Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

0
38

GIỚI THIỆU KINH ĐIỀM LÀNH
(Mangala Sutta)

Bình Anson

Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) — còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc — là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya). Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ. Ở đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt sơ lược nội dung bài kinh.



Evam me sutam:
Ekam samayam Bhagavā

Sāvatthiyam viharati Jetavane
Anāthapindikassa
ārāme.
Tôi được nghe như vầy:
Một thời Đức Thế Tôn
Gần nơi thành Xá vệ,
Tại Kỳ viên tinh xá
Của ngài Cấp-Cô-Độc.

Atha kho aññatarā devatā
abhikkantāya rattiyā
abhikkantavannā

kevalakappam Jetavanam obhāsetvā

yena Bhagavā tenupasankami

upasankamitvā

Bhagavantam abhivādetvā

ekamantam atthāsi.
Vào hạ tuần canh đêm,
Vị thiên tử hiện ra,
Với hào quang rực rỡ,
Chiếu sáng cả Kỳ viên,
Đến nơi Đức Phật ngự,
Đảnh lễ Đức Thế Tôn,
Rồi đứng sang một bên.

Ekamantam
thitā kho sā devatā
Bhagavantam gāthāya ajjabhāsi:
Sau khi đã đứng yên,
Vị ấy bạch Thế Tôn,
Bằng lời kệ như sau:

Bahū devā manussā ca,
Mangalāni acintayum,
Ākankhamānā sotthānam,

Brūhi mangalam uttamam.
Chư thiên nhân thao thức,

Muốn biết về điềm lành,
Để sống đời an lạc,
Xin Thế Tôn chỉ dạy.
(Đức Phật trả lời🙂

Asevanā ca bālānam,
Panditānañca sevanā,
Pūjā ca pūjanīyānam,

Etam mangalam uttamam.
Không gần kẻ ngu si,
Thân cận người hiền trí,
Cúng dường bậc xứng đáng,
điềm lành tối thượng

Đầu tiên là 3 điềm lành: tránh xa kẻ ngu (bāla), thân cận người hiền trí, thiện tri thức (pandita), cúng dường
(pūjā) những bậc xứng
đáng để được cúng dường. Gần mực thì
đen, gần đèn thì sáng. Người ngu ở
đây là người không biết phân biệt thiện ác và có khuynh hướng theo các
điều xấu ác. Bậc trí hiền là những người có
đạo đức, tinh cần học và hành trong giáo pháp. Tôn kính và dâng tặng phẩm vật
đến các bậc tôn túc, phẩm hạnh thanh cao là một
điều quý nên làm.


Patirūpadesavāso ca,
Pubbe ca katapuññatā,
Attasammāpanidhi ca,
Etam mangalam uttamam.
Ở trú xứ thích hợp,
Quá khứ tạo nhân lành,
Hướng tâm theo lẽ chánh,
điềm lành tối thượng

Có 3
điềm lành:

– Trú xứ (desa) thích hợp

(patirūpa)
là những nơi có môi trường văn hóa xã hội tốt cho sự tu tập. Ở bầu thì dài, ở ống thì tròn. Chúng ta thường bị tác
động
bởi hoàn cảnh xã hội. Ở những nơi chỉ chuộng hình thức hào nhoáng bên ngoài, hưởng thụ vật chất, chạy theo nhu cầu dục lạc, lễ nghi rườm rà, chuộng các lời hoa mỹ rỗng tuếch thì cũng khó tu tập.

– Nếu trong quá khứ của
đời này, hay trong các
đời trước, đã tạo các công
đức

(katapuññatā),
nay, quả phước lành sẽ
được gặt hái trong hiện tại. Đây là một
điềm lành. Bằng không, hãy nỗ lực làm việc thiện,
để tạo nhân lành cho tương lai.

– Một
điềm lành khác là tâm ta có
định hướng chân chánh, đúng đắn
(sammāpanidhi),
hiệp theo lẽ
đạo. Đây là
điều quan trọng, phải có tác ý đúng.


Bāhu-saccañca sippañca,
Vinayo ca susikkhito,
Subhāsitā ca yā vācā,
Etam mangalam uttamam.
Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Giới luật biết tu tập,
Có những lời khéo nói,
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành
đây: được học và có nhiều hiểu biết (bāhu-saccam) , có nghề nghiệp tốt (sippam), biết hành trì các nguyên tắc giới luật đạo đức (vinayo), và biết dùng ngôn từ hòa ái, chân thật.


Mātāpitu upatthānam,
Puttadārassa sangaho,
Anākulā ca kammatā,
Etam mangalam uttamam.
Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Biết nuôi nấng vợ con.
Việc làm không xung khắc,
điềm lành tối thượng

Có 3
điềm lành: phụng dưỡng cha mẹ (mātāpitu), nuôi nấng gia
đình

(puttadārassa), có công việc làm không gây xung
đột

(anākulā) với người khác.


Dānañca dhammacariyā ca,
Ñātakānañca sangaho,
Anavajjāni kammāni,
Etam mangalam uttamam.
Bố thí, hành đúng pháp,
Giúp quyến thuộc họ hàng,
Hành xử không tỳ vết,
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành: có lòng bố thí rộng rãi (dānā), có phẩm hạnh trong sạch theo giáo pháp (dhammacariyā), biết giúp
đỡ bà con họ hàng (ñātakā), có những hành
động giao tiếp trong sạch, không bị chê trách (anavajjā).


Āratī viratī pāpā,
Majjapānā ca saññamo,
Appamādo ca dhammesu,
Etam mangalam uttamam.
Ghê sợ, tránh điều ác
Không nghiện ngập rượu chè,
Tinh tấn hành thiện pháp,
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành: biết ghê sợ (āratī) tội lỗi, biết tránh xa (viratī) tội lỗi (viratī pāpā), không rượu chè say sưa làm u mê (majjapānā), tinh tấn (appamādo) làm các
điều lành, thiện pháp (dhammesu).


Gāravo ca nivāto ca,
Santutthī ca kataññutā,
Kālena dhammassavanam,

Etam mangalam uttamam.
Sống lễ độ, khiêm cung,
Tri túctri ân,
Đúng thời, nghe giảng Pháp,
điềm lành tối thượng.

Có 5
điềm lành: thái
độ
lễ phépvăn hóa (gāravo), tính khiêm hạ (nivāto), biết sống
đủ, tri túc (santutthī), biết nhớ ơn, tri ân (kataññutā), và biết
đến nghe Pháp
(dhammassavanam)
đúng thời, đúng lúc
(kālena).



Khantī ca sovacassatā,
Samanānañca dassanam,
Kālena dhammasākacchā,

Etam mangalam uttamam.
Kham nhẫn, biết phục thiện,
Thường đến gặp Sa-môn,
Đúng thời, đàm luận Pháp,
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành: biết kiên nhẫn (khantī)chịu
đựng
, biết phục thiện dễ dạy
(sovacassatā), thường thân cận các bậc tu hành (samana),
đàm luận, trao
đổi
học Pháp
(dhammasākacchā).



Tapo ca brahmacariyañca,
Ariyasaccāna dassanam,
Nibbāna sacchikiriyā ca,
Etam mangalam uttamam.
Tự chế, sống phạm hạnh,
Thấy chân lý nhiệm mầu.
Thực chứng quả Niết Bàn
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành: sống tinh cần tự chế (tapo), sống
đời sống phạm hạnh
(brahmacariya), thẩm thấu chân lý nhiệm mầu (ariyasaccā)

– tức là Tứ thánh
đế
,
thực chứng Niết bàn (nibbāna sacchikiriyā).


Phutthassa lokadhammehi,
Cittam yassa na kampati,
Asokam virajam khemam,
Etam mangalam uttamam.
Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
An nhiên, không uế não,
điềm lành tối thượng

Có 4
điềm lành: Tâm bất
động
, không lay chuyển khi bị gió
đời hay pháp thế gian (lokadhamma) – khen chê,
được mất, vinh nhục, buồn vui – thổi
đến. Ba điềm lành khác: không còn sầu não (asoka), sống an nhiên (khema), không còn uế nhiễm (virajam).



Etādisāni katvāna,
Sabbatthamaparājitā,
Sabbattha sotthim gacchanti,
Tantesam mangalam uttaman’ti.
Ai sống được như thế,
Đến đâu không thối thất,
Đến đâu cũng an toàn,
Những điềm lành tối thượng.

Được như thế là đã nhập dòng thánh giải thoát. Khi ấy, cho dù sống trong dòng
đời, đi đến đâu cũng không bao giờ bị tham sân si
đánh bại
(sabbattha aparājitā),
đi đến đâu cũng bình an tự tại, an toàn (sabbattha sotthim gacchanti).
Đó là
điềm lành cao quý nhất.

*

Trong 11 câu kệ trên, Đức Phật đã đưa ra một bản hướng dẫn tổng quát cho người cư sĩ Phật tử, như là một cẩm nang tu học. Đầu tiên, người ấy phải biết tránh xa người ngu ác, chỉ biết chạy theo cám dỗ của ngũ dục. Phải biết thân cận bậc thiện tri thức để học hỏi, phải biết cung kính bậc tôn kính. Người ấy phải biết chọn nơi thích hợp
để sinh sống, và biết tạo nhân lành
để có phước báu tương lai. Phải biết hướng tâm theo đường chánh, học rộng và có tay nghề giỏi, có việc làm không gây tranh chấp, xung
đột
với người khác.

Trong gia
đình
, người ấy phải biết phụng dưỡng cha mẹ, nuôi nấng vợ con, giúp
đỡ quyến thuộc. Người ấy phải có lòng bố thí rộng rãi, tinh tấn giữ giới, không nghiện ngập say sưa, biết ghê sợ và tránh xa các
điều tội lỗi. Người ấy có những hành
động thiện lành, không bị chê cười, có những lời nói khéo léo, hòa ái.

Trong tiến trình tu học, người ấy phải biết lễ
độ
, khiêm tốn, không cống cao ngã mạn. Phải biết sống tri túc và lúc nào cũng có lòng biết ơn những người
đã giúp,
đã chỉ dạy mình. Người ấy phải sẵn sàng nghe và sửa
đổi
tâm tánh mình. Lúc nào cũng tinh tấn học và hành theo giáo pháp, gần gũi các bậc tu hành
đức hạnh cao quý.

Sống tự chế, tỉnh giác, có giới
đức
tốt, người ấy nổ lực để thấu
đạt và thực chứng chân lý nhiệm mầu – tức là Tứ Diệu
Đế
, để nhập dòng thánh giải thoát, chứng
đắc
Niết bàn. Nếu
được như thế, người ấy sống an nhiên tự tại, không xao
động
bởi các pháp thế gian. Đi đến đâu cũng an vui, ở nơi nào cũng không bao giờ bị tham sân si áp chế.
Đó là phước lành cao thượng nhất trên
đời.

Theo lời ngài Hòa thượng Narada trong quyển “Đức Phật và Phật Pháp”:

Bài kinh nổi tiếng nầy, thường
được trì tụng trong các nước Phật Giáo, là một bài tóm tắt minh bạch
đầy đủ các điều luân lý của đạo Phật, cho cá nhânxã hội. Ba mươi tám
điều phước đức trong bài
đó là một hướng dẫn thiết yếu cho
đường đời. Bắt đầu là “lánh xa kẻ xấu ác” vốn căn bản cho các tiến bộ luân lýtâm linh, những
điều Phước Đức
đưa đến thành tựu một tâm ý vô tham, vô úy an nhiên. Hành trì theo các lời dạy trong bài kệ là một con
đường
chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia, và nhân loại.

Bình Anson
Perth, Tây Úc
tháng 08-2011