Chánh Niệm Trên Tính Không Của Tâm

0
34

Đức Đạt Lai Lạt Ma
CHÁNH NIỆM TRÊN TÍNH KHÔNG CỦA TÂM
Bản dịch Việt : Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Tu tập trí tuệ siêu việt theo con đường bồ tát của Tịch Thiên, 2013
(The Dalai Lama. Practicing Wisdom. Translated and edited by Thupten Jinpa. Wisdom, 2005)

Chánh
niệm
trên tính không của tâm

Tiếp đến là thiền định
trên chánh niệm của tâm. Thiền định mở đầu với sự phủ định về bất kì tính thật
tại độc lập hoặc tự tính của ý thức (mental consciousness).

102. Tâm thì không có vị trí trong các căn/năng lực
cảm giác (sense faculties), cũng không trong sắc tướng (form) và các đối tượng
cảm giác khác (other sense-objects), cũng không ở khoảng giữa chúng. Tâm cũng
không được tìm thấy bên trong, bên ngoài, cũng không bất kì đâu khác.

<<
Bài giảng 1979: Tính biết
(awareness) thì không có vị trí trong giữa các cơ quan cảm giác (các căn), cũng
không trong giữa các đối tượng cảm giác đối ngoại tỉ dụ sắc tướng thị giác
(visual form), cũng không ở khoảng giữa chúng. Một số người phi-Phật giáo tin rằng
tính biết đó hiện hữu trong bên trong của cá nhân, trong khi các người khác
nghĩ rằng nó hiện hữu trong các chi của thân, tỉ dụ hai bàn tay. Nhưng tâm
không
hiện hữu trong những nơi chốn này, và cũng không được tìm thấy ở một nơi
khác
. >>

103.
Tâm thì không ở trong thân, cũng không bất kì nơi khác, cũng không trộn lẫn,
cũng không đứng riêng một nơi nào, là bản vô, nghĩa là không hiện hữu tự tính
[= không một vật / bản vô /chân như / như như]. Thế nên, các hữu tình do bản chất
đều được giải thoát [= đều là niết bàn tịch tĩnh].

(That which is not in the
body nor anywhere else, neither intermingled nor somewhere separate, is
nothing. Therefore, sentient beings are by nature liberated.|| Translated from
Sanskrit by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace).

[Chú thích của bản dịch Việt
* Theo Panjika, pp.245-246, của Bát Nhã Thủ Huệ (950-1030) — tâm thì không ở
trong thân cũng không ở nơi nào khác ngoài thân, tâm cũng không trộn lẫn giữa
hai cái này, thân và sự vật bên ngoài, cũng không li cách với thân và hiện diện
ở một nơi khác, về phương diện tối hậu là bản vô/chân như, đó là, nó không hiện
hữu
một cách tự tính. Nó chỉ được tượng trưng bởi cấu trúc của tưởng. Tâm luân
hồi
cho ấn tượng tương tự một huyễn tượng bởi vì nó chẳng có một bản chất tự
tính
. Bởi vì lí do đó, các hữu tình được
giải thoát
do bởi bản chất, bởi vì niết bàn bản tính (prakrti-nirvana; natural
nirvana), nó có tướng trạng của không có bản chất tự tính, thì luôn luôn hiện
diện
trong các dòng tâm thức của tất cả các hữu tình.
]

[According the Panjika,
pp.245-246, the mind that is not in the body nor somewhere else outside the
body, that is neither intermingled between the two, the body and the ouside
thing, nor separate from the body and present somewhere else, is ultimately
nothing, that is it does not truly exist. It is only presented by mental
fabrication. The samsaric mind appears like an illusion because it lacks an
intrinsic nature. For that reason, sentient beings are liberated by nature,
because the natural nirvana (prakrti-nirvana), which has the characteristic of
the absence of intrinsic nature, is always present in the streams of
consciousness of all beings.|| A Guide to Boddhisattva Way of Life. Translated
from Sanskrit and Tibetan by Vesna A.
Wallace and B. Alan Wallace]

[What is not in the body
nor elsewhere, neither intermingled nor separate anywhere, that is nothing.
Therefore living beings are inherently liberated.|| Translated from Sanskrit by
Kate Crosby and Andrew Skilton] 

<< Bài
giảng 1979:

Tâm không hiện hữu một
cách tự tính trong bản chất của thân, cũng không trong nơi nào khác, cũng không
là một trộn lẫn với thân, cũng không cách biệt với thân (nor on its own apart
from the body). Nếu đối tượng được đặt tên, tâm, được tìm kiếm, bạn khám phá rằng
nó không hiện hữu một cách độc lập. Như vậy, hữu tình do bản chất được giải
thoát
.

Thảo luận trong các tụng
đi trước liên quan tính biết tinh thần. Bây giờ tác giả đi vào phân tích tính
biết về cảm giác. >> 

Bài giảng 1993:

Tâm không thể hiện hữu
trong thân, là thân (trong vai trò là thân), hoặc ở khoảng giữa hai điều trên;
tâm cũng không thể hiện hữu độc lập với thân. Một tâm như thế không thể tìm thấy
được; thế nên tâm khônghiện hữu tự tính. Và khi các hữu tình công nhận bản
chất
này của tâm, giải thoát có thể duyên hội xảy ra.

Mặc dù chúng ta biết rằng
tâm thức hiện hữu, nếu chúng ta phân tích và cố gắng định vị trí nó trong các
sát na trước hoặc tiếp theo của tương tục của nó, ý niệm về tâm thức là một thực
thể
đơn vị bắt đầu biến mất, giống như với sự phân tích về thân. Xuyên qua sự
phân tích như thế, chúng ta đi tới sự không có hiện hữu tự tính của tâm thức.
Điều này cũng áp dụng như nhau đối với các trải nghiệm giác quan, tỉ dụ các tri
nhận do mắt, vì chúng cũng chia sẻ bản chất chung.

________________________________________

Chú
thích 4 — quán từ tam-ma-địa: các pháp
đều vô sinh

  • Đức
    Phật
    giảng về không có tự tính và pháp tu tập vô tự tính trong kinh Lăng
    Già
    (trích Lăng Già Nhập Đại Thừa Kinh, bản dịch Thích Chơn Thiện, Trần Tuấn
    Mẫn trang 164-165):

[76] Lại nữa, này Mahàmati, không phải các sự vật
là không được sinh ra, mà chúng không được sinh ra từ chính chúng, trừ phi
chúng được quán sát trong trạng thái Tam-ma-địa, đấy là ý nghĩa của “các pháp đều
vô sinh”.

Này Mahàmati, theo ý nghĩa
thâm sâu nhất thì không có tự tínhvô sinh. Tất cả các pháp khôngtự tính
nghĩa là có một sự trở thành luôn luôn có và liên tục, một sự thay đổi từng sát
na
từ trạng thái hiện hữu này sang trạng thái hiện hữu khác; này Mahàmati, thế
thì tất cả các pháp đều không có tự tính. Đấy gọi là tất cả các pháp đều không
tự tính.

Lại nữa, này Mahàmati,
nhị
là gì? Này Mahàmati, đấy nghĩa là ánh sáng và bóng tối, dài và ngắn, đen và
trắng là những biểu từ tương đối và cái này không độc lập đối với cái kia; như
Niết-bàn và luân hồi, tất cả các sự vật là không-hai, không có Niết-bàn ngoài
nơi có luân hồi; không có luân hồi ngoài nơi có Niết-bàn; vì cái điều kiện hiện
hữu
không có đặc tính độc lập đối với nhau. Do đó mà bảo rằng tất cả các
pháp là vô nhị như Niết-bàn và luân hồi vậy. Vì vậy, này Mahàmati, ông phải tu
tập
(thể nghiệm) cái không, vô sinh, vô nhịvô tự tánh.

_______________________________

Chú
thích mới viết
ngày
4/5/2014

Ngài Nguyệt Xứng trong Minh cú luận, đề
nghị một mệnh đề tu chính

 “theo trí tuệ
siêu việt bất kì cái gì diệt, sinh, đoạn, thường, đến, đi, khác, một, thì không
hiện hữu” .

Nghĩa là tám thuộc tính (bát bất) / tám phương diện của
tính không, trong tụng kính lễ mở đầu Trung Luận là nhìn từ trí tuệ siêu việt (=
Kinh Lăng Già : quán từ tam ma địa). Nhìn từ chân lí quy ước thế tục thì diệt sinh,
đoạn thường, đến đi, khác một đều hiện hữu.

Tụng Kính Lễ mở đầu Trung Luận:

Tôi
kính lễ đức Phật toàn giác

Vị
thầy tối thắng trong các vị thầy, ngài đã dạy rằng

Cái
gì do duyên khởi

Không
diệt, không sinh

Không
đoạn, không thường

Không
đến, không đi

Không
khác, không một


tịch tĩnh — cách tuyệt cấu trúc của tưởng.

****

Trích từ Tsongkhapa. Giải thích Trung luận (Bài 2):

Vì tám thuộc tính — diệt,
sinh, v.v., hiện hữu theo quy ước thế tục, chúng không thể bị luận bác mà không
được cung cấp một mệnh đề tu chính (modifying phrase).Trong ngữ cảnh này, Ngài
Nguyệt Xứng trong Minh cú luận nói rằng mệnh đề tu chínhtheo cái nhìn
trí tuệ siêu việt bất cứ cái gì tỉ như diệt tận thì không hiện hữu
[nghĩa
là bất cứ cái gì diệt /sinh /đoạn / thường / đến / đi / một / khác thì không hiện
hữu
. ĐHP].

(Since the eight —
cessation, etc, — exist conventionally, they cannot be refuted without
supplying a modifying phrase. In this context, Prasannapada says that the
modifying phrase is in accordance with
the exalted wisdom in terms of which such things as cessation do not exist)

[such
things
etc as
(formal) = any/whatever things etc (that)…] 

____________________________

Chú
thích 5 — Phụ Bản 3. Bổn Vô / Chân Như

Xin nhớ đến lời Đại sư
Tăng Triệu (384 – 414) trong Triệu luận,
phần Tông Bản Nghĩa:

 “Bổn
vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một
nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh
pháp
căn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn
chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt
Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng
phải có ý làm thành vô. (có nghĩa là chẳng
phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không
tương đối
).

Vì tất cả pháp đều do vọng
tâm
tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà
sanh nên gọi là Duyên Hội.

duyên sanh ra các pháp,
vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thểchơn như biến
hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh
thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi
Thật Tướng.


bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh
không
, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại
sao vậy?
Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh,
duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật
có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy
tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự
thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.”

(Trích từ Triệu Luận Lược
giải. Thích Duy Lực dịch, Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 – 471)

________________________________

Chú
thích 8 — Tụng 103: Bản vô/Không một vật
(nothing):

103.
Tâm thì không ở trong thân, cũng không bất kì nơi khác, cũng không trộn lẫn,
cũng không đứng riêng một nơi nào, là bản vô, nghĩa là không hiện hữu tự tính
[= không một vật / bản vô /chân như / như như]. Thế nên, các hữu tình do bản chất
đều được giải thoát [= đều là niết bàn tịch tĩnh].

Nothing (Anh ngữ) được dịch
là bản vô/chân như/như như/không một vật: là căn cứ vào ngữ cảnh của tụng, và độc
giả
nên đặc biệt chú ý tới câu tiếp theo “không một vật” là: “Thế nên, các hữu
tình
bởi bản chất, đều được giải thoát”.

Tụng 103, trong bản dịch
Nhập Bồ tát hạnh1999, Ni sư Trí Hải dịch như sau:

<< Tâm này không phải
thân thể cũng không khác thân thể; nó không lẫn với thân cũng không lià thân.
Vì nó tuyệt đối không thực hữu, nên bản chất hữu tình vốn đã là Niết bàn tịch
diệt
. >>

______________________________

Chú
thích 9 — Chấp thật

Nói chấp thật tức là lọt vào tương đối, thuộc về biên
kiến
, bất cứ chấp có là thật, chấp
không
là thật, chấp chơn là thật, chấp giả là thật, dều là chấp thật. (Chư
Kinh Tập Yếu. Thích Duy Lực. Trang7)