Giáo Tài A Tỳ Đàm

0
71
Tủ sách Nghiên cứu Phật học
GIÁO TÀI A TỲ ĐÀM
HT. Saddhammajotika
Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt,
Sài gòn, 1989

Mục Lục

Lời Mở Đầu
GIỚI THIỆU
VÀI ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA NGƯỜI HỌC
Phần [01]
BỐN PHÁP PARAMATTHA (CHÂN ĐẾ)
CITTA-PARAMATTHA (TÂM VƯƠNG)
CETASIKA-PARAMATTHA (TÂM SỞ HỮU )
MỐI TƯƠNG HỆ GIỮA TÂM SỞ HỮU VÀ CẢNH
RUUPA-PARAMATTHA (SẮC)
NIBBAANA-PARAMATTHA (NÍP-BÀN)
121 TÂM PHÂN THEO 9 KHÍA CẠNH (NAYA).
CETASIKA-SANGAHA
KỂ RỘNG 52 SỞ HỮU TÂM
CÁC CÂU HỎI VỀ SỞ HỮU
Phần [02]
I. VỊ TRÍ CỦA SẮC (RUUPA)
7 VISAYARUUPA (HAY GOCARARUUPA)
2 BHAAVARUUPA (sắc giới tính)
HADAYARUUPA (sắc ý vật)
SẮC MẠNG QUYỀN (Jiivitaruupa)
SẮC VẬT THỰC (Aahaararuupa)
SẮC HƯ KHÔNG (aakaasaruupa hoặc paricchedaruupa: Sắc giao giới).
VI~N~NATTIRUUPA (Biểu tri)
3 VIKAARARUUPA (kỳ dị hay đặc biệt)
LAKKHANARUUPA (Tứ tướng)
II. RUUPA-VIBHAAGA
SẮC PHÁP PHÂN LOẠI THEO THỂ TÍNH
III- RUUPASAMU.T.THAANA
PHÂN SẮC NGHIỆP CỐ ĐỊNH (ekanta) VÀ BẤT ĐỊNH (anekanta)
SẮC TÂM CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỊNH
13 SẮC QUÍ TIẾT
12 SẮC VẬT THỰC
SẮC PHÁP TRONG CƠ THỂ CHÚNG SANH
PHÂN NHÓM (kalaapa) SẮC PHÁP
9 BỌN SẮC NGHIỆP PHÂN BỐ TRÊN THÂN
SẮC TÂM
NHÓM SẮC TÂM PHÂN BỐ TRÊN THÂN
SẮC QUÍ TIẾT
SẮC QUÍ TIẾT TRONG LOÀI SINH VẬT
SẮC VẬT THỰC
LỘ TRÌNH DIỄN CỦA SẮC PHÁP (Ruupapavattikkamanaya)
SẮC PHÁP TRONG CÕI DỤC
SẮC PHÁP TRONG CÕI SẮC GIỚI HỮU TƯỞNG
SẮC PHÁP Ở CÕI SẮC GIỚI VÔ TƯỞNG
SANH LOẠI HỮU TÌNH (Yoni)
SANH LOẠI VÀ CÕI
SẮC NGHIỆP CỦA MỖI SINH LOẠI
SẮC NGHIỆP BÌNH NHẬT MỖI SINH LOẠI
QUÁ TRÌNH PHÔI THAI
SỰ XUẤT HIỆN CỦA 3 LOẠI SẮC CÒN LẠI
LỘ SẮC TỔNG QUÁT
NHỮNG CÂU HỎI VỀ SẮC PHÁP
Phần [03]
NIBBAANAPARAMATTHA
GIẢI TỰ VÀ MINH THÍCH TIẾNG NIBBAANA
3 LOẠI NÍP-BÀN
CÂU HỎI VỀ NIBBAANA-PARAMATTHA
Phần [04]
NAAMAVIITHI LÀ GÌ?
1) LỘ NHÃN MÔN CẢNH RẤT LỚN
2) LỘ NHÃN MÔN CẢNH LỚN
3) LỘ NHÃN MÔN CẢNH NHỎ
4) LỘ NHÃN MÔN CẢNH CỰC NHỎ (cực tiểu)
TÂM LỘ

Lời Mở Đầu

Như một viên đá trong một công trình hoằng dương Phật Pháp, như một thể hiện khiêm nhường trong tinh thần nối truyền huệ mạng của Chư Phật ba đời, ngưỡng mong công đức phiên dịch bản kinh này hãy là một động lực nâng bước chúng tôi – người dịch – tiến bộ nhanh hơn nửa trên hành trình tìn tới sự chiến thắng chính mình và mong sao, trong một hậu thân xa xôi nào đó đối với chúng tôi – Người dịch – Phật vức sẽ không là một đích điểm bất khả đạt…!

Phần công đức còn lại xin chí thiết gởi đến những hữu tình nào hướng về chúng tôi để cầu vọng phước báu .

Tỳ kheo Giác Nguyên, TL. 1989.

-ooOoo-

“Toàn giác trí hội đủ 3 khả năng: Desetabbadhamma hay jaanitabba dhamma (liểu tri 5 ~neyyadhamma), Desetabbadhammapakaana (có thể triển khai quảng thuyết các pháp một cách sâu rộng), Veneyyajjhaasaja (quán thông căn cơ chúng sanh hữu duyên). Do nhờ uy lực của toàn giác trí xin cho con có đủ thông tuệ để học hỏi thắng pháp tạng”

Jaanitabba.m pajaanaati

Desitabba.m pi aasaya.m

Desako yena ~naa.nena

Desetu tassa tejanaa

-ooOoo-

GIỚI THIỆU

Tại trường Đại Học Vi Diệu Pháp Ghositaaraama (Abhidhamma-mahaavijjaalaya) ở tỉnh Dhanpuri – Thái quốc – chương trình học được sắp xếp theo từng lớp Tăng Sinh và Giảng Sư. Có tất cả 9 lớp, 3 lớp đầu được gọi là Diệu pháp Tiểu Học (Cuula-abhidhammika), 3 lớp giữa được gọi là Diệu Pháp Trung Học (Majjhimaabhidhammika), 3 lớp cuối được gọi là Diệu Pháp Đại Học (Mahaa-abhidhammika). Lớp nhỏ nhất của mỗi cấp được gọi là đệ tam, lớp lớn nhất được gọi là đệ nhất.

Sau đây là chương trình học của Tăng sinh và tiêu chuẩn trình độ của Giảng Sư:

* Tăng sinh lớp I của cấp tiểu học phải học về 3 chương 1, 3, 6 của bộ Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp Tập Yếu).

– Lớp II của cấp tiểu học phải học về 2 chương 3, của bộ sách ấy (Abhidhammattha Sangaha .)

– Lớp cuối của cấp tiểu học phải học về bộ Pháp Tụ (Dhammasanganii -saruupatthanissaya) .

* Lớp đầu tiên của cấp trung học phải học về 2 chương 4, 5 của bộ Abhidhammattha Sangaha .

– Lớp giữa học về 2 chương 8, 9 của Abhidhammattha Sangaha .

– Lớp cuối học về bộ Dhaatukathaa (Chất Ngữ – Dhaatu kathaasaruupatthanissaya).

* Lớp đầu của cấp đại học là học về bộ Yamaka (Song Đối – Yamakasaruupattha-nissaya)

– Lớp giữa cũng học về Yamakasaruupatthanissaya nhưng từ phần (bhaaga) 2, 3 thay vì lớp đầu chỉ học tới phần 1.

– Lớp cuối cấp này là học về Mahapa.t.thaanasaruupatthanissaya. (bộ Vị Trí)

Nói về trình độ của Giảng Sư thì có 6 bậc:

– Bậc Giảng Sư Vi Diệu Pháp (Abhidhammakathika) thấp nhất là đủ khả năng triển khai, giảng dạy 3 chương đầu của bộ Abhidhammattha Sangaha theo Atthakathaa vaa.tika.

– Bậc Giảng Sư kế tiếp (tức cao hơn) một bậc thì đủ khả năng giảng dạy 3 chương 5, 6, 7 của bộ Abhidhammattha Sangaha dựa theo Atthakathaa vaa.tika.

– Bậc Giảng Sư thứ ba là phải đủ khả năng giảng dạy 3 chương còn lại của bộ Abhidhammattha Sangaha , đó l2 chương 4, 8, 9 dựa theo Atthakathaa vaa.tika.

– Bậc Giảng Sư thứ tư là phải đủ khả năng giảng dạy về 2 bộ Pháp tụ và Chất Ngữ Dhaatukathaa (saruupatthanissaya).

– Bậc Giảng Sư thứ năm là phải đủ khả năng giảng dạy về 3 bhaaga (phần) đều của Yamakasaruupatthanissaya.

– Bậc Giảng Sư cuối cùng mà cũng là cao nhất là đủ khả năng giảng dạy Mahaapa. t. thaanasaruupatthanissaya, Paali-veyyaakara.na (Vi Diệu Pháp Paali), dịch Pháp cú và Atthakathaa.

Vị Giảng Sư Abhidhamma phải biết lo việc cần làm sau đây:

1) Trước hết cho học viên đọc kỹ bài vỡ sắp giảng.

2) Trong bài nào có Paali thì phải dịch và giải sơ lược cho học viên nắm trước, rồi bắt họ đọc tới lui cho nhuần nhuyển.

3) Sau khi học viên đã nằm lòng bài vỡ rồi thì phải giảng cho họ hiểu thêm nữa.

4) Sau khi giảng xong bắt học viên giảng lại những gì đã được nghe.

5) Phải tạo điều kiện như là gợi ý thế nào đó cho học viên đặt câu hỏi về những cái họ chưa biết.

6) Phải biết tìm ví dụ, hình ảnh hóa, minh họa rõ ràng trong khi trả lời cho học viên.

7) Sau đó phải đặt câu hỏi cho học viên trả lời, nếu họ trả lời sai thì phải hướng dẫn họ, nêu rõ ý nghĩa của vấn đề cho họ hiểu biết để trả lời.

8) Chỉ nên đi sâu vào từng bài, không nên giảng dạy ngoài lề hay đi qua bài khác, không học viên sẽ rối trí mất.

9) Phải biết làm thế nào đề học viên chỉ hỏi những gì trong bài đang học đừng cho họ hỏi những điều lạc đề.

10) Mỗi tuần lễ nên dành ra một ngày ôn tập cho học viên đừng quên những bài đã học trong tuần.

Riêng về học viên Abhidhamma cũng có 10 điều cần thiết.

1) Nên học thuộc lòng những câu Chánh Tạng bằng Paali và lời giải cho nhuần nhuyển, tất nhiên là chỉ học những câu quan trọng thôi.

2) Phải trả bài cho Thầy nghe.

3) Phải ráng nhớ kỹ những lời Thầy giảng và phải biết nói lại.

4) Điều nào chưa hiểu phải đem hỏi Thầy ngay.

5) Phải biết nắm lấy những gì cốt lỏi căn bản của mỗi bài học để khi trở về suy xét sâu rộng thêm.

6) Không nên hỏi Thầy những vấn đề ngoài lề, không liên quan gì tới bài vở đang học.

7) Không nên ngồi thụ động trong lớp, ngoài việc ngồi nghe và viết còn phải đọc bài bằng miệng.

8) Trước khi muốn trả lời câu hỏi do Thầy đưa ra, học viên phải suy xét cẩn thận, thấu đáo không nên nói bừa, nói ẩu.

9) Mọi học viên đều phải siêng trả lời các câu hỏi trong lớp không nên thụ động, lười nhác suy nghĩ. Còn đúng hay sai thì do ông Thầy nhận định, miễn sao học viên tích cực động não thì thôi.

10) Đã vào học rồi thì phải kiên trì. Đó chính là điều để trau giồi 5 quyền (tín, tấn, niệm, định, huệ) của mình cho ngày càng vững mạnh.

VÀI ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA NGƯỜI HỌC

Vinaa hatthena lekkhana.m

Mukhena pa.thama.m vinaa

Vinaa cittena jaanana.m

Na attha.m ~naayate kadaa

– Trong việc học tập mà tay lười viết, miệng lười đọc, tư tưởng lười suy nghĩ thì không bao giờ người ta có thể lãnh hội được bài vỡ cả.

Ruupayobbanasampannaa

Visaalakulasambhavaa

Vijjaahiinaa na sobhante (sobha.naa + te)

Niggandhaa iva ki.msukaa.

– Dầu có yêu kiều, khôi vĩ, duyên dáng đến mấy nhưng không có một kiến thức đáng kể thì người ta chẳng khác gì một đoá hoa không hương.

Yo sisso sippalobhena

Bahu.m ga.nhaati ta.m sippa.m

Muugova supina.m passa.m

Kathetumpi na ussahe.

– Ai bỏ công học hành với ý đồ tham vọng thì cũng giống như một người căm nằm mộng vậy, không thể nói lại những gì mình đã thấy, đã ghi nhận.

Maatukhiira.m supaaya.mso

Thanamuula.m na chindeyya

Satthusippa.m ugga.nhanto

Satthudosa.m titikkheyya

– Trong khi đang bú mẹ, đứa bé không nên cắn đứt nấm vú cũng vậy trong khi đang thụ giáo với ai ta phải biết chịu đựng những lầm lỗi của họ.

Trong câu kệ lễ bái “Sammaa… atula.m …” của bộ Abhidhammattha Sangaha . tiếng Saddhamma chỉ có 3 chi tiết:

– Pariyattisaddhamma: chánh tạng và atthakathaa.

– Pa.tipattisaddhamma: chỉ cho việc giữ giới, tu đầu đà, tu thiền Chỉ-Quán.

– Pa.tivedhasaddhamma: chỉ cho đạo quả Níp-bàn, jhaana và abhi~n~naa.

(Ngài Jotika giải)

—o0o—

Phần [01]

BỐN PHÁP PARAMATTHA (CHÂN ĐẾ)

Tattha vuttaabhidhammatthaa

Catudhaa paramatthato

Citta.m cetasikam ruupa.m

Nibbaanamiiti sabbathaa

Thích giải:

Tiếng Paramattha nếu đem chiết tự thì có 2 từ: Parama + attha: pháp mang tính chất chân như tuyệt đối, là pháp cơ bản (padhaana) cho tục đế, lại nữa, bản chất tột cùng của danh sắc là một pháp nghĩa tuyệt đối, nên gọi là paramattha. Bậc Đạo Sư khi thuyết pháp độ đời, Ngài triển khai về 2 sự thật: sự thật của từ ngữ thông thường (sammutivohaara) và sự thật về bản thể (sabhaava).

Trong tạng kinh, Tạng Luật và bộ Puggalapa~n~natti (Nhân chế định), Ngài thuyết về sự thật thứ nhất. Trong 6 bộ Diệu pháp còn lại thì Ngài nhắm vào sự thật bản thể như trong bộ chú giải Manosathapaara.nii cũng có nói:

Duve saccaani akkhaasi

Sambuddho vadata.m varo

Sammuti.m paramattha~nca

Tatiya.m mupalabhati.

“Đức Chánh Giác, bậc tối thượng giữa các hàng trí nhân chỉ nói pháp theo 2 sự thật: tục đếchân đế , chớ không nói tới sự thật nào khác”

Sở dĩ bậc Đạo Sư thuyết pháp theo 2 sự thật như vậy vì muốn đem lại lợi ích cho chúng sanh có những người tuy hữu duyên (veneyyasatta) nhưng chưa từng được nghe về pháp chân đề trong thời Phật quá khứ ; nên muốn độ họ, Ngài phải nói về sự thật thông thường trước đã rồi sau cùng mới hướng dẫn họ tiến tới trình độ trí tuệ về pháp chân đế. Còn đối với những chúng sanh đã có sẳn vốn liếng trí tuệ về lý chân đế từ đời quá khứ thì ngài mới trực tiếp đem lý chân đế giảng cho họ nói tóm lại, dầu nói pháp cách nào đi nữa Ngài cũng luôn nhắm đến lợi ích cho đời.

Trong tục đế lại có 2 khía cạnh nữa: tục đế theo ngôn từ Chư Phật (như trong 2 tạng kinh, luật, puggalapa~n~natti) và tục đế theo đời thường. Hể còn là ngôn từ tục đế thì dầu có được xem là chân ngôn cũng chỉ “chân” theo phương diện tục đế bởi nếu xét theo khía cạnh bản thể (sabhaava) thì đó không còn là như thật nữa, có “thật” chăng cũng chỉ là không phải vọng ngữ thôi. Còn lý chân đế thì quả thật là như chân bởi nó là thực tại, là bản chất tuyệt cùng của danh sắc như vậy từ ngữ tục đế dầu của chư Phật hay của người đời cũng không là vọng ngữ bởi đó chỉ là phương tiện như trong Anguttaranikaaya- atthakathaa (Chú giải Tăng chi) có nói:

Tasmaa vohaanakusalassa

Lokanaathassa jantuno

Sammuti.m vohanantassa

Musaavaado na jaayati

“Chính vì những lý do vừa nêu trên nên trong khi Đức Phật nói pháp theo từ ngữ tục đế không phải là nói dối”

Tục đế có 2 như đã nói, còn chân đế (paramatthasacca) cũng có 2:

a) Sabhaavasacca: bản tướng như chân của danh sắc (sabhaavalakkhana) như pháp thiện, bất thiện

b) Ariyasacca: Chỉ cho 4 Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

CITTA-PARAMATTHA (TÂM VƯƠNG)

Bây giờ giải về chi pháp thứ nhất của 4 pháp chân đế, đó là Tâm. Tâm là cái biết cảnh (aaramma.navijaananalakkha.na). Sau đây là một vài câu giải tự về tiếng Citta (tâm):

– Aaram.na.m cintetiiti citta.m: tư duy cảnh nên gọi là tâm.

– Cintenti sampayuttadhammaa etenaati citta.m: các pháp tương ưng tức là các sở hữu đồng sanh nhờ cái này mà biết cảnh nên cái này được gọi là tâm.

– Cintanamatta.m citta.m: chính cái biết, cái suy nghĩ là tâm vậy.

– Cittì karotiiti citta.m: pháp thực tính nào làm cho đời sống chúng sanh trở nên đa dạng thì cái đó là tâm.

Kể cả những vật vô tri (ajiivita) cũng do năng lực của tâm chúng sanh mà trở nên đa dạng rắc rối. Sở dĩ các chúng sanh được xem là đa dạng phức tạp là do chủng loại đa dạng, đa dạng là do sở hành, hạnh nghiệp sai biệt; sở hành sai biệt là do tham ái sai biệt, tham ái sai biệt là do tưởng sai biệt, tưởng sai biệt là do tâm sai biệt. Như trong paramatthadiipanii ghi rằng:

“Cittavicittataaya sa~n~naavicittaa, sa~n~naavicittataaya ta.nhaavicittataaya kammaani vicittaani, kammavicittataaya yoniso vicittaa yonivicittataaya tesa.mtiracchaanagataana.m vicittatà veditabbaa!”

Nói tóm lại bản thể của tâm gồm có 3 khía cạnh.

1) Chính nó có bản chất biết cảnh.

2) Nó làm nhân cho các sở hữu cùng biết cảnh như nó.

3) Nó làm cho các sinh vật (jiivita) và các vật vô tri (ajiivita) trở nên sai biệt đa dạng.

Đức Thế Tôn và các vị Chú Giải Sư đã nói về nhiều khía cạnh đặc biệt của tâm nhưng ở đây chỉ trích đoạn một câu Phật ngôn trong Sa.myutta-nikaaya (Tương Ưng Bộ):

Di.t.tham vo bhikkhave cara.na.m naama cittanti? Ta.m bhante. Ta.m pi kho bhikkhave carana.m citta.m cittena cintitanti tenaapi kho bhikkhave cara.nena cittena citta~n~neva cittataranti, nàha.m bhikkhave a~n~na.m ekanikaayampi samanupassaami ya.m eva.m citta.m yathayida.m bhikkhave tiracchaanagataa paanaa te pi kho bhikkhave tiracchaanagataa paa.naa cittena cittigataa, tehi pi kho bhikkhave tiracchaanagatehi paa.nehi citta~n~neva cittatananti.

” Này các tỳ kheo! Có bao giờ các ngươi nhìn thấy bức họa nào chưa? Thưa có ạ – Này các Tỳ kheo, cho đến ngay cả bức tranh đó nếu nó có cái gì phức tạp, sai biệt trong ấy cũng là do tâm sáng tác nên. Này các Tỳ kheo, tâm là cái phức tạp, đa dạng hơn cả bức tranh phức tạp đó nữa. Này các Tỳ kheo, trong tất cả các chúng sanh trên đời, ta chưa thấy một sanh loài nào phức tạp, sai biệt, đa dạng như loài bàng sanh cả, mà tất cả những cái phức tạp đó đều do tâm mà ra, chính tâm tạo ra cái sai biệt, đa dạng đó, này các Tỳ kheo, tâm còn phức tạp hơn cả các loài bàng sanh”

Trong một chỗ khác, cũng ở Sa.my. Đức Phật dạy:

Cittena niiyate loko

Cittena parikassati

Cittassa ekadhammassa

Sabbeva vasamanvaguu

“Thế gian này được tâm dắt đi siêu đọa, tất cả chúng sanh đều đi theo quyền lực của cái tâm”.

Trong Atthakathaa của Sutta-nipaata (Kinh tập) có ghi rằng:

Cittanaanattamaagamma

Naanatta.m hoti vaayuno

Vaayunaamattato naanaa

Hoti kaayassa i~njanaa

“Chính vì tâm luôn phức tạp đa dạng nên có các oai nghi cử động phức tạp. Chính nhờ có các oai nghi đó mà thân thể mới cử động được”.

Và trong Vibhaavaniitikaa còn ghi như sau:

Vicittakara.naa citta.m

Attano cittataaya vaa

Cittakammakilesehi

Citta.m taayati vaa tathaa

Cinoti attasantaana.m

Vicittaarammananti ca

“Gọi là tâm vì nó tạo ra sự sai biệt đa dạng (ở đây chỉ cho 32 tâm quả), hay gọi là tâm vì bản chất của chính nó là đa phức tạp, sai biệt (ở đây chỉ cho cả 89 tâm). Tâm quả (vipaakacitta) được gọi là tâm vì nó do thiện nghiệp, ác nghiệpphiền não tác tạo hay nói cách khác, tâm quả được gọi là tâm vì nó có chức năng bảo vệ thân thể, môi trường hành động của các nghiệp thiện ácphiền não. Thức nào luôn tác động cho các uẩn nối tiếp nhau sanh khởi liên tục thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho các tâm đổng lực bất thiện và thiện hiệp thế). Một lý khác, thức nào tự mình nối nhau sanh khởi liên tục, thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho 47 đổng lực hiệp thế những tâm mà làm cố hưởng duyên – aasevanapaccaya được). Thức nào có cảnh phức tạp, sai biệt, đa dạng thì thức ấy được gọi là tâm (ở đây chỉ cho cả 89 tâm)”.

Sự biến diệt của tâm vô cùng mau lẹ, như bậc Đạo Sư đã thuyết trong Angutta. (Tăng chi) :

Yaava~nciday bhikkhave upamaa pi na sukaraa yaava lahuparivatta.m citta.m.

“Này các Tỳ kheo, tâm này sanh diệt cực kỳ mau lẹ, rất khó mà tìm được ví dụ nào để diễn tả sự mau lẹ đó được. “

CETASIKA-PARAMATTHA (TÂM SỞ HỮU )

Tiếp theo là giải về sở hữu tâm sở hữu tâm nào là pháp nương nơi tâm mà sanh khởi (cittanissitatalakkhana.m). Trường hợp sở hữu tâm nương tâm để sanh khởi không giống như trường hợp cây cối nương mặt đất mọc lên, bời vì trong trường hợp đó mặt đất là cứ điểm nâng đỡ (aadhaarathaa.na) còn cây là cái được nâng đỡ (aadheyya). Còn vai trò tâm và sở hữu đối với nhau thì tâm là nissaya (năng y), sở hữu là nissita (sở y) giống như ông thầy với người học trò. Sở dĩ nói như vậy là vì sở hữu mà biết được cảnh cũng nhờ nương vào tâm, bỏ tâm ra, sở hữu không làm được cái việc biết cảnh nên nó bắt buộc phải nương vào tâm để sanh ra. Chính vì vậy ta có thể nói rằng sở hữu là cái sinh khởi trong tâm hay phải thường xuyên cấu hợp với tâm, như các câu giải tự sau đây của các bậc Đại Sư tiền bối:

– Cetasi bhava.m cetasika.m. (Sanh ra trong tâm nên gọi là sở hữu tâm)

– Cetasi nitutta.m cetasika.m (Thường xuyên quan hệ trong tâm nên gọi là sở hữu tâm).

MỐI TƯƠNG HỆ GIỮA TÂM SỞ HỮU VÀ CẢNH

Sự tương quan tương hệ giữa 3 pháp nầy được ví dụ như một phòng vẽ vậy. Trong sự phối hợp đó, tâm giống như nước pha màu, sở hữu giống như màu còn cảnh dù vô tri hay hữu thức sinh vật hay vô sinh vật (jiivita hay ajiivita) thì cũng giống như tấm vải (hay tờ giấy để vẽ), 6 môn (nhãn, nhĩ …) thì giống như cây cọ vẽ, còn các chúng sanh thì giống như người họa sĩ.

RUUPA-PARAMATTHA (SẮC)

Sắc là cái luôn biến diệt thay đổi (ruppanalakkha.na.m) trong môi trường thiếu điều kiện mà ta gọi là virodhapaccaya (điều kiện xung khắc) như những lúc nóng lạnh, bệnh hoạn, đói khát, gió nắng, ruồi muổi … có câu giải tự về tiếng Ruupa (sắc) rằng:

– Siitu.nhaadivirodhipaccayehi ruppatiiti: ruupa.m (bị thay đổi vì những điều kiện khắc nghiệt như đã kể gọi là sắc).

NIBBAANA-PARAMATTHA (NÍP-BÀN)

Níp-bàn là pháp tịch tịnh đối với 5 uẩn (santilakkha.na). Sở dĩ nói như vậy và Níp-bàn là cái đã tách rời tham ái mọi cách dứt khoát. Một khi vị La Hán đã viên tịch (khandhaparinibbaana) thì mọi nỗi khổ luân hồi như sanh lão tử … cũng vĩnh viễn chấm dứt. Như các câu giải tự sau đây:

-Vaanato nikkhantanti nibbaana.m (Níp-bàn là cái thoát ngoài ái thúc phược).

– Nibbaayanti sabbe va.t.tadukkhasantaapaa etasminti nibbaana.m (Níp-bàn là pháp mà trong đó hoàn toàn giải thoát mọi bức nhiệt đau khổ luân hồi).

– Nibbaayanti ariyajanaa etasminti nibbaanam (Níp-bàn là điểm mà chư Thánh nhân viên tịch đối với các khổ).

Ở đây từ Nibbaana nếu đem chiết tự thì có 2 tiếng.

Ni: ra khỏi, vượt ngoài, giải thoát.

Vaana: ta.nhaa (tham ái)

Vậy Nivaana là ra khỏi tham ái. Mà theo văn phạm Paali khi ghép từ như vậy, phụ âm V sẽ được tăng cườngdĩ nhiên nó phải biến dạng mới phát âm được, vậy 2 chữ V sẽ trở thành 2 chữ B, thành va Nibbaana.

THÍCH GIẢNG:

Gọi là kusale vì đó là tâm không lầm lỗi và cho thiện quả. Gọi là Mahaakusalacitta vì tâm thiện này cho quả lớn và nó làm cơ sở cho thiền định, thắng trí, đạo quả khởi lên; có nó dẫn nhập, các thượng pháp ấy mới có mặt được.

Gọi là Mahavipaakacitta vì đây là quả của tâm đại thiện và khi nói về 3 phương diện thọ (hỷ xả), tương ưng (sampayoga: trí và vô trí), tác động (sankhaara) vô và hữu trợ) cũng giống như tâm đại thiện.

Gọi là Mahaakriyaacitta vì nó thay thế đại thiện để vị La Hán có thể làm những việc mà lẽ ra phải làm bằng tâm đại thiện.

* Tiếng kaama có lời giải tự như sau :

– Kaametiiti kaamo, pháp nào là sự ham muốn trong cảnh, pháp ấy được gọi là dục (kaama). Dục ở câu này chỉ cho kilesakaama tức kaamata.nhaa.

– Kaamiiyatiiti kaamo (pháp nào là đối tượng ham muốn của kaamata.nhaa pháp ấy được gọi là kaama. Ở đây chỉ cho Vatthukaama tức là kaama citta, cetasika và ruupa.

– Kaamassa bhavoti kaamo (cõi nào là môi trường sinh khởi cho kilesakaama và vatthukaama, cõi ấy được gọi là cõi kaama), ở đây chỉ cho 11 cõi dục giới.

– Kaame avacaratiiti kaamaavacara.m (tâm nào luân chuyển trong cõi dục tâm ấy được gọi là tâm kaamaavacara các câu giải tự về Ruupa:

– Ruupassa bhavoti ruupa.m (cõi nào làm môi trường cho vatthuruupa và kilesaruupa có mặt thì cõi ấy được gọi là cõi sắc). Vatthuruupa là 15 tâm sắc giới, 35 sở hữu hợp còn kilesaruupa là ruupatanhaa: Sự thích thú trong thiền (jhaana), trong thắng trí và trong các cõi sắc.

– Ruupa avacaratiiti ruupaavacana.m (tâm nào luân chuyển trong cõi sắc, tâm ấy được gọi là tâm sắc giới).

Gọi là cõi vô sắc vì đó là môi trường có mặt của vatthu-aruupa (12 tâm vô sắc, 30 sở hữu hợp) và kilesaaruupaa (aruupata.nhaa: sự ái luyến trong thiền vô sắc cõi vô sắc) như 2 câu giải tự sau đây:

– Aruupassa bhavoti aruupa.m (cõi nào là môi trường có mặt của vatthu …)

– Aruupe avacaratiiti arupaavacara.m. (Tâm nào luân du trong cõi vô sắc …)

Gọi là Mahaggata là dựa vào ý nghĩa của câu giải tự sau đây:

– Mahantam gatoti mahaggato (tâm nào luôn đi vào sự thanh cao và rộng lớn tâm ấy được gọi là tâm đáùo đại)

Giải tự tiếng lokiya:

– Loke niyuttaati lokiyaa (pháp nào luôn tương hệ tam giới pháp ấy được gọi là pháp hiệp thế).

89 Tâm phân theo (sa~njaati) chủng loại có 4 nhóm chủng loại:

– 12 tâm bất thiện (akusalajaati)

– 21 tâm thiện (kusalajaati)

– 36 tâm quả (vipaakajaati)

– 20 tâm duy tác (kiriyaajaati).

89 Tâm phân theo địa vức (bhuumi – giới):

– Có 54 tâm thuộc dục vức (kaamabhava)

– Có 15 tâm thuộc sắc vức (ruupabhuumi)

– Có 12 tâm thuộc vô sắc vức (aruupabhuumi)

– Có 8 Tâm thuộc Siêu thế vức (lokuttarabhuumi):

Bhuumi có 2 thứ:

1) .thaanabhuumi: chỉ cho 31 cõi.

2) avatthaabhuumi: Giới vức trừu tượng, chỉ chung những gì nằm trong và ngoài 3 ái; nói rõ hơn, avatthaabhuumi được dùng để chỉ cho phạm vi hoạt động, địa bàn có mặt hay không có mặt của tham ái.

Nói theo chi pháp thì như sau:

a) Kaama-avatthaabhuumi: chỉ cho 54 tâm Dục giới, 52 sở hữu, 28 sắc pháp.

b) Ruupa-avatthaabhuumi: chỉ cho 15 tâm sắc giới và 35 sở hữu hợp.

c) Aruupa-avatthaabhuumi: chỉ cho 12 tâm vô sắc và 30 sở hữu hợp.

d) Lokuttara-avattha: chỉ cho pháp nào vượt ngoài phạm vi hoạt động của 3 tham ái, tức là 8 tâm siêu thế, 36 sở hữu hợp và Níp-bàn.

Như vậy, kaamabhuumi, ruupabhuumi và aruupabhuumi vừa kể theo .thaanabhuumi cũng được kể theo asatthaabhuumi cũng được. Riêng Lokuttara- bhuumi chỉ kể theo avatthaabhuumi mà thôi.

* Trong các tâm Đáo Đại và Siêu thế đều có các sở hữu Tầm, tứ, hỷ, lạc định kết hợp đ? làm việc chiếu sát cảnh án xứ hay cảnh Níp-bàn. Điều cần nhớ là trong tâm Siêu thế dù cũng có 5 sở hữu đó nhưng chúng không được gọi là chi thiền (jhaananga) vì chúng chẳng có quan hệ (sambandha) gì tới samathaaramma.na (cảnh chỉ), chính do vậy, cá nhân tâm siêu thế không được gọi là tâm thiền (jhaanacitta). như dựa theo các câu giải tự sau đây:

– Kasi.naadiramma.na.m jhaayati upanijjhaayatiiti jhaana.m (sở hữu nào “thắp sáng” các cảnh đề mục chỉ tịnh thì sở hữu đó được gọi là Thiền).

– Vitakkaadijhaanangehi sampayutta.m cittanti: jhaanacitta.m (tâm thiền là tâm tương ưng với các chi thiền).

121 TÂM PHÂN THEO 9 KHÍA CẠNH (NAYA).

1) Tâm phân theo giống (jhaati hay sa~njaatibhedanaya)

– akusalajaati có 12 tâm

– kusalajaati có 37 tâm

– viipaakajaati có 52 tâm

– kriyaajaati có 20 tâm

2) Tâm phân theo giới vức (bhuumibhedanaya)

– kaamacitta có 54

– ruupacitta có 15

– aruupacitta có 12

– lokuttaracitta có 20

3) 121 tâm phân theo bản chất (sobha.nabhedanaya)

– asobha.nacitta có 30 tâm

– sobhanacitta có 91 tâm

4) 121 tâm phân theo lokabhedanaya:

– lokiyacitta có 81 tâm

– kokuttaracitta có 40 tâm.

5) Hetubhedanaya:

– ahetukacitta có 18 tâm

– hetukacitta có 103 tâm

6) Jhaanabhedanaya:

– ajhaanacitta có 54 tâm

– jhaanacitta có 67 tâm

7) Vedanaabhedanaya:

– Sukhasahagatacitta có 1

– Duk … có 1

– Somanas … có 62

– Domanas … có 2

– Upek … có 5

8) Sampayogabhedanaya:

– Sampayuttecitta có 87 tâm

– Vippayuttacitta có 34

9) Sankhaarabhedanaya:

– asankhaarikacitta có 37

– sasankhaarikacitta có 84

– 18 tâm vô nhân thuộc vippayutta.

– 67 tâm thiền thuộc sampayutta.

– 2 tâm si (mohamuulacitta) và 18 tâm vô nhân được kể vào asankhaarikacitta (vô trợ)

– 67 tâm thiền được kể vào sasankhaarikacitta (hữu trợ)

Câu hỏi trong phần Cittaparamattha

1) Hãy dịch câu kệ lễ bái của bộ Abhidhammattha Sangaha .

2) Ý nghĩa bài kệ?

3) Việc lễ bái Tam Bảo và các Đại Sư tiền bối trước khi viết sách có lợi ích gì ?

4) Trong câu kệ lễ bái đó có câu lễ bái Tam Bảo như thế nào, câu dẫn nhập soạn phẩm như thế nào?

5) Có mấy loại saddhamma? Kể ra?

6) Paramattha là gì và có mấy loại paramattha?

7) Hãy giải tính nghĩa về bản chất (dhammajaati) của 4 pháp paramattha (theo các câu giải tự).

8) Tâm có mấy? Hãy kể bằng Paali.

9) Bất thiện tâm là thế nào và có bao nhiêu?

10) Hãy giải nghĩa các tâm sau đây:

– Mohamuulacitta, akusalavipaaka, ahetukacitta, mahaakusalacitta, mahaavipaakacitta, mahaakiriyaacitta, kaamavacaracitta.

11) Hãy phân loại 12 tâm bất thiện theo các khía cạnh vedanaabhedanaya, sampayogabhedanaya và sankhaarabhedanaya.

12) Hãy dịch câu kệ này: a.t.thadhaalobhamuulaani … siyu.m.

13) Hãy phân loại tâm asobhanacitta theo jaatibhedanaya, vedanaabhedanaya, sampayogabhedanaya.

14) Hãy phân tách sự khác biệt giữa sukhasahagatacitta với somanassasahagata, giữa dukkhasahagata với domanassasahagatacitta.

15) Có bao nhiêu tâm tịnh hảo thọ xả bất tương ưng vô trợ? kể ra?

16) Ông A là một người tin lý nghiệp báo lần nọ vì chiều vợ, ông phải đi trộm gà về làm thịt cho vợ ăn, ông làm những việc đó bằng một tâm trạng miễn cưỡng, hãy cho biết ông A đã xài tâm nào để làm những chuyện sai trái ấy.

17) Trong các tâm Dục giới có bao nhiêu tâm thọ hỷ bất tương ưng và hữu trợ? Kể ra?

18) Hãy dịch sang quốc ngữ các từ Paali chuyên môn sau đây:

– Somanassasahagatam …

19) Tại sao 7 tâm quả bất thiện không được gọi là 7 tâm quả bất thiện vô nhân trong khi 8 tâm quả thiện (trong số 18 tâm vô nhân đó) lại được gọi là ahetuka-kusalavipaakacitta?

20) Hãy phân tách sự khác biệt giữa nhãn thức quả bất thiện với nhãn thức quả thiện, giữa khai ngũ môn và khai ý môn

21) Có một người ngoại đạo nọ nhân dịp viếng chùa đã vì phép lịch sựlễ Phật một cách hờ ơ miễn cưỡng, hãy cho biết ông ta đã dùng tâm nào để làm việc ấy?

22) Một cậu bé vì nghe lời mẹ nên đem cơm đặt bát Chư Tăng, trong lúc đặt bát, nó cũng cảm thấy vui thích. Hãy cho biết lúc đó nó xài tâm gì ?

23) Hãy phân tích sự khác biệt giữa các tâm vô trợ và hữu trợ, tương ưngbất tương ưng, tâm quả thiện vô nhân và tâm đại quả, duy tác vô nhân và đại duy tác.

24) Hãy phân loại 87 tâm hiệp thế theo jaatibhedavaya, bhuumibhedanaya, sabha.nabhedanaya, hetubhedanaya và jhaanabhedanaya.

25) Trong 67 tâm thiền, có bao nhiêu tâm thuộc giống thiện (kusalajaati), có mấy tâm thuộc giống quả, có mấy tâm thuộc giống vô ký.

26) Hãy giải nghĩa tên gọi của các tâm sau đây: tâm vô Tịnh Hão, tâm Sắc Giới, tâm Đáo Đại, Tâm Hiệp Thế, Tâm Siêu Thế và tâm Thiền.

27) Trong kaamacitta (Tâm Dục giới), tâm Sắc Giớivô sắc giới đều có thiện, quả và duy tác, tại sao trong tâm Siêu Thế chỉ có thiện và quả mà không có duy tác.

28) Tại sao có lúc kể 89 tâm có lúc lại kể 121 tâm: Tâm thiền có 2 chi thiền được bao nhiêu cái? Kể ra?

29) Hãy phân loại 121 tâm theo các khía cạnh giống, Thọ và (sobha.na) bản chất.

30) Hãy điền vào chỗ trống:

Vitakkavicaarapiitisukha-ekaggataasahita.m … … kusalacitta.m.

31) Điều gì chứng minh được rằng từ Sơ Thiền đến Tứ Thiền là tâm câu hành hỷ?

32) Hãy dịch câu kệ sau đây:

Ekaadasantha.m tasma

Pathamaadikamiitita.m

Jhaanamekekamantetu

Teviiatividha.m bhave

33) Hãy phân loại các tâm thiền có chi thiền qua các khía cạnh giống, Thọ và Lokabhedanaya.

34) Hãy đọc lại bài kệ phân loại 89 tâm theo jaatibhedanaya.

35) Có mấy cách tương ưng (sampayutta) và có bao nhiêu tâm tuy không có từ “tương ưng trí” đi kèm theo tên nhưng vẫn được xếp vào loại tương ưng trí? Có mấy tâm tuy trong khi nêu tên không có kèm theo tiếng ngũ thiền nhưng vẫn được kể vào loại tâm ngũ thiền và tại sao chúng được kể vào đó?

36) Hãy vẽ bản đồ 121 tâm theo thứ tự.

-ooOoo-

CETASIKA-SANGAHA

Các chúng sanh cho dù có sắc đẹp toàn diện đến mức nào đi nữa nếu khôngtâm pháp thì cũng chẳng khác gì pho tượng. Mà tâm pháp là phải gồm 2 thành phần tâm và sở hữu tâm 2 thành phần nầy tương quan mật thiết với nhau, là yếu tố bất khả ly của nhau (cho nhau), chúng cùng sanh với nhau, cùng diệt với nhau, cùng biết cảnh chung nhau và cùng nương một vật như nhau. Tâm và sờ hữu tâm đối với nhau giống như máy móc cơ khí và điện vậy, nếu có điện thì máy móc không hoạt động được, cho nên Ngài Anuruddha mới viết rằng:

Ekuppaadanirodhaa ca

Ekaalambanavatthukaa

Cetoyuttaa dvipa~n~naasa

Dhammaa cetasikaa mataa.

LƯỢC GIẢI:

52 sở hữu tâm luôn tương quan với tâm (cetayutta) trên 4 khía cạnh Ekuppaada (đồng sanh), nghĩa là cả hai không cái nào sanh trước hay sau nhau được; Ekanirodha (đồng diệt) Ekaalambana (cùng biết đồng tri 1 cảnh với nhau), tâm biết cảnh nào thì sở hữu hợp cũng biết cảnh ấy; Ekavatthuka (đồng nương một vật), như tâm đang nương nhãn vật được gọi là sở hữu tâm vì hội đủ 4 khía cạnh nầy.

Điều cần nhớ là 3 chi cetayutta đầu tiên thì là cố định còn chi sau cùng thì bất định bởi vì ở cõi ngũ uẩn (pa~ncavokaara) thì tâm pháp còn nương vật nhưng ở cõi tứ uẩn thì không có vật để nương nên tại đó tâm và sở hữu chỉ tương đồng nhau trên 3 khía cạnh đầu thôi.

52 sở hữu tâm được chia ra thành 3 cụm (Raasi: đống):

– A~n~naasamaanaraasicetasika (cụm tợ tha gồm có 13)

– Akusalaraasicetasika (cụm bất thiện có 14)

– Sobha.naraasicetasika (cụm tịnh hão có 25) hay gọi gọn thì bỏ tiếng Raasi cũng được như a~n~nasamaanacetasika…

Theo ý kiến thống nhất của các vị A Xà Lê Chú Giải Sư như Ngài Anuruddha chẳng hạn thì 2 sở hữu vô lượng phần hợp được 28 tâm: 8 đại thiện, 8 đại tố, 12 tâm sắc giới (trừ 3 tâm ngũ thiền). Còn theo một số ý kiến riêng lẻ (kecivaada) khác thì 2 sở hữu nầy chỉ hợp được 20 tâm thôi, đó là 4 tâm đại thiện hỷ thọ, 4 đại duy tác hỷ thọ, 12 tâm sắc giới (trừ ngũ thiền, bởi lẽ vihi.msaa (não hại: chỉ cho tâm sân) và arati (bất mãn: chỉ cho tật đố) đều là pháp đối nghịch của 2 sở hữu Vô lượng phần. Bi thì đối lập với vihi.msaa, Hỷ thì đối lập với arati, cho nên chúng phải là thọ hỷ chớ không thể thọ xả.

Theo các Ngài Chú Giải Sư thì quan điểm trên có phần đúng mà cũng có phần sai. Đúng là vì đối với người Hành Giả trong buỗi đầu mới tu tập đề mục Bi, Tùy hỷ, chỉ mới ở giai đoạn parikamma-bhaavanaa, parikamma-nimitta, chưa đạt tới uggaha-nimitta thì Bi và Tùy Hỷ phải tương ưng với Hỷ Thọ nếu không như vậy thì chúng sẽ không thể sinh khởi ý kiến trên (kecivaada) đúng là đúng ở khía cạnh đó nhưng kể từ lúc hành giả đã tu tập 2 phạm trú nầy một cách thuần thục như đã đạt tới uggaha nimitta chẳng hạn thì Bi và Tùy Hỷ của vị ấy có thể là câu hành xả. Đó là cái sai lầm của ý kiến trên, khi nó chủ trương rằng Bi và Tùy Hỷ chỉ có thể câu hành Hỷ thọ.

8 sở hữu sau đây: Tật đố, Bỏn xẻn, Trạo hối, 3 Giới phần, Bi và Tùy hỷ được gọi chung là naanaakadàcicetasika vì chúng không bao giờ đi chung nhau (naanaa) và chúng là những sở hữu bất định, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, 2 sở hữu hôn thụy chỉ thỉnh thoảng xuất hiện nhưng bao giờ cũng đi chung nhau nên được gọi là sahakadaacicetasika.

11 sở hữu trên đây được gọi là chung lại là aniyatayogiicetasika (những sở hữu phối hợp tâm 1 cách bất định). 41 sở hữu còn lại được gọi là niyatayogiicetasika.

Sở dĩ phân loại như thế vì có những sở hữu dù tâm bắt cảnh nào chúng cũng hợp được nhưng cũng có những sở hữu phải có cảnh riêng mới xuất hiện, chúng không tạp tri, chỉ thỉnh thoảng có mặt thôi. Đó chính là 11 sở hữu nữa kể trên. Mạn (maana) được xếp vào bất định vì khi nào tâm bất tương ưng kiến khởi lên có kèm theo sự chấp ngã (Ahangaaha) thì khi đó Mạn mới có mặt. Khi nào tâm bất tương ưng kiến khởi lên mà không có ahangaha (ngã chấp) đi kèm thì Mạn không có mặt vậy Mạn được gọi là kadaacicetasika (sở hữu khởi đột xuất):

Tật đố, bỏn xẻntrạo hối (kukkucca) cũng là những sở hữu bất định đã vậy những khi có mặt trong tâm chúng không bao giờ đi chung với nhau. Về vấn đề nầy ta cần hiểu rộng như sau: Khi nào tâm sân khởi lên mà trong đó không có cảnh gì để có sự ghen tỵ, bón rít, cắn rứt thì 1 trong 3 sở hữu nầy không khởi lên, tâm sân trong lúc đó chỉ có 1 sở hữu sân mà thôi (thay vì trong sở hữu sân phần có tới 4). Khi nào trong tâm sân có pha chút ghen tức cái gì đó của tha nhân thì sở hữu Tật đố mới khởi lên còn 2 sở hữu bỏn xẻn với trạo hối thì vắng mặt bởi chức năng của chúng không phải nằm trong trường hợp đó. Nói tóm lại 1 trong 3 sở hữu nầy cứ nhằm vào những cơ hội thích hợp thì xuất hiện trong tâm sân ngay, mà bao giờ cũng đi riêng nhau cái này có mặt thì 2 cái kia vắng mặt.

Hai sở hữu Hôn thụy cũng là những sở hữu đột xuất, chỉ hiện khởi trong 5 tâm hữu trợ (sasankhaarika) thôi. Vào những khi tâm hữu trợ khởi lên và có điều kiện thích hợp thì 2 sở hữu Hôn thụy mới có mặt và luôn đi chung với nhau, mà như đã nói 2 sở hữu nầy là bất định, là những sở hữu đột xuất, không phải lúc nào cũng có mặt trong tâm. Bởi vì khi có tâm hữu trợ mà không có sự thụ động, thối thất thì 2 sở hữu Hôn thụy không thể có mặt, chỉ khi nào trong các tâm hữu trợ có dấu hiệu của sự thụ động, dã dượi, bệnh hoạn thì chúng mới hiện khởi.

Bây giờ nói về 3 sở hữu Giới Phần chúng được gọi là naanaakaadàciceta-sika, nhưng đó là nói lúc chúng hợp trong tâm hiệp thế, còn đối với các tâm siêu thế thì chúng đóng vai trò thường trực cố định và còn đi chung với nhau nữa, như Ngài Anuruddha đã nói như sau:

“Viratiyo pana tissopi lokuttara cittesu sabbathaapi niyataa ekatova labhanti lokiyesu pana kaamaavacarakusalasveva kadaaci sandissanti visu.m visu.m”

Sở dĩ các đại thiện 3 sở hữu Giới Phần là những sở hữu đột xuất và không đi chung nhau vì khi nào tâm đại thiện khởi lên có kêu theo Tín, Niệm, trí, Từ, Bi, Hỷ mà không có liên quan gì tới sự ngăn trừ ác hạnh và tà mạng thì trong những lúc đó các sở hữu Giới Phần không có mặt. Khi nào các đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ khẩu ác hạnh (catuvaciiduccarika) mà không có liên hệ gì tới vấn đề sinh kế (aajiiva) thì lúc đó trong tâm đại thiện chỉ có sở hữu Chánh Ngữ thôi chớ không có 2 sở hữu kia. Khi nào tâm đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh mà không co liên quan gì tới vấn đề sinh kế thì lúc đó chỉ có sở hữu Chánh Nghiệp thôi, chớ không có 2 sở hữu kia. Còn khi nào tâm đại thiện khởi lên có kèm theo sự ngăn trừ 3 thân ác hạnh), 4 khẩu ác hạnh mà có liên hệ về vấn đề sinh kế một cách mật thiết thì lúc đó trong tâm đại thiện chỉ có 1 sở hữu Giới Phần Chánh Mạng thôi.

Sở dĩ nói 2 sở hữu vô lượng phần là những sở hữu đột xuất của 28 tâm vì khi nào tâm Đại Thiện, Đại Tố khởi lên có kèm theo Tín, Niệm, Trí… mà không có kèm Bi, Tùy Hỷ thì trong lúc đó 2 Vô Lượng Phần không có mặt. Khi nào các tâm thiền Sắc Giới khởi lên qua các đề mục ngoài đề mục phạm trú thì 2 Vô Lượng Phần cũng phải vắng mặt và khi có cơ hội hợp trong 28 tâm ấy, 2 sở hữu Vô Lượng Phần cũng không bao giờ đi chung với nhau bởi vì khi 28 tâm này lấy chúng sanh đang bị khổ (dukkhitasatta) để làm cảnh thì lúc đó chỉ có Bi mà không có Hỷ khi nào 28 tâm lấy chúng sanh đang hạnh phúc (sukhitasatta) làm cảnh thì lúc đó chỉ có Tuỳ Hỷ mà không có Bi.

-ooOoo-

KỂ RỘNG 52 SỞ HỮU TÂM

– Kể hẹp thì sở hữu biến hành chỉ có 7 nhưng kể rộng thì có tới 847 vì mỗi sở hữu hợp được 121 tâm, nhân lại thành ra có tới 847 sở hữu biến hành.

Sở hữu biệt cảnh nếu tính hẹp thì chỉ có 6 nhưng nếu tính rộng thì có đến 488 tức là có đến 55 sở hữu tầm, 66 sở hữu tứ, 110 sở hữu thắng giải, 105 sở hữu cần, 51 sở hữu hỷ, 101 sở hữu dục; vậy tổng cộng lại, nếu tính rộng thì sở hữu tợ tha lên tới 1335 sở hữu:

– Nếu tính hẹp thì sở hữu bất thiện chỉ có 14 nhưng nếu tính rộng thì có tới 83 tức là nhóm Si Phần (mocatuka) gồm 48 sở hữu, nhóm Tham Phần (lotika) gồm 16 sở hữu, nhóm Sân Phần (docatuka) gồm nhóm 8 sở hữu nhóm Hôn Phần (thiduka) gồm 10 sở hữu, si Hoài Nghi vẫn một.

– Các sở hữu Tịnh Hão nếu tính rộng thì có tới 2008 tức là vì 19 sở hữu biến hành hợp được 91 tâm tịnh hão nên nếu đem nhân với nhau thì thành ra 1729 sở hữu Tịnh Hão Biến Hành. 3 giới phần vì hợp được với 48 tâm nên thành ra có tới 144 sở hữu vô Lượng Phần. 2 Vô Lượng Phần vì mỗi cái hợp được 28 sở hữu nên thành ra có tới 56 sở hữu Vô Lượng Phần. Sở hữu Trí Tuệ vì hợp được với 79 tâm nên thành ra có đến 79 cái. Tất cả sở hữu Tịnh Hão nếu tính rộng có tới 2008 cái, vậy tổng cộng lại, tất cả sở hữu nếu tính rộng thì có đến 3426 cái.

CÁC CÂU HỎI VỀ SỞ HỮU

1) Hãy kể 4 điểm tương đồng giữa tâm và sở hữu tâm và nêu câu paali chứng minh (không cần định nghĩa).

2) Tại sao tâm và sở hữu tâm lại phải hổ tương nhau? Hãy cho ví dụ về mối tương quan tương hệ giữa tâm và sở hữu để làm nổi bật tầm quan trọng của mối tương quan đó.

3) 52 sở hữu nếu kể theo từng Raasi thì có mấy? kể ra, và mỗi raasi thì có bao nhiêu sở hữu tâm? Kể ra?

4) Hãy giải nghĩa các sở hữu tâm sau đây: biến hành biệt cảnh, bất thiện biến hành (sabbaakusalayogiicetasika), sở hữu sân phần, tịnh hão biến hành, vô lượng phần.

5) Hãy nói rõ bản thể (sabhaava) của các sở hữu: Xúc, Thọ, Tưởng, Tác ý, Tầm, Thắng giải, Hỷ, Dục, Si, Tham, Sân, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Bi, Tùy Hỷ.

6) Hãy phân tách sự khác biệt giữa sở hữu tư và tác ý, tầm và tứ, dục (chanda) và tham (lobha), hôn trầmthụy miên.

7) Hãy gọi bằng từ chuyên môn các pháp tánh sau đây:

– Là cái nhớ cảnh.

– Là pháp tánh vắng lặngan lập các pháp đồng sanh vào 1 cảnh.

– Là cái bão vệ pháp đồng sanh

– Cái tính cách chăm chút cảnh.

– Là cái mang tính hiểu sai trong cảnh.

– Là cái mang tính thủ chấp bản thân.

– Là cái cắn rứt trong những ác nghiệp đã làm và thiện nghiệp chưa làm.

8) Nghi ngờ như thế nào mới là si hoài nghi? Sự thắc mắc trong bài vỡ hay thắc mắc về tên người tên vật mà mình chưa biết có phải là si hoài nghi không? Hãy giải thích rõ.

9) Tại sao cũng là sở hữu tịnh hão biến hành mà từ tín cho đến hành xả chỉ được kể lẽ, từ tịnh thân đi thì lại kể cặp và ý nghĩa khác nhau của sở hữu trong mỗi cặp ấy như thế nào?

10) Hãy dịch bài kệ Terasa~n~nasamaanaa ca. pe. dvipa~n~naasa paniccare.

11) Hãy dịch và giải câu kệ Satta sabbattha yujjanti.Pe. sabha.nesvesa sobha.naa.

12) Có bao nhiêu sở hữu hợp được trong các tâm hiệp thế? Kể ra?

13) Hãy cho biết có mấy tâm hợp được và không hợp được với các sở hữu tầm, thắng giải, cần, hỷ, dục.

14) Có mấy tâm tuy là thọ hỷ nhưng không hợp với sở hữu hỷ được? đồng thời hãy cho biết lý do.

15) Hãy nêu ra các tâm quả mà có thể hợp được với các sở hữu xúc, thọ, tứ, cần, hỷ.

16) Trong 89 tâm (nói hẹp), sở hữu tầm hợp được mấy? Kể ra? Và hãy dịch bài kệ Sabbaapu~n~nesu…

17) Trong 89 tâm, sở hữu hỷ hợp được 27 hoặc 35 tâm ấy một cách bất định hãy cho biết lý do và kể rõ 27, 35 tâm ấy.

18) Hãy cho biết:

– Tâm nào hợp với tầm được nhưng không hợp với cần được.

– Tâm nào hợp với cần được mà không hợp với tầm được.

– Tâm nào hợp cả tầm lẫn cần.

– Tâm nào không thể hợp cả 2 sở hữu ấy.

– Tâm nào hợp với giới phần được mà không hợp với vô lượng phần được.

– Tâm nào chỉ với vô lượng phần mà không hợp với hôn phần được?

– Tâm nào có thể hợp với cả 2.

– Tâm nào không thể hợp với cả 2.

19) Hãy nêu bài kệ nói về những tâm không hợp được với 6 sở hữu biệt cảnh.

20) Có mấy sở hữu hợp được trong 12 tâm bất thiện? Kể ra?

21) Có bao nhiêu sở hữu bất thiện hợp được trong tâm tham? Kể ra?

22) Hãy giải thích: tại sao sở hữu Tà Kiến và Mạn lại không thể gặp nhau trong một tâm?

23) Có bao nhiêu sở hữu chỉ hợp trong tâm tương ưng, không hợp trong tâm bất tương ưng? Kể ra?

24) Hãy kể rõ những sở hữu bất thiện nào mà (chỉ) hợp được trong 1 tâm 2 tâm, 3 tâm, 4 tâm, 5 tâm, 6 tâm, 7 tâm, 8 tâm.

25) Hãy phân ra những sở hữu tịnh hão nào hợp được tất cả tâm tịnh hão và hợp được trong từng tâm tịnh hão.

26) Hãy nói rõ những khác biệt 3 giới phần khi hợp trong tâm hiệp thế và siêu thế, ở mỗi trường hợp có khác biệt nhau thế nào?

27) Hãy kể những tâm có thể hợp với 2 vô lượng phần theo cả samaanavaada và kecivaada và cho biết những (cái) sai đúng trong 2 ý kiến đó. 28) Có mấy tâm hiệp thế hỷ thọ hợp được với sở hữu trí tuệ và hãy kể rõ 16 cách sampayoga (tương ưng).

29) Hãy dịch 2 bài kệ Ekuunaviisati dhammaa… và Pannaa pakaasitaa…

30) Hãy giải thích ý nghĩa của bài kệ Issaamaccherakukkucca…

31) Hãy giải thích thế nào là sở hữu đột xuất (aniyatayogiicetasika), có bao nhiêu sở hữu đột xuất, kể ra, và hãy cho biết có bao nhiêu sở hữu đột xuất thuộc giống bất thiện, thuộc giông thiện, thuộc giống quả, và thuộc giống tố.

32) Hãy phân ra các sở hữu đột xuất theo cách kadaaci, sahakadaaci và naanaakaadaaci và dẫn những bài kệ nào có nhắc tới vấn đề nầy (khỏi dịch).

33) hãy kể ra những sở hữu đột xuất cố định, đột xuất bất định, những sở hữu thường trực mà (niyata) bất định thường trực mà cố định.

34) hãy cho biết có bao nhiêu tâm hợp được với tâm tham I, tâm tham IV, tâm tham V, tâm tham VIII, tâm si I.

35) Hãy dịch bài kệ Chatti.msaanuttare …

36) Hãy kể ra những tâm bất thiện mà được 15 sở hữu hợp, 18 sở hữu hợp, 19 sở hữu hợp, 20 sở hữu hợp, 21, 22, sở hữu hợp.

37) Hãy kể rõ những sở hữu bất định và cố định của 2 tâm sân.

38) Có mấy sở hữu bất thiện biến hành? Kể ra và dẫn chứng kệ ngôn (miễn dịch).

39) trong 18 tâm vô nhân tâm nào có nhiều sở hữu hợp nhất, ít sở hữu hợp nhất?

40) Hãy kể những tâm vô nhân nào mà không hợp được với các sở hữu xúc, tầm, cần, dục.

41) Có mấy sở hữu hợp được với 8 đại thiện, 8 đại quả, 8 đại tố, 3 nhị thiền sắc giới, 3 tứ thiền sắc giới.

42) Hãy kể ra những sỡ hữu hợp cố định và bất định của:

– Tâm tham thứ 3.

– Tâm tham thứ 8.

– Đại thiện thứ nhất.

– Đại tố thứ 8.

– 3 sơ thiền hiệp thế.

– 8 ngũ thiền siêu thế.

43) Hãy kể những tâm tịnh hão có sở hữu hợp bằng nhau trên các con số: 36, 35, 34, 33, 32, 31, 30.

44) Hãy nói mấy cách nhiếp (sangaha) của các tâm sau đây (vắn tắt thôi):

– 12 bất thiện, 18 vô nhân.

– 8 đại thiện.

– 12 tâm vô sắc.

– 40 tâm siêu thế.

45) Hãy giải thích ý nghĩa tiếng nhiếp “sangaha” và tiếng tương ưng “sampayoga”.

46) Hãy cho biết có mấy sở hữu đồng sanh với thọ, tầm, thắng giải, hỷ, dục, si, kiến, tật đố, hôn trầm, hoài nghi, tín, bi.

47) Một vị Thánh Tu-đà-huờn nọ khi nhìn thấy bức ảnh đẹp chợt khởi ý ưa thích, hãy phân tách tâm trạng ấy theo chi pháp.

48) Cha mẹ vốn thương con nhưng vì con cái quá ngổ nghịch nên cha mẹ có đôi lần phải tức giận. Hãy phân tích tâm trạng đó theo Vi diệu pháp.

49) Bằng sở hữu nào, bạn có thể giải đáp mau chóng các câu hỏi về abhidhamma và có bao nhiêu sở hữu đồng thanh nữa?

50) Hãy kể ra các sở hữu tiếp theo các sở hữu sau đây: xúc, tứ, hỷ…

51) Hãy vẽ bản đồ 52 sở hữu.

-ooOoo-

* 52 Sở hữu có 16 cách tương ưng (sampayoga):

– 13 Tợ tha có 7 cách tương ưng:

a) 7 biến hành được kể là 1 cách

b) 6 biệt cảnh được kể là 6 cách

– 14 Bất thiện biến hành có 5 cách tương ưng:

a) sở hữu si phần hợp trong 12 bất thiện tâm, đó là 1 cách.

b) nhóm tham phần hợp trong 8 tâm tham là 1 cách.

c) nhóm sân phần hợp trong 2 tâm sân là 1 cách.

d) nhóm hôn thụy hợp trong 5 tâm bất thiện hữu trợ là 1 cách.

e) hoài nghi trong si hoài nghi là 1 cách.

– 25 Tịnh hão có 4 cách tương ưng:

a) 19 tịnh hão biến hành hợp trong 59 hoặc 91 tâm tịnh hão, đó là 1 cách.

b) 3 giới phần hợp trong 16 hoặc 48 tâm cũng là cách.

c) 2 vô lượng phần hợp trong 26 tâm cũng là 1 cách.

d) sở hữu trí tuệ hợp trong 47 hoặc 79 tâm đó cũng là 1 cách.

—o0o—

Phần [02]

I. VỊ TRÍ CỦA SẮC (RUUPA)

1) Các sắc sau đây: 4 đại hiển, thần kinh thân, sắc cảnh sắc, sắc cảnh thinh, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, sắc cảnh xúc, 2 sắc tính, mạng quyền, vật thực, giao giới, thân biểu tri, 3 kỳ dị, tứ tướng là những sắc nằm cùng khắp trên thân thể chúng sanh.

2) Thần kinh nhãn nằm ở mắt.

3) Thần kinh nhĩ nằm ở tai.

4) Thần kinh tỷ nằm ở mũi.

5) Thần kinh thiệt nằm ở lưỡi.

6) Ý vật nằm ở tim.

7) Khẩu biểu tri nằm ở miệng.

Tứ đại:

* Pathavii có bản tướng là Ngại chất (kakkha.lalakkha.na) và đây là câu giải tự về pathavii:

– Sahajaataruupaani pathati pa.ti.t.thanti etthaati pathavii (Đất là phần vật chấtnhiệm vụ nâng đỗ các sắc đồng sanh ).

* Aapo mang bản tướng “chảy ra và thấm rịn” (paggharanalakkhana, aabandhanalakkha.na). Đây là những câu giải tự:

– Aapeti sahajaataruupesu byaapetvaa ti.t.thatiitiaapo (Nước là phần vật chất mang tính chan hòa các sắc đồng sanh và nương gá trong đó.

– Appaayati sahajaatarupaani su.t.thu bruuheti va.d.dhetiiti aapo (nước là thành phần vật chấtnhiệm vụ trưởng dưỡng, phát triển các sắc đang sanh)

– Sahajaataruupaani avippaki.n.naani katvaa bhuso paatirakkhatiiti aapo (nước là phần vật chấtnhiệm vụ bão tồn, gắn chặt các sắc đồng sanh không cho hoại tan, rời rạc nhau).

* Tejo gồm có 2 u.nhatejo (nhiệt hỏa) và siitatejo (hàn hỏa), tuy thế bản tướng của lữa nói chung chỉ có một là u.nhattalakkha.na. [hơi nóng và hơi lạnh đều được gọi là lữa.] .

Đây là câu giải tự:

– Tejeti paripaacetiiti tejo (lữa là phần vật chấtnhiệm vụ nung chín). Lữa được chi 5 loại :

1) usmaatejo: Hơi ấm trong thân thể

2) santappanatejo: bệnh nhiệt

3) dahanatejo: bệnh nhiệt

4) jiranatejo: Lữa đốt tế bào.

5) picakatejo: Lữa tiêu hóa thực phẩm.

Trong 5 thứ lữa này, chỉ có usmaatejo và paacekatejo (chất lữa làm tiêu hóa vật thực) là 2 thứ lữa có thường trực trong cơ thể chúng sanh, còn 3 thứ lữa kia thì không thường trực, chúng chỉ có mặt khi usmaatejo bộc phát quá mạnh (viparita), như đối với người bị bệnh sốt thì usmaatejo sẽ trở thành santappanatejo, nếu sốt nặng quá thì thành ra dahanatejo. Còn jira.natejo cũng là từ usmaatejo biến thái nên, để đốt cháy các tế bào trong cơ thể người bệnh hoặc người già, tạo ra các hiện tượng: da, răng rụng, tóc bạc

* Vaayo mang tính căng phồng và lay động (vi.t.thambhanalakkhana, samiira.nalakkha.na). Gió là yếu tố chính cho các hoạt động. Nói theo bản tướng thì có tới 2 loại gió vitthambhanavaayo và samiira.navaayo ta có thể gọi vittha là “Tĩnh phong” vì đó là chỉ về loại gió giữ thăng bằng cho mọi vật chất được đứng vững, như câu giải tự sau đây:

– Vaayati sahajaatadhamme apatamaane katvaa vahatiiti vaayo (giữ thăng bằng cho các sắc đồng sanh không bị lung lay, lúc lắc đó được gọi là gió vitthambhanavaayo).

Còn samiira.navaayo là thứ gió làm cho các vật chất lay động, di chuyển, ta có thể gọi đây là động phong, như câu giải tự sau đây:

– vaayoti desantaruppatti hetubhaavena bhuutasanghaatam paapetiiti vaayo (gió samiivanavaayo – Động phong – là thứ gió làm cho các đại hiển (mahaabhuuta) đồng sanh khác xê dịch, biến động, rời khỏi vị trí cũ.

Nói theo thông tường thì trong cơ thể người ta có 6 loại gió:

1) uddhangamavaayo: Gió dồn ngược lên trên, như ợ, ngáp…

2) adhogamavaayo: Gió dồn xuống, như hơi đánh nắm chẳng hạn.

3) kucchitthavaayo: Gió thường trực có trong vùng bụng.

4) ko.t.thaasayavaayo: Gió trong thân mình.

5) angamagaanusaariivaayo: Gió di động khắp các bộ phận trong cơ thể.

6) assaasapassaavaayo: Gió trong dạng hơi thở ra vào.

6 thứ gió này luôn có mặt trong cơ thể nên còn được gọi chung là ajjhattavaayo, còn thứ gió thiên nhiên là ta thường thấy, được gọi là bahiddhavaayo.

* * *

Sắc tứ đại hiển được gọi là Mahaabhuuta vì chúng được xem là những sắc dẫn đầu (padhaana) cho các sắc khác, đồng thời bản tướng của chúng cũng rất rõ ràng nên gọi là Mahaabhuuta như câu giải tự sau đây:

Mahantaani hutvaa bhuutaani paatubhuutaaniiti mahaabhuutaani.

– Đây là câu giải tự về cakkhupasaada: cakkhuvi~n~naa.nadhi.t.thita.m hutvaa samavisama.m cakkhati aacikkhanta.m viya hotiiti cakkhu (gọi là mắt vì đó là chỗ nương của nhãn thức và có bản chất là chỉ cho nhãn thức biết đâu là cảnh tốt, cảnh xấu).

Câu giải tự về sotapasaada:.

Sotavi~n~naanadhi.t.thita.m hutvaa sadda.m su.naatiiti sota.m (thần kinh nhĩ là chỗ nương cho nhĩ thức và có chức năng đặc biệtnghe được âm thanh) hoặc 1 câu giải tự khác: Sadda.m su.nanti etenaati sota.m; sadde suyyanti etenaati sota.m. Câu giải tự thứ nhất có nói đến khía cạnh ngoài (.thaana- yuupacaara) của thần kinh nhĩ, 2 câu sau nói thẳng vào chức năng của thần kinh nhĩ.

– Chaayatiiti ghaana.m (.thaanayuupacaara)

– Ghaayanti etenaati ghaana.m (mukhaya)

– Ghaayiiyanti etenaati ghaana.m (mukhaya)

– Jiivita.m avhaayatiiti jivhaa: Cái gì có bản chất tự nói lên rằng: Vị là điều kiện sanh tồn, là yếu tố để sống còn thì đó là thần kinh thiệt.

(Ngài Jotika giải rằng): Tiếng jivhaa nếu đem chiết tự thì có 2 từ: Jiivita.m và avhaa. Jiivita.m là tuổi thọ, sinh mạng (aayu), ở đây Jiivita.m được dịch là vị (rasa) vì mạng sống được kéo dài phải nhờ vào Vị, như là phải ăn phải uống. Đây là giải tự theo lối phaluupacaara, cũng là 1 cách gián tiếp, nhưng trên khía cạnh tác động thành quả. Ở đây trong tiếng Jiivita muốn đổi qua jivhaa phải biến Jii thành ji và xóa vita để ghép svhaa vào thành ra jivhaa.

Câu giải tự về kaayapasaada: kucchitaana.m kesaadiina.m paadadhammaa- na~nca aayoti kaayo: (Thân là chỗ tích tập những vật uế trược cùng các ác pháp).

thần kinh thân là 1 phần trong cái thân ấy nên lối giải này được gọi là Ekadesuupacaara. Còn nếu giải tự theo lối .thaanayuupacaara thì như sau “Thân (theo câu giải tự paali ở trên) là xuất xứ của thần kinh thân”

5 sắc thần kinh vì là những sắc có bản chất (sabhaava) tinh anh nên được gọi là paasada (pasiidatiiti pasaado): Sắc nào có bản chất tinh anh, tinh túy thì sắc ấy được gọi là sắc thanh triệt.

7 VISAYARUUPA (HAY GOCARARUUPA)

1) Ruupaarammana: Bất cứ cái gì mà mắt có thể thấy được, dù là sinh vật hay vô sinh vật, cũng được gọi là Ruupaa, các Ngài chú giải tiếng Ruupaa như sau:

– Ruupayati hadayangatabhaava.m pakaasetiiti ruupa.m (cái gì làm cho tình cảm được biểu lộ qua ánh mắt thì đó là cảnh sắc vậy).

– Ruupayati dabba.m pakaasetiiti ruupa.m (cái gì nói lên hình dạng của sự vật cái đó là sắc vậy).

2) Saddaaramma.na:

– Saddiiyati uccaariiyatiiti: (những âm thanh nào được loan đi, phát ra, đều được gọi là cảnh thinh cả).

– Sappati sota vi~n~neyyabhaava.m gacchatiiti saddo: Cái nào có bản chất làm cho nhĩ thức biết được cái đó là cảnh thinh)

Câu giải tự thứ nhất ám chỉ cho những âm thanh nào do sinh vật phát ra như tiếng người, tiếng thú… Còn câu giải tự thứ hai chỉ cho bất cứ loại âm thanh, tiếng động nào dù của sinh vật (aJiivita) mà tai có thể nghe, nhĩ thức có thể biết.

3) Gandhaaramma.na:

– Gandhaayati attamo vatthu.m suucetiiti: gandha cái gì tự chỉ điểm chỗ mình nương dựa bằng cách bố hơi cái đó là mùi vậy) nghĩa là giống như một cái hoa có mùi thơm chẳng hạn thì chính cái hoa đó được người ta biết đến là nhờ mùi hương của nó tỏa ra. Các Ngài giải tiếng suuceti như sau: Idamettha atthiiti pesu~n~na.m karonta.m viya hoti .

4) Rasaaramma.na:

– Rasiiyati assaadiyatiiti raso (cái gì cần phải được nếm, thưởng thức bằng thiệt thức thì cái đó là vị vậy).

5) Pho.t.thabbaaramma.na:

– Phusitabbanti pho.t.thabba.m (cảnh nào cần phải được thần kinh thân đối xúc thì cảnh dó là cảnh xúc).

Cảnh xúc có 3:

a) Pa.thaviipho.t.thabbaarammana.

b) Tejopho.t.thabbaarammana.

c) Vaayo pho.t.thabbaarammana.

4 cảnh đầu và 3 cảnh xúc cộng lại thành 7 sắc visaya (sắc cảnh giới) hay còn gọi là gocararuupa (sắc đối tượng). Dở dĩ gọi như vậy vì tiếng Gocara được giải tự như sau:

– Gaavo caranti etthaati gocara ( chỗ nào loài trâu bò thường lui tới để ăn cỏ chỗ ấy được gọi là Gocara)

Mà 7 cảnh nầy là những đối tượng sở tri của 6 môn (chadvaarikacitta), loài trâu bò luôn tới lui đồng cỏ vậy, chính vì thế, để định nghĩa về sắc đối tượng các Ngài bão rằng “Gocaraadisaati Gocara” (các sắc đối tượng cũng giống như chỗ ăn cỏ của trâu bò). Lối giải tự nầy mang tên là Sadisuupacaaranaya. Còn câu Gaavo caranti etthaati Gocara là câu giải tự theo lối Mukhayanaya . Vậy ở đây tiếng Go đồng nghĩa với Indriya và tiếng Gocara đồng nghĩa với Aaramma.na.

2 BHAAVARUUPA (sắc giới tính)

1) Itthibhaavaruupa (sắc tố nữ)

– Itthiipaa bhaavo itthibhaavo (sắc nào làm tiêu chuẩn khẳng điïnh nữ tính thì sắc đó được gọi là sắc nữ giới tính).

2) Purisabhaava ( Rumabhaava: Sắc tố nam)

– Pumasso bhaavo pumabhaavo (sắc nào làm tiêu chuẩn khẳng điïnh nam tính thì sắc đó được gọi là sắc nam giới tính).

Con người ta được gọi nam hay nữ giới, đực, cái, trống, mái là dựa vào 4 khía cạnh:

a) Linga: Như mặt mày, tay chân.

b) Nimitta: Các bộ phận đặc biệt của mỗi giới tính mà kể khác phái không có như râu ria, bộ phận sinh lý

c) Kutta: Những sinh hoạt đặc biệt của mỗi phái giới tính như trò chơi khác nhau chẳng hạn.

d) Aakappa: Dáng vẽ, tư cách như yểu điệu hay hùng dũng cứng cổi …

4 chi tiết này luôn phụ thuộc cho sắc giới tính. Nếu 4 chi tiết nầy được hình thành bằng cách dựa vào sắc nữ giới tính thì người ta được gọi là nữ, bằng ngược lại thì là nam.

HADAYARUUPA (sắc ý vật)

– Hadanti sattaa ta.m ta.m attha.m vaa anattha.m vaa puurentiiti hadaya.m (tất cả chúng sanh nhờ vào sắc gì để tạo điều hữu ích, vô ích – sắc ấy chính là ý vật vậy).

Sắc ý vật có 2:

a) Mamsahadayaruupa: trái tim (nhục tâm).

b) Vatthuhadaya ruupa: Một loại sắc nghiệp (kammajaruupa) nằm trong trái tim, mà sắc ý vật ở đây muốn nói chính là loại sắc nầy (Paali là vatthuhadayaruupa hay hadayavatthuruupa).

Vị trí của sắc ý vật là một tiềm huyệt trong tim ở đây có chứa một lưu lượng máu nhiều bằng một lòng bàn tay. Đó là chỗ nương của ý giớiý thức giới. Theo Ngài Jotika giải thì tiềm huyệt nầy lớn bằng hạt punnaaga (tên một loại cây có hoa).

SẮC MẠNG QUYỀN (Jiivitaruupa)

– Jiivanti sahajaatadhammaa etenaati Jiivita.m (sắc mạng quyền là cái mà các sắc đồng sanh nhờ đó mà được sống còn).

Sắc đồng sanh ở đây chỉ cho sắc nghiệp còn 3 thứ sắc kia thì phải nhờ vào điều kiện cá nhân (Samu.t.thaana) của chính mình mà tồn tại, chớ không nương vào sắc mạng quyền.

SẮC VẬT THỰC (Aahaararuupa)

– Kabala.m kariiyati kabaliikaaro (được làm thành cục, thành miếng nên gọi là kabalikaara).

– Aahariiyatiiti aahaaro (cái được người ta ăn tức là vật thực vậy).

– Kabaliikaaro ca so aahaaro caati kabaliikaaraahaaro (cái gì được người ta làm thành miếng để ăn cái đó được gọi là đoàn thực).

Sắc vật thực trong 28 sắc pháp ám chỉ cho các sinh tố (ojaa) có trong các món ăn chớ không phải chỉ cho các thực phẩm thô thiển. Sau đây là câu giải tự về tiếng ojaa:

– attano udayaanantara.m ruupa.m janetiiti ojaa (sinh tố là chất giúp cho thành phần sắc khác được sinh trưởng một cách khít khao).

Cơ thể chúng sanh nhờ có cái sinh tố mới có thể sống còn một cách mạnh mẻ vững chải.

SẮC HƯ KHÔNG (aakaasaruupa hoặc paricchedaruupa: Sắc giao giới).

– Na kassatiiti aakaaso

– Akaasoyeva aakaaso

(chỗ không thể cày bừa, bươi xới gì được, gọi là hư không).

Có 4 thứ hư không :

1) Aja.taakaasa: Khoảng thinh không thiên nhiên của vũ trụ, dưới thì kể từ lớp đất và nước của địa cầu trở xuống, trên thì tính từ cõi vô sắc trở lên.

2) Paricchinnaakaasa: những khoảng trống hạn hẹp thông thường như cữa nhà, lỗ tai, lỗ mũi, hầm hố…

3) Kasi.nugghaatinaakaasa: đề mục hư không trong án xứ thiền chỉ.

4) Paricchedaakaasa: khoảng cách giữa các phần tử vật chất mà nói theo vi diệu pháp là các bọn sắc. Đây được goi là loại hư không hẹp nhất mà có mặt trong cả 3 loại kia (nghĩa là trong mỗi cái kia đều có thứ hư không nầy).

Bất cứ vật chất nào cũng đều phải cần có một khoảng không gian cho riêng mình để tự khẳng định vị trí, hình dáng ở đây đối với các sắc cũng thế, mỗi bọn sắc cũng đòi hỏi phải có một không gian riêng mà khoảng cách giữa 2 không gian của các bọn sắc được gọi là sắc giao giới hay hư không vậy, nhờ có nó giới tuyến của các bọn sắc được phân định rõ ràng và khi tu quán đến trình độ udayabbaya pa~n~naana với bhanga~naana có xét về sự sanh diệt của sắc pháp cũng dễ bởi hành giả chỉ việc y cứ vào sắc giao giới mà thẩm nghiệm.

VI~N~NATTIRUUPA (Biểu tri)

– Adhippaaya.m vi~n~naapetiiti vi~n~natte (sắc nào biểu lộ được ý muốn của người ta thì sắc đó là sắc biểu tri).

– Vi~n~naayatiiti vi~n~natti (biểu lộ tức là biểu tri ) .

– Vi~n~naapenti janaa vi~n~naayanti vaa janehi a~n~naama~n~nassu cittaani etaayaati vi~n~natti (người ta hiểu ý nhau bằng sắc nào, sắc ấy được gọi là biểu tri)

Sắc biểu tri có 2 : Kaayavi~n~natti và Vaciivi~n~natti. Từ 2 sắc nầy lại triển khai ra thêm hai khía cạnh nữa để có được 4 biểu tri:

1) Bodhanavi~n~natti: những cử động, ngôn từ mang mục đích biểu lộ ý muốn.

2) Pavattanavi~n~natti: những cử động thân khẩu không nhằm vào mục đích biểu lộ ý muốn.

Vậy nếu kể rộng thì có tới 4 thứ biểu tri:

a) Bodhanakaayavi~n~natti

b) Pavattanakaayavi~n~natti

c) Bodhanavaciivi~n~natti

d) Pavattanavaciivi~n~natti.

3 VIKAARARUUPA (kỳ dị hay đặc biệt)

– Viseso aakaaro vikaaro – chi tiết khía cạnh đặc biệt của sắc nipphannaruupa được gọi là sắc vikaara vậy.

Vậy tuy gọi là sắc đặc biệt nhưng kỳ thật đó không phải là loại sắc nào hết mà chỉ là những chi tiết, khía cạnh riêng của sắc Nipphanna thôi. Bởi vì sắc Đặc biệt có 3:

a) Ruupalahutaa:

– Lahuno bhaavo lahutaa (sự nhẹ nhàng, là khinh)

– Ruupassa lahutaa ruupalahutaa (sự nhẹ nhàng linh hoạt của sắc được gọi là Ruupalahutaa).

b) Ruupakamma~n~nataa:

– Muduno bhaavo mudutaø.

– Ruupassa mudutaa ruupamudutaa (sự uyển chuyển mềm mại của sắc chính là Ruupamudutaa: nhu sắc)

c) Ruupakamma~n~nataa:

– Kammaani saadhu kamma~n~na (linh hoạt là thích nghiệp).

– Kamma~n~nassa bhaavo kamma~n~nataa (sự linh hoạt tức là thích nghiệp tánh)

– Ruupassa kamma~n~nataa ruupakamma~n~nataa (sự linh hoạt, cơ động của sắc chính là sắc nghiệp).

2 sắc biểu tri cũng được kể vào sắc đặc biệt, vậy có tất cả 5 sắc đặc biệt, 5 sắc Đặc biệt chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita) thôi. 3 sắc Đặc biệt vừa kể trên luôn đi chung với nhau và nhờ có chúng, 2 sắc biểu tri mới hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp, bằng không thì rất vụng về thô thiển, lọng cọng.

LAKKHANARUUPA (Tứ tướng)

– Lakkhiiyanti vinicchiiyanti dhammaa ime sankhaataati etenaati lakkhana.m (các bậc hiền trí dựa vào sắc nào để khẳng định hữu vi tánh, sắc ấy là sắc tứ tướng).

1) Upacayaruupa:

– aadito uparito ca cayoti upacayo (giai đoạn sắc Nipphanna khởi sanh từ sát-na tái tục cho tới tuần lễ thứ 11, thời gian mà sắc nghiệp đã đầy đủ, được gọi là upacaya).

Nói rõ hơn, sắc nghiệp sanh khởi lần đầu tiên vào sát-na tái tục được gọi là upacaya. Đối với loài thai sanh (Gabbhasuyyata) mãi cho tới tuần lễ thứ 11 các sắc nghiệp mới sanh đủ hoàn toàn còn trước đó (sau sát-na tái tục) thì sanh từ từ từng thứ. Giai đoạn phát triển sắc nghiệp nầy cũng được gọi là upacaya.

Đối với loài thấp sanh (sa.msedaja) và hoá sanh (opapaatika) thì ngay thời điểm sát-na tái tục các bọn sắc nghiệp đã hiện khởi đầy đủ, giai đoạn đó được gọi là upacaya còn kể từ sau sát-na tái tục rồi, các sắc nghiệp có sanh đến mấy cũng không được gọi là upacaya. Đó là nói về 2 sanh loại trên.

2) Santatiruupa:

– Sa.m punappuna.m tati santati (sự hiện khởi liên tục của các sắc nipphanna được gọi là santati).

Sau khi các sắc nghiệp thời tái tục đã hiện khởi đầy đủ rồi thì sự sanh khởi của các sắc nghiệp sau đó, cho đến trọn đời, được gọi là santati. Đối với sắc tâm, sắc âm dương, sắc vật thực cũng thế, trong lần sanh khởi đầu tiên thì dược gọi là upacayaruupa, sau khi đã hiện khởi đầy đủ từ đó về sau được gọi là santatiruupa.

Trong atthasaalinii và visuddhimagga-atthakatha (chú giải Thanh tịnh đạo) có đưa một ví dụ về sắc upacaya và santati như sau:

* Có một cái hồ được đào gần bên dòng sông lớn, khi đào vừa xong luồng nước mới chảy vào lần đầu được ám chỉ cho sắc upacaya trong lần đầu tiên, những đợt nước sau đó cho tới khi đầy hồ được ám chỉ cho sắc upacaya sau thời tái tục. Khi nước hồ đã đầy và chảy tới lui ra thì được ám chỉ cho santatiruupa.

3) Jarataruupa:

– jaraana.m bhavo jarataa: bản chất cằn cỏi của các sắc Nipphanna được gọi là lão mại

Khi các sắc (catujanipphannaruupa) đã sanh khởi rồi thì đời sống (thời gian tồn tại) kéo dài được 51 sát-na. Sát na đầu tiên được gọi là sát-na sanh, sát-na thứ 51 sát-na diệt còn các sát-na giữa (gồm 49 cái) là sát-na trụ. Chính 49 sát-na này là jarata, tức giai đoạn già cỏi của sắc pháp (catucanipphannaruupa) bởi vì ở khoảng này các sắc đã có dấu hiệu biến suy, tàn rụi.

4) Aniccataaruupa:

– Aniccaanam bhavo aniccataa – bản chất biến hoại của sắc Nipphanna chính là sắc vô thường).

Nói theo tinh thần của tạng kinh thì khi lọt lòng mẹ là sanh, lúc tắt thở là tử, thời gian giữa là lão. Đó là sammutijaati-jaraa-mara.na. Còn theo Abhidhamma thì phải là paramatthajaati-jaraamara.na.

Gọi là tử theo tinh thần Abhidhamma tức ám chỉ cho sát-na diệt của sắc ở đây là sát-na thứ 51. Jarataruupa và Aniccataaruupa có mặt trong nipphannaruupa kể từ sát-na tái tục cho tới hết kiếp sống.

Già có 2:

1) Paticchannajaraa: tiềm lão.

2) Paaka.tajaraa : hiển lão.

Vào từng giây phút trong cả kiếp sống cơ thể chúng sanh luôn biến suy, cằn cỏi, đó là Pa.ticchannajaraa, cái già kín đáo. Khi tuổi trẻ không còn nữa, các hiện tượng răng rụng tóc bạcXuất hiện thì đó là Paaka.tajaraa, cái già cụ thể mà cũng có thể nhìn thấy.

Đối với các sắc phi quyền hệ (anindriyabaddharuupa) tức là các vật chất vô sinh (ajiivita) như cây cối, núi non, đất đai… những vật chất không có liên hệ gì tới Indriya, cũng bị cái “cằn cỏi” chinh phục. Đối với chúng sanh cũng có 2 cách cằn cỏi: Pa.ticchannajaraa và Paaka.tajaraa. Nếu phân loại rõ ràng thì có những thứ chỉ có Pa.ticchannajaraa (tính biến suy tàng ẩn) mà không có Paaka.tajaraa (sự biến suy rõ rệt) như đất đai, nước, núi non, mặt trăng, mặt trời, vàng, ngọc… cái cằn cỏi của chúng được gọi theo từ chuyên môn là aviicijaraa (sự cằn cỏi khó biết), vì quả thật khó làm gì để có thể ghi nhận tận mắt cái biến suy của những vật chất đó được.

Còn như cây cối… những vật chất ngoài ra những thứ vừa kể trên thì vừa có Paaka.tajaraa bởi vì ta có thể chứng kiến tận mắt sự thay đổi, cằn cỏi của chúng. Gọi theo từ chuyên môn thì sự cằn cỏi của những vật chất thứ này là saviicijarà (sự cằn cỏi để thấy).

-ooOoo-

II. RUUPA-VIBHAAGA

Sắc pháp nếu gọi tên theo bản thể thì có 8:

– Ahetuka: Vì chúng không có liên hiệ gì về nhân

– Sapaccaya: Vì chúng có 4 duyên liên hệ.

– Saavasa: Vì chúng là cảnh của lậu.

– Sankhaata: Vì được cấu tạo bởi 4 duyên.

– Lokiya: trực thuộc tam giới.

– Kaamaavacara: Vì là cảnh của Dục ái

– Aanaaramma.na: Vì không thể biết cảnh

– Appahakaatabba: Không là đối tượng sát trừ.

SẮC PHÁP PHÂN LOẠI THEO THỂ TÍNH

1) Ajjhattikaruupa: 5 sắc thần kinh

2) Baahiraruupa: 25 sắc còn lại

3) Vatthuruupa: 5 sắc thần kinh và ý vật.

4) Avatthuruupa: 22 sắc còn lại

5) Dvaararuupa (là sắc làm nhân sanh cho lộ ngũ mônthân nghiệp khẩu nghiệp: 5 sắc thần kinh, 2 biểu tri.

6) Advaararuupa: 21 sắc còn lại

7) Indriyaruupa: 5 biểu tri (3 kỳ dị, 2 biểu tri) 2 sắc tính, mạng quyền.

8) Anindriyaruupa: 20 sắc còn lại

9) O.laarikaruupa: 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới (visayaruupa).

10) Sukhumaruupa: 16 sắc còn lại

11) Santikeruupa: 5 sắc thần kinh, 5 sắc cảnh giới.

12) Duureruupa: 16 sắc còn lại.

13) Sappatigharuupa: 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới.

14) Appa.tigharuupa: 16 sắc còn lại

15) Upaadinnaruupa: 18 sắc nghiệp.

16) Anupaadinnaruupa: gồm có 40: 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết, 12 sắc vật thực

17) Sanidassanaruupa: sắc cảnh sắc

18) Anidassana: 27 sắc còn lại.

19) Gocasaggaahakaruupa: 5 sắc thần kinh.

20) Agocaraggaahakaruupa: 23 sắc còn lại.

21) Avinibbhogoruupa: 4 đại hiển cảnh sắc, cảnh khí, cảnh vị, vật thực.

22) Vinibbhogaruupa: 20 sắc còn lại.

MINH GIẢI (theo từng căn)

Gọi là sắc nội không phải nhắm vào ý nghĩa “ở trong thân” mà nhắm vào ý nghĩa hữu ích, đắc dụng cũng như đối với người nào mà ta xem là tín cẩn, giúp được nhiều việc thì ta gọi là người nội bộ vậy. Ở đây, 5 sắc thần kinh vô cùng cần thiết cho chúng sanh, nếu thiếu chúng, chúng sanh sẽ không làm gì được, chính vì vậy chúng được gọi là sắc nội.

1) 23 sắc còn lại vì không quan trọng bằng 5 sắc thần kinh nên được gọi là sắc ngoại, chúng được xem như “người ngoài, kẻ không ăn nhằm gì”.

2) Theo quy luật, danh pháp của chúng sanh cõi ngũ uẩn phải nương vào một cái đó để sanh khởi, nếu không thì chúng chẳng sinh khởi được. Và chỗ nương ở đây chính là 5 sắc thần kinh và ý vật, 6 sắc nầy được gọi chung là vatthuruupa, muốn biết cảnh phải nhờ chúng cũng như muốn đi trên hư không phải nhờ phi cơ vậy, 22 sắc còn lại không phải là chỗ nương của danh pháp nên được gọi là sắc phi vật.

3) Sự sinh khởi của lộ tâm ngũ môn và của thân nghiệp, khẩu nghiệp phải nương vào 7 sắc môn (dvaararuupa), chính vì lộ ngũ môn phải nương vào 5 sắc thần kinh mới sanh khởi được nên 5 sắc ấy được gọi là uppattidvaara. Còn đối với thân ác hạnh khẩu ác hạnh, thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh muốn có được phải nhờ 2 sắc biểu tri để làm phương tiện thực hiện nên 2 sắc ấy được gọi là kammadvaara. 21 sắc còn lại không đóng được những vai trò này nên được gọi là sắc phi môn.

4) Trong việc thấy… của nhãn thức … phải lấy nhãn thanh triệt… làm yếu tố, điều kiện chủ yếu. Không có nó, việc thấy, không được thực hiện muốn bắt cảnh ngũ rõ ràng phải nhờ vào sức mạnh của các sắc thần kinh như nhờ có thần kinh nhãn tốt nên nhãn lực mới mạnh, mới tinh tường, bằng ngược lại thì cảnh sắc trở nên mơ hồ, lu mờ do đó 5 sắc thần kinh được gọi là sắc Indriya (Trưởng, chủ… ). Còn sắc nữ giới tính được gọi là sắc Indriya vì nó là tiêu chuẩn chủ yếu để khẳng định nữ giới tính của chúng sanh.

– Sắc nam giới tính cũng là tiêu chuẩn chủ yếu để khẳng định giới tính phái mạnh.

Cơ thể và dung sắc chúng sanh luôn tùy thuộc vào 2 sắc giới tính nầy mà khác nhau. Trong giây phút tái tục, nếu có sắc nữ tính sanh khởi thì cơ thể và dung sắc của chúng sanh từ đó về sau cứ dựa theo đó mà hình thành và phát triển sao cho thích hợp với nữ tính. Nếu trong lúc tái tục có sắc nam giới tính sanh khởi thì cơ thể và dung sắc chúng sanh từ đó cũng biến chuyển theo sắc đó cho tương ứng. Chính vì vậy 2 sắc tính cũng là sắc Indriya, những sắc có cơ năng chi phối sắc khác.

– Sắc mạng quyền được gọi là sắc Indriya vì nó có chức năng bảo vệ các sắc nghiệp được tồn tại suốt 51 sát-na tiểu. Sắc mạng quyền chỉ bảo vệ thôi chớ nó không phải là nhân sanh của sắc nghiệp, kể từ khi có sắc nghiệp hiện khởi, sắc mạng quyền đóng vai trò chủ yếu trong việc duy trì chúng.

20 sắc còn lại không có chức năng tương tự nhu những sắc mà kể nên được gọi là những sắc phi quyền.

5) 5 thanh triệt và 7 sắc cảnh giới được gọi là những sắc thô phải nhắm đến ý nghĩa “thô thiển, cứng cáp” mà tiếng o.laarika ở đây có nghĩa là rõ rệt. Tức là khi dùng trí tuệ quan sát thì nhìn thấy các sắc này rất rõ ràng, không như 16 sắc kia, dù có dùng trí tuệ cũng chỉ thấy được một cách hạn chế, trừu tượng.

6) Khi dùng trí tuệ quan sát thì 12 sắc thô rất dễ thấy nên chúng được gọi là sắc gần. Còn 16 sắc tế, dầu có vận dụng trí tuệ quán sát cũng thấy được 1 cách khó khăn nên chúng được gọi là sắc xa.

7) 12 Sắc thô là những sắc tiếp cận, đối xúc nhau một cách trực tiếp như thần kinh nhãn với cảnh sắc, thần kinh nhĩ với cảnh thinh… thần kinh thân với cảnh xúc, nên chúng được gọi là những sắc hữu đối xúc. Còn 16 sắc tế, nói theo thực tính thì chúng không có trực tiếp đối xúc nhau nên chúng được gọi là những sắc vô đối xúc

8) 18 sắc nghiệp được gọi là những sắc do thủ vì chúng được hình thành từ các thiện ác, những pháp có liên hệ với ái và kiến một cách khắn khít, trực tiếp riêng về 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết và 12 sắc vật thực thì không do nghiệp quá khứ tạo nên, chúng có mặt nhờ các điều kiện khác, nên có tên gọi là sắc phi do thủ.

9) Cảnh sắc là cái mà mắt có thể nhìn thấy nên nó được gọi là sắc hữu đối kiến, còn 27 sắc kia mắt không thấy được nên được gọi là những sắc vô đối kiến.

10) 5 sắc thần kinh được gọi là Gogaaheha vì chúng là những cơ quan tiếp nhận cảnh ngũ (pa~ncaaramma.na) mỗi thần kinh nhận một cảnh tương ứng. 5 sắc thần kinh lại được chia ra 2 loại:

a) Asamppattagocaraggaahakaruupa: Những thần kinh chỉ có thể bắt cảnh qua một khoảng cách nào đó. Đây chính là 2 sắc thần kinh đầu tiên, vì nếu một vật được áp sát vào mắt thì mắt không thể nào thấy được, nhất định phải có một cự ly thích hợp. Đối với tai cũng thế. Một tiếng động được gây trực tiếp lại màng nhĩ thì coi như không nghe gì cả, bắt buộc giữa căn và cảnh phải có một khoảng cách tối thiểu.

b) Sampattagocaraggahakaruupa: những thần kinh bắt cảnh tiếp cận trực tiếp. Đó là 3 sắc thần kinh còn lại, vì cảnh của chúng phải xảy đến “không qua một khoảng cách nào” tức là trực tiếp.

11) 4 đại hiển sắc, khí, vị, vật thực được gọi là những sắc bất ly vì chúng là một tổng hợp không thể tách rời nhau, phải luôn đi chung với nhau, dù trong một phần tử vật chất (paramaanu) hay 1 tế bào sinh vật cũng luôn có đủ 8 sắc này. Trong một vật chất có ít sắc tố nhất cũng không thể thiếu 8 sắc này vì thế chúng được gọi là bất ly.

-ooOoo-

III- RUUPASAMU.T.THAANA

Có 4 nhân sanh của sắc: Nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực.

– NGHIỆP: ở đây là những hành động thân khẩu ý được thực hiện từ quá khứ bằng 12 tâm bất thiện, 8 đại thiện, 5 tâm thiện sắc giới, 25 tâm này tạo ra các loại sắc nghiệp kể từ lúc tái tục cho tới kiếp sống của chúng sanh. Dĩ nhiên là tạo 1 cách gián tiếp.

– TÂM: ở đây là 75 tâm (trừ ngũ song thức, 4 quả vô sắc, tâm tái tục của tất cả chúng sanh và tâm tử của vị La Hán), 52 sở hữu ngay đời hiện tại (thay vì đối với sắc nghiệp thì nhân sanh phải là từ quá khứ). Các danh pháp vừa kể trên luôn tạo ra các sắc tâm cho chúng sanh kể từ sát-na sanh của tâm hữu phần đầu tiên trong kiếp sống.

– QUÍ TIẾT: Ở đây là siitatejo (ở đây là siitatejo – tạm dịch là “âm” – với unhatejo (tạm dịch là “dương”) có trong và ngoài cơ thể của chúng sanh để tạo ra các sắc quí tiết. Đối với yếu tố âm dương trong cơ thể thì kể từ sát-na trụ (Thiti) của tái tục trở về sau luôn luôn tạo sắc quí tiết trong mỗi sát-na. Riêng về điều kiện âm dương thiên nhiên bên ngoài thì khi nào có thể giúp cho cơ thể tạo sắc quí tiết được thì giúp ngay, một cách không gián đoạn.

– VẬT THỰC: Ở đây là sinh tế trong vật thực, nhờ sinh tế (oja: vitamin) mà các sắc vật thực được sinh khởi trong mỗi sát-na, quá trình tác tạo nầy được bắt đầu kể từ lúc cơ thể chúng sanh nhận được vật thực ngoại.

QUÃNG THÍCH:

1) Kammasamutthaana: tổng cộng có tới 33 nghiệp: 12 bất thiện và 21 thiện, nhưng để tạo sắc nghiệp thì chỉ có 25 trừ 4 thiện vô sắc và 4 thiện siêu thế 4 thiện vô sắc là nghiệp thành tựu từ Ruupaviraagabhaavanaa (thiện ly tham trong sắc) nên không thể tạo sắc. Còn 4 thiện siêu thế thì là những nghiệp có công năng đoạn phá sanh hữu, làm sao lại tạo thêm sắc được.

2) Cittasamu.t.thaana: Tâm có tất cả 89 cái (tính hẹp) nhưng để làm nhân sanh cho sắc tâm thì chỉ có 75, trừ ngũ song thức, quả vô sắc, tất cả tâm tái tục và tâm viên tịch của vị tứ quả.

Sở dĩ không tính ngũ song thức vì 10 tâm này quá yếu, không đủ sức tạo sắc tâm. 4 quả vô sắc bị trừ vì chúng là sản phẩm của thiện vô sắc, mang tính ly khai sắc pháp, nên không thể tạo sắc tâm được.

Còn tất cả tâm tái tục của chúng sanh và tâm viên tịch (tâm tử) của vị La Hán bị trừ ra là vì lý do như sau:

Có 19 tâm làm việc tái tục, đối với 4 tâm tái tục cõi vô sắc thì miễn giải thích, còn 15 tâm kia vì quá yếu bởi chúng là những tâm mới hiện khởi trong kiếp sống nên không thể tạo sắc tâm được nói về tâm tử của vị La Hán sở dĩ không tạo được sắc tâm vì đây là trường hợp đặc biệt, tâm của vị ấy đã hoàn toàn đoạn tận phiền não nên tâm tử không thể tạo sắc nghiệp được. Còn đối với các chúng sanh khác thì tâm tử vẫn tạo được sắc nghiệp.

Điều đáng ghi nhớ là 75 tâm tạo được sắc tâm phải tạo vào thời điểm sát-na sanh (uppaadakha.na), tới sát-na trụ và Diệt thì chúng đã trở nên yếu đuối không thể tạo sắc tâm được đó là quy luật.

3) Utusamu.t.thaana: (đã giải ở trước)

4) Aahaarasamu.t.thaana: sinh tố mà giúp sắc vật thực sanh khởi không nằm hẳn trong món ăn nào, kể cả các loại thuốc vitamin để chích, uống hay thoa ngoài da cũng đều có oja (sinh tố), và đều có th? tạo sắc vật thực, nguồn oja là bên ngoài được gọi là bahiddhojaa (sinh tố ngoại viện trử lượng oja bên trong cơ thể được gọi là ajjhattoja. Oja bên ngoài thì đã giải rồi còn oja bên trong thì có 2 thứ: kamma-ojavà utuja-ojaa, cả 2 thứ này đều sinh khởi trong cơ thể chúng sanh.

Nguồn oja ngoại viên (bahiddhoja) có nhiệm vụ trợ sanh sắc vật thực nên được gọi là janasatti. Còn trử lượng oja bên trong (ajjhattoja) có nhiệm vụ hổ trợ, trưởng dưỡng sắc vật thực cho lớn mạnh nên được gọi là upatthambhana kasathi. Trong chức năng trưởng dưỡng sắc vật thực, kammaja-oja quan trọng hơn utuja-oja.

Visuddhimagga-atthakathaa ghi rằng ở cõi người khi được ăn uống đầy đủ thì có thể nhịn ăn trong 1 tuần, cơ thể vẫn không hề hấn gì. Ở cõi chư thiên thì một bữa ăn có thể nuôi sống trọn 1 tháng hoặc 2 tháng. Đó là nhờ oja trong các món ăn bồi bổ cho kammaja-oja bên trong nên thời gian nhịn ăn mới có thể kéo dài được như vậy và trong suốt thời gian đó sắc vật thực trong cơ thể vẫn được tạo ra liên tục. Còn đối với thai bào trong bụng mẹ vào 2, 3 tuần lễ đầu tiên chỉ mới ở dạng một miếng nhầy (abbuda) hoặc một hòn thịt (pesii) chưa bú nhau được nhưng nhờ các thức ăn mà bà mẹ dùng vào truyền sinh tố sang để nuôi dưỡng nên sắc vật thực cũng sanh lên đối với nó được.

Trong Muulapa.n.naasaka-atthakathaa ghi rằng: “theo quy luật, một miếng vật thực khi vừa được ngậm vào miệng cũng có thể tạo bọn sắc vật thực. Khi đã được nhai nuốt rồi thì oja trong một miếng thực phẩm nhỏ cũng đủ tạo bọn sắc vật thực”

Điều này cho thấy rằng sắc vật thực luôn sinh khởi trong cơ thể chúng sanh trọn một kiếp sống, một cách liên tục.

* Điều đặc biệt cần nhớ là sắc tứ tướng không có nhân sanh, chúng chỉ là từng giai đoạn biến thái của các sắc mà thôi. Như trong Abhidhammatthasangaha, Ngài Anuruddha đã ghi:

Jaayamaanaadiruupaana.m

Sabbaavattaa hi kevala.m

Lakkhanaani na jaayanti

Kehiciiti pakaasita.m.

-ooOoo-

PHÂN SẮC NGHIỆP CỐ ĐỊNH (ekanta) VÀ BẤT ĐỊNH (anekanta)

– 5 thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền: 9 sắc nầy là sắc nghiệp cố định.

– 8 bất ly, giao giới: 9 sắc nầy là sắc nghiệp bất định.

Gọi là sắc nghiệp cố định và các sắc ấy chỉ sanh ra do nghiệp quá khứ mà thôi và chúng chỉ có trong cơ thể chúng sanh. Gọi là sắc nghiệp bất định là vì các sắc ấy có thể sanh trong cơ thể chúng sanh mà cũng có thể xuất hiện trong các vô sinh vật và một lý do nữa là các sắc ấy có thể được tạo ra do nhiều nhân sanh khác chớ không hẳn chỉ riêng nghiệp.

SẮC TÂM CỐ ĐỊNH VÀ BẤT ĐỊNH

Sắc tâm có được 15 sắc, trong chỉ có 2 biểu tri là thành phần cố định riêng 13 sắc còn lại là thành phần bất định.

Sở dĩ nói thế vì mọi cử động của thân, mọi diễn xuất của khẩu đều do danh pháp tác động và chỉ có danh pháp mới làm được việc ấy. Đó là lý do tại sao 2 biểu tri được kể là sắc tâm cố định.

Còn 13 sắc kia, được kể là sắc tâm bất định bởi chúng có thể được trợ sanh bằng nhiều điều kiện khác ngoài danh pháp như đối với sắc cảnh thinh chẳng hạn, nếu là tiếng người tiếng thú thì cũng phải do 2 nhân trợ sanh: Tâm và quí tiết; nếu là những tiếng động phát ra từ những vật vô tri như tiếng xe, tiếng gió thổi, tiếng nước chảy… thì là do quí tiết làm diều kiện trợ sanh.

3 sắc kỳ dị (khinh, nhu, thích nghiệp) trong thân đôi khi do tâm sanh, do quí tiết sanh, hoặc do vật thực tạo nên như khi thân thoải mái thì cơ thể có cảm giác nhẹ nhàng, linh hoạt, uyển chuyển. Hoặc những khi thời tiết, khí hậu tốt đẹp hay do thức ăn thích hợp thì cơ thể cũng có đủ những cảm giác trên. 3 sắc kỳ dị luôn đi chung nhau và chỉ có trong cơ thể sinh vật mà thôi.

Còn 8 bất ly và giao giới đều là những sắc tâm bất định với những lý do giống như ở các sắc nghiệp bất định (xem ở trước).

13 SẮC QUÍ TIẾT

13 sắc sau đây: sắc cảnh thinh, 3 kỳ dị, 8 bất ly và giao giới đều là sắc quí tiết nhưng bất định. Đối với sắc quí tiết không có cái nào là cố định cả. Bởi 13 sắc này khi thì được nhân nầy trợ sanh, khi thì được nhân nọ trợ sanh.

12 SẮC VẬT THỰC

12 sắc vật thực (3 kỳ dị, 8 bất ly, giao giới) chỉ có trường hợp bất định chớ không có cố định.

Còn 4 sắc tướng (lakkhana) thì không có nhân sanh, chúng chỉ là bản thái của 18 sắc Nipphanna trong từng giai đoạn khi 18 sắc ấy được 1 trong 14 nhân nọ trợ sanh rồi thì tự trong chúng đã có 4 sắc tướng đi kèm bằng cách hiển hiện qua sự sanh, trụ, diệt. Như đối với con người thi cũng có 4 chặn diễn biến trong một kiếp sống : trước hết là lúc chào đời, kế đó là giai đoạn trưởng thành, rồi tiếp theo là giai đoạn về già, cuối cùng là cái chết. 4 giai đoạn đổi thay, chuyển biến này gắn liền với thân xác con người. Qua thân xác con người, những biến thái đó được hiển hiện, không có cơ thể chúng sanh thì 4 giai đoạn này không hiển hiện được ở đây cũng thế, 4 sắc tướng phải dựa trên 18 sắc Nipphanna mà được gọi tên, từng biến thái của 18 sắc nầy được gọi là sanh hay tiến, dị hay diệt chính vì vậy 4 sắc Tướng là những sắc không có nhân sanh như những sắc khác chúng còn được gọi là Nakutocisamu.t.thaanikaruupa (những sắc khôngyếu tố trợ sanh).

Sắc pháp kể theo yếu tố trợ sanh:

1) Ekasamu.t.thaanikaruupa: sắc có một yếu tố trợ sanh: gồm 11 sắc: 5 sắc thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền. 9 sắc này chỉ do Nghiệp tạo

2 Biểu tri cũng do một nhân trợ sanh đó là Tâm.

2) Dvisamu.t.thaanikaruupa: Sắc có 2 yếu tố trợ sanh: Sắc cảnh thinh có khi do tâm trợ sanh, có khi do quí tiết trợ sanh.

3) Tisamu.t.thaanikaruupa: Sắc do 3 yếu tố trợ sanh: gồm 3 kỳ dị, 3 sắc này được Tâm, Quí tiết, vật thực trợ sanh.

4) Catusamu.t.thaanikaruupa: Loại sắc có 4 yếu tố trợ sanh: gồm 9 sắc: 4 dại hiển, sắc cảnh sắc, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị, vật thực, giao giới. 9 sắc nầy do 4 yếu tố: Nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực trợ sanh mà hiện khởi.

5) Nakutocisamu.t.thaanikaruupa: Sắc khôngyếu tố trợ sanh: 4 sắc tướng.

SẮC PHÁP TRONG CƠ THỂ CHÚNG SANH

Mọi cơ thể sai biệt của người và thú đều lấy sắc nghiệp làm yếu tố trợï sanh cơ bản, các loại sắc khác đóng vai trò hổ trợ cho hoàn chỉnh hơn. Nếu không có sắc nghiệp làm yếu tố cơ bản, thì thân xác chúng sanh có gì khác gỗ đá. Các sắc đóng vai trò hổ trợ ở đây là 4 loại sắc quí tiết và sắc vật thực.

4 loại sắc quí tiết đó là:

1) Kammapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do nghiệp trợ.

2) Cittapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do tâm trợ.

3) Utupaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do quí tiết trợ.

4) Aahaarapaccaya-utujaruupa: Sắc quí tiết do vật thực trợ.

Do sắc quí tiết có 4 loại như vậy nên cơ thể của chúng sanh lúc nào cũng có sắc quí tiết, thậm chí tới lúc chỉ còn là một xác chết, sắc quí tiết vẫn tiếp tục kéo dài thời gian có mặt. Riêng về sắc nghiệp và sắc vật thực thì chỉ có mặt trong thời gian chúng sanh còn sống. khi chúng sanh đã chết thì chúng cũng chấm dứt theo.

Nói về sắc tâm thì không bao giờ đi một mình, nó phải nương 3 loại sắc kia (nghiệp, quí tiết, vật thực) mà sinh khởi nghĩa là phải có cơ thể, chúng sanh mời có sắc tâm, bằng không thì thôi . Sắc tâm có tất cả 7 thứ:

1) Sắc tâm thông thường: như hơi thở ra vào.

2) Sắc tâm trong việc cười.

3) Sắc tâm trong việc khóc.

4) Sắc tâm trong các việc tiểu oai nghi.

5) Sắc tâm trong việc phát triển, nói chuyện.

6) Sắc tâm trong 4 đại oai nghi.

7) Sắc tâm trong việc kiềm giữ thăng bằng của 4 đại oai nghi.

7 loại sắc tâm này nếu tính theo chi pháp thì có 15; trong 15 sắc tâm đó, sắc mà hiển lộ cụ thể chỉ có 10: sắc (va.n.na), thinh, xúc (đất, lữa, gió), 5 đặc biệt (vikaara – kỳ dị). 5 sắc tâm còn lại là nước, khí, vị, vật thực, giao giới thì không hiển lộ cụ thể.

Loại tâm tạo 7 thứ sắc tâm:

1) Có 75 tâm tạo được sắc tâm.

2) có 13 tâm tạo được sắc tâm lúc cười: 4 tham hỷ thọ, tâm sinh tiếu, 4 đại thiện hỷ thọ, 4 đại tố hỷ thọ

3) Có 2 tâm tạo được sắc tâm “khóc”, 2 tâm sân.

4) Có 32 tâm điều khiển tạo ra tiểu oai nghi: khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 2 tâm thông.

5) Có 32 tâm giúp miệng nói, đọc: cũng là 32 tâm trên.

6) 32 tâm trên cũng điều khiển 4 đại oai nghi.

7) Có 58 tâm kiềm giữ thăng bằng 4 đại oai nghi: khai ý môn, 29 đổng lực dục giới, 2 tâm thông, 26 đổng lực kiên cố.

Đúng ra, 2 tâm thông cũng nằm trong đổng lực kiên cố nhưng sở dĩ ở đây được kể riêng ra là vì khi nào 2 tâm đổng lực ngũ thiền sắc giới không đóng vai trò tâm thông thì tác năng của chúng lại khác, khi nào chúng làm việc hòa thông thì tác năng đó lại khác nữa, cho nên ở đây phải kể 2 tâm thông riêng.

—o0o—

Phần [02.b]

(tiếp theo)

PHÂN NHÓM (kalaapa) SẮC PHÁP

Kalaapa là bọn, nhóm, cụm; vậy Ruupakalaapa là cụm sắc, bọn sắc, nhóm sắc.

Trong bọn sắc có nhiều sắc phối hợp nhau, các sắc ấy có 3 điểm tương đồng (sahavutti) với nhau:

– Ekuppaada: đồng sanh.

– Ekanirodha: đồng diệt.

– Ekanissoya : đồng nương 4 đại như nhau: những sắc nào tương đồng nhau trên 3 điểm như thế mới được gọi là một Ruupakalaapa.

Có tất cả 23 nhóm sắc: 9 nhóm sắc nghiệp, 8 nhóm sắc tâm, 4 nhóm sắc quí tiết, 2 nhóm sắc vật thực, như trong Abhidhammattha Sangaha , Ngài Anuruddha cũng đã ghi :

Kammacittatukaahaara

Samu.t.thaanaa yathaakkamam

Nava.t.tha caturo dveti

Kalaapaa hi teviivati.

23 sắc này nếu tính theo chi pháp, gồm có 23 sắc thôi bởi trừ ra giao giới và 4 sắc tướng. Giao giới chỉ là khoảng cách giữa các nhóm sắc, 4 sắc tướng chỉ là từng giai đoạn biến thái của các nhóm sắc nên không có chi pháp hẳn hoi. Như trong Abhidhammattha Sangaha, Ngài Anuruddha đã xác nhận:

Kalaapaana.m paricchede

Lakkha.nattaa vicakkha.naa

Na kalaapangamiccAahu

Aakaasa.m lakkha.naani ca.

Trong 9 nhóm sắc nghiệp nếu kể theo chi pháp hẳn hoi thì chỉ có 17 sắc (không tính giao giới). 9 bọn sắc nghiệp chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita) thôi và trong mỗi người chỉ có 8 bọn sắc nếu là nam thì không có nhóm sắc nữ giới tính, nếu là nữ thì không có nhóm sắc nam giới tính (hay có thể gọi là nhóm sắc tố nam). 8 nhóm sắc nghiệp ở đây chỉ cho sắc nghiệp thuần túy chớ chưa kể đến nhóm sắc quí tiết do nghiệp trợ (Kammapaccaya – utujaruupakalaapa). Nghĩa là trong 9 nhóm sắc nghiệp cũng có tejodhaatu (sắc hỏa giới) nhưng đó là do nghiệp trợ sanh nên sắc hoả giới đó ở đây vẫn được gọi là kammajaruupa (sắc nghiệp). Còn sắc quí tiết do nghiệp trợ thì dù sao cũng không là sắc nghiệp thuần túy, chính thống nên không được kể chung vào các nhóm sắc nghiệp, nó phải nằm bên phần sắc quí tiết mới đúng.

Những bộ phận trong cơ thể chúng sanh như tóc, lông, móng, răng đều là những sắc quí tiết nhưng điểm cần nhớ là trong công trình tạo ra các bộ phận cơ thể đó, sắc quí tiết do nghiệp trợ (kammapaccaya-utujaruupa) luôn ở vị trí chủ yếu, còn 3 thứ sắc quí tiết còn lại thì đóng vai trò phụ thuộc sự có mặt của chúng mỗi bậc, nhất là khi chúng sanh đã chết, sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực đã chấm dứt sinh hoạt, lúc bấy giờ chỉ còn lại 4 thứ sắc quí tiết. Do đó mới nói rằng trong mỗi người có nhiều lắm cũng chỉ 8 bọn sắc nghiệp thôi.

9 BỌN SẮC NGHIỆP PHÂN BỐ TRÊN THÂN

Thân thể con người được chia ra 3 phần:

1) Uparimakaaya: phần trên: kể từ cổ lên đầu.

2) Majjhimakaaya: phần giữa: từ cổ xuống lổ rún.

3) Hetthimakaaya: từ rún xuống chân.

* Ở phần thượng thân có được 7 bọn sắc nghiệp:

– Cakkhudasakalaapa.

– Sotadasakalaapa.

– Ghaanadasakakalaapa.

– Jivhaadasakakalaapa.

– Kaayadasakakalaapa.

– Bhaavadasakakalaapa.

– Jiivitanavakakalaapa.

* Ở phần hạ thân có được 3 bọn sắc nghiệp:

– bọn thân,

– bọn giới tính,

– bọn mạng quyền.

-ooOoo-

SẮC TÂM

Sắc tâm có 2 nhánh: Muulakalaapa và Muuliikalaapa.

Nhánh Muulakalaapa có 4 nhóm:

1) Suddha.t.thakakalaapa: 8 bất ly.

2) Saddanavakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh.

3) Kaayavi~n~nattinavakakalaapa: 8 bất ly và thân biểu tri.

4) Vaciivi~n~nattisaddadasakalaapa: 8 bất ly, khẩu biểu tri và cảnh thinh.

Nhánh Muuliilalaapa có 4 nhóm:

1) Lahutaadi-ekaadasaka-kalaapa: 8 bất ly, 3 kỳ dị.

2) Saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh, 3 kỳ dị.

3) Kaayavinnattilahutaadidvaadasak-akalaapa: 8 bất ly, thân biểu tri, 3 kỳ dị.

4) Vaciivi~n~nattisaddalahutaaditerasaka-kalaapa: 8 bất ly, khẩu biểu tri, cảnh thinh, 3 kỳ dị.

Thích giải:

Theo Cisuddhinagga-attha-kathaa thì giải có 8 nhóm sắc tâm như vậy nhưng trong Abhidhammattha Sangaha thì Ngài Anuruddha chỉ nêu 6 nhóm thôi, tức là trừ ra nhóm cảnh thinh (saddanavaka-kalaapa) với nhóm thinh kỳ dị (saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa). Và nhóm sắc tâm này nếu nói theo chi pháp là 14 sắc tâm (trừ giao giới). Các nhóm sắc tâm chỉ có đối với loài sinh vật (Jiivita).

1) Nhóm sắc suddha.t.thakakalaapa có mặt trong những lúc thân không cửû động, khẩu không phát biểu, trong những khi tâm yếu đuối không tích cực, năng động, nhóm sắc này là hơi thở ra vào, bản tướng hiển hiện qua sự phồng xộp. Khi tâm buồn phiền thì bản tướng của nhóm sắc này là nét mặt dủ dột, héo hắt khi tâm sợ hãi cái gì thì nhóm sắc này là sự nổi óc, rợn gáy, lạnh lưng, hay tóc lông dựng ngược… cứ thế mà suy diễn.

2) Nhóm saddanavakakalaapa có mặt khi có tiếng động phát ra từ thân mà không do khẩu tác động, hoặc có mặt khi tâm yếu đuối, thối thất, thụ động, tiêu cực. Tiếng động ở đây chẳng hạn như là tiếng ngáy, tiếng ho, tiếng nghiến răng tiếng các khớp xương co giản…

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm sắc này được gọi là nhóm thinh kỳ dị (saddalahutaadidvaadasakakalaapa) và nhóm thinh kỳ dị này có mặt khi tâm được vui vẽ hay năng động, tích cực. Dạng hiển hiện của nhóm thinh kỳ dị cũng có thể là những tiếng động như ở nhóm thinh nhưng trong trẻo hơn và nếu là những tiếng ù ờ cũng dễ nghe và dễ hiểu, thay vì tiếng ù ờ thiếu kỳ dị thì nghe không rõ ràng, không trong trẽo.

3) Nhóm kaayavi~n~nattinavakakalaapa có mặt qua những cử động nhỏ nhặt không thường xuyên của thân thể trong lúc tâm yếu đuối, không tích cực, năng động như việc ngồi, nằm, đứng, đi, co duỗi, dở bước đạp… nói chung những cử động không cần tới sự nổ lực bao nhiêu. Đó là dạng hiển hiện của nhóm sắc này.

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm sắc nầy được gọi là kaayavinnattilahutaadidvaadasakakalaapa và thường hiện khởi trong những lúc tâm tư vui vẽ,năng động chúng cũng là những oai nghi trên nhưng có tổ chức hơn.

4) Nhóm vaciivinnattisaddadasakakalaapa có mặt khi ta nói chuyện, đọc sách, tụng kinh mà tâm tư thiếu vui tươi hay không năng động tích cực. Khi có 3 kỳ dị cùng sanh thì nhóm này được gọi là vaciivinnattisaddalahutaaditarasakakalaapa và thường xuyên có mặt trong thời bình nhật (paakati) hoặc vào những khi tâm vui vẽ năng động, chúng cũng là những lời tụng đọc, những câu nói thôi nhưng thuận hoạt, trôi chảy hơn.

NHÓM SẮC TÂM PHÂN BỐ TRÊN THÂN

– Phần thượng thân (uparimakaaya) là vị trí có mặt của cả 8 nhóm sắc tâm.

– Phần trung thân (majjhimakaaya) và hạ thân (he.t.thimakaaya) là vị trí có mặt của 4 nhóm sắc tâm nhóm bất ly (suddha.t.thakakalaapa), nhóm thân biểu tri, nhóm kỳ dị, nhóm thân biểu tri kỳ dị (kaayavi~n~nattilahutaadidvaa- dasakakalaapa).

SẮC QUÍ TIẾT

Sắc quí tiết có 2 nhánh muulakalaapa và muulikalaapa .

Nhánh Muulakalaapa gồm có 2 nhóm sắc:

1) Suddha.t.thakakalaapa: 8 bất ly.

2) Saddanavakakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh.

Nhánh Muuliikalaapa cũng gồm có 2 nhóm sắc.

1) Lahutaadi-ekaadasakakalaapa: 8 bất ly, 3 kỳ dị.

2) Saddalahutaadidvaadasakakalaapa: 8 bất ly, cảnh thinh, 3 kỳ dị.

Thích giải:

4 nhóm sắc quí tiết nếu tính theo chi pháp thì có 12 sắc (trừ giao giới) cơ thể chúng sanh luôn có đủ 4 nhóm sắc quí tiết này, riêng về những vô sinh vật thì chỉ có 2 nhóm quí tiết thôi đó là nhóm bất ly và nhóm Thinh (saddanavakakalaapa).

SẮC QUÍ TIẾT TRONG LOÀI SINH VẬT

1) Nhóm thuần bất ly chính là cơ thể chúng sanh, nó làm chỗ nương cho các loại sắc khác, nếu không có nhóm sắc này thì các nhóm sắc nghiệp, sắc tâm, sắc vật thực không thể hiện khởi được. Nhóm thuần bất ly nầy thường sinh khởi nơi cơ thể trong thời điểm hoạt động.

Khi có 3 kỳ dị cùng đi chung thì nhóm thuần bất ly sẽ được gọi là lahutaadi-ekadasakakalaapa tức là cơ thể trong tình trạng hoạt động.

2) Nhóm Thinh (saddanavakalaapa) chính là một tiếng động nào đó được thân tạo ra như tiếng sôi ruột, tiếng cọ tay hay tiếng ngáy… những tiếng rời rạc, mơ hồ, vô tổ chức.

Khi có 3 kỳ dị cùng sanh chung thì nhóm này được gọi là saddalahutaadidvaadasaka-kalaapa, cũng là những âm thanh phát ra từ thân như trên nhưng rõ ràng, dứt khoát hơn.

Đối với những vật vô tri thì sự hiện diện của sắc quí tiết như sau:

1) Nhóm thuần bất ly là núi non, sông ngòi, gió, lữa, nước, mặt trăng, mặt trời, tinh tú, bóng râm…

2) Nhóm thinh là tiếng gió, tiếng sét, tiếng đá lỡ, đất sụp, tiếng chuông trống…

3 kỳ dị không bao giờ có đối với vật vô tri.

SẮC VẬT THỰC

Sắc vật thực cũng có 2 nhánh: muulakalaapa và muliikalaapa.

Nhánh I chỉ có một nhóm thuần bất ly (suddha.t.thakakalaapa) thôi, nhánh II là nhóm kỳ dị (lahutaadi-ekaadasakakalaapa): 8 bất ly + 3 kỳ dị.

Tính trên chi pháp chặt chẻ thì có 2 nhóm sắc vật thực trên đây chỉ gồm có 12 sắc thôi (trừ giao giới) và chúng chỉ sanh trong cơ thể chúng sanh. Sau đây là qui trình sinh diễn của sắc vật thực.

1) Nhóm thuần bất ly của sắc vật thực hiện khởi khi nào cơ thể được tiếp nhận một món ăn hay loại thuốc men nào đó, như ở trước đã nói, bọn thuần bất ly chỉ có mặt khi cơ thể đang ở trong tình trạng tiêu cực, thiếu hoạt động.

2) Nhóm kỳ dị, cũng sinh ra khi cơ thể được tiếp dưỡng bằng thuốc men hay vật thực ngoại, nhưng chúng chỉ có mặt khi cơ thể cử hoạt động, nói rộng hơn là đang ở tình trạng năng động. Tóm lại thuần bất ly cũng là sắc vật thực nhưng thiếu sự cộng tác của 3 kỳ dị. Còn 3 kỳ dị cũng là sắc vật thực nhưng chúng có kết hợp.

2 nhóm sắc vật thực này không có đối với giống vô sanh vật bởi vì sắc vật thực phải luôn dựa vào kammaja-oja để sinh ra. Kammaja-oja luôn làm điều kiện (upakaara) cơ bản cho vật thực ngoại (bahiddhoja), nguồn sinh tố từ các thức ăn bên ngoài như vậy đối với những thực phẩm chưa được ăn thì chất dinh dưỡng trong chúng chỉ là sắc quí tiết chớ không phải là sắc vật thực chẳng hạn như cây cối được phát triển, trổ hoa ra quả nhờ nương vào đất, nước, phân bón đó làm sắc vật thực cho cây nhưng kỳ thực trong trường hợp nầy những cái đó chỉ đóng vai tròsắc quí tiết chớ không phải là sắc vật thực bởi vì cây cối không có ăn các chất đó như chúng ta ăn thực phẩm, chúng chỉ hấp thụ thôi, chỉ hút các dưỡng tố đó qua củ, rể của mình. Nếu nói theo thông thường thì đó cũng là một hình thức ăn” nhưng theo thực tính chân đế thì không phải như thế, đó là nói theo vohaarasammuti (từ ngữ tục đế) thôi.

LỘ TRÌNH DIỄN CỦA SẮC PHÁP (Ruupapavattikkamanaya)

A.t.thaviisati kaamesu

Honti teviisa ruupiisu

Sattasasevasa~n~niina.m

Aruupe natthi ki~ncipi

? cõi dục có đủ 28 sắc pháp. Ở cõi sắc hữu tưởng chỉ có 23 (mũi, lưỡi, thân và 2 sắc tính). Ở cõi vô tưởng có 17 sắc (trừ 5 thần kinh, cảnh thinh, 2 sắc giới tính, ý vật, 2 biểu tri).

– Nói tổng quát thì ở cõi Dục có đủ 28 sắc nhưng nếu phân tách riêng ra nhiều trường hợp thì dĩ nhiên không phải như vậy. Đối với nữ nhân thì không có sắc nam tính, ngược lại nam nhân thì không có sắc nữ tính. Hoặc khi bị tàn tật mất một giác quan nào đó thì 5 sắc thần kinh cũng không có đủ.

– 15 cõi sắc giới hữu tưởng không có thần kinh tỷ, thiệt, thân cùng 2 sắc giới tính vì 5 sắc này chỉ có ý nghĩa khi hưởng dục thôi, mà ở cõi sắc giới thì coi như đã ly khai các dục nên không thể có 5 sắc này nơi 1 phạm thiên sắc giới. Nói về 2 thần kinh nhãn nhĩ, sở dĩ ở cõi sắc giới hữu tưởng vẫn có là vì 2 cơ quan mắt tai không phải chỉ được xài trong việc hưởng dục, mà chúng còn có nhiều lợi ích hướng thượng khác nếu biết sử dụng như mắt còn có thể chiêm bái Thánh Nhân tai còn có thể nghe Chánh Pháp. Mà 2 việc này vị phạm thiên có thể làm được nên ở cõi ly dục đó thần kinh nhãn nhĩ mới đủ lý do để có mặt.

– Ở cõi vô tưởng chỉ có 17 sắc: 8 bất ly, giao giới, mạng quyền, 3 kỳ dị, 4 sắc tướng. Vì các phạm thiên vô tưởng không có tâm thức nên những sắc làm sở y cho tâm (như 5 thần kinh) không có trên đây. Còn 2 sắc tính là những sắc tạo điều kiện cho tham dục tích cực nhất, mà ở vị phạm thiên vô tưởng thì việc hưởng dục làm sao có được nên sắc tính dĩ nhiên không có.

Đối với Phạm thiên cõi vô sắc là những vị đã trải qua quá trình tu tập thiền định vô sắc, một cấp thiền ly tham trong sắc (Ruupaviraagabhaavanaa). Nhàm chán trong sắc thì làm sao lại có thể còn sắc!

SẮC PHÁP TRONG CÕI DỤC

? cõi dục giới có 28 sắc pháp. 28 sắc pháp nếu nói rộng thì thành 74 sắc bởi vì có 18 sắc nghiệp, 15 sắc tâm, 13 sắc quí tiết và 12 sắc vật thực. Cộng 4 con số này lại ta có được 58 sắc như ta biết, sắc pháp có 4 loại vì dựa theo nhân sanh của chúng. Trong mỗi loại ấy ta cộng thêm 4 sắc tướng vào, vậy thành ra có đến 16 sắc tướng. Ta lấy 16 nhân với 58 sắc kể trên thì thành ra 74 sắc.

SẮC PHÁP TRONG CÕI SẮC GIỚI HỮU TƯỞNG

Trên cõi sắc giới hữu tưởng có được 23 sắc pháp. Nếu tính theo loại sắc thì chỉ có 3 loại (trừ ra sắc vật thực) vì chư Phạm Thiên không có ăn uống như Nhân Loại hay Chư Thiên cõi dục giới, các vị chỉ sống bằng pháp hỷ (jaati) thôi.

Trong 3 loại sắc còn lại ấy, sắc nghiệp chỉ có 13 (trừ 3 thần kinh tỷ, thiệt, thân cùng 2 sắc tính) sắc tâm trên đó vẫn đủ số 15, sắc quí tiết vẫn 13. Ta cộng 3 con số này lại thành ra 41 rồi trong mỗi loại sắc ta kể vào đó thêm 4 sắc tướng, 4 sắc tướng nhân với 3 loại sắc thì ra 12 sắc tướng, 12 sắc tướng cộng với 4 sẽ cho ra 53 sắc. Vậy nếu nói hẹp thì ở cõi sắc giới hữu tưởng có 23 sắc nếu kể rộng thì có 53.

SẮC PHÁP Ở CÕI SẮC GIỚI VÔ TƯỞNG

Ở cõi vô tưởng chỉ có 7 sắc pháp nếu tính theo loại thì chỉ có 2: sắc nghiệp và sắc quí tiết. Vì chúng sanh vô tưởng không có tâm thức nên họ không có sắc tâm còn sắc vật thực cũng không có. Đó là quy luật trên ấy.

Sắc nghiệp ở cõi vô tưởng có 10 là 8 bất ly, giao giới, mạng quyền, sắc quí tiết trên đó có 12 (trừ thinh). Vậy tổng cộng lại là 22 sắc, kể thêm 8 sắc tướng đi với chúng nữa là 30. Đó là tính rộng. Tính hẹp có 17 thôi.

Chú thích:

Đúng ra lấy 4 sắc tướng cộng vào với mỗi loại sắc đó là tính tổng quát (như 18 sắc nghiệp cộng sắc tướng thì thành 22 sắc nghiệp, 15 sắc tâm cộng với 4 sắc Tướng thành ra 19…) nếu đem 4 sắc tướng cộng vào với từng sắc Nipphanna thì mới cặn kẽ. Tức là có tất cả 17 sắc Nipphanna (trừ giao giới), Mỗi sắc Nipphanna đều có 4 sắc tướng đi kèm. Vậy có tất cả 68 sắc tướng (17 x 4). Lấy 68 này cộng với 18 sắc nghiệp thì thành ra có đến 86 sắc nghiệp.

Trong 15 sắc tâm có được 9 sắc Nipphanna: 8 bất ly và thinh (saddaruupa) trong 9 sắc này mỗi cái đều có 4 sắc tướng đi kèm, thành ra có tới 36 sắc tướng. Lấy 36 này cộng với 15 sắc tâm.

Trong 13 sắc quí tiết có được 9 sắc Nipphanna như trên, và mỗi cái trong 9 sắc đó cũng đều có 4 sắc Tướng đi kèm thế là cũng có 36 sắc tướng trong sắc quí tiết. Lấy 36 này cộng với 13 sắc quí tiết thì thành ra có tới 49 sắc quí tiết

Trong 12 sắc vật thực có được 8 sắc Nipphanna, ta cộng 4 sắc Tướng vào với từng sắc Nipphanna sẽ cho ra 32 sắc Tướng. Lấy 32 này cộng với 12 thì thành ra sắc vật thực có đến 44.

-ooOoo-

Trong thời tái tục (patisandhikaala: uppaadakkhana của patisandhicitta) luôn vắng mặt 8 sắc : Thinh: 5 kỳ dị, dị và diệt. Trong thời bình nhật thì sắc nào cũng có mặt.

Nói theo thực tính pháp thì sát-na sanh của tâm tái tục được gọi là pa.tisandhikaala (thời tái tục), từ sát-na trụ của tâm tái tục trở đi cho đến sát-na trụ của tâm tử được gọi là thời bình nhật (pavattikaala). Sở dĩ trong thời tái tục không có 8 sắc kể trên là vì trong thời điểm đó thân khẩu của chúng sanh chưa hoạt động, nói năng gì được thân xác chúng sanh lúc đó hoàn toàn trong tình trạng tiêu cực tối đa, lại nữa trong sát-na sanh của tâm tái tục sắc chưa có dấu hiệu biến suy, cằn cỗi nên cũng không có dị và diệt, về điều này ta có thể hiểu như một nồi cơm mới vừa đặt lên bếp chưa ấm nồi thì làm sao có thể sôi tim hay kêu nồi gì được.

Trong Abhidhammattha Sangaha ghi rằng thời tái tục chỉ thiếu 8 sắc. Xem câu đó ta dễ hiểu lầm rằng trong 20 sắc còn lại có đủ 4 loại sắc: nghiệp, tâm, quí tiết, vật thực, kỳ thật trong lúc tái tục chỉ có sắc nghiệp, còn 3 loại sắc kia chỉ sanh ra trong thời bình nhật mà thôi, 20 sắc nghiệp ở đây là: 5 sắc thần kinh, 2 sắc giới tính, ý vật, mạng quyền, 8 bất ly, giao giới, sinh, tiến.

Theo Abhidhammattha Sangaha thì trong thời tái tục chỉ vắng mặt 8 sắc, nhưng theo atthakathaa và .tiikaa thì có tới 9 sắc vắng mặt trong thời tái tục là trừ thêm TIẾN (santati). Vậy theo các tài liệu đó thì vào thời tái tục chỉ có 19 sắc mà thôi.

Còn trong thời bình nhật thì 28 sắc pháp hiện khởi đầy đủ, nói theo loại thì đủ cả 4 loại, nói theo bọn thì đủ cả 9 bọn. Điều cần nhớ là không phải đối với chúng sanh nào trong thời tái tục cũng có đủ 9 bọn sắc nghiệp, bởi vì điều đó còn phải tùy vào sinh thú và sanh loại.

SANH LOẠI HỮU TÌNH (Yoni)

Tất cả chúng sanh chỉ nằm trong 3 hoặc 4 sanh loại sau đây:

1) Samsedajayoni: thấp sanh, giống hữu tình sinh ra từ môi trường ẩm thấp hay từ một vật chất vô sinh nào đó.

2) Opapaatikayoni: hóa sanh, giống hữu tình tự nhiên hiện ra, không dựa vào môi trường vật chất nào cả và sự xuất hiện đó diễn ra tựa như từ trên trời rơi xuống vậy.

3) Gabbhaseyyakayoni: thai sanh giống chúng sanh sinh ra từ quá trình thụ kết thai bào của động vật giống cái, nếu nói rộng sanh loại này còn được chia ra 2 nhánh:

a) Andajayoni: noãn sanh, sanh ra trong dạng trứng.

b) Jahaabujayoni: sinh ra trực tiếp từ sản môn (và mang sẳn hình dáng của mình).

QUÃNG THÍCH:

1) Loài hữu tình thấp sanh là loại chúng sanh sinh ra do điều kiện hấp thụ thiên nhiên, không do quá trình kết hợp tính giao của động vật (dù người hay thú) có thể chúng sinh ra từ máu mủ, cây cối, trái cây, bông hoa… như nàng Ci~ncaanaanavikaa đã sinh ra từ cây me, nàng Ve.luvatii sanh ra từ cây tre, nàng Padumavatii sinh ra từ hoa sen, 499 đứa con trai của nàng Padumavatii (mà sau đó trở thành những vị Độc Giác) đã sinh ra từ sản huyết, hoặc như các loài côn trùng, sâu bọ sanh ra từ những môi trường tự nhiên. Giống thấp sanh cũng trưởng thành chậm như thai sanh.

2) Loài hóa sanh nhờ nghiệp quá khứ mà sanh ra một cách thình lình, và hình dáng hoàn chỉnh ngay lúc đó chớ không phải phát triển từ từ như các giống hữu tình kia. Chúng sanh thuộc chủng loại này gồm có người ở địa ngục Chư Thiên, Phạm Thiên, người thời sơ kiếp (nhân loại trong thời điểm địa cầu mới hình thành).

3) Loài noãn sanh là giống hữu tình sinh ra từ bụng mẹ nhưng trong dạng trứng. Sau khi trứng nở mới từ đó chun ra và lớn lên theo thời gian giống noãn sanh gồm có những loài tiêu biểu như chim chóc, gà, vịt, rồng, rắn … Đối với nhân loại cũng sanh ra trong dạng trứng như trường hợp hai anh em vị trưởng lão nọ trong chú giải pháp cú kinh, hai vị này là con của một cinnara (nhân điểu: giống chim đầu và mình như người nhưng chân chim, có cánh bay được). Hai vị khi mới được sinh ra chỉ là 2 cái trứng rồi sau đó trứng nở. Lớn lên cả 2 anh em họ đều đi xuất gia.

4) Giống bào sanh (tử cung sanh) là những chúng sanh được cưu man trong bụng mẹ với hình dáng sẳn có của mình như nhân loại và loài bàng sanh nào đó.

SANH LOẠI VÀ CÕI

Niraye bhummavajjesu

Devesu ca na yoniso

Tisso purimikaa honti

Catassa pi gatittaye

(Sammohavimodanii-atthakathaa)

QUÃNG THÍCH:

Các loài sau đây: chúng sanh địa ngục, Chư thiên trong 6 cõi Dục thiên (trừ ra hạng địa cư thiên: bhumma.t.thadeva), loài ngạ quỉ Nijjhaamata.nhika và Phạm thiên sắc giới đều thuộc giống hóa sanh.

Còn nhân loại, địa cư thiên, bàng sanh (tiracchaana), a tu la, ngạ quỉ (trừ ra loài Nijjhaamata.nhika) thuộc cả 4 sanh loại (yoni).

* * *

SẮC NGHIỆP CỦA MỖI SINH LOẠI

1) Loài thấp sanhhóa sanh trong thời tái tục có được 8 bọn sắc nghiệp, bọn nhãn,… nói chung là 5 bọn thần kinh, bọn giới tính bọn ý vật. Đó là tính tổng quát, lấy chuẩn mức tối đa (ukkatthanaya). Còn nếu lấy mức tối thiểu (omakanaya) thì đối với loài thấp sanh có thể thiếu 4 bọn sắc nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ và bọn giới tính. loài đọa xứ hóa sanh trong thời tái tục có thể thiếu 3 bọn nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn giới tính. Nhân loại hóa sanh (trong thời sơ kiếp) thiếu 1 bọn sắc nghiệp trong khi tái tục đó làbọn giới tính. Tất cả như thiên cõi Dục trong thời tái tục có đủ các sắc nghiệp.

2) Phạm thiên sắc giới hữu tưởng trong thời tái tục có được 4 bọn sắc nghiệp: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn ý vật bọn mạng quyền.

3) Phạm Thiên vô tưởng trong thời tái tục chỉ có được 1 bọn sắc nghiệp đó là bọn mạng quyền.

4) Loài thai sanh nói chung (gabbhaseyyaka) trong thời tái tục có tối đa (ukka.t.tha) 3 bọn sắc nghiệp: bọn thân, bọn giới tính, và bọn ý vật nói hạn chế hơn (onakanaya) thì sanh loại này trong thời tái tục có ít nhất là 2 bọn sắc nghiệp: bọn thân và bọn ý vật, còn bọn giới tính đôi khi có thể thiếu. Nãy giờ là giải về sắc nghiệp tái tục của các sinh loại.

SẮC NGHIỆP BÌNH NHẬT MỖI SINH LOẠI

* Đối với loài thấp sanhhóa sanh ở cõi Dục, tong thời bình nhật thì có được thêm bọn sắc nghiệp là bọn mạng quyền. Khi gom chung sắc nghiệp tái tục và sắc nghiệp bình nhật lại thì được 8 bọn.

* Phạm Thiên Sắc giới trong thời bình nhật cũng chỉ có 4 bọn sắc nghiệp thôi, không có thêm bọn nào nữa. Riêng về Phạm thiên vô tưởng thì vẫn một bọn sắc nghiệp như cũ.

* Loài thai sanh (nói chung) trong thời bình nhật sinh được 5 bọn sắc nghiệp nữa là bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ, bọn thiệt, bọn mạng quyền. Trong 5 bọn đó đôi khi có thể thiếu 3 bọn sau đây: bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn tỷ. Nói gọn lại, nếu kể tất cả bọn sắc nghiệp tái tục và bình nhật lại thì được 8 bọn. Trong đó có 4 bọn có thể bị thiếu trong một vài trường hợp đặc biệt.

Thời điểm xuất hiện các sắc thần kinh đối với loài thai sanh:

Trong bộ Paramatthavinicchaya (của Ngài Anuruddha) có ghi rằng:

Tato para.m pavattimhi

Va.d.dhamaanassa jantuno

Cakkhudasakaadayo ca

Cattaaro honti sambhavaa.

Mười một tuần lễ sau khi tái tục 4 bọn sắc nghiệp (tức 4 sắc thần kinh đầu) sẽ khởi lên cho chúng sanh một cách tương ứng [*] và cả 4 phải sinh cùng lượt không trước không sau nhau. Để khẳng định rõ điều này khi thuyết về 4 bọn sắc nghiệp còn lại (trừ bọn thân, bọn tính, mạng quyền, ý vật) Đức Phật Ngài không có kể thứ lớp từng bọn theo cách uppattikkamanaya hay còn gọi là desanaakamanaya tức nêu từng chi trước sau như khi thuyết Ngũ Uẩn, Tứ Đế, mà Ngài lại gom chung một lần mà kể ra. Về vấn đề 4 bọn sắc nghiệp sanh khởi trong tuần lễ thứ 11 sau khi tái tục. Trong bộ Kathaavatthu nói rằng “Sesaani cattaari sattasattati rattimhi. jaayanti: 4 bọn sắc nghiệp còn lại sinh khởi trong đêm thứ 77 sau ngày tái tục”.

Còn bọn sắc mạng quyền thì khởi sinh sau ngày tái tục 1 tuần lễ.

Riêng về loài thấp sanhhoá sanh thì bọn mạng quyền sinh lên từ sát-na trụ (.thitik.) của tâm tái tục.

[*] Như với người muu bẩm sinh thì phải thiếu thần kinh nhãn

QUÁ TRÌNH PHÔI THAI

Pa.thama.m kalala.m hoti

Kalalaa hoti abbuda.m

Abbudaa jaayate pesi

Pesi nibbattate ghano

Ghanaa pasaakhaa jaayanti

Kesaa lomaa nakhaapi ca.

(Sagaathaavag. Yakkha Sa.myut. – Sa.my.-nikaaya)

Quãng thích:

– Trong tuần lễ đầu tiên sau khi tái tục, bào thai chỉ là một dịch chất trong suốt như dầu mè. Đức Phật gọi dịch chất này là kalala.

– Vào tuần lễ thứ hai dịch chất kalala biến dạng thành một tí nưóc sền sệt (Chánh tạng gọi là abbuda)

– Vào tuần lễ thứ ba chất nước sẹät đó đổi sang dạng một cục thịt đỏ hói (Chánh tạng gọi là Pesi)

Vào tuần lễ thứ tư cục thịt đỏ ấy biến thành một khối săn chắc hơn, thay vì khi còn ở dạng pesi thì chỉ là một cục thịt mềm rệu. Dạng này được Đức Phật gọi là Ghana, có hình dạng giống trứng gà.

– Vào tuần lễ thứ năm khối thịt săn chắc đó bắt đầu hình thành đầu mình tay chân. Từ tuần lễ thứ 12 đến tuần lễ thứ 42 các tóc, lông, móng dần dần mọc ra.

SỰ XUẤT HIỆN CỦA 3 LOẠI SẮC CÒN LẠI

Trong các cõi hữu sắc hữu tưởng sát-na tâm đầu tiên trong một kiếp sống là tâm tái tục. Khi tâm tái tục diệt rồi thì tâm hữu phần đầu tiên sẽ khởi lên. Ngay sát-na của tâm hữu phần này, sắc tâm được tạo ra kể từ đó về sau, lúc nào sắc tâm cũng chỉ khởi lên ngay sát-na sanh của tâm, còn sát-na trụ và diệt thì yếu quá không đủ sức tạo sắc tâm. Bởi vì theo quy luật, tâm và sở hữu trong sát-na rất mạnh, còn ở 2 sát-na tiểu sau thì yếu hơn.

– Bọn sắc quí tiết đầu tiên luôn khởi lên vào sát-na trụ của tâm tái tục từ đó về sau nó khởi lên liên tục trong từng sát-na tiểu. Vì sắc quí tiết không phải do tâm trợ sanh nên dù tâm đang ở tình trạng nào: mạnh hay yếu cũng không ảnh hưởng gì đến chúng.

– Đối với loài thấp sanhhóa sanh khi vừa tái tục xong thì có thể tiêu thụ thực phẩm được liền nên bọn sắc vật thực của 2 loài này cũng sinh lên ngay lộ ý môn đầu tiên của kiếp sống. Và loại sắc này cũng không do tâm trợ sanh nên dù ở sát-na nào của tâm chúng cũng đều có thể sinh lên được cả.

Đối với loài thai sanh thì bọn sắc vật thực khởi lên kể từ khi người mẹ ăn uống vào. Chất sinh tố trong thức ăn mà người mẹ dùng đó sẽ phân bố vào bầu thai để nuôi dưỡng nó. Nhưng điều nên nhớ là trong khi bầu thai còn trong dạng dịch chất (kalala) thì sinh tố từ bà mẹ không nuôi được nó. Kể từ tuần lễ thứ hai trở đi sinh tố trong các thức ăn mà bà mẹ ăn vào đó mới có thể nuôi dưỡng bầu thai. Kể từ lúc hiện khởi ấy trở về sau, vào bất cứ sát-na nào của tâm, sắc vật thực cũng khởi lên được. Trong sagaathaavagga (yakkhasa.myutta – Sa.myutta Nikaaya), bậc đạo sư bảo rằng:

Ya~ncassa bhu~njati maataa

Anna.m paana~nca bhojana.m

Tena so tattha yaapeti

Maatu kucchigato tiro.

“Món ăn thức uống mà bà mẹ dùng vào (sẽ giúp cho) thai bào nhờ đó mà hình thành cơ thể để lớn mạnh”.

-ooOoo-

LỘ SẮC TỔNG QUÁT

I-* Icceva.m patisandhimupaadaaya kammasamu.t.thaanaa. Dutiyacittamupaadaa ya cittasamu.t.thaanaa. .thitikaalamupaadaaya utusamu.t.thaanaa, ojaaphara.namupaa- daaya aahaarasamu.t.thaanaa. Ceti catusamu.t.thaanaruupakalaapasantati kaamaloke diipajaalaa uja nadiisoto viya ca yaavataaykamabbhocchinnaa pavattati.

Như đã nói, sắc nghiệp bắt đầu sinh ra từ sát-na Sanh (up.kh.) của tâm tái tục. Sắc tâm bắt đầu có mặt từ sát-na sanh của tâm hữu phần đầu tiên trong kiếp sống. Sắc quí tiết bắt đầu hiện khởi từ sát-na Trụ (.thi-kh.) của tâm tái tục sắc vật thực bắt đầu có mặt kể từ lúc các oja được tiếp viện và phân bố. Sự diễn biến tiếp nối liên tục của 4 loại sắc này trong cõi dục giống như một ngọn lữa hay như một dòng nước vậy.

II-* Mara.nakaale pana cuticittoparisattarasamacittassa .thitikaalamupaa- daaya kammajaruupaani na uppajjanti. Puretaramuppannaani ca kammajaruupaa -paani cuticittasamakaalameva pavattitvaa nirujjhanti. Tato para.m cittajaahaara- jaruupa~nca vocchijjati. Tato para.m utusamu.t.thaanaruupaaramparaa yaava mataka.levarasankhaaraa pavattanti.

Trong thời cận tử, từ sát-na trụ của tâm thứ 17 tính từ tâm tử kể ngược lại thì các sắc nghiệp không còn sinh thêm cái nào nữa, còn những sắc nghiệp đã sanh sẳn (trong sát-na sanh của tâm thứ 17 tính từ tâm tử kể ngược lại) thì cứ kéo dài đời sống của mình cho tới khi tâm tử khởi lên để cùng diệt mất một lượt với nó. Sau khi sắc nghiệp đã diệt mất thì sắc tâm và sắc vật thực cũng diệt luôn. Khi 3 loại sắc đó đã mất hết trong cơ thể chúng sanh thì sắc quí tiết vẫn còn tiếp tục sinh ra cho tới khi thân xác đã trở thành tử thi.

Quãng thích:

Sau đây là giải rộng về 2 cận tử Paali vừa nêu trên.

Điểm tâm yếu của bài kệ I muốn nói là sắc nghiệp bắt đầu sinh ra. Từ sát-na sanh của tâm tái tục rồi sau đó cứ vậy mà sinh diệt mãi cho đến hết kiếp sống chúng sanh. Trước giờ lâm chung, sắc nghiệp sanh lên một lần cuối cùng vào sát-na sanh của tâm thứ 17 tính từ tâm từ kể ngược lại những sắc nghiệp đó cứ đợi 17 sát-na tâm trôi qua cho hết thời hạn tồn tại của mình để rồi cùng diệt một lượt với tâm tử vì tuổi thọ của một sắc pháp dài bằng 17 sát-na tâm, đó là quy luật muôn đời không ai có thể sửa đổi cho khác đi được.

Câu Paali thứ hai muốn nói rằng ngoại trừ tâm viên tịch của vị La Hán, còn tâm tử của phàm nhân và Thánh hữu học đều có tạo sắc tâm. Như vậy lần sinh lên cuối cùng của sắc tâm được diễn ra ngay sát-na sanh, của tâm tử. Đối với vị La hán thì sắc tâm sinh lên lần cuối cùng ở sát sát-na sanh của tâm thứ hai kể từ tâm tử tính ngược lại. Điều này có nghĩa là khi tâm đã diệt, người ta đã chết hẳn, sắc tâm vẫn còn tồn tại trong một khoảnh khắc đối với phàm nhân và thánh hữu học, khi họ đã chết rồi sắc tâm vẫn tiếp tục kéo dài thời gian tồn tại tương đương với 16 sát-na tâm. Còn vị La Hán sau khi viên tịch rồi, sắc tâm của vị ấy tiếp tục có mặt trong một khoảng thời gian tương đương với 15 sát-na tâm rồi diệt mất luôn. Nói theo chân đế thì là như vậy chớ nếu nói theo tục đế thì coi như tâm tử và sắc tâm lúc nào cũng cùng diệt một lượt bởi thời gian tương đương với 15, 16 sát-na tâm quả thật vô cùng ngắn ngủi, chưa bằng 1% của một vinaajii (một “sao” đơn vị đo thời gian cực ngắn, tương đương với 1% giây đồng hồ).

Nói về sắc vật thực, chúng sanh lên lần cuối cùng vào sát-na diệt của tâm tử. Nghĩa là khi tâm tử đã diệt, sắc vật thực tiếp tục tồn tạïi trong một thời gian tương đương 50 (năm mươi) sát-na tiểu rồi mới diệt,

Sở dĩ nói sắc quí tiết vẫn tếp tục tồn tại trong cơ thể chúng sanh sau khi họ đã chết là vì sắc quí tiết không bị ảnh hưởngtử tâm thức cả. Kể từ lúc cơ thể đã cứng lạnh rồi siinh trương rồi chỉ còn xương hay thậm chí tới lúc xương trở thành đất thành bụi, sắc quí tiết vẫn tiếp nối nhau sinh diệt mãi cho tới khi nào thế giới tiêu hoại thì thôi. Đó là nói về sắc quí tiết trong thân xác của loài thấp sanh, thai sanh, (gab).

Riêng về sắc quí tiết của loài hóa sanh thì khi họ chết rồi nó cũng diệt luôn bởi thân xác của họ giống như ngọn lửa, còn sống thì còn thấy, chết rồi thì không có dư sót lại tí vật chất nào.

Từ kiếp sống này tới kiếp sống khác, sắc pháp cứ mãi khởi lên nơi chúng sanh, từ sát-na tái tục cho tới lúc chết như các Ngài đã nói:

Iccevam matasattaana.m

Punadeva bhavantare

Pa.tisandhimupaadaaya

Tathaaruupa.m pavattati

“Đối với những người đã chết rồi, sang sanh hữu khác sắc pháp lại tiếp tục hiện khởi như cũ, kể từ lúc tái tục trở về sau, cứ vậy mà diễn biến”.

-ooOoo-

NHỮNG CÂU HỎI VỀ SẮC PHÁP

1) Sắc pháp được chia chẻ mấy cách? Kể ra và hãy cho biết ý nghĩa của mỗi cách.

2) Có bao nhiêu sắc pháp? Hãy nêu tên gọi từng cái theo thứ tự.

3) 28 sắc pháp kể gọn có bao nhiêu kể chi tiết có bao nhiêu?

4) Hãy lấy ra những sắc chân đế thật sự và hãy giải thích từng loại sắc sau đây sabhaavasaaya, asabhaavaruupa, salakkha.naruupa, alakkha.naruupa, nipphannaruupa, anipphannaruupa, ruuparuupa, aruuparuupa, sammasanaruupa, asammasanaruupa.

5) Hãy giải thích sắc Nahaabhuuta và Upaadaaya là thế nào. Hãy kể cho đủ những chỗ thiếu: Đất, nước, lửa, gió, sắc thần kinh nhãn, sắc cảnh sắc, sắc cảnh xúc, sắc nữ giới tính, mạng quyền, thân biểu tri, khinh, sinh, diệt.

6) Hãy cho biết sự phân bố của 28 sắc pháp trên thân thể chúng sanh.

7) Hãy cho biết thực tính chân đế của từng sắc trong tứ đại. Và có mấy thứ nước, lửa, gió?

Nước có 2 loại:

a) Nước ở dạng quến tụ (aabandhanalakkha.na) được u.nhatejo tác động sẽ chảy ra (paggahara.nalakkhana) như sắt, đồng chì, kẽm… Bản tướng thủy đại của những vật chất ấy chỉ cần được nhiệt hỏa tác độnghiển hiện. Đó là loại nước thứ nhất.

b) Bản tướng thủy đại trong dạng chất lõng khi được Siitatejo (hàn hỏa) tác động thì sẽ gom lại và khắn vào nhau, như nước ở 0o c (không độ C) sẽ trở thành aabandhanalakkha.na ngay .

8) Hãy nêu lời giải tự của các sắc thần kinh nhãn… nói chung là 5 thần kinh.

9) Tại sao các màu sai biệt được gọi là sắc cảnh sắc, các mùi sai biệt được gọi là sắc cảnh khí?

10) Hãy dẫn chứng câu giải tự của các sắc ý vật, mạng quyền, vật thực, giao giới.

11) Nếu chia cho sâu sắc, 2 biểu tri có tới mấy loại? – Hãy giải nghĩa và dịch từng câu giải tự sau đây:

– Kaayena vi~n~natti: kaayavi~n~natti.

– Viseso aakaaso: vikaaso

– Lahuno bhaavo: lahutaa

– Ruupassa lahutaa: ruupalahutaa.

– Lakkhiiyanti vinicchiiyanti dhammaa ime sankhaatatii etenaati lakkhana.m.

12) Nếu gọi tâm theo thực tính, sắc pháp có được mấy tên gọi? Hãy giải nghĩa từng tên gọi ấy.

13) Ajjhattikaruupa, vatthuruupa, dvaararuupa, indriyaruupa, o.laarikaruupa, trong người của bạn (học sinh) có được mấy, kể ra chi tiết.

14) Hãy chia sắc pháp vào từng cặp sau đây: sắc thô, sắc tế, sắc do thủ, sắc phi do thủ, bất ly, khả ly (vinibbhoga).

15) hãy phân chia 7 sắc cảnh giới theo uppattidvaara và kammadvaara kèm theo lời giải thích.

16) Gocaraggaahakaruupa là gì? Hãy giải nghĩaphân chia các Gocaraggaahakaruupa theo asampatagacar và sampattagoccaraggaahakaruupa kèm theo lời giải thích.

17) 5 sắc thần kinh, 7 sắc cảnh giới được gọi là sắc hữu đối xúc (sappattig), tại sao thế? Hãy giải thích. Thế nào là sắc quyền, có mấy sắc quyền, hãy giải thích và nêu lên từng sắc một.

18) Hãy giải thích thế nào là sắc bất ly và khả ly theo ý của bạn, dĩ nhiên phải làm sao cho có luận cứ.

19) Hãy kể rõ sắc nào.

a- Là sắc quyền mà không là sắc tế

b- Là sắc tế mà không là sắc quyền

c- Là sắc quyền mà cũng là sắc tế

d- Không là sắc quyền cũng không là sắc tế.

e- Là sắc do thủ (upaadinnaruupa) nhưng không là sắc khả ly (vinib)

f- Là sắc khả ly nhưng không là sắc do thủ.

g- Là sắc khả ly mà cũng là sắc do thủ

h- Không là sắc do thủ cũng không là sắc khả ly.

20) Hãy cho biết có mấy nghiệp, tâm, quí tiết và vật thực có thể tạo sắc pháp và không thể tạo sắc pháp (nghiệp ở đây tính trên tâm). Hãy kể chi tiết.

21) Có những sắc pháp sanh từ Cetasika đã diệt, có những sắc sanh từ cetasika mới sinh, tại sao Đức Phật không gọi những sắc đó là cetasikaruupa? Hãy giải thích.

22) Có mấy thứ oja giúp sắc vật thực sinh khởi? Và loại oja nào trực tiếp trợ sanh sắc thực, oja nào chỉ ở vai trò trưởng dưỡng, tác động gián tiếp cho sinh khởi.

23) Hãy dịch câu kệ Paali sau đây

A.t.thaarada pannarasa

Terasa dvaadasaati ca

Kammacittotukaahaara

Jaani honti yathaakkama.m

Và hãy phân tích, 18 sắc nghiệp theo ajjhattikaruupa, vatthuruupa, dvaararuupa, indriyaruupa, o.laarikaruupa.

24) Hãy chia các sắc sau đây theo 4 samu.t.thaana (nhân sanh), 16 sắc tế, ekasamu.t.thaanikaruupa (sắc có 1 nhân sanh), dvisamu.t.thaanikaruupa (sắc có 2 nhân sanh), tisamu.t.thaanikaruupa (sắc có 3 nhân sanh), catusamu.t.thaanikaruupa (sắc có 4 nhân sanh),

25) Các Ngài đã nói rằng 4 sắc tướng không có nhân sanh nào, vậy tại sao có chỗ các Ngài lại bảo là 4 sắc tướng luôn có mặt theo các sắc “CHỦ NĂNG”? Hãy giải thích cho đúng ý các Ngài.

26) 4 sắc quí tiết (sinh ra) trong thân là gì? Hãy giải thích từng cái.

27) Hãy kể rõ tâm nào được 7 loại sắc tâm, kể từng chi tiết, tâm nào tạo được loại nào.

28) Hãy cho biết (từng) sắc tâm nào sanh ra từ các tâm sau đây: 8 tham, 2 sân, 2 si, khai ý, sinh tiếu, 8 đại thiện, 5 thiện sắc giới, (trừ 2 tâm thông), 5 quả sắc giới, 2 tâm thông, 4 tố vô sắc, 4 thánh quả.

29) Hãy kể 13 tâm hỷ thọ làm việc cười cho 3 người.

30) Kalaapa nghĩa là gì, có mấy ruupakalaapa? Hãy dẫn chứng tài liệu.

31) Tại sao Ngài Anuruddha bảo rằng các sắc trong một bọn phải tương đồng nhau trên 3 điểm sahavutti, không được nhiều hơn mà cũng không được kém hơn?

32) Tại sao sắc giao giới và 4 sắc tướng không có chi pháp hẳn hoi dứt khoát? Hãy giải thíchdẫn chứng tài liệu?

33) Hãy nêu rõ 9 bọn sắc nghiệp trên ý nghĩa và chi pháp.

34) Trong mỗi người có tối đa bao nhiêu sắc nghiệp? 2 sắc tính có cùng sanh trong 1 chúng sinh không? Hãy giải thích. Hãy phân xác thân thành 3 phần và kể từng sắc nghiệp phân bố trên đó.

35) Hãy kể tên 8 bọn sắc tâm theo thứ tự và hãy giải thích tâm thế nào là bọn Thinh với bọn Thinh kỳ dị.

36) Từ cổ xuống rún có được bao nhiêu sắc tâm, kể ra, và 8 bọn sắc tâm ấy là nhóm sắc nào, bao nhiêu, kể ra.

37) 13 sắc quí tiết nếu đem kể thành bọn thì được mấy bọn? kể ra. Đồng thời hãy chia rõ bọn quí tiết nào ở nội thân chúng sanh, loại nào ngoài thân chúng sanh?

38) Hãy phân tích sự khác nhau giữa tiếng la lối và tiếng nhạc cụ. Hãy phân biệt thế nào là bất ly do tâm sanh và bất ly do quí tiết sanh?

39) 2 bọn sắc vật thực có sanh trong cơ thể chúng sanh được không? Hãy giải thích theo cái hiểu của bạn và sao cho đúng với tài liệu kinh sách.

40) Hãy dịch câu kệ Paali sau đây:

Viisati kaamesu

Hon ti tevisa ruupisu

Sattarasevasa~n~niina.m

Aruupe natthi ki~ncipi.

41) Các Ngài nói rằng ở cõi Phạm Thiên Sắc Giới hữu tưởng chỉ có 4 bọn sắc nghiệp là bọn nhãn, bọn nhĩ, bọn ý vật và bọn mạng quyền. Vậy trên mặt vị Phạm Thiên ấy ta chỉ thấy có mắt và tai thôi sao? và tại sao trên đó vẫn còn có nhãn, nhĩ.

42) Có bao nhiêu sắc ở cõi Vô Tưởng? Trong người bạn có mấy sắc? Kể ra? Nếu kể rộng thì có mấy sắc được nghiệp trợ sanh? Kể ra? Và hãy cho biết nếu kể rộng thì ở cõi Dục có bao nhiêu sắc?

43) Hãy dịch câu Paali sau đây:

Saddo vikaaro jarataa

Marana~ncapapattiya.m

Na labbhanti pavattatu

Na ki~ncipi na labbhati.

44) Sắc pháp trong thời tái tục là những sắc nào kể ra. Hãy cho biết những loại sắc nghiệp của loài thấp sanhthai sanh trong thời tái tục. Đồng thời kể ra luôn sắc nghiệp tái tục của Phạm Thiên Sắc Giới hữu tưởng.

45) Đối với loài thấp sanhthai sanh có thể thiếu những bọn sắc nghiệp nào? Hãy cho biết mắt, tai, mũi, lưỡi, mạng quyền xuất hiện nơi cơ thể bạn kể từ thời điểm nào?

46) Có mấy sinh loại sau khi tái tục xong liền trưởng thành (có cơ thể hoàn chỉnh) lập tức? Hãy nói rõ từng giai đoạn phát triển của mỗi bộ phận cơ thể nơi bạn từ lúc tái tục cho tới lúc thật sự hoàn chỉnh.

47) Hãy nói rõ lần sinh ra đầu tiên và cuối cùng của 4 loại sắc (vào sát-na nào có ngoại lệ gì với ai …)

48) 4 loại sắc nơi cơ thể bạn sẽ diệt vào thời điểm nào, hãy nói chi tiết các Ngài Atthakathaacariya (Chú Giải Sư) và Tikaacariya (Phụ Giải Sư) đều bảo rằng “Nhân loại có thể sống 7 ngày bằng 1 bữa cơm, ở thiên giới thì một bữa ăn có thể nuôi sống Chư Thiên trong 1 – 2 tháng”, còn Ngài Anuruddha thì lại bảo rằng: Nhân loạithể không ăn trong 7 – 10 tháng mà vẫn sống. Muốn biết Ngài chỉ cho hạng người nào, và khi như vậy thì người ấy sống bằng gì?

49) Hãy minh giải, quãng thích 2 đoạn Paali dưới đây:

a- Mara.nakaale pana cuticittoparisattaramacittassa .thitikaalamupaadaaya kammajaruupaani me uppajjanti puretaramuppannaani ca kammajaruupaani cuticittasamakaalameva pavattitvaa nirujjhanti.

b- Tato para.m citajaahaarajaruupa~nca vocchijjati.

50) Hãy dịch câu kệ sau đây và hãy cho biết (cùng với lời giải thích ) là câu kệ này có áp dụng cho cả 31 cõi được không?

Icceva.m matasattaana.m

Punadeva bhavantare

Patiïsandhimupaadaaya

Tathaaruupa.m pavattati.

—o0o—

Phần [03]

NIBBAANAPARAMATTHA

Padamaccutamaccanta.m

Asankhatamanuttara.m

Nibbaanamiiti bhaasanti

Vaanamuttaa mahesayo

– Tiếng pada.m ở đây có nghĩa là 1 phần. Một loại ” Có một loại thực tính pháp độc lập, không liên hệ hữu vi”.

– Accuta.m: bất tử, và Níp-bàn là pháp vô sinh nên làm sao có tử?

– Accatta.m: là “pháp vượt qua các uẩn quá khứ và uẩn vị lai “nghĩa là Níp-bàn mang đặc tính vượt ngoài các uẩn, đối với các uẩn đã có (pubbantakhandha) và các uẩn tương lai (aparantakhandha). Ở đây dù không có nói tới uẩn hiện tại nhưng khi nói như vậy ta phải hiểu thêm là Níp-bàn cũng vượt ngoài các uẩn hiện tại bởi vì không có các uẩn đã sanh và sẽ sanh thì cũng không có các uẩn đang sanh. Cũng như nói “Tôi chưa từng thấy trong con cua có máu và sẽ không bao giờ thấy con cua có máu vậy cũng có nghĩa là ngay lúc đang nói người ta cũng không thấy trong con cua có máu”

Chính 5 uẩn hiện tạivị lai uẩn của các uẩn quá khứ và cũng là quá khứ uẩn đối với các uẩn vị lai. Níp-bàn là pháp vượt ngoài các uẩn không còn nằm trong thời gian nữa nên được gọi là kaalavimutta và khandhavimutta.

-Asankhata: Níp-bàn không phải là pháp được “cấu tạo” bởi 4 duyên: Kammacitta, utu và aahaara vì Níp-bàn không là Tâm cũng không là sở hữu, càng không phải là sắc pháp.

– Anuttaram: Níp-bàn là pháp vô thượng, chí thượng, siêu việt không có một pháp nào cao quí hơn nữa. Đúng ra, khi nói tổng quát thì toàn bộ pháp siêu thế đều được gọi là anuttara nhưng ở đây (trong câu kệ này) ý tác giả muốn nắm vào Níp-bàn, pháp vô vi mà thôi.

GIẢI TỰ VÀ MINH THÍCH TIẾNG NIBBAANA

Tiếng Nibbaana được chiết tự như sau: Ni + Vaana. Ni: thoát ra; vaana: sự bện thắt, ở đây chỉ cho Ái. Vậy Nivaana là “thoát ra khỏi cái tham ái bện thắt”.

– Vinaati sa.msibbatiiti vaana.m.

– Vaanato nikkhantanti nibbaana.m.

Nỗi khổ luân hồi từ vô thủy đến vô chung của tất cả chúng sanh đều do tham tham ái. Chính Ái đã hòa quyện, bện thắt, xoán xít chúng sanh vào hành trình tử sanh như người thợ dệt làm vải vậy, lấy sợi tơ này đan vào sợi tơ kia để làm nên miếng vải, tham ái cũng bện thắt chúng sanh từ sanh hữu này đến sanh hữu khác. Chính vì vậy ái được gọi là vaana.

Còn Níp-bàn là pháp vượt ngoài vòng chi phối của Ái nên được gọi là Nivaana hay Nibbaana.

Nói trên thực tính chân đế thì Níp-bàn chỉ có một thực tại, thực nghĩa đó là sự tịch tịnh (Santilakkha.na) phiền não cùng ngũ uẩn nhưng nói trên khía cạnh diễn đạt (Kaaranuupacaaranaya – hetupariiyaayana) thì Níp-bàn được phân ra nhiều cách. Do đó nếu nói Níp-bàn có 2 cũng được đó là hữu dư y Níp-bàn và vô dư y Níp-bàn (Sa-upaadisesanibbaana, Anupaadisesanibbaana).

1) Sa-upaadisesanibbaana là sự thoát khỏi phiền não hoàn toàn nhưng các dị thục quả, và sắc nghiệp vẫn chưa tiêu mất. Như đối với các vị La Hán đang còn sống.

A- Kammakilesehi upaadiyatiiti: upaadi. Aaram.nakara.navasena ta.nhaadi.t.tthiihi upaadaayatiiti: upaadi.

“Dị thục quả và các sắc nghiệp là những cái được nghiệp và phiền não tác thành chấp thủ nên được gọi tên là upaadi hoặc các uẩn (quả dị thục + sắc nghiệp) được ái và kiến lấy làm cảnh rồi chấp thủ trong đó nên các uẩn ấy được gọi là “upaadi”.

B- Sissati avasissatiihi seso upaadi ca seso caati upaadiseso.

Các uẩn (dị thục quả + sắc nghiệp) được gọi là sesa vì chúng còn sót lại khi phiền não đã mất hết. Các uẩn này được gọi bằng cả 2 tên: upaadi và sesa, dựa theo những lời giải nãy giờ.

Nói rõ hơn tức là các uẩn quả (quả dị thục + sắc nghiệp) có mặt suốt vòng luân hồi vô thủy bởi sức tác động của phiền não. Khi chứng Tứ quả xong, các tập khí phiền não đã thật sự chấm dứt nhưng các uẩn hiện tại vốn là sản phẩm của phiền não quá khứ vẫn còn dư lại (nếu vị ấy chưa Níp-bàn). Vậy tiếng upaadisesa nếu nói đơn giản tức chính là xác thân của vị La hán đang còn sống.

C- Saha upaadisesa yaa vattatiiti sa-upaadisesaa (thực tại Níp-bàn hiện hữu cùng các uẩn ly phiền não, thực tại tịch tịnh đó được gọi là Hữu dư y Níp-bàn)

Nói “Hiện hữu cùng với” ở đây không giống như sự hiện hữu của tâm cùng với sở hữu, mà có nghĩa là các uẩn ly phiền não ấy làm môi nhân cho sự chứng tri Níp-bàn.

2) Anupaadisesanibbaana: một thực tại hoàn toàn tách ly các uẩn, nói rõ hơn đó là viên tịch của vị la Hán.

– Natthi upaadiseso yassaati anuppaadiseso, thực tại Níp-bàn nào vắng mặt luôn cả các uẩn ly phiền não (quả dị thục + sắc nghiệp) thực tại ấy được gọi là vô dư y Níp-bàn)

Sự phân chia này được dùng làm phương tiện diễn đạt thực tính Níp-bàn mà thôi chính Bậc Đạo Sư cũng sử dụng phương tiện này.

Hữu dư y Níp-bàn còn được gọi là di.t.thadhammanibbaana, một thực tại tịch tịnh mà vị La hán có thể chứng tri ngay khi còn sống, trước khi viên tịch hoàn toàn (parinibbaana); còn vô dư y Níp-bàn thì có tên gọi khác nữa là samparaajikanibbaana, thực tại tịch tịnh mà qua đó vị La hán chấm dứt hoàn toàn các uẩn.

Níp-bàn được nói có 2 như vậy là dựa theo tạng Diệu Pháp còn nói theo Tạng Kinh thì trong Pucchaavissajjaajotika (tài liệu giáo khoa dành riêng cho các Giáo Sư Vi Diệu Pháp trung học) đã có trình bày.

3 LOẠI NÍP-BÀN

Níp-bàn được kể có 3 vì dựa trên từng khía cạnh của thực tính Níp-bàn mà thôi .

1) Su~n~natanibbaana: vì Níp-bàn là một thực tại hoàn toàn vắng mặt phiền não cùng các uẩn nên được gọi là Su~n~nata-nibbaana.

2) Animittanibbaana vì Níp-bàn là môt thực tại hoàn toàn vượt ngoài thế giới hiện tượng nên được gọi là Animitta-nibbaana.

Nói vậy có nghĩa là đối với sắc uẩn, qui trình tiến sinh của sắc uẩn, các biến tướng của sắc uẩn ai cũng có thể nhìn thấy. Danh uẩn trừu tượng hơn nhưng không phải vì vậy mà nó nằm ngoài sự ước lượng, định trị của các bậc siêu nhân như Đức Phật và những vị có tha tâm thông (parcittavijaa nanaabhi~naalaabhii). Đối với các vị ấy danh pháp vẫn còn là một cái gì đó có thể quan sát, một đối tượng sở tri cụ thể. Còn đối với Níp-bàn, như đã nói, thì là một thực tại hoàn toàn nằm ngoài thế giới hiện tượng, Níp-bàn không có hiện tượng. Đối với Níp-bàn chỉ có thể biết chớ không thể quan sát. Do vậy ta có thể gọi khía cạnh đó là Animittanibbaana .

3) Appanibitanibbaana (vô lụy Níp-bàn) là một thực tại hoàn toàn cách ly tham ái, thực tại ấy cũng không là đối tượng sở tri của tham ái.

Nói vậy có nghĩa là tất cả hữu vi pháp (cả danh lẩn sắc) đều là cảnh sở tri của tham ái (lobha hay ta.nhaø), ngay cả tâm Siêu Thế cùng các sở hữu hợp tuy không là cảnh của Ái, cũng không mang tính thuộc lụy tham ái nhưng chúng vẫn chưa nằm ngoài phạm vi pa.nihitadhamma (pháp thuộc lụy) bởi vì những danh pháp Siêu Thế đó còn phải nương vào người (puggala). Riêng về Níp-bàn đó là một thực tại vượt ngoài giới hạn Người, không có hiện hữu trong người, chỉ là một thực tại độc lập. Ta gọi khía cạnh đó là vô lụy Níp-bàn.

Đối với người nào chưa có khái niệm chính chắn về thực tại Níp-bàn, khi nghe tán thán về Níp-bàn là một thực tại không có sanh, lão, bệnh, tử, vì muốn được hưởng một an lạc nằm ngoài tam giới nên anh ta ước nguyện Níp-bàn, mà chưa kịp thấu đáo thế nào là thực tính vô sinh của Níp-bàn thì đó được gọi là vibhavata.nhaa (Phi hữu ái) bởi thân lạc tâm lạc mà anh ta mong mỏi ấy chỉ hiện hữu nhân loại, chư thiên, Phạm thiên mà thôi, ngoài tam giới ra không ở đâu có cả.

CÂU HỎI VỀ NIBBAANA-PARAMATTHA

1) Tại sao các Ngài bảo rằng cái tịch tịnh đối với phiền não và 5 uẩn là Níp-bàn? những pháp tánh nào được gọi là Níp-bàn, muốn đạt tri Níp-bàn phải dùng loại trí (~naa.na) nào? Níp-bàn là cảnh sở tri trực tiếp của pháp nào, Hãy giải thích về dẫn chứng tài liệu.

2) Hãy dịch câu Paali sau đây kèm theo lời giải chi tiết.

Padamaccuta… mahasayo.

3) Từ Nibbaana đem chiết tự có mấy tiếng. Hãy giải thích từng tiếng (padaa) và hãy dịch 2 câu giải tự sau đây.

– Vinati sa.msibbatiiti vaana.m

– Vaanato nikkhantanti nibbaana.m.

4) Tại sao Ái (ta.nhaa) được gọi là vaana khía cạnh bất lụy ái của Níp-bàn được gọi là gì? Hãy cho biết loại Níp-bàn nào mang một tên gọi mà nếu chiết tự ra từng tiếng thì không phải là cái gì thâm sâu siêu việt, tuy thế chúng được gom chung lại để gọi cho 1 thứ Níp-bàn? Tại sao, hãy giải thích. [Ý Ngài Jotika muốn ám chỉ Sa-upaad. N.]

5) Nếu nói trên bản tướng thực tính (sabhaavalakkha.na) thì Níp-bàn có mấy? Hãy giải thích cặn kẽ câu giải đáp.

6) Hãy nói rõ sự khác biệt giữa hữu dư y và vô dư y Níp-bàn. Đồng thời hãy phân tích 2 loại Níp-bàn nầy qua khía cạnh Người (puggala).

7) Tiếng upaadi (trong hợp-từ saupaadisesanib) chỉ cho chi pháp nào? Thuộc mấy uẩn?

8) Hãy giải thích thế nào là Ditthadhammanib và sa-uparaayikanibbaana.

9) Nói trên khía cạnh thực tại Níp-bàn có mấy, hãy nêu tóm tắt [Ngài Jotika muốn ám chỉ Tam giải thoát môn].

10) Các bậc hiền trí (pa.n.dita) bảo rằng “Đối với kẻ còn thích hiện hữu thì không nên, nguyện Níp-bàn” “hoặc ngày nào chưa biết yếm ố xác thân mình và xác thân kẻ khác thì chớ vội nguyện Níp-bàn” hoặc ngày nào thích thú tướng các dục thì đừng nên nguyện Níp-bàn – Hãy cho biết lý do của những câu nói đó, hãy giải thích nguyên nhân của từng câu nói trên (có tất cả 3 câu).

11) Danh pháp hữu vi không có màu sắc hình dáng vậy có thể nói đó là animittanibbaana (vô hiện tượng Níp-bàn) hay không?

12) Tâm tứ quả cùng các sở hữu hợp là những pháp mang tính xuất ly tam giới, không là cảnh của ái, mà cũng chẳng tương ưng với Ái, cả vị La hán cũng hoàn toàn chấm dứt phiền não, thế tại sao La Hán quả vẫn không được gọi là appa.nihitanibbaana?

13) Hãy cho biết chi pháp của tiếng sunnata, nimitta và pa.nihita.

14) Cái biết trong quả định (phala samadhi.) có giống như cái biết của ngũ quan (mắt, tai …) hay không? Hãy giải thích theo sự học hiểu của mình sao cho đúng với kinh sách.

15) Sự ước nguyện Níp-bàn trong trường hợp nào được xem là Vibhavata.nhaa?

16) Hãy vẽ bản đồ về 6 hoặc 5 thứ Níp-bàn.

-ooOoo-

Phần [04]

NAAMAVIITHI LÀ GÌ?

* Viithi là quy trình hay hệ thống, vậy tiếng Naamaviithi có nghĩa là quy trình hay hệ thống diễn hoạt của danh pháp tức tâm thức. Trong bốn pháp chân đế chỉ có danh pháp và sắc pháp mới có hệ thống diễn hoạt mà thôi. Ở đây, ta đang nghiên cứu về hệ thống ấy của danh pháp, trích từ bộ Abhidhammatthasangaha trong phần Pavattisangaha.

Khi trình bày về hệ thống diễn hoạt của danh pháp, Ngài Anuruddha nhắm đến hai thời điểm: Pa.tisandhikaala (lúc tái tục) và Pavattikaala (lúc bình nhật) dựa trên ba khía cạnh: Vật, Môn Cảnh.

Toàn bộ Siêu Lý Pháp chỉ nói đến sáu bộ lục (Chakka):

– Vatthuchakka

– Dvaarachakka

– Aaramma.nachakka

– Vi~n~naa.nachakka

– Vithii chakka

– Visayappavattichakka.

Ở Chương ba (Pariccheda III) của bộ A.S (Abhidhammatthasangaha mahaa.tiikaa) đã có trình bày đầy đủ sáu bộ lục này; nhưng qua đến Chương tư, khi giải về hệ thống diễn hoạt của danh pháp, Ngài Anuruddha lập lại một lần nữa ba bộ lục: Vatthuchakka, Dvaarachakka và Aaramma.nachakka. Sở dĩ như vậy là vì Ngài xét thấy tầm quan trọng của chúng đối với vấn đề đang trình bày. Ta nên nhớ rằng sáu thức có được là nhờ sự góp mặt của vật, Môn và cảnh. Một khi thiếu mất ba yếu tố này thì sáu thức không thể hiện khởi.

-ooOoo-

Puc: – Tiếng Visayappavatti vừa nói trên, nghĩa là gì? hãy cho biết con số chính xác về nó trong các câm khách quan (viithicitta) và chủ quan (viithimuttacitta).

Vis: Visayappavatti là diễn biến của cảnh. Visaya ở đây đồng nghĩa với Aaramma.na. Cảnh của tâm chủ quan gồm có ba: Nghiệp cảnh (Kammaaramma.na), Nghiệp tướng cảnh (Kammanimittaaramma.na) và thú tướng cảnh (Gatinimittaaramma.na). Còn cảnh của tâm khách quan thì có sáu hoặc tám.

a) Kể có sáu là: Atimahantaaramma.na (cảnh rất lớn), Mahantaaramma.na (cảnh lớn), Parittaaramma.na (cảnh nhỏ), Atiparittaaramma.na (cảnh rất nhỏ), Vibhuutaaramma.na (cảnh rõ), avibhuutaaramma.na (cảnh không rõ)

b) Kể có tám là: Atimahantaaramma.na, mahantaaramma.na, parittaaramma.na, ativibhuutaaramma.na, vibhuutaaramma.na, avibhuutaaram- ma.na, ativibhuutaaramma.na.

Puc: – Tâm lộ nói theo Môn và Thức như thế nào?

Vis: Tâm lộ nói theo Môn thì có sáu: Lộ nhãn môn (cakkhudvaaraviithi)… (manoviithi).

Tâm lộ nói theo Thức cũng có sáu: Lộ nhãn thức (cakkhuvi~n~naa.naviithi)…, Lộ ý thức (manovi~n~naa.naviithi).

Puc: Trong vi~n~naa.nachakka ấy, manovi~n~naa.na chỉ cho những tâm nào? Visayappattatti (cảnh đồ) của lộ ngũ môn (pa~ncadvaara) gồm có mấy? Kể ra?

Vis: Trong vi~n~naa.nachakka, manovi~n~naa.na (ý thức) chỉ cho 79 tâm (trừ ngũ song thức). Cảnh của lộ ngũ môn có 4: Rất lớn, lớn, nhỏ, và rất nhỏ.

Puc: Hãy giải rõ bốn loại cảnh vừa kể.

Vis: Cảnh rất lớn là cảnh ngũ trong một tâm lộ có đủ 7 thứ tâm. Cảnh lớn là cảnh ngũ trong một tâm lộ có 6 thứ tâm. Cảnh nhỏ là cảnh ngũ môn tâm lộ có 5 thứ tâm. Cảnh rất nhỏ là cảnh ngũ trong một tâm lộ chỉ có tâm hữu phần rúng động (bhavangacalana).

Puc: Hãy cho biết thời gian tồn tại (tuổi thọ) của danh pháp – Sắc pháp và hãy dẫn chứng một câu kinh nào đó về vấn đề này (khỏi phải dịch).

Vis: Danh pháp chỉ tồn tại trong một sát-na đại rồi diệt mất. Mỗi sát-na đại có 3 sát-na tiểu: Upaadaakkha.na, .Thitikha.na và Bhangakha.na.

Tuổi thọ của sắc pháp lâu hơn danh pháp 17 lần, tức là tồn tại suốt 15 sát-na tiểu. Sau đây là một câu Paali minh dẫn

Uppaada.thitibhangavasena

Kha.nattaya.m ekacittakkha.na.m naama,

Taani pana sattarasa cittakkha.naani.

Ruupadhammaanamaayu

Puc: Sát-na (Kha.na) là gì? Hãy nói rõ hơn nữa về tuổi thọ của danh sắc về sự khác nhau của ba sát-na tiểu.

Vis: Sát-na là một đơn vị thời gian cực ngắn, ngắn đến mức không thể hiểu dùng ví dụ hay hình ảnh. đời sống của một cái tâm là ba sát-na tiểu, thời gian của ba sát-na này bằng nhau. Riêng về sắc pháp thì sát-na trụ là 49 sát-na tiểu ở giữa còn sát-na Sanh và sát-na Diệt chỉ là hai sát-na tiểu thôi.

Puc: Trong thời gian của một cái tróc tay búng ngón tay có bao nhiêu tâm lộ và sắc lộ trôi qua?

Vis: trong mỗi cái tróc tay, danh pháp sinh diệt một ức ko.ti lần. Còn sắc pháp thì sinh diệt năm mươi tám tỷ tám trăm hai mươi triệu (58.820.000.000) lần.

Puc: Tại sao các ngài lại bảo rằng hai sắc biểu tri (vi~n~nattiruupa) có tuổi thọ ngắn hơn 17 sát-na tâm? Cảnh sắc hiển lộ vào sát-na tiểu nào trong một sát-na (đại) của sắc.

Vis: Sở dĩ các ngài bảo rằng 2 sắc biểu tri cùng 4 sắc tướng không tồn tại suốt 17 sát-na tâm là vì 2 sắc biểu tri cùng sanh cùng diệt với tâm (với mỗi sát-na tâm). Gọi theo Dukamaatikaa và mahantaraduka là Cittasahabhuno dhammaa và Cittaanuparivattino dhammaa; còn 4 sắc tướng thì chúng không phải sắc pháp chân đế, chúng chỉ là những biến trạng của sắc Nipphan (sắc pháp chân đế) mà thôi, nên không thể tính tuổi thọ như các sắc khác.

Cảnh sắc hiện rõ qua mắt vào một sát-na tiểu nào đó trong 49 sát- na giữa (.thitipatta) của cảnh sắc ấy.

Puc: Thế nào là hộ kiếp vừa qua (atiitabhavanga) và hộ kiếp rúng động (bhavangacalana)? Tâm hữu phần sanh lên trong lúc cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn, tên gọi là gì? Lúc cảnh ngũ đã đối xúc với ngũ môn rồi, tâm hữu phần ấy mang tên gì?

Vis: Atiitabhavanga là tâm hữu phần trôi qua trong giai đoạn cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn. Bhavangacalana là tâm hữu phần bị dao động (Ở đây không muốn xài tiếng giao động)bởi hấp lực ảnh hưởng của cảnh ngũ mà đã đối xúc với ngũ môn. Tâm hữu phần sinh lên trong giai đoạn cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn, được gọi là atitabhavanga. Khi cảnh ngũ đã đối xúc ngũ môn rồi thì tâm hữu phần ấy được gọi là Bhavangacalana. Bhavangupaccheda là “cái cắt đứt dòng hữu phần”. Sở dĩ gọi tâm hữu phần đó bằng cái tên như vậy là vì nó là tâm hữu phần rúng động (Bhavangacalana) thứ hai, đồng thời cũng là lần cuối cùng trong một tâm lộ.

Puc: Có mấy tâm đóng vai trò vừa qua, rúng động, dứt dòng trong một tâm lộ ngũ môn và ý môn?

Vis: Trong tâm lộ ngũ môn, có 15 tâm đóng vai trò của 3 tâm hữu phần vừa kể, đó là: 2 quan sát xả thọ (Upekkha santir) 8 đại quả và 5 tâm quả sắc giới Trước khi một tâm lộ ý môn diễn tiến, có 15 tâm đóng vai trò atibhavanga: quan sát xả thọ, 8 đại quả và 5 tâm quả sắc giới. Đối với tâm lộ ý môn không có hữu phần vừa qua thì trước khi bắt đầu tâm lộ sẽ có 19 thứ tâm làm nhiệm vụ dẫn nhập: 2 quan sát xả, 8 đại quả và 9 quả đáo đại

Puc: Có mấy tâm chủ quan và bao nhiêu cảnh của tâm chủ quan (hộ kiếp)?

Vis: Tâm chủ quan gồm có 19 tâm hữu phần; cảnh của nó là một trong 3 cảnh sau đây: Kammaaramma.na, Kammanimittaaramma.na và Gatinimittaaramma.na.

Còn tâm khách quan (tân tâm) là những tâm được kể trong quy trình diễn hoạt (viithicitta). Cảnh của tâm khách quan hay tân tâm chính là sáu cảnh ngoài ra 3 cảnh của tâm chủ quan.

Puc: Ta biết rằng cảnh của tâm lộ ngũ môn gồm cảnh rất lớn, lớn, nhỏ, rất nhỏ?

Vis: Để nắm rõ điều đó, ta hãy y cứ vào số lượng hữu phần vừa qua trong mỗi tâm lộ. Tâm lộ nào có một sát-na hữu phần vừa qua, tâm lộ đó được gọi là atimahantaaramma.naviithi. Tâm lộ nào có từ 2 – 3 Hữu Phần vừa qua, ta gọi là lộ tâm cảnh lớn. Tâm lộ nào có từ 4 – 9 Hữu Phần vừa qua, ta gọi đó là lộ tâm cảnh nhỏ. Tâm lộ nào có từ 10 – 16 sát-na Hữu Phần vừa qua, ta gọi đó là lộ tâm cảnh rất nhỏ. thế thôi.

Puc: Có mấy yếu tố làm môi sinh cho tâm thập di và hữu phần khách (agantukabhavanga)?

Vis: Tâm thập di cảnh lớn, cảnh rất lớn muốn khởi lên phải do 3 yếu tố:

a) Đổng lực trong tâm lộ đó phải là đổng lực dục giới (Kaamajavana).

b) Người dục giới (Kaamapuggala).

c) Tâm lộ đó phải bắt cảnh dục (Kaamaaramma.na). Tuy nhiên, dầu có đủ ba yếu tố này nhưng lại bị trở lực nào đó ngăn ngại thì tâm thập di vẫn không thể khởi lên.

– Nói về tâm hữu phần khách, phải do ba yếu tố sau đây mới có thể xuất hiện:

a) Đương sự phải là người tục sinh bằng 1 trong 4 tâm đại quả thọ hỷ.

b) Đổng lực trong tâm lộ phải là tâm sân.

c) Cảnh của tâm lộ phải là cảnh cực tốt nếu đó là cảnh rất lớn hay rất rõ.

Còn nếu chỉ là cảnh lớn hay cảnh rõ thì bất luận là cảnh cực tốt (ti.t.thaaramma.na) hoặc cảnh khá tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na) hoặc cảnh bất toại (ani.t.thaaramma.na), cũng đều có thể giúp cho hữu phần khách khởi lên.

Puc: Ngũ môn hội đủ bao nhiêu yếu tố mới có thể bắt được cảnh ngũ. Hãy giải thích từng cảnh một trong bốn cảnh của tâm lộ ngũ môn, đồng thời nói rõ số lượng của ba loại Mandaayukaccakkhapasaada, Amandaayukacakkhapasaada và Majjhimaayukacakkhupasaada trong Atimahantaaramma. natadaalambanavaara cùng Pa.thamamahantaaramma- .naviithi:

Vis: Nhãn môn muốn bắt được cảnh sắc phải có đủ bốn yếu tố:

1) Cakkhupasaada: Thần kinh nhãn tốt.

2) Ruuparamma.na: phải có cảnh sắc cụ thể trước mắt.

3) Aaloka: Phải có đủ ánh sáng.

4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

– Nhĩ môn:

1) Sotapasaada: Thần kinh nhĩ tốt.

2) Saddaaramma.na: Phải có cảnh thinh rõ ràng

3) Aakaasa: không bị vật cách âm.

– Tỷ môn:

1) Ghaanapasaada: Thần kinh Tỷ tốt.

2) Gandhaaramma.na: Phải có cảnh khí

3) Vaayo : Phải có dịch vị

4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

– Thiệt môn:

1) Jivhaapasaada: Thần kinh thiệt tốt.

2) Rasaaramma.na: Phải có cảnh vị

3) Aapo: Sự chuyển động của không khí

4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

– Thân môn:

1) Kaayapasaada: Thần kinh thân tốt.

2) Pho.t.thabbaaramma.na: Phải có cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm, cứng, êm, xốc…).

3) Thadda: Địa đạibản tướng rõ rệt

4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

Cảnh ngũ nào đầy đủ bốn yếu tố tương ứng vừa kể trên thì được gọi là cảnh rất lớn. Nếu khiếm khuyết một yếu tố nào trong bốn thì gọi là cảnh lớn. (Khiếm khuyết ở đây chỉ là “yếu”, không có nghĩa là không có). Nếu khiếm khuyết nhiều thì gọi là cảnh nhỏ. Nếu quá thiếu tức cả bốn yếu tố đều trong tình trạng quá yếu kém thì gọi là cảnh rất nhỏ.

Trong Atimahantaaramma. natadaalambanavaara có 37 Mandaayukacakkhupasaada, có 11 Amandaayukacakkhupasaada, và có 1 (một) Majjhimaayukacakkhupasaada.

Trong Pa.thamamahantaaramma.navithii có 34 mandaayukacakkhupasaada, 14 amandaayukacakkhupasaada, và một majjhimaayukacakkhupasaada.

Puc: Hãy giải thích thế nào là Mandaayukacakkhupasaada, amandaayukacakkhupasaada và majjhimaayukacakkhupasaada của atimahantaaramma. natadaalambanavaara?

Vis:

a) Mandaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ ít hơn cảnh sắc mà đồng sanh với hữu phần vừa qua. Nói có 37 là lấy thần kinh nhãn sinh vào sát-na diệt của tâm hữu phần thứ mười ba tính từ Hữu Phần vừa qua kể ngược lại, cho đến thần kinh nhãn mà sinh vào sát-na diệt của tâm hữu phần nằm kế trước hữu phần vừa qua (tức chỉthần kinh nhãn) mà sinh và diệt trước cảnh sắc).

b) Amandaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ nhiều hơn cảnh sắc mà đồng sanh với tâm hữu phần vừa qua. Kể có 11 là tính các thần kinh nhãn sinh từ sát-na trụ của tâm hữu phần vừa qua cho đến sát-na diệt của tâm khai ngũ môn (tức chỉ cho những thần kinh nhãn mà sinh và diệt sau cảnh sắc).

c) Majjhimaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ bằng với cảnh sắc mà đồng sanh với tâm hữu phần vừa qua. kể có một tức là chỉ cho thần kinh nhãn sinh vào sát-na sanh của chính tâm hữu phần vừa qua ấy (tức Hữu Phần vừa qua đầu tiên). Vậy Majjhimaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn mà đồng sanh đồng diệt với cảnh sắc.

Lời giải:

Trong lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót na cảnh và lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi, các tiền-sanh-thần kinh nhãn đều làm duyên trợ sanh cho nhãn thức khi chúng đã diễn tiến đến giai đoạn .thitipatta. Các thần kinh nhãn này được gọi là .thitipattaniipa, và có đến 49 cái liên tục Tức là tính từ sát-na Diệt của tâm khai ngũ môn đến sát-na diệt của tâm hữu phần thứ 17 tính ngược lại. Bất cứ thần kinh nhãn nào trong 49 thần kinh nhãn đó cũng đều có thể làm duyên trợ sanh cho nhãn thức.

Các Ngài Giáo Thọ Sư tiền bối (Por) bảo rằng chỉ có Majjhimaayukacakkhupasaada mới làm duyên trợ sanh cho nhãn thức. Nhưng theo các Ngài Giáo Thọ Sư, duyên sinh cho nhãn thức được c?. Hàng học Phật nên ghi nhận cả hai ý kiến này để nghiên cứu.

Riêng về 3 giai đoạn thần kinh nhãn (mandaayukacakkhupasaada, amandaayukacakkhupasaada, majjhimaayukacakkhupasaada) trong lộ pathamamahantaaramma.naviithi cần được hiểu như sau:

– Nói Mandaayukacakkhupasaada trong tâm lộ này có 34 là tính từ sát-na Diệt của tâm hữu phần nằm kế hữu phần vừa qua cho đến sát-na Diệt của tâm hữu phần thứ 12 kể từ hữu phần vừa qua tính ngược lại.

– Nói Amandaayukacakkhupasaada có 14 là tính từ sát-na trụ của tâm Hữu Phần vừa qua cho đến sát-na Diệt của tâm khai ngũ môn.

– Nói Majjhimaayukacakkhupasaada có 1 là chỉ cho thần kinh nhãn mà đồng sanh với cảnh sắc vào sát-na sanh của tâm Hữu Phần vừa qua, và cũng đồng diệt với tâm hữu phần ấy.

Tóm lại, Học Viên Siêu Lý phải luôn nhớ những tâm điểm sau đây:

1 – Đối với lộ nào cũng vậy, hễ muốn tìm 3 giai đoạn thần kinh nhãn thì phải tìm majjhimaayukacakkhupasaada trước đã.

2 – Lúc nào cũng vậy, majjhimaayukacakkhupasaada vẫn chỉ có một mà thôi, không thể nhiều hơn.

3- Thời điểm duy nhất mà majjhimaayukacakkhupasaada có thể hiện khởi phải là vào sát-na sanh của Hữu Phần vừa qua, không thể ở thời điểm khác được.

4- Cả ba loại .thitipattacakkhupasaada cộng chung lại luôn có số lượng là 49 cái.

Puc: Hãy trình bày quy trình sinh diễn của 4 cảnh (Visayappavatti) theo tâm lộ nhãn môn một cách thứ lớp?

Vis:

1) LỘ NHÃN MÔN CẢNH RẤT LỚN

(CAKKHUDVAA RIKAATIMAHANTAARAMMA.NAVITHII)

Trong trường hợp này, sau khi đã trải qua một tâm hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ đối với thần kinh nhãn. Tiếp theo đó, 2 tâm rúng động xuất hiện rồi khai ngũ môn, tiếp thâu, Suy Đạc, Đoán định sẽ lần lượt khởi lên và diệt mất từng cái một. Sau đó, một trong 29 đổng lực Dục giới sẽ khởi lên và diệt mất liên tục 7 bận. Sau 7 đổng lực sẽ là 2 tâm na cảnh, sau 2 tâm na cảnh thì hữu phần tiếp tục tái khởi.

Như vậy, trong tâm lộ trên đây có đủ 17 sát-na tâm: 1 vừa qua, 2 rúng động và 14 tâm còn lại. Khi 17 sát-na tâm này diệt mất thì cảnh sắc này được gọi là cảnh rất lớn.

2) LỘ NHÃN MÔN CẢNH LỚN

Ở đây, sau khi trải qua 2 – 3 Hữu Phần vừa qua, cảnh sắc mới hiện rõ cho thần kinh nhãn. Do đó, nó không thể tồn tại cho đến tâm na cảnh. Trong lộ tâm này, sau 7 đổng lực đã đến hữu phần ngay. Cảnh sắc này được gọi là Cảnh lớn.

3) LỘ NHÃN MÔN CẢNH NHỎ

Trong trường hợp này, sau khi đã trải qua từ 4 – 5 -6 – 7 – 8 – 9 sát-na hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ cho thần kinh nhãn. Chính vì vậy không đủ thời gian cho 7 đổng lực hiện khởi. Ở tâm lộ này, sau 2 – 3 chập Đoán định, tâm hữu phần khởi lên lập tức. Cảnh sắc ở đây được gọi là cảnh nhỏ.

4) LỘ NHÃN MÔN CẢNH CỰC NHỎ (cực tiểu)

Trong tâm lộ này, cảnh sắc chỉ hiện rõ đối với thần kinh nhãn sau khi đã trải qua 10 – 16 sát-na hữu phần. Như vậy chúng không thể kéo dài đời sống cho đến tâm Đoán Định, chúng chỉ sinh diễn đến chập rúng động thôi. Nói gọn là hoàn toàn không có một tâm khách quan nào cả. Cảnh sắc trong lộ này được gọi là cảnh rất nhỏ.

Puc: Hãy nói rõ cách sinh diễn của lộ nhãn môn cảnh rất lớn (cực đại) chót na cảnh theo dạng thông thường (saama~n~na) .

Vis: Cách sinh diễn của lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh theo dạng thông thường như sau:

Trước hết là Hữu Phần vừa qua, rồi tiếp theo là rúng động, Dứt dòng, Khai ngũ môn, Nhãn thức, Tiếp thâu, Suy Đạt, Đoán Định, 7 đổng lực, 2 na cảnh. Sau đó hữu phần lại tiếp tục tái khởi.

Puc: Trong lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có mấy thứ tâm khách quan? Kể ra. Các thứ tâm ấy nếu tính theo sát-na thì được mấy? Nếu tính tổng số thì có bao nhiêu?

Vis: Trong lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có được 7 thứ tâm khách quan Khai ngũ môn, nhãn thức, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực và na cảnh. Tính trên sát-na thì 7 thức tâm này diễn ra trong 14 sát-na: 1 khai ngũ môn, 1 nhãn thức, 1 tiếp thâu, 1 suy đạc, 1 đoán định, 7 đổng lực và 2 na cảnh. Còn như tính trên tổng số rộng rãi thì 7 thứ tâm ấy chính là 46 tâm Dục giới (trừ tứ song thức).

Puc: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có thể khởi lên ở hạng người nào, cõi nào?

Vis: Lộ này có thể xuất hiện ở tám hạng người và ở 11 cõi Dục giới.

Puc: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót Đổng lực có mấy trường hợp? Đồng thời hãy nói rõ vấn đề người cõi của mỗi trường hợp.

Vis: Lộ này có 2 trường hợp: Có hữu phần khách (aagantukabhavanga) và không có hữu phần khách. Lộ không có hữu phần khách thì khởi lên ở 8 hạng người trong (26) cõi ngũ uẩn. Lộ có hữu phần khách thì chỉ hiện khởi ở 4 hạng người (nhị, tam nhân, sơ, nhị quả) trong 7 cõi vui dục giới.

Puc: Hãy ghi rõ số lượng chi pháp trong hai lộ: nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh trong trường hợp đổng lực sân và lộ nhãn môn cảnh cực đại chót Đổng-lực (sân) .

Vis: Số lượng chi pháp của lộ thứ nhất:

Ti Na Da

P

C

S

.N

V

J J J J J J J

TT

10

1

1

1

1

1

3

6

– Của lộ thứ hai:

Ti Na Da

P

C

S

.N

V

J J J J J J J

BH BH

6

1

1

1

1

1

2

6

Puc: Có bao nhiêu lộ nhãn môn cảnh lớn? Các lộ ấy thuộc chót gì?

Vis: Lộ nhãn môn cảnh lớn có 4 trường hợp: 2 lộ có hữu phần khách và 2 lộ không có hữu phần khách. Cả 4 trường hợp này khi thì có hai hộ kiếp vừa qua, khi thì có 3 hộ kiếp vừa qua, và chúng đều là chót đổng lực.

Puc: Đối với các lộ có cảnh lớn, có khi nào khởi lên bốn bận hữu phần vừa qua hay không? Hãy giải thích rõ ràng.

Vis: Trường hợp trên cũng có thể xảy ra vì đôi khi đổng lực chỉ khởi lên 6 cái. Như vậy, dầu có khởi lên bốn bận, Hữu Phần vừa qua, vẫn không choán mất thời gian của ai và như vậy lộ tâm vẫn giữ túc số là 17 sát-na. Đối với lộ tâm này, cảnh ngũ cũng sẽ diệt mất vào sát-na diệt của tâm đổng lực thứ sáu.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại có hữu phần khách với lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách khác nhau không? Khác như thế nào?

Vis: Đối với lộ ngũ môn cảnh cực đại có hữu phần khách, cảnh ngũ phải cực kỳ tốt (atitthaaramma.na). Nhờ vậy hữu phần khách mới có thể khởi lên.

Còn đối với lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách, thì vấn đề cảnh không quan trọng. Ani.t.thaaramma.na (cảnh xấu), itthamajjhattaaramma.na (cảnh tương đối tốt) hay là cực tốt đều có thể giúp cho hữu phần khách sanh khởi được cả. Vậy sự khác biệt giữa 2 lộ này là trên vấn đề cảnh.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại chót đổng lực không hữu phần khách có khởi lên đối với người cõi dục giới không? Hãy giải thích.

Vis: Lộ này có thể khởi lên nơi người dục giới (Kaamapuggala) qua các hạng người khổ, người lạc vô nhân, nhân loại và những chư thiên tái tục bằng đại quả xả thọ trong trường hợp họ bắt cảnh ngũ cực tốt (ati.t.thaaramma.na) nhưng lại có sự bất bình hay sợ hãi. Lúc đó, nếu có na cảnh thì phải là na cảnh hỷ thọ (somanassatadaalambana). Nhưng vì na cảnh hỷ thọ không thể nối theo sau đổng lực sân được nên ngay kế sau đổng lực sân, tâm chủ quan (muulabhavanga) sẽ sinh khởi nối tiếp, mà không cần tới hộ kiếp khách.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại và lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách có thể khởi lên nơi hạng người nào trong cõi dục giới?

Vis: hai lộ này có thể khởi lên ở năm hạng người Dục giới: Người nhị nhân , tam nhân, bậc Dự Lưu, Nhất lai mà tái tục bằng tâm hỷ thọ và những bậc chứng thiền (jhaanalaabhii) mà đã bị hoại thiền. Với họ thì 2 lộ Hữu Phần khách này mới có thể khởi lên.

Puc: Lộ nhãn môn cảnh nhỏ có mấy trường hợp (pabheda)? Chúng thuộc chót gì? Và có thể khởi lên ở người nào, cõi nào?

Vis: lộ này có 6 trường hợp có 4 Hữu Phần vừa qua, có 5 Hữu Phần vừa qua, có 6 Hữu Phần vừa qua, có 7 Hữu Phần vừa qua, có 8 Hữu Phần vừa qua, có 9 Hữu Phần vừa qua.

Cả 6 trường hợp đều thuộc chót đoán định (vo.t.thapana). Chúng có thể sinh khởi ở 8 hạng người trong cõi ngũ uẩn.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực tiểu mấy trường hợp? Tại sao loại tâm lộ này thuộc Moghavaara (trước sau gì cũng không có tâm khách quan) nhưng vẫn được xếp vào hệ thống tâm lộ và có tên gọi hẳn hoi (atiparittaaramma.naviithi)?

Vis: Loại tâm lộ này có đến 7 trường hợp: có 10 vừa qua, có 11 vừa qua, có 12 vừa qua, có 13 vừa qua, có 14 vừa qua, có 15 vừa qua, có 16 vừa qua. Sau vừa qua thì sẽ là 2 – 3 sát-na rúng động. Rồi hữu phần cơ bản (Muula Bhavanga) lại sinh khởi.

Sở dĩ vẫn được gọi là một tâm lộ dù thuộc Moghavaara vì lý do là ở đây tâm hữu phần cũng bị dao động khi đối xúc với cảnh ngũ, không như hữu phần cơ bản.

Puc: Hãy trình bày chi tiết về các tâm lộ sau đây thuộc lộ nhãn môn:

1- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh. (Tadaalambanava- raatimahantaaramma. naviithi)

2- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực có hữu phần khách.

3- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực không có hữu phần khách.

4- Lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi có và không có hữu phần khách.

Vis: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh diễn hoạt như sau:

Khi cảnh sắc vừa xuất hiện thì tâm hữu phần vừa qua – lấy nghiệp, nghiệp tượng, thú tượng làm cảnh – sẽ khởi lên một sát-na. Khi cảnh sắc đã trực tiếp đối xúc với thần kinh nhãn thì tâm hữu phần vừa qua lại chuyển sang trạng thái dao động, suốt 2 sát-na liên tục. Lúc này chúng có tên gọi là hữu phần rúng động rồi hữu phần dứt dòng. Sau đó các tâm khách quan mới lần lượt hiện khởi theo thứ lớp:

– Tâm khai ngũ mônnhiệm vụ thẩm sát (vicaaranaa) cảnh mới, xóa cảnh cũ, và cắt ngang dòng hữu phần. Tâm này chỉ khởi lên 1 sát-na thôi.

Tâm nhãn thức: có nhiệm vụ thuần túy là thấy cảnh. Cũng diệt mất sau 1 sát-na.

– Tâm tiếp thâu: có nhiệm vụ đón bắt lấy cảnh, cũng sống 1 sát-na.

– Tâm suy đạc: có nhiệm vụ trắc đạc đó là cảnh khả ý hay khả ố (itthaaramma.na, ani.t.thaarammana).

– Tâm đoán định : có nhiệm vụ định trị, xác lập thể tính tốt xấu của cảnh.

– Tâm đổng lực (1 trong 29 Kaamajavana): Có nhiệm vụ thưởng thức, tiêu thụ cảnh – tái sinh tái diệt liên tục 7 lần.

– Tâm na cảnh (1 trong 11): Có nhiệm vụ đón nhận cảnh kế thừa từ đổng lực – sau 2 sát-na thì diệt mất.

Cảnh sắc ở đây sẽ cùng diệt với tâm na cảnh thứ hai, vì đã đủ túc số tuổi thọ là 17 sát-na đại.

* Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực có hữu phần khách diễn biến như sau:

Đối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi thấy cảnh cực tốt mà lại khởi lên tâm trạng bất bình, chán ghét, sợ hãi thì lúc ấy tâm lộ ngũ môn của họ đã diễn ra theo quy trình này:

– Trước hết chính tâm tái tục hỷ thọ của họ đóng vai trò hữu phần vừa qua, hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng – những tâm bắt cảnh Nghiệp, nghiệp tượng , thú tượng trong lúc cận tử của đời trước – sẽ khởi lên rồi diệt.

– Sau đó tâm khai ngũ môn, nhãn thức quả thiện, tiếp thâu quả thiện, suy đạc, hỷ thọ rồi tâm đoán định sẽ lần lượt khởi lên và diệt mất, nối đuôi nhau, tiếp theo sẽ là 7 sát-na đổng lực sân.

– Kế sau giai đoạn đổng lực là tâm quan sát xả thiện hoặc một tâm đại quả xả nào đó khởi lên để đóng vai trò hữu phần khách thế chỗ của na cảnh.

– Sau chập hữu phần khách, hữu phần cơ bản (Muul. Bhanga) sẽ khởi lên nhiều bận, cảnh của nó cũng giống như của hữu phần đầu tiên.

– Và cứ thế, lộ này sanh diệt cả trăm cả ngaan lần, mãi cho đến khi nào cảnh cực tốt ngoại giới không còn nữa thì thôi.

* Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực không có hữu phần khách:

Đối với người tái tục bằng tâm xả thọ, khi thấy một cảnh sắc cực tốt mà lại khởi tâm bất bình hay sợ hãi thì tâm lộ lúc đó diễn tiến như sau:

– Trước hết, tâm tái tục xả thọ của họ thì trở thành hữu phần vừa qua, hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng – chúng biết một trong 3 cảnh chủ quan của thời cận tử đời trước – Rồi kế đó sẽ là khai ngũ môn, nhãn thức quả thiện, tiếp thâu thiện quan sát (suy đạc) thiện, đoán định sau đoán định là 7 sát-na đổng lực sân.

– Hết chập đổng lực thì tới tâm tái tục xả thọ của họ. Chúng khởi lên nhiều bận, dĩ nhiên một cách tương ứng. Lộ này cứ vậy mà sanh đi sanh lại cả trăm cả ngaan lần cho đến lúc nào cảnh cực tốt kia còn hiện hữu.

– Đối với các phạm Thiên Sắc giới khi thấy cảnh sắc cực tốt hay bất toại (ani.t.thaarammana) thì sau một sát-na hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ đối với thần kinh nhãn. Sau đó, một đổng lực nào đó ngoài ra sân sẽ khởi lên. Hết chập đổng lực, tâm tái tục sắc giới (có cảnh là Pa~n ~ nattikammanimittadhammaaramma.na) sẽ khởi lên trong vai trò hữu phần. Tâm lộ này cũng không có hữu phần khách.

* Lộ Pa.thamamahantaaramma. naviithi có hữu phần khách:

Đối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi thấy cảnh tốt (i.t.thaaramma.na) hay bất toại (ani.t.thaaramma.na) mà có tâm bất bình hoặc sợ hãi thì tâm lộ lúc đó diễn tiến như sau:

– Trước hết là 2 – 3 hữu phần vừa qua, giai đoạn này do tâm tái tục thực hiện; tiếp theohữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng – có cảnh là Kammaaramma.na, kammaanimittaaramma.na và gatinimittaaram- mana (1 trong 3) mà đổng lực cận tử (mara.naasannajavana) đời trước đã bắt sau đó là khai ngũ môn, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực (7 sát-na).

– Sau chập đổng lực là một tâm hữu phần xả thọ nào đó chẳng hạn như suy đạc xả Thiện hay suy đạc xả bất thiện hoặc đại quả xả khởi lên để làm hữu phần khách là hữu phần căn bản của hỷ thọ – cảnh của nó giống như của tâm hữu phần đầu.

Hữu phần căn bản này khởi lên nhiều lần – một cách tương ứng – và lộ tâm này lại cứ khởi lên cả trăm cả ngàn bận cho đến khi nào đối tượng ngoại giới kia không còn nữa thì thôi.

* Lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi không có hữu phần khách. Đối với người tái tục bằng tâm xả thọ, khi gặp cảnh sắc tốt hay bất mỹ bất khả ý mà tâm có sự bất bình, sợ hãi thì dòng tâm thức diễn ra như sau:

– Trước hết tâm tái tục xả thọ sẽ khởi lên trong vai trò hữu phần vừa qua (2 sát-na), hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng – những tâm có cảnh là một trong ba loại sở tri kammaara, kammanimittaara, gatinimittaara mà đổng lực cận tử đời trước đã bắt. Sau đó là khai ngũ môn nhãn thức, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực sân (7 sát-na liên tục). Kế đó tâm tái tục xả thọ sẽ khởi lên nhiều bận trong vai trò hữu phần. Hết một đoạn dài hữu phần xen kẽ thích hợp, tâm lộ này lại tái khởi rồi diệt mất – cứ thế cả trăm cả ngaan lần cho tới khi nào đối tượng ngoại giới kia không còn nữa thì thôi.

– Hay đối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi mắt thấy cảnh tốt hay không tốt cũng có thể diễn ra tâm lộ sau đây: Qua 2 – 3 hữu phần, cảnh sắc hiện rõ nơi thần kinh nhãn …, và đổng lực ở đây là một tâm nào đó ngoài ra sân, lộ này cũng không có hữu phần khách. Sau chập đổng lực thì tới hữu phần căn bản ngay.

Puc: Trong các tâm lộ ngũ môn có bao nhiêu thứ tâm? Tính như thế nào để biết rằng kể hẹp thì được 75 lộ ngũ môn kể rộng thì có đến 100 lộ ngũ môn?

Vis: Trong tất cả tâm lộ ngũ môn chỉ có 54 tâm dục giới mà thôi. Cách tính hẹp để ra 75 lộ ngũ môn là lấy 1 (lộ) cảnh rất lớn, 2 (lộ) cảnh lớn, 6 (lộ) cảnh nhỏ 6 (lộ) cảnh rất nhỏ cộng với nhau rồi nhân với năm môn thành ra 75 ngay – (1 + 2 + 6 + 6 x 5 = 75). Cách tính rộng để có được 100 lộ ngũ môn là lấy 3 cảnh rất lớn (cực đại), 4 cảnh lớn, 6 cảnh nhỏ 7 cảnh rất nhỏ cộng với nhau rồi nhân với 5 môn – (3 + 4 + 6 7 x 5 = 100)

Puc: Hãy dịch bài kệ sau đây:

Vithicittaani satteva

Cittuppaadaa catudassa

Catupa~n~naasa vitthaara

Pa~ncadvaare yathaaraha.m.

Vis: “Trong mỗi tâm lộ chỉ có 7 thứ tâm khách quan: (1 khán ngũ môn, 1 tiếp thâu, 1 suy đạc, 1 đoán định, 1 đổng lực, 1 na cảnh), nói về sát-na sinh khởi thì trong mỗi tâm lộ có được 14 cái tâm khách quan (hay 14 sát-na tâm khách quan),1 sát-na khán ngũ môn, 1 sát-na môn thức, 1 sát-na tiếp thâu, 1 sát-na suy đạc, 1 sát-na đoán định, 7 sát-na đổng lực và 2 sát-na na cảnh. Nếu nói tổng số lượng thì trong một tâm lộ ngũ môn có tới thứ tâm” (54 tâm dục giới).

Puc: Visayappavatti (cảnh lộ) của lộ ý môn có bao nhiêu? – Hãy kể theo Abhidhammattha sangaha, và A.t.thakathaa, .Tiikaa. Đồng thời hãy nêu rõ những chi tiết liên hệ.

Vis: Cảnh của lộ ý môn nếu nói theo Abhidhammattha sangaha thì có 2 là: Vibhuutaaramma.na (cảnh rõ) và avibhuutaarammana (cảnh không rõ). Còn như nói theo A.t.thakathaa, và .Tiikaa thì có tới 4: Ativibhuutaaramma.na,vibhuutaaramma.na, avibhuutaaramma.na,atyavibhuutaaramma.na (accavibhuutaaramma.na).

Có tất cả 14 yếu tố trợ sanh các cảnh lộ ý:

1- Di.t.thato: Do đã từng thấy nên trạo lại.

2- Di.t.thasambandhato: do liên tưởng đến điều đã từng thấy – (thấy giống điều đã thấy).

3- Sutato: Do đã từng nghe nên trạo lại.

4- Sutasambandhato: do liên tưởng đến điều đã được nghe (nhận thấy cảnh hiện tại giống cảnh đã nghe).

5- Saddhaaya: Do sức sáng tạo của đức tin .

6- Ruciyaa: Do tác động của sự hưng phấn, hoan hỷ.

7- Aakaaraparivitakkena: Do hồi ức hay sự động não dựa trên kinh nghiệm .

8- Di.t.thinijjhaanakhantiyaa: Do trí tuệ và chủ kiến tác động.

9- Naanaakammabalena: Do nghiệp lực tác động ; như Kammaaramma.na, kammanimittaaramma.na hay gatinimittaaramma.na trong giờ cận tử …

10- Naanaa-iddhibalena: Do sự chi phối bởi thần lực của tha nhân.

11- Dhaatukkhobhavasena: Do một rối loạn (vipariita) nào đó của cơ thể.

12- Devatopasamhaaravasena: Do sự sai khiến của các thiên nhân.

13- Anulodhavasena: Do tri kiến chính chắn về 4 đế dựa trên Văn, Trí Tư, hay Trí Tu.

14- Pa.tivedhavasena: Do thánh trí tác động.

Sở dĩ cảnh của lộ ý có nhiều như vậy là do ý môn (manodvaara) là hữu phần tâm rất mạnh. Riêng về cảnh ngũ thì chỉ là sắc pháp. Mà theo quy luật, sắc pháp luôn yếu hơn danh pháp, cho nên cảnh danh pháp rất đa dạng, phức tạp.

Puc: Tại sao đối với lộ ngũ môn luôn luôn phải có hữu phần vừa qua, còn đối với lộ ý môn thì điều đó không cố định

Vis: Điều đó tập trung ở vấn đề cảnh của hai loại tâm lộ. Lộ ngũ môn chỉ khác hơn là Paccuppannanipphannaruupa (sắc chân đế hay sắc thành tựu hiện tại). Còn đối với lộ ý môn thì nó có thể bắt cả 6 cảnh theo chân đế lẫn chế định trên cả 3 thời và ngoại thời (kaalavimutti). Do đó khi nào bắt 6 cảnh mà không phải là Pac. Nip. ruupa thì lúc ấy lộ ý môn không cần tới hữu phần vừa qua.

Puc: Có bao nhiêu lộ ý môn cảnh rất rõ chót na cảnh? Hãy kể theo A.t.thakathaa và .Tiikaa.

Vis: Theo A.t.thakathaa và .Tiikaa thì có tất cả 6 lộ ý môn cảnh rất rõ chót na cảnh: Lộ có 1 – 2 – 3 – 4 – 5 hữu phần vừa qua và lộ thứ sáu là không có hữu phần vừa qua.

Puc: Có bao nhiêu lộ ý môn cảnh rất rõ chót đổng lực?

Vis: Lộ ý môn cảnh rất rõ chót đổng lực có tất cả 16 trường hợp (tức là có 16 lộ):

– Có từ 1 – 7 hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (tổng cộng 7 lộ)

– Có từ 1 – 7 hữu phần vừa qua có hữu phần khách (7 lộ).

– Không cóhữu phần vừa qua, không có hữu phần khách (1 lộ).

– Không có hữu phần vừa qua, nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

Puc: Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có hữu phần vừa qua và của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua là gì?

Vis: Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có hữu phần vừa qua là paccuppannanipphannaniipa. Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua là atiitanipphannaniipa, anaagatanipphannaniipa, và cảnh pháp – là danh pháp dục giới, anipphannaruupa trong cả 3 thời.

Puc: Hãy kể rõ cảnh của tám lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách và của 8 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách.

Vis: Trước hết nói về 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách và 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần vừa qua mà cũng có ba hữu phần khách. Cảnh của 14 tâm lộ này khá phức tạp. Vì những lộ có hữu phần khách trên đây chỉ sanh trong 7 cõi vui dục giới, những lộ không có hữu phần khách có thể sanh ở cả 11 cõi dục giới. Cảnh của 14 lộ này (ở cõi Dục) là 6 cảnh thuộc paccupannanipphannaruupa cực tốt. Ngoài ra, 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách có thể sanh ở 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng); Trong trường hợp đó cảnh của chúng là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh pháp mà thuộc paccuppannanipphannaruupa cực tốt hoặc không tốt (ni.t.thaaramma.na) cũng được.

Tiếp theo đây là nói về lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua mà cũng không có cả hữu phần khách. Nếu sanh khởi ở 11 cõi Dục giới thì cảnh của lộ này là 6 cảnh thuộc atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa và cảnh pháp là danh pháp (citta và cetasika); anipphannaruupa cực tốt trong ba thời (tekaalika), Níp-bàn và chế định (cảnh ngoại thời – Kaalavimutti). Nếu sanh ở 19 cõi Phạm thiên hữu tâm (15 +14) thì cảnh của lộ tâm này là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh pháp (gồm atiitaanipphannaruupa anaagatanipphannaruupa và danh pháp – tâm, sở hữu), anipphannaruupa cực tốt, chế định (đối với cõi vô sắc thì trừ ra những cảnh thuộc về Sắc Pháp).

Sau cùng là nói về lộ ý môn cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách, lộ này chỉ sanh khởi ở 7 cõi vui dục giới. 6 cảnh của nó là atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, cảnh pháp (chỉ cho lokiyacittacetasika), anipphannaruupa cực tốt – trong cả 3 thời, cùng chế định .

Puc: Ở người nào, cõi nào các tâm lộ sau đây có thể hiện khởi:

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách.

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách.

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh?

Vis:

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có thể hiện khởi nơi 8 hạng người ở 11 cõi Dục giới.

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách hiện khởi được ở 8 hạng người trong cõi ngũ uẩn và tứ uẩn.

– Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách có thể hiện khởi ở 4 người trong 7 thiện thú Dục Giới (Là trừ người khổ, người lạc vô nhân, bậc A na Hàm, A La Hán).

Puc: Có mấy lộ ý môn cảnh rõ? Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần khách và có hữu phần khách là gì?

Vis: Có tất cả 16 lộ ý môn cảnh rõ:

– Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 đến 7 hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (7 lộ).

– Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 đến 7 hữu phần vừa qua và có hữu phần khách (7 lộ).

– Lộ ý môn cảnh rõ không cóhữu phần vừa qua, không có hữu phần khách (1 lộ).

– Lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua, nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

Tổng cộng: 16 lộ.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ có hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách và có hữu phần khách là 6 cảnh trong dạng paccuppannanipphannaruupa.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua mà cũng không có hữu phần khách là atiitanipphannaruupa, anaagatanipphan- naruupa, tất cả tâm và sở hữu tâm, anipphannaruupa,trong 3 thời, Níp-bàn, chế định.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách là 6 cảnh trong dạng atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, tất cả tâm và sở hữu hiệp thế, anipphannaruupa trong 3 thời và chế định.

Puc: – Lộ ý môn cảnh rõ có hữu phần khách và không hữu phần khách có thể hiện khởi ở người nào cõi nào?

Vis: – Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 – 7 hữu phần vừa qua mà không có hữu phần khách sanh được ở 8 người trong cõi ngũ uẩn.

– Lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua, cũng không có hữu phần khách, có thể sanh ở 8 hạng người trong cõi tứ uẩn và ngũ uẩn.

– Lộ ý môn cảnh rõ chót có từ 1 – 7 hữu phần vừa qua và cũng có hữu phần khách, có thể hiện khởi ở 4 hạng người trong 7 cõi vui Dục giới (trừ người khổ, người lạc vô nhân, bậc Na Hàm và La Hán).

Puc: Có mấy tâm lộ ý môn cảnh không rõ và cực kỳ không rõ? Chúng hiện khởi vào thời điểm (kha.na) nào? Người nào cõi nào có thể chứng?

Vis: lộ ý môn cảnh không rõ có 2 trường hợp; được 2 bận khai ý môn và được ba bận khai ý môn. Còn lộ ý môn cảnh cực kỳ mơ hồ thì chỉ có một trường hợp là được 3 hữu phần rúng động.

– Lộ ý môn cảnh không rõ chỉ hiện khởi vào những khi người ta nhớ lại 6 cảnh một cách mơ hồ, hời hợt – Cảnh này có thể là chân đế hay chế định – mà tâm tư vẫn thờ ơ hững hờ hoặc trong lúc người ta nằm mộng, những giấc mơ chợt đến chợt đi quá ngắn ngủi, trong những giấc ngủ, chập chờn.

Còn lộ ý môn cảnh cực kỳ mơ hồ thì cũng thường khởi lên trong giấc ngủ và cảnh ở đây chỉ là một nét gợn (nimitta) trong dòng ý thức đang tuôn chảy, nó chỉ vừa đủ để khiến cho hữu phần rúng động khởi lên. Cho nên đương sự đang nằm ngủ gần như không biết gì về sự dao động đó của tư tưởng và cái biết lúc đó tựa hồ như gắn liền với giấc ngủ vậy.

Nếu hai lộ vừa kể trên diễn ra trong giấc chiêm bao thì chúng chỉ có thể hiện khởi ở 7 hạng người (trừ La Hán) trong cõi người và ba đoạ xứ (trừ địa ngục). Còn như cũng hai lộ trên nhưng không phải xảy ra trong giấc ngủ thì có thể hiện khởi ở 8 hạng người trong cõi tứ uẩn, ngũ uẩn.

Puc: Các ngài bảo rằng lộ ý môn có đổng lực Dục giới (kaamajavanamanodvaaraviithi) có 2 loại là Suddhammanodvaaraviithi và tadanuvattikamanodvaaraviithi. Hãy giải thích 2 loại tâm lộ đó. Và hãy cho biết có tất cả mấy lộ thuộc Suddhamanodvaaraviithi, không cần kể tên từng lộ?

Vis: Suddhamanodvaaraviithi là những tâm lộ ý môn thuần túy, độc lập, cá sinh có 2 trường hợp bắt cảnh của loại tâm lộ này. Trường hợp thứ nhất chuyên bắt cảnh paccupannanipphannaruupa. Trường hợp thứ hai là biết cảnh atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, tất cả tâm cùng sở hữu, anipphannaruupa trong 3 thời Níp-bàn và chế định.

Còn tadanuvattikamanodvaaraviithi là loại tâm lộ ý môn bắt nguồn từ tâm lộ ngũ môn, chuyển tiếp từ tâm lộ ngũ môn.

Có tất cả 41 tâm lộ thuộc về Suddhamanodvaaraviithi: 22 lộ cảnh cực rõ, 16 lộ cảnh rõ, 2 lộ cảnh không rõ, một lộ cảnh cực kỳ mơ hồ.

Puc: Có bao nhiêu tâm lộ Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhãn môn, lộ nhĩ môn? Hãy trình bày thứ lớp cách sinh diễn của những các tâm lộ đó.

Vis: Tâm lộ Tadanuvatti kamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhãn thức có được 4 lộ:

1- Atiitaggaha.naviithi

2- Samuuhaggaha.naviithi

3- Atthaggaha.naviithi

4- Naamaggaha.naviithi

– Tadanuvatti kamanodvaaraviithi bắt nguồn từ nhĩ thức có được 4 hoặc 3 lộ. Kể có 4 thì là: atiitaggaha.naviithi, samuuhaggaha.naviithi, naamaggaha.naviithi, atthaggaha.naviithi . Kể có 3 thì (là) trừ ra samuuhag- gaha.naviithi.

Sau đây là cách sinh diễn của bốn tâm lộ nhãn thức:

I) Atiitaggaha.naviithi: Sau khi tâm hữu phần kế tục lộ nhãn thức diệt xong, cảnh sắc quá khứ (tức cảnh sắc trong lộ nhãn môn) sẽ khởi lên qua ý thức và trong giai đoạn đó sẽ có hữu phần rúng động, dứt dòng. Tiếp theo là khai ý môn, 7 sát-na đổng lực, 2 na cảnh lần lượt khởi lên để bắt cảnh quá khứ cực rõ . Còn nếu đó chỉ là cảnh rõ thì không có 2 na cảnh, Sau 7 đổng lực thì hữu phần lại khởi lên.

II) Samuuhaggaha.naviithi: Kế sau lộ Atiitaggaha.nasẽ là lộ Samuu-haggaha.na, lộ này sanh lên để thu vén cảnh sắc quá khứ diễn trình của tâm lộ này như sau : Rúng động, dứt dòng, khai ý, 7 đổng lực, 2 na cảnh rồi trở lại hữu phần bình thường nếu đó là cảnh cực rõ. Còn như chỉ là cảnh rõ thì không có 2 Na cảnh.

III) Atthaggaha.naviithi: Sau khi Samuuhagga-ha.naviithi đã làm xong việc thu vén cảnh sắc quá khứ một cách kỹ lưỡng thì lộ atthaggahana sẽ tiếp tục (nối tiếp) theo đó mà khởi lên để ghi nhận khía cạnh ngoại hình (sa.n.thaana) của cảnh sắc theo atthapa~n~natti diễn hình của tâm lộ này cũng giống như ở lộ Samuuhaggaha.na về mọi chi tiết, chỉ có điều là không có na cảnh, vì tâm lộ này bắt cảnh atthapa~n~natti (cụ thể hay điễn hình chế định).

IV) Naamaggaha.naviithi: Kế sau lộ atthaggaha.na thì tới naamagga-ha.naviithi. Tâm lộ này khởi lên với nhiệm vụđịnh danh cảnh sắc theo từ ngữ tục đế tức là nó có phận sự đặt cho cảnh sắc kia một tên gọi thích ứng với ngoại hình của nó. Về các chi tiết trong diễn trình thì ở tâm lộ này hoàn toàn giống như lộ atthaggaha.na, vì nó cũng bắt cảnh chế định.

Bây giờ nói qua 4 tâm lộ Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhĩ thức:

1) ATTHAGGAHA.NAVITHII:

Sau khi tâm hữu phần kế tục lộ nhĩ thức đã diệt thì âm hưởng của cảnh thinh quá khứ nọ tiếp tục xâm nhập vào dòng ý thức, ở đây phải nói rõ là chỉ những tiếng độngâm hưởng “di truyền” như tiếng tụng kinh, tiếng động cơ… lúc đó tâm lộ atii taggaha.naviithi sẽ khởi lên và nó bắt đầu rúng động, dứt dòng rồi tiếp theo sẽ là khai ý môn, 7 đổng lực, 2 na cảnh và hữu phần lại tái hiện, nếu đó là cảnh cực rõ; như chỉ là cảnh rõ thì sau 7 đổng lực, hữu phần sẽ tái khởi ngay.

2) SAMUUHAGGAHA.NAVITHII :

Kế sau atiitaggaha.navithii luôn là samuuhaggaha.naviithi, tâm lộ này có nhiệm vụthu vén âm hưởng của cảnh thinh. Diễn trình của nó như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý (môn), 7 đổng lực – nếu là cảnh cực rõ thì có Na cảnh, nếu chỉ là cảnh rõ thì không có.

3) NAAMAGGAHA.NAVITHII :

Sau khi lộ Samuuhaggaha.na đã làm xong nhiệm vụ thu vén cảnh thinh quá khứ tiếp theo đó, lộ Naamaggaha.naviithi sẽ khởi lên để định danh cảnh thinh ấy. Các chi tiết trong diễn trình này đều giống như ở Samuuhaggaha.naviithi, chỉ khác ở điểm không có na cảnh vì nó bắt cảnh chế định (Naapa~n~natti).

4) ATTHAGGAHA.NAVITHII:

Kế sau lộ Naamaggaha.na sẽ là atthaggaha.naviithi. Tâm lộ này có nhiệm vụ nhận diện cảnh thinh theo atthapa~n~natti. Diễn trình của tâm lộ này hoàn toàn giống như ở lộ trước, vì nó cũng biết cảnh chế định.

Còn nói các tâm lộ thuộc Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhĩ môn mà chỉ có 3 trường hợp, trừ Samuuhaggaha.naviithi, đó là đối với những cảnh thinh quá ư ngắn gọn, khi tiếp nhận chúng các tâm lộ diễn ra đơn giản hơn nên Samuuhaggaha.naviithi không có lý do để khởi lên.

Puc: hãy kể rõ những tâm lộ diễn ra trong lúc:

– Thấy người khác vẫy tay ta biết họ gọi mình.

– Nghe người khác kêu lên, ta biết họ gọi mình.

Vis:

* Trong trường hợp I, có 6 tâm lộ sau đây hiện khởi :

1) Cakkhudvaaraviithi khởi lên để thấy được cái vẫy tay, chỉ thấy để thấy thôi, chưa có vấn đề “quan niệm” ở đây.

2) Atiitaggaha.naviithi khởi lên kế tục lộ nhãn môn để nắm bắt cảnh sắc quá khứ. Điều nên nhớ là cả hai lộ: nhãn môn và atiitagga-ha.na cứ nối đuôi nhau luân diễn hàng mấy mươi bận trong giai đoạn này.

3) Samuuhaggaha.naviithi sanh khởi tiếp theo sau lộ atii taggaha-.naviithi để thu vén cảnh sắc quá khứ kế thừa từ 2 tâm lộ trước. Tâm lộ này cũng được lập đi lập lại hàng chục lần, ít nhiều tùy theo cảnh lớn hoặc nhỏ.

4) Atthaggaha.naviithi luôn nối dấu lộ Samuuhaggaha.naviithi mà khởi lên, để biết rằng đối tượng kia đang vẫy tay.

5) Kaayavi~n~nattigaha.naviithi: Khởi lên nối theo sau lộ atthaggaha-.naviithi để biết mục đích của cái vẫy tay, ý nghĩa của cái vẫy tay: Gọi đến.

6) Adhippaayaggaha.naviithi sanh khởi kế tục tâm lộ Kaayavi~n~nat-tigaha.na để giao cảm ý muốn của đối tượng (nhân vật đối tượng). Trong 6 tâm lộ vừa kể, chỉ ba tâm lộ đầu là có thể có Na cảnh, còn ba tâm lộ sau thì không thể có Na cảnh.

* Trong trường hợp II, có 7 tâm lộ diễn tiến:

1) Sotaadvaaraviithi: chỉ để nghe một cách đơn thuần, chưa có ý niệm gì về naamapa~n~natti và atthapa~n~natti.

2) Atiitaggaha.naviithi : Kế tục lộ trước để nắm bắt cảnh thinh quá khứ. Cả hai tâm lộ vừa kể đều phải tiếp nối nhau lập đi lập lại hàng nhiều chục bận.

3) Samuuhaggaha.naviithi: kế tục lộ trước để thu vén âm hưởng ” di truyền” kế thừa từ hai lộ trước. Tâm lộ này cũng sinh diệt tái hiện hàng chục bận, ít nhiều tùy theo cảnh thinh có âm hưởng “di truyền” dài ngắn.

4) Naamaggaha.naviithi: Kế tục lộ trước sanh lên để định danh cảnh thinh theo Naamapa~n~natti.

5) Atthaggaha.naviithi : khởi lên sau Naamaggaha.naviithi để quan niệm cảnh thinh theo khía cạnh atthapa~n~natti.

6) Vaciivi~n~nattigaha.naviithi : Kế tục lộ trước khởi lên để ý thức được khía cạnh phương tiện thông cảm của tiếng gọi

7) Adhippaayaggaha.naviithi : Nối đuôi lộ trước khởi lên để tiếp nhận ý muốn của nhân vật đối tượng, ý nghĩa hay mục đích của tiếng gọi.

Trong 7 tâm lộ này, 3 cái trước có thể có Na cảnh, 4 cái còn lại không thể có Na cảnh.

Puc: Trong các quy trình tiếp nhận cảnh thinh có phải lúc nào Samuuhaggaha.na viithi cũng có mặt chăng? Tại sao?

Vis: Vấn đề này thì bất định, nghĩa là khi nào cảnh thinh chỉ là một tiếng ngắn gọn thì để tiếp nhận nó không cần phải có đến tâm lộ Samuuhaggaha.na. Chỉ khi nào cảnh thinh có từ 2 âm trở lên mới phải nhờ đến nó để thu vén lại và hễ càng nhiều âm bao nhiêu thì cũng có bấy nhiêu tâm lộ này khởi lên, cho nên đối với những cảnh thinh có quá nhiều âm thì cũng có rất nhiều samuuhaggaha.navithii , thậm chí không thể đếm xiết.

Puc: Tâm lộ chiêm bao (supinaviithi) có thể khởi lên đối với người nào (trong thời điểm nào)? Có mấy trường hợp tâm lộ chiêm bao? Nói theo 12 hạng người được bao nhiêu người? Và bao nhiêu cõi?

Vis: Đối với người đang tỉnh táo bình thường, tâm lộ chiêm bao không thể khởi lên, điều đó dĩ nhiên, nhưng đối với người đang ngủ thật ngon giấc cũng vậy. Nghĩa là tâm lộ chiêm bao chỉ có thể khởi lên trong thời điểm đứt quãng, gián đoạn của giấc ngủ mà thôi. Tâm lộ chiêm bao có tất cả 12 trường hợp (tức cũng là 12 lộ):

1) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua (1 lộ).

2) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (1 lộ).

3) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

4) Lộ chiêm bao cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua cũng không có hữu phần khách (1 lộ).

5) Lộ chiêm bao cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

6) Lộ chiêm bao cảnh không rõ chót đoán định (1 lộ).

7) Lộ chiêm bao cảnh rất mơ hồ (1 lộ).

8) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ chót na cảnh hữu phần vừa qua (1 lộ).

9) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách (1 lộ).

10) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ chót đổng lực có cả hữu phần vừa qua hữu phần khách (1 lộ).

11) Lộ chiêm bao cảnh rõ có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách (1 lộ).

12) Lộ chiêm bao cảnh rõ có cả hữu phần vừa qua lẫn hữu phần khách (1 lộ).

Tất cả tâm lộ chiêm bao này chỉ có thể khởi lên ở 4 phàm nhân + 3 hữu phầncõi người, 3 đọa xứ (trừ địa ngục).

Thích giảng:

Chúng sanhcõi địa ngục không nằm mơ được là vì dưới đó lửa đốt thiêu suốt đêm ngày. Còn đối với chư thiên thì không thể nằm mơ được bởi vì sắc nghiệp (Kammajaruupa) của họ quá vi tế, vả lại, trên thiên giới không bao giờ có được một trong 4 nhân trợ chiêm bao: Cittaavara.na, devasa.mhara.na, do nghiệp tác động và dị ứng vật thực.

Điều nên nhớ là những tâm lộ chiêm baohữu phần vừa qua chỉ khởi lên lúc có cảnh là Paccuppannanipphannaruupa. Như trường hợp đang ngủ mà có người đến lay gọi, nếu lúc đó chỉ có lộ nhĩ môn, thân môn và atii taggaha.naviithi khởi lên mà không có các tâm lộ khác, thì do vậy chúng mới trở thành lộ chiêm bao và vì phải nhờ đến tiếng gọi và sự xúc chạm, toàn là Paccuppannanipphannaruupa, nên các tâm lộ này mới có hữu phần vừa qua.

—o0o—

Phần [04.b]

(tiếp theo)

Puc: Hãy dịch 2 bài kệ sau đây:

1) Vithiicittaani tii.neva

Cittuppaadaa dasseritaa

Vitthaarena panettheka

Cattaaliisa vibhaavaye

2) Sadda.m pa.thamacittena

Tiita.m dutiyacetasaa

Naana.m tatiyacittena

Attha.m catutthacetasaa.

Vis: Lời dịch của hai bài kệ trên là:

1) Cảnh trong lộ ngũ môn nói theo tâm khách quan (viithicitta) thì có 3 là khai ý môn, đổng lực, na cảnh, nói theo sát-na tâm thì có 10: 1 khai ý, 7 đổng lực, 2 na cảnh; còn nếu tính rộng thì có đến 41 là 41 tâm dục giới (trừ ngũ song thức, 3 ý giới).

2) Trong một quá trình tiếp nhận cảnh thinh đầy đủ, tâm lộ đầu tiên là lộ nhĩ môn luôn khởi lên để biết cảnh thinh hiện tại. Tâm lộ thứ hai kế tục theo đó, là atiitaggaha.naviithi khởi lên để nắm bắt cảnh thinh quá khứ. Tâm lộ thứ ba sẽ là naamaggaha.naviithi, khởi lên để định danh cảnh thinh hay nói cách khác là để biết cảnh thinh qua phương diện naamapa~n~natti. Tâm lộ thứ tư là atthaggaha.naviithi, có mặt để biết cảnh thinh qua khía cạnh atthapa~n~natti.

Puc: Theo quy luật, cảnh ngũ sau khi hiện rõ qua ngũ môn thì cũng lập tức xuất hiện qua ý môn ngay giây phút đó. Giống như khi một con chim, bay đến đậu trên một nhánh cây thì bóng của nó cũng in xuống đất ngay khoảnh khắc đó vậy. Thế nhưng tại sao lộ ngũ môn và lộ ý môn tuỳ thuộc (Tadanuvattikamanodvaaraviithi) không cùng lúc khởi lên, và tại sao lộ ý môn tùy thuộc lại không thể sanh trước lộ ngũ môn?

Vis: Cũng theo quy luật, không bao giờ có việc hai sát-na tâm cùng khởi lên trong một thời gian, nghĩa là sát-na này diệt rồi sát-na kia mới sanh lên. Do đó, lộ ngũ môn và ý môn tùy thuộc không thể khởi lên cùng lúc.

Còn sở dĩ tâm lộ ý môn tùy thuộc không bao giờ sanh trước tâm lộ ngũ môn là vì trên nguyên tắc nhân luôn có trước quả chớ không bao giờ có việc ngược lại. Cảnh ngũ trong lộ ngũ môn là nhân, trong lộ ý môn tùy thuộc là quả. Đành rằng cảnh ngũ cùng lúc xuất hiện trong cả ngũ môn lẫn ý môn; như ánh sáng và ngọn lửa vậy, ánh sáng không thể có trước ngọn lửa được dù trên hình thức chúng như thế một lượt. Ở đây, ngọn lửa là Năng (nhân) mà ánh sáng là Sở (quả). Ví dụ này như thế nào thì trường hợp trên cũng như vậy, tuy cảnh ngũ cùng lúc hiện khởi qua cả ngũ môn lẫn ý môn nhưng ta phải hiểu rằng cảnh ngũ trong ngũ môn là Nhân, còn cảnh ngũ trong ý môn là quả, nên dĩ nhiên nhân phải đặt trước. Nghĩa là lộ ngũ môn phải có trước.

Puc: Các ngài bảo rằng khi nào cảnh sắc hiển hiện qua mắt thì lúc đó tâm hữu phần sẽ bị dao động tức khắc. Nhưng ta thấy rõ ràng là mắt và trái tim (chỗ nương của tâm hữu phần) không nằm gần nhau, chẳng hạn như đối với Thiên tử Raahu thii từ mắt xuống tới tim có tới hàng trăm hàng ngàn cây số, thế thì làm sao để hiểu được sự đồng bộ ấy?

Vis: Quả thật vậy, khi nào cảnh sắc hiện qua nhãn vật thì khi ấy tâm hữu phần sẽ bị dao động, ta gọi tâm hữu phần ấy là Bhavangacalana, như ngài Buddhaghosa đã viết trong Atthasaalinii:

Ekeka.m aaramma.na.m dviisu dvaaresu aapaatamaagacchati, ruupaaramma.na.m hi cakkhupasaada.m gha.t.tetvaa ta.m kha.na~n~neva manodvaare aapaatamaagacchati, bhavangacalanassa paccayo hotiiti attho!

Ta có thể nói rằng tuy về vị trí vật thể thì mắt và tim nằm xa nhau nhưng trên quy tắc sinh hoạt của thực thể pháp (sabhaava) thì ngũ vật và ý vật luôn tương quan nhau một cách mật thiết. Chính vì vậy, việc tâm hữu phần bị dao động cùng lúc với sự tiếp nhận cảnh sắc của nhãn vật trở thành một vấn đề tất nhiên Ta có thể hiểu điều này qua ví dụ 2 cục đường mà các Ngài chú giải Sư đã dùng. Có 2 cục đường nằm trên bàn, một cục bị ruồi bu còn một cục thì không. Khi Ta lấy ngón tay chạm vào cục đường không bị ruồi bu thì con ruồi bên cục đường kia sẽ hoảng lên mà bay đi, dù hai cục đường đó nằm riêng nhau và đây là câu Paali minh dẫn, trích từ Saccasankhepa-atthakathaa:

Gha.t.tite a~n~navatthumhi

A~n~nanissita.m kampana.m

Ekaabandhena hotiiti

Sakkharopamaya vade.

Puc: Muốn biết rằng trong một môi trường hưởng thụ ngũ dục, dĩ nhiên là muốn đề cập đến một chỗ đầy đủ mọi tiện nghi thích ứng cảnh trần nào sẽ hấp dẫn người ta trước hết và diễn biến tâm lộ của họ như thế nào?

Vis: Điều đó cũng bất định, tùy theo sở thích của mỗi cá nhân. Nếu đương sự là một người có thị hiếu về cảnh sắc thì chính nó sẽ réo gọi sự chú ý của họ trước, còn như người ấy nặng về âm thanh thì cảnh thinh sẽ lôi cuốn anh ta trước tiên, cứ vậy mà hiểu. Và dĩ nhiên, để ghi nhận cảnh trần nổi bật đó, một tâm lộ ngũ môn tương ứng sẽ hiện khởi. Rồi tiếp theo đó các trần cảnh khác có liên hệ mới tiếp nối có mặt và mỗi cảnh như vậy cũng đều được một tâm lộ tương ứng ghi nhận. Nếu như đương sự là một người không có sở thíchnổi bật thì một trần cảnh nào đó nổi bật nhất tại hiện trường sẽ mời mọc anh ta, chẳng hạn như một tiếng động quá lớn, một cái hoa quá sặc sở hay một cái mùi nồng nặc…

Trước khi nói qua diễn biến của các tâm lộ trong thời điểm này, ta phải nhớ rằng mỗi tâm chỉ có thể biết được một cảnh, làm được một việc, không thể nhiều hơn. Tức là chỉ với một tâm lộ nhãn môn thì không thể nào ghi nhận trọn vẹn những chi tiết trên một bức ảnh trước mặt được, việc đó đòi hỏi phải có nhiều tâm lộ nhãn môn kế tục nhau gánh vác. Thấy được tổng quát phải là một lộ, để ghi nhận từng chi tiết mắt, tai, mũi, miệng… thì đều phải do nhiều tâm lộ khác nhau, dù cũng chỉ là những tâm lộ nhãn môn như nhau. Nhưng vì tốc độ diễn biến, sinh hoạt của tâm thức quá mau lẹ nên người ta cứ ngỡ là chỉ có một cái nhìn đơn giản là đã có thể nắm bắt toàn diện một hình ảnh trước mặt.

Như vậy, nói gọn lại thì vấn đề diễn biến tâm lộ của mỗi người trước một môi trường ngũ trần luôn tùy thuộc vào sở thích, thị hiếu cá nhân hay vì sức tác động của chúng sanh mạnh yếu. Như Ngài Buddhaghosa đã ghi trong Atthasaalinii:

Katha.m pana cittassa aaramma.nato sankanto hontiiti? Dviihaakaarehi ajjhaasayato vaa vissayaa adhimattato vaa.

Puc: Tại sao cũng đồng là pháp hữu vi, cũng đều có bản tướng biến diệt như nhau nhưng danh pháp lại có thời gian tồn tại ngắn ngủi hơn so với sắc pháp?

Vis: Sở dĩ danh pháp hữu vi có tuổi thọ ngắn ngủi là vì chúng có phận sự là biết cảnh. Trong việc bắt cảnh, tâm là đầu não (padhaana), mà tâm lại là có một pháp chủng (dhammajaati) cực kỳ phù du. Mỗi tâm có một việc làm đối với cảnh, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nó diệt mất. cái tâm khác lại kế tục để làm công việc của mình. Khi tâm biến diệt thần tốc như vậy thì sở hữu cũng bằng vào tốc độ mà diễn biến, vì thế toàn bộ danh pháp hữu vi đều có thời gian tồn tại cực kỳ ngắn ngủi.

Còn đối với sắc pháp, chúng lấy tứ đại làm gốc (padhaana), mà tứ đại lại là một pháp chủng thô kệch, thời gian tồn tại của chúng vì vậy mà kéo dài. Khi Tứ đại sống lâu thì các sắc Y Đại Sinh cũng nhờ thế mà trường thọ. Đây là lý do tại sao danh pháp hữu vi lại hiện hữu ngắn ngủi hơn sắc pháp.

Puc: Tại sao hữu phần rúng động và na cảnh mỗi cái đều phải tái hiện hai sát-na liên tục? Đồng thời hãy dịch nghĩa bài kệ sau đây, trích từ Saccasankhepa-atthakathaa:

Ma.nidhanaatape aggi

Amantopi samaagame

Yathaa hoti tadaa citta.m

Vatthaalambhaadisangame.

Vis: Trước hết là nói về hữu phần rúng động. Khi chưa có cảnh mới xuất hiện thì dòng tư tưởng của chúng sanh sẽ diễn tiến với những tâm hữu phần chủ quandĩ nhiên các tâm này vẫn có cảnh nhưng là cảnh cũ thôi. Đến khi có cảnh ngoại lại hiện đến thì dòng hữu phần chủ quan sẽ bị dao động để bắt đầu bỏ rơi cảnh cũ. Giống như một người đang chạy thật nhanh, nếu muốn dừng lại thì cũng phải chao đảo trong hai ba bước trước khi ngừng hẳn, chớ không thể dừng chân ngay tức khắc được. Ở đây cũng thế, sự hiện khởi của hai sát-na rúng động là một giai đoạn chuyển tiếp không thể thiếu khi một dòng tâm thức chủ quan muốn nhường bước cho một tâm lộ khách quan . Như Ngài Samagalasaami đã ghi trong Vibhaavanii.tiikaa:

“Yathaa vegena dhaavatto

.Thaatukaamo na ti.t.thanti

Eva.m tikkhattu.m bhavanga.m

Uppajjitvaa vaa chijjati”

(Như người đang chạy nhanh

Không thể dừng ngay được

Cũng vậy tâm rúng động

Phải sanh lên hai lần

Để cắt dòng chủ quan

nhường bước cho tâm lộ.)

Bây giờ nói vấn đề Na Cảnh. Sở dĩ tâm này phải tái hiện một sát-na là do hai nguyên nhân: sức mạnh của đổng lực và tốc lực của tâm. Theo quy luật, khi tâm khách quan (viithicitta) chưa khởi lên thì tâm chủ quan sẽ tuôn chảy, như một dòng nước, nghĩa là rất bình thườngêm đềm nhưng một khi có tâm khách quan xen vào thì dòng hữu phần chủ quan ấy sẽ bị gián đoạn. Điều này đã được nói ở trước nhưng bây giờ lập lại để so sánh với trường hợp của tâm Na Cảnh. Khi tâm đổng lực thứ bảy vừa diệt xong thay vì hữu phần chủ quan tiếp tục tái khởi nhưng sở dĩ phải có hai tâm na cảnh xuất hiện là vì sức tác động của các đổng lực tâm rất mạnh, chúng tuy đã diệt, nhưng vẫn đủ sức khiến cho các sát-na tâm kế tục gần gũi nhất phải tiếp tục tri nhận cảnh sở tri mà mình vừa biết. Các Ngài gọi các tâm kế tục đó bằng cái tên là Tadaalambanacitta (tâm kế thừa cảnh sở tri của dòng đổng lực), chớ không thể gọi là tâm hữu phần bình thường được. Và cũng theo quy luật cố nhiên (dhammaniyaama), sức tác động của các đổng lực chỉ gây ảnh hưởng được 2 sát-na gần nhất mà thôi. điều này cũng giống như một chiếc thuyền đang chạy đi trên sông, cho dầu nước sông có chảy ngược thế nào đi nữa nhưng nhờ sự trợ lực của bánh lái, chiếc thuyền vẫn rẽ nước ngược mà đi lên, dù chút ít thôi. Đổng lực cũng giúp cho Na cảnh hiện khởi như vậy.

Lại nữa, chính tốc độ của tâm cũng góp phần vào lý do hiện khởi của 2 tâm Na cảnh. Như đối với một hình ảnh chớp nhoáng một âm thanh cực kỳ sắc gọn vẫn đủ để hai mắt cùng thấy, hai tai cùng nghe. Không thể nói là con mắt nào lỗ tai nào nghe thấy trước sau, bởi vì độ bén nhạy của 2 giác quan ấy rất đáng kể.Ở đây cũng vậy, khi 7 đổng lực vừa diệt xong thì 2 sát-na tâm sanh kế đó cũng vẫn còn kịp ghi nhận cảnh sở tri của chúng. Ta có thể tạm hiểu vấn đề đó theo ví dụ vừa đưa ra.

Sau đây là bản dịch của bài kệ ở trước khi các vật liệu tạo lửa đã ma-sát vào nhau thì tự nhiên sẽ có lửa dù trước đó nó chưa có một vật liệu nào cả. Điều này thế nào thì khi vật cảnh…, đã đối xúc nhau các tâm khách quan cũng sẽ hiện khởi.

Puc: Tại sao đằng sau các đổng lực kiên cố không có na cảnh, và đối với cả những đổng lực Dục giới bắt cảnh chế định, cảnh đáo đại, cảnh Siêu thế cũng không có na cảnh đi sau? Hãy giải thích tại sao như Phạm Thiên không có tâm na cảnh mà lại có những tâm quả dục giới như nhãn thức chẳng hạn?

Vis: Sở dĩ na cảnh không hiện khởi đàng sau các tâm đổng lực kiên cố vì chỉ có những tâm quả bất thiện hay đại thiện mới đóng vai trò na cảnh được mà thôi, do đó chúng chỉ có thể bám theo các đổng lực bất thiện hay thiện. Ngoài ra, na cảnh cũng có thể nối đuôi đổng lực sinh tiếu, đổng lực đại tố bởi vì các tâm ấy cũng là tâm dục giới giống chúng. Như một đứa bé khi đi đâu cũng phải bám sát bố mẹ của mình nếu không có bố mẹ thì cũng phải đi theo ông bà cô cậu chú bác của mình, chớ không thể đi theo ai khác được. Tâm na cảnh cũng thế, nó chỉ theo sau các đổng lực có cùng Dục giới chủng tử nó. Về điều này trong Vibhaavanii.tiikaa có ghi rằng:

Kaamata.nhaa sannidaana.m

Kaamanibhattabhaavato

Janaka.m ta.m samaana.m vaa

Jaavanam anubandhati

Na tu a~n~na.m tadaalamba.m

Baaladaarakasiilayaa.

“Tâm Na cảnh luôn đi theo sau các đổng lực bất thiện và thiện Dục giới như thể cha mẹ mình, và đi theo các đại tố, giống như đi theo những bà con của mình. Chính vì chỉ có thể đi theo những tâm thuộc dục giới chủng (lấy Dục ái làm gốc Padhaana) nên các tâm Na cảnh không thể nói đuôi các đổng lực kiên cố, các na cảnh giống như thằng bé con đã nói ở trên vậy”.

Còn việc tâm na cảnh không thể đi theo sau các đổng lực dục giới (mà) biết cảnh chế định, cảnh đáo đại, cảnh siêu thế cũng giống như đứa bé chỉ có thể đi theo người thân đến những chỗ thích hợp với nó chớ không thể theo người thân đến sở làm hay vào những chỗ mà một đứa con nít như nó không nên tới.

Sỡ dĩ chư Phạm Thiên không có tâm Na cảnh, vì các vị ấy không tái tục bằng tâm quả Dục giới, họ chỉ tái tục bằng các tâm quả Đáo Đại, mà các tâm quả này thì không thể tạo ra tâm Na cảnh được. Trong khi người tái tục bằng tâm quả Dục giới thì lại có tâm Na cảnh, vì chính tâm tái tục Dục giới (Kaamapa.tisandhicitta) ấy làm nhân tố tiên khởi – (Pa.thamabiijabandhu) để tạo ra tâm Na cảnh trong thời bình nhật cho họ. Do đó, đối với chư Phạm Thiên không bao giờ có tâm Na cảnh được. Như trong Vibhaavanii.tiikaa ghi:

Biijassaa bhaavato natthi

Brahmaana.m pi imassahi

Pa.tisandhi mano biija.m

Kaamaavacarasa~n~niita.m

“Tâm na cảnh không thể có nơi chư Phạm thiên vì thiếu nhân tố cần thiết. Chỉ có tâm tái tục Dục giới mới có thể làm nhân tố trợ sanh cho tâm Na cảnh mà thôi.”

Còn sở dĩ chư Phạm thiên vẫn có các tâm Dục giới như nhau nhãn thức, nhĩ thức dù những tâm này cũng thuộc về quả Dục giới (Kaamavipaaka) như na cảnh, là vì chúng chỉ khởi lên để làm phận sự độc lập của mình, chẳng có liên hệ gì với tâm tái tục. Nhãn thức chỉ có để thấy, nhĩ thức chỉ có để nghe…, vậy thôi. Riêng về tâm na cảnh thì hoàn toàn bị ảnh hưởng từ tâm tái tục. Nghĩa là ai có thần kinh nhãn ấy sẽ đối xúc với cảnh sắc và như vậy thì nhãn thức tự động hiện khởi. Đối với trường hợp nhĩ thức cũng vậy. Một khi đã có sự gặp gỡ giữa căn, cảnh và thức thì tự dưng sẽ có một tâm lộ ngũ môn xuất hiện. Đó là quy luật muôn đời của tâm thức (cittaniyaama). Và hễ có tâm lộ ngũ môn thì trong đó cũng sẽ có tiếp thâu, suy đạc, Thế thôi.

Puc: Hãy phân tích những diễn biến tâm lý của một con ruồi qua các tâm lộ, kể từ lúc nó bị đập cho đến lúc chết.

Vis: Nếu nói tóm tắt thì khi bị đập như vậy 1 tâm lộ ý môn sẽ sanh khởi nơi con ruồi, sau đó là tâm lộ thân môn rồi một tâm lộ ý môn tùy thuộc ngũ môn (Tadanuvattikamanodvaaraviithi) sẽ kế tục nhau mà khởi lên và cuối cùng thì sẽ là tâm lộ ý môn cận tử (Nara.naasannamano- dvaaraviithi).

Nếu phân tích rộng rãi thì khi bị đập như vậy tâm khai ngũ môn không thể khởi lên để cắt đứt dòng hữu phần và nhận cảnh mới do đó vào thời điểm này khai ý môn phải xuất hiện để thực hiện việc đó, kế sau khai ý môn sẽ là 5 sát-na đổng lực, cảnh sở tri của chúng là một trong 3 cảnh: Kammaaramma.na, kammanimittaaramma.na, gatinimittaarammaa. Sau giai đoạn đổng lực này, hữu phần lại xuất hiện, rồi tiếp theotâm lộ thân môn khởi lên để đón nhận cảnh xúc, trong tâm lộ này cũng chỉ có 5 đổng lực. Hết năm đổng lực thì hữu phần tái hiện. Kế sau lộ thân môn là một tâm lộ tadanuvattika (atiitaggaha.naviithi) khởi lên để tri nhận cảnh xúc quá khứ. Tâm lộ này cũng có 5 đổng lực thôi. Nối tiếp theo sẽ là lộ ý môn cận tử, cảnh sở tri của nó cũng là một trong ba cảnh chủ quan.

Puc: Hãy cho biết tại sao các Ngài lại nói rằng sự hiện khởi của các tâm quả dị thục chắc chắn không thay đổi, còn sự hiện khởi của các tâm đổng lực thì bất định, có khi thay đổi, có khi thì không Hãy giải thích rõ ràng.

Vis: sở dĩ nói các tâm dị thục luôn sinh khởi theo một khuôn mẫu cố định không thay đổi, có nghĩa là khi một tâm lộ khách quan bắt cảnh cực tốt thì từ tâm ngũ song thức cho đến tiếp thâu, suy đạc, na cảnh trong tâm lộ đó đều là tâm dị thục Thiện cả; và tâm Suy Đạc cùng 2 na cảnh trong đó cũng phải là hỷ thọ. Nếu tâm lộ bắt cảnh tương đối tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na ở đây ám chỉ cho Sabhaavi.t.thaaramma.na) thì từ ngũ song thức cho đến tiếp thâu, suy đạc, na cảnh, trong tâm lộ đó cũng đều là tâm dị thục Thiện; và tâm Suy Đạc cùng 2 na cảnh trong đó đều là xả thọ như nhau. Nếu cảnh của tâm lộ là cảnh bất toại [*] (ani.t.thaar) thì từ ngũ song thức đến tiếp thâu, Suy Đạc, Na cảnh cũng đều là tâm dị thục bất thiện và tất cả cũng đều thuộc xả thọ như nhau, vì dựa vào lý do này nên các Ngài bảo rằng các tâm quả dị thục luôn hiện khởi theo một khuôn mẫu cố định.

[*] Cũng ám chỉ sabhaavaani.t.thaaramma.na (chú thích theo nguyên bản).

Còn đối với các tâm đổng lực, các ngài nói rằng chúng không sanh khởi theo khuôn mẫu cố định là vì khía cạnh cảm thọ các đổng lực không phải lúc nào cũng tương ứng với cảnh. Nói vậy có nghĩa là đối với phàm phu (còn đủ Sa~n~naavipallaasa, cittavipallaasa, và di.t.thivipallaasa) cùng chư Thánh nhân hữu học (chỉ còn sa~n~naavipallaasa, cittavipallaasa) thì Thọ trong các đổng lực của họ có thể không trùng khớp, tương ứng với cảnh bởi có khi thay vì khởi lên đổng lực hỷ thọ trước cảnh cực tốt, họ lại khởi lên đổng lực sân, đổng lực xả thọ (hoặc thiện hoặc bất thiện). Việc bất ứng đó do hai nguyên nhân: Vì vipallaasa (điên đảo kiến) chi phối hay do Sattisampaja~n~na điều hành. Do vậy, các Ngài mới nói rằng tâm đổng lực không có khuôn mẫu cố định.

Chỉ có đổng lực duy tác (kiriyaajavana) mới vận hành theo khuôn mẫu cố định. Nghĩa là khi nào chư La Hán biết cảnh cực tốt thì khi ấy Duy tác Đổng lực hỷ thọ (Samanassakiriyaajavana) sẽ khởi lên, khi nào các vị biết cảnh khá tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na) hoặc bất hảo (ani.t.tha.) thì upekkhaakriyaajavana sẽ khởi lên. Đó là khuôn mẫu cố định cho sự hiện khởi các đổng lực của vị La Hán.

Từ đó ta có thể suy ra rằng khi Đức Phật hay chư La Hán trông thấy một loài ngạ quỷ dị dạng nào đó các Ngài vẫn có thể mỉm cười, nhưng có phải các Ngài đã dùng đổng lực duy tác hỷ thọ để ghi nhận hình ảnh của con ngạ quỷ không? Điều này ta phải hiểu rằng khi vừa nhìn thấy con ngạ quỷ, các ngài chỉ khởi lên đổng lực xả thọ; sau đó, lúc quán xét đến hạnh nghiệp bất thiện đã huân tập của nó rồi xét tới tình trạng an ổn tuyệt đối của mình trong hiện tại đối với vấn đề sinh tử luân hồi và sa đọa ác thú cũng như những pháp tánh mà mình đang có được nên các ngài mới mỉm cười, lúc này mới đúng là đổng lực duy tác hỷ thọ. Trong trường hợp này ta nên biết thêm là tốc lực sinh diễn của tâm cực kỳ mau lẹ, tâm lộ khách quan biết cảnh ” ngạ quỷ” với tâm lộ khách quan biết cảnh “thượng pháp tánh” nối đuôi nhau 1 cách chặt chẽ. Các đổng lực duy tác hỷ thọ ở đây chỉ biết cảnh “thượng pháp tánh” chớ không biết cảnh “ngạ quỷ”, cảnh này đã được đổng lực xả thọ biết rồi.

Puc: Hãy trưng dẫn những trường hợp đổng lực bất thiệncảm thọ không tương ứng với cảnh sở tri.

Vis: Có tất cả mười trường hợp đổng lực bất thiện có Thọ không tương ứng với cảnh:

1) Do điên đảo kiến (vipallaasadhamma) chi phối, khởi lên đổng lực sân đối với cảnh cực tốt hay tương đối tốt. Như trường hợp một người ngoại đạo gặp Đức Phật trong sáu màu hào quang hoặc gặp một vị Tỷ kheo đầy đủ uy nghi tế hạnh, các căn chói sáng anh ta vẫn có thể khởi lên tâm bực dọc, thù nghịch; hoặc nghe giảng lý chân đế

2) Do tâm Si chi phối nên khởi lên đổng lực sân đối với cảnh cực tốt hay tương đối tốt; như trường hợp thấy người khác đang tu Quán, đang học Abhidhamma, mình không hiểu giá trị của những việc làm đó, và đâm ra bực dọc cho rằng đó là lập dị, hoài công…

3) Do Vipallaasaddhamma chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện xả thọ đối với cảnh cực tốt. Như những Tăng Tín Đồ không quan tâm đến Phật lý tinh hoa như học Abhidhamma hay tu, Quán, họ nói những việc đó là mơ hồ, thiếu thực tế, nói chung họ không thích thú say mê trong Phật học mà chỉ chạy theo thế học đờøi thường. Hay khi họ không tìm được chứng minh cụ thể nào về Phật Pháp nên từ đó đâm ra lơ-là xao lãng.

4) Do sân chi phối nên khởi lên đổng lực xả thọ đối với cảnh cực tốt. Như một người đang có chuyện buồn thì đối với những lạc thú hấp dẫn, họ cũng không còn cảm xúc bồng bột sôi nổi như ngày nào nữa, chính tâm sự buồn kia đã hạn chế các cảm xúc đó.

5) Do si chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện xả thọ đối với cảnh cực tốt như một nông dân trước giờ chưa biết tới ngọc ngà châu báu là gì nên khi đứng trước viên kim cương đắt giá anh ta chỉ cảm thấyđẹp mắt, một thứ tham hời hợt không sôi nổi.

6) Do mạn chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện xả thọ trong cảnh cực tốt. Như một người có địa vị cao, có nhiều tài sản khi ngồi vào một bàn ăn đầy ắp những thức cao lương, thay vì khởi lên sự thích thú như bao kẻ khác nhưng anh ta hoặc vì ý thức cương vị của mình hoặc vì nghĩ rằng “đối với ta thì những món này có gì đáng để phải chú ý bận tâm”.

7) Do Vipallaasa chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện hỷ thọ đối với cảnh tương đối tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na). Như người chưa từng được món gì quí giá đắt tiền nền đến khi gặp một vật tầm thường cũng thích thú tột độ.

8) Do vipallaasa chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện hỷ thọ trong cảnh cực xấu (ati-ani.t.thaaramma.na.) Như kên kên gặp xác chết, chó gặp phẩn…

9) Do vipallaasa chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện xả thọ trong cảnh cực xấu hay tương đối xấu (ani.t.thamajjhattaaramma.na). Như đao phủ thủ đối với người tử tội, kẻ đạo tỳ đối với tử thi họ không có cảm xúcđặc biệt trước những cảnh đó.

10) Do si chi phối nên khởi lên đổng lực bất thiện hỷ thọ hoặc thọ trong cảnh cực xấu hay tương đối xấu. Như đứa bé chơi đùa với phẩn của mình hoặc kẻ không hiểu pháp đi thân cận với người ác hạnh.

Puc: Hãy trưng dẫn những trường hợp tâm đổng lực thiện có Thọ không tương ứng với cảnh sở tri.

Vis:

1) Do chánh niệm tỉnh giác mà khởi lên đổng lực thiện xả thọ trong cảnh cực tốt như vị hành giả tu tập về đề mục “vật thực đáng gớm” thì trước các mỹ vị ngon lành vị ấy vẫn thờ ơ hờ hững. Hoặc trường hợp hành giả tu Quán đứng trước cảnh trần hấp dẫn chẳng hạn.

2) Do tín hay chánh niệm tỉnh giác nên khởi lên đổng lực thiện hỷ thọ trong cảnh tương đối tốt. như người dồi dào tịnh tín trông thấy đông đảo chư tăng thì liên tưởng tới Đức Phật cùng thánh chúng xưa kia, cho dù chư tăng trước mặt họ có là những vị trẻ tuổi, bé nhỏ đi nữa.

3) Do chánh niệm tỉnh giác mà khởi lên đổng lực thiện hỷ thọ hay xả thọ trong cảnh cực xấu hoặc tương đối xấu. Như trường hợp hành giả tu Quán đang quan sát tử thi chẳng hạn.

Puc: Y cứ vào đâu để nói rằng đó là cảnh tốt (i.t.thaaramma.na), cảnh xấu (ani.t.thaaramma.na)?

Vis: Để phân định đâu là cảnh tốt, đâu là cảnh xấu ta phải dựa trên năm khía cạnh: Majjhimapuggala, vipaakacitta, dvaara aaramma.na và kaala. Sau đây là thành phần minh giải:

1) Majjhimapuggala hay majjhattapuggala: Đây là yếu tố đầu tiên để phân định tính chất của cảnh sở tri là tốt hay xấu. Lẽ thường các bậc cao nhân không hề bị giao động trước ngoại cảnh dù nó có thể nào đi nữa, mà chỉ có người tầm thường hay hàng súc sanh mới có “tình cảm” thiên lệch trong cảnh sở tri: tốt thì thích, xấu thì ghét. Do đó, người hưởng cảnh được xem là một trong những chi tiết không thể thiếu trong việc phân định tính chất tốt xấu của cảnh.

2) Vipaakacitta: Trước cảnh tốt, tâm dị thục ghi nhận sở tri là xấu thì tâm quả bất thiện sẽ tiếp nhận nó. Ta không thể dựa vào đổng lực để phân định đâu là cảnh tốt đâu là cảnh xấu bởi vì như đã nói, có rất nhiều trường hợp tâm đổng lực không tương ứng với cảnh mà nó đang tri nhận. Như một người ngoại giáo trông thấy Đức Phật, anh ta đón nhận hình ảnh khả kính đó bằng tâm quả thiện nhưng để thưởng thức hình ảnh đó thì anh ta phải dựa vào tâm quả dị thục mà phân định cảnh tốt xấu.

3) Dvaara: Nếu chỉ lấy một cục phẩn áp vào da thịt ta thì ta có thể nói là khá êm ái (vừa âm ấm vừa mềm mềm!) nhưng nếu lấy mắt mà nhìn hay lấy mũi mà ngửi thì phải nói rằng cục phẩn nọ là đáng gớm. Tại sao vậy? Bởi vì mỗi môn có một chức năng khác nhau nên khi đối xúc với cùng một cảnh, mỗi môn biết cảnh theo một khía cạnh. Theo như trường hợp cục phẩn vừa nêu trên thì ta thấy rõ ràng là cục phẩn đã trở thành cảnh tốt cho thân môn nên lộ ý môn tiếp nối với tâm lộ thân môn đó cũng chỉ biết cảnh tốt. Nhưng vì cục phẩn đã trở thành cảnh xấu cho nhãn môn và tỷ môn nên do đó tâm lộ ý môn tiếp nối theo chúng cũng phải biết cảnh xấu. Hay đối với một cảnh hoa hồng, lấy mắt nhìn thì đó là cảnh tốt nhưng đem áp vào da thịt thì sẽ trở thành cảnh xấu cho thân môn. Vậy muốn phân định cảnh tốt xấu ta phải y cứ vào môn.

4) Aaramma.na: Các khía cạnh sai biệt của cảnh sở tri cũng là một cơ sở để khẳng định tính chất tốt xấu của nó như có những nhân vật nói về ngoại hình thì chao ôi là thiên kiều bá mị, giọng nói cứ như là oanh vàng lảnh lót nhưng trên khía cạnh tánh tình (cittanissaya) thì chưa ngoa, đanh đá, trắc nết, rồi bên cạnh đó còn có những nhân vật nói về cảnh khí thì bất khả ý, nhưng trên cảnh sắc thì khả ái đến tuyệt hảo, hoặc trên cảnh vị thì hấp dẫn nhưng trên cảnh sắc thì thấy gớm. Do đó, ta phải lưu ý tới những khía cạnh tương phản, mâu thuẩn trong các sự vật để phân định cảnh tốt xấu.

5) Kaala: Thời gian, nói chính xác hơn thì thời điểm, cũng là một cơ sở quan yếu để phân định cảnh tốt xấu. Ta hãy cứ tưởng tượng ra: Trong những ngày nắng hạ ngọn lữa là hung thần. Khi Đông đến, nó là mẹ hiền cho tất cả. Giữa ban trưa, ngọn gió là người bạn nhưng trong những đêm lạnh, nó đáng ghét làm sao! – Vậy muốn nói rằng đó là cảnh tốt hay xấu, ta phải lưu ý đến khía cạnh: Nó hiện khởi đúng lúc hay không?

Puc: Có mấy lộ ý môn có đổng lực kiên cố? Cảnh của chúng là gì, CHÓT (vaara) của chúng?

Vis: Có tất cả 7 tâm ý môn kiên cố :

1) Aadikammikajhaanaviithi (lộ chứng nhập thiền định lần đầu).

2) Jhaanasamaapattiviithi (tâm lộ nhập định để hưởng thiền lạc).

3) Paadakajhaanaviithi (lộ nhập thiền để chuẩn bị hiện thông – Paadakajhaana là từ chuyên môn để gọi pa~ncamajjhaana).

4) Abhi~n~naaviithi (tâm lộ trong lúc đang hóa hiện thần thông).

5) Maggaviithi (tâm lộ diễn ra khi đắc thánh).

6) Phalasamaapattiviithi (tâm lộ nhập định để thưởng thức Níp-bàn lạc).

7) Nirodhasamaapattivihtii (tâm lộ nhập định để tạm thời giải thoát danh uẩn)

Cảnh của các tâm lộ này chỉ có hai trường hợp là cực rõ hoặc rõ. Và chúng chỉ thuộc chót đổng lực (javanavaara).

Puc: Hãy trưng dẫn quy trình sinh diễn của các tâm lộ sau đây:

– Aadikammikajhaanaviithi: (Tâm lộ khởi chứng thiền định) của người độn căn.

– Jhaanasamaapattiviithi : (Lộ nhập định)

– Sotaapattimaggaviithi: (Tâm lộ đắc sơ đạo) của người lợi căn.

– Lộ đắc đạo cao của người độn căn.

– Lộ nhập thiền quả của cả người độn căn lẫn lợi căn.

Vis:

a) Aadikammikajhaanaviithi của người độn căn:

Khi hành giả tu thiền (bằng ba mươi đề mục) gần đến lúc đắc định thì một pa~n~nattipa.tibhaaganimitta (Quang tướng chế định) nào đó trong 30 đề mục mà mình đã chọn, sẽ khởi lên qua ý môn vào thời điểm này Rúng Động, Dứt dòng xuất hiện rồi tiếp theo đó là khai ý môn, khởi lên để đón nhận Quang tướng ấy. Sau khai ý môn sẽ là giai đoạn Upacaarasamaadhijavana gồm 4 đổng lực đại thiện hay Tố hợp trí, mỗi sát-na đổng lực ở đây đều có tên gọi riêng: Parikamma, upacaara, anuloma, gotrabhuu. Tiếp theo đó, Tâm Thiền thiện hay Thiền tố sẽ khởi lên một sát-na để ghi nhận cảnh pa~n~nattibhaaganimitta. Ta gọi sát-na Thiền này là appanaasamaadhijavana. Sau đó, hữu phần chủ quan lại xuất hiện.

Thế rồi kế tục giai đoạn hữu phần đó sẽ là 1 tâm lộ ý môn có đổng lực là đại thiện hay đại tố sẽ khởi lên để làm cái công việc phản khán chi thiền, ta gọi tâm lộ này là Paccavekka.naviithi. Sau khi tái hiện nhiều lần, một cách thích ứng, tâm lộ này cũng sẽ diệt đi.

b) Jhaanasamaapattiviithi: (Lộ nhập định)

Thiền giả (jhaanalaabhii) muốn nhập định thì cứ chú nguyện rằng: “Mong rằng tâm … (sơ thiền…, ngũ thiền) mà tôi đã chứng hãy khởi lên nơi tôi suốt thời gian … (bao lâu tùy thích). “Rồi vị ấy tập trung tâm lực vào Patibhaaganimitta của đề mục mà mình đã nhờ đó mà đắc thiền, và chú niệm: tejo! tejo! (hay aapo, pa.thavii … hoặc sabbe sattaa, paa.naa averaa hontu!…).

Trước khi tâm thiền xuất hiện, Rúng động, dứt dòng sẽ có mặt rồi khai ý môn, 3 hoặc 4 đổng lực Đại thiện hay Đại tố tương ưng trí (tùy người) khởi lên để đón nhận pa.tibhaaganimitta với tư cách là parikamma, upaacaara, anuloma, gotrabhuu (nếu là người lợi căn thì không có parikamma). hết giai đoạn đó (lúc Gotrabhuu vừa diệt xong) thì tâm thiền hiện khởi liên tục bất định số, cho đến khi nào hết thời hạn mà mình đã chú nguyện. Lúc tâm thiền cuối cùng vừa diệt xong hữu phần lại xen vào rồi lại nhường chỗ cho tâm lộ phản khán (paccavekkha.naviithi).

c) Tâm lộ chứng đạt sơ đạo của người lợi căn:

Trước khi một hành giả tu quán chúng đạt đạo quả, viên tri tam tướng một cách tận tường thì Rúng động, Dứt dòng khởi lên để chấm dứt dòng tâm chủ quan, kế đó tâm khai ý môn sẽ khởi lên để đón nhận thức tính danh sắc, rồi 1 trong 4 tâm đại thiện hợp trí sẽ khởi lên 3 lần (3 sát-na) với tư cách là cận hành, Thuận thứ, chuyển tộc (hay việt- chủng) Gotrabhuu . Cận hành, thuận thứ thì biết cảnh danh sắc thực tính, còn Chuyển tộc thì biết cảnh Níp-bàn, đồng thời đóng vai trò dẫn nhập (Aavajjana) cho tâm Sơ đạo, chức năng c?a chuyển tộc là chấm dứt phàm chủng. Kế tục tâm chuyển tộc là 1 sát-na Sơ Đạo, nó khởi lên để biết cảnh Níp-Bàn đồng thời cũng để đoạn trừ kiến và nghi. Sau sát-na Thánh Đạo là 3 sát-na sơ quả xuất hiện để biết cảnh Níp-bàn. Tâm sơ quả diệt xong hữu phần xen vào rồi tiếp theo đó sẽ là 1 tâm lộ ý môn có đổng lực đại thiện hợp trí. Tâm lộ này có tên gọi là Paccavekkha.naviithi, nhiệm vụ của nó là quán xét Níp-bàn, Đạo Quả, phiền não đã diệt và phiền não còn dư sót. Paccavekkha.naviithi sẽ tái hiện nhiều lần, một cách thích ứng với mỗi trường hợp. Đây là quy trình chứng đạt sơ quả của người lợi căn.

d) Tâm lộ chứng Đạo cao của người độn căn:

Trong thời điểm thánh đạo bậc cao sắp hiện khởi, trước hết sẽ có rúng động, Dứt dòng rồi tiếp theo đó, khai ý môn khởi lên để đón nhận cảnh danh sắc thực tính. Sau khi ý môn thì đến 4 đổng lực đại thiện hợp trí (1 trong 4 thôi nhưng sanh lên 4 bận). Mỗi sát-na đổng lực ở đây đều có tên gọi riêng: Parikamma, upacaara, anuloma và vodaana. 3 đổng lực đầu vẫn còn biết cảnh danh sắc nhưng vodanaa thì lại biết cảnh Níp-bàn với tư cách là tâm dẫn nhập (aavajjana) của 3 tầng Thánh đạo cao cấp. Vodanaa vừa diệt xong thì một trong 3 tâm thánh đạo bậc cao (Tư Đà Hàm, A La Hán) sẽ khởi lên một sát-na để biết cảnh Níp-bàn và đoạn diệt phiền não ứng trừ. Kế tục sát-na Thánh đạo sẽ là 2 sát-na Thánh Quả chúng cũng biết cảnh Níp-Bàn. Hai sát-na Thánh Quả diệt xong, hữu phần xen vào rồi lại nhường chỗ cho tâm lộ phản khán (paccavekkha.naaviithi) khởi lên để quán xét Đạo Quả, Níp-bàn, phiền não đã hết và hiện còn sót. Sau nhiều bận sinh diệt, (tái hiện nhiều lần), tâm lộ này mới chấm dứt.

e) Phalasamaapattiviithi của người độn cănlợi căn:

Các vị Thánh nhân muốn an hưởng giải thoát lạc (vimuttisukha) thì chú nguyện rằng “Siêu Thế pháp nào mà ta đã chứng đạt rồi xin hãy khởi lên và cảnh hữu vi pháp (sankhatadhammaaramma.na) hãy vắng mặt suốt thời gian… (bao lâu tùy thích)”. Rồi các vị mới chú quán vào 4 niệm xứ để ghi nhận danh sắc trong nội thân. Trước khi tâm thánh quả khởi lên, rúng động và dứt dòng luôn xuất hiện trước hết rồi tiếp theo đó, khai ý môn có mặt để ghi nhận thực tính danh sắc. Sau khai ý môn là 4 hay 3 sát-na đổng lực Đại thiện ương ưng trí hoặc đại tố tương ưng trí. Đối với người độn căn thì ở thời điểm này có tới 4 sát-na đổng lực nhưng đối với người lợi căn thì chỉ có 3 thôi. Các đổng lực này xuất hiện với tư cách là anuloma. Khi đổng lực cuối cùng vừa diệt xong thì tâm thánh quả khởi lên lập tức, và cứ thế cho đến hết thời hạn đã chú nguyện, tâm Thánh quả sinh rồi diệt, diệt rồi sinh liên tục, bất định số lượng. Khi tâm Thánh quả cuối cùng vừa diệt xong thì hữu phần xen vào rồi sau đó lộ phản khán (Siêu thế pháp cùng phiền não) khởi lên.

Puc: Có bao nhiêu jhaanaviithi? Có bao nhiêu paccevekkha.naviithi bắt nguồn từ jhaanaviithii?

Vis: Có tất cả 72 tâm lộ jhaanaviithi: 36 tâm lộ aadikammikajhaana-viithi và 36 lộ samaapajjanaviithi.

Nói aadikammikajhaanaviithi có 36 tâm lộ là lấy 9 thiền thiện (kusalajhaana) cộng với 9 thiền tố (kriyaajhaana) rồi nhân với hai hạng lợi căn, độn căn. Đối với 36 tâm lộ Samaapajjanaviithi cũng tính theo cách đó.

* Có tất cả 1536 tâm lộ phản khán kế tục tâm lộ chứng nhập thiền định (jhaanaviithi).Sau đây là cách tính để có được con số ấy: ï

– Trước hết nói về tầng sơ thiền, ta lấy tâm thiện sơ thiền và tố sơ thiền nhân với hai trường hợp Aadikammikajhaana và samaapajjana-jhaana thành ra có được tính số là 4. Lấy số này nhân với hai hạng: độn căn, lợi căn thành ra 8. Ta lại lấy số tám này nhân với năm chi thiền mà nó phản khán, thành ra 40. Trong số 40 này, ta lại chia ra 2: 20 sơ thiền thiện, 20 sơ thiền tố. Lấy 20 sơ thiền thiện nhân với 8 đại thiện mà chúng dùng để phản khán rồi lấy 20 sơ thiền tố nhân với 8 đại tố mà chúng dùng để phản khán rồi lấy 20 sơ thiền tố nhân với 8 đại tố mà chúng dùng để phản khán vậy phần thiện có được 160 tâm lộ, phần tố cũng có 160 tâm lộ. Cộng hai bên lại ta sẽ thấy ngay là có tất cả 320 tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập Sơ thiền.

– Cách tính theo theo tầng nhị thiền cũng tựa như trước nghĩa là sau khi nhân với hạng người để có được số 8, ta lại lấy số 8 này đem nhân với 4 chi thiền thành ra 32. Trong 32 tâm lộ này ta lại lấy 16 nhị thiền Thiện nhân với 8 đại thiện (dùng trong lúc phản khán), lấy 16 nhị thiền Tố nhân với 8 đại tố (dùng đề phản khán) thì thành ra có đến 128 tâm lộ nhị thiền thiện 128 tâm lộ nhị thiền tố. Vậy tổng số của hai bên là 256. Ta nói: Có tất cả 256 tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập nhị thiền.

– Ở tầng tam thiền, ta cũng lấy số 8 cơ bản (thiện, tố, chứng, nhập x 2 hạng người) để nhân với 3 chi thiền ứng-phản-khán thành ra 24. Trong số 24 này, ta lại lấy 12 tam thiền thiện nhân với 8 đại thiện, lấy 12 tam thiền tố nhân với 8 đại tố. Do đó, bên thiện có 96 tâm lộ, bên tố cũng có 96 tâm lộtổng số các tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập tam thiền có được 192 tất cả.

– Bây giờ tính qua tầng tứ thiền. Trước hết cũng lấy số 8 cơ bản đem nhân với 2 chi thiền ứng phản khán, ta có 16. Trong con số 16 này, ta lại lấy 8 tứ thiền thiện nhân với 8 đại thiện, 8 tứ thiền tố nhân với 8 đại Tố. Vì vậy, bên thiện có được 64 tâm lộ, bên tố cũng thế ta nói: Tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập tứ thiền có tất cả là 128.

Cuối cùng thì đến tầng ngũ thiền Ta lấy 40 (10 tâm ngũ thiền đổng lực chứng nhập nhân 2 người nhân với 2 chi thiền thành ra 80). Trong 80 này, ta lấy 40 ngũ thiền thiện nhân với 8 đại thiện, 40 ngũ thiền tố nhân với 8 đại Tố, cộng cả hai tích số đó lại ta có 640. Ta nói: Tổng số của các tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nh?p ngũ thiền là 640. Bây giờ ta hãy tổng kê lại:

a) Tâm lộ phản khán Sơ thiền có 320

b) Tâm lộ phản khán nhị thiền có 256

c) Tâm lộ phản khán tam thiền có 192

d) Tâm lộ phản khán tứ thiền có 128

e) Tâm lộ phản khán ngũ thiền có 640

Tổng cộng 1. 536

Puc: Trước khi nhập thiền định, nhập (thiền) quả định, Diệt thọ tưởng định và hóa thông phải làm sao? Và ta có thể gọi một giấc ngủ say là bhavangasamaapatti (hữu phần định) hay không?

Vis:

* Việc cần làm trước khi nhập thiền định.

Thiền giả muốn nhập thiền định thì chú nguyện rằng “Sơ thiền (hay một tầng thiền sắc giới, Vô sắc giới nào đó mà mình muốn) mà tôi đã chứng đạt xin hãy khởi lên nơi tôi suốt thời gian…(bao lâu tùy mình thích)”. Rồi vị ấy mới chú niệm vào quang tướng của án xứ (mà mình đã nhờ đó mà đắc thiền) và niệm rằng “Pathavii! Pathavii!” hay “Aapo! Aapo!”…

* Trước khi nhập quả định:

Muốn nhập thiền quả, vị thánh phải chú nguyện: “Siêu thế pháp nào tôi đã chứng đạt hãy khởi lên nơi tôi trong suốt thời gian… và trong cả thời gian đó xin cảnh hữu vi pháp hãy vắng mặt”. xong rồi vị ấy tác quán 4 niệm xứ để ghi nhận danh sắc nội thân.

* Trước khi nhập thiền diệt:

Bậc Tam Quả hoặc La Hán muốn nhập diệt thọ tưởng định thì trước hết phải nhập sơ thiền, sau khi xuất khởi sơ thiền thì dùng trí quán sát tâm sơ thiền cùng sở hữu hợp đã diệt qua khía canh tam tướng hết sơ thiền thì tới nhị thiền, cũng làm đúng như vậy. Cứ thế cho tới tầng Vô sở hữu xứ, Sau khi xuất khỏi vô sở hữu xứ, không cần phải quán xét tam tướng của tâm thiền đó nữa, mà phải thực hiện 3 việc tiên quyết (pubbakicca) sau đây, bỏ chi Satthu pakkosana:

1) Naanaa baddha-avikopana: Chú nguyện rằng xin cho các vật dụng ngoại thân như y áo tôi đừng đừng bị lý do gì mà hư mất.

2) Sanghapa.timaana: Chú nguyện rằng xin cho tôi tự nhiên xuất khỏi diệt định (Nirodhasamaapatti) khi chư tăngý muốn vời đến.

3) Addhaanapariccheda: Quán xét thọ mạng của mình xem có sống được tối thiểu một tuần lễ hay không. Nếu xét thấy mình không thể sống hơn một tuần lễ thì vị A Na Hàm không nên nhập Diệt Định, bởi phải dành thời giờtu Quán để tiến đạt La Hán quả.

Nếu đương sự muốn nhập diệt định là La hán, thì khi xét thấy mình không sống trọn một tuần lễ nữa phải chú nguyện cho xuất định trước ngày viên tịch để còn có thời giờ từ giả hay giáo giới bạn đồng trú.

Trong ba việc tiên quyết vừa kể, đối với hai điều đầu có thể không chú nguyện cũng được nhưng đối với điều cuối thì bắt buộc phải làm nếu đương sự nhập định sống tại cõi người. Còn trên cõi Phạm Thiên sắc giới thì khỏi phải làm pubbakicca nào cả, nếu có chỉ làm điều cuối cùng (addhaanapariccheda). Sau khi đã làm xong pubbakicca, vị thánh mới nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm phi tưởng phi phi tưởng khởi lên liên tục 2 sát-na rồi kể từ đó danh pháp cùng sắc tâm hoàn toàn vắng mặt; ở vị ấy lúc đó chỉ còn sắc nghiệp, sắc quí tiết và sắc vật thực. Ngay thời điểm vô thức đó được gọi là đã nhập Diệt Định vậy.

* Trước khi hóa thông:

Vị thiền giả muốn hóa hiện thần lực thì trước hết phải nhập thiền cơ (paadakajhaana) bằng cách chú nguyện rằng “Ngũ thiền sắc giới nào tôi đã chứng đạt xin hãy khởi lên nơi tôi” rồi vị ấy chú niệm vào kasi.na (không dùng án xứ khác được) quy trình xuất hiện của ngũ thiền này như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, rồi tâm ngũ thiền sắc giới sẽ khởi lên liên tục, hết cái này đến cái khác, suốt thời gian một sao hay một giây (vinaadii, naadii). Đây là thiền cơ vậy.

Khi xuất khỏi ngũ thiền thì liền chú nguyện điều mình muốn hóa hiện, như muốn phi hành trên không chẳng hạn thì chú nguyện rằng “xin cho cơ thể tôi hãy bay bổng lên không” hoặc nếu muốn nhìn thấy cõi địa ngục thì chú nguyện “xin cho tôi thấy được nếp sinh hoạt dưới địa ngục”… Nói chung muốn làm cái gì thì ước nguyện cái đó. Tâm lộ diễn tiến trong lúc đang ước nguyện được gọi tên là parikammaviithi, quy trình của nó như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý, 7 đổng lực rồi trở lại hữu phần chủ quan, cứ theo khuôn mẫu này Parikammaviithi tái hiện vô số lần.

Sau khi ước nguyện xong, tức là lúc các tâm lộ Parikammaviithi đã chấm dứt thì vị thiền giả lại nhập thiền cơ một lần nữa, diễn biến của tâm lộ thiền cơ này cũng giống như ở tâm lộ thiền cơ thứ nhất khi vừa xuất khỏi thiền cơ bận nhì thì tâm lộ hóa thông xuất hiện (Abhi~n~naaviithi), đồng thời những gì thiền giả đã ước nguyện khi nãy bây giờ đều thành tựu. Diễn biến của tâm lộ hóa thông như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, một tâm thông (chỉ một sát-na thôi) rồi hữu phần tái khởi.

Bây giờ bàn về vấn đề “giấc ngủ say có thể được gọi là Bhavangasamaapatti hữu phần định – hay không?” Điều có chắc chắn không thể được, ta chỉ có thể gọi giấc ngủ là Bhavangapatti hay Bhavangapaata mà thôi, bởi vì cái lạc trong giấc ngủ hầu hết chúng sanh ai cũng thưởng thức được riêng về Samaapattisukha (định lạc) thì không phải ai muốn thưởng thức cũng được, định lạc không phải là thứ an lạc phổ cập đến mọi chúng sanh. Chỉ cần cái danh từ để gọi nó cũng đủ để ta hiểu rõ điều đó. Samaapatti có nghĩa là tham dự vào cái gì tham dự vào cảnh ưu việt.

Puc: Hãy kể rõ những động lực kiên cố (appanaajavana) sanh kế tục các đại thiện tương ưng trí hỷ thọxả thọ (mỗi bên 2) và những động lực kiên cố sanh kế tục các tâm đại tố tương ưng trí hỷ thọ xả thọ. Đồng thời trưng dẫn một câu Paali chứng minh.

Vis:

– Có 32 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại thiện hỷ thọ tương ưng trí 4 đại thiện sắc giới hỷ thọ, 16 Thánh Đạo hỷ thọ 12 Thánh quả hỷ thọ.

– Có 12 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại thiện xả thọ tương ưng trí: 5 ngũ thiền hiệp thế, 4 Thánh đạo ngũ thiền 3 Thánh quả hữu học ngũ thiền.

– Có 8 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại tố hỷ thọ tương ưng trí: 4 Tố sắc giới hỷ thọ, 4 La Hán quả hỷ thọ.

– Có 6 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 đại tố xả thọ tương ưng trí: 5 tố ngũ thiền và La Hán Quả ngũ thiền.

Đây là câu Paali chứng minh:

Dvatti.msa sukhapu~n~namhaa

Dvaadasopekkhaa para.m

Sukhitakriyato a.t.tha

Cha sambhonti upekkhakaa!

Puc: Hãy dịch giải câu kệ sau đây:

Puthujjhanaana sekkhaana.m

Kaamapu~n~natihetuko

Tihetukaamakriyato

Viitaraagaanamappanaa.

Vis: Có 44 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 tâm đại thiện tương ưng trí của phàm phu tam nhân cùng Thánh hữu học và chỉ có 14 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La hán.

* Trong trường hợp thứ nhất ta phải hiểu rằng nếu tính chung thì bảo là có 44 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 2 đại thiện tương ưng trí của phàm tam nhân cùng ba tầng thánh hữu học nhưng nếu tính chi tiết thì ta phải lấy số 44 ấy phân thành bốn trường hợp nhỏ:

a) Có 14 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục đại thiện tương ưng trí của phàm tam nhân là 9 thiện Đáo đại và 5 tâm Sơ đạo, nghĩa là đối với phàm tam nhân nếu tu chỉ thì có thể chứng đạt các tầng thiền sắc giới, còn nếu tu Quán thì cũng có thể chứng ngộ thành bậc Dự Lưu.

b) Có 19 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục Đại thiện tương ưng trí của bậc Dự Lưu: 9 thiện Đáo đại, 5 tâm Nhất lai đạo, và 5 tâm Sơ quả. Cách hiểu cũng giống như trên.

c) Có 19 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục đại thiện tương ưng trí của bậc Nhất lai là 9 thiện Đáo đạo, 5 tâm Tam Đạo và 5 tâm Nhất lai quả.

d) Có 19 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục tâm đại thiện tương ưng trí của bậc bất lai là 9 thiện Đáo đại, 5 tâm Tứ đạo và 5 tâm Tam Quả.

* Đối với trường hợp thứ hai , ta phải hiểu rằng 14 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La Hán chính là 9 tâm Tố Đáo đại và 5 tâm Tứ quả, và đây là những trường hợp mà 14 đổng lực kia sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La Hán.

a) Khi chứng đạt thiền Hiệp thế lần đầu tiên trong đời, vào tâm lộ Aadikajhaanaviithi của vị Tứ quả, 9 Tố đáo đại sanh kế tục một đại tố tương ưng trí nào đó.

b) Khi vị A La Hán có thiền muốn nhập định Hiệp thế thì vào tâm lộ Samaapattiviithi 9 Tố đáo đại sẽ sanh kế tục một trong 4 đại tố tuơng ưng trí.

c) Khi vị La Hán muốn hóa thông thì trong tâm lộ Abhi~n~naaviithi tâm tố sắc giới ngũ thiền sẽ sanh kế tục đại tố tương ưng.

d) Khi vị La Hán muốn nhập thiền Diệt thì 9 Tố đáo đại sẽ sanh kế tục đại Tố tương ưng, trong lộ Nirodhasamaapattiviithi.

e) Khi vị La Hán muốn nhập Quả định (Phalasamaapattiviithi) thì một trong 5 tâm Tứ Quả sẽ sanh kế tục đại tố tương ưng trí (dĩ nhiên chỉ là một trong bốn), trong lộ Phalasamaapattiviithi.

Puc: Có bao nhiêu tâm lộ Paccavekkha.naviithi (phản khán) sanh kế tục Maggaviithi (tâm lộ đắc đạo)? Đồng thời hãy phân định rõ ràng 11 tâm na cảnh theo cảnh và người.

Vis:

– Có tất cả 368 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ đắc Đạo: 92 lộ sanh kế tục tâm lộ chứng Sơ đạo, 92 lộ sanh kế tục tâm lộ đắc nhị đạo, đối với hai tầng Thánh Đạo sau mỗi tầng cũng đều có 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục.

– Bây giờ phân định 11 tâm na cảnh theo cảnh: Tâm quán sát xả thọ quả bất thiện biết được 6 cảnh dục xấu (ani.t.thaaramma.na), tức 6 cảnh dục trong dạng bất toại. Tâm Quan sát xả thọ quả thiện và 4 đại quả xả thọ biết được 6 cảnh dục (kaamadhammaaramma.na) tương đối tốt (i.t.thamajjharamma.na); tâm quan sát hỷ thọ quả thiện và 4 đại quả hỷ thọ biết được 6 cảnh Dục cực tốt.

3 tâm na cảnh vô nhân (Ahetukatadaa) sanh được 8 hạng người (trừ 4 người đạo); 4 tâm Na cảnh hữu nhân bất tương ưng trí sanh được nơi 7 người (trừ người khổ); 4 tâm Na cảnh hữu nhân tương ưng trí có thể sanh ở 5 hạng người (trừ người khổ, người lạc vô nhân và người nhị nhân).

Minh chú:

Sở dĩ nói 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ chứng đạt sơ đạo là tính như sau: Trước hết lấy Đạo, Quả, Níp-bàn cộng lại thành ra 3 (ba) rồi nhân với 4 tâm đại thiện tương ưng trí thành ra 12. Sau đó mới lấy 10 phiền não (gom chung những phiền não đã diệt và chưa diệt) đem nhân với 8 tâm đại thiện thành ra 80. Ta lại lấy 80 này cộng với 12 kể trên, thế là có được con số 92 tâm lộ. cách tính của 2 tầng thánh đạo tiếp theo cũng theo mẫu trên.

Bây giờ tính qua 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ chứng đạt Tứ Quả trước hết ta lấy Đạo, Quả, Níp-bàn cộng lại thành 3 rồi nhân với 4 đại Tố tương ưng trí để được 12 Ta lấy mười phiền não đã diệt nhân với 8 đại tố thành ra 80, lấy 80 này nhân với 12 trên, ta có được 92 tâm lộ.

Puc: Hãy kể rõ những đổng lực nào sanh một lần, hai lần, bốn lần, năm lần, sáu lần, bảy lần, tám lần trong một tâm lộđồng thời hãy kể tên các tâm lộ.

Vis:

a) Có tất cả 26 đổng lực chỉ sanh một lần (tức chỉ có mặt 1 sát-na) trong một tâm lộ: 9 thiện đáo đại và 9 Tố Đáo Đại trong Aadikammikajhaanaviithi, 4 tâm đạo trong Maggaviithi, 2 tâm thông trong Abhi~n~naaviithi, tâm Tam quảTứ quả trong lúc vừa xuất khỏi thiền diệt,

b) Có 6 tâm đổng lực chỉ hiện khởi 2 lần trong một tâm lộ:

– 4 tâm Thánh Quả của người độn căn trong Maggaviithi.

– Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng và tâm tố phi tưởng phi phi tưởng trong lúc khởi nhập thiền Diệt (Nirodhasamaapattiviithi).

c) Có 12 tâm đổng lực hỷ hiện khởi qua 3 sát-na trong một tâm lộ:

– 4 đại thiện tương ưng trí của người lợi căn trong giai đoạn Upacaarasamaadhi của tâm lộ Maggaviithi, Aadikammikajhaana, Phalasamaa pattiviithi,jhaanasamaapattiviithi, Paadakajhaanaviithi, Abhi~n~naavithi, Nirodha samaapattiviithi.

– 4 tâm đại tố tương ưng trí của bậc La hán lợi căn trong giai đoạn Upacaarasamaadhi của Aadikammikajhaanaviithi, Phalasamaapattiviithi, Jhaanasamaapattiviithi, Paadakajhaanaviithi, Abhi~n~naavithi, Nirodhasa maapat- tiviithi.

– 4 Thánh quả của người lợi căn trong tâm lộ Maggaviithi.

d) Có 8 tâm đổng lực hỷ có mặt qua 4 sát-na trong một tâm lộ:

– 4 đại thiện tương ưng trí của người độn căn trong giai đoạn upacaarasasaadhi của Maggaviithi, Aadikammikajhaanaviithi, phalasa maapat tiviithi, jhaanasamaapattiviithi, paadakajhaanaviithi, abhi~n~naaviithi, vaa Nirodhasamaapat tiviithi.

– 4 đại tố tương ưng trí của bậc La Hán độn căn trong giai đoạn upacaarasamàdhi ở Aadikammikajhaanaviithi phalasamaapattiviithi, jhaanasa- maapattiviithi, paadakajhaanaviithi, abhi~n~naaviithi, nirodhasamaapattiviithi. Hoặc cũng 4 tố tương ưng trí này mà khởi lên trong Paccavekkhanaaviithi của đức Thế Tôn trong lúc Ngài hóa thông một cách cấp bách như vào dịp thị hiện song thông chẳng hạn.

e) Có 29 đổng lực chỉ có mặt qua 5 sát-na trong một tâm lộ:

– 4 đại thiện tương ưng và 4 đại tố tương ưng trí trong paccavekkha.naviithi của chư Thinh văn vào những lúc hóa thông đặc biệt (visesakara.nii).

– 29 đổng lực Dục giới trong lúc cận tử (mara.naasannakaala), lúc hôn mê bất tỉnh (mucchaakaala, visa~n~niibhuutakaala).

– 20 đổng lực dục giới (trừ 8 đại tố và Tiếu Sinh) trong thời Atitaru.nakaala.

f) Có 29 đổng lực có mặt qua 6 sát-na trong một tâm lộ đó là 29 đổng lực Dục giới (Kaamajavana) trong Mahantaaramma.naviithi và vibhuutaaramma.naviithi lúc bình thường (pakativelaa).

g) 29 đổng lực Dục giới cũng có trường hợp xuất hiện qua 7 sát-na trong một tâm lộ như ở Atimahantaaramma.naviithi,mahantaaramma-.naviithi, ativibhuutaaramma.naviithi, vibhuutaaramma.naviithi lúc bình thường.

h) Có 22 đổng lực có mặt từ 8 sát-na trở lên trong một tâm lộ đó là 22 đổng lực kiên cố (trừ Magajavana và Abhi~n~naajavana) trong lúc nhập thiền định (jhaanasamaapatti viithi), Quả định (Phalasamaapatti viithi).

– Hai tâm thiện và tố sắc giới ngũ thiền trong Paadakajhaanaviithi cũng có mặt trên 8 sát-na.

Puc: Tại sao đối với các đổng lực kiên cố, nếu xuất hiện chớp nhoáng nhất thì chỉ có một sát-na, còn như xuất hiện tối đa thì vô số kể? Trong khi đại thiện và đại tố nếu xuất hiện chớp nhoáng nhất cũng phải là 3 sát-na còn thời hạn tái hiện tối đa chỉ có 7 sát-na? Và hãy cho biết tại sao các đổng lực bất thiện không thể có mặt dưới 5 sát-na trong bất cứ tâm lộ nào?

Vis: Sở dĩ các đổng lực kiên cố nếu xuất hiện chớp nhoáng chỉ có một sát-na là vì vào những trường hợp đó, với chừng ấy thời gian có mặt, chúng đã có thể làm tròn chức năng của mình mà không cần phải kéo dài thời gian lâu hơn. Chẳng hạn như trong tâm lộ chứng thiền (Aadikammikajhaana), tâm thiền chỉ cần khởi lên một sát-na cũng đủ để chấm dứt Dục chủng (Kaamagotta) và bước sang Đáo Đại hoặc trong tâm lộ đắc đạo (Maggaviithi) chỉ cần một sát-na Thánh Đạo thôi, cũng đủ để vượt qua phàm chủng, tiến lên Thánh chủng. Hay trong tâm lộ hiện thông, tâm thông chỉ khởi lên một sát-na cũng đủ để vị thiền giả có thể hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian cực ngắn như vậy nên đôi khi chúng chỉ xuất hiện qua một sát-na trong một tâm lộ thôi.

Nhưng một khi xuất hiện trong trường hợp tối đa thì các đổng lực kiên cố sẽ khởi lên vô số sát-na, là do sức mạnh ý muốn của thiền giả hoặc Thánh nhân, các vị muốn bao nhiêu thì chúng sẽ khởi lên bấy nhiêu.

Riêng về các đổng lực đại tố và đại thiện thì sở dĩ khởi lên theo định mức tối thiểu là 3 sát-na, tối đa là 7 sát-na bởi vì chúng là đổng lực Dục giới, trường hợp duy nhất để chúng có thể hiện khởi trên định mức tối thiểu là vào tâm lộ kiên cố của người lợi căn và vì không thể bắt cảnh một cách liên tục trong thời gian dài hạn nên chúng chỉ có mặt nhiều lắm là 7 sát-na trong một tâm lộ. Điều đó có nghĩa là năng lực (Aanubhaava) của đổng lực Dục giới dù gì cũng yếu kém hơn đổng lực kiên cố. Như đã giống cây nhỏ thì dù có trồng gieo ở đâu đi nữa, lúc phát triển hết mức cũng không thể nào to lớn bằng những loại cây lớn khác được.

Còn đối với các đổng lực bất thiện, sở dĩ chúng không thể hiện khởi dưới 5 sát-na trong một tâm lộ vì không bao giờ các đổng lực kiên cố (appanaajavana) lại sanh kế tục đổng lực bất thiện, lại nữa chúng cũng không bao giờ có mặt trong một tâm lộ Paccavekkha.naviithi thì làm sao lại có thể xuất hiện dưới 5 sát-na:

Puc: Tại sao trong tâm lộ ngũ môn các tâm khách quan (viithicitta) lại có tới 7 thứ: Khai ý môn… , Na cảnh. Trong khi ở tâm lộ ý môn thì chỉ có 3 thôi: Khai ý môn, đổng lực, na cảnh? Hãy phân định 55 Tâm đổng lực trên Người và Cõi.

Vis: Sở dĩ ở trong lộ ngũ môn, tâm khách quan có đến 7 thứ mà tâm lộ ý môn chỉ có 3 là vì xét về khía cạnh sức mạnh. ngũ môn yếu hơn ý môn. Tức là do ngũ môn là sắc, còn ý môn là danh nên dĩ nhiên ngũ môn làm sao mạnh bằng ý môn. Lại nữa, tâm khách quan bên tâm lộ ngũ môn phải dựa vào cảnh lớn mới có thể khởi lên, tâm đổng lực bên lộ ngũ môn phải nhờ các tâm khách quan kia đón nhận, sàng lọc cảnh kỹ lưỡng mới khởi lên được. Còn các tâm khách quan (vii thicitta) bên tâm lộ ý môn thì không cần phải nương cảnh lớn nếu có nương thì chỉ nương vào tâm thôi, mà tâm thì thuộc Danh pháp, mạnh hơn Sắc pháp, cho nên các đổng lực ở đây không cần phải nhờ vã đến nhiều tâm khách quan mới có thể sanh khởi, mà chỉ cần khai ý môn hiện khởi để ly khai cảnh cũ, đón nhận cảnh mới thì đổng lực đã có thể xuất hiện được.

* Sau đây là 55 tâm đổng lực được phân số theo từng hạng người và từng cõi:

– Có 20 đổng lực có thể sanh nơi 4 đọa xứ (Apaayabhuumi) là 12 tâm bất thiện, 8 tâm đại thiện.

– Cả 55 tâm đổng lực đều có thể hiện khởi ở 7 cõi dục giới thiện thú (Kaamasugatibhuumi).

– Có 53 đổng lực có thể hiện khởi ở mười cõi Phạm thiên hữu sắc (trừ năm tịnh cưvô tưởng): 10 bất thiện (trừ 2 tâm sân), tâm tiếu sinh, 8 đại thiện, 8 đại tố, 9 thiện đáo đại, 9 tố đáo đại, 8 đổng lực siêu thế (Lokuttarajavana).

– Có 43 đổng lực có thể hiện khởi ở năm cõi Tịnh cư: 4 tham bất tương ưng kiến, si phóng dật, tâm sinh tiếu, 8 đại thiện, 8 đại tố, 9 thiện đáo đại, 9 tố đáo đại 3 đổng lực Siêu ThếA Na Hàm quả; La-Hán Đạo và La Hán Quả.

– Có 41 đổng lực có thể sanh ở cõi hư không vô biên xứ là 10 bất thiện tâm (trừ 2 sân), 8 đại thiện, 8 đại tố, 4 thiện vô sắc, 4 tố vô sắc, 7 đổng lực siêu thế (trừ Sơ đạo).

– Có 39 đổng lực có thể sanh ở cõi thức vô Biên Xứ: 10 bất thiện (trừ 2 sân), 8 đại thiện, 8 đại tố, 6 đổng lực vô sắc (trừ thiện và tố Hư không vô biên xứ), 7 đổng lực siêu thế (trừ Sơ Đạo).

– Có 37 đổng lực có thể sanh ở cõi vô sở hữu xứ là 10 bất thiện (trừ 2 sân), 8 đại thiện, 8 đại tố, 4 đổng lực vô sắc (thiện và tố vô sở hữu xứ, Thiện và Tố Phi tưởng phi phi tưởng), 7 đổng lực siêu thế (trừ Sơ đạo).

– Có 35 đổng lực có thể sanh ở cõi phi tưởng phi phi tưởng : 10 bất thiện (trừ 2 sân), 8 đại thiện, 8 đại tố, thiện Phi tưởng phi phi tưởng, Tố Phi tưởng phi phi tưởng, 7 đổng lực siêu thế (trừ sơ đạo).

* 55 đổng lực phân bố theo 12 hạng người:

1) Người khổ, người lạc vô nhân, người nhị nhân có được 20 đổng lực: 12 bất thiện, 8 đại thiện.

2) Người tam nhân có được 29 đổng lực: 12 bất thiện, 8 đại thiện, 9 thiện đáo đại.

3) Bậc dự-lưu quả có được 25 đổng lực: 7 bất thiện (trừ 4 tham tương ưng kiến và si hoài nghi), 8 đại thiện, 9 thiện đáo đại, tâm Sơ quả.

4) Bậc Nhất lai quả có được 25 đổng lực: 7 bất thiện (trừ 4 tham hợp tà kiến và si hoài nghi), 8 đại thiện, 9 thiện đáo đại, tâm sơ quả nhất Lai.

5) Bậc Bất lai quả có được 23 đổng lực: 4 tham bất tương ưng kiến, si phóng dật, 8 đại thiện, 9 thiện đáo đại, tâm tam quả.

6) Bậc La Hán Quả có được 19 đổng lực là tiếu sinh, 8 đại tố, 9 tố đáo đại, tâm Tứ Quả.

7) Mỗi bậc thánh đạo đều chỉ có một tâm đổng lực duy nhấttâm Đạo tương ứng.

Puc: Có bao nhiêu mara.naasannaviithi thuộc ngũ môn và ý môn?

Vis:

a) Có cả thảy 20 tâm lộ Pa~ncadvaaramara.naasannaviithi cakkhu- dvaaramara.naasannaviithi có 4 trường hợp:

– Đổng lực, na cảnh, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, na cảnh, tử tâm.

– Đổng lực, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, tử tâm.

4 tâm lộ ngũ môn còn lại mỗi cái cũng có 4 trường hợp như vậy, nên ta nói: Có tất cả 20 tâm lộ cận tử ngũ môn (5 tâm lộ ngũ môn nhân với 4 trường hợp).

Chú ý: Bậc Tam QuảTứ Quả không bao giờ mệnh chung bằng tâm lộ cận tử ngũ môn.

b) Manodvaaramara.naa sannaviithi được phân ra hai trường hợp lớn:

– Của phàm phu và Thánh hữu học.

– Của bậc A La Hán.

—o0o—

Phần [04.c]

(tiếp theo)

TÂM LỘ

TÂM LỘ CẬN TỬ

* Tâm lộ cận tử của phàm phu và Thánh hữu học lại được chia ra 4 trường hợp nhỏ:

– Đổng lực, na cảnh, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, na cảnh, tử tâm.

– Đổng lực, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, tử tâm.

Chú ý:

Trong tâm lộ cận tử ngũ môntâm lộ cận tử ý môn đúng ra cũng có trường hợp cũng hữu phần khách, nhưng không cần thiết phải kể ra ở đây.

* Tâm lộ cận tử ý môn của bậc La Hán được chia thành hai trường hợp lớn: Tâm viên tịch sanh kế tục một loạt đổng lực dục giới và tâm viên tịch sanh kế tục một loạt đổng lực kiên cố. Trường hợp thứ nhất gọi là tâm lộ viên tịch (parinibbaanaviithi) thông thường, trường hợp thứ hai được gọi là tâm lộ viên tịch đặc biệt. Có tất cả 4 tâm lộ viên tịch thông thường:

– Đổng lực, na cảnh, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, na cảnh, tử tâm.

– Đổng lực, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, tử tâm.

Có cả thảy 4 tâm lộ viên tịch đặc biệt :

– Jhaanasamanantaraviithi (lộ viên tịch liên thiền).

– Paccavekkhanasamanantaraviithi (lộ viên tịch liên phản khán).

– Abhi~n~naasamanantaraviithi (lộ viên tịch liên thông).

– Jiivitasamasiisiiviithi (lộ viên tịch chí mạng).

Minh giải:

1) Có tất cả 36 tâm lộ viên tịch liên thiền: Muốn có được con số 36 đó, trước hết ta phải lấy 2 trường hợp viên tịch sau đây:

-Tâm thiền, tâm tử.

– Tâm thiền hữu phần, tâm tử.

Đem nhân với 9 tố đáo đại thành ra 18, ta lại lấy 18 này nhân với hai hạng độn căn lợi căn thì sẽ có ngay 36 tâm lộ viên tịch liên thiền.

2) Tâm lộ viên tịch liên phản khán có cả thảy 48, và tất cả cũng dựa trên hai cách viên tịch:

– Đổng lực, tử.

– Đổng lực, hữu phần, tử tâm.

Muốn biết Sở-do của con số 48 trên đây; trước hết ta phải hiểu hai cách viên tịch vừa nêu luôn khởi lên trong lúc phản khán chi thiền, do đó:

– Có 10 tâm lộ viên tịch liên phản khán sanh kế tục sơ thiền Tố.

– Có 8 tâm lộ viên tịch liên phản khán sanh kế tục nhị thiền Tố.

– Có 6 tâm lộ viên tịch liên phản khán sanh kế tục tam thiền Tố.

– Có 4 tâm lộ viên tịch liên phản khán sanh kế tục tứ thiền Tố.

– Có 20 tâm lộ viên tịch liên phản khán sanh kế tục ngũ thiền Tố.

Cộng tất cả lại, ta có được 48 tâm lộ viên tịch liên phản khán.

3) Chỉ có 4 tâm lộ viên tịch liên thông thôi, tức là ta lấy hai hạng độn căn, lợi căn đem nhân với 02 cách viên tịch sau đây:

– Thông Tố, Tử tâm.

– Thông Tố, Hữu phần, tử tâm.

4) Tâm lộ viên tịch chí mạng đó có tất cả 22, được phân thành 4 trường hợp:

– Quán xét Đạo Quả, Níp-bàn rồi viên tịch theo mô thức Đổng lực nối liền tâm tử”.

– Quán xét Đạo Quả, Níp-bàn rồi hữu phần mô thức “Đổng lực -hữu phần- tử”.

Hai mô thức viên tịch này chỉ có 2 tâm lộ thôi.

– Quán xét 10 phiền não đã diệt rồi viên tịch, đây là mô thức “đổng lực nối liền tâm tử”. Mô thức này có 10 tâm lộ.

– Quán xét 10 phiền não đã diệt rồi hữu phần xen vào trước khi tâm tử khởi lên. Đây là mô thức “đổng lực – Đổng lực – hữu phần – Tử”. Mô thức này cũng có 10 tâm lộ.

Trong 22 tâm lộ viên tịch chí mạng này, 2 tâm lộ đầu chắc chắn phải khởi lên nơi một vị đắc đạo chí mạng (Jiivitasamasiisiipuggalaa), dĩ nhiên, chỉ một trong hai thôi. Còn 20 tâm lộ sau thì bất định.

Vậy tổng kê lại, có tất cả 138 tâm lộ cận tử:

– 20 tâm lộ cận tử ngũ môn.

– 4 tâm lộ cận tử ý môn của phàm nhân và 3 thánh hữu học.

– 4 tâm lộ viên tịch thông thường

-110 tâm lộ viên tịch đặc biệt.

-ooOoo-

VẤN ĐÁP

Puc: Có bao giờ đổng lực Dục giới và đổng lực kiên cố lại sanh chung trong một tâm lộ hay không? Trường hợp nào? Và trong lúc sanh chung trong một tâm lộ như vậy, cảnh sở tri của 2 thức đổng lực có khác nhau hay không? Hãy giải rõ.

Vis: Đổng lực dục giới và đổng lực kiên cố sanh chung nhau các tâm lộ sau đây: Aadikammikajhaanaviithi, jhaanasamaapattiviithi, paadaka- jhaanaviithi, abhi~n~naaviithi, phalasamaapattiviithi, nirodhasamaapattiviithi. Và trong những lúc sanh chung 1 tâm lộ như vậy, đôi khi cảnh sở tri của hai thứ đổng lực khác nhau, đôi khi cũng giống nhau, hoặc có lúc cảnh sở tri của hai thứ đổng lực vừa khác nhau mà cũng vừa giống nhau dù chỉ trong một tâm lộ. Sau đây sẽ chứng minh từng trường hợp:

1) Tương ngộ nhưng cảnh sở tri bất đồng:

Tuy cùng gặp nhau trong một tâm lộ phalasamaapattiviithi nhưng các đổng lực dục giới thì biết cảnh danh sắc hữu vi, còn các đổng lực kiên cố thì lại biết cảnh vô vi pháp.

2) Tương ngộ mà cảnh sở tri cũng tương đồng:

Trong các tâm lộ sau đây, đổng lực dục giới và đổng lực kiên cố đều cùng biết một thứ cảnh như nhau, về cả chế định lẫn chân đế: paadakajhaanaviithi, abhi~n~naaviithi, nirodhasamaapattiviithi.

3) Tương ngộ mà cảnh sở tri vừa bất đồng cũng vừa tương đồng:

Trong tâm lộ đắc đạo (Maggaviithi) các tâm: chuẩn bị, cận hành, thuận thứ thì biết cảnh hửu vi pháp; còn chuyển tộc, dũ tịnh, tâm đạo, tâm quả thì biết cảnh vô vi pháp.

Chú ý: Tâm tam quả, tứ quảxuất hiện sau khi vừa xả thiền diệt tuy có cảnh sở tri khác với các tâm bất thiện, thiện hiệp thế, đổng lực tố nhưng điều đó không có can hệ gì bởi lúc ấy là thời điểm mới vừa xuất khỏi thiền diệt.

Puc: Các ngài A Xà Lê uyên thâm về tâm pháp bảo rằng: “Theo qui luật, tâm khách quan (vii thicitta) phải nhờ khai ý môn tiến dẫn cảnh sở-tri đến, chúng mới có thể sanh lên để tri nhận bằng không thì chẳng sanh lên được”. Điều nầy có đúng với mọi trường hợp hay không? Hãy giải thích. Đồng thời, hãy dịch nghĩa câu kệ sau đây:

Niraavajja.m katha.m citta.m.

Hoti neta.m hi sammatta.m.

Niyamo na vinaavajjaa.

Nirodhaa phaladassanaa.

Vis: Câu nói trên của chư vị A Xà Lê không phải đem áp dụng vào chỗ nào cũng được, nó chỉ đúng trong trường hợp các lộ ngũ môn và kaamavajanamanodvaaraviithi (lộ ý đổng lực dục giới) mà không có hữu phần khách. Khi nói như vậy, các ngài muốn ám chỉ hai trường hợp đó thôi. Bởi vì đối với các tâm lộ ngũ môn, và tâm lộ ý môn đổng lực dục giớihữu phần khách tâm khách quan tự động khởi lên mà chẳng cần tới sự giúp đỡ của khai ý môn. Những tâm sau đây cũng thế, cũng không cần tới khai ý môn: Chuyễn tộc và Dũ tịnh trong lộ đắc đạo; tâm quả trong tâm lộ nhập Quả định; Tam QuảTứ quả trong thời điểm vừa xuất khởi thiền diệt.

Sau đây là lời dịch cho câu kệ Paali trên: “Các tâm khách quan có thể nào xuất hiện mà không cần tới khai ý môn hay không? Có phải các Ngài A Xà Lê tiền bối đã chẳng nói gì tới trường hợp tâm khách quan bất cần khi ý môn mà vẫn có thể sanh lên? Ta phải nói rằng không có một cơ sở nào để xác quyết như vậy cả bởi điều hiển nhiên mà ai cũng thấy đó là trường hợp 2 tâm Tam Quả Tứ Quả xuất hiện khi vừa xuất thiền diệt chúng có cần tới khai ý môn đâu nào”.

Puc: Hãy dịch nghĩa 2 bài kệ Paali sau đây:

* Kaame javanasattaana.m

Balaana.m niyame satii

Vibhuute timahante ca

Tadaaramma.namiirita.m

* Sattakkhattu.m parittaani

Maggabhi~n~naa saki.m mataa

Avasesaani labhati

Javanaani bahuunipi.

Vis: ở câu kệ thứ nhất ta phải hiểu rằng một khi hội đủ ba tiêu chuẩn liên hệ Kaamabhuumi; Đổng lực, chúng sanh và cảnh thì cảnh rất rõ, cảnh rất lớn và na cảnh mới xuất hiện được.

Ở câu kệ thứ hai ta phải hiểu rằng Đổng lực Dục giới sanh nhiều lắm là 7 sát-na, tâm đạo và tâm thông chỉ có thể xuất hiện qua một sát- na; các đổng lực còn lại, là tâm thiền và tâm quả siêu thế thì có thể hiện khởi qua thật nhiều sát-na.

Puc: Có cả thảy bao nhiêu tâm khách quan (viithicitta) và tâm chủ quan (viithimuttacitta)? Hãy kể rõ và phân định chúng theo Người, Cõi !

Vis: Có tất cả 80 tâm khách quan: 54 tâm Dục giới, 9 thiện đáo đại, 9 tố đáo đại, 8 siêu thế. Còn tâm chủ quan thì chỉ có 19 thôi: 2 tâm Suy Đạc xả thọ, 8 tâm đại quả, 9 tâm quả đáo đại. Không có một thứ tâm nào nữa ngoài ra 2 thứ tâm này và điều nên nhớ là 2 tâm Quan-sát (suy đạc) xả thọ cùng 8 tâm đại quả vừa được kể là tâm khách quan mà cũng vừa được xem là tâm chủ quan.

* Nói trên cõi thì ở 11 cõi Dục giới có đủ cả 80 tâm khách quan. Ở 15 cõi sắc giới (trừ Vô tưởng) có được 64 tâm khách quan là 38 tâm dục giới (trừ 2 sân, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, 8 đại quả), 9 thiện đáo đại, 9 tố đáo đại và 8 tâm siêu thế. ở 4 cõi vô sắc có được 42 tâm khách quan là 10 tâm bất thiện (trừ 2 sân), khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đạïi tố, 4 thiện vô sắc, 4 tố vô sắc và 7 tâm siêu thế (trừ sơ đạo).

* 80 tâm khách quan phân bố theo 12 hạng người:

– Người khổ có được 37 tâm khách quan là 12 tâm bất thiện, 17 tâm vô nhân (trừ tiếu sinh), và 8 tâm Đại thiện.

– Người lạc vô nhân và người nhị nhân có được 41 tâm khách quan: 12 tâm bất thiện, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh) 8 đại thiện và 4 tâm đại quả bất tương ưng trí.

– Người tam nhân có được 54 tâm khách quan: 12 tâm bất thiện, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại quả, 9 thiện đáo đại.

– Bậc Dự Lưu và bậc Nhất lai có được 50 tâm khách quan; 7 tâm bất thiện (trừ 4 tham tương ưng tà kiến và si hoài nghi), 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 đại thiện, 8 đại quả, 9 thiện đáo đại, tâm sơ quả (nếu là Dự lưu), tâm nhị quả (nếu là Nhất lai).

– Bậc Bất lai có được 48 tâm khách quan: 4 tham ly tà kiến, si phóng dật, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 đại thiện, 8 đại quả, 9 thiện đáo đại, tâm tam quả.

– Bậc La Hán có được 44 tâm khách quan là 18 tâm vô nhân, 8 đại tố, 8 đại quả, 9 tố đáo đại, tâm tứ quả.

– 4 người đạo, mỗi người chỉ có một tâm khách quan duy nhấttâm đạo tương ứng với mỗi tầng thánh vức.

Bây giờ nói qua tâm chủ quan, có tất cả 19 tâm và chúng phân bố theo NGƯỜI, CÕI như sau: Trước hết nói qua NGƯỜI:

– Người khổ có được một tâm chủ quan duy nhất đó là tâm Suy đạc xả thọ quả bất thiện.

– Người lạc vô nhân có được một tâm chủ quan duy nhất đó là tâm suy đạc xả thọ quả thiện.

– Người nhị nhân có được 4 tâm chủ quan là 4 tâm đại quả ly trí, nhưng nên nhớ là mỗi người chỉ có thể có một trong bốn tâm đó thôi.

– Người tam nhân và 4 thánh quả trong cõi dục có được 4 tâm chủ quan, tức là một trong 4 tâm đại quả tương ưng trí.

– Người tam nhân và 4 người quả ở 15 cõi hữu tưởng Sắc giới có được 5 tâm chủ quan, tức là mỗi người có được một trong 5 tâm quả Sắc giới.

– Người tam nhân và 4 quả ở cõi Vô Sắc giới có được 4 tâm chủ quan, tức là mỗi người cũng chỉ có 1 trong 4 tâm quả Vô Sắc Giới.

* Tâm chủ quan phân bố theo các cõi:

– 4 đoạ xứ (Abaayabhuumi) chỉ có được một tâm chủ quan là tâm Suy Đạc thọ xả quả thiện.

Cõi người và cõi Tứ thiên Vương có được 9 tâm chủ quan là Suy Đạc xả bất thiện và 8 đại quả.

– Năm tầng Dục thiên trên có được 8 tâm chủ quan là 8 đại quả.

– Tầng sơ thiền chỉ có 1 tâm chủ quan: Tâm quả Sơ thiền.

– Tầng nhị thiền có được 2 tâm chủ quan là tâm quả nhị thiền, tâm quả tam thiền.

– Tầng tam thiền chỉ có 1 tâm chủ quan duy nhất là tâm quả tứ thiền.

– Tầng tứ thiền (trừ vô tưởng) chỉ có một tâm chủ quan duy nhất là tâm quả ngũ thiền sắc giới.

– Ở 4 cõi Vô sắc, mỗi cõi cũng chỉ có 1 tâm chủ quan tương ứng tầng thiền của mình.

Puc: Hãy dịch nghĩa 2 câu kệ dưới đây:

* Asekkhaana.m catucattaa.liise

Sekhaanamuddise cha

Pa~n~naasaavassesaana.m

Catupa~n~naasa sambhavaa

* Asiiti viithicittaani

Kaame ruupe yathaaraham

Catusa.t.thi tathaaruupe

Dvecattaa.liisa labbhare .

Vis:

* Bậc Thánh vô học (A la hán) có nhiều lắm là 44 tâm khách quan, chư thánh hữu học có tối đa là 56 tâm khách quan.

* Ở 11 cõi Dục Giới, có được 80 tâm khách quan dĩ nhiên là phải được phân bố tương ứng với từng hạng người.

* Ở 15 cõi sắc giới hữu tưởng có cả thảy 64 tâm khách quan, dĩ nhiên cũng được phân bố tương ứng.

* Ở 4 cõi vô sắc giới có tất cả 42 tâm khách quan và cũng được phân bố tương ứng.

Puc: Hãy kể rõ tâm nào có thể sanh khởi ở các hạng người sau đây:

– Người Khổ, người Lạc Vô Nhân, người Nhị Nhân, người Tam Nhâncõi Dục Giới không có đắc thiền, người Tam Nhâncõi Dục Giới và có chứng thiền, người Tam Nhân ở cõi sắc giới không có thiền, người Tam Nhân ở cõi Sắc Giới và có chứng thiền, người Tam Nhân ở cõi Vô Sắc không có thiền, người Tam Nhân ở cõi Vô sắc và có chứng thiền.

Vis:

1) Người khổ có được 37 tâm: 12 tâm Bất Thiện, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 đại thiện.

2) Người lạc vô nhân và người nhị nhân có được 41 tâm là 12 bất thiện, 17 vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 đại thiện, 4 đại quả ly trí.

3) Người Tam Nhân vô thiền ở cõi Dục Giới có được 45 tâm là 45 tâm Dục giới trừ ra Tiếu Sinh và 8 đại tố.

4) Người Tam Nhân hữu thiền ở cõi Dục giới có được 45 tâm là 45 tâm Dục giới (ngoài ra Tiếu sinh cùng 8 đại tố), và 9 thiện đáo đại.

5) Người Tam Nhân vô thiền ở cõi sắc giới có được 30 tâm là: 10 bất thiện (trừ 2 sân), 11 vô nhân (trừ tỷ thức, thiệt thức, thân thức, Tiếu sinh), 8 đại thiện, và 1 tâm quả sắc giới nào đó tương ứng với cõi đang ở.

6) Người Tam Nhân hữu phiền ở cõi sắc giới có được 39 tâm là 30 tâm căn bản và 9 thiện đáo đại.

7) Người Tam Nhân vô thiền ở cõi vô sắc giới có được 20 tâm là 10 bất thiện (trừ 2 sân), khai ý môn, 8 đại thiện, một tâm quả vô sắc giới nào đó tương ứng.

8) Người Tam Nhân hữu thiền ở cõi vô sắc giới có được 24 tâm nếu tính tổng quát; nếu tính chính xác thì chỉ có 21 tâm, tức 20 tâm căn bản cộng với 1 tâm thiền đổng lực nào đó tương ứng.

Puc: Có bao nhiêu tâm lộ viên tịch bằng đổng lực dục giới? Hãy giải rõ 4 trường hợp viên tịch sau đây:

Jhaanasamanantaraviithi, paccavekkha.na samanantaraviithi, abhi~n~naasamanantaraviithi, Jiivitasamasii- siiviithi.

Vis: Có tất cả 4 tâm lộ viên tịch bằng đổng lực dục giới:

– Đổng lực, na cảnh, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, na cảnh, tử tâm.

– Đổng lực, hữu phần, tử tâm.

– Đổng lực, tử tâm.

Sau đây sẽ giải rõ 4 trường hợp viên tịch đặc biệt:

A- JHAANASAMANANTARAVIITHI

Nếu muốn viên tịch bằng cách này thì trước hết vị La hán phải nhập thiền định (Jhaanasamaapattiviithi) để làm tịnh chỉ các khổ thọ trong cơ thể tâm lộ nhập thiền định này diễn ra như sau: Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tộc (4 sát-na này do 1 đại tố nào đó lần lượt đóng vai), sau chuyển tộc thì một trong 9 tố đáo đại sẽ khởi lên bắt cảnh án xứ (như Kasina chẳng hạn). Tâm tố này sẽ xuất hiện qua ít hay nhiều sát-na tùy theo ý muốn của đương sự. Tâm tử sẽ kế tục sát-na đổng lực cuối cùng, không qua một hữu phần trung gian nào cả.

B- ABHI~N~NAASAMANANTARAVIITHI

Muốn hóa hiện thần lực trước khi viên tịch thì vị La hán phải nhập thiền cơ rồi xuất ra, chú nguyện thứ phép lạ mà mình muốn thị hiện rồi lại nhập vào thiền cơ bận nhì. Khi vừa xuất khỏi thiền cơ thì tâm lộ hiện thông (abhinnaaviithi) lập tức khởi lên, nó diễn tiến như sau: Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tộc, thông tố (1 sát-na duy nhất). Khi tâm thông tố hiện khởi thì phép lạ nào mình đã ước nguyện sẽ hiển nhiên tức khắc. Sau khi tâm thông tố vừa diệt xong thì tâm tử sẽ lập tức kế tục hoặc là có một hữu phần xen vào giữa Thông tố và tâm tử. Vậy trong trường hợp viên tịch liên thông này có đến hai mô thức viên tịch: Đổng lực nối liền tâm tử hoặc giữa Đổng lực (thông tố) và tâm tử có hữu phần xen vào.

C- PACCAVEKKHANASAMANANTARAVIITHI.

Nếu muốn viên tịch bằng cách này thì trước hết vị La Hán phải nhập thiền diệt (Jhaanasamaapatti) để làm tịnh chỉ các cảm thọ đau đớn trong thân thể Tâm lộ nhập thiền định này diễn tiến như sau: Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tộc [*] thiền tố giai đoạn này do 1 trong 9 tố đáo đại đảm nhiệm, tâm thiền này cứ sinh diệt liên tục, ít nhiều tùy theo ý muốn của đương sự. Vừa chấm dứt tâm lộ nhập thiền định xong thì tâm lộ phản khán lập tức khởi lên để quán xét chi thiền, tâm lộ phản khán này sẽ tái hiện hằng trăm hằng ngaan bận một cách thích ứng rồi diệt đi, tâm tử sẽ sanh kế tục đổng lực phản khán (paccayakkha.najavana) cuối cùng hoặc là có hữu phần xen vào giữa.

[*] Gotrabhuu có thể dịch là Việt tánh. (Giác Nguyên)

D- JIIVITASAMASIISIIVITHII

Đối với vị A Na Hàm tranh thủ chứng đạt Tứ Quả trong giờ phút lâm chung tâm lộ đắc đạo lúc ấy được gọi là tâm lộ đắc đạo chí mạng, diễn tiến như sau: Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Dũ tịnh (4 sát-na này do một đại thiện tương ứng trí nào đó lần lượt đóng vai), Kế tục Dũ tịnh là một sát-na Tứ Đạo, rồi 2 sát-na Tứ quả. Khi tâm Tứ Quả thứ hai vừa diệt xong thì tâm lộ phản khán liền khởi lên để quan sát Đạo Quả, Níp-bàn cùng phiền não đã diệt Tâm lộ phản khán này cứ tái hiện hàng trăm hàng ngàn lần một cách tương ứng. Lúc tâm đổng lực phản khán paccavekkha.nasamanantaraviithi javana) cuối cùng vừa diệt mất thì tâm tử sanh kế tục tức khắc hoặc là sau khi có hữu phần xen vào, tâm tử, mới sanh lên.

Ta nên nhớ, không phải chỉ có vị A Na Hàm mới có tâm lộ đắc đạo chí mạng mà đối với phàm tam nhân và bậc dự lưu cũng có tâm lộ dắc đạo chí mạng. Trong trường hợp đắc đạo chí mạng của phàm tam nhân thì quy trình đó được diễn ra với 4 tâm lộ đắc đạo liên tục cùng với mỗi tâm lộ phản khán tương ứng, sau đó tâm tử mới khởi lên. Còn trong trường hợp của vị Dự lưu thì sau khi trải qua 3 tâm lộ đắc đạo bậc cao cùng 3 loại tâm lộ phản khán tương ưng tâm tử sẽ xuất hiện, Còn như đương sự đắc đạo chí mạng là một vị Nhất Lai thì chỉ trải qua 2 tâm lộ đắc đạo bậc cao cùng 2 loại lộ tâm phản khán tương ứng.

Puc: Hãy giải nghĩa 4 trường hợp viên tịch đặc biệt hay còn gọi là những trường hợp viên tịch bằng đổng lực kiên cố. Hãy cho biết 4 trường hợp viên tịch đó có thể xảy ra ở cõi nào? Và tại sao cảnh sở tri của các tâm lộ viên tịch đó lại không là Kammaaramma.na, Kammanimittaaram- ma.na, Gatinimittaaramma.na?

Vis: Trước hết ta phải hiểu rõ ý nghĩa của 4 tâm lộ viên tịch đặc biệt:

1) Jhaanasamanantaraviithi là tâm lộ viên tịch nối liền một cách trực tiếp với lộ nhập thiền, mà không có một tâm khách quan nào khác xen vào giữa.

2) Paccavekkha.nasamanantataraviithi là tâm lộ viên tịch nối liền với các đổng lực phản khán chi thiền mà không bị một tâm khách quan nào khác xen vào giữa.

3) Abhi~n~naasamanantaraviithi là tâm lộ viên tịch nối liền trực tiếp với tâm thông mà không bị một tâm khách quan nào xen vào giữa.

Để nắm rõ ý nghĩa của thuật ngữ Jiivitasamasiisii, ta phải hiểu rằng ngũ uẩn này có 2 cái đầu (siisa):

1) Va.t.tasiisa: chỉ có sở hữu Mạng Quyền và sắc mạng quyền, chúng là đầu của luân hồi khổ.

2) Kilesasiisa: Chỉ cho sở hữu Si, nó là cái đầu của tất cả phiền não.

Khi nào sở hữu mạng quyền và sắc Mạng quyền chưa biến diệt hẳn thì khi đó các chúng sanh vẫn chưa được gọi là mệnh chung, cho đến khi nào đó cả 2 thứ mạng quyền này thật sự không còn nữa thì khi ấy các chúng sanh được xem như đã chết. Do đó danh mạng quyền và sắc mạng quyền được gọi là Vattasiisa: Cái đầu của khổ luân hồi”.

Ngày nào sở hữu si chưa diệt sự vắng mặt thì ngày đó các phiền não vẫn chưa được xem là đã tuyệt căn. mãi cho tới khi nào sở hữu si được đoạn trừ hẳn hoi thì lúc đó mới có thể nói rằng các phiền não đã hoàn toàn vỡ mầm.

Người đắc đạo chí mạng (Jiivitasamasii) là người biết tranh thủ giây phút ngắn ngủi trong thời điểm hấp hối của mình để triển khai tâm lý yểm ly tam giới tu tập 4 niệm xứ là chứng đạt lần lượt 4 tầng thánh quả trong phút giây chớp nhoáng ấy để va.t.tasiisa và kilesasiisa cùng lúc bể tan khi tâm lộ chứng đắc Tứ quả khởi lên vừa xong. Như các Ngài đã giải tự thuật ngữ Jiivitasamasiisii như sau:

Jiivitena sama.m avijjaasiisa.m assaati jiivitasamasiisii (người đắc đạo chí mạng là người chấm dứt vô minh thủ cùng lúc với 2 thứ mạng quyền).

Ta nên biết rằng tuy nói là phiền não cùng 2 thứ mạng quyền chấm dứt đồng lượt nhưng không phải dựa vào đó mà hiểu rằng chúng đồng diệt trong một sát-na tâm bởi vì kế tục tâm lộ chứng đắc tứ đạo còn có tâm lộ phản khán, mà tâm lộ này thì tái hiện rất nhiều lần, sau đó mới đến tâm tử, thời điểm chấm dứt của 2 thứ mạng quyền. Phân tích cặn kẽ như thế thì rõ ràng là hai “cái đầu” không cùng diệt mất trong một lúc như danh từ đã gọi (Jiivitasamasiisii) nhưng nếu nói trên phương diện thời gian thông thường (vekaa) không y cứ vào thời gian “chơn đế” (khana hay sát-na) thì gọi thế cũng đúng không có gì sai cả.

4 tâm lộ viên tịch đặc biệt có thể xảy ra ở các cõi sau đây:

Tâm lộ viên tịch liên thiền, liên phản khán sanh được ở 7 cõi vui Dục giới, 15 cõi sắc giới (trừ cõi vô tưởng) 4 cõi vô sắc.

Tâm lộ viên tịch liên thông có thể sanh được ở 7 cõi vui dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ cõi vô tưởng).

Tâm lộ đắc đạo chí mạng có thể sanh khởi ở 7 cõi vui dục giới.

Sở dĩ cảnh sở tri của 4 tâm lộ viên tịch này không là một trong 3 cảnh chủ quanlý do là trong tâm của vị La Hán không còn cái gì là thiện, hay bất thiện nữa.

CHÚ Ý: Tâm lộ viên tịch liên thông không thể sinh khởi ở 4 cõi vô sắc là do chư Phạm Thiên ở đó không có tâm ngũ thiền sắc giới, phương tiện cơ bản cho việc hóa thông và sở dĩ tâm lộ đắc đạo chí mạng không thể có ở các tầng Phạm Thiên giới là vì trên đó không có cái chết đau đớn, thậm chí không có sự buồn đau trong tư tưởng (cetasikadukkhavedanaa).

Puc: Từ abhi~n~naa (Thông hay thắng trí) trong liên từ Abhi~n~naasama nantaraviithi ám chỉ cho loại thần thông nào?

Hãy cho biết đối với hài nhi trong bụng mẹ có được bao nhiêu tâm lộ? Hãy kể rõ.

Vis: Chữ Thông trong thuật ngữ “tâm lộ viên tịch liên thông” ám chỉ cho biến hóa thông (iddhividha).

Hài nhi trong bụng mẹ có thể có được 4 tâm lộ sau đây: tâm lộ nhĩ môn, tâm lộ thiệt môn, tâm lộ thân môn và tâm lộ ý môn. Sở dĩ không có 2 tâm lộ nhãn môn và tỷ môn là vì đứa hài nhi lúc này chưa thể mở mắt và cũng chưa biết thở bằng mũi.

Puc: Người nào cõi nào mới có thể nhập thiền diệt? Trong lúc đang nhập như vậy có thể vì một tai nạn nào mà mệnh chung hay không?

Vis: Chỉ có bậc Tam quảTứ quả đã viên đắc toàn bộ các tầng thiền đáo đại (có cả thảy 9 tầng) mới có thể nhập thiền diệt, và điều bắt buộc là 2 bậc thành này phải là người ở 7 cõi vui dục giới cùng 15 cõi sắc giới (trừ vô tưởng thiên). Trong lúc đang nhập thiền diệt không một tai nạn rủi ro nào có thể xảy đến làm chết đương sự, đó là nhờ năng lực của Samaadhivipphaaraa-iddhi (uy lực đặc biệt trong lúc đang nhập thiền diệt).

Puc: Hãy giải thích 4 tiên quyết sự trước khi nhập thiền diệt: Naanaabadhaavikopana, sanghapatimaanana, satthupakkosana, satthupakko- sana, addhaanapariccheda. Đồng thời hãy cho biết: Điều nào trong bốn điều trên là quan trọng nhất đối với một vị nhập thiền diệt ở cõi Dục giới và cõi sắc giới?

Vis: Ta phải hiểu 4 tiên quyết sự ấy như sau:

1) Naanaabaddha-avikopana: Việc chú nguyện cho các vật dụng (parikkhaara) ngoại thân của mình không vì một rủi ro nào mà hư hao, mất mát.

2) Sanghapatimaanana: Việc chú nguyện cho tự xuất khỏi thiền diệt khi chư Tăng muốn triệu tập.

3) Satthupakkosana: Việc chú nguyện cho tự xuất khỏi thiền Diệt khi bậc Đạo sư muốn gặp mặt.

4) Addhaanapariccheda: Ấn định thời giờ, nghĩa là muốn nhập thiền Diệt trước hết phải quán xét coi tuổi thọ của mình có thể kéo dài đến bao lâu nữa, tức còn sống được tới đâu.

Đối với đương sự nhập thiền diệt ở cõi Dục giới thì điều thứ tư này là quan trọng nhất, không thể bỏ qua. Còn đối với ba điều trên thì có thể không liên quan đến cũng được. Bởi vì cho dù đương sự có chú nguyện hay không các vật dụng ngoại thân mang trong mình cũng không thể vì một lý do gì mà hư hao, mất mát. Cho dù đương sự có vô tâm đến mấy đi nữa, một khi Đức Phật hay Chư Tăng muốn gặp mặt thì cứ cử một vị sứ giả đến đứng vừa tầm nghe của đương sự rồi bảo rằng: Thưa Tôn Giả! Chư Tăng (hay bậc Đạo Sư) muốn gặp mặt Ngài, xin Ngài hãy lập tức xuất khỏi thiền Diệt ngay bây giờ đi ạ!” Chỉ cần có vậy là vị đang nhập thiền Diệt ấy tự nhiên xả định ngay tức khắc.

Còn đối với vị Phạm Thiên ở cõi sắc giới, không có điều nào trong 4 điều này là quan trọng cả; nếu phải làm một việc, thì các vị ấy chỉ quán xét tuổi thọ của mình thôi.

Puc: Hãy cho biết:

– Tâm nào có ở chó mà không có ở người?

– Tâm nào có ở người mà không có ở chó?

– Tâm nào có thể có ở cả chó lẫn người?

– Tâm nào không thể có ở chó và người?

– Tâm nào có ở Phạm Thiên Sắc giới mà lại không có ở Phạm Thiên Vô Sắc giới?

– Tâm nào có ở Phạm Thiên Vô sắc giới mà lại không có ở Phạm Thiên Sắc giới?

– Tâm nào có thể có ở cả hai?

– Tâm nào không thể có ở cả hai hạng Phạm Thiên?

Vis:

– Không có tâm nào dành riêng cho chó cả.

– Tâm có thể có ở người mà không thể có ở chó, có 43 là: Tâm Tiếu sinh, 8 đại quả, 8 đại tố, 9 thiện đáo đại, 9 tố đáo đại, 8 tâm siêu thế.

– Có cả thảy 37 tâm có thể sanh khởi ở cả chó lẫn người: 12 tâm bất thiện, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu Sinh), 8 đại thiện.

– 9 tâm không thể có ở cả chó lẫn người đó là 9 tâm quả đáo đại.

– Có 27 tâm chỉ có ở Phạm Thiên sắc giới mà không có ở Phạm Thiên vô sắc giới: 11 tâm vô nhân (trừ 3 cặp ngũ song thức và sinh tiếu), 15 tâm sắc giới, tâm sơ đạo.

– Có 4 tâm chỉ sanh ở Phạm Thiên Vô Sắc mà không thể sanh ở Phạm Thiên Sắc Giới đó là 4 tâm quả Vô Sắc.

– Có 42 tâm có thể sanh khởi ở ca hai bậc Phạm Thiên Sắc GiớiVô Sắc Giới: 10 bất thiện (trừ 2 sân) khai ý môn, 8 đại thiện, 8 đại tố, 4 thi?n vô sắc, 4 tố vô sắc, 7 tâm siêu thế (trừ sơ đạo).

– Có 16 tâm không thể sanh ở tất cả chư Phạm Thiên (cả sắc giới lẫn vô sắc): 2 tâm sân, tâm tỷ thức, 2 thiệt thức, 2 thân thức, và 8 đại quả.

Puc: Có bao nhiêu tâm lộ ngũ môn và ý môn có thể sanh ở các cõi Dục giới kể ra. Đồng thời hãy cho biết tâm nào có thể khởi ở các hạng người sau đây:

1) Bậc Dự Lưucõi Dục giới: vô thiền và hữu thiền?

2) Bậc Dự Lưu ở cõi Sắc Giới: Vô thiền và hữu thiền?

3) Bậc Dự Lưu ở cõi Vô Sắc Giới: Vô thiền và hữu thiền?

4) Bậc Nhất Laicõi Dục giới: Vô thiền và hữu thiền?

5) Bậc Bất Laicõi Dục giới: không có thiền?

6) Bậc Bất Lai hữu thiền ở cõi sắc giới. Thiền ở đây muốn nói là thiền sắc giới.

7) Bậc La hán hữu thiền ở cõi Dục giớiLa Hán hữu thiền ở cõi Vô sắc giới.

Vis:

– Có tất cả 68 tâm lộ ngũ môn có thể sanh ở cõi Dục giới

– Có cả thảy 20 tâm lộ tỷ môn, trong đó có 3 lộ biết cảnh rất lớn, 4 lộ biết cảnh lớn, 6 lộ biết cảnh nhỏ, 7 lộ biết cảnh rất nhỏ.

– Có cả thảy 20 tâm lộ thiệt môn, trong đó có 3 lộ biết cảnh rất lớn, 4 lộ biết cảnh lớn, 6 lộ biết cảnh nhỏ, 7 lộ biết cảnh rất nhỏ.

– Có cả thảy 20 tâm lộ thân môn: (như lộ thiệt môn).

– Có cả thảy 4 tâm lộ nhãn môn: 1 lộ biết cảnh rất lớn chót na cảnh, 1 lộ biết cảnh rất lớn chót đổng lực có hữu phần khách, 2 lộ biết cảnh lớn có hữu phần khách.

– Có cả thảy 4 tâm lộ nhĩ môn: (như lộ nhãn môn).

Và sau đây là những tâm lộ ý môn có thể sanh khởicõi Dục giới: 6 lộ biết cảnh rất rõ chót na cảnh, 8 lộ biết cảnh rất rõ chót đổng lực có hữu phần khách, 8 lộ bi?t cảnh rõ có hữu phần khách, 12 tâm lộ Tadanuvattikamanodvaaraviithi (lộ ý tùy thuộc lộ ngũ) mà bắt nguồn từ tâm lộ tỷ môn, thiệt môn, thân môn, cùng tất cả tâm lộ chiêm bao.

* Bây giờ nói qua những tâm có thể sanh ở các hạng người sau đây:

1) Bậc Dự lưu vô thiền ở cõi Dục giới có được 41 tâm: 7 tâm bất thiện (trừ 4 tham và si hoài nghi), 17 tâm vô nhân (trừ tiếu sinh), 8 đại quả, 8 đại thiện và tâm sơ quả. Nếu có thiền thì kể thêm 9 thiện đáo đại.

2) Bậc Dự Lưu vô thiền ở cõi sắc giới có được 16 tâm: 4 tham bất tương ưng kiến, si hoài nghi, 11 tâm vô nhân (trừ 3 cặp ngũ song thức sau và sinh tiếu), 8 đại thiện, 1 tâm quả sắc giới nào đó (tùy cõi) và một tâm sơ quả, nếu có thiền thì kể thêm 9 thiện đáo đại.

3) Bậc Dự Lưu vô thiền ở cõi vô sắc giới có đư?c 16 tâm: 4 tham ly tà si phóng dật, khai ý môn, 8 đại thiện, 1 tâm quả vô sắc nào đó (tùy cõi) và tâm sơ quả.

Nếu vị Dự Lưu hữu phần ở cõi không vô biên thì có được 20 tâm tức là lấy 16 tâm trên cộng thêm 4 thiện vô sắc nếu là Dự lưu hữu thiền ở cõi Thức vô biên thì có được 19 tâm: 16 + 3 tâm thiện vô sắc bậc cao. Nếu là Dự lưu hữu thiền ở cõi vô sở hữu thì có được 18 tâm là lấy 16 + 2 thiện vô sắc bậc cao. Nếu là Dự lưu hữu thiền ở cõi Phi tưởng phi phi tưởng thì có được 17 tâm là: 16 + tâm thiện Phi tưởng Phi Phi tưởng.

4) Bậc Nhất Lai vô thiền ở cõi Dục giới có được 41 tâm như đối với trường hợp Dự lưu vô thiền ở cõi Dục giới chỉ là thế tâm nhị Quả vào chỗ tâm sơ quả. Nếu có thiền thì cộng thêm 9 thiện Đáo Đại.

5) Bậc Tam Quả vô thiền ở cõi Dục giới có được 39 tâm: 4 tham ly tà, Si hoài nghi, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu Sinh) 8 đại thiện, 8 tâm đại quả, và tâm tam quả.

6) Bậc Tam Quả hữu thiền ở cõi sắc giới có được 31 tâm: 4 tham ly tà, si hoài nghi, 11 tâm vô nhân (trừ 3 cặp ngũ thức sau với tiếu sinh), 8 đại thiện 5 thiện sắc giới, 1 tâm quả sắc giới nào đó (tùy cõi) và tâm tam quả.

7) Bậc La Hán hữu thiền ở cõi Dục giới có được 44 tâm: 18 tâm vô nhân, 8 tâm đại tố, 8 tâm đại quả, 9 thiện đáo đại, tâm tứ quả.

– Bậc La hán hữu thiền ở cõi Không Vô Biên có được 15 tâm: Khai ý môn, 8 đại tố, 1 tâm quả vô sắc nào đó (tùy cõi) tâm tứ quả và 4 tố Vô sắc.

– Bậc La hán hữu thiền ở cõi Thức Vô Biên có được 14 tâm: Khai ý môn, 8 đại tố, 1 tâm quả vô sắc nào đó (tùy cõi) tâm tứ quả và 3 tố vô sắc bậc cao.

– Bậc La hán hữu thiền ở cõi Vô sở hữu có được 13 tâm: Khai ý môn, 8 đại tố, 1 tâm quả vô sắc nào đó (tùy cõi) tâm tứ quả và 2 tâm tố vô sắc bậc cao.

– Bậc La hán hữu thiền ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng có được 11 tâm cơ bản cộng với tâm tố Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Puc: Ở 11 cõi dục có 80 tâm khách quan ở 15 cõi sắc giới hữu tưởng có 64, ở 4 cõi Vô sắc có 42. Hãy phân định các tâm khách quan này theo từng cõi một cách tương ứng.

Vis:

A- 80 tâm khách quan phân bố trong 11 cõi dục giới như sau:

1) 4 đọa xứ có được 37 tâm khách quan: 12 tâm bất thiện, 17 tâm vô nhân (trừ Tiếu sinh), 8 tâm đại thiện.

2) 7 cõi vui dục giới có đủ 80 tâm khách quan.

B- 64 tâm khách quan phân bố trong 15 cõi sắc giới hữu tưởng như sau:

1) 10 cõi sắc giới phàm hữu tưởng có được cả 64.

2) 5 cõi tịnh cư có được 54 tâm khách quan, trừ ra 10 tâm: 4 tham hợp tà, si hoài nghi, 3 tâm Đạo hữu học, 2 Tâm Quả thấp.

C- 42 tâm khách quan phân bố trong 4 cõi Vô sắc như sau:

1) Cõi Không Vô Biên có được cả 42 tâm khách quan.

2) Cõi Thức vô biên có đuợc 40 thôi, trừ thiện và tố Không Vô Biên xứ.

3) Cõi Vô sở hữu có được 38 tâm khách quan: trừ ra thiện và tố Thức Vô Biên Xứ.

4) Cõi Phi tưởng Phi Phi tưởng có được 36 tâm khách quan: trừ ra 3 thiện và 3 tố vô sắc bậc thấp.

Puc: Cũng đều là tâm lộ nhập định (samaapattiviithi), tại sao 4 đổng lực Dục giới trong Phalasamaapattiviithi (lộ nhập Quả định) lại được gọi chung là 4 sát-na thuận thứ (anuloma) trong khi cũng 4 tâm này mà trong tâm lộ nhập thiền định (Jhaanasamaapattiviithi) thì được gọi bằng 4 cái tên khác nhau: Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, chuyển tộc?

Vis: Sở dĩ có sự khác biệt trong vấn đề tên gọi như vậy là vì các tâm thiền bất luận lúc mới chứng hay lúc nhập thiền định đều thuộc về giống Thiện (Kusalajaati) hay giống Tố (kiriyajaati) trong khi các tâm quả Siêu thế luôn luôn là giống quả (Vipaaka jaati). Mà điều quan trọng cần nhớ là các đổng lực Dục giới: Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, chuyển tộc chỉ khởi lên khi có các đổng lực kiên cố cùng giống sẳn sàng sanh kế tục. Và do đó chính vì ở tâm lộ nhập quả định không có được tiêu chuẩn này nên 4 đổng lực Dục giới ở đây chỉ được gọi là 4 sát-na Thuận thứ mà thôi.

Puc: Hãy giải nghĩa cặn kẽ tại sao lại gọi là tâm Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, chuyển tộc, dũ tịnh. Dĩ nhiên, để chính xác hơn, hãy trích dẫn các câu giải tự (vacanatthaviggaha).

Vis:

1) Đổng lực Dục giới nào làm nhiệm vụ bố trí, xếp đặt môi trường sanh khởi thuận tiện cho các đổng lực kiên cố như Đạo Quả, hay tâm thiền, tâm thông thì đổng lực dục giới ấy được gọi là tâm chuẩn bị. Như các Ngài đã giải tự tiếng parikamma:

– Indriyasamataadiihii paritobhaagehi appanaa kriyaati sajJiiyati etenaati parikamma.m (Tâm nào bố trí môi trường sanh khởi cho các tâm Kiên cố bằng cách làm những nhiệm vụ như quân bình hóa các quyền chẳng hạn thì tâm đó được gọi là tâm chuẩn bị vậy).

Hay giải tự theo cách khác:

– Parikaroti appanam qbhisankharoti parikamma.m (tâm đổng lực nào đầu tư vào các tâm kiên cố, giúp chúng khởi lên thì tâm ấy chính là chuẩn bị vậy).

2) Cận hành là tâm đổng lực Dục giới khởi lên tại giới tuyến của đổng lực kiên cố như các ngài đã giải tự tiếng upacaara:

– Appanaaya upeccacaratiiti upacaaro (Tâm đổng lực Dục giới nào sinh kế cận với đổng lực kiên cố, tâm ấy được gọi là cận hành).

– Samiipe caratiiti upacaaro (như trên).

3) Thuận thứ là tâm Đổng lực Dục giới hợp đồng với đổng lực kiên cố trên khía cạnh đào thải pháp đối lập (patipakkhadha hay paccaniikadhamma) như các Ngài đã giải thích:

– Paccaniikadhammavidhammanena appanaaya anukulanti anulo ma.m

Hay giải theo cách khác:

– Pubbaaraana.m anulometiiti anuloma.m (tâm nào sanh lên để hòa nhịp với cả đổng lực phía trước mình (parikammajavana) lẫn đổng lực phía sau mình (đổng lực kiên cố), tâm ấy được gọi là Thuận thứ.

4) Tâm chuyển tộc là đổng lực Dục giới sanh lên để chấm dứt dục tánh (trong tâm lộ chứng nhập thiền định) và phàm tánh (trong tâm lộ đắc đạo) để tiến lên chủng tánh cao hơn, hoặc là đáo đại chủng tánh hoặc là Siêu thế chủng tánh như các Ngài đã giải tự tiếng Gotrabhuu:

– Gotta.m abhibhuyyati chijjati etthaati gotrabhuu. (4 đại thiện hợp trí trong vai trò làm chấm dứt dục tánh hay phàm tánh được gọi là tâm chuyển tộc hay Việt tánh).

– Gotta.m bhaaveti va.d.dhetiiti gotrabhuu (Tâm đổng lực nào có nhiệm vụ nâng cao, tăng thượng chủng tánh, từ Dục chủng tánh lên đáo đại ch?ng tánh, từ phàm chủng tánh lên siêu thế, chủng tánh đó được gọi là Việt tánh hay chuyển tộc vậy).

5) Dũ tịnh là Đổng lực Dục giới sanh lên để khiết hóa nội tâm các bậc Thánh Hữu học bằng cách đóng vai trò dẫn nhập cho chứng đạt các tầng thành vức cao hơn. Tức là khi bậc Dự-Lưu muốn tiến đạt Nhị Quả, trước khi hết tâm Dũ tịnh này xuất hiện để tiếp nhận cảnh Níp-bàn, ly khai cảnh hữu vi cũ, nhờ vậy tâm Nhị Đạo mới khởi lên để biết cảnh vô vi đồng thời xử lý các phiền não ứng trừ.

Rồi bậc Nhất LaiBất lai khi chứng đắc tầng thánh vức cao hơn cũng phải nhờ đến tâm Dũ tịnh theo cách thức vừa nêu, để làm cho thanh tịnh thêm nữa cái nội tâm vốn đã thanh tịnh phần nào của một vị thánh hữu học. Như lời giải tự sau đây:

Vodaanetiiti vodaana.m (Dũ tịnh là tâm đổng lực có nhiệm vụ khiết hóa nội tâm chữ thánh hữu học cho được thanh tịnh hơn nữa).

-ooOoo-

VÍ DỤ VỀ TÂM LỘ NHÃN MÔN:

Hữu phần: Người đàn ông nằm ngủ dưới cây xoài.

Hữu phần vừa qua: Bỗng nghe tiếng xoài rụng.

– Rúng động: Bị âm thanh đó khích động.

– Dứt dòng: Bật dậy khỏi chỗ nằm.

– Khai ngũ môn: Đứng lên tìm xuất xứ của tiếng động vừa rồi.

Ngũ thức: Nhìn thấy trái xoài.

– Tiếp thâu: Bước đến nhặt lấy nó.

– Suy đạc: Săm soi xem nó hư hay chưa.

– Đoán định: Quyết định lột vỏ.

– Đổng lực: Thưởng thức mùi vị bằng cách cắn ăn.

– Na cảnh: Nuốt vào bụng.

Hữu phần: Nằm ngủ trở lại.

—o0o—

Hết