Đồng Thời Và Dị Thời

0
34

ĐỒNG THỜI VÀ DỊ THỜI
Hồng Dương

(I)

Trật
tự
Bất vô nhân: Nhân quả và Ngẫu duyên.

Theo
Phật, hết thảy hiện tượng tuy vô thường biến thiên, nhưng
trong cái thiên biến vô thường ấy có một lý pháp nhất
quán
vĩnh viễn bất diệt. Đó là pháp tắc duyên khởi được
định nghĩa: “Cái này có thời cái kia có, cái này sinh thời
cái kia sinh, cái này không thời cái kia không, cái này diệt
thời cái kia diệt.” (Kinh Phật tự thuyết. Tiểu bộ I). Tất
cả những hiện tượng thiên sai vạn biệt chẳng qua là kết
quả của những tác dụng của lý pháp duyên khởi. Chúng nương
vào nhau mà tồn tại, không một vật gì có thể tồn tại
độc lập tuyệt đối. Thế giới này là một mạng lưới
vĩ đại được dệt thành bởi vô số quan hệ nhân quả dị
thời và quan hệ hỗ tương tồn tại.

Trong
Lời nói đầu bản tiếng Anh “The I Ching or Book of Changes”
chuyển từ ấn bản do Richard Wilhelm dịch Kinh Dịch Hán ra
Đức ngữ, Carl Jung phân biệt hai lối tư duy, một theo trật
tự
bất vô nhân, một theo trật tự vô nhân. Hai trật tự
này biểu hiện hai nguyên lý cơ bản của nhận thức luận
Phật giáo, nguyên lý nhân quả (tadutpatti; Principle of Causality;
Non-identity of the underlying reality) và nguyên lý đồng quy nhất
(tàdàtmya; Principle of Identity), có thể tóm lược như sau: tùy
trường hợp hai sự vật có căn bản hữu pháp khác hay đồng
(hữu pháp chỉ vật tự thân, còn gọi là tự tánh, hay tự
thể), chúng được nối kết trên phương diện lôgic căn cứ
trên công thức “cái này có thời cái kia có” của định lý
duyên khởi hoặc bằng cách quy hợp chúng về cùng chung căn
bản
hữu pháp đồng nhất của chúng.

Khoa
học suy diễn theo trật tự bất vô nhân. Trật tự này một
thời được chấp nhận như một tiên đề chân lý (axiomatic
truth). Lối nhìn bất vô nhân mô tả biến cố xuất hiện
theo thứ tự một chuỗi A, B, C, D. và giải thích bằng lối
nghịch suy do đâu D trở thành hiện hữu: đó là do bắt nguồn
từ nhân C hiện hữu trước D, và C cũng vậy, bắt nguồn
từ nhân B, v.v…

Trên
phương diện lôgic (lôgic có nghĩa là tất yếu), một nhân
không
nhất thiết có quả của nó tiếp nối theo, tại vì
luôn luôn một chướng ngại nào đó có thể ngăn chận sự
dẫn sinh quả. Trái ngược lại, đã là quả thời tất nhiên
là quả sinh xuất từ nhân của nó. Nó không thể hiện hữu
nếu nó không phải là một quả và nó không thể là một
quả nếu nó không phải là quả tất yếu của nhân của nó.
Vì vậy, mọi biến cố đều không phải là biến cố nếu
không sinh xuất từ một biến cố khác.

Tưởng
cũng nên biết quan điểm của Duy thức về nhân quả. “Những
gì nói về nhân quả chỉ là giả thi thiết. Quan sát thấy
pháp hiện tại có khả năng dẫn sinh tác dụng về sau, theo
đó giả lập quả đương lai, đối chiếu với cái hiện tại
được nói là nhân. Khi quán sát thấy pháp hiện tại có sự
đáp ứng với dấu hiệu đi trước, theo đó giả lập cái
đã từng hiện hữu là nhân, đối chiếu với cái được
nói là quả hiện tại. Giả, nghĩa là hiện thức xuất hiện
tương tợ tướng của cái ấy. Lý thú nhân quả như vậy
rất hiển nhiên, vượt ngoài hai cực đoan, khế hợp trung
đạo
. Những bậc có trí nên thuận theo đó mà tu học.” (Luận
Thành Duy thức
. Tuệ Sỹ dịch giải)

Hiện
nay đa số khoa học gia theo thuyết hiện thành tuần quy (regularity
theory) của David Hume chủ trương nhân luôn luôn có quả tiếp
nối
theo và sự tiếp nối tạo thành những mẫu hình quan
hệ kế tục không thay đổi: “Chúng ta có thể định nghĩa
nhân là một sự vật có một sự vật khác tiếp nối theo,
và nơi nào tất cả sự vật tương tợ sự vật đầu đều
có sự vật tương tợ sự vật sau tiếp nối theo.” Những
mẫu hình quan hệ kế tục không thay đổi như vậy được
gọi là “hiện thành tuần quy” (regularity) hay “hiện thành
động lực tuần quy” (dynamical regularity) để phân biệt với
“hiện thành thống kê tuần quy” (statistical regularity) sẽ
nói đến trong phần sau.

Khi
khảo sát những tiến trình diễn biến với vô số điều
kiện
chi phối, lối nhìn theo trật tự bất vô nhân đưa đến
sự khám phá trong tất cả mọi thay đổi phức tạp thường
xuất hiện những hiện thành tuần quy (regularity). Hiện thành
tuần quy tạo nên những luật nhân quả, tức những quan hệ
tất yếu bất biến giữa các vật thể, biến cố, điều
kiện
, hay mọi cái gì khác ở một thời điểm với thời
điểm sau.

Luật
nhân quả
chẳng những tiên đoán quá trình các biến cố,
như thay đổi dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên làm
giảm nguy cơ mắc bệnh, mà còn tiên đoán thuộc tính của
sự vật về cả hai mặt, phẩm chất và số lượng. Chẳng
hạn, sự tiên đoán chất uranium tác động bởi các neutron
sẽ biến đổi thành một nguyên tố mới, plutonium, chưa bao
giờ
thấy hay chưa từng sản xuất bất cứ ở đâu. Về phẩm
chất, quan hệ nhân quả nước kết thành băng khi lạnh và
bốc hơi khi nóng là một phần bản chất của nước, không
có phần này thời không thể là nước. Cũng như luật hóa
học hydro và oxy hợp lại thành nước là một tính chất
bản của hydro và oxy, nếu không thời không thể là hydro và
oxy. Tương tự, các định luật định lượng cũng là một
phần bản chất của các sự vật tùy thuận những định
luật
ấy. Thật vậy, một số tính chất giúp ta nhận ra một
chất lỏng là nhiệt độ sôi, trị số tính dẫn điện, trị
số tỷ trọng của chất lỏng, trị số tần số của các
phổ vạch chất lỏng phát ra hay hấp thụ, và nhiều số lượng
khác nữa. Tóm lại, những luật nhân quả mà một sự vật
tùy thuận cấu thành một khía cạnh chủ yếu của cách thức
sự vật ấy hiện hữu. Những luật nhân quả điều hành
nhiều tiến trình khác nhau trong thiên nhiên đều liên kết
chặt chẽ với đặc tính của các sự vật, do đó biểu dương
cách thức hiện hữu của những sự vật ấy.

Luật
nhân quả
không dự đoán được một trị số độc nhất
cho quả, mà trái lại là một trong một số khả năng. Như
trường hợp đo lường, độ đo không có một trị số nhất
định
, mà chỉ biết nằm trong một khoảng sai số nào đó
không thể tránh được. Ngoài ra, trong thế giới hiện tượng
các vật thể cá biệt hỗ tương giao thiệp toàn diện trong
những tương quan vô tậnvô ngại, mỗi điều kiện hay
biến cố đều có vô số nguyên nhân. Trong quan hệ nhiều
nhân một quả, nhiều loại nhân khác nhau có thể cùng dẫn
sinh một kết quả. Thí dụ: Nước của mọi cơn mưa trong
một vùng đều chảy ra biển tại chỗ con sông chính đổ
ra biển. Trong mọi trường vật lý, tất cả luật nhân quả
đều mang tính chất nhiều nhân-một quả.


nhân dù quả cả hai đều tùy thuộc vô số yếu tố ở bên
ngoài phạm vi tình huống của vấn đề đang cứu xét, và
tính chất quá phức tạp hoặc vì điều kiện khảo sát
hiện tại không cho phép nên rất khó nhận chân ảnh hưởng
của những yếu tố này. Tuy nhiên, trên phương diện thực
tiễn
, không thể lưu tâm đến hết thảy mọi yếu tố liên
hệ
để tiên đoán một kết quả trăm phần trăm chính xác.
Trong trường hợp khảo sát với tính cách gần đúng, chỉ
cần một số hữu hạn nhân tố trọng yếu (significant causes)
tức nhân tố có ảnh hưởng đáng kể trên kết quả mà thôi.

Nhưng
làm sao biết chắc tất cả nhân tố trọng yếu cần thiết
của một vấn đề đã được cứu xét? Phương pháp kiểm
chứng là thử tái lập thí nghiệm. Nếu các khía cạnh cơ
bản của kết quả không tái xuất hiện giống như lần trước
thời lý do là có một số nhân tố trọng yếu đã bị bỏ
sót
. Thật ra, không có cách nào thử nghiệm để kiểm tra
hết thảy mọi nhân tố trọng yếu cần thiết đã được
cứu xét.

Một
vấn đề mới được đặt ra. Tánh tất yếu của một luật
nhân quả
không thể tuyệt đối. Thí dụ định luật nói
rằng một vật thả giữa không trung sẽ rơi. Đó là điều
thường xảy. Nhưng nếu vật ấy là một mảnh giấy và nếu
do ngẫu duyên có một ngọn gió mạnh thổi đến, mảnh giấy
có thể bay lên thay vì rơi xuống. Bởi vậy nói một luật
nhân quả
là tất yếu chỉ khi nào trừu xuất gạt ra ngoài
tình huống hết thảy mọi ngẫu duyên có tính hoặc nhiên,
nghĩa là tùy duyên, có thể có mà cũng có thể không có. Có
thể chừng nào ta quan tâm cùng một lần xét đến hết thảy
mọi sự vật trong vũ trụ thời phạm trù ngẫu duyên tiêu
biến, và theo đó mọi sự kiện tất nhiên xảy ra không thể
tránh được. Nhưng từ trước đến nay không một định luật
nhân quả nào đã làm như vậy. Thật ra mỗi khi gặp một
vấn đề nào đó, ta có thể tìm thấy những luật tắc chi
phối
một số ngẫu duyên bằng cách nới rộng phạm vi của
trạng huống. Như trong trường hợp mảnh giấy bị gió thổi
tung, ta có thể nghiên cứu những luật tắc quyết định ngọn
gió thổi như thế nào. Những gì xem như ngẫu duyên trong phạm
vi
hẹp nay trở thành kết quả của những quan hệ nhân quả
tất yếu trong phạm vi vừa được nới rộng.

Tuy
nhiên
, trong phạm vi mới mở rộng các quan hệ nhân quả tất
yếu ấy không tránh khỏi gặp thêm nhiều ngẫu duyên mới
khác. Bởi vì cách gió vận hành tùy thuộc vị trí của các
đám mây, nhiệt độ của thủy thổ, và có khi bị ảnh hưởng
của các tia tử ngoại, các chùm âm điện tử phát xuất từ
những đốm đen trên mặt trời. Như vậy có nghĩa là ta phải
nghiên cứu rộng thêm những luật tắc chi phối sự hình thành
các đám mây, sông biển, đất núi, và các tiến trình sinh
khởi
các đốm đen trên mặt trời. Tiếp tục như thế mãi
vẫn không bao giờ loại trừ triệt để hết thảy ngẫu duyên.
Đến nay, chưa bao giờ có bằng chứng sự tìm hiểu nguyên
nhân
bằng lối nghịch suy có thể chấm dứt tại một chung
điểm, tại một nguyên nhân đầu. Điều này chứng tỏ trong
thế giới hiện tượng mọi sự vật đều xuất xứ từ sự
vật khác và sinh xuất các sự vật khác. Nói cách khác, mọi
quan hệ nhân quả ắt phải tác động trong những phạm vi
tình huống hữu hạn và luôn luôn bị chi phối bởi các ngẫu
duyên xuất hiện bên ngoài những tình huống ấy.

Hợp
hơn hết là chấp nhận hai phạm trù, nhân quả tất yếu
và cơ hội tùy duyên, biểu tượng hai mặt của tất cả mọi
tiến trình trong vũ trụ. Cũng có thể ví hai phạm trù ấy
như hai cách nhìn chung một vật thể nhưng đối lập. Mỗi
quan điểm là một cách trừu xuất tượng hình từ một tình
huống hoàn chỉnh. Tượng trừu xuất trưng bày đầy đủ
một số khía cạnh của vật thể, nhưng sẽ dẫn đến những
kết quả sai lạc nếu ta quên rằng chung cánh đó chỉ là
một lối nhìn phiến diện. Quan điểm này hạn chế, cải
chính
quan điểm kia, và do tương quan liên hệ với quan điểm
kia giúp ta thi thiết một khái niệm khá chính xác về vật
thể. Lẽ cố nhiên, ta có thể nhận thức vật thể theo muôn
vàn
quan điểm khác nhau, nhưng tựu trung với bất cứ quan
điểm
nào bao giờ cũng có một quan điểm đối nghịch. Tóm
lại
, ngoài luật nhân quả còn có những luật tắc có tính
cách
tổng quát hơn luật nhân quả: luật ngẫu duyên (laws
of chance) và những luật tắc về quan hệ giữa nhân quả
ngẫu duyên.

Ngẫu
duyên là những khả năng hiện hữu bên ngoài tình huống liên
hệ
. Đặc tính của ngẫu duyên là không thể bằng vào những
thuộc tính của các vật thể ở bên trong tình huống mà định
nghĩa bản chất của chúng. Nói cách khác, ngẫu duyên có tính
cách
tương đối độc lập đối với nhũng gì ở bên trong
tình huống. Thật ra, kinh nghiệm cho thấy không tìm đâu ra
những hữu có tự tính: vạn vật cộng đồng hiện hữu
đồng thời hiện khởi trong quan hệ không gianthời gian.
Bởi thế cho nên không thể có độc lập tuyệt đối. Nhưng
khi mối tương quan liên hệ không đáng kể, có thể bỏ lơ,
thời khái niệm ngẫu duyên tương đối độc lập đối với
tình huống liên hệ có thể xem như một lối nhận thức gần
đúng, tối hậu có thể sửa chữa và bổ túc bởi khái niệm
nhân quả.

Hiện
thành
thống kê tuần quy.

Để
thông hiểu ngẫu duyên và quan hệ giữa nhân quả và ngẫu
duyên, tưởng cần biết đến khái niệm “hiện thành thống
kê tuần quy” (statistical regularity), một khái niệm cơ bản
của thống kê học (Statistics) và nguồn gốc của thuyết thống
kê xác suất (Statistical probability theory).

Hãy
quan sát các phân tử khí chuyển động trong một hộp khí
chứa độ chừng 10 lũy thừa 23 (số 1 đèo theo 23 số zero)
phân tử, một số ngang với số sao trong vũ trụ. Vì các phân
tử liên tục va chạm nhau nên quỹ đạo của mỗi phân tử
loằng ngoằng ngẫu nhiên, bất quy tắc. Các phân tử chuyển
động một cách hết sức bất ổn định. Thí dụ, thay đổi
một lượng nhỏ góc chuyển động đầu của bất kỳ phân
tử nào sẽ thay đổi lớn chiều di chuyển của nó sau lần
va chạm thứ nhất. Độ lớn thay đổi ấy sẽ còn tăng lớn
hơn nữa sau lần va chạm kế tiếp, v..v…và kết quả tích
lũy
của những lần thay đổi như vậy có thể đưa phân tử
liên hệ đến một vùng không gian rất khác. Do đó, một sai
lạc
bé nhỏ trên bất kỳ phương diện nào, có thể toán
học, có thể đo điều kiện đầu, có thể phát biểu những
định luật nhân quả cơ bản, với thời gian sẽ dẫn đến
những sai lạc cực đại trong mọi dự đoán về chi tiết
các chuyển động phân tử. Mọi cố gắng tìm phương thức
dự đoán chi tiết sự vận hành của các cá thể thuộc một
hệ thống gồm độ 10 lũy thừa 23 phân tử đều vô vọng.

Tuy
nhiên
, đáng lưu ý ở đây là chính những yếu tố ngăn chận
mọi cố gắng dự đoán chi tiết sự vận hành của các
thể
cũng là yếu tố góp phần làm dễ dàng mọi dự đoán
tổng quát những tính chất trung bình vĩ mô của hệ thống
mà không cần đến những thông tin chính xác về hoạt động
cá biệt của mỗi một phân tử.

Thật
vậy, từng mỗi phân tử ở mức vi mô có khuynh hướng dao
động
tương đối độc lập đối với những sự kiện
mức phạm vi rộng lớn (vĩ mô) và do tương đối độc lập
mà các cá thể phân tử có một tầm biến thiên dao động
ngẫu nhiên vô cùng phức tạp bao gồm một số rất lớn khả
năng không thể nào quan sátmô tả được. Tuy nhiên, chính
cách thức biến thiên dao động ngẫu nhiên vô cùng phức tạp
ấy hoán khởi ở mức vĩ mô một khuynh hướng vận hành đều
đặn
, hợp thường quy, gọi là “hiện thành thống kê tuần
quy” (statistical regularity), tức những thống kê trung bình
hay trung bình phạm vi rộng lớn có những biến chuyển đều
đặn
có thể đoán biết trước được.

Những
vận hành vừa trình bày trên được tìm thấy trong nhiều
lĩnh vực khác nhau của khoa thống kê: xã hội, kinh tế, y
tế, và khoa học. Khắp tất cả các lĩnh vực đó, trong sự
vận hành của từng mỗi vật thể, biến cố, và hiện tượng
cá biệt đặc biệt có một sự biến thiên hay dao động ngẫu
nhiên
, bất quy tắcchi tiết không thể dự đoán trong tình
huống liên hệ. Nhưng nếu nhìn tổng quát sự vận hành trong
phạm vi rộng lớn các chuỗi dài hay quần tập nhiều vật
thể, biến cố, và hiện tượng ấy, thời thấy xuất hiện
những hiện thành thống kê tuần quy chung hợp với những
biến thiên hay dao động ngẫu nhiên, bất quy tắc.

Thời
gian
định nghĩa theo thống kê học là một hiện thành thống
kê tuần quy sinh xuất từ sự vận hành ngẫu nhiên, bất quy
tắc
của vô số hạt ở mức vi mô và được nhà vật lý
học Reichenbach mô tả: “thời gian mỗi lúc sinh ra mới và
khác như một quan hệ thống kê từ sự hỗn độn nguyên tử”.

Trong
cơ thể con người, những tác dụng hóa học chế ngự sự
vận chuyển những hóa chất liên kết loại thần kinh dẫn
truyền (neuro-transmitter), cũng như những thế tác động (action
potentials) có tác dụng chi phối sự truyền dẫn tín hiệu
dọc theo các dây thần kinh đều là hiện thành thống kê tuần
quy sinh xuất từ những tác dụng lượng tử trong phạm vi
rộng lớn của tầng sâu thẳm nhất của hệ thần kinh.

Những
đại lượng trung bình vĩ mô, như số trung bình hạt trong
một vùng không gian hay áp suất trung bình trên một diện tích,
…, hoàn toàn không bị chi phối bởi những chuyển động
và cách thức phối trí trong không gian của những cá thể
hạt. Một phần là do liên quan một số quá lớn chuyển động
phối trí khác nhau trong không gian, và nếu trong một vùng
không gian một hạt thay đổi chiều di chuyển, hiệu quả của
sự thay đổi này trên trung bình phạm vi rộng lớn có thể
tiêu biến bởi những thay đổi đối nghịch trong chuyển động
của các hạt kế cận. Do đó, chuyển động ngẫu nhiên, bất
quy tắc của nhiều hạt tạo ra dao động mà kết quả là
với thời gian lâu dài và xét trung bình thời trong phạm vi
rộng lớn các dao động ấy tương giao tương hủy. Theo cơ
học thống kê, bất kỳ điều kiện đầu nào cũng dẫn đến
những chuyển động ngẫu nhiên, bất quy tắc hoán khởi những
trung bình phạm vi rộng lớn thay đổi gần kề những trị
số trung bình nhất định.


những trị số trung bình này hoàn toàn tùy thuộc chỉ những
tính chất tổng quát của hạt, như tỷ trọng trung bình, động
năng trung bình, v..v… là những đại lượng có thể trực
tiếp định nghĩa ở mức phạm vi rộng lớn, cho nên sự thành
lập
những quan hệ ổn định và có thể dự tri chỉ liên
quan
mức phạm vi rộng lớn mà thôi. Vì vậy mới hiện thành
một mức vĩ mô, ở đó có riêng một tập hợp phẩm tính
tương đối độc lập và một tập hợp quan hệ tương đối
độc lập. Các quan hệ tương đối độc lập này cấu thành
một tập hợp luật nhân quả ở mức vĩ mô.

Như
vậy, do hiện thành thống kê tuần quy mà hai mức tương đối
độc lập, vi mô và vĩ mô, được phân biệt. Khái niệm mức
tương đối độc lập thường thấy trong đa số ứng dụng.
Trong vật lý học, dưới mức nguyên tử là mức các hạt
căn bản gồm electron, proton, neutron, v.v… Dưới mức các hạt
căn bản, còn có mức hạ tầng lượng tử đang được nghiên
cứu
. Theo chiều ngược lên, trên mức nguyên tử là mức phân
tử tương ưng với những định luật hóa học, rồi đến
mức sinh vật thuộc phạm vi khảo sát của sinh học, v.v…
Mỗi mức có riêng cách vận hành và những tập hợp phẩm
tính, luật tắc, và quan hệ biểu trưng đặc tính của mức
ấy.

Hiện
thành
thống kê tuần quy được áp dụng giải quyết vấn
đề
sai số trong quan sát đo lường. Tưởng cũng nên nhắc
lại quan sát đo lường là phương pháp duy nhất của khoa học
để thiết lập sự liên hệ giữa thực tại, khái niệm,
và toán ngữ. Do quan sát đo lường mà khoa học có thể sử
dụng
các số làm ngôn ngữ để suy luận, mô tả, và truyền
đạt
. Sai số đo lường thường được chia thành hai loại,
loại hệ thống (systematic errors) và loại ngẫu nhiên (random
errors). Sai số hệ thống là do nhân bên ngoài, thí dụ: do
dụng cụ đo lường, do quên lưu ý sự thay đổi áp lực không
khí trong khi đo lường chẳng hạn. Có thể giảm thiểu chúng
tới mức triệt tiêu bằng cách tìm hiểukiểm soát các
nhân tố liên hệ. Trái lại, sai số ngẫu nhiên là bất xác
định, vô thường, phản ảnh sự kiện mỗi lần đo lường
tất thế nào cũng đo lường một đại lượng hơi khác. Vì
sai số ngẫu nhiên là do biến thiên dao động ngẫu nhiên,
bất quy tắc của các ngẫu duyên độc lập đối với tình
huống đo lường, cho nên phương cách duy nhất xác định phần
nào một trị sai số ngẫu nhiên là lặp đi lặp lại sự
đo lường càng nhiều lần càng tốt. Theo một định lý toán
học, hết thảy mọi hệ quả do biến thiên ngẫu nhiên gây
ra tương tác tương hủy để cuối cùng sai số ngẫu nhiên
tỷ lệ nghịch với căn số bậc hai của số lần đo lường.

Hiện
thành
thống kê tuần quy còn làm sáng tỏ quan hệ giữa những
biến đổi số lượng và biến đổi phẩm tính. Chẳng hạn,
những biến đổi trị số động năng trung bình của chuyển
động phân tử sẽ kéo theo sự biến đổi những phẩm tính
tương hợp với các trạng thái khí, lỏng, và rắn của vật
chất
. Đặc tính của mọi biến đổi phẩm tính là sự xuất
hiện
nhiều loại nhân tố trọng yếu mới tạo thành nhiều
luật tắc mới. Thí dụ: thể tích của khí là do bình chứa
xác định, nhưng trong trạng thái lỏng thời lại do nội tại
cơ cấu của chất lỏng xác định. Do đó, hiện thành một
nhân tố mới: khuynh hướng duy trì một thể tích không thay
đổi. Phẩm tính này biểu hiện dưới một dạng thức mới
của luật liên kết thể tích với những tính chất khác của
chất lỏng như nhiệt độ và áp suất.

Nói
chung, chính những hiện thành thống kê tuần quy cấu thành
những luật tắc gọi là luật thống kê (statistical laws), một
tính chất mới của các luật thiên nhiên: trong những phạm
vi
rộng lớn các hiện thành thống kê tuần quy có thể xuất
hiện
ở mức vĩ mô, những hiện thành thống kê tuần quy
này hầu như hoàn toàn không liên hệ với những chi tiết
chính xác của những chuyển động ngẫu nhiên phức tạp
bất quy tắc đang vận hành ở mức vi mô. Luật thống kê
cho phép dự đoán gần đúng những thuộc tính của sự vận
hành
trung bình các chuỗi dài hay quần tập rộng lớn các
hạt sau một thời gian lâu dài mà không cần mở rộng phạm
vi
tình huống để tìm thêm những nhân tố bổ sung đã ảnh
hưởng
tình tiết biến thiên của các hạt.

Thí
dụ
: Bảo hiểm thống kê có thể dự đoán gần đúng tuổi
sống trung bình của một cá nhân thuộc một nhóm tuổi tác,
chiều cao, sức nặng, …xác định mà không cần tìm hiểu
chi tiết vô số yếu tố phức tạp góp phần vào sự sống
hay chết của mỗi cá nhân của nhóm. Lý do duy nhất là bởi
tại những yếu tố trách nhiệm về cái chết của bất kỳ
cá nhân nào đều đa chủng và bất đồng, và bởi tại chúng
tác động tương đối độc lập theo cách thức dẫn đến
những luật thống kê.

Hai
mặt
của các tiến trình thiên nhiên, nhân quả và ngẫu duyên,
đều liên kết với những luật thống kê. Nhìn theo khía cạnh
cơ hội tùy duyên, một định luật thống kê là một khuynh
hướng tuần quy phát khởi từ sự hỗ giao hỗ triệt giữa
những dao động ngẫu duyên trong một quần tập rộng lớn
vật thể hay biến cố. Nếu chuyển sang lối nhìn đối lập
xem toàn thể hết thảy mọi vật thể hay biến cố trong một
quần tập thống kê như một thực thể, thời định luật
thống kê trở thành định luật nhân quả gần đúng áp dụng
cho loại thực thể này.

Thống
kê xác suất và Luật số lớn.

Khái
niệm hiện thành thống kê tuần quy đã xúc khởi sự triển
khai
thuyết toán học về xác suất, cơ sở của các phương
pháp
thống kê, gọi là thuyết thống kê xác suất (statistical
probability theory) hay nói gọn, thuyết xác suất. Thuyết toán
học này thường được sử dụng để khảo sát tổng thể
của những quần tập rộng lớn các vật thể, hiện tượng,
hay biến cố tùy thuộc những ngẫu duyên ở bên ngoài phạm
vi
tình huống đang cứu xét. Từ xưa, xác suất đi đôi với
đánh bạc, và thường đánh bạc hay dùng đồng tiền hay súc
sắc cho nên mỗi khi cắt nghĩa xác suất là gì, thông lệ
là lấy thí nghiệm gieo đồng tiền hay súc sắc làm thí dụ.

Bây
giờ, hãy dùng thí nghiệm gieo đồng tiền để giải thích
thế nào là thống kê xác suất. Tuy nhiên, nên biết rằng
mỗi lần thử thí nghiệm gieo đồng tiền thời chỉ có hai
biến cố hoặc sấp hoặc ngửa có cơ hội xảy ra. Nhưng thường
trong những thí nghiệm khác với mỗi lần thử, có nhiều
biến cố có cơ hội xảy ra. Chẳng hạn, nếu gieo một súc
sắc thời có 6 biến cố hoặc hữu hay nếu đếm số vi sinh
vật trong một mẫu lấy từ một ao nước thời số hoặc
hữu có thể là bất kỳ số nguyên nào.

Nếu
theo dõi kết quả của mỗi lần gieo đồng tiền, không ai
có thể nói chắc mỗi lần rơi xuống đồng tiền sẽ sấp
hay ngửa. Đó là đặc tính hoặc nhiên của ngẫu duyên. Chẳng
hạn, nếu gieo từ một độ cao khá lớn, đồng tiềnthời
giờ
quay vài vòng trước khi rơi xuống nền. Mặt hiện ra
tùy thuộc các chuyển động lúc đầu, bởi thế cho nên những
biến thiên nhỏ trong chuyển động đầu có thể làm đồng
tiền
rơi xuống mặt này thay vì mặt kia. Thêm nữa, thân thể
con người mà chuyển động ảnh hưởng các điều kiện đầu
là một hệ thống vô cùng phức tạp. Sự vận hành của hệ
thống
tùy thuộc vô số chủng loại yếu tố dao động. Do
đó, sau một số rất lớn lần gieo, những biến thiên của
chuyển động đầu truyền từ tay đến đồng tiền cũng đủ
làm thay đổi kết quả cuối cùng. Vì vô số yếu tố dao
động
ở bên trong thân thể hoàn toàn không phụ thuộc hướng
sấp ngửa của đồng tiền lúc ban đầu cho nên không có gì
lạ là sau một thời gian lâu dài và xét trung bình, những
dao động đó chẳng ảnh hưởng đồng tiền rơi mặt này
hay mặt kia. Rốt cuộc, nếu theo dõi số lần rơi mặt sấp
hay ngửa sau mỗi lần gieo đồng tiền thời số ấy dao động
rất ngẫu nhiên, bất quy tắc, trong khi ấy những hiện thành
thống kê tuần quy xuất hiện trong sự biến thiên tần số
tương đối của mỗi mặt (relative frequency; tức số lần
sấp hay ngửa chia cho tổng số lần gieo) . Bởi vậy, sau một
số rất lớn lần gieo, trực giác dự kỳ là nếu tăng số
lần gieo mãi mãi thời tần số tương đối mặt sấp cũng
như tần số tương đối mặt ngửa sẽ tiến đến cùng một
trị giới hạn dự kỳ là một nửa (0.5).

Đã
có người làm thí nghiệm gieo đồng tiền 10 ngàn lần, đếm
tất cả 5 067 lần sấp. Như vậy, lúc chấm dứt thí nghiệm,
tần số tương đối mặt sấp là 5 067 / 10 000 = .5067 và tần
số tương đối mặt ngửa là 4 933 / 10 000 = .4933. Xét riêng
sự biến thiên của tần số tương đối mặt sấp từ khi
bắt đầu cho đến khi chấm dứt thí nghiệm, thời ban đầu
tần số tương đối dao động rộng lớn nhưng với sự gia
tăng
lần gieo, tần số tương đối giảm thiểu biến thiên
và chuyển gần một trị số khá ổn định. Không có gì bất
hợp lý nếu giả thiết rằng các dao động biến thiên của
tần số tương đối mặt sấp sẽ tiếp tục không ngưng triệt
giảm nếu thí nghiệm được lặp đi lặp lại mãi mãi. Cuối
cùng
, tần số tương đối mặt sấp sẽ tập trung càng lúc
càng gần trị số giới hạn dự kỳ một nửa (.5), nếu không
bằng thời sai khác cũng không đáng kể.

Do
đó, bằng vào trực giác, ta có thể định nghĩa: Thống kê
xác suất hay xác suất của một biến cố là trị số giới
hạn
của tần số tương đối xảy ra biến cố ấy khi tăng
bất tận số lần thử thí nghiệm.

Nói
cách khác, nếu một biến cố X xảy ra x lần trong số n lần
thí nghiệm giống nhau và nếu số n rất lớn, thời tỷ lệ
số lần x xảy ra tức tần số tương đối x/n tiến gần
một trị số giới hạn gọi là thống kê xác suất hay xác
suất P(X) của biến cố X.

Khái
niệm hiện thành thống kê tuần quy được phát biểu theo
ngôn ngữ toán học trong thuyết xác suất dưới hình thức
các định lý gọi là luật số lớn (laws of large numbers). Những
luật này có thể xem như phần đối chiếu lý thuyết của
định nghĩa khái niệm xác suất bằng trực giác nói trên.
Luật số lớn nhìn nhận yếu tố ngẫu duyên là quan trọng
và quan hệ nhân quả không đủ lý do để giải thích và tiên
đoán. Các luật số lớn thông báo những trị trung bình và
những hiện thành tuần quy tương đối, không mô tả những
ngẫu nhiên, những đặc thù, những cá thể, những biến cố
hay hiện tượng có tính duy nhất không thể trùng tố. Bởi
thế, luật số lớn cũng như luật nhân quả không hoàn toàn
đúng.

Tất
cả luật ở mọi mức và hết thảy các thứ luật thuộc
phạm trù khác nhau, như định tính và định lượng, quyết
định
và thống kê, …, biểu thị những khía cạnh bất đồng
nhưng tương quan tương liên của cùng tiến trình vũ trụ.
Mỗi khía cạnh tương ứng với một cách nhìn gần đúng và
phiến diện vào thực tại, cách nhìn này giúp sửa sai những
cách nhìn kia. Mỗi cách nhìn nhận chân đầy đủ một bề
của tiến trình mà các cách nhìn kia hoặc đã bỏ sót hoặc
chỉ phớt qua. Riêng đối với luật nhân quả và luật số
lớn, nên xem cả hai loại đó đều là những phát biểu gần
đúng. Nói thế có nghĩa là một luật nhân quả có thể là
một phát biểu thống kê gần đúng về vận hành trung bình
của một quần tập rộng lón các phần tử dao động ngẫu
nhiên
, bất quy tắc, một luật số lớn có thể là một phát
biểu
thống kê gần đúng về hiệu quả vận hành của một
số rộng lớn nhân tố biến chuyểntính cách độc lập.

Thực
tại
là tiến trình.

Mọi
sự vật chẳng những không ngưng biến chuyển, mà tất cả
là một dòng sinh diệt liên tục, tất cả là lưu chú, là
tương tục bất đoạn. Nói như thế có nghĩa thực tại được
nhận thức là tiến trình (reality considered as process), cái đương
là (what is) là tiến trình để trở thành chính nó. Tất cả
những gì có thể phô diễn bằng lời như vật thể, biến
cố
, điều kiện, cấu trúc, v..v… đều là tượng trừu xuất
từ tiến trình ấy. Tiến trình có thể ví với dòng nước
trôi chảybiến chuyển trên đó nổi lên những mẫu hình
xoáy nước, sóng gợn, … luôn luôn thay đổi. Xoáy nước,
sóng gợn đều trừu xuất từ dòng nước chảy, hiện khởi
và biến mất trong toàn thể tiến trình của lưu chú. Những
tượng trừu xuất này đoản tạm, không phải chất liệu
cứu cánh hiện hữu tuyệt đối độc lập, chỉ vận hành
với tính cách tự trị mà thôi. Chúng là nội dung của những
hiện thành tuần quy, “tự căn bản pháp tính hiện thực
‘ở đâu đó’. Thế nhưng ‘nơi nào đó’ có tác dụng,
nơi đó pháp tính mới được nỗ lực quán chiếu để phát
hiện.” (Tựa Nhận thứctánh Không. Tuệ Sỹ)

Nội
dung của tất cả mọi định luật khoa học bao gồm không
gì khác ngoài những tượng trừu xuất đoản tạm như vậy,
tồn tạivận hành chỉ với tính cách tương đối độc
lập
. Nói như thế có nghĩa là cách thức chúng hiện hữu
ở một mức nào đó không thể vin vào sự vận hành của
những vật thể ở mức thấp hơn mà dự đoán một cách chính
xác
mặc dầu những đặc tính của cách thức chúng hiện
hữu tùy thuộc quan hệ giữa chúng và các vật thể ở mức
dưới. Bởi thế không thể chấp nhận có một học thuyết
cơ bản dùng làm nền tảng bất biến, nơi cuối cùng quy giảm
hết thảy mọi hiện tượng vật lý, cho rằng hết thảy mọi
thuộc tính của các quần tập vật thể, biến cố, … đều
có thể giải thích tựa trên tập hợp các chất liệu cứu
cánh
của nền tảng đó.

Thật
ra, vì nền tảng từ đó lưu xuất mọi hiện tượng chính
toàn thể hoàn chỉnh của dòng vũ trụ thiên lưu, tương
tục
bất đoạn, và vì không thể dùng ngôn ngữ và đo lường
để mô tả cái toàn thể thiên lưu ấy, cho nên khoa học cần
áp dụng phương pháp trừu xuất (abstraction) và tiếp cận
(approximation) như trong thuyết thống kê xác suất để tìm
cách
trừu xuất đúng những vật thể thật sự hiệu dụng,
lợi ích giúp giải quyết chính xác các vấn đề trong
nhiều trạng huốngđiều kiện khác nhau. Nếu đúng là
những vật thể trừu xuất có tác dụng hữu hiệu trong một
trạng huống, thời chúng sẽ cho ta một ý niệm gần đúng
về những nét chính yếu của thực tại trong trạng huống
đó. Nghĩa là, lý thuyết nào sử dụng chúng để thành lập
các công thức tất phải dẫn đến dự đoán chính xác
kiểm soát các tiến trình tự nhiên đúng theo kế hoạch
thuyết
sắp đặt. Trái lại, nếu không được như vậy, thời
cần kiểm tra sửa đổi các vật thể trừu xuất cho đến
khi tìm ra được các tượng trừu xuất thích ứng với
thuyết
. Do đó, công trình nghiên cứu khoa học là một chuỗi
dài bất tận kiểm tra sửa đổi dẫn đến khái niệm trừu
tượng
về những sự vật tương đối độc lập, với mức
độ gần đúng càng lúc càng cao, với phạm vi trạng huống
và tập hợp các điều kiện càng lúc càng mở rộng.

Các
luật nhân quả và luật thống kê tương ưng với kiến giải
bất vô nhân sanh trình bày trong luận thức tứ cú của Hoa
nghiêm
Nhất thừa Giáo nghĩa Phân tề Chương, hợp với chủ
trương “vạn pháp đều sanh do nhân và duyên” của Pháp Tạng
trong sự phân loại sáu nghĩa của nhân căn cứ trên quan niệm
“là nhân thời phải có tác dụng, hữu lực hay vô lực mà
đãi duyên”.

Khác
biệt với của ngài Pháp Tạng, luận thức tứ cú của Bồ
tát Long Thọ
dẫn đến kết luận là mọi pháp đều vô sanh,
nghĩa là không có sự sanh có tự tính tức sự sanh do năng
lực
dẫn sanh quả từ tự tính của nhân. Tưởng cũng nên
biết sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì tứ cú Trung
quán
cần được thành lập trên duy nhất một bình diện thời
gian
để thực hiện quá trình phủ định khắp toàn thể
trụ
ngôn thuyết. Do đó, trong hệ thống luận lý Trung quán
hết thảy mọi ngôn thuyết (ngôn ngữ và luận lý) đồng
thời
trở nên sai lầm cần phải triệt để đoạn tận để
chứng đạt cái “chân không diệu hữu”.

Phía
Hoa nghiêm Ngũ giáo Chương, luận chứng tứ cú được thành
lập
trên nhiều bình diện thời gian khác nhau, cho nên quá
trình đoạn hoặc chứng chân dẫn đến kết quả là một
khi “lìa hẳn vọng tưởng hý luận thời thấy ngay trong tự
thân sẵn có trí huệ rộng lớn là Phật tánh, cùng Phật
không khác.” Như vậy, cái “nhân của tự thân” là “cái còn
lại” sau một tiến trình tu đoạn phiền não.

Ngoài
ra
, trong sáu nghĩa của nhân, trên phương diện thể, ngài Pháp
Tạng
phân biệt nhân có hai: nhân Khôngnhân Hữu. Nhân
Không
căn cứ vào sự kiện mọi hiện tượng do duyên sinh
đều vô tự tính. Nhân Hữucăn cứ vào sự kiện mọi
hiện tượng do duyên sinh đều là danh tự giả tướng. Hữu
mượn danh mà có cho nên giả hữu. Vậy theo thuyết Nhị đế,
mọi hiện tượng (biến cố, trạng thái, hay quá trình) của
thế giới thường nghiệm trong đó luật nhân quả và luật
thống kê chi phốiđiều hành mọi tiến trình, mặc dầu
theo Chân đếduyên khởi như huyễn, không có tự tính,
nhưng theo thế tục đế, chúng có, chúng là giả hữu, là
danh tự giả tướng.

Khác
Kinh lượng bộ, về thời gian, nhân quả nhất định phải
có trước sau, với Hữu bộ đặc biệt “nhân quả đồng thời”
cũng được coi là đặc trưng của nhân quả. Lục nhân luận
của Hữu bộ đề cập sáu nhân, Năng tác nhân, Câu hữu nhân,
Đồng loại nhân, Tương ứng nhân, Biến hành nhân, và Dị
thục nhân
, trong đó Câu hữu nhân có hai trạng huống: Một
là “Câu hữu nhân đồng nhất quả”, nghĩa là trạng huống
do nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp lại mà sinh ra một
kết quả. Đây chính cũng tương đương với cái gọi là “hiệp
đồng nguyên nhân”. Hai là, “Câu hữu nhân hỗ vi quả”
(Câu xá, quyển 6) tức là điều kiện hỗ tương tư trợ để
thành lập một sự kiện, như trạng huống khi chủ quan
khách quan phát sinh quan hệ, thời chủ quannguyên nhân của
khách quan, khách quan là nguyên nhân của chủ quan, cả hai dựa
vào
nhau, làm nhân cho nhau mà thành lập hiện tượng. Trạng
huống
này tương đương với cái gọi là “hỗ động nguyên
nhân”.

“Nhân
quả đồng thời”, nghe qua tưởng chừng có mâu thuẫn, bởi
vì nói đồng thời tức phủ định luật nhân quả dị thời.
Nhưng ở đây nên hiểu “nhân quả đồng thời” có nghĩa là
“thức chuyển biến”. Thức (vijnàna) là một trong những cái
duyên cho các hiện hữu, nhưng là cái duyên đặc biệt. Nó
chủ lực ở ngay trong mỗi mỗi chúng sinh, có năng lực
phân biệt biết được cái khác và tự biết được mình.
và có chủng tử tại A lại da. Trong Tam thập tụng sớ giải
(Trimsikà-bhàsya) của An Huệ (Sthiramati), thuận hợp với hai
trong sáu đặc tính của chủng tử (nhân) là sát na diệt và
quả câu hữu, chữ “chuyển biến” (parinàma) được giải thích
là: (1) sự biến chuyển nhân diệt quả sinh do đó mà có sự
khác biệt; (2) sự biến chuyển nhân diệt quả sinh xảy ra
trong sát na hiện tại, tức sinh diệt đồng thời.

Lưu
ý
nhân và quả ở đây tiếng Phạn là kàrana và kàrya chứ
không phải hetu và phala. Kàrana có nghĩa là tác động (chẳng
hạn, thấy, nghe, …) và kàrya là tác quả hay cái bị tác
động
(cái bị thấy, được nghe, …). Theo An Huệ, đối với
một tác động nào đó thời tác dụng và tác quả hiện tại
của nó, cả hai đồng thời hiện khởi, mặc dầu nhân kàrana
và quả kàrya có tướng trạng sai biệt. Khác với hetu và
phala cũng dịch là nhân và quả, nhất định nhân hetu luôn
luôn đến trước quả phala, kàrana có khi xem là nhân thời
kàrya là quả, nhưng có khi kàrya là nhân thời kàrana là quả.
Quan hệ giữa kàrana và kàrya là quan hệ hai chiều, khác hẳn
quan hệ một chiều giữa hetu và phala.

Trong
thức chuyển, An Huệ phân biệt hai tầng chuyển biến xảy
ra đồng thời và nghịch chiều: nhân chuyển (hetu parinàma)
còn gọi là huân tập (vàsanà) tức các pháp làm nhân tố
cho A lại da (hiện hành sinh chủng tử) và quả chuyển (phala
parinàma) tức A lại da làm nhân tố cho các pháp (chủng tử
sinh hiện hành
). Trong nhân chuyển hiện tượng (phala) bây giờ
là kàrana và chủng tử (hetu) là kàrya. Trong quả chuyển, chủng
tử
là kàrana và hiện tượng là kàrya. Như vậy, kàrana và
kàrya có thể chuyển từ cái này qua cái kia và ngược lại.
Nhân chuyển và quả chuyển phát sinh dị biệt và xảy ra đồng
thời
, kàrana <==> kàrya, đó là ý nghĩa của thức chuyển
theo An Huệ và cũng là chủ trương của Pháp tướng tông:
“Tam pháp triển chuyển, Nhân quả đồng thời”.

Thế
giới
hiện tượng nương trên cơ sở thức chuyển mà giả
lập
. Tánh đồng thời tức phi thời của thức chuyển trở
thành
nguồn gốc của thời giankhông gian. Như vậy, cái
thế giới mà khoa học tìm cách miêu tả như thực tại, trong
đó mọi tiến trình tuân theo luật nhân quả và luật xác
suất chính là cái thế giới tự thiết lập và hình thành
do biến dịch sinh diệt từng sát na.

(II)

Nhất
thời
vị: Đồng thời là câu khởi.

Đồng
thời
(simultaneity) không có nghĩa là cùng ở chung trong một
thời khoảnh, trong một lúc, mà đơn giản có nghĩa là câu
khởi, là cùng phát sinh một lượt. Các biến cố câu khởi
tương hỗ quan liên bởi tại chúng cọng tồn, chúng cùng hiện
hữu
. Để cùng hiện hữu chúng không cần đến thời gian,
cái mà ta gọi là thời khoảnh, là lúc. Thật ra, bởi chúng
cùng phát sinh một lượt nên mới nói đến thời khoảnh,
thời khoảnh này tự nó không phải là một hữu thể thời
gian
, nó chỉ là cái lớp (tập hợp) các biến cố cùng phát
sinh, cùng hiện hữu. Chúng ta suy diễn thời gian từ biến
cố
, chứ không suy diễn biến cố từ thời gian.

Theo
trên, khái niệm thời khoảnh (lúc) không chủ yếu bằng khái
niệm biến cố. Khái niệm đồng thời đã được dùng để
định nghĩa thời khoảnh là lớp (tập hợp) các biến cố
câu khởi và cọng tồn. Đó là thuyết thời gian tương đối
của Leibniz đối nghịch thuyết thời gian tuyệt đối của
Newton trong đó thời gian độc lập đối với biến cố. Tuy
nhiên
, cả hai thuyết đều bất lực không giải quyết nổi
mâu thuẫn căn bản: trong khi phía không gian, khái niệm đo
lường không gian và khái niệm trật tự không gian thuận hợp
nhau, thời về phía thời gian, khái niệm nối tiếp (succession)
và khái niệm tồn tại (duration) đối chọi nhau. Chính sự
mâu thuẫn này đã gây nhiều thắc mắc không giải đáp được
về bản thể, về tính khả phân, về đơn vị đo lường
thời gian. Nhà toán học Henri Poincaré nhận xét sự kiện chúng
ta
không có một trực giác nào về sự bằng nhau giữa hai
khoảng thời gian, vì thế, mặc dầu có thể biết biến cố
này đến trước biến cố kia, nhưng không thể nào nói một
cách chính xác thời gian đến trước là bao nhiêu, nếu không
căn cứ vào khái niệm tồn tại thường được định nghĩa
một cách độc đoán. Do đó, ông luận chứng rằng vì định
nghĩa thời gian nhiều cách khác nhau dẫn đến sử dụng nhiều
“ngôn ngữ” khác nhau cùng diễn tả chung những sự kiện thực
nghiệm giống nhau, cho nên thời gian phải được định nghĩa
như thế nào để các định luật căn bản của vật lý học
càng “đơn giản” càng tốt. Ông kết luận “không có sự kiện
đo thời gian theo cách này là chân thật hơn đo theo cách kia;
nói chung là chỉ chọn lựa cách đo nào tiện lợi thích dụng
hơn. Giữa hai cái đồng hồ, chúng ta không có quyền bảo
cái
này chân thật, cái kia không chân thật; chúng ta chỉ có
thể nói theo giờ cái đồng hồ đầu là có lợi.”

Theo
Einstein, không có cách gì hợp lý để định nghĩa thời gian
ngoại trừ quy chiếu về một hệ thống đồng hồ liên kết
nhau. Ông viết: “Chúng ta phải lưu ý rằng mọi xét đoán trong
đó có vai tuồng của thời gian đều luôn luôn là xét đoán
về những biến cố đồng thời. Nếu, chẳng hạn, tôi nói,
‘Chuyến tàu này đến đây vào lúc 7 giờ’, thời theo tôi có
nghĩa là ‘Sự kim ngắn đồng hồ tôi chỉ vào số 7 và sự
tàu đến là biến cố đồng thời.” Không có vấn đề nếu
đồng thời xảy ra tại duy nhất một điểm, nhưng sẽ gặp
khó khăn khi phải liên kết các biến cố cách biệt trong không
gian
. Nói hai biến cố cách biệt trong không gianđồng thời
có nghĩa là gì? Làm thế nào so sánh giờ đồng hồ chỉ tại
đây với sự tàu đến ga tại chỗ đó lúc 7 giờ? Hỏi như
vậy tức là tìm cách định nghĩa khái niệm đồng thời bằng
một phương pháp kỹ thuật. Thí nghiệm bằng trí tưởng tượng,
Einstein đề xướng liên kết các đồng hồ bằng cách phát
tín hiệu từ một đồng hồ khởi đầu đến một đồng
hồ xa cáchđiều chỉnh giờ trên đồng hồ xa cách bằng
giờ trên đồng hồ khởi đầu cọng thêm nửa thời gian vận
hành
khứ hồi của tín hiệu giữa hai đồng hồ ấy.

Thí
nghiệm liên kết theo cách này có thể thực hiện với bất
kỳ đồng hồ nào dùng làm khởi đầu cũng được, không
đồng hồ nào trọng yếu hơn đồng hồ nào, và đã định
nghĩa rất minh bạch khái niệm đồng thời như là nguồn gốc
từ đó sinh xuất thời gian thường nghiệm. Poincaré phát biểu
cùng một quan điểm: “Đồng thời là một quy ước, không
gì khác ngoài sự phối hợp các đồng hồ bằng cách trao
đổi
giao nhau những tín hiệu điện từ và quán sát thời
gian
thông quá của tín hiệu.” Einstein đã thành tựu biểu
tượng
khái niệm đồng thờithời gian tương đối bằng
phương pháp kỹ thuật: thiết lập một mạng lưới liên kết
đồng hồ bằng tín hiệu điện từ , tạo thành một bộ
máy thời gian hiệu dụng khắp mọi nơi và có giá trị với
bất kỳ hệ quy chiếu chuyển động đều nào trong vũ trụ.

Giải
quyết
xong phương cách định nghĩa đồng thời, tựa vào hai
định đề của thuyết tương đối hẹp (1.- Mọi tiến trình
vật lý diễn biến trong hệ quy chiếu chuyển động đều
đều độc lập đối với hệ quy chiếu và 2.- Ánh sáng truyền
dẫn với tốc độ không thay đổi dẫu nguồn ánh sáng chuyển
động với bất cứ vận tốc nào), Einstein chứng minh được:
Hai biến cố đồng thời trong hệ quy chiếu này không còn
đồng thời trong hệ quy chiếu khác.

Theo
thuyết thời gian tương đối, các biến cố không cọng hữu
cọng tồn có thể tương quan liên hệ thời gian nếu giảthiết có một chuỗi dài gồm các trạng thái của vũ trụ,
mỗi trạng thái là một lớp biến cố đồng thời với một
biến cố cho, và các trạng thái ấy tương quan liên hệ theo
thứ tự trước và sau. Với định nghĩa thời gian như vậy,
hai trạng thái không đồng thời không thể đồng nhất trên
mọi phương diện, các trạng thái của vũ trụ sẽ không tái
hiện, và thời gian được công nhận là chủ yếu: năm, tháng,
ngày, giờ, trở nên đặc tính cốt yếu của biến cố.

Từ
xưa đến nay, từ Đông sang Tây, nhiều khoa lý số thành hình
với mục đích tìm hiểu ý nghĩa của thời khoảnh để tiên
đoán tương lai. Chẳng hạn, khoa số Hà Lạc dựa vào 64 quẻ
Kinh Dịch đổi ngày giờ sinh tính ra hai quẻ cho từng người,
một Tiên thiên, một Hậu thiên. Người đoán dựa vào hai
quẻ đó mà suy đoán ra mọi việc, các thăng trầm họa phúc
suốt cả đời. Khoa số Tử vi cũng do năm tháng ngày giờ
mà biến các quẻ các hào Kinh Dịch ra thành những tên sao
rồi xem cách cục sinh hóa ra sao để đoán phú quý thọ yểu
cho cả đời.

Carl
Jung nhận xétTây phương thường thắc mắc hỏi cớ sự
nào dẫn đến tình trạng này hay cái nhân nào sinh ra quả
ấy, thời trái lại người Đông phương quan tâm tìm hiểu
những biến cố nào có thể đồng thời xảy ra một cách
ý nghĩa vào cùng một thời khoảnh, những hiện tượng
nào có khuynh hướng phát sinh cùng một lúc. Như vậy, trung
tâm
của vấn đề là một thời khoảnh bao hàm một quần
tập biến cố. Tuy suy tư theo lối nhìn nhân quả cũng liên
can
đến thời gian qua khái niệm trước và sau, nhưng theo lối
nhìn hiện tượng đồng thời phát sinh một cách có ý nghĩa
thời “nhất thời vị” có vai trò chủ chốt là tóm thâu cả
một quần tập biến cố vào một tiêu diểm.dồng thời tương
ưng: Nguyên lý của Kinh Dịch.

So
sánh
tư tưởng Kinh Dịch với khoa học Tây phương, Carl Jung
viết trong Lời nói đầu: “Khoa học của chúng ta, tuy vậy,
căn cứ trên nguyên lý bất vô nhân (causality), và nguyên lý
này được xem như một tiên đề chân lý. Nhưng quan điểm
của chúng ta đang có sự thay đổi lớn. Những gì quyển Bình
luận
về Thuần túy Lý trí (Crtique of Pure Reason) của Kant không
thành tựu thời vật lý học hiện đại đang thực hiện.
Các tiên đề của lý bất vô nhân bị lung lay tận gốc rễ;
nay chúng ta biết rằng cái gọi là luật thiên nhiên thật
ra chỉ là những chân lý thống kê, bởi vậy nhất thiết
phải chấp nhận ngoại lệ. Đến bây giờ chúng ta vẫn không
thấu triệt rằng phải cần đến những phòng thí nghiệm
với những hạn chế khắc nghiệt để chứng minh tính luôn
luôn đúng của luật thiên nhiên. Nếu để sự vật trong tình
trạng
tự nhiên, sắc tướng chúng sẽ rất khác: mọi tiến
trình hoặc một phần hoặc toàn thể tiếp giao với ngẫu
duyên, nghĩa là trong tình trạng tự nhiên một quá trình biến
cố
tuyệt đối tuân theo những luật tắc riêng hầu như là
một ngoại lệ.

Tâm
thức
người Trung hoa, theo như tôi thấy biểu lộ trong Kinh
Dịch
, tuồng như chỉ chú trọng đến diện ngẫu duyên của
các biến cố. Cái mà chúng ta gọi là tương phù (coincidence)
tuồng như là điều họ quan tâm nhất, và cái mà chúng ta
tôn sùng như lý bất vô nhân (causality) thời họ chẳng hề
lưu ý. Chúng ta phải thừa nhận có điều gì đó cần phải
nói đến về tánh cách vô cùng quan trọng của ngẫu duyên.
Con người hao tổn biết bao công sức nhằm loại trừ và giới
hạn
sự tai hạihiểm nghèo ngẫu duyên biểu thị. Những
tư duy lý thuyết về nhân và quả có vẻ mờ nhạt và phủ
bụi so với những kết quả thực tế của ngẫu duyên. Không
có gì sai lầm khi bảo rằng tinh thể thạch anh là một lăng
kính sáu phương. Phát biểu như thế đúng thật chỉ khi nào
đó là một tinh thể lý tưởng. Nhưng đâu có tìm ra được
hai tinh thể hoàn toàn giống hệt nhau trong thiên nhiên, mặc
dầu
tất cả tinh thể đều sáu phương là điều không thể
nhầm lẫn được. Sắc tướng đương hiện, tuy vậy, tuồng
như thu hút sự chú ý của nhà hiền triết Trung hoa nhiều
hơn là sắc tướng lý tưởng. Đống luật thiên nhiên cấu
thành thực tại thực nghiệm đối với nhà hiền triết mang
nhiều ý nghĩa hơn là những lời giải thích các biến cố
tựa trên lý bất vô nhân, thường phải phân cách biến cố
này với biến cố kia để tiện bề khảo sát.

Phương
cách
Kinh Dịch nhìn thực tại tuồng như phản lại phương
cách
nhìn mọi sự vật theo lý bất vô nhân. Theo quan điểm
Trung hoa xưa, cái thời khoảnh đang quan sát là do cơ may mà
có chứ không phải kết quả xác định bởi sự chung hợp
của nhiều tiến trình dây xích nguyên nhân. Sự vật được
quan tâm là cấu hình tạo nên bởi những biến cố ngẫu duyên
đúng vào thời khoảnh quan sát, chứ không phải những
do
giả thiết tưởng chừng có thể giải thích vì sao có sự
tương phù. Trong khi người Tây phương để tâm sàng lọc,
cân đo, chọn lựa, phân hạng, cách ly, thời người Trung hoa
hình dung thời khoảnh bao hàm hết thảy mọi sự vật, đến
tận chi tiết vụn vặt nhất giác quan không nắm bắt được,
bởi vì tất cả mọi phần tử đó tổ thành thời khoảnh
quan sát.

Do
đdó, điều xảy ra là khi gieo ba đồng tiền hay đếm qua những
lần biến bốn mươi chín cọng cỏ thi, những chi tiết ngẫu
duyên ấy thu nhiếp vào hình ảnh của thời khoảnh quan sát
và tạo nên một phần của nó, một phần không có gì đáng
cho chúng ta quan tâm, nhưng rất có ý nghĩa đối với người
Trung hoa. Câu nói “bất cứ gì xảy ra trong một thời khoảnh
thế nào cũng mang phẩm tính riêng biệt của thời khoảnh
ấy” đối với chúng ta thật quá tầm thường và hầu như
không
ý nghĩa. Câu nói đó không phải là một lập
luận
trừu tượng mà là vô cùng thực tế. Có những người
sành rượu chỉ nhìn bề ngoài, nếm mùi vị, và qua tác dụng
của rượu mà nói rượu đó dến từ ruộng nho nào và được
cất vào năm nào. Có những người chơi đồ cổ chỉ cần
nhìn một tác phẩm nghệ thuật hay một món gia cụ là nói
đúng
một cách kỳ lạ tên tác giả cùng với địa điểm
và thời khoảnh nguồn gốc. Và cũng có những chiêm tinh gia
mặc dầu không biết ngày, nơi sinh của ông (bà) mà vẫn có
thể mô tả vị trí của mặt trờimặt trăng cùng với
tinh quần nào của Hoàng đạo mọc trên chân trời vào thời
khoảnh sinh ra ông (bà). Đứng trước những sự kiện như
vậy, phải nhìn nhận rằng các thời khoảnh có thể lưu lại
những dấu vết bền lâu.

Nói
cách khác, bất luận ai đã sáng chế Kinh Dịch đều tin tưởng
rằng quẻ bói vào một thời khoảnh tương phù với thời
khoảnh ấy về phương diện phẩm tính không kém gì về phương
diện
thời gian. Đối với người ấy quẻ bói biểu tượng
thời khoảnh lúc quẻ hiện, đúng hơn cả giờ đồng hồ
chỉ hay tiết mục lịch phân, vì quẻ được xem như là dấu
chỉ tình huống thiết yếu vào thời khoảnh quẻ hiện.

Giả
thiết
vừa nêu trên liên hệ một nguyên lý đáng tìm hiểu,
tôi gọi là nguyên lý đồng thời tương ưng (synchronicity),
một khái niệm diễn bày một cách chính xác một lối nhìn
đối nghịch với lối nhìn bất vô nhân (causality). Vì lý
bất vô nhân chỉ là một chân lý thống kê và không tuyệt
đối
, là một loại giả thuyết giúp tiến hành công việc
khảo sát, căn cứ trên đó tìm hiểu cách thức hiện khởi
của các biến cố, làm thế nào biến cố này sinh xuất từ
biến cố kia, trong khi theo lý đồng thời tương ưng thời
sự tương phù giữa các biến cố trong không gianthời
gian
mang ý nghĩa gì đó hơn là thuần túy ngẫu duyên, ấy
là cái tánh đặc biệt nương tựa lẫn nhau, giữa các biến
cố
khách quan với biến cố khách quan cũng như với các trạng
thái
(tâm lý) chủ quan của người quan sát hay của nhiều
người quan sát.

Cách
người Trung hoa xưa chiêm ngưỡng vũ trụ không khác cách của
các nhà vật lý học hiện đại, các khoa học gia này không
thể phủ nhận mô hình thế giới họ thiết lập là một
cấu trúc tâm vật lý vô nghi. Biến cố lượng tử trong thế
giới
vật lý vi mô bao gồm luôn cả người quan sát cũng giống
như thực tại ẩn dưới Kinh Dịch bao gồm những điều kiện
chủ quan, nghĩa là tâm lý, trong toàn thể của tình huống
sát na. Cũng như nhân quả mô tả trình tự biến cố, đồng
thời
tương ưng đối với người Trung hoa đề cập sự
tương phù biến cố. Trên quan điểm nhân quả ta được nghe
một truyện hí kịch nói làm thế nào D phát sinh và hiện
hữu
: nó bắt nguồn từ C hiện hữu trước D, và C đến lượt
nó có cha là B, v..v… Trên quan điểm đồng thời tương ưng
một tấm tranh về sự tương phù được vẽ ra, có ý nghĩa
giống vậy. Làm thế nào A’, B’, C’, D’, v..v… tất cả đều
hiện khởi trong cùng một thời khoảnh và tại cùng một nơi?
Trước hết, hiện khởi như vậy là do biến cố vật lý A’
và B’ đều có cùng phẩm tính như biến cố tâm lý C’ và D’,
ngoài ra, tại vì tất cả đều biểu hiện của một và
cùng tình huống sát na. Tình huống được giả thiếtbiểu
thị
một bức tranh dễ nhận hay dễ hiểu.”

Những
lời Jung trình bày trên phát xuất từ kinh nghiệm nghề nghiệp.
Đối với ông, tâm thức không phải là một yếu tố khóa
kín trong thân thể mà giống như bầu khí quyển trong đó ta
đang sống. Thuyết đồng thời tương ưng của ông giống theo
tư tưởng kinh Dịch cho rằng mỗi thời khoảnh có đặc tính
riêng, và mọi biến cố xảy ra trong thời khoảnh ấy dều
phân thụ tính chất duy nhất ấy. Thực tại của trạng thái
tâm thức tương ứng với thực tại của các biến cố đồng
thời
hiện khởi trong môi trường chung quanh. Jung sử dụng
kinh Dịch như phương tiện khám phá ngoại giới, cái khí quyển
tâm lý trong đó ta đang sống. Và ông áp dụng thuyết đồng
thời
tương ưng để phân tích và chữa trị.

Một
điểm đáng ghi nhận: Nhà báo Miguel Serrano, người Argentine,
tường thuật rằng Jung một tháng trước khi mất có đọc
một sách Thiền Phật giáo và vừa khi đọc xong đã chú thích
mấy lời như sau: “Đối với tôi tuồng như chúng tôi cùng
nói một chuyện như nhau, và sự khác biệt duy nhất giữa
chúng tôi là dùng những từ ngữ khác nhau để cùng mô tả
chung một thực tại.” (Serrano, Miguel: C. G. Jung and Hermann Hesse:
A Record of Two Friendships. New York: Schocken, 1966. Tác giả không
nói rõ sách Thiền ấy tên gì và do ai viết.)

Ông
nhận xét bệnh nhân ông thường có người mộng tưởng những
hình ảnh ký hiệu rồi sau đó thật lạ kỳ là chúng tương
phù với những biến cố ngoại giới. Nếu nhận thức những
biến cố ngoại giới này là ký hiệu thời chúng đồng nghĩa
với
những hình ảnh mộng tưởng. Tuồng như điều này hầu
hết phát sinh khi một nguyên hình (archetype) được kích hoạt
trong vô thức của người quán sát, tạo một trạng thái tình
cảm khẩn trương cao độ. Vào những lúc như vậy, có những
biến cố cùng ý nghĩa xảy ra ở ngoại giới, biểu hiện
một “sự tương phù có ý nghĩa” mà Jung gọi là hiện tượng
“đồng thời tương ưng” vì hai biến cố tâm và vật không
nối kết qua quan hệ nhân quả mà qua ý nghĩađồng thời.

Bản
chất
của đồng thời tương ưng là có ý nghĩatương
hợp
với một sự kích khởi công năng ở tầng sâu thẳm
nhất của tâm thức. Đặc biệt là khi những mẫu hình tâm
vươn lên thấu ý thức thời các hiện tượng đồng thời
tương ưng đạt tột đỉnh. Sự tương phù thường phát hiện
vào những thời điểm gay cấn hay căng thẳng trong đời sống
của một cá nhân, như sinh, chết, cảm thấy yêu đương, tâm
trị liệu, hoạt động sáng tác cao độ, hay đổi thay
nghề nghiệp. Những khi chuyển biến cơ cấu, tuồng như nội
tâm
hoán khởi sự cọng hưởng của ngoại giới hoặc sự
bạo phát tâm lực lan truyền thế giới vật lý.

Về
hiện tượng này, Jung kể lại câu chuyện vào năm 1909 trong
một cuộc gặp Freud, khi bị chỉ trích nặng nề vì thiên
trọng thuyết duy tâmcảnh cáo sẽ bị “triều đen của
bùn huyền bí học” cuốn trôi, Jung cảm thấy nóng ran nơi
hoành cách mạc. Đúng lúc ấy, cả hai người nghe tiếng gãy
rắc rắc rất lớn từ tủ sách đến. Jung cho đó là
một thí dụ về “xúc tác phát hiện ra ngoài (catalytic exteriori-zation)”.
Freud bảo: “Hoàn toàn vô nghĩa (Sheer bosh).” Jung liền dự đoán
một biến cố như thế sẽ tái diễn, và ngay lúc ấy một
tiếng nổ khác vang lên, lần này làm Freud giật mình.

Trong
khi các định luật vật lý học không lưu tâm đến khát ái
dục vọng của con người hay sự cần thiếtý nghĩa, thời
đối với các tiến trình tâm thức đồng thời tương ưng
tác dụng như tấm gương và hiển thị ở bên ngoài những
biến đổi ở bên trong. Một số hiện tượng đồng thời
tương ưng phát khởi từ ngoại giới rồi chuyển vào nội
tâm
khi ý nghĩa của chúng tiết lộ. Chúng tùy thuộc khả
năng nhận chân một ý nghĩa sâu xa hơn nữa nơi những mẫu
hình và quần tập hiện tượng cọng hữu ở chung quanh. Điều
này liên can đến phương cách đặc biệt ta nối kết với
môi trường, dự đoán những biến cố, hay cảm tri một mẫu
hình cơ bản nào đó của thế giới. Thí dụ: các văn nghệ
sĩ thường cảm giác linh thông biết trước rất lâu những
biến cố hay thay dổi xã hội quan trọng. Như trong truyện
Gulliver Du ký, các nhà thiên văn học giả tưởng của Jonathan
Swift biết Hỏa tinh có hai vệ tinh rất lâu trước ngày các
người thật trong đời có thể quán sát thấy như vậy. Như
lời ca của Trịnh công Sơn thương nhớ người đi trong ca
khúc
Biển nhớ viết lúc còn học tại trường Sư phạm Quy
nhơn, rất lâu trước 1975, “Ngày mai em đi biển nhớ tên em
gọi về, bờ núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông
em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ, nghe ngoài biển động
buồn hơn”, tuồng như phát xuất từ vô thức linh cảm ngày
ra đi của hàng vạn người vượt trùng dương di tản.

Cũng
có những hiện tượng đồng thời tương ưng chỉ phát khởi
nội tâm, không có biến cố vật lý trọng yếu nào làm bạn.
Chẳng hạn mộng tưởng, ký ức, tư tưởng, ký hiệu, và
cảm giác phát sinh từ nội bộ, hiển thị những mẫu hình
vô nhân, biểu tượng tương phù trong tâm thức của nhiều
cá nhân khác nhau. Thí dụ những đồng thời phát minh của
những khoa học gia không hề giao tiếp liên lạc nhau. Như thuyết
tiến hóa chẳng hạn, là khám phá của hai công trình nghiên
cứu
độc lập nhau. Khi Charles Darwin theo lời khuyên của bạn
bắt đầu viết về thuyết tiến hóa của những loài mới,
thời theo ông kể: “Tất cả chương trình của tôi bị đánh
đổ, bởi vì chớm hạ năm 1858 ông Wallace khi ấy ở quần
đảo Malay gửi cho tôi một luận thuyết về Khuynh hướng
các thứ rời bỏ hẳn kiểu nguyên thủy (On the Tendency of Varieties
to depart indefi-nitely from the Original Type), và luận thuyết ấy
trình bày đúng hệt thuyết của tôi.” Trường hơp tính vi
tích phân cũng vậy, do cả hai, Newton và Leibnitz, đồng thời
khám phá.

Kinh
ngạc
hơn nữa là tư tưởng đồng thời tương ưng phát khởi
trong những lãnh vực hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, làm sao
cắt nghĩa sự tăng trưởng tri thức về bản chất ánh
sáng qua những thí dụ sau đây.

Vào
khoảng
giữa thế kỷ 16, Vermeer và nhiều họa sĩ ở Hòa Lan
quan tâm tìm hiểu bản tính của ánh sáng, những tác dụng
của nó khi chiếu vào phòng xuyên qua cửa, cửa sổ, và các
khe, và sự biến đổi của nó khi chiếu qua kính màu. Trong
thời gian ấy
Isaac Newton dùng lăng kính khảo sát các thành
phần
của một tia sáng lọt qua một lỗ nhỏ trên cánh cửa
sổ của phòng ông ở Cambridge, Anh quốc.

Hai
trăm năm sau, họa sĩ Anh Joseph M. W. Turner hình dung ánh sáng
như một oa tuyền đang xoáy tít, như một năng lực làm tan
biến mọi sắc tướng, không kém gì sức chuyển động nổi
gió, đổ mưa, và dậy sóng. Sau đó không bao lâu, Maxwell phát
minh phương trình mô tả thuyết sóng điện từ trường giải
thích
ánh sáng là do chuyển động tương tức tương nhập
của hai làn sóng, sóng điện và sóng từ. Cuối thế kỷ 19,
phái ấn tượng chủ trương ánh sáng thuần túy là một lực
công năng làm hiện khởi và tan biến sắc tướng, có thể
phân tán ra thành nguyên tử cấu phần của cảm giác. Trên
quan điểm đó, ánh sáng quy giảm thành những điểm hay lượng
tử màu sắc. Vài năm sau, Planck và Einstein cùng một quan điểm
đã công thức hóa những khái niệm trên tạo thành thuyết
lượng tử ánh sáng và vật chất.

Những
khái niệm và kiến thức kể trên có phải đến từ những
dạng ký hiệu thu nhiếp trong vô thức hay chúng là những biểu
tượng
danh ngôn thuộc lãnh vực nghệ thuật, văn chương,
âm nhạc, hay khoa học phóng khai từ ý nghĩa ẩn mật trong
thiên nhiên? Sự tương phù của các biến chuyển tư tưởng,
cảm tưởng, và ý tưởng giữa các nhóm không tương quan giao
tiếp và xuyên qua nhiều lãnh vực khác nhau không phải là
kết quả giao cảm hay kết nối tâm thức mà là dấu chỉ
của một tiến trình tâm vật tương hỗ triển khai từ một
thực tại siêu quá cái tâm thức cá nhân bị giới hạn trong
không thời gian.

Điểm
đặc biệt của đồng thời tương ưng là trong một thời
khoảnh nó vừa là một hiện tượng cá biệt duy nhất, vừa
hiện thành của trật tự vũ trụ. Hạn cuộc trong một
thời khoảnh, nó biểu hiện bản tính siêu nhiên của nó.
Chính sự tương quan nội tại của sự tương phù tâm vật
với tánh siêu nhiênnguyên nhân của tính cách thần kỳ,
siêu tự nhiên của hiện tượng đồng thời tương ưng.

Trật
tự
vô nhân: Hỗ tương y tồn.

Các
biến cố đồng thời tương ưng thường hay đột khởi, xảy
ra bất thường, khi có khi không, không thể tiên đoán. Jung
nhận thức chúng như là những sự cố đặc biệt duy nhất
của một nguyên lý tổng quát mà Jung gọi là trật tự thiết
lập
vô nhân (acausal orderedness). Ở đây, chữ nhân được
hiểu là lực, năng lượng, hay thông tin chuyển từ một vật
thể xác định này đến một vật thể khác. Cụm từ “trật
tự thiết lập vô nhân” có nghĩa là, các hiện tượng sinh
khởi
theo luật tương quan tương duyên, hỗ tương y tồn, chứ
không theo luật nhân quả.

Thí
dụ
: Không vật lý gia nào có thể giải thích nguyên nhân phát
xuất tính phi cục bộ của thế giới lượng tử. Họ cũng
không hiểu tại sao các đồng vị phóng xạ (radioisotopes) phân
rã theo những tốc độ xác định, tại sao tốc độ của
ánh sáng trong khoảng trống là 300 000 kilomet mỗi giây, không
hơn không kém. Trong thế giới tâm thức, kể đến những phẩm
tính của số nguyên tự nhiên, không nhà toán học nào cắt
nghĩa
được vì sao có một số nguyên là số nguyên tố (prime
numbers) và do đâu trong dãy số nguyên, các số nguyên tố sắp
xếp tuần tự theo thứ tự như hiện thấy. Họ cũng không
thể giải thích vì sao số 6 là một số toàn nhiên (perfect
number), nghĩa là cọng hay nhân ba thừa số 1, 2, và 3 của nó,
1 + 2 + 3 hay 1 x 2 x 3, thời số thành là nó?

Thái
độ
chung là đành phải chấp nhận chúng “đến như vậy”,
phẩm tính của chúng “là thế”, không thể xác định là do
nguyên nhân nào. Nói cách khác, các câu hỏi “Tại sao?”, “Từ
đâu mà có cái này?”, hay “Cớ sự nào gây ra tình thế ấy?”
tuồng như vô nghĩa đối với những hiện tượng trên. Trong
Giải thâm mật kinh có câu: “Như Lai nói cái gì thức biết
thời cái ấy chỉ do thức hiện.” Mặt khác, theo thuyết duyên
khởi
, vì là nghiệp người cho nên tâm thức chúng ta “là thế”,
không thể dùng nhân quả hay xác suất để giải thích
các tiến trình tâm thức của chúng ta vận chuyển theo trật
tự
thế nào thời hình thành đối tượng theo trật tự thế
ấy. Do đó, chúng ta công nhận một cách tự nhiên, không chút
thắc mắc những hằng số cơ bản vật lý học như tốc độ
ánh sáng, chu kỳ bán hủy của các chất phóng xạ, hay những
phẩm tính của số nguyên tự nhiên, chúng đương nhiên “đến
như vậy”.

Khác
với những thí dụ trên, hiện tượng đồng thời tương ưng
sự cố đặc biệt nhất thời trong đó người quán sát
ở vào vị thế khả dĩ nhận biết thêm một phần tử thứ
ba (tertium comparationis), phần tử kết hợp hai phần tử đồng
thời
tương ưng, ấy là sự tương tợ ý nghĩa của hai biến
cố
nội tâmngoại giới đồng thời tương ưng. Tuy nhiên,
chúng ta thường không ở vào vị thế có thể nhận biết
sự tương tợ ý nghĩa ấy cho nên không thể nào hiểu được
chúng là biến cố tâm vật lý đồng thời tương ưng.

Trong
nguyên lý đồng thời tương ưng, Jung phân biệt hai khái niệm.
Một là trật tự thiết lập vô nhân hiển thị trong các tiến
trình lượng tử, trong các tính chất vật lý biểu hiện dưới
dạng các hằng số cơ bản, hay các phẩm tính của số nguyên
tự nhiên. Hai là hiện tượng đồng thời tương ưng coi như
một thực lệ riêng biệt của trật tự thiết lập vô nhân
tổng quát, “tức của sự tương đẳng giữa hai tiến trình
tâm lývật lý trong đó quan sát viên may mắn ở vào vị
thế khả dĩ thấy được một yếu tố thứ ba, đó là ý
nghĩa
.”

Nguyên
hình (the archetype) không phải là nguyên nhân của đồng thời
tương ưng, vì nếu thế đồng thời tương ưng hóa ra là theo
trật tự bất vô nhân. Trật tự vô nhân hiển thị trong hiện
tượng
đồng thời tương ưng chứ không sinh xuất chúng. Các
dạng của trật tự thiết lập vô nhân nói chung là bản hữu,
vốn có từ vô thủy, và hiển thị hợp thường quy, ngoại
trừ các dạng của đồng thời tương ưng thời ngẫu duyên
xuất hiện, biểu thị những tác động sáng tạo trong thời
gian
(acts of creation in time), hiển bày ý nghĩa tiềm tàng của
một nguyên hình nào đó. Do đó, Jung quan niệm ngẫu duyên
“một phần là một yếu tố phổ biến vốn có từ vô thủy,
một phần là tổng hợp vô lượng tác động sáng tạo
nhân
phát sinh trong thời gian.” Tuy các tác động sáng tạo
phát sinh thường xuyên trong thiên nhiên, chúng trở thành những
tương phù có ý nghĩa chỉ khi nào một cá nhân kinh nghiệm
chúng. Về tính cách quan trọng của sự nhận biết ý nghĩa,
Jung viết: “Nếu không có tâm thức suy tư của con người thời
thế giới là một bộ máy khổng lồ vô nghĩa, vì theo kinh
nghiệm
của chúng ta chỉ có con ngườiđộng vật duy nhất
có khả năng toàn nhiên phát hiện bất kỳ ý nghĩa nào.”

Cần
phân biệt nguyên hình và biểu tượng đa dạng của nó trong
ngôn ngữ, tâm hành, và thế giới: ảnh tượng, ý tưởng,
cảm xúc, hay cuồng tưởng. Không thể nào quán sát cơ cấu
tự thân của các nguyên hình được; chỉ khi nào bị kích
động, vào những giây phút gay cấn hay khẩn trương, thời
chúng
khởi sinh một ảnh tượng, một cuồng tưởng, một
tư tưởng, một trực giác, hay một xúc cảm. Vì di truyền
nên trong vô thức của mọi người cơ cấu của các nguyên
hình tương tợ giống nhau. Nhưng các biểu tượng cá nhân
của nguyên hình thời không thế. Thí dụ ấn tượng gây sợ
hãi
trong tâm thức của đứa bé sinh và lớn lên ở Phi châu
có thể là một sư tử hay cá sấu, nhưng nếu sinh và lớn
lên ở Hoa kỳ thời có thể là một chiếc xe vận tải cỡ
lớn đang tiến rất nhanh về phía nó. Biểu tượng nguyên
hình khác nhau như vậy là kết quả của sự hỗ tương giao
thiệp
giữa tâm thức và môi trường ngoại giới khác nhau.

Sự
hình thành những mẫu hình trong tâm thức thường bồi theo
những mẫu hình vật lýngoại giới. Và đồng thời tương
ưng
xem như biểu thị tiềm năng hay ý nghĩa hàm chứa trong
sát na hiện tại, hay ám chỉ ý nghĩa ẩn tàng trong một đời
sống, một mối quan hệ, hay một thời khoảnh lịch sử. Vào
lúc tương phù phát hiện, tâm và vật tuồng như không còn
hữu thể cách biệt mà tự phối trí thành một tình huống
ký hiệu đồng nhất và có ý nghĩa, hai thế giới vật lý
tâm lý hiển thị hai mặt của cùng thực tại. Thực
tại
nhất thể này là một cảnh giới công năng phi thời,
phi không gian, Jung đặt tên là unus mundus (the one world; nhất
thể
thế giới). Như thế, bằng chứng thực nghiệm về sự
hiện hữu của nhất thể thế giới chính là hiện tượng
đồng thời tương ưng.

Theo
Jung, phương thức hữu hiệu nhất để mô tả nhất thể thế
giới
unus mundus là dùng ký hiệu toán học. Jung giải thích:
“Hơn hết mọi sự, số giúp mang lại trật tự trong cái hỗn
độn
của các hình tướng. Số là khí cụ tiền định để
sáng tạo trật tự, hay để nhận biết một chỉnh hợp tuần
quy, một trật tự thiết lập (orderedness) tuy hiện hữu nhưng
chưa hay thấy. Số có thể là yếu tố trật tự tối sơ của
tâm thức loài người.” Nếu quả thật số, và toán học nói
chung, phản ảnh trật tự của unus mundus thời điều này soi
sáng
tính mầu nhiệm bí ẩn của toán học, là một tác dụng
của tâm mà biểu thị thế giới vật lý với hiệu quả phi
thường
. Giống lượng tử, số có hai mặt bổ sung, phẩm
và lượng, động và tĩnh, do đó số có vai trò trọng yếu
là bắc cầu nối kết tâm và vật. Bà Marie-Louise Von Franz,
học trò và cộng tác viên thân cận nhất của Jung, quả quyết:
“tính mầu nhiệm của unus mundus an trụ trong bản thể của
số.”


Von Franz nhận thấy tư tưởng của vật lý gia David Bohm có
nhiều điểm tương đồng với của tâm lý gia Carl Jung. Bohm
phân biệt hai thứ trật tự, thu nhiếp và phóng khai. Thường
chúng ta thấy biết vẻ mặt phóng khai hay hiển lộ của thực
tại
trong khi vẻ mặt thu nhiếp hay tàng ẩn tạo thành bối
cảnh vô thức. Như vậy, khái niệm trật tự thu nhiếp tương
ứng
với vô thứctrật tự phóng khai với thức.

Bohm
tóm tắt như sau: “Yếu chỉ của khái niệm này là toàn thể
vũ trụ theo cách nào đó thu nhiếp trong tất cả sự vật
và mỗi sự vật thu nhiếp trong toàn thể. Như thế, theo cách
nào đó và với mức độ nhiều hay ít tất cả sự vật thu
nhiếp hay dung nạp hết thảy sự vật; tuy nhiên trong trạng
huống
kinh nghiệm thông thường, sự dung nhiếp ấy không ngăn
ngại tánh tương đối độc lập của sự vật. Điều căn
bản
được đề xướng là quan hệ thu nhiếp đó không có
tính chất thụ động hay nông cạn. Trái lại, nó hoạt động
trọng yếu đối với tình trạng đương là của mỗi sự
vật. Như vậy, mỗi sự vật tương quan nội tại với toàn
thể
, và do đó, với tất cả sự vật khác. Trong khi ấy,
các quan hệ ngoại tại trình hiện theo trật tự phóng khai
hay hiển lộ trong đó mỗi sự vật được nhìn thấy tương
đối
cách biệt và có trương độ, và chỉ quan hệ bên ngoài
với các sự vật khác. Như thế, trật tự phóng khai, trật
tự
thống trị kinh nghiệm thông thường và vật lý học cổ
điển
(Vật lý Newton), tuồng như tự nó có một vị thế
độc lập. Nhưng kỳ thật, không thể tách biệt nó ra khỏi
sở y của nó ở trong thực tại cơ bản của trật tự thu
nhiếp.” Nói cách khác, trật tự phóng khai dẫn xuất từ trật
tự
thu nhiếp: nó là dạng biến chuyển của một trật tự
thứ cấp bao hàm trong trật tự thu nhiếp. Trật tự thứ cấp
này tạo điều kiện (duyên) phát hiện những tiến trình tâm
hay vật như những mẫu hình trừu xuất từ một toàn thể
hoàn chỉnh.

Theo
Bohm, thực tạitoàn thể hoàn chỉnh ấy, tương tục lưu
chú
với nhiều độ phóng khai và thu nhiếp, nên gọi là toàn
lưu (holomovement), tương đương với nhất thể thế giới unus
mundus của Jung. Thực tại bao gồm cả hai cảnh giới tâm,
vật, và trật tự thu nhiếp đồng thời áp dụng trong cảhai cảnh giới tạo thành một nhịp cầu nối kết chúng. Von
Franz đồng ý về những gì Bohm nói đều có thể áp dụng
vào lĩnh vực nghiên cứu của Jung: “Chẳng hạn, những nguyên
hình có thể hiểu như là những cấu trúc năng động, không
thể nhìn thấy, tiêu bản của trật tự thu nhiếp. Mặt khác,
nếu một nguyên hình khởi sinh một mộng tưởng, thời nó
đã lộ xuất và trở thành “hiển lộ” (explicated) hơn.
Nếu tìm cách giải thích cái mộng tưởng ấy với kỹ thuật
giải khai ý nghĩa (hermeneutic technique) của Jung thời nó sẽ
“hiển lộ” và lộ xuất nhiều hơn nữa.”

Von
Franz hàm ý rằng nội hàm của vô thức có thể biểu minh
ở nhiều độ khác nhau, do đó, biến vô thức thành thức
nhiều hơn. Như thế, không còn sự phân biệt rõ ràng giữa
thức và vô thức; tâm thức là một toàn thể chứa một cảnh
giới
phóng khai của thức, cảnh giới này và toàn thể ấy
tương ly tương tức. Do tập khí lâu ngày thức thường xuyên
hướng về một phía cố định, phía cảnh giới phóng khai
của nó, cho nên không nhận biết trật tự thu nhiếp vốn
là nguyên lý của mọi sinh khởitồn tại. Tuy nhiên, theo
Bohm, thức không nhất thiết phải trùng hợp với trật tự
phóng khai bởi vì chúng ta có thể trực nhận những diện
thiên lưu ẩn áo của trật tự thu nhiếp trong bối cảnh những
diện cụ thểhiển lộ của kinh nghiệm cá nhân. Nghĩa
là, nếu thức đủ sáng suốt để nhận thức sự hỗ tương
nhiếp nhập của các hiện tượng tâm lý và vật ly thời
sự hòa hợp tâm vật thành một thể có thể trực quán thay
thông đạt bằng lý luận quy nạp. Muốn thế, theo Duy thức,
phải “đạt quả chuyển y”, chuyển thức thành trí. thời mới
đủ sáng suốt để trực nhận những tầng ẩn áo nhất của
tâm thức.

Song
song với vấn đề thức và vô thức trong tâm lý học là vấn
đề
vật chấtnăng lượng trong vật lý học. Trước Einstein,
năng lượng cũng như vật chấtcảnh giới riêng, cảnh
giới
này tùy thuận định luật bảo toàn năng lượng, tương
đối
độc lập đối với cảnh giới kia tùy thuận định
luật
bảo toàn vật chất. Sau Einstein, sự phân chia không còn
rõ ràng nữa, năng và khối được xem như hiển thị hai mặt
của cùng một thực tại, gọi là năng-khối nhất thể, toán
học biểu diễn dưới hình thức vectơ năng lượng – động
lượng 4 thứ nguyên (the energy-momentum 4-vector). Hai nguyên lý
bảo toàn năng lượng và bảo toàn vật chất nhiếp nhập
thành một nguyên lý mới: bảo toàn năng-khối. Trên bình diện
hiện tượng, khối và năng hiển thị hai cảnh giới tương
đối
biệt lập chừng nào vận tốc di chuyển xem như không
đáng kể so với vận tốc của ánh sáng. Năng lượng tương
ứng
với một thành phần của vectơ năng-động, khối lượng
với ba thành phần kia. Nhưng khi chiếu vectơ năng-động trong
hệ thống quy chiếu của một thí nghiệm, hình chiếu của
vectơ ấy tác dụng như một toàn thể, không phân biệt thành
phần
năng và thành phần khối. Tánh đồng nhất của hai thành
phần
năng và khối chứng minh sự hiện hữu một cảnh giới
siêu quá hai cảnh giới năng lượngvật chất.

Thí
dụ
năng-khối nhất thể trên giúp ta hiểu làm thế nào tâm
và vật trong hai cảnh giới riêng biệt, tương đối độc
lập
, mà vẫn nối kết nhau thành một, bởi chúng có chung
cội nguồn trong đáy sâu của unus mundus. Giống như các định
luật
bảo toàn năng lượng và vật chất, tâm và vật hiện
thành
theo cách riêng, những biến đổi của tâm không ảnh
hưởng
đến vật và ngược lại. Tư tưởng chẳng hạn, tuồng
như tác động một cách tương đối độc lập đối với
những biến chuyển trong thế giới vật lý. Ngược lại, những
biến chuyển của vật chất không bị tư tưởng chi phối
làm thay đổi. Vậy mà một số hiện tượng bất quy tắc
như hiện tượng đồng thời tương ưng đôi khi đột khởi,
rất bất ngờ, ám chỉ sự nối kết bí ẩn tâm và vật thành
duy nhất một thể. Và tại những mức thu nhiếp càng sâu
thẳm hơn nữa của hiện thành, bằng chứng nối kết càng
thấy rõ rệt, đó là nguyên hình của số, cốt tủy của
trật tự thiết lập trong cả hai cảnh giới tâm và vật.

Trong
Phật giáo, ý tưởng về tương giao và nhất thể được Thạch
Đầu
phô diễn rất thiện xảo trong Tham đồng khế. Trong
đó tính cách tương giao của Sáng và Tối được miêu tả
như là hạn chế lẫn nhau và đồng thời hòa hợp nhau.

Ý
tưởng
về tương giao và nhất thể phát xuất từ triết
Hoa
nghiêm. Theo thuyết bốn pháp giới của Trừng Quán thời
cách nhìn thứ ba, Lý sự pháp giới, một thế giới trong đó
tất cả những hiện hữu riêng biệt của nó (vastu) tức Sự
có thể đồng nhất với Nhất tâm tức Lý là sở y, xiển
minh tính cách hỗ tương giao thiệp giữa những hiện hữu
như tâm phápsắc pháp, và tính cách bất tương ly và hỗ
nhập hỗ tức của Nhất tâm và tất cả các hiện hữu riêng
biệt của nó, tức Lý Sự đồng nhất.

Pháp
Tạng
cho rằng giáo lý Như Lai tạnggiáo lý về lý sự
dung thông vô ngại và thuyết Như Lai tạng duyên khởi hay tánh
khởi làm sáng tỏ cái nhìn lý sự dung thông vô ngại. Hiểu
“tánh khởi” theo nghĩa ‘lý sự vô ngại’ thời tánh khởi
chỉ vào tác dụng của Tâm (Lý) làm sinh khởi thế giới hiện
tượng
(Sự). Như thế, thế giới hiện tượngbiểu tượng
của Tâm, và vì bản tánh của Tâm là thanh tịnh, tự tánh
thường trụ, nên do đó mà toàn thể thế giới hiện tượng
xuất sanh từ Không đúng theo quan niệm lý sự vô ngại. Chính
do tánh Không mà các pháp mới có thể đồng thời hiện khởi,
cộng đồng hiện hữu, và hỗ tương giao thiệp tạo thành
một Nhất thể nhịp nhàng hòa điệu. Đồng thời tương ưng
theo Jung là sự tương phù có ý nghĩa. Nếu hiểu “tương phù
có ý nghĩa” là “cùng xuất sanh từ Không” thời ý nghĩa nói
ở đây chính là tánh Không.

H.
D vuan