Đức Phật ở Đâu

0
29
blank

ĐỨC PHẬT Ở ĐÂU
Nguyên tác: Venerable Dr K Sri Dhammananda Nayka Maha Thera
Việt dịch: Nhị Tường

buddha-vungtaubuddha-vungtauNgười ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.

Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiênloài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.

Theo khoa học, phải mất hàng triệu năm để hoàn thiện trí óc và tri thức của chúng ta. Khi trí óc chưa phát triển toàn diện, người ta dễ nhận thức rằng có những sức mạnh nào đó chi phối sự vận hành của tự nhiên

Bởi vì không hiểu được chính xác vũ trụ vận hành như thế nào, họ bắt đầu nghĩ ắt phải có một nhân vật nào đó đã sáng tạo và điểu khiển sự vận hành này. Để giúp người khác hiểu được khái niệm này, họ biến những quyền năng này sang một hình thái khác như là hình dạng hình tượng và tranh ảnh. Những “thần linh” hoặc những quyền năng này rất quan trọng trong việc chi phối con người phải hành xử tốt và không làm điều xấu và tưởng thưởng cho họ khi họ xứng đáng. Luôn luôn chúng ta có những nỗi sợ hãi, lo âu, nghi hoặc, bất an, vì vậy chúng ta cần ai đó để nương tựa và bảo vệ cho chúng ta. Dần dà sức mạnh này đã hình thành nên một Thượng Đế. Giờ đây vẫn có người lệ thuộc vào Thượng Đế trong mọi việc. Đó là l‎ý do tại sao họ cố đưa ra cái ý‎ tưởng về một linh hồn bất diệt thoát khỏi nơi này và sống vĩnh viễn trên thiên đàng. Đó là để thỏa mãn sự thèm muốn được hằng sống. Đức Phật nói tất cả mọi thứ trên đời đều chịu chi phối bởi sự biến đổi suy tànhoại diệt.

Khi phân tích cuộc đời của Đức Phật, chúng ta thấy ngài không bao giờ giới thiệu chính mình như một đứa con của thần linh hoặc sứ giả của thần linh, nhưng ngài giới thiệu mình như một bậc thầy đã giác ngộ. Đồng thời Đức Phật cũng không nói mình hóa thân nào của một vị Phật khác. Đức Phật không phải được tạo ra bởi một vị Phật khác, vì vậy Phật không phải là sự đầu thai của một vị Phật khác. Ngài là một cá nhân, đã từng hành hoạt một thời gian dài, đời này đến đời khác tu tập và trau dồi phẩm hạnh và trí huệ vĩ đại mà chúng ta gọi là trí huệ bát nhã hoặc viên mãn. Khi ngài đạt được tất cả những phẩm hạnh đó ngài đã đạt được sự giác ngộ; nghĩa là một sự toàn giác và thấu đạt những sự vận hành của vụ trũ. Ngài phát hiện ra rằng không có một Đấng sáng thế nào cả.

Người ta hỏi làm thế nào ngài có thể đạt được sự giác ngộ mà không có sự hỗ trợ của thần linh. Các Phật giáo đồ khẳng định rằng mọi cá nhân đều có thể trau dồi trí tuệ để hiểu được mọi việc. Ý nghĩa của từ manussa, trong nhiều ngôn ngữ có nghĩa là con người. Nhưng trong ý nghĩa của chữ Mana có nghĩa là tâm. Vì vậy manussa có nghĩa là con người có thể tu tập và trau dồi tâm linh của mình đến viên mãn. Ngoại trừ con người, không có chúng sanh nào khác trong vũ trụ này có thể tu tập tâm linh đến mức độ đó, đạt được sự giác ngộ. Ngay cả những bậc thánh cũng không thể trở thành Phật bởi vì họ không thể trau dồi trí tuệ đạt đến mức độ như thế. Họ có thể có những sự giàu có, bình yên, lạc thú nhưng năng lực tư duy của họ rất nghèo nàn. Chỉ có manussa hoặc con người mới có thể thành Phật hoặc bậc Giác Ngộ. Khi người ta nói Phật không phải là một vị thần, chúng ta không nên cố gắng chứng minh rằng ngài là một vị thần. Nếu chúng ta cố gắng chứng minh điều này thì chính chúng ta thực sự hạ thấp sự nhận thức về giác ngộ. Vài người tuyên bố rằng vị thần của họ đã gởi thông điệp đến loài người. Nếu thông điệp đó dành cho tất cả mọi người trên thế gian này tại sao vị thần đó không gởi thông điệp đó đến giữa công chúng, thay vì bộc lộ chỉ riêng cho một người. Đức Phật không khuyến khích bất cứ ai tin tưởng vào bất cứ điều gì hoặc tuyên thuyết rằng ngài được nhận sứ mệnh bởi một thế lực cao hơn để hành sự.

Rồi một ngày, một vị tu sĩ Cơ đốc giáo cùng với tín đồ đến gặp tôi để thảo luận về đạo Phật và hỏi, “Thực ra, ngài có thể nói cho tôi biết người Phật tử tin gì hay không?” Khi nghe tôi đáp rất thẳng thắn rằng người Phật tử không “tin” vào bất kỳ điều gì cả, ông chỉ vào cuốn sách “Người Phật tử tin gì” của tôi và hỏi “Vậy tại sao ngài viết cuốn sách này?” Tôi nói với ông ấy, “Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này, để cho các bạn đọc để rồi các bạn thấy rằng không biết có thứ gì trên đời này mà các bạn tin hay không”.

“Trong trường hợp này,” ông ấy hỏi, “ngài có thể nói cho tôi biết người Phật tử phải làm gì không?” Tôi trả lời, Đức Phật đã trả lời cho câu hỏi đó, Đức Phật dạy chúng ta phải làm gì. Thay vì tin, người ta phải thực tập pariyatti, patipatti and pativeda. (Pháp học. Pháp hànhChứng ngộ.) Có 3 cách để thực hành. Trước tiên, chúng ta phải cố tìm hiểu, bởi vì chúng ta không được mù quáng tin vào bất cứ thứ gì mà chúng ta không hiểu. Đức Phật dạy chúng ta phải cố tìm hiểu trước tiên.

Trong giáo pháp của ngài về Bát Chánh Đạo, điều thứ nhất là chánh kiến, nghĩa là suy nghĩ chân chánh. Đức Phật đã bắt đầu sự truyền giáo của ngài bằng cách yêu cầu các đệ tử phát triển tư duy chánh kiến hơn là tin tưởng một cách mù quáng. Sau khi chúng ta thấu đạt được kiến thức vi diệu về Phật và giáo pháp của ngài, chúng ta phải thực hành những gì chúng ta đã học. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ sáng tạo ra những quan kiến theo trí tưởng tượng của riêng bạn. Phật dạy chúng ta chỉ thực hành những gì chúng ta học được với sự hiểu biết chân chánh. Sau khi thực hành chúng ta sẽ chứng nghiệm kết quả hoặc hiệu quả. Khi đó chúng ta mới biết đó là sự thực. Có 3 phương phápĐức Phật dạy, đó là học, hiểu và hành trì. Đó là con đường giải thoát được sự khổ đau. Giờ đây chúng ta có thể hiểu rằng cách truyền giáo của đức Phật không phải yêu cầu chúng ta tin bất cứ điều gì mà chính là học hỏi, thực hành, và chứng quả.

Ví dụ, Đức Phật bảo rằng bạn phải sống tử tế, và sống chân thật, Sau khi hiểu được lời dạy này, bạn cố gắng thực tập nó và cuối cùngmọi người sẽ tôn trọng bạn khi họ biết bạn là người rất tử tế và chân thật. Không ai muốn quấy rầy hoặc kết tội bạn, mà họ tôn trọng bạn. Đó là kết quả tốt đẹp mà bạn thể nghiệm. Đồng thời đức Phật dạy bạn phải cố gắng hiểu theo mức độ thể nghiệm của chính bản thân bạn. Bạn có thể kiểm chứng kết quả này bằng sự thực tập của chính bạn. Bạn hiểu được những điều nào sai, điều nào đúng và bạn không làm theo những điều này vì mệnh lệnh hay vì đó là điều răn từ cõi trên. Bạn có một khả năng ý thức và một trí tuệ biết suy nghĩ để hiểu biết. Sự hiểu biết của chúng ta và những chứng nghiệm riêng của bản thân sẽ đủ để hiểu được cái gì là sai hoặc đúng. Ví dụ Phật dạy chúng ta không được sát hại chúng sanh. Ngài không đưa ra điều này như là một giới luật bởi vì một người hiểu biết phải biết rằng giết chóc là tàn ác. Cũng không khó khăn cho chúng ta để hiểu được tại sao là xấu, bởi vì khi một ai đó cố sát hại chúng ta chắc chắn chúng ta không thích điều đó. Một lần nữa ngài nói khi chúng ta có những vật giá trị bị ai đó đánh cắp, chúng ta sẽ thấy như thế nào. Cũng vậy, khi chúng ta đánh cắp tài sản của người khác họ cũng không thích chút nào. Chúng ta cũng không cần thiết phải thừa lệnh của bất kỳ thần linh nào hay đức Phật hay chúa Jesus mới có thể hiểu được điều đơn giản này. Các nhà truyền giáo xuất hiện trên trần gian này để nhắc ta những điều mà chúng ta thờ ơ hoặc quên lãng. Những chứng nghiệm riêng và sự hiểu biết đã quá đủ cho chúng ta biết đâu là đúng hoặc sai.

Đức Phật khuyên chúng ta phải tư duyhiểu biết. Chúng ta nhận thức một cách hợp lý. Chúng ta có khả năng nhận thức, không giống như những chúng sanh khác chỉ có trí óc nhưng không suy nghĩ một cách có lý trí. Trí óc của chúng giới hạn trong việc tìm kiếm thức ăn, nơi trú ẩn, tự vệ và cảm giác khoái lạc. Chúng không phát huy trí óc của chúng xa hơn. Nhưng con ngườitrí tuệ để tư duynhận thức lên đến mức độ cao nhất. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đã tìm tòikhám phá ra nhiều điều mà chúng ta chưa từng nghe nói đến trước kia. Không có một chúng sanh nào khác sống trên thế giới này có thể phát triển tư duy đến mức độ đó. Đó là lý do tại sao chỉ con người mới có thể trở thành một vị Phật. Duy chỉ có trau dồi trí tuệ con người mới có thể đạt đến giác ngộ. Phật dạy chúng ta, hãy hành động theo những chứng nghiệm của chính chúng ta. Khi đó chúng ta mới chứng quả. Những tín đồ các đạo khác thường chào nhau: “Cầu Chúa ban phúc cho bạn”, nhưng Phật tử hiếm khi chào nhau bằng cách nói Phật phù hộ cho anh. Nhưng họ luôn đọc thuộc lòng: “Buddham Saranam Gacchami” (Con về nương tựa Phật). Nếu họ tin rằng họ có thể an trú trong Phật tại sao họ lại không chào nhau: “Cầu Phật gia hộ cho anh”. Phật cũng khuyên mọi người niệm Phật khi họ sợ hãi.

Vậy, “Phật ở đâu” là chủ đề của chúng ta. Chúng ta có thể nói ngài ở trên thiên đàng hoặc ngài đang sống nơi niết bàn hoặc ngài đang sống ở nơi nào đó chăng? Ngài đã đi đâu? Chúng ta phải nhớ rằng mọi điều chúng ta hỏi đều phát ra từ một quan điểm của thế gian. Sau khi đạt được giác ngộ Phật đã nói: “avamantimaiati natthidani Dunabavo”, đây là kiếp cuối cùng của ta trên thế gian này, và không tái sinh nữa. Ta đã chấm dứt được vòng sinh tử luân hồi, đời đời kiếp kiếp chấm dứt sự khổ đau.

Khoái lạc hay những thú tiêu khiểncon người trải nghiệm thường là cảm xúc thỏa mãn nhất thời sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Điều này đã gây nên sự bất như ý. Trong tâm lýsinh lý của một cuộc đời, chúng ta phải trải qua vô số những khổ đau, sợ hãi, khó khăn, bất ổn, đau đớn, tai họabất như ý.

Không một ai trên đời này có thể nói rằng anh ta hài lòng với cuộc sống này. Mọi người đều phàn nàncằn nhằn về những trục trặc về tinh thần và thể xác. Chính vì hiểu được điều này đức Phật đã chấm dứt tái sinh. Đó gọi là sự giải thoát. Giải thoát có nghĩa là thoát khỏi khổ đau về tinh thần và thể xác. Vì tồn tại trong hình dạng thân xác hoặc trong bất kỳ hình dạng khác nên chúng ta không thể vượt qua sự khổ sở của chúng ta về thân xác hoặc tinh thần. Từ đó, nếu chúng ta không muốn khổ nữ, cách tốt nhất là chấm dứt sự sanh. Chúng ta khao khát hiện hữu. Sự tham áichấp thủ này quá mạnh mẽ trong tâm chúng ta. Nhưng chúng ta muốn tồn tại bất chấp khổ đau và bất ổn, đau đớn và bệnh tật và nhiều vấn đề khác bởi chúng ta tham áivô minh. Giờ đây hãy nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới này. Toàn bộ thế giới là một bãi chiến trường

Khắp thế giới này con người gây ra bạo lực, tàn sát và chiến tranh và hủy diệt. Động vật khác cũng không tạo ra nhiều đau khổ bởi những tất cả vấn đề không thiết yếu đến như vậy. Khi đói, chúng ra ngoài và tìm bắt những con thú khác, khi thỏa mãn cơn đói, chúng đi ngủ. Nhưng con người không thể nào thỏa mãntham ái quá nhiều thứ.

Tham ái, chấp thủ quá mạnh mẽ trong tâm con người. Do vì sự đố kỵ đó mà hận thù, giận dữ, ý muốn bệnh hoạn, độc ác, nguy hại phát sinh. Những chúng sanh khác không phát triển sự ác độc của chúng đến mức độ đó.

Con người còn có tôn giáo. Tín ngưỡng không chỉ là thờ phụngcầu nguyện mà còn phải phục vụ chúng sanh khác bằng cách ngăn ngừa những tư tưởng xấu để chúng ta có thể phụng sự cho người khác. Những khía cạnh sùng tín của tôn giáo cũng quan trọng nhưng một mình nó không thể phát triển tâm để đạt được sự nhận thức đúng đắn hoặc trí tuệ. Trước khi Phật viên tịch nhiều người vân tập với những bông hoa để bày tỏ sự kính ngưỡng ngài. Phật bảo họ hãy trở về. Ngài nói nếu họ nếu họ thực sự muốn qui ngưỡng ngài thì thay vì dâng cúng hoa và lễ bái, hãy thực hành ít nhất một trong những lời dạy của ngài. Khi đó họ thật sự qui ngưỡng Phật

Bây giờ chúng ta có thể hiểu được đức Phật muốn gì. Một cách sống ngoan đạo không phải chỉ cầu nguyện mà phải theo những lời khuyên của ngài. Có lần, một tu sĩ tên là Bakkula đến và ngồi trước Phật và chiêm ngưỡng ngài hàng ngày. Một ngày nọ Phật hỏi ông ta: “Ông đang làm gì ở đây vậy?” Vị tu sĩ nói: “Khi con nhìn ngắm tôn nhan ngài, con cảm thấy rất hoan hỉ”. Thế rồi Phật nói: “Bakkula, ông có được gì khi nhìn ngắm cái thân thể vô thường, ô trược, bẩn thỉu này? Ông chỉ thỏa mãn cảm xúc của ông. Ông không bao giờ đạt được sự hiểu biết hoặc nhận thức mà chỉ thỏa mãn cảm xúc mà thôi. Ông không thể thấy Phật thật sự thông qua cái thân xác này. Phật không phải là cái thân xác này”. Thế rồi ngài nói: “Chỉ có ai hiểu được giáo pháp bằng Phật nhãn mới có thể thấy Phật thật sự. Phật thật sự xuất hiện trong tâm ta khi nào chúng ta hiểu được những gì Đức Phật dạy. Ở đây bạn chỉ có thể hiểu được Phật không gì đặc biệt ngoài cái thân xác. Khi bạn nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, gần 500 năm không có một hình ảnh Phật nào bởi vì Đức Phật đã không khuyến khích người ta dựng nên hình ảnh của chính Ngài. Chỉ có người Hy Lạp đã tạo ra những hình ảnh Đức Phật và những hình thức khác làm biểu tượng cho tôn giáo. Vì vậy mà giờ đây có những hình ảnh Phật khác nhau trên khắp thế giới.

Tín đồ của một vài đạo khác chê trách chúng ta là những người sùng bái thần tượng. Thật sự họ không biết Phật tử đang làm gì. Vài trăm năm sau Đức Phật, có một tu sĩ nổi tiếng tên là Upagutha. Ông là một người thuyết pháp rất được ưa chuộng. Khi ông nói, có hàng ngàn người đến nghe. Mara, một con quỷ rất khó chịu bởi vì ngày càng có nhiều người trở nên ngoan đạo.

Những Mara không phải là chúng sanh nhưng những chướng ngại lớn về tinh thần và những triền cái đã ngăn cản chúng đi theo con đường đạo. Mara khi đó hoá thân như một con quỉ. Mara này bắt đầu biểu diễn nhảy múa, ca hát và diễn trò vui nhộn, rất hấp dẫn, ngay trước chùa. Thế rồi tất cả những người hâm mộ dần dần chuyển hướng sang xem Mara. Không có ai đến nghe ông nói chuyện nữa. Upagutha quyết định dạy Mara một bài học đích đáng và ông cũng đến để xem biểu diễn. Khi buổi biểu diễn chấm dứt, Upagutha nói rằng ông thưc sự đánh giá cao về nó. “Để tưởng thưởng cho sự trình diễn của ngươi, ta muốn trao cho ngươi một vòng hoa trên cổ”. Mara rất đỗi tự hào. Khi Upagutha đặt vòng hoa, nó cảm thấy vòng hoa buộc chặt quanh cổ nó giống như một con mãng xà. Nó cố dứt ra nhưng không được. Thế rồi nó đến gặp Shakra, chúa tể của các thần linh và nhờ giúp tháo vòng hoa. Shakra cũng cố hết sức nhưng không tài nào tháo ra được. Thế rồi nó đến gặp Brahma, người được tôn vinh như là vị sáng tạo ra các vị thần thời ấy và nhờ tháo chiếc vòng hoa. Ông cũng cố gắng lấy ra, nhưng không thể được. Thế rồi Brahma nói với nó rằng chỉ người đặt vòng hoa mới có thể tháo ra được

Vì vậy Mara phải trở lại nơi tôn giả Upagutha và năn nỉ ngài tháo ra nếu không thì nó sẽ chết. Thế rồi Upagutha nói: “Điều này không khó nhưng ta có thể làm với hai điều kiện. Thứ nhất ngươi phải hứa là trong tương lai ngươi sẽ không quấy rầy bất cứ một nghi lễ tôn giáo nào của chúng ta”. Mara đồng ý. “Thứ hai là, ngươi đã từng gặp Đức Phật bởi vì nhiều lần ngươi cố tình phá Phật. Ngươi sống vài trăm năm sau Phật, ngươi có sức mạnh siêu nhiên để biến thành hình như ngài” Mara nói, “Được, tôi có thể làm nếu ngài hứa không đảnh lễ tôi khi tôi hiện hình Đức Phật bởi vì tôi không phải là một thánh nhân” Thế rồi Tôn giả Upagutha nói: “Ta sẽ không đảnh lễ ngươi” Tuy nhiên, khi nó xuất hiện như Đức Phật thực sự, Tôn giả Upagutha đến đảnh lễ nó. Thế là Mara la lên, ông đã hứa rằng ông không đảnh lễ ông ta. Thế rồi Upagutha nói: “Ta không đảnh lễ Mara, ta đảnh lễ Đức Phật”

Đó là một ví dụ hay cho những ai muốn kể cho người khác về ý nghĩa của sự thờ phượng hình ảnh của Phật. Khi bạn giữ một hình ảnh Phật và tôn thờ, bạn cũng có thể giữ một hình ảnh như một mục tiêu để quán tưởng. Đó không phải là sự sùng bái thần tượng. Bạn rước Phật vào trong tâm mình thông qua biểu tượng này. Đó là một biểu tượng tín ngưỡng. Làm thế nào hình ảnh đức Phật có thể cuốn hút tâm trí con người có thể hiểu được thông qua những tình tiết dưới đây. Trong Thế Chiến Thứ II ở Burma, viên sĩ quan chỉ huy tìm thấy một ảnh Phật nhỏ xinh xắn. Nó cuốn hút tâm trí ông. Ông gởi tấm ảnh này đến ngài Winston Churchill, thủ tướng Anh vào thời đó với chú thích,“xin giữ tấm ảnh này trên bàn của ngài. Bất cứ khi nào ngài có những nỗi lo lắng hoặc xáo động hãy nhìn vào khuôn mặt của bức ảnh. Tôi tin rằng ngài sẽ có cơ hội bình tâm”.

Ông Nehru, cựu thủ tướng Ấn Độ bị bắt giữ bởi chính quyền Anh. Khi bị bỏ tù ông có giữ một tấm ảnh Phật nhỏ trong túi. Ông lấy tấm ảnh này ra đặt lên bàn chiêm ngưỡngsuy nghĩ, “Dù gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào trong cuộc đời này, nếu Đức Phật có thể giữ nguyên vẹn nụ cười trên khuôn mặt, vậy tại sao chúng ta không bắt chước con người vĩ đại này?”.

Anatole France, một học giả người Pháp, đã viếng thăm Viện bảo tàng Luân Đôn và lần đầu tiên trong cuộc đời ông nhìn thấy một bức ảnh Phật. Khi thấy bức ảnh Phật này, ông nói, “Nếu thượng đế từ trời xuống trần gian thì cũng không khác chút nào hình dáng này”. Tuy nhiên hình ảnh không phải là cốt lõi. Có nhiều người có thể thực hành giáo pháp của Đức Phật mà không cần bất cứ hình ảnh nào. Không ép buộc người ta cần phải có một hình ảnh. Chúng ta không thờ bái, chúng ta không cầu xin, chúng ta không đòi hỏi bất cứ một điều gì từ tấm ảnh nhưng chúng ta kính trọng, tôn kính hình ảnh của một bậc chân tu vĩ đại.

Một trong những hội viên của chúng tôi đã lưu giữ bức ảnh Phật trong 45 năm trong nhà mình. Một ngày nọ vài hội truyền giáo đến và bảo ông rằng ông đang thờ phụng quỉ dữ. Ông không biết phải trả lời họ thế nào. Điều này thật là ngạc nhiên bởi vì trong suốt bốn mươi lăm năm thờ bái bức ảnh mà ông không biết cách trả lời khi người ta chỉ trích nó. Đây là nhược điểm của một số Phật tử chúng ta. Họ bắt chước theo truyền thống, thờ cúng, cầu nguyện, tán tụng, nhưng họ không chịu gắng tìm hiểu giáo pháp của đức Phật. Giờ đây bạn có thể hiểu rằng dù có hoặc không có hình ảnh Phật bạn cũng có thể thực hành lời dạy của Đức Phật bởi hình thể không phải là Đức Phật.

Theo Phật giáo Đại Thừa có 3 hiện thân của Phật hoặc tam thân Phật, báo thân, hóa thân, pháp thân. Ngài sử dụng cả báo thânhóa thân cho việc ăn uống, ngủ nghỉ, đi đứng, nói chuyện và thuyết pháp. Tất cả những hoạt động này ngài thực hiện với thân của mình. Khi ngài đắc Bát Niết Bàn hai hiện thân này biến mất. Nhưng dharnakaya hoặc pháp thân của ngài không bao giờ biến mất. Theo trường phái Đại Thừa, Đức Phật A Di Đà (Buddha Amitabha) hiện đang ở sukavati, miền Tịnh Độ. Ai tụng niệm danh hiệu ngài và thờ phụng ngài sẽ được sinh về miền Cực Lạc và sau đó sẽ có cơ hội đạt niết bàn. Theo cách suy nghĩniềm tin của họ thì nhận thức này đã tạo ra nhiều hy vọngniềm tin rằng Đức Phật vẫn còn đang sống cho đến khi tất cả chúng sanh cuối cùng được cứu độ.

Đức Phật cũng đề cập “Đức Phật có xuất hiện hay không, Chánh pháp vẫn luôn tồn tại trên thế gian này”. Khi một vị Phật xuất hiện ngài nhìn thấy rằng chúng sanh đã lãng quên giáo pháp thực sự. Ngài nói “Pháp mà ta hiểu được không phải là một loại giáo lý mới do ta tạo ra, mà Pháp này đã luôn hiện hữu nhưng người ta hiểu sai nó, nên đã nhận thức sai lầm dựa trên sự tưởng tượng của chính họ và đã làm nhiễm ô hoàn toàn sự tinh tuyền của Chánh pháp”. Điều này đang xảy ra trong thời đại của chúng ta, 2500 năm sau khi Đức Phật phát hiện chân lý như nhị. Có người đang làm những điều sái quấy trong nhiều nước và lấy danh nghĩa của Đức Phật. Họ không thực sự hành theo lời dạy của Đức Phật. Nhưng họ đưa ra những thực hành văn hóa truyền thống của họ trộn lẫn với Phật giáogiới thiệu rằng đó là Đạo Phật. Là người Phật tử, chúng ta phải cố gắng học những gì Đức Phật đã dạy và thực hành những gì Đức Phật đã dạy để tìm thấy sự giải thoát cho chúng ta.

Người ta hỏi Đức Phật ở đâu. Để thực hành Đạo Phật thì chúng ta không cần thiết phải biết Đức Phật ở đâu, hoặc Ngài đã đi đâu. Lấy ví dụ như chúng ta có điện nhờ có ai đó đã khám phá ra. Chúng ta không cần thiết phải biết ai đã khám phá ra điện, ông ta ở đâu, người nước nào, tên là gì? Bổn phận của chúng ta là làm cho điện trở thành hữu dụng. Cũng như với những gì mà người khám phá ra nguyên tử hay năng lượng hạt nhân có thể sử dụng cho những mục đích xây dựng hay phá hoại.Vì vậy bổn phận của chúng tasử dụng năng lượng này theo một cách đúng đắn mà không cần phải biết ai thực sự là người khám phá ra năng lượng nguyên tử này.

Con người đã khám phá ra máy điện toán và truyền hình, nhưng chúng ta không cần thiết phải biết tên và những chi tiết về cuộc đời của người tạo ra, mà bổn phận của chúng ta chỉ là sử dụng chúng

Cũng như thế, đừng hỏi Phật ở đâu và Ngài đã đi đâu. Nếu giáo pháp ngài dạy chúng ta là đúng, giá trịhiệu quả tại sao cần thiết phải biết Phật ở đâu. Phật không bao giờ nói rằng ngài có thể đưa chúng ta đến thiên đàng hay địa ngục. Đức Phật chỉ có thể nói cho bạn biết những gì cần làm và những gì không làm để đạt đến sự giải thoát cho mình. Đó là điều duy nhất Phật có thể làm. Ngài không làm gì khác hơn cho bạn. Bổn phận của bạn là thực hành những gì ngài đã dạy chúng ta.

Những người khác nói rằng thượng đế có thể rửa sạch tội lỗi con người đã phạm. Phật không bao giờ nói rằng tội lỗi được tạo ra bởi một cá nhân này và có thể gột sạch đi bởi một người khác. Không có vị Phật hay thượng đế nào có thể làm được điều đó. Khi một người sắp chết và nói rằng anh ta tin vào thượng đế, vậy sau đó thượng đế có thể xóa đi tất cả những tội lỗi mà anh ta phạm phải không? Chẳng hạn như tính tình bạn có thể rất nóng nảy và bạn biết đó là sai nhưng không biết cách nào để thoát khỏi điều đó. Vì vậy bạn đến gặp thượng đếcầu nguyện và nài xin ngài lấy đi sự thô bạo ra khỏi tâm bạn, bạn có nghĩ rằng thượng đế có thể làm được điều đó chăng?

Bạn có thể gắng thờ bái Đức Phật và nài xin Phật lấy đi sự thô bạo của bạn. Nhưng Đức Phật không thể lấy đi sự thô bạo từ tâm của bạn. Đức Phật chỉ có thể chỉ cho bạn làm thế nào để từ bỏ sân hận với sự cố gắng của chính bạn. Không ai có thể giúp bạn ngoại trừ chính bạn nhờ vào sự hiểu biết của bạn. Chính bạn phải nhận ra rằng, “sự nóng giận này rất nguy hiểm, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề, nhiều khó khăn và gây tổn hại cho người khác. Ta phải trút bỏ sự nóng giận bằng cách sử dụng sức mạnh tinh thầnchế ngự sự nóng giận từ trong tâm”. Vì vậy Phật hay Chúa không thể rửa sạch tội lỗi bởi chúng tachúng ta phải một mình giải quyết việc này. Có một lời dạy rất hay từ Đức Phật. Nếu ai đó có hành vi xấu hoặc tạo nghiệp bất thiện, họ không thể nào tránh khỏi những hậu quả bằng cách cầu nguyện thượng đế hay Phật.

Tuy nhiên khi họ bắt đầu nhận ra mình đã có hành vi xấu, phải dừng lại không tạo nghiệp bất thiện nữa. Bạn phải tạo ra một quyết tâm mạnh mẽ trong tâm trí là ngày càng tạo nghiệp thiện hoặc những hành vi đáng khen. Khi bạn phát triển những hành vi xứng đáng, quả báo của nghiệp xấu mà bạn đã tạo trước kia có thể tiêu trừ bởi thiện nghiệp. Ví dụ như Angulimala, một sát thủ đã giết gần một ngàn người. Khi Đức Phật đến và biết rằng anh ta muốn gặp Ngài. Angulimala muốn giết Phật bởi vì anh ta đã sát hại 999 người. Anh ta đã thề rằng sẽ giết đến người thứ một ngàn, vì vậy anh ta rất khoái trá khi nhìn thấy Đức Phậtcố gắng bắt Ngài. Đôi khi Đức Phật cũng vận dụng một chút phép mầu. Biết rằng khó bề chinh phục con người này bằng lời thuyết giáo, Đức Phật thong thả bước trên đường và cho anh ta đuổi theo. Dù chạy gần bốn dặm, anh ta vẫn không thể nào đến gần được Phật. Anh ta yêu cầu Phật dừng lại và Đức Phật biết là đã đến lúc ngài nói với anh ta. Đức Phật nói: “Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chỉ có ngươi mới còn đang chạy”. Angulimala nói, “Làm sao ông nói ông đã dừng lại, tôi thấy ông vẫn đang đi kia mà”. Đức Phật đáp, “Ta dừng lại có nghĩa là ta đã dừng nghiệp giết hại và không làm đau khổ chúng sanh. Còn ngươi vẫn còn chạy nghĩa là ngươi vẫn còn hành động tàn ác. Nếu ngươi dừng lại thì ngươi có thể đuổi kịp ta”. Thế là Angulimala nói “Tôi không thể nào hiểu được những gì ông nói”. Phật trả lờiTa đã ngừng sự giết hại còn ngươi vẫn cứ tiếp tục như thế, nghĩa là vẫn còn đang chạy. Ngươi đang chạy trong vòng luân hồi”. Thế là Angulimala chợt hiểu ra mình đã sai nên quyết định qui y Phật và trở thành tu sĩ bắt đầu thiền định. Sau đó anh ta đạt quả A La Hán và đắc Niết Bàn Cực Lạc. Nghiệp xấu không còn cơ hội bám theo anh ta nữa. Anh ta đã trau dồi thiện nghiệp và nghiệp xấu không còn cơ hội ảnh hưởng đến anh ta nữa.

Đó là những gì Đức Phật dạy. Đức Phật dạy phương pháp này để tiêu trừ hậu quả của nghiệp xấu, không phải bằng cách khẩn nài thượng đế mà bằng cách tạo càng nhiều hành vi đáng khen. Nếu ta nói rằng Đức Phật đang sống ở một nơi nào đó trong vũ trụ này trong một hình thể nào đó có nghĩa là chúng ta đã chống báng lại giáo pháp của Đức Phật. Mặt khác nếu ta nói rằng Phật không sống trong một nơi nào trong vũ trụ này trong một hình thể nào, thì nhiều người sẽ không được hoan hỉ bởi vì họ đã khao khát sự hiện hữu đó mà giờ đây không được thỏa mãn. Vì vậy họ nói đó là hư vô. Đó không phải là hư vô; đó là sự kết thúc của một sự khổ đau về thân xác và tinh thầnchứng đắc giải thoátniết bàn cực lạc. Mặt khác có một số người thực sự cần hình ảnh thực thể của Đức Phật để giúp họ bình tâm, giảm bớt sự lo âu, căng thẳngsợ hãi. Tuy nhiên sẽ không đúng nếu chúng ta nói rằng Phật đang hiện diện hoặc không. Nếu triết thuyết hoặc giáo pháp của Phật có giá trị cho chúng ta trong việc có được sự mãn nguyện và bình yên trong cuộc sống nghĩa là điều đó đã quá đủ cho chúng ta rồi.

Chúng ta hãy lấy ví dụ một bác sĩ tìm đúng loại thuốc đặc trị cho căn bệnh. Nếu loại thuốc đó hiệu nghiệm, nếu nó có thể chữa hết bệnh, chúng tacần thiết phải biết vị bác sĩ đó ở đâu và ông ta đang còn hay mất. Điều quan trọng là thoát khỏi căn bệnh bằng cách uống thuốc. Cũng như thế, giáo pháp của Đức Phật đã giúp cho chúng ta quá nhiều trong giải thoát khỏi sự khổ đau. Đức Phật cho chúng ta quyền tự do tư duy để hiểu có điều gì sai khi sử dụng nhận thứclập luận của mình để hiểu được bản chất thực sự của sự vật hiện hữu. Mặt khác không có một thành phần nào của vũ trụ tồn tại mà không thay đổi, không hư hoại, không bị diệt bởi vì tất cả những thứ này được cấu thành bởi các yếu tố, các năng lượng tinh thầnnăng lượng của nghiệp lực. Vì vậy, có thể vì những năng lượng và những yếu tố này và những năng lượng tinh thần, nghiệp lực vẫn tồn tại mãi mà không thay đổi. Nếu bạn có thể hiểu được điều này thì giáo pháp của Đức Phật sẽ giúp bạn biết được cách đương đầu với những vấn đề, những khó khăn và vượt qua sự bất như ý. Mặt khác chúng ta sẽ phải đối mặt với những đau khổ về tinh thần và thể xác, sự không vừa ý, và thất vọng. Chúng ta phải hành động một cách khôn ngoan để thoát khỏi những vấn đề của chúng ta. Chúng ta sẽ khó có thể thoát khỏi sự khổ đau bằng cách đơn giản cầu nguyện, thờ bái cá nhân nào mà phải thông qua sự hiểu biết bản chất của sự đau khổchướng ngại của chúng ta, nguyên ngân gây ra sự đau khổchướng ngại đó, chúng ta mới có thể thoát khỏi những vấn đề đó.

Nhiều người vẫn còn hỏi Đức Phật đã đi đâu? Nếu người ta nói ngài đã đi về niết bàn khi đó họ nghĩ niết bàn là một địa điểm. Niết Bàn không phải là một nơi nào, nó chỉ là trạng thái tinh thần của chúng ta khi chứng đắc giải thoát cuối cùng. Chúng ta không thể nói Đức Phật đã ra đi hoặc nơi nào đó Đức Phật đang tồn tại nhưng ngài đã chứng đắc niết bàn cực lạc hoặc mục đích cuối cùng của cuộc sống. Vì vậy câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi “Đức Phật ở đâu” chính là Đức Phật ở ngay trong tâm của bạn khi nhận ra được Chân lý tối thượng.