Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 15)

0
36

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 15)



Pháp Sư Tịnh Không


 


Thứ
tư, nếu chúng ta tạo tội nghiệp từ thân khẩu ý đồng nghĩa tạo mười ác nghiệp,
thân tạo sát đạo dâm; miệng thì vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt, tâm thì
tham sân si mạn. Vậy bạn phải nỗ lực cầu sám hối, việc sám hối này là phát lồ
sám hối. Chúng ta không có dũng khí phát lồ sám hối trong đại chúng thì chí ít
cũng phải ở trước mặt Phật Bồ Tát phát lồ sám hối. Một số người đến trước mặt
Phật Bồ Tát thầm lặng sám hối, thấy miệng của họ động đậy, người ngoài không
thể nghe được câu nào, e rằng Phật Bồ Tát cũng không nghe thấy. Phật dạy chúng
ta
phát lồ sám hối là phải nói ra, không nên che giấu. Do đây có thể biết loại
sám hối này là rất muốn sám hối, còn ngượng ngùng, xấu hổ thì nghiệp chướng
không thể sám trừ. Trước mặt Phật Bồ Tát, bạn còn không chịu phát lồ, không
chịu lớn tiếng nói ra thì có thể thấy được ý nguyện của bạn không chân thành.
Chân thật sám hối thì không những trước mặt Phật Bồ Tát mà còn phát lồ sám hối
trước mặt thiện tri thức thông thường.


Thứ
năm, Phật nói, tuy bạn không làm nhiều việc ác, nhưng tâm của bạn ác. Ác tâm đó
đã trùm khắp, bạn không thể làm ác vì duyên chưa chín muồi. Nếu duyên chín muồi
thì việc ác của bạn cũng trùm khắp. Thực tế tạo ác cũng phải có phước báu,
không có phước báu thì chỉ có thể làm ác nhỏ, không thể làm được việc ác lớn.
Người phước báu lớn mới có thể làm được đại ác. Họ có thể tùy tâm muốn làm gì
thì làm, còn người không có phước báu, muốn làm đại ác cũng không làm được, chỉ
có thể làm chút ác nhỏ. Tuy là ác nhỏ nhưng tâm ác của họ có thể không nhỏ,
việc này cần phải ghi nhớ.


Thứ
sáu, “ý niệm làm ác tiếp nối không ngừng”. Ban ngày tạo ác, buổi tối nằm
mộng
vẫn là đang tạo ác, nên gọi “Ngày nghĩ việc gì, đêm mộng việc đó”,
vô cùng đáng sợ. Kinh Phật nói những sự việc này đều là hiện tượng ác hạnh
thông thường của chúng ta hiện tại.


Thứ
bảy, “che giấu, tránh né lỗi lầm của chính mình”. Chính mình tạo tác tất
cả lỗi lầm nhưng lại đẩy trách nhiệm cho người khác, việc ác này khá nặng. Mình
tạo tác thì mình phải dũng cảm gánh vác, mạnh dạn nhận lỗi, như vậy cái lỗi của
bạn mới có thể sám trừ. Nếu che giấu, ngụy trang thì tội sẽ càng thêm nặng.
Phật dạy chúng ta phải tích âm đức, nghĩa là làm việc tốt không nên để người
biết. Phải che giấu thì phước đức của bạn càng tích càng dầy, quả báo tương lai
sẽ thù thắng. Còn tội nghiệp thì không nên che giấu, cho dù tạo nhiều hay ít
đều phải để người khác biết, biết để làm gì? Người này mắng bạn một câu, người
kia trách bạn một tiếng, quả báo của bạn liền được trả hết. Mình tạo vô số ác
nghiệp
phải mau báo hết, còn tích những thiện thì không nên để người biết. Hiện
tại
người thông thường thật điên đảo, họ tạo ra việc ác nhưng không muốn người
khác biết, còn chỉ làm một chút thiện là đã muốn đem nó tuyên dương thành đại
thiện để mọi người xem trọng, tán thán. Như vậy, thiện đã sài hết mà ác vẫn ém
để đó chưa động, đợi đến khi Diêm La Vương tính sổ một lần. Đó là người ngu si.
Cho nên Phật dạy chúng ta chân thậtđạo lý.


Thứ
tám, hiện tại thông thường chúng ta nói “ngoan cố, cố chấp, ngang ngược, tàn
ác
” là những người không thể nghe khuyên răn của người khác, khởi tâm động
niệm, lời nói việc làm đều xung đột với người, ưa thích đối kháng, hiếu thắng
bồng bột, không chịu thiệt, tranh hơn thua, tất cả đó cũng là tập khí, là tâm
bệnh lớn. Phật có giảng cho họ nghe những đạo lý nhân quả báo ứng, họ cũng
không tin tưởng. Khi tôi ba mươi tuổi bắt đầu học Phật, lúc đó vừa mới xuất gia
không bao lâu, một hôm tôi nghe một số lão pháp sư lớn tuổi hơn tôi đang nói chuyện,
tôi cũng đến ngồi bên cạnh, nghe xong tôi toát mồ hôi lạnh. Họ đã hỏi nhau: “Nhân
quả
mà kinh Phật nói, ông có tin không?
” Tôi nghe bàng hoàng, họ là người
xuất gia, bình thường cũng giảng nhân quả báo ứng cho cư sĩ nghe, thế nhưng
chính họ lại không tin, chẳng trách lão sư Lý ngày trước đã nói một câu ngạn
ngữ
: “Hòa thượng sợ cư sĩ, cư sĩ sợ nhân quả, nhân quả sợ hòa thượng”,
tuy là lời nói đùa nhưng đạo lý rất sâu rộng.


Cho
nên vào thời kỳ mạt pháp, bạn thấy học Phật thành tựu, chẳng hạn trong Vãng
Sanh truyện
cho thấy người xuất gia vãng sanh ít, người tại gia vãng sanh
nhiều. Người tại gia vãng sanh tướng lạ, rất hi hữu. Khoảng ba mươi năm gần
đây
, Đài Loan đã có người đứng vãng sanh, đó là nữ cư sĩ tại gia. Còn trường
hợp
ngồi vãng sanh thì càng nhiều. Họ dự biết giờ đi, không có bệnh khổ. Thế
nhưng mấy mươi năm qua tại Đài Loan không thấy có một người xuất gia nào vãng
sanh
tướng lạ như trên, ngồi cũng không có người nào huống hồ đứng vãng sanh.
Lời của Lý lão sư nói thật không sai. Chúng ta tỉ mỉ quan sát, người xuất gia,
thân xuất nhưng tâm không xuất, trong lòng còn chấp trước hơn so với người tại
gia
. Họ chỉ xuất ra từ căn nhà nhỏ của họ nhưng tìm đến một ngôi chùa lớn, lớn
hơn nhiều so với căn nhà xưa cũ. Quyến thuộc nhiều hơn, tiền của cũng nhiều
hơn, dẫn đến tăng thêm tham sân si mạn, tạo vô lượng tội nghiệp. Đối với những
sự việc này, chúng ta đều phải cảnh giác cao độ, đó không phải việc tốt, rất
đáng sợ, sợ chính mình ngay một đời này đọa lạc vào ba đường.


Thứ
chín, “Vô Tàm vô Quý, Bất Cụ Phạm Thánh”. “Tàm” là lương tâm bị
dày dò, bản thân làm sai việc gì trong lòng không an gọi là tàm. “Quý
phê bình của người khác. Không sợ phê bình của người khác chính là không sợ
dư luận. Con người như thế không nể trọng Phật Bồ tát. Nếu chúng ta đọc kinh
Lượng Thọ
nhiều lần sẽ thấy kinh nói, nhân số của thế giới Tây Phương Cực Lạc
vô lượng vô biên, không ai có thể tính đếm được. Kinh Phật nêu ra một thí
dụ
, ngay trong hàng đệ tử Thích Ca Mâu Ni Phật, năng lực thần thông mạnh nhất
như
tôn giả Mục Kiền Liên có thể dùng trí tuệ thông minh trong một ngày đêm
tính đếm số lượng tinh cầuđại thiên thế giới, trong mỗi tinh cầu có bao
nhiêu chúng sanh, ngài có thể tính ra được, nhưng Phật nói “Giả như tất cả
chúng sanh đều chứng được quả vị Bích Chi Phật, thần thông đạo lực như ngài Mục
Kiền Liên
cùng nhau để tính số người của thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng không
thể tính được
”. Thế giới Tây Phương Cực Lạc phồn hoa, náo nhiệt, tốt hơn
nhiều so với chúng ta nơi đây. Phật lại nói, người ở cõi đó cho dù là hạ hạ
phẩm
vãng sanh cõi phàm thánh đồng cư thì trí tuệ năng lực của họ thảy đều hồi
phục
gần giống như Phật. Họ có thể thấy được mười phương thế giới tất cả chúng
sanh
. Chúng ta không thể thấy họ nhưng họ có thể thấy chúng ta. Chúng ta ở đây
nói nhỏ, đối phương còn nghe chưa rõ ràng, nhưng ở thế giới Tây Phương Cực Lạc
thảy đều nghe được chúng ta, bạn làm sao có thể giấu được? Ở nơi đây chúng ta
khởi tâm động niệm, họ thảy đều biết vì họ có tha tâm thông. Chúng ta thường
cho rằng, làm một số việc xấu sẽ không ai biết, có thể giấu được người. Đúng!
Bạn có thể giấu được năm mươi ức người của thế giới này nhưng với thế giới Tây
Phương
, vô lượng vô biên hàng Bồ tát, bạn không thể giấu một vị nào.


Nếu
bạn chân thật tin tưởng, chân thật thấu hiểu, thì bạn sẽ không dám khởi một
niệm ác vì khởi một niệm ác, Phật Bồ tát đều biết, thế giới Tây Phương Cực Lạc
người người đều biết. Nếu bạn muốn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, Phật A Di
Đà
đại từ đại bi có kéo bạn lên đó thì người ở thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng
mỗi mỗi đều trợn mắt nhìn: “Làm sao ông có thể đến đây? Là một người ác, ông
đến đây chẳng phải phá hoại hoàn cảnh của chúng tôi sao?
”. Điều kiện của
thế giới Tây Phương Cực Lạc là “Các bậc thượng thiện đều ở một nơi”.
Chúng ta phải tu thượng thiện, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm không nên
tạo ác, nhất định phải biết, không luận chúng ta ở lúc nào, nơi nào, Phật Bồ
tát
của thế giới Cực Lạc thảy đều xem thấy. Đây là thật, không phải giả. Không
những không dám làm việc xấu, không ác khẩu, không vọng ngữ mà ngay cả trong ý
niệm
cũng không có dù chỉ một niệm ác, lúc đó chúng ta mới có thể vỗ ngực nhất
định
vãng sanh.


Hai
hôm trước, có một vị cư sĩ ở Hoa Kỳ cũng là một lão đồng tu chúng ta, ông bị
bệnh gọi điện thoại cho tôi. Câu thứ nhất ông hỏi: “Tôi liệu có bị đọa địa
ngục
không?
” Tôi liền thành thật trả lời: “Ông có bị đọa địa ngục hay
không tôi không biết, việc này ông phải hỏi chính mình
”. Chính bạn niệm
Phật
tu thiện thì làm sao có thể đọa địa ngục. Nếu niệm Phật mà còn tạo nghiệp
mới không thể tránh khỏi. Tôi liền khuyên ông đọc nhiều lần Phát Khởi Bồ Tát
Thù Thắng Chí Nhạo kinh, vừa đọc vừa nghĩ lại xem mình đã tạo ra những nghiệp
gì. Nếu bạn tạo tội nghiệp cực trọng địa ngục thì chỉ cần hơi thở của bạn chưa
dứt là vẫn có thể cứu, bằng cách nào? Sám hối. Cầu vãng sanh phải chân thật sám
hối
, phải từ nội tâmsám hối, về sau không tái tạo. Khi đó bạn có thể không
đọa ba đường, có thể mang nghiệp vãng sanh. Những thí dụ như vậy đều có trong
kinh.


Trong
Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Vãng sanh truyện có nêu, người tạo tội nghiệp cực trọng
khi chân thật hồi đầu, chân thật sám hối đều có thể vãng sanh. Nếu bạn không
tin tưởng, tiếp tục tạo tác, vậy không còn cách nào, còn chân thật hồi đầu giác
ngộ, sau không tái tạo thì đều được cứu. Phật Bồ tát đại từ đại bi không hề nhớ
lỗi lầm của chúng sanh, ngay Đại sư Huệ Năng cũng nói “Người chân chính tu
hành
không thấy lỗi người khác
”, Phật Bồ Tát làm sao nhớ lấy lỗi lầm của
chúng sanh được. Vấn đề là chính mình tạo ra tội nghiệp lại sợ tánh tội, cho
nên nhất định phải tự nỗ lực sám hối.


Thứ
mười, “không tin nhân quả báo ứng”. Người chân thật tin tưởng nhân quả
báo ứng
biết tự kiểm điểm khi khởi tâm động niệm, lời nói việc làm. Biết được
quả báo đáng sợ nên quyết không dám thưởng thức. Chúng ta cả đời may mắn gặp
được Phật pháp mới hiểu rõ đạo lý này. Khi chưa gặp Phật pháp, những tội nghiệp
chúng ta thường tạo trong đời quá khứ tuy chúng ta không có túc mạng thông
nhưng vẫn không thể tránh khỏi. Khi chưa gặp Phật pháp, Phật nói những tội
nghiệp
này tôi đều đã làm qua, đến sau khi học Phật mới hiểu rõ. Thời gian
kháng chiến năm đó tôi mười mấy tuổi, đã tạo nghiệp sát rất nặng, ham thích săn
bắn, cho nên nhiều tướng số đoán mạng cho tôi nói tôi đoản mạng, tôi tin tưởng,
vì sao? Vì nghiệp sát quá nặng làm sao không đoản mạng. Ngay đời này đời sống
rất khổ cực không thể đoàn tụ với người nhà, tôi cũng tin tưởng. Do nghiệp báo
tôi sát sanh làm cho cả nhà chim thú không được đoàn viên thì tôi phải chịu quả
báo
này. Tạo nhân gì thì phải nhận lại quả đó, việc này không thể tránh được.
Sau khi chân thật hiểu, Phật Bồ tát đã cứu chúng ta thấu hiểu chân tướng sự
thật
và thay đổi tự làm mới, không còn vì chính mình mà vì Phật pháp, vì chúng
sanh
. Lại gặp được pháp môn Tịnh Độ, một đời viên mãn, chúng ta xác định một
con đường làm thế nào để báo ân Phật, báo ân chúng sanh, đền trả những lỗi lầm
trước đây đã giết hại chúng sanh. Chỉ có hoằng dương Phật pháp, đem pháp môn
thù thắng giới thiệu cho mọi người, mọi người niệm Phật tương lai đều vãng sanh
Tịnh Độ
, đều thành Phật, tội nghiệp này của chúng ta mới có thể được tiêu trừ.


Ngày
nay, sám hối nghiệp chướng là mấu chốt vô cùng quan trọng. Mấy năm gần đây, rất
nhiều đồng tu đón nhận thông tin từ báo chí truyền hình, nhiều nơi trên toàn
thế giới tai nạn phổ biến, mỗi năm một phức tạp hơn, năm sau nghiêm trọng hơn
năm trước. Singapore tuy là đất phước cũng không thể không bị ảnh hưởng, đó là
việc mà mỗi người chúng ta đều quan tâm. Làm thế nào mới có thể tiêu tai giải
nạn? Tôi tin tưởng không chỉ đồng tu học Phật đều đang quan tâm lo lắng, muốn
tìm phương pháphiệu quả để tiêu tai giải nạn, đón kiết hoá hung, mà tín đồ
các tôn giáo khác cũng đang lo lắng như vậy. Thậm chí những người nổi tiếng
hoặc những người không tín ngưỡng tôn giáo khi thấy các tai biến, trong lòng
đều không an ổn. Đây là vấn đề của ngày nay, hơn nữa còn là vấn đề trọng đại
của xã hội. Vậy chúng taphương pháp gì không? Giúp chúng ta tiêu tai khỏi
nạn chỉ có đáp án trên kinh Phật mới có thể khẳng định được. Nhất định
phương pháp hơn nữa còn hiệu quả, nhưng chúng tatin tưởng hay không, có
chịu tiếp nhận hay không?


Những
tai biến này do đâu mà đến? Nguyên nhân rất phức tạp, kinh Đại Thừa Phật thường
nói “vô lượng nhân duyên”, không phải nhân duyên nhỏ, không phải nhân
duyên
đơn giản mà là nhân duyên phức tạp tạo thành hiện tượng ngày nay của
chúng ta. Hiện tượngquả báo, có nhân ắt có quả. Kinh Phật nói rõ cội gốc
của vũ trụ nhân sinh. Trong thái không này có rất nhiều tinh cầu, nó làm thế
nào sanh ra? làm thế nào những tinh cầu này vận hành trong thiên không một cách
có qui tắc, không hề va chạm lẫn nhau? Còn sinh mạng từ nơi đâu mà đến? Vì sao
có sinh mạng? Vì sao có những hoàn cảnh đời sống hiện tiền của chúng ta?. Không
đọc kinh Phật thì không thể nào tường tận những chân tướng sự thật này. Có
không ít chuyên gia học giả thế gian, nhà triết học, nhà khoa học, các nhà tôn
giáo
đều đang thăm dò, tìm kiếm đáp án chân thật chính xác. Thế nhưng từ mấy
ngàn năm khi nhân loại bắt đầu nền văn minh lịch sự đến ngày nay cũng chưa tìm
ra
. Rất nhiều lý luận nhưng không có gì đúng. Chúng ta nghe nhưng lại không thể
tâm phục khẩu phục. Khi quay đầu lại nghe Phật mới thấy đích thực có đạo lý.


Tường
tận nhất, thấu triệt nhất chính là trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh.
Bộ kinh này rất dài, sau khi đọc dù không hiểu triệt để chúng ta cũng có thể
biết đại khái, liền biết được phải làm người như thế nào, phải tu hành ra sao,
làm thế nào đón kiết hoá hung tiêu tai khỏi nạn, trải qua đời sống hạnh phúc
chân thật mỹ mãn. Mong cầu của chúng ta nơi cửa Phật đích thực có thể đạt được
đầy đủ. Phật nói, lý do của mười pháp giới y chánh trang nghiêm chính là khởi
nguồn của vũ trụ. Vũ trụ cùng sinh mạng đồng thời mà có, không trước không sau.
Có sinh mạng thì có vũ trụ, có vũ trụ thì có sinh mạng. Sinh mạng cùng vũ trụ
không thể phân hai. Phật nói rõ nguyên lý căn bản trong kinh Hoa Nghiêm: “Tất
cả pháp duy tâm sở hiện, duy thức sở biến
”, tâm là gì? Không người nào
biết.


Chúng
ta
vừa nhắc đến tâm, mọi người lập tức liền nghĩ, chỗ này là tâm, chỗ kia là
tâm, cái tâm này không dùng được, cái tâm kia không thể biến đổi, hoặc tâm chỉ
có thể sanh ra chướng ngại, không có gì tốt cả. Đại đức xưa của thiền tông nói
rất hay “Nhược nhân thức đắc tâm, đại địa vô thốn thổ”, người nào chân thật
nhận được cái tâm thì “đại địa vô thốn thổ” thảy đều được giải quyết. Do
đây có thể biết mong cầu của cả Phật pháp chính là cầu được “Minh tâm kiến
tánh
”. Minh có nghĩa minh bạch. Ngày nay chúng ta không minh bạch, nếu tâm
minh
bạch, tánh liền thấy được. Tánh là thể của tâm, tâm là dụng của tánh. Chân
tâm
có thể, có dụng. Từ trên thể, chúng ta gọi nó là tánh, bổn tánh. Từ trên
dụng, chúng ta gọi nó là tâm. Tác dụng nếu cùng với thể tương ưng thì cái tác
dụng
này gọi là chân tâm, trái ngược với thể thì chúng ta gọi là vọng tâm. Chân
tâm
khởi tác dụng, cảnh giới đó liền thù thắng, cho nên mới nói chư Phật Bồ Tát
pháp giới nhất chân.


Kinh
Hoa Nghiêm
nói “thế giới Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô Giá Na”, kinh Vô Lượng
Thọ
nói “thế giới Tây Phương Cực Lạc”, đó là tác dụng cùng thể tánh hoàn
toàn
tương ưng. Chân tâm khởi tác dụng, duy tâm sở hiện, cái tâm đó là chân
tâm
. Hiện tại chúng ta đọa lạc thành phàm phu, phàm phu có tâm hay không? Đương
nhiên có tâm, tuy có tâm nhưng bạn không biết, thế là hiện tại cái tâm này của
chúng ta khởi tác dụng. Trái ngược với chân tánh, không tương ưng, nó vẫn khởi
tác dụng. Thế nhưng ở trong tác dụng liền sanh ra biến hoá. Hoặc giả chúng ta
nói biến chất, chất biến tánh không biến, nếu tánh biến thì tánh không phải
thật. Cho nên Phật ở trên kinh mới nói “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”,
đã có Phật tánh thì đương nhiên có thể làm Phật, đây là đạo lý nhất định. Chất
đổi tánh không đổi. Chất đổi là gì? Là biến thành mười pháp giới y chánh trang
nghiêm
. Thân thể của chúng ta, nguồn gốc của sinh mạng, chất thay đổi, hoàn
cảnh
sinh hoạt của chúng ta ngày nay cũng thay đổi, chất vì sao có thể thay
đổi? Phật nói rồi, trong mười pháp giới bao gồm sáu cõi của chúng ta, ngày nay
chúng ta bao gồm tất cả hình hình sắc sắc những hiện tượng này, “duy thức sở
biến
”, thức liền sanh ra biến chất.


Thức
vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chúng ta thử nghĩ xem trong chúng ta
người nào không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Mỗi mỗi đều có, vậy phiền
não
không nhỏ. Cho nên thế giới này, mỗi người cộng nghiệp biến ra. Thân thể,
dung mạo của chúng ta, tình trạng sinh hoạt của mỗi cá nhânbiệt nghiệp.
Những đạo lý, những chân tướng sự thật, kinh Đại thừa Phật đã nói rất tường
tận, thấu triệt, do đó “Tất cả pháp do tâm tưởng sanh”. Tâm tưởng này
chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Mọi người đều hãy hướng đến phương
diện
thiện mà nghĩ thì thế giới liền hòa thiện, còn mọi người hướng đến mặt ác
mà nghĩ thì thế giới liền đổi xấu. Chúng ta tỉ mỉ quan sát thử xem những người
thế gian này đang nghĩ cái gì?


Chúng
ta
là người học Phật so với người thế gian thông thường thì dụng tâm không như
nhau, nhất là phát tâm từ công việc hoằng pháp lợi sanh. Bạn lên giảng đài
giảng kinh nói pháp, bình thường bạn sinh hoạt tu trì đều phải làm mô phạm cho
chúng sanh. Do đó nói pháp phải khế cơ, hình thức sinh hoạt của chúng ta càng
phải khế cơ. Hiện nay nghiêm trọng chính ở hiện tượng xã hội không tốt. Phương
pháp
chẩn đoán hiệu quả nhất là phải đem những mê hoặc của chúng sanh cụ thể
vọng tưởng, phân biệt, chấp trước làm cho họ thức tỉnh. Chúng ta nghĩ sai, làm
sai, nói sai, kết quả sai lầm chính là hiện tượng xã hội ngày nay. Nếu bạn hỏi
xã hội này động loạn, có tai biến từ nguyên nhân nào? Tôi nghĩ mỗi người đều
cảm xúc riêng. Ngay trong tin tức cũng thường hiển thị, khí hậu toàn thế giới
khác thường, mấy năm gần đây, nhiệt độ trên địa cầu không ngừng nâng cao, núi
băng ở nam bắc hai cực đang bắt đầu tan rã. Đương nhiên nó tan rã không quá
nhanh nhưng nếu nhiệt độ không ngừng tăng lên, hoặc giả sử dừng lại không nâng
lên cao nữa thì theo tính toán của khoa học gia, núi băng ở nam bắc cực sẽ tan
chảy hoàn toàn sau năm mươi năm nữa. Tuy nhiên căn cứ thống kê của mấy năm gần
đây
, nhiệt độ mỗi năm nâng lên cao nhiều hơn, như vậy, tôi e núi băng của nam
bắc cầu sẽ tan chảy hoàn toàn sau hai mươi năm nữa. Khi núi băng tan rã, mực
nước biển liền dâng cao, khu vực Duyên Hải thảy đều chìm vào đáy biển, tai nạn
này quá lớn, khoa học có tiến bộ thế nào cũng không cách gì ứng phó. Hiện tại mọi
người
quy việc này cho đại tự nhiên, không phải sức con người. Phần lớn đùn đẩy
trách nhiệm, đó là vì không hiểu chân tướng sự thật.


Nhiệt
độ lên cao, nguyên nhân chân thật do đâu? Phật đã nói rồi, đáng tiếc mọi người
không tin. Phật nói với chúng ta nhiệt độ do lửa sân hận, nguyên nhân căn bản
của tai biến ngày nay, chính là tham sân si mạn của chúng sanh. Cái vọng tâm
mỗi ngày thêm lớn không ngừng nên ảnh hưởng đến hoàn cảnh. Khi vừa mở đầu tôi
đã nói với các vị, khởi nguồn vũ trụ cùng sinh mạng là đồng thời, không thể
phân ra. Sinh mạng nhà Phật gọi là chánh báo, hoàn cảnhy báo. “Y Chánh
có cùng một cội gốc, cho nên y báo chánh báo là một không hai. Kinh Phật lại
nói với chúng ta rất nhiều lần “Y báo tuỳ theo chánh báo chuyển”. Kinh
Lăng Nghiêm
nói rõ ràng hơn “Nếu có thể chuyển cảnh thì đồng Như Lai”,
Như Lai là gì? Là người giác ngộ có thể thay đổi hoàn cảnh tự nhiên. Họ không
cần phải dùng những công cụ khoa học. Tâm chuyển rồi, hoàn cảnh tự nhiên liền
đổi. Chúng ta muốn đại tự nhiên này hạ nhiệt độ địa cầu xuống thì mọi người
phải dập tắt tham sân si. Nhiệt độ sẽ hạ rất nhanh. Ngày ngày chúng ta vẫn đang
tham sân si thì nhiệt độ đó vẫn cứ hướng lên cao. Đó là hiện tượng chúng ta đã
xem thấy ở rất nhiều quốc gia khu vực, mỗi năm đi qua, mọi người tăng thâm tham
sân si
mạn, không những không hạ thấp mà ngay đến tạm dừng cũng không có. Thật
là tham không chán, tham không được thì sân hận. Do đây có thể biết “Sám trừ
nghiệp chướng
vô cùng quan trọng.


Nghiệp
chướng
là tạo tác ra những ác nghiệp. Tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, nhất
định
phải sám trừ, kinh Phật cho biết có mười loại “tâm nghịch thuận”.
Mười loại tâm tùy thuận sanh tử sáu cõi luân hồi, phía trước chúng ta đã nói
qua, nay chúng ta tiếp tục giảng mười tâm nghịch sanh tử, cái nghịch này trái
ngược với nó, có nghĩa là khuyên chúng ta tu mười loại tâm này để siêu việt sáu
cõi luân hồi
, tiêu tai giải nạn, hoá giải vô số tai biến thế gian hiện tại.
Phật nói cho chúng ta nghe mười điều, người khác không tin tưởng, chúng ta cũng
không nên để ý. Chính mình phải tin tưởng, phải từ chính bản thân nỗ lực
làm. Hay nói cách khác, việc này trên kinh Phật nói rất tường tận, ngày nay
chúng ta sống trên thế gian là cộng nghiệp. Trong cộng nghiệp còn có biệt
nghiệp
, cho dù địa cầu gặp phải tai biến to lớn như rất nhiều người nói, khi
đại nạn đến, người trên địa cầu này có thể chết phân nửa, có thể chết 2/3, vậy
vẫn còn 1/3 không chết, họ vẫn có thể vượt qua.


Trong
cộng nghiệp vẫn còn có biệt nghiệp, người ngoại quốc nói “Ai tin tưởng
thượng đế thì được cứu
”, không tin thượng đế e rằng không có cách gì tránh
khỏi
tai nạn. Chúng ta rất khó tán thành cách nói này, người không từ bất cứ
một việc ác nào nhưng chỉ cần tin vào thượng đế thì thượng đế cũng có thể cứu
giúp họ. Còn cả đời làm người tốt nhưng không tin thượng đế thì thượng đế không
cứu, như vậy thượng đế quá bất công. Chỉ Phật nói có đạo lý giúp bạn hồi tâm
chuyển ý, diệt trừ tham sân si, tu phước, tu thiện, tích công bồi đức, khi đó
bạn liền được cứu, được tiêu tai khỏi nạn. Nếu tiếp tục tham sân si mạn, tiếp
tục
tạo ác thì khi đại tai nạn đến e rằng sẽ không thể tránh khỏi. Phật nói như
vậy, chúng ta nghe rồi vẫn cảm thấy tràn đầy đạo lý, có thể tiếp nhận. Cho nên
nếu thượng đế không nói đạo lý thì chúng ta cũng không bằng lòng theo.


(Còn tiếp …)


KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH
ĐẲNG GIÁC


Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG


Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ


Biên tập: PT. Giác Minh Duyên