Giới Bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ Phần

0
58
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
THÍCH NHẬT TỪ
Dịch và chú thích:
GIỚI BỔN TỲ-KHEO CỦA LUẬT TỨ PHẦN
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Giới bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ phầnGiới bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ phần
pdf_download_2pdf_download_2


MỤC LỤC
Lời giới thiệu – HT. Thích Trí Quảng
Lời giới thiệu – HT. Thích Giác Toàn
Lời nói đầu của dịch giả
Lời đầu sách
GIỚI BỔN TỲ-KHEO
I. Lời tựa Giới kinh 
II. Biểu quyết đọc giới
III. Đọc giới Tỳ-kheo 
1. Bốn giới trục xuất 
2. Mười ba giới Tăng tàn 
3. Hai trường hợp chưa xác định 
4. Ba mươi giới xả vật 
5. Chín mươi giới sám hối 
6. Bốn trường hợp hối lỗi 
7. Một trăm điều nên học.
8. Bảy cách dứt tranh chấp 
9. Lời kết thúc 
IV. Giới kinh vắn tắt của bảy đức Phật 
V. Lời khuyến khích giữ giới
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng đối chiếu Giới Tỳ-kheo của các trường phái luật..69
Phụ lục 2: Đối chiếu Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ với năm
trường phái luật Phật giáo
Phụ lục 3: Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng Pāli 
Phụ lục 4: Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng Trung văn
Phụ lục 5: Kinh Giới Tỳ-kheo của Luật tứ phần bằng Hán văn 
Sách tham khảo
Vài nét về dịch giả 

LỜI GIỚI THIỆU

 Quyển “Giới bổn Tỳ-kheo” (P. Bhikkhu Pātimokkha, S. Bhikṣu Pratimokṣa, 比丘戒本) của Luật tứ phần do Thượng tọa Nhật Từ dịch và chú thích là cương lĩnh giới luật của Tăng đoàn, do đức Phật thành lập, theo đó, Tăng đoàn đọc tụng trong lễ Bố-tát vào ngày rằm hoặc mùng một.

Là một trong ba nền tảng tâm linh quan trọng trong Phật giáo, giới luật được xem là trụ cột của Tăng đoàn, giúp các vị xuất gialý tưởng cao quý làm chủ giác quan, chuyển hóa tham ái, lần lượt trở thành tiệm cận thánh nhânthánh nhân

Trong 12 năm đầu từ lúc giác ngộ, đức Phật chưa thành lập giới luật là do Tăng đoàn thanh tịnh, “giới thể” của Tăng đoàn như gương tròn sáng. Trong 33 năm hoằng pháp còn lại, đức Phật lần lượt thành lập “giới tướng”, theo Luật tứ phầnTỳ-kheo có 250 điều giới và Tỳ-kheo-ni có 348 điều giới nhằm giúp người xuất gia tăng trưởng giới hạnh thanh cao.

Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ XX, Tăng Ni thuộc Phật giáo Bắc truyền đọc Giới bổn bằng chữ Hán, đang khi hơn 3 thế kỷ qua, kể từ lúc vùng Nam bộ trở thành một phần của lãnh thổ Việt Nam thì Tăng đoàn Phật giáo Thượng tọa bộ đọc Giới bổn bằng Pali. Tăng đoàn của hai truyền thống Bắc truyền và Nam truyền ít khi có cơ hội đọc, tham khảođối chiếu Giới bổn của nhau.

Từ năm 2019, đức Trưởng lão HT. Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tin tưởngchỉ định tôi làm Chủ tịch Hội đồng Giám luật nhằm thúc đẩy Tăng Ni trên toàn quốc giữ giới thanh tịnh, tìm hiểu Giới bổn của các trường phái Phật giáo, thể hiện đạo phong thoát tục trong cuộc sống. 

Từ năm 2020, với tư cách là Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, tôi chủ trương thành lập khoa Luật học Phật giáo. Khóa đầu tiên của khoa này được khai giảng tại Tu viện Vĩnh Nghiêm, quận 12, TP.HCM vào 3-3-2021, với 22 Tăng sinh và 10 Ni sinh theo học nội trú.

Tại TP.HCM, từ lúc khánh thành Việt Nam Quốc Tự vào 7-11-2017 đến nay, tôi quy định các thành viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM phải tham dự các lễ Bố-tát đọc Giới bổn vào ngày rằm và mùng một hằng tháng.

Từ vài thập niên qua, song song với việc dịch và ấn tống các Nghi thức tụng niệm thuần Việt, tôi dự định dịch Giới bổn ra tiếng Việt nhưng do bận nhiều Phật sự quan trọng khác, tôi chưa thể thực hiện được. Tôi hoan hỷ khi TT. Nhật Từ dịch và chú thích Giới bổn của Luật tứ phầnđính kèm phụ lục Giới bổn Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng tiếng Việt, Pali, Trung văn để tham khảo.

Để góp thêm một tài liệu cho ngành Luật học Phật giáo tại Việt Nam, tôi giới thiệu dịch phẩm này đến với Tăng Ni sinh theo học tại 4 Học viện Phật giáo Việt Nam trên toàn quốc, cũng như tất cả giới tử Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni tại các Đại giới đàn do các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại 63 tỉnh thành.

Tôi tin tưởngcầu chúc các thành viên Tăng đoàn sống đời giới hạnh thanh cao, xứng đáng làm bậc thầy tinh thần của hàng Phật tử tại gia.

 

      Chùa Huê Nghiêm 2, rằm tháng giêng 2021
Trưởng lão HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Đệ nhất Phó pháp chủ kiêm Giám luật
 Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 


 

LỜI GIỚI THIỆU

Tôi hoan hỷ khi nhận được bản thảo “Giới bổn Tỳ-kheo của Luật Tứ phần” do TT. Nhật Từ dịch và chú thích. Đây có thể xem là một trong những thành quả đầu tiên của Trung tâm Nghiên cứuPhiên dịch Phật học do dịch giả làm Giám đốc, thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

Mặc dù trung tâm này được thành lập chưa đầy sáu tháng, nhưng cùng lúc cho ra đời sáu dịch phẩm về giới luật và nhiều dịch phẩm khác về triết học Phật giáo đang trong giai đoạn hoàn thành, quả thậtnỗ lực lớn của TT. Nhật Từ và các thành viên của trung tâm.

Giới bổn Tỳ-kheo” đã được các bậc cao Tăng Phật giáo Việt Nam như Trưởng lão Thích Hành Trụ, Trưởng lão Thích Trí Thủ, Trưởng lão Thích Trí Quang, Trưởng lão Thích Đổng Minh dịch ra Việt ngữ rất sớm, làm nền tảng cho việc nghiên cứuthọ trì của Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, với văn phong của lớp người hiện đại, cộng với việc chú thích tường tận, tôi tin rằng bản dịch này giúp cho người học và hành hiểu rõ hơn về nội dung và giá trị của giới luật do đức Phật quy định.

Tôi trân trọng những nỗ lực đóng góp của dịch giả. Rất mong các Tăng Ni Phật giáo Việt Nam có thêm nhiều vị tham gia vào việc nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm trong Luật tạng, góp phần làm sáng tỏ những lời dạy cao quý của đức Phật về giới hạnh, ứng dụng những nguyên tắc đạo đức cao quý trong đời sống hằng ngày, củng cố và phát triển Tăng đoàn, làm cho Phật pháp được trường tồnnhân gian.

Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Hồ Chí Minh
Mùa Phật đản PL. 2565 – DL. 2021
Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
HT. THÍCH GIÁC TOÀN

 


 

 

 LỜI NÓI ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ
 NHÂN DUYÊN DỊCH GIỚI BỔN

 

Vào năm 1988, sau khi tiếp nhận giới Cụ túc tại Đại giới đàn do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức, tôi may mắn được học bản chữ Hán của “Tứ phần luật Tỳ-kheo giới bổn” (四分律比丘戒本) của Pháp Tạng bộ (S. Dharmagupta, 法藏部)với HT. Thích Huệ Hưng, nguyên là Phó hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM). Để giúp bản thân mình hiểu rõ giới Tỳ-kheo, tôi đã dịch bản văn này ra tiếng Việt và trình HT. Thích Huệ Hưng hiệu đính tại Tu viện Huệ Quang.

Ngày mùng 2 tết Tân Sửu (14/2/21), khi đọc lại bản dịch của hơn 30 năm trước, tôi nhận thấy còn nhiều khái niệm Phật học dưới dạng phiên âm Hán Việt, vốn xa lạ với người Việt Nam hiện đại. Tôi quyết định dịch lại Giới bổn (戒本) này, bổ sung thêm các chú thích đơn giản về các thuật ngữ luật Phật giáo dưới hình thức Hán – Việt.

Bản nguyên tác chữ Hán của “Tứ phần luật Tỳ-kheo giới bổn” (四分律比丘戒本) mà tôi dịch được trích trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新修大藏经),[1] thường viết tắt là Đại Chánh tạng (大正藏), tập 22, bản văn số 1429, quyển thứ nhất. Mã số viết tắt của Tỳ-kheo giới bổn trong ấn bản điện tử (CBETA) là “T22n1429_001,” trong đó, “T” là viết tắt của Taishō (大正, Đại Chánh), “n” là viết tắt của “number”, tức là số thứ tự của tập, và 1429 là số thứ tự của bản văn này trong Đại Chánh tạng, con số 001 là “quyển thứ nhất” (第1卷).[2]

Một số chú thích mang tính đối chiếu các bản văn Đại tạng kinh bằng chữ Hán trong sách này là dựa vào ấn bản CBETAonline.[3] Hàng trăm chú thích còn lại là của dịch giả, nhằm giúp độc giả dễ dàng đối chiếu thuật ngữ Luật học Phật giáo bằng Hán Việt. Cùng thời gian này, khi dò chính tả quyển sách “Nghiên cứu giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ: Đối chiếu với năm phái luật Phật giáo” do tôi dịch và sẽ xuất bản vào năm 2021, tôi đưa phần “Bảng đối chiếu giới Tỳ-kheo trong luật Pāli với năm trường phái luật Phật giáo bằng chữ Hán” vào phụ lục của sách này để Tăng đoàn Bắc tông có thể thấy được sự tương đồng giữa Kinh giới Tỳ-kheo của Luật Tứ phần và Giới Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ.

Tôi chủ trương dịch trung thành với bản văn chữ Hán, song song với việc thể hiện văn phong và văn phạm Việt Nam trong bản dịch. Các chủ ngữ và tân ngữ bị tỉnh lược trong bản chữ Hán, tôi thêm vào trong bản dịch tiếng Việt. Khi có sự thêm vào, tôi đặt các từ và cụm từ đó trong dấu [ ] để dễ nhận diện. Đối với giới khoản nào mà câu sau lặp lại nguyên văn của câu trước đó, chỉ thêm một vài từ thì tôi tỉnh lược câu trùng lặp đó để câu văn được ngắn gọn mà vẫn giữ được sự trung thành về nội dung trong bản dịch so với bản nguyên tác.

VỀ TÊN GỌI Luật Tứ phần

Luật Tứ phần (四分律) là tên luật Tỳ-kheo (比丘律) theo cách dịch của ngài Phật-đà-da-xá (佛陀耶舍) và Trúc Phật Niệm (竺佛念) vào những năm 410-412 đối với Luật Pháp tạng bộ (Dharmagupta-vinaya, 法藏部戒律) hay còn gọi là Luật Đàm-vô-đức (曇無德律), thuộc tập 22 của Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正藏第二十二冊)

Về nội dung, Luật Tỳ-kheo-ni của Pháp Tạng bộ(Dharmagupta, 法藏部) kế thừa Luật Tỳ-kheo-ni của Thượng tọa bộ, nhưng bổ sung thêm 37 điều giới bao gồm 12 giới trong nhóm tội “Ba-dật-đề” (pācittiya, 波逸提) hay tội “sám hối” (懺悔) và 25 giới trong “chúng học pháp” (sikkhākaraṇīya, 眾学法). Cũng có giả thuyết cho rằng Luật Pháp tạng bộ cũng chính là Luật Đại chúng bộ (大眾部律藏). Khoảng 300 năm đức Phật nhập niết-bàn, tôn giả Pháp Chánh (S. Dharmagupta, 法正尊者) theo cách phiên âm, còn gọi là tôn giả Đàm-vô-đức (曇無德) là khai tổ của Pháp Tạng bộ, đã dựa vào cấu trúc và nội dung của Luật tạng Thượng tọa bộ (上座部律藏) biên tập thành Luật Tứ phần

Sở dĩ có tên gọi là Luật Tứ phần là vì Luật Pháp tạng bộ phân chia nội dung Luật tạng thành bốn phần (內容分為四部分). Phần thứ nhất (初分) giới thiệu khát quát về đề mục của 250 điều giới Tỳ-kheo (比丘), gồm 25 quyển đầu. Phần thứ hai (二分) tổng quan về đề mục của 348 điều giới Tỳ-kheo-ni (比丘尼) và 4 chủ đề (犍度) quan trọng như tiếp nhận giới (受戒), đọc giới (說戒), an cư (安居), tự tứ (自恣), gồm 15 quyển kế. Phần thứ ba (三分) nói về 15 chủ đề (犍度) gồm phép tự tứ (tiếp theo), da thuộc (皮革), y (衣), thuốc (藥), y công đức (迦絺那衣), Câu-thiểm-di (拘睒彌), Chiêm-ba (瞻波), quở trách (呵責), người (人), phú tàng (覆藏), giá (遮), phá Tăng (破僧), dứt tranh chấp (滅諍), Tỳ-kheo-ni (比丘尼) và pháp (法), gồm 14 quyển. Phần thứ tư (四分) đề cập về 50 chủ đề khác bao gồm phòng xá (房舍), hỗn hợp (雜), đại hội biên tập 500 người (五百集法), đại hội biên tập 700 người (七百集法), điều bộ Tỳ-ni (調部毘尼) và Tỳ-ni tăng nhất (毘尼增一) gồm 11 quyển.

CÁC THUẬT NGỮ LUẬT HỌC QUAN TRỌNG

Sau đây, tôi giới thiệu khái quát một số thuật ngữ quan trọng về Luật học Phật giáo, sắp theo thứ tự ABC của các thuật ngữ:

Biệt trú (P=S. parivāsa, 別住): Không được sống chung với Tăng đoàn, hình thức trị phạt bước đầu đối với Tỳ-kheo phạm 1/13 giới Tăng tàn. Sau đó, người phạm giới phải chịu phép “ý hỷ” (意喜) trong sáu ngày, để được tiến bộ, theo đó, 20 thành viên Tăng đoàn làm phép giải tội.

Bố-tát (P. Uposatha, S. Upavasatha, 布薩): Lễ đọc Giới bản (recitation of the Pātimokkha)trong ngày trăng tròn. Rằm và mùng một là “ngày đọc giới” (說戒日) để Tăng đoàn được tăng trưởng điều lành (trưởng tịnh, 長淨), do vậy, Tăng đoànTăng đoàn ở mỗi trú xứ phải hội tụ về địa điểm riêng của mỗi bên, làm lễ đọc giới. Tại các chùa Bắc tông, ngoài việc đọc giới xuất gia, còn đọc tám giới (Bát quan trai giới, 八齋戒) cho Phật tử tại gia nên “Bố-tát” còn được dịch không sát nghĩa là “ngày trai” (齋日), “ngày trai giới” (齋戒日), “ngày tuân thủ tám giới” (遵守八戒日).

Cách dứt tranh chấp (P. adhikaraṇa samatha, S. adhikaraṇa-śamathā, 滅諍): Thường được dịch là “diệt tránh” (滅諍) gồm 7 nguyên tắc hòa giảikết thúc tranh chấp, áp dụng chung cho Tăng đoàn và Ni đoàn: (i) nguyên tắc hai bên có mặt, (ii) nguyên tắc đương sự nhớ lại, (iii) nguyên tắc không còn tâm thần, (iv) nguyên tắc tự trình bày tội, (v) nguyên tắc điều tra vết tội, (vi) nguyên tắc phục tùng số đông, (vii) nguyên tắc như cỏ che đất.

Điều nên học (P. sikkhākaraṇīya, S. Śiksākaraṇīya, 眾学法): Thường được dịch là “chúng học pháp” (眾学法) hay “ưng học pháp” (應学法) gồm 100 điều (bên Tăng và bên Ni giống nhau số lượng) nên học liên hệ đến oai nghi của Tăng sĩ, mặc pháp phục, ăn uống, vệ sinh cá nhân, tôn kính tháp, xá-lợi và cách thuyết pháp cho người tại gia.

Giới bổn (P. Pātimokkha, S. Pratimokṣa, 戒本): Còn gọi là “kinh giới” (戒經), thường được phiên âm là “Ba-la-đề-mộc-xoa” (波羅提木叉), được dịch nghĩa là “biệt biệt giải thoát” (別別解脫), “biệt giải thoát giới luật” (别解脱戒律), “tùy thuận giải thoát” (隨順解脫), “xứ xứ giải thoát” (處處解脫), “vô đẳng học” (無等學), “hộ giải thoát” (護解脫). Đối với kinh dạy về giới luật dành cho Tỳ-kheo thì gọi là Tỳ-kheo giới bổn (比丘戒本). Đối với kinh dạy về giới luật dành cho Tỳ-kheo-ni thì gọi là Giới bổn Tỳ-kheo-ni (比丘尼戒本).

Giới bổn Tỳ-kheo (P. Bhikkhu Pātimokkha, S. Bhikshu Pratimokṣa, 比丘戒本) còn gọi là Kinh giới Tỳ-kheo (比丘戒經) là bản văn gồm 250 giới điều của Tỳ-kheo đối với Luật Tứ phần (Dharmaguptaka vinaya), 227 điều đối với Luật Thượng tọa bộ (Theravāda vinaya), 251 điều đối với Luật Ngũ phần (Mahīśāsaka vinaya)218 điều đối với Luật Tăng-kỳ (Mahāsāṃghika vinaya)263 điều đối với Luật Thập tụng (Sarvāstivāda vinaya) và 249 điều đối với Luật Căn bản thuyết hữu bộ (Mūlasarvāstivāda vinaya).

Giới bổn Tỳ-kheo-ni (P. Bhikkhuni Pātimokkha, S. Bhikshuni Pratimokṣa, 比丘尼戒本) còn gọi là Kinh giới Tỳ-kheo-ni (比丘尼戒經) là bản văn có 348 giới điều của Tỳ-kheo-ni theo Luật Tứ phần (Dharmaguptaka vinaya) hoặc 311 giới điều theo Luật Thượng tọa bộ (Theravāda vinaya)380 điều đối với Luật Ngũ phần (Mahīśāsaka vinaya)290 điều đối với Luật Tăng-kỳ (Mahāsāṃghika vinaya)354 điều đối với Luật Thập tụng (Sarvāstivāda vinaya) và 346 điều đối với Luật Căn bản thuyết hữu bộ (Mūlasarvāstivāda vinaya).

Giới kinh(P. Pātimokkhasutta, S. prātimokṣasūtra, 戒經) tương đương với Giới bổn (P. Pātimokkha, S. Pratimokṣa, 戒本), gồm có Giới bổn Tỳ-kheo (P. Bhikkhu Pātimokkha, S. Bhikshu Pratimokṣa, 比丘戒本) và Giới bổn Tỳ-kheo-ni (P. Bhikkhuni Pātimokkha, S. Bhikshuni Pratimokṣa, 比丘尼戒本).

Giới Bồ-tát (S. Bodhisattva-śīla, 菩薩戒): Thuật ngữ Đại thừa chỉ cho hai loại giới bổn gồm: (i) Giới Bồ-tát xuất gia gồm 10 giới nặng và 48 giới nhẹ, (ii) Giới Bồ-tát tại gia có 6 giới nặng và 28 giới nhẹ. Theo một phân loại khác, giới Bồ-tát gồm có ba loại giới quan trọng: (i) Giới nhiếp luật nghi (攝律儀戒), tức không làm tất cả điều ác, (ii) Giới nhiếp điều thiện (攝善法戒), tức tình nguyện làm tất cả việc thiện, (iii) Giới làm lợi ích chúng sinh (饒益有情戒), tức nhập thế độ sinh không mệt mỏi.

Giới chỉ trì (止持戒): Những điều giới được quy định phải đình chỉ (該止), không được làm (不能作), hễ làm là vi phạm giới (作即犯). Nói theo ngôn ngữ hiện đại, “giới chỉ trì” là những điều “không nên làm” (不該做). Giới chỉ trì bao gồm tất cả 250 điều khoản giới (đối với Tỳ-kheo) và 348 điều khoản giới (đối với Tỳ-kheo-ni).

Giới tác trì (作持戒): Những quy định về Tăng sự phải tuân thủ (該作), hễ không làm là vi phạm giới (不作即犯). Giới tác trì bao gồm phép biểu quyết Tăng đoàn (yết-ma), an cư mùa mưa (結夏安居), tự tứ (自恣), truyền giới” (授戒) các nhóm chủ đề (犍度, kiền-độ).

Giới Thanh Văn (聲聞戒): Giới luật quy định đối với người theo Thanh Văn thừa (聲聞乘所受持的戒律). Đây là thuật ngữ Đại thừa Trung Quốc chỉ cho các giới luật do Phật chế lập bao gồm 5 giới (đối với cư sĩ), 8 giới (cư sĩ tập sự xuất gia trong 24 giờ), 10 giới Sa-di và Sa-di-ni, 250 giới Tỳ-kheo, 348 giới Tỳ-kheo-ni theo Luật Tứ phần.

Hết tội (P. abbhāna, S. abhyāyana, 出罪): Còn gọi là phép xá tội (拔除罪法), giải tội, xuất tội, là sự công bố Tỳ-kheo phạm giới Tăng tàn đã hết tội, sau khi Tỳ-kheo này đã tuân thủ hình phạt “không sống chung với Tăng đoàn” (biệt trú) bằng với thời gian phạm giới, chịu phép “ý hỷ” (意喜) trong sáu ngày và có tiến bộ thật sự. Phép làm giải tội để phục hồi (abbhāna) tư cách Tỳ-kheo buộc phải hội đủ 20 Tỳ-kheo, đang khi đối với Tỳ-kheo-ni phạm giới phải hội đủ 20 Tỳ-kheo và 20 Tỳ-kheo-ni làm yết-ma hết tội (出罪羯磨).

Hối lỗi (P. patidesemi, S. deśayitavya, 悔過): Thường được dịch là “hối quá” (悔過), thường dịch là “tự ưng phát lồ” (自應發露), gồm 4 lỗi đối với Tăng và 8 lỗi đối với Ni. Tỳ-kheo nào vi phạm phải tự nói lỗi trước Tỳ-kheo đồng tu để được thứ lỗi và làm mới.

Tội ác ngữ (P. dubbhāsita, S. dukkaṭa, 惡語): Còn gọi là “ác thuyết” (悪説), “ác khẩu” (惡口), “hoại ngữ” (壞話), tiếng Anh thường dịch là “wrong speech” có nghĩa là “lời sai lầm” gồm những lời nói xấu, mắng nhiếc, thuộc loại tội nhẹ (輕罪).

Tội chưa xác định (P=S. aniyata, 不定): Chỉ áp dụng đối với Tăng (Tỳ-kheo-ni không có giới này), gồm hai trường hợp, Tăng sĩ ngồi một mình với phụ nữ ở chỗ có thể hành dâm, nhưng chưa thể xác định giới đã phạm, cho đến khi có người chân thật làm chứng thuyết phục và chính Tăng sĩ đó thừa nhận mình vi phạm tội trục xuất hay tội Tăng tàn.

Tội đột-kiết-la (P. dukkaṭa, S. duṣkṛta, 突吉羅): Thường được dịch là “ác tác” (惡作) hay “ác hành” (惡行) tức làm các hành vi xấu, không phù hợp với phẩm hạnh Tỳ-kheo.

Tội sám hối (P. pācittiya, S. pāyantika, 懺悔): Thường phiên âm là “Ba-dật-đề” (波逸提), “Ba-dật-để-ca” (波逸底迦), “Ba-dạ-đề” (波夜提) và được dịch là “đơn đọa” (單墮) hay “ưng đối trị” (應對治) gồm có 90 lỗi nhỏ đối với Tăng và 178 lỗi nhỏ đối với Ni. Ai vi phạm các điều giới này chỉ cần sám hối trước Tỳ-kheo khác là hết tội.

Tội Tăng tàn (P. Saṅghādisesa, S. Saṃghāvaśeṣa, 僧残): Thường phiên âm là “Tăng-già-bà-thi-sa” (僧伽婆尸沙) gồm 13 tội (đối với Tăng) và 17 tội nặng (đối với Ni), trong đó, 9 giới đầu, hễ phạm là thành tội, còn các giới sau, sau ba lần khuyên mà không buông bỏ, mới tính phạm tội. Bất kỳ vị nào phạm vào tội Tăng tàn chính là làm cho tư cách Tăng sĩ của mình bị tàn phế (tàn mệnh, 殘命) hoặc “tàn khuyết bất toàn” (殘缺不全), tức bị sứt mẻ, không còn trọn vẹn phẩm chất Tỳ-kheo-ni. 13 giới Tăng tàn của Tăng bao gồm: (i) thủ dâm xuất tinh, (ii) chạm thân người nữ, (iii) nói lời dâm dục, (iv) đòi hiến dâm dục, (v) làm người mai mối, (vi) làm nhà quá mức, (vii) không thỉnh chỉ định, (viii) vu khống phỉ báng, (ix) phỉ báng một chiều, (x) phá hòa hợp Ni, (xi) hỗ trợ phá Tăng, (xii) hoen ố tín đồ, (xiii) ngoan cố chống cự. Bên Tỳ-kheo-ni có thêm các giới sau đây: (xiv) cùng người làm ác, (xv) khuyên không tách chúng, (xvi) giận bỏ Tam bảo, (xvii) cho rằng Ni đoàn còn si mê. Muốn phục hồi tư cách Tăng sĩ, Tỳ-kheo-ni phạm giới Tăng tàn phải bị phạt sống biệt trú bằng với thời gian phạm giới này, chịu phép ý hỷ (mānatta, 意喜) trong sáu ngày để chứng minh sự tiến bộ của bản thân. Phép làm xóa tội, Tỳ-kheo phải có sự chứng minh của 20 vị Tỳ-kheo, đang khi Tỳ-kheo-ni phải có 20 vị Tỳ-kheo, cùng với 20 Tỳ-kheo-ni mới được xem là hợp lệ.

Tội thâu-lan-giá (P. thullaccaya, S. sthūlātyaya, 偷蘭遮): Tội thô (粗罪) hay tội nặng (罪重, grave offence), chỉ đứng sau tội trục xuất và tội Tăng tàn về mức độ nghiêm trọng.

Tội trục xuất (P=S. pārājika, 驅擯, defeat): Thường phiên âm là “ba-la-di” (波羅夷), thường dịch là “cực ác” (極惡), “chặt đầu” (đoạn đầu, 斷頭), “vứt bỏ” (khí vô dư, 棄無餘), gồm bốn điều giới nặng nhất, theo đó, Tăng sĩ vi phạm sẽ bị trục xuất trọn đời khỏi Tăng đoàn (expulsion from the sangha for life) và không còn cơ hội phục hồi tư cách Tăng sĩ nữa. Bên Tăng có 4 giới, đang khi bên Ni có 8 giới trục xuất bao gồm: (i) Quan hệ tình dục với người hoặc động vật, (ii) Trộm cắp tài sản, (iii) Giết người, xúi giục, đồng lõa, ủng hộ giết người, (iv) Tuyên bố lừa dối rằng mình là thánh nhân, chứng đắc thiền định, (v) Tiếp xúc cơ thể người nam, (vi) Cho người nam chạm cơ thể, (vii) Che giấu đồng tu phạm tội trục xuất, (viii) Đi theo thầy Tăng bị tố giác.

Tội xả vật (P. nissaggiya pācittiya, S. niḥsargika-pāyantika, 舍懺): Thường phiên âm là “Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề” (尼薩耆波逸提) được dịch là “xả đọa” (捨墮) trong Hán tạng hay “ưng xả đối trị” (應捨對治) trong luật Nam tông. Bên Tăng và bên Ni đều có 30 điều gần giống nhau. Tăng sĩ nào vi phạm 1/30 điều giới này thì các vật dụng không được phép giữ hoặc giữ sai phép sẽ bị Tăng đoàn tịch thu (forfeiture) tức phải xả bỏ các vật dụng (捨), đồng thời phải sám hối lỗi này với Tỳ-kheo khác.

Tự tứ (P. pavāraṇā, S. pravāraṇā, 自恣): Thỉnh cầu (pavāreti, 邀請) chỉ lỗi (非) giữa các thành viên Tăng đoàn trong ngày kết thúc an cư mùa mưa (雨安居) để giúp Tăng đoàn giữ giới thanh tịnh, hòa hợp, tiến bộ trong học Phật và tu Phật.

Xả giới (捨戒): Bỏ các giới đã tiếp nhận (捨棄所受的戒), còn gọi là “xả giới hoàn tục” (捨戒還俗), có nghĩa là “bỏ giới Tăng sĩ làm người tại gia”. Có hai trường hợp xả giới. Trường hợp thứ nhất là người xả giới do không muốn tu nữa nên tình nguyện xả giới, trở về đời sống tại gia; đến thời điểm đó hoàn toàn không hề phạm giới trục xuất hay Tăng tàn. Trường hợp thứ hai là người phạm tội trục xuất nên bị Tăng đoàn buộc phải xả giới, vĩnh viễn mất tư cách làm Tăng sĩ.

Ý hỷ (P. mānatta, S. mānatva, 意喜): Thường được phiên âm là “ma-na-đỏa” (摩那埵), là hình thức phạt Tỳ-kheo phạm giới Tăng tàn, sau hình phạt “không được sống chung với Tăng đoàn” (biệt trú, 別住) phải nỗ lực tự hối lỗi, ít nhất trong 6 ngày để chứng minh sự tiến bộ, theo đó, 20 thành viên Tỳ-kheo (đối với Tăng) và bao gồm 20 Tỳ-kheo cộng với 20 Tỳ-kheo-ni (đối với Ni) hoan hỷ, làm lễ xóa tội.

Để giúp độc giả dễ hiểu các thuật ngữ giới luật Phật giáo, tôi dùng các khái niệm đã được Việt hóa, hoặc các khái niệm hiện đại để thay thế các thuật ngữ luật học Phật giáo bằng Hán cổ. Về một số thuật ngữ luật học quan trọng khác, tôi dịch mới các từ Hán cổ để độc giả dễ hiểu hơn: “điều khoản giới luật”, hay “giới khoản” thay cho “Ba-la-đề-mộc-xoa giới” (波羅提木叉戒), “đọc giới” thay cho thuyết giới hay nói giới (說戒), “biểu quyết Tăng đoàn” thay cho “yết-ma” hay “kiết-ma” (羯磨), “gửi nguyện vọng” thay cho “gửi dục” (說欲), “dạy khuyên” thay cho “giáo giới” (教誡), “truyền giới” (授戒, chữ giới có bộ thủ bên trái) thay cho “thụ giới”, “xóa tội” (出罪) thay cho “xuất tội”, “chủ đề” thay cho “kiền-độ” (犍度), “làm hài lòng Tăng đoàn” thay cho “ma-na-đỏa” (摩那埵) và nhiều từ khác trong sách này

ĐỌC GIỚI VÀ PHỔ BIẾN GIỚI BỔN

Hoàn thiện giới hạnh thanh tịnh, nhân cách và phẩm chất cao quý thông qua việc giữ gìn các giới đã tiếp nhận là một trong ba trụ cột tâm linh quan trọng của đạo Phật. Hai trụ cột còn lại là hoàn thiện trí tuệthiền định. Muốn hoàn thiện giới thì phải thường xuyên đọc tụng giới và giữ giớimọi nơi và mọi lúc.

Vì Giới bổn Tỳ-kheo là sách gối đầu giường của tất cả Tỳ-kheo nên việc đọc tụng giới kinh mỗi nửa tháng một lầnquy định thiêng liêng mà các thành viên Tăng đoàn không nên bỏ qua. Ngày xưa, do quá trình thực hiện và xuất bản một quyển sách rất khó khăn và tốn kém, không có nhiều người có được bản in của Giới bổn. Ngày nay, việc in ấn và cúng dường Giới bổn rất thuận lợi, do vậy, quý Tăng sĩ nên đọc nhiều hơn nửa tháng một lần để nhớ giới, giữ giới thanh tịnh, nhờ đó, có nhiều tiến bộ trong chuyển hóa nghiệp phàm, thói quen phàm, ứng xử phàm, giúp người xuất gia trở thành các bậc thầy tinh thần xứng đáng.

Về việc đọc Giới bổn, tốt nhất vẫn là đọc đầy đủ từ đầu đến cuối. Trong trường hợp, ngày rằm hoặc mùng một có nhiều Phật sự cùng diễn ra đồng thời, đọc tỉnh lược Giới bổn bao gồm 2 phần. Phần đọc đầy đủ bao gồm: (i) Lời tựa Giới kinh(ii) Biểu giới đọc giới, (iii) 4 giới trục xuất, (iv) 13 giới Tăng tàn, (v) Lời kết thúc, (vi) Giới kinh vắn tắt của các đức Phật. Phần đọc vắn tắt bao gồm tựa đề chính của từng mục và bốn chữ tóm lược của từng giới khoản bao gồm (i) 2 giới bất định, (ii) 30 xả vật, (iii) 90 sám hối, (iv) 4 giới hối lỗi, (v) 100 điều nên học, (vi) bảy cách dứt tranh chấp.

Để giúp hơn 56.000 Tăng Ni trên toàn quốc có dịp sử dụng sách này trong đọc tụng giới bổn vào những ngày Bố-tát tại các chùa, Quỹ Đạo Phật Ngày Nay của chùa Giác Ngộ ấn tống hàng chục ngàn quyển Giới bổn này. Quý tôn đức tổ chức các Đại giới đàn tại 63 tỉnh thành cũng như Trụ trì các chùa và quý Tăng sĩ muốn có sách ấn tống này, vui lòng liên lạc với chùa Giác Ngộ theo địa chỉ bìa sách.

Để hoàn thành ấn phẩm này, tôi tán dươngtri ân đệ tử của tôi là Ngộ Tánh Hạnh đã tận tụy trợ giúp tôi trong việc đối chiếu, dò bản. Cảm ơn TT. Giác Hoàng đã đọc bản thảo và góp ý chỉnh sửa chính tả. Tôi tán dương các Phật tử đã phát tâm cúng dường để ấn bản này được phổ biến rộng rãi trong nước và nước ngoài, giúp quý Tăng sĩ giữ gìn giới luật, tu tập hạnh thánh, trở thành các vị chân sưgiá trị và hữu ích qua sứ mệnh: “Phụng sự nhân sinh, tốt đời đẹp đạo” và “Sáng soi đạo pháp, hộ quốc an dân.”

Xin hồi hướng công đức của việc ấn tống quyển giới bổn Tỳ-kheo này đến sự thanh tịnh, hòa hợp và lớn mạnh của Tăng đoàn Phật giáo tại Việt Nam và trên toàn cầu, nhờ đó, Phật giáo được hưng thịnh, góp phần mang lại phúc lợian lạc cho con người.

Chùa Giác Ngộ
Ngày mùng 3 tết Tân Sửu, 2021
THÍCH NHẬT TỪ


[1] Toàn bộ ấn bản Đại Chánh tạng, ấn bản điện tử CBETA [truy cập ngày 1/1/2021]: http://tripitaka.cbeta.org/T

[2] Địa chỉ bản văn này trong ấn bản điện tử CBETA [xuất bản ngày 15/6/2016]: http://tripitaka.cbeta.org/T22n1429_001

[3] Truy cập ngày 14/3/21: https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T1429

Thư Viện Hoa Sen kính cảm tạ Thượng tọa Thích Nhật Từ đã gửi tặng 5 quyển sách ebook pdf về giới Luật Phật giáo do chính Thượng tọa dịch và chú thích. Xin trân trọng kính giới thiệu đến quý tăng niPhật tử. (Trên đây là một trong 5 quyển)

.