Đức Phật Nhận Xét Về Những Chấp Kiến Của Thế Gian

0
30

ĐỨC PHẬT NHẬN XÉT 
VỀ NHỮNG CHẤP KIẾN CỦA THẾ GIAN
Tâm Thuận

Không
ít người, trong đó có tôi từng tự đặt lên những câu hỏi, thắc mắc về nguồn gốc
của các loài chúng sanh và môi trường sống, chẳng hạn như câu hỏi đã được đề cập
đến qua rất nhiều cuốn sách: “ta là ai, ta từ đâu đến, ta đến đây để làm gì, rồi
ta sẽ trở về đâu?”, hay “tại sao không gian vũ trụ này lại vô tận như vậy?”…

Nhưng
khi được tham khảo Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ
tiếng Pali sang tiếng Việt và bậc thiện hữu tri thức chỉ dạy tôi nhận ra rằng với
những ai đã thông suốt định lý của Thập Nhị Nhân Duyên thì người ta sẽ không còn
sanh khởi rồi chạy theo những câu hỏi điên đảo như trên nữa, và đức Phật đã xác
định điều này trong Kinh Tương Ưng Bộ,
Tập II: Thiên Nhân Duyên, Chương I-12.
Tương Ưng Nhân Duyên-XX. Duyên
(Tạp 12.14, Đại 2, 84b) (S.ii,25):

 

“Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ
tử
khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên
sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi):
“Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong
quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay
trong quá khứ ta là gì?”

Hay không chạy theo tương lai (với
những câu hỏi): “Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương
lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay
trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?”

Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những
nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: “Ta hiện có mặt? Ta hiện không
có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?”.

Sự kiện như vậy không xảy ra. Vì
sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh
trí
tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này”.

 

Nếu
chúng ta cứ suy tưởng theo các câu hỏi trên để cố gắng tìm ra cho được một đáp án
thỏa đáng thì không những không tìm được câu trả lờirốt cuộc chỉ khiến cho
tâm mình thêm phiền não và hoang mang. Và đây là lời chỉ dạy của đức Phật về vấn
đề
này:

 

“- Này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở
đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến
tưởng tột đỉnh. Và vị này, khi đứng lại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: “Tâm còn
suy tưởng, có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục
suy tưởng khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên.
Vậy ta hãy đừng có suy tưởng”. Và vị này không có suy tưởng. Do không có suy tưởng,
các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác cũng không khởi lên. Vị ấy cảm thọ
sự diệt tận. Như vậy này Potthapàda là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần
các tăng thượng tưởng.”
(Kinh Trường Bộ, TẬP I – 9. Kinh
Potthapàda (Bố-Sá-Bà-Lâu)).

 

Sự thực, nếu ta có đưa vấn đề này đến thỉnh hỏi bậc đã
giác ngộDuyên Khởi, thì người ta cũng không trả lời vì dù có trả lời thì cũng
chẳng thể làm cho anh hiểu được! Tại sao? Ví như một người nhắm mắt (đang
minh
) mà được một vị mắt sáng miêu tả cho vật này vật nọ thì liệu người nhắm mắt
đó có thể hình dung và thấy được như thật chăng? Do vậy, thái độ của Phật trước
những câu hỏi trừu tượng, siêu hình là hoàn toàn dứt khoát: Ngài không trả lời câu
hỏi không thuộc về đích giải thoát, không thuộc về Pháp, không thuộc căn bản của
phạm hạnh, không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến
thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn, Ngài chỉ trả lời những điều đưa đến sự yểm
ly, tịch tịnh, thắng trí và Niết Bàn. Trở lại đoạn kinh đức Phật giảng cho du sĩ
ngoại đạo Potthapada (Bố Sá Bà Lâu), tính thực tế của Phật Pháp đã thuyết phục
được vị du sĩ đang suy tưởng, đang kẹt trong các chấp kiến này:

“- Bạch Thế Tôn, con có thể hiểu được
chăng “tưởng là tự ngã của con người” hay “tưởng khác, tự ngã khác”?

– Này Potthapàda, thật khó cho
ngươi biết được “tưởng là tự ngã của con người” hay “tưởng khác, tự ngã khác”,
vì ngươi có dị kiến, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có
hạnh nguyện khác.

– Bạch Thế Tôn, nếu thật khó cho
con biết được “tưởng là tự ngã của con người”, hay “tưởng khác, tự ngã khác” vì
con có dị kiến khác, có tin tưởng khác, có lý tưởng khác, có thiên tư khác, có
hạnh nguyện khác, thời bạch Thế Tôn, thế giới có phải là thường còn không? Chỉ
quan niệm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Thế giới là thường còn, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê
muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải thế giới
vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Thế giới là vô thường, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải thế giới
này là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội
không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Thế giới là hữu biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải thế giới
vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Thế giới là vô biên, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng
thân thể là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thật, ngoài ramê muội
không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Thân thể và sinh mạng là một, chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra
là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải sinh mạng
khác, thân thể khác? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội
không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Sinh mạng khác, thân thể khác. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra
là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai tồn
tại
sau khi chết? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ramê muội
không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Như Lai tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài ra
là mê muội”.

– Bạch Thế Tôn, có phải Như Lai
không tồn tại sau khi chết không? Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực, ngoài
ra
mê muội không?

– Này Potthapàda, Ta không trả lời:
“Như Lai không tồn tại sau khi chết. Chỉ có quan điểm này là đúng sự thực,
ngoài ra là mê muội”. (…)

– Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không
trả lời?

– Này Potthapàda, câu hỏi này không
thuộc về đích giải thoát, không thuộc về Pháp, không thuộc căn bản của phạm hạnh,
không đưa đến yểm ly, đến ly tham, đến tịch diệt, đến tịch tịnh, đến thắng trí,
đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy, Ta không trả lời.

– Bạch Thế Tôn, vậy Thế Tôn trả lời
những gì?

– Này Potthapàda, Ta trả lời: “Đây
là khổ”. Ta trả lời: “Đây là khổ tập”. “Ta trả lời: “Đây là khổ diệt”. Ta trả lời:
“Đây là con đường đưa đến khổ diệt”.

– Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn trả
lời?

– Này Potthapàda, câu hỏi này thuộc
về đích giải thoát, thuộc về Pháp, thuộc căn bản của phạm hạnh, đưa đến yểm ly,
đến ly tham, đến tịch diệt, đến thắng trí, đến giác ngộ, đến Niết bàn. Vì vậy
Ta trả lời.

– Bạch Thế Tôn, như vậy là phải. Bạch
Thiên Thệ, như vậy là phải. Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời Ngài làm gì Ngài xem
là phải làm.”

(Kinh
Trường Bộ, TẬP I – 9. Potthapàda Sutta)

 

Sau
đây, tôi xin giới thiệu một trong những bài kinh nổi tiếng trong đó đức Phật đã
đưa ra một ví dụ minh họa rất sống động về các chấp kiến của nhiều người khi đưa
ra và y cứ nương tựa theo thế giới quan của mình. Tất nhiên, chúng ta cần lưu ý
rằng người đang tu không nên chỉ trích, bác bỏ, hủy báng bất kỳ một quan điểm
triết học nào.

 Trích Dẫn Tiểu Bộ Kinh, tập I, Chương VI – Phẩm Chưa
Sanh Đã Mù
:

“Như
vầy tôi nghe:

Một
thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy
giờ một số đông các ngoại đạo sai khác. Các Sa-môn, Bà-la-môn, các du sĩ ngoại
đạo
đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có kham nhẫn khác
nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác nhau. Một số
Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: “Thế giới là thường còn, chỉ đây
sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như
sau, quan điểm như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự thật, ngoài
ra
là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm
như sau: “Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”.
Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm như sau: “Thế
giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn,
Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Sanh mạng và thân thể
là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn
luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Sanh mạng và thân thể là khác, chỉ
đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết
như sau, quan điểm như sau: “Như Lai có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự
thật
, ngoài ra là hư vọng”. Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như
sau, quan điểm như sau: “Như Lai không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là
sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như
sau, quan điểm như sau: “Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết,
chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận
thuyết
như sau, quan điểm như sau: “Như Lai không có tồn tạikhông
không
tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Họ sống
cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi:
“Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp.
Như thế này không phải pháp”.

 Rồi nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm
bát đi vào Sàvatthi, để khất thực, Khất thực ở Sàvatthi xong sau buổi ăn, khi
đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống
một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:


Ở đây, bạch Thế Tôn, một số đông ngoại đạo sai khác, các Sa-môn, Bà-la-môn, các
du sĩ ngoại đạo đều vào Sàvatthi để khất thực. Họ có quan điểm khác nhau, có
kham nhẫn khác nhau, có sở thích khác nhau, y cứ nương tựa vào quan điểm khác
nhau. Một số Sa-môn, Bà-la-môn, luận thuyết như sau: “Thế giới là thường
còn, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận
thuyết
như sau, quan điểm như sau: “Thế giới là vô thường, chỉ đây là sự
thật
, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau,
quan điểm như sau: “Thế giới là có biên tế, chỉ đây là sự thật, ngoài ra
là hư vọng”. Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, có quan điểm
như sau: “Thế giới là vô biên, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”.
Một số Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Sanh mạng
thân thể là một, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số
Sa-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Sanh mạng và
thân thể là khác, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Sa-môn,
Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Như Lai có tồn tại sau
khi chết
, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Bà-la-môn,
Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Như Lai không có tồn tại
sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một số Bà-la-môn,
Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Như Lai có tồn tại
không có tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”. Một
số Bà-la-môn, Bà-la-môn luận thuyết như sau, quan điểm như sau: “Như Lai
không có tồn tạikhông không tồn tại sau khi chết, chỉ đây là sự thật, ngoài
ra
là hư vọng”. Họ sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau
bằng binh khí miệng lưỡi: “Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như
thế này không phải pháp. Như thế này không phải pháp”.

 


Này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không biết
mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp. Do họ
không biết mục đích, do họ không biết không
phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống cạnh tranh,
luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi: “Như thế
này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp. Như thế này
không phải pháp”.

Này
các Tỷ-kheo, thưở xưa tại thành Sàvatthi này, có một ông vua. Này các Tỷ-kheo,
ông vua ấy bảo một người: “Này người kia, phàm có bao nhiêu những người
sanh ra đã mù ở Sàvatthi hãy nhóm lại một chỗ tất cả”


“Thưa vâng, Đại vương”.

 Này các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy,
phàm có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi, người ấy giữ lại tất cả,
rồi đi đến ông vua ấy, sau khi đến thưa với vị vua: “Thưa Đại vương, phàm
có bao nhiêu những người sanh ra đã mù ở Sàvatthi đã được tụ tập lại”.


Này khanh, hãy đưa ra một con voi cho những người mù.


“Thưa vâng, Đại vương”.

Này
các Tỷ-kheo, người ấy vâng đáp ông vua ấy, đưa ra một con voi cho những người
mù: “Này các người mù, đây là con voi”. Với một số người mù, ông ta
đưa cái đầu và nói: “Này các người mù, đây là con voi”. Đối với một số
người mù, ông ta đưa cái lỗ tai con voi và nói: “Này các người mù, đây là
con voi”. Đối với một số người mù, ông ta đưa các ngà con voi và nói:
“Này các người mù, đây là con voi”. Đối với một số người mù, ông ta
đưa cái vòi con voi và nói: “Này các người mù, đây là con voi”. Đối với
một số người mù, ông ta đưa cái thân con voi và nói: “Này các người mù,
đây là con voi”. Đối với một số người mù, ông ta đưa cái chân… Đối với một
số người mù, ông ta đưa cái lưng… Đối với một số người mù, ông ta đưa cái
đuôi… Đối với một số người mù, ông ta đưa cái lông đuôi và nói: “Này các
người mù, đây là con voi”.

Này
các Tỷ-kheo, rồi người ấy sau khi đưa con voi cho các người mù, đi đến ông vua ấy,
sau khi đến tâu với vua: “Thưa Đại vương, con voi đã được các người mù thấy,
nay Đại vương hãy làm những gì Đại vương nghĩ là hợp thời!”

Rồi
này các Tỷ-kheo, ông vua đi đến các người mù ấy, sau khi đến nói với họ:
“Này các người mù, các ông đã thấy con voi chưa?”


“Thưa Đại vương, chúng tôi đã thấy con voi”.


Này các người mù, hãy nói con voi là như thế nào?”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đầu con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái ghè!”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái tai con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái rổ sàng gạo.”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái ngà con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái lưỡi cày.”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái vòi con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái cày”.

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái thân con voi, họ nói như sau:
“Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái kho chứa.”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái chân con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái cột.”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái lưng con voi, họ
nói như sau: “Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái cối.”

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái đuôi con voi, họ nói như sau: “Thưa Đại
vương
, con voi là như thế này, như cái chày”.

Này
các Tỷ-kheo, những ai được sờ cái nhóm lông đuôi con voi, họ nói
như sau: “Thưa Đại vương, con voi là như thế này, như cái chổi”


“Con voi các ông nói như vậy không phải là con voi. Con voi không phải như
vậy. Con voi không phải vậy. Như thế này là con voi”.

Cho
đến
khi họ đánh lộn nhau bằng tay. Rồi này các Tỷ-kheo, ông vua ấy hoan hỷ.

Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt, không
biết mục đích, không biết phải mục đích, không biết pháp, không biết phi pháp.
Do họ không biết mục đích, do họ không biết không phải mục đích, do không biết pháp, do không biết phi pháp, họ sống
cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi:
“Như thế này là pháp. Như thế này là pháp. Như thế này không phải pháp.
Như thế này không phải pháp”.

Rồi
Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

“Có một số Sa-môn,
Cùng với Bà-la-môn,
Họ chấp trước,giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía.”

 ***Hết***

Tâm
Thuận