Đời Là Vô Thường, Toàn Không

0
34

ĐỜI LÀ VÔ THƯỜNG


Toàn
Không

(Trung A Hàm quyển 3 từ trang 27 đến 30; Tạp
A Hàm
quyển 3 Kinh số 953, 955, 956 từ trang 387 đến 392, quyển 4 Kinh số 1227
từ trang 379 đến 382)

1). Vô thường là gì?

 
thường
là thay đổi, không cố định, nay thế này mai thế khác không chắc chắn,
thường
tính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều
kiện
đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt” (thành: dựng
lên, trụ: ổn cố, hoại: suy tàn, diệt: không còn) hay “sinh, già, bệnh, chết”.
Từ tính vô thường đưa đến các đặc tính khác là “Khổ”, “Vô ngã” (không có ta),
“Không”; chúng đều là căn bản của đạo Phật, là chân lí trong cuộc đời, là sự
thực hiển nhiên không một ai có thể bác bỏ được.

 Nhiều người không dám nói đến vô thường, khổ, vô ngã, không, vì họ sợ sự
thật
; Đạo Phật trái lại, luôn luôn nói về sự thật, phân tích sự thật, vạch trần
sự thật; Đạo Phật nói về “Vô thường, khổ, vô ngã, không”, không phải để than
trời trách đất rằng tại sao lại như thế, tại sao không cho “thường hằng (sống
mãi), sung sướng, thân bất hoại (không tiêu diệt), luôn luôn hiện hữu”?

 Đạo
Phật
nhận chân sự thật để tìm giải pháp đối phó, chứ không phải ngồi đó mà than
khóc như nhiều người hiểu lầm cho rằng Phật giáo “Thụ động (hành động trong khuất
phục), yếm thế (chán đời)”; chính những người không hiểu sự thật, khi sự việc
xảy ra rồi ngồi đó mà than trời trách đất, khóc than, van xin khẩn cầu, đó mới
thụ động yếm thế.

 

2). Tính chất của vô thường:

 
thường
: có thực chất là thay đổi, nhưng có hai loại thay đổi là thay đổi tốt
đẹp
khá hơn lên, và thay đổi thoái hóa tồi tệ hơn, chúng ta thử phân tích hai
tình trạng của sự thay đổi này.

1- Tình
trạng
thay đổi tốt hơn:

 Thay đổi tốt hơn khá hơn, tiến bộ gây sự thỏa mãn vui thíchchúng ta
gọi là lớn lên, thành công, giàu lên, thăng tiến, kết qủa v.v…Như khi ta trồng
một cây con còn nhỏ, sau ít năm vun tưới chăm nom, cây lớn lên sinh hoa kết qủa.
Tới mùa qủa chín ta có qủa ăn, mọi người ăn đều khen nức nở: “Cây thật qúy qúa,
trái ăn ngon qúa!”; đây là vô thường tiến bộ, ta thấy có sự vui.

 Một
cái xe cũ hư, ta đem sửa cho tốt lại, đó là sự thay đổi của cái xe từ xấu qua
tốt. Chúng ta chỉ phải bỏ ra một số tiền trả cho sự sửa chữa sơn phết lại là có
xe tốt đẹp chạy; đây là sự thay đổi từ xấu qua tốt, mang lại sự tiện nghi vui
vẻ
.

 Một
căn nhà ọp ẹp tồi tàn, chúng ta phá đi, bỏ tiền bạc ra, gia đình góp sức công,
mướn người xây dựng căn nhà mới đẹp đẽ tiện nghi; chúng ta có một sự thay đổi
rất vui vẻ sau khi hoàn tất ngôi nhà.

 Một
đứa bé mới ngày nào còn nhỏ tí, nay đã thành người trung niên cường trángvợ
con
đầy nhà, công danh sự nghiệp thoải mái, nhà cao cửa rộng, với một sự thay
đổi thăng tiến mọi mặt vui vẻ như thế.

 Một
người buôn bán xưa kia chỉ là người bán rong ngoài đường, nay đã trở thành đại
thương
gia, có nhiều cửa hàng lớn, có nhiều dịch vụ làm ăn buôn bán; một sự
thay đổi tiến bộ làm cho người ấy hãnh diện vui mừng.

 Một
người tu hành trước kia là Sa Di, sau hơn hai chục năm bây giờ đã là Thượng
Tọa
, cai quản một ngôi chùa; tất cả đều là thay đổi tiến bộ, vô thường mà vui
chứ không khổ, không buồn chán; vô thường này là được thêm, khá hơn, tốt đẹp
hơn; tuy nhiên trong cái vui này vẫn có cái cực, cái khổ, cái buồn lẫn lộn, tại
sao thế?

 Vì
khi trồng cây phải mất công tưới chăm sóc nên cực, sửa xe phải kiếm tiền để có
tiền trả công sửa nên kém vui. Làm nhà mới thay nhà cũ phải tốn nhiều tiền, vất
vả
trong mấy tháng trời mới xong, nhiều khi nghĩ “thà ở nhà cũ cho rồi, ham nhà
mới cực qúa chịu không nổi, đã phóng lao phải theo lao, biết làm sao được”. Đứa
bé ngày nào nay thành người trung niên đầy đủ như thế, nhưng có biết đâu rằng
biết bao chịu đựng gian nan khổ cực thức khuya dậy sớm học hành chăm chỉ, bon
chen thi tài thi sức tranh đua mới có được ngày nay. Người buôn bán lại càng
khổ cực trăm bề, cực nhọc đêm ngày, mánh mung đủ cả mới có được như ngày nay; người
tu hành cũng thế, phải thức khuya dậy sớm, chịu sự chỉ giáo của các bậc huynh
trưởng, thầy dậy, nhiều người không hiểu thì cảm thấy khổ.

2-Tình
trạng thay đổi xấu hơn
:

 Sự
thay đổi xấu hơn, tồi tệ hơn, mà chúng ta gọi là tụt dốc không có phanh thắng,
không có cách gì kìm giữ lại được, sư thay đổi ngoài sự kiểm soát của ta; những
sự thay đổi này thường làm cho ta thất vọng, không vui; như cây đang được ăn
qủa mỗi mùa biết bao nhiêu trái to lớn ngon ngọt, chỉ được một số năm Nay đã
cằn cỗi không còn nhiều qủa, không còn to trái, không còn ngọt như xưa nữa, nên
không còn phấn khởi, không còn ca ngợi cây ấy mà có một tí không vui.

 Như
cái xe mới sửa, đi không được bao lâu lại hư thứ khác không sử dụng được nữa,
phải sửa nữa hoặc bằng cách mua xe mới thay thế. Do đó lòng chẳng được vui mà
thấy thất vọng buồn lo; chạy đầu này đầu nọ để có tiền xây cất nhà mới, tốn của
tốn công biết bao nhiêu, vừa ở được ít năm đã thấy nước sơn cũ đi, tường nứt,
cánh cửa khép không được vì sức nặng của cửa làm cho trễ xuống v.v…, nên chẳng
còn thấy vui với căn nhà nữa.

 Đứa
bé năm nào nay mới bốn năm chục đã thấy trên đầu có một vài sợi tóc bạc báo
hiệu
sắp sửa già; ấy thế mà còn phải làm việc cực khổ hơn nữa để lo cho gia
đình
, làm sao để được vững mạnh, dựng vợ gả chồng cho con cái v.v…nên rất là
cực khổ từ thể xác lẫn tâm thần.

 Người buôn bán đang thịnh vượng, rủi vì duyên cớ nào đó bị phá sản, gia
tài
tiêu tan, sự nghiệp bỗng chốc thành mây khói, thật là khổ; tất cả những sự
thay đổi xấu tồi tệ hơn, đều gây cho ta cảm giác không vui không thích, buồn
phiền
khổ não.

 

3). Tại sao vô thường thì khổ?

1-
Trường hợp điển hình:

 Chúng ta nêu ra một trường hợp điển hình trong muôn nghìn trường hợp
điển hình đã xảy ra trong xã hội:

 Có
một bà cụ, gia đình bình thường vừa đủ ăn, chỉ trong vòng mười năm từ 1997 đến
2007 có bốn người con chết và một người nằm liệt giường như sau: Người con trai
trưởng đột nhiên bị tai nạn thảm khốc chết để lại một con trai bốn tuổi với
người con dâu. Một năm sau người con gái lớn của bà cụ có chồng chết không con,
về ở với bà cụ. Rồi người con dâu bị bệnh nan y, chạy thầy chạy thuốc, bệnh
viện nhà thương đủ cả, nhưng rút cục hơn một năm đau ốm thì qua đời khi đứa
cháu nội mới bảy tuổi côi cút không cha không mẹ. Sau lại có người con trai thứ
mắc bệnh nan y trong ba năm thuốc thang thì chết để lại một đứa cháu nội bốn
tuổi với người con dâu của người con thứ. Năm 2007, người con gái lớn nằm biệt
giường phải đi lọc thận mỗi tuần ba lần! Làm sao có tiền trả nhà thương bác sĩ?
Chỉ còn cách bán bớt tài sản chứ không còn cách nào khác, thật là một cảnh khổ
trần gian, bà cụ nay đã gần 90 tuổi rồi, nếu không nghĩ đến vô thường và nhận
chân cuộc đời, làm sao sống nổi?!

2- Đức
Phật
nói về vô thường:

 Trong Tạp A Hàm, quyển 3 Kinh số 953, 955, 956 từ trang 387 đến 392 ghi:
Một thời Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn vườn Cấp Cô Độc thuộc nước Xá Vệ, bấy giờ
đức Phật bảo các Tỳ kheo:

 Chúng sinh từ vô thủy xoay vần, không biết cội gốc của khổ, ví như trời
mưa to, bong bóng vừa sinh liền diệt, như có người xoay bánh xe luân chuyển sáu
đường
, thường xoay chuyển không ngừng.
Chúng sinh xoay vần trong sáu cõi cũng thế, hoặc Địa ngục, Ngạ qủy, Súc sinh,
Thần, Trời, Người, luôn luôn chuyển đổi không ngừng; chúng sinh bị vô minh che
lấp
, bị ái dục buộc cổ từ vô thủy sinh tử tử sinh, sự sống, cái chết cứ thế
xoay vần, chẳng biết cội gốc của khổ.

 Tất
cả “hành” (lời nói, ý nghĩ, việc làm) là vô thường, chẳng thường hằng, chẳng an
định
, là “pháp” (bản tính) biến đổi; vậy nên chán lià hành, ly hành, cầu giải
thoát
.

 Thời
xa xưa, núi Tỳ Phú La thuộc nước Xá Vệ này gọi là núi Trường Trúc, có dân
ngụ
dưới chân núi gọi là xóm Đề Di La, lúc ấy con người sống trung bình bốn vạn
tuổi (cách nay khoảng bốn triệu năm); thời ấy có đức Phật hiệu Câu Lưu Tôn xuất
hiện
thế gian, thuyết pháp, giáo hóa v.v… Nhưng sau tên gọi núi Trường Trúc
đã biến mất, người dân, tên xóm Đề Di La cũng không còn, Phật Câu Lưu Tôn đã
nhập Niết Bàn từ thuở ấy.

 Thời
sau đó, núi Tỳ Phú La này gọi là núi Bằng Ca, khi ấy nhân dân sống dưới chân
núi gọi là ấp A Tỳ Ca, lúc ấy tuổi thọ con người trung bình ba vạn tuổi (cách
nay khoảng ba triệu năm); thời ấy có đức Phật Câu Na Hàm xuất hiệnthế gian,
diễn nói kinh pháp, chỉ bày rõ ràng v.v…Nhưng tên núi Bằng Ca đã biến mất, tên
ấp A Tỳ Ca không còn, và nhân dân thuở ấy cũng đã chết từ lâu, đức Phật Câu Na
Hàm cũng đã nhập Niết Bàn.

 Sau
nữa, cũng thời qúa khứ xa, núi Tỳ Phú La này gọi là núi Túc Ba La Thủ, dân
ngụ
dưới chân núi gọi là thôn Xích Mã, lúc ấy con người sống trung bình hai vạn
tuổi (cách nay khoảng hai triệu năm). Thời ấy có đức Phật hiệu Ca Diếp xuất
hiện
thế gian diễn thuyết giáo lý ban đầu, chặng giữa, sau cùng đều vi diệu
thanh tịnh. Nhưng tên núi Túc Ma La Thủ đã không còn, người thôn Xích Mã đã
biến mất từ lâu, đức Phật Ca Diếp cũng đã nhập Niết Bàn.

 Ngày
nay, núi này tên Tỳ Phú La đã đổi tên nhiều lần trải dài theo thời gian như
thế, nhân dân quanh núi sinh sống được gọi là thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt
Đà
. Tuổi thọ con người trung bình còn có một trăm tuổi (thời này có người sống
tới 120. 130, 140). Người dân rồi cũng
chết đi, Như Lai chẳng bao lâu cũng sẽ nhập Niết Bàn, mọi thứ đều biến đổi,
thường
cả; chẳng thường hằng, chẳng bình an, vì thế nên tu chán lià, ly dục, giải
thoát
cứu cánh chân thật; hãy suy nghĩ về vô thường, đem hết tâm nghĩ
thường
liền được đoạn tận ái dục, đoạn tận vô minh, kiêu mạn sẽ được dẹp hết,
được giải thoát khỏi khổ.

3 – Khổ
từ đâu phát sinh?

 Tất cả con người mắc phải bệnh chấp,
muốn cái gì mình ưa mình thích còn mãi mãi. Cái gì đẹp, cái gì hay, cái gì đem
lại quyền lợi, hạnh phúc, lâu bền, cái gì có liên quan liên hệ tới ta, khi
không còn nữa, mất đi, ta cảm thấy buồn khổ. Đây là lòng tham cái sở hữu của
mình, nếu những sự mất mát như thế của người khác, ta có đau buồn không; cái xe
của người khác hư, ta có buồn không, thân nhân của người khác chết, ta có buồn
không? Chỉ những gì liên quan tới mình khi mất mới buồn, đó là do chấp ngã,
chấp ta, chấp cái của ta, nên khi vô thường đến ta bị kéo lôi theo rồi đâm ra
buồn khổ.

 Đối
với cơ thể con người cũng vậy, luôn luôn có sự thay đổi từ thân xác đến tâm
thần
. Mỗi phút mỗi giây các tế bào trong cơ thể tăng trưởng và chết đi không
ngừng; khi lớn tuổi tế bào tăng trưởng ít đi, trong khi tế bào chết gia tăng,
đó là vào thời kỳ suy tàn; khi ta nghe ai nói già liền phản đối không chịu, la
mắng
người nói là mình già, nhưng sự thực nó hiển hiện trên khuôn mặt dáng
người, làm sao có thể chối cãi được với vô thường thay đổi; khi còn trẻ làm đủ
thứ việc không thấy mệt, khi lớn tuổi, làm việc chút ít đã thở mệt, rồi tự
trách sao yếu qúa như thế? Đâu biết mỗi ngày ta xích dần lại chỗ chết một tí,
thế mà nghe nói đến chữ “chết” thì hoảng sợ, vì không hiểu thể xác luôn luôn
biến đổi.

 Ngay cả: tâm niệm, nhớ nghĩ cũng biến đổi sinh diệt liên tục không dừng
trong mỗi giây phút; ý nghĩ này sinh ra rồi mất đi, tưởng nhớ khác hiện lên
tiếp nối, sinh ra, mất đi như dòng nước chảy không cùng tận.

 Mọi
người
cứ tưởng tâm niệm trước sau như một, nên thấy ai thay lòng đổi dạ, họ oán
trách, giận hờn, phản kháng đủ điều; có biết đâu rằng hoàn cảnh, điều kiện thay
đổi, nên tâm tính người chuyển đổi theo; không nên tin tưởng rằng dù ở hoàn
cảnh
nào, tâm tính người vẫn như xưa, đó là tin tưởng sai lầm, nên mới có khổ.

 

4). Làm sao vô thường đến ít khổ?

 Nếu
sáng suốt nhận định thân là thay đổi, vô thường, tâm tínhchuyển biến không
ngừng, có mất mát, bệnh hoạn, già chết, cũng không có gì phải sợ phải buồn; lòng
người có thay đổi, ta cũng không thấy có gì là lạ cả, như thế sẽ sống yên ổn.

 Những ai đã từng xa lâu năm nơi chôn nhau cắt rốn, khi trở lại thăm quê
cũ người xưa, đều sẽ thấy sự thay đổi không còn nhận ra đâu vào đâu cả; nếu
không
có người dẫn đường chỉ lối, chắc chắnđi lạc không nhiều thì ít. Vì
tất cả đều thay đổi với thời gian, nhà cũ biến mất hoặc siêu vẹo điêu tàn, nhà
mới cất lên, đường sá khác hẳn; người xưa đâu mất, người nay mới lớn lên, chẳng
nhận ra ai, đó là sự biến đổi, vô thường vật chất.

 Nếu
cố bám víu vào những hình ảnh xưa kia, chúng ta sẽ buồn, nên hiểu rằng vạn vật
đều đổi thay, chúng ta không còn cảm thấy lạc lõng và không còn buồn nữa.

 Bản
thân
muôn vật: đều biến chuyển đổi mới, thấy rõ như vậy là thấy sự thật; nghĩ
rằng mọi vật là nguyên vẹn không thay đổi là không đúng, là cố chấp; bởi vậy
phải học hỏi, quán sát để thấy các sự vật đúng như thật của nó.

 Mọi
vật
từ người vật đến cỏ cây đều có tăng trưởng, tốt đẹp rồi cằn cỗi. Mọi vật đều thay đổi, không có cái gì cố định
bền vững mãi mãi, vì bản chất nó là vô thường, không có chủ thể của nó, tức là
vô ngã, như thân người do lục đại là đất, nước, gió, lửa, không, thức hợp lại
mà thành. Một trong những thứ đó biến hoại là thân ta biến hoại theo, không thể
giữ lại được.

 Thân ta mũi thở tim bóp, máu lưu thông, các tế bào, các bộ phận đều làm
phận sự của nó, nếu chúng dừng lại là ta chết.

 Ngay cả hệ thống mặt trời cũng đang làm nhiệm vụ của nó là quay theo
giải ngân hà, các hành tinh quay quanh mặt trời, các mặt trăng quay quanh các
hành tinh. Dù trái đất này vững chắc như thế, cũng không phải là nó trường tồn
bất biến, tới một ngày nào đó, nó cũng phải theo luật vô thường là thành, trụ,
hoại, diệt.

 Nếu
sáng suốt nhận định mọi sự ở đời đều là vô thường, ta sẽ ít buồn khổ.

 

5). Tóm kết đời vô thường:

 Do
biết vạn vật vô thường, nên chúng ta chấp nhận những đổi thay của cuộc đời, như
vậy là người hiểu biết sự vật một cách chân thật. Đây là người có chính kiến,
thấy rõ mọi sự việc do nhân duyên sinh nên có, hết nhân hết duyên nên phải
diệt, nên là không. Chẳng có cái gì có thực thể bản chất riêng biệt của nó mà
tồn tại được, thấy rõ như vậy, mọi sự đổi thay, chuyển biến, ta sẵn sàng chấp nhận,
và như vậy không có sự bất mãn trước sự thay đổi, không bất mãn, không bực tức
thì không đau khổ.

 Sở
chúng ta buồn khổ là vì sợ mất cái này, sợ mất cái kia, sợ thân này ốm đau,
sợ thân này già xấu, sợ chết; biết mọi vật là đổi thay vô thường rồi, có mất,
có bệnh, có già, có xấu, có chết, cũng là lẽ thường ở đời, có gì mà phải sợ,
phải lo, phải buồn khổ? Mọi người đều chung cùng số phận của nghiệp báo, làm
lành hưởng lành, làm ác chịu qủa dữ, có phải chỉ riêng ta đâu mà buồn khổ?

 Cái hơn là ta biết được sự thực ở đời là
thường
như thế, biết có nhân có qủa, ta cố gắng làm những việc phúc đức để gieo
trồng qủa lành; còn người không biết thì khác, họ sợ hãi khi thấy chung quanh
họ biến đổi, nhất là thân thể họ biến đổi lại càng lo sợ bấn loạn tâm thần, nên
càng sầu não buồn khổ hơn.

Toàn Không