mọi công việc để đến chùa cầu nguyện. Khi thực hiện cầu nguyện, hành giả phải mặc trang phục trang nghiêm (áo tràng), màu sắc phù hợp.

– Hành động khi cầu nguyện: Biểu hiện bên ngoài khi thực hiện hành vi cầu nguyệnchấp tay ngang ngực, tụng kinh. Khi tụng kinh, các hành giả đọc đồng thanh các bản kinh in sẵn đã được học thuộc trong sách kinh ở chùa. Tại các buổi lễ, hành giả dù nhỏ hay lớn đều đứng hoặc quỳ trang nghiêm, tuân thủ theo các nghi lễ, luôn luôn giữ trật tự. Một số hành động khác được thực hiện trong khi cầu nguyện như: Thắp hương, nhắm mắt, lạy Phật.

Khi thực hành phương pháp cầu nguyện, mỗi hành giả đều xuất phát từ chính nhu cầu bản thân, từ những gì người cầu nguyện mong muốn. Nội dung cầu nguyện của một hành giả rất đa dạng như: Cầu an, cầu siêu, cầu xin cho công việc, cầu cho gia đình hạnh phúc… Vì vậy, động cơ và mục đích của thực tập cầu nguyện tùy thuộc vào mục đích cá nhân.

Thực tập cầu nguyện cũng là cách để Phật tử bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính, niềm tin và sự sùng bái của họ đối với đức Phật. Người chấp tay trước Phật, người quỳ gối, người sụp lạy…

Vai trò của phương pháp cầu nguyện trong trị liệu
Hành giả khi thực tập phương pháp cầu nguyện sẽ cảm nhận được niềm an lạc tỏa chiết khắp thân thể và tâm ý, tâm trạng thanh thản, nhẹ nhõm. Cầu nguyện như là hình thức giao tiếp giữa hành giả với Đức Phật, Bồ tát, … Do đó, hành giả cảm nhận được sự hiện diện và có mối liên hệ với đức Phật. Bên cạnh đó, cầu nguyện còn giúp hành giả tăng thêm niềm tinsức mạnh vào cuộc sống.

Thực hiện phương pháp cầu nguyện giúp chuyển hóa cảm xúc tiêu cực như: Lo âu, sợ hãi, buồn bã… thành cảm xúc tích cực hơn: Hạnh phúc, yên tâm, tin tưởng…

Thực hành phương pháp cầu nguyện còn giúp hành giả càng tin sâu vào Đức Phật, giáo phápchúng tăng. Thực hành phương pháp cầu nguyện giúp hành giả sống đời hiệu quả hơn, an lạc hơn, tìm được phương án tốt cho mọi vấn đề.

4. THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNGTĂNG TRƯỞNG LÒNG TỪU BI
Khái niệm phương pháp thực hành nuôi dưỡngtăng trưởng lòng từ bi
Một số người thường có quan niệm sai lầm rằng từ bi là bi lụy, mềm yếu, tiêu cực… người có lòng từ bi là những người cam chịu, ít có phản ứng khi bị những tác động không tốt. Như vậy, có thể định nghĩa từ bi theo nghĩa thông thường là nhu nhược, sợ hãi nhưng theo Phật giáo thì ý nghĩa của từ bi hoàn toàn khác. Từ là ban vui, đem niềm vui đến cho tất cả chúng sanh, bi là diệt trừ các khổ cho muôn loài. Tóm lại, từ bidiệt trừ khổ, giúp mình và người sống an vui.

Phương pháp nuôi dưỡngtăng trưởng lòng từ bi là sự vận dụng trí tuệ để phát huy tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện với mục đích làm cho mọi người, mọi loài đều được an lạc, hạnh phúc. Đây là một loại tình cảm cho đi mà không cần điều kiện, không có sự phân biệt.

Cách thức tiến hành phương pháp nuôi dưỡngtăng trưởng lòng từ bi
Việc sử dụng phương pháp nuôi dưỡngtăng trưởng lòng từ bi để trị liệu cảm xúc cho con người được thực hiện như sau:
Đầu tiên, khi hành giả bị người thân, bạn bè… phản bội, hành giả nên thực tập đặt bản thân mình vào vị trí người đó mà suy nghĩ để tìm ra lý do tha thứ cho họ. Một khi hành giả đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ dễ dàng hiểu và cảm thông cho người đó hơn, từ đây tìm ra cách giải quyết vấn đề phù hợp hơn.

Khi bị người khác xúc phạm hay nhục mạ, hành giả thực tập nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, hãy dung nạp họ bằng tất cả lòng từ bi và sự khoan dung của bạn. Lúc này, vấn đề sẽ được giải quyết một cách đơn giản hơn, bớt khổ đau hơn cho người khác.

Khi hành giả bị người khác vô cớ nóng giận mà chửi rủa, hành giả hãy cảm thông, tìm hiểu và bỏ qua. Khi tìm hiểu cặn kẽ vấn đề bằng thái độ cảm thông và tâm vị tha giúp chúng ta có được tâm trạng thoải mái hơn, thái độ bình tĩnh hơn, giải quyết vấn đề một cách thông minh hơn.

Khi có một người nào đó làm hành giả cảm thấy không vui thì nên suy nghĩ rằng con người không ai hoàn hảo cả, nhờ vậy mà tâm sân hận của chúng ta không khởi lên. Một khi ý thức được rằng bất cứ ai cũng sẽ có những khiếm khuyết, lỗi lầm thì chúng ta dễ dàng bao dung hơn cho người đó. Khi đó, vấn đề sẽ được giải quyết nhẹ nhàng nhất.

Khi bị người khác làm cho mất mặt giữa tất cả mọi người, hành giả nên thực tập đừng mang tâm hiềm hận, đừng nuôi mộng trả thù. Bởi khi chúng ta mang tâm hiềm hận và nuôi hận trả thù đó thì oan oan tương kết, oán thù càng chồng chất thêm.

Khi hành giả không được tôn trọng, hãy thực tập bao dungtha thứ. Bởi bao dungtha thứ sẽ giúp hành giả có cơ hội điều chỉnh cảm xúc của mình. Từ đó, có cách ứng xử văn minh hơn đối với người khác, mang đậm tình người hơn. Điều này giúp cải tạo các mối quan hệ tốt đẹp hơn, buông xuống được tâm trạng cáu gắt bực bội để có cuộc sống yên bình hơn.

Khi hành giả bị người thân trong gia đình làm cho đau khổ, hành giả nên có suy nghĩ về nhân duyên, ắt phải rất nhiều duyên nợ với nhau mới cùng mang chung dòng huyết mạch. Nên vì truyền thống và gia quy của gia đình mà ôm ấp và tha thứ cho những sai lầm của người thân, giúp gia đình hòa thuận, các thành viên đều sống trong tinh thần hiếu nghĩa.

Vai trò của phương pháp nuôi dưỡngtăng trưởng lòng từ bi
Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng, nếu như ai cũng từ bi thì xã hội sẽ trở thành nhu nhược, đất nước khó phát triển, điều ác sẽ hoành hành… nhưng thực tế chứng minh không phải như vậy. Từ trước đến nay, con người không phải khổ sở vì quá giàu lòng vị tha nhân ái, xã hội không phải yếu hèn bởi con người sống với nhau bằng lòng từ bi. Mà trái lại, chính bởi lòng người quá nham hiểmđộc ác mà tạo nên khổ đau cho cá nhânxã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội ở đó con người lấy sự nhân ái mà đối xử với nhau.

Theo Phật học khái lược (q.2, tr.23), hành giả thực tập hạnh từ bi sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp như sau: Khi thức hay khi ngủ đều an ổn, đời sống hiện tại được nhiều người tôn trọngyêu thương, sống trong đời không gặp nạn trộm cướp. Nhưng khi thực hành phương pháp này, hành giả không chỉ cầu ích lợi cho bản thân. Mục đích tối thượng nhất của thực tập lòng từ bi là giúp cho mình và người trong ba cõi sáu đường đều lìa khổ được vui, khi thực tập được chúng ta sẽ đạt những mục đích sau: Đoạn tận được sân hậnđộc ác; Từ bỏ được ham muốn vị kỷ, hẹp hòi; Mọi loài sống với nhau trong tinh thần đoàn kết; Đời sống cá nhâncộng đồng mang nhiều ý nghĩa hơn.

Tóm lại, những phương pháp thực hành như trên chưa phải là tất cả những ứng dụng của Phật giáo để chuyển hóa khổ đau, nâng cao hạnh phúc. Tuy nhiên, đó là những phương pháp thực hành mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Chúng ta có thể đan xen những phương pháp trên với nhau, là điều kiện và kết quả của nhau. Một số phương pháp như chánh niệmthiền định đã được tâm lý học hiện đại chứng minháp dụng trong trị liệu về làm giảm các chứng tâm bệnh như: Stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách. Bên cạnh đó, cũng có một số phương pháp, như: buông xả chưa được nghiên cứu trong tâm lý học nói chung và tâm lý trị liệu nói riêng. Đây có lẽ khoảng trống cần được các nhà tâm lý nghiên cứu thêm nhằm ứng dụng vào việc nâng cao sức khỏe tâm lý cho mọi người nói chung và điều trị các vấn đề tâm lý nói riêng. Niềm tinthực hành các phương pháp rèn luyện tâm trítâm linh của Phật giáo không chỉ giúp cá nhân chuyển hóa khổ đau thành an lạc, hạnh phúc mà còn có thể hình thành trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta thành tựu tu tập.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 420)