Cày Câu Cuốc Chữ, Dòng Sữa Mẹ Và Bi Ân Của Mẹ

0
39
CÀY CÂU CUỐC CHỮ,
DÒNG SỮA MẸ, VÀ BI ÂN CỦA MẸ
Đặng Hữu Phúc

Thưa hiền hữu T.P

Thư hồi âm Oct 1, T.P viết: “Mặc dầu rất bận rộn với
công việc “cày câu cuốc chữ” trong “cái vắng lặng của cảo thơm, tịch chiếu trống
rỗng” nhưng hiền huynh vẫn…”

Tại hạ rất cảm động với ý
nghĩa
“cày câu cuốc chữ” T.P miêu tả công việc của tại hạ. Thế nên tại hạ nhớ đến
câu chuyện tại hạ nói với một cô bộ đội gốc Bắc là xếp cơ quan tại hạ làm việc tại
quận 11 Saigon. Cô ta và tại hạ tuổi khoảng 32. Tại hạ nói với cô ta , “sau này
tôi sẽ lấy một nông dân” . Cô đáp — “Anh mà lấy nông dân!” Tại hạ nói tiếp — “nếu
vậy, tôi sẽ lấy một thôn nữ”. Cô đáp , “Vậy thì được , thôn nữ là gái miền quê,
nhưng không làm ruộng”.

Tại hạ cũng nhớ đến Arthur Koestler, một nhà văn Đức,
buông bỏ Mác xít vào khoảng 1938, ông nói đi theo Cộng sản, giống như lao động
vất vả cho ông trưởng giả, vì ông hứa gả tiểu thư con gái ông cho mình; nhưng rồi
đến ngày cưới, ông trưởng giả tráo cô tiểu thư bằng một cô thị tì. Thảo nào, tại
hạ thấy mấy ông thân Cộng, chẳng ông nào dám mở miệng nhận là đã bị tráo cô thị
tì, vì sợ bị cô thị tì đánh te tua luôn.

***

Van Gogh viết thư cho Mẹ, nói là ông mỗi ngày vẽ tranh
cũng như nông dân đang cày ruộng. Như vậy T.P ơi, phải chăng khi ông vẽ bức
tranh
 “người tù đi dạo trong sân” (trại
tù), ông cũng đang đi dạo trong sân như họ?.

Ở đây, thân gửi tới T.P và các bạn năm bài thơ của
Thanh Tâm Tuyền trong tập thơ — THƠ Ở
ĐÂU XA , để miêu tả cày cuốc “trên mảnh đất khốn khổ” và để nhớ đến “dòng sữa mẹ”

15. Chiều cuối năm qua xóm nghèo

Mưa bay lất phất gió căm căm
Đường lầy trơn nhà cửa tối tăm
Trốn đâu lũ trẻ mặt lem luốc
Co ro đứng xem tù qua thôn

Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây sẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm

22. Vang vang trời vào xuân

Mặt trời hồng như trăng
Thức lòng ta buổi sớm
Gió núi thổi rộn ràng
Gọi nghe biển dậy sóng

Chống cuốc đứng vững chân
Trên mảnh đất khốn khổ
Thở hít đến vô cùng
Mãi mê ngắm hồng rợ

Vang vang trời vào xuân
Ta bật kêu mừng rỡ
Ơi bè bạn xa xăm
Tim ta cũng cháy đỏ
Rực tựa bóng trăng rằm

32. Thơ tặng bạn đi cày

Người tù như đất tảng trì độn, hít hơi
Mắt đờ đẫn vô giác thiếu ngủ
Đêm qua trời trở rét khô sau những ngày nắng dữ
Đất hóa thạch cứng đày ải người

Người nghe tiếng thở phì phò của trâu
Tiếng tim dội ù tai, ngực nhói
Con vật đói và người cũng đói
Bước mộng du theo nắng lao đao

Hồi hôm trăng lạnh ngời thanh vắng
Đêm nay, và bao đêm nữa, người tù cũng sẽ thức trắng
Chong mắt dòm đêm rõi lối trăng muộn về
Bất thần ánh sáng tỏ lộ tịch mịch dội vang trầm thống

Bừng thoát cơn bải hoải người thúc lưỡi cầy bước mau
Thở dồn hương loãng nhạt của đồng ruộng nhẫn nhục
– Luống cuối cùng, thật ngay. Luống tặng lời chính trực.
Soi bóng mắt nghênh, đen ướt màu bùn, hiền giả, người vỗ về trâu
Trên những cánh đồng đất khốn dạn dầy
Suốt mùa đông ác nghiệt bạo ngược
Trời đất tối tăm giá buốt địa cực
Vẫn lãng du kỳ ảo lời gió khuất mặt đêm trăng xanh bóng tù khổ sai và trâu cày.

***

33. Ba bài sinh nhật con gái

1. TỪ NHỮNG Ý THƠ THẤP THOÁNG

Lững thững tôi về. Con gái tôi đón đợi ở cửa. Nó mặc áo bà ba trắng giống mẹ nó
hồi xưa. Tươi cười đỡ chiếc cuốc trên vai tôi, lượm cọng rơm khô vướng trên
nón, nó hỏi:
Chiều nay bố làm được những gì?
Hả? Bố làm được những gì? Để xem nào…
Tôi ra bộ nhíu mày.

Trước tiên bố rãy cỏ đồi sắn. Nắng chang chang đốt gáy và lưng bố, làm mắt bố
quáng. Không sao. Hồi sau gió quạt dịu nắng. Bố nghe gió nhẹ hắt bên tai, quanh
vành nón đội. Thoạt đầu bố tưởng nghe tiếng huýt gió miệng của con thường khi
làm bếp. Bố sực nhớ ra tiếng gió vẫn lẩn quẩn đâu đây từ mùa đông qua. Bố lột
nón cầm ở tay, ngó kiếm. Bố không thấy gì cũng không nghe gì nữa. Cái nón cứng
ròn như bánh tráng nướng. Bố ngó lui những đống cỏ rẫy vun phía sau đã khô quắt
xẹp lép. Thế là bố chống cuốc đứng nghỉ trong dáng một ông thi sĩ đứng giữa ruộng
của ông bố đã được trông thấy hồi chưa có con. Ai vậy cà? Bố tự hỏi. Bố chịu
thua
sau khi đã loay hoay lục tung trí nhớ hết cả buổi. Rốt cuộc bố đã chẳng
làm gì cả.

Ông thi sĩ? Con gái tôi hỏi: Ông thi sĩ làm gì bố? Ông ta ở đâu?

Con ngốc. Đừng hỏi. Đừng có ngắt lời. Ông thi sĩ làm gì? Làm gì nào? Ông ta chẳng
làm gì cả, ông ta là thi sĩ. Ông ta ở đâu? Ở đâu xa. Không ai biết, bố cũng
không biết. Không quan trọng. 

Khi bố thả bước xuống đồi, đến gặp những đám gió, bố nhớ thấy bàn chân con
không mang dép, tới lui trong nhà, bố nhớ chựng hôm qua là sinh nhật của con. Bố
khựng mình, lầm bầm: Làm gì bây giờ? Tôi phải làm gì bây giờ đây? Tôi thật đáng
bị nguyền rủa.

Không quan trọng. Con tôi nhái giọng tôi, nghiêm nghị. Có gì đâu bố. Đó toàn là
sự thật. Con có huýt gió gọi bố ở nhà khi con nhớ bố đã nhiều. Con có tụt dép,
giẫm đất, nhảy chân sáo. Con cũng quên lửng hôm qua là sinh nhật con nên con đã
không nhắc bố.

Trong các điều bố kể chỉ có ông thi sĩ là con không biết có thật hay không. Còn
tất cả là thật, sự thật.

Ha, ha. Tôi bật cười to. Bố mày, con ngốc. Lắm mồm miệng. Sự thật. Bố đã nhằn cắn
rất nhiều sự thật, nên răng mới mẻ gẫy long lơ đây, như kẻ đói khát khốn nạn vồ
chụp ngấu nghiến những mẩu sắn hư thối sót trên đồng. Sự thật như rắn rết, chuột
bọ, như rau cỏ, trái quả được ăn nuốt vội vàng bất chấp mọi phép tắc. Bố đã
nhai nghiền, trệu trạo đau nhức mọi sự thật bắt gặp. Ha, cô mình ơi, ở đời có đủ
thứ sự thật cũng như có đủ thứ hạnh phúc, cô hiểu không? Ông thi sĩ ở đâu xa…
Mà thôi bỏ mấy chuyện ấy đi. Cũng không quan trọng.

Bố xuống suối tắm. Nước đầy, chảy đục. Mưa lớn trên nguồn đêm qua, hẳn vậy. Tắm
xong bố ngồi tựa gốc cây, ngắm chiều đi sang bên kia núi. Bố thấy bố đã ở phía
bên ấy. Trong đầu bố lặp đi lặp lại một câu nói của con ngày hôm qua, ngày hôm
kia, (hay bữa nay, hay chỉ do bố bày đặt ngay lúc ấy). Thục cà lùi. Thục
cà lùi. Thục cà lùi
… Bố lại lầm bầm: Làm gì bây giờ? Tôi phải làm gì bây
giờ đây? Tôi thật đáng nguyền rủa…

Nào có gì đâu bố. Sao bố lại khóc?
Bố mày. Tôi cười chảy nước mắt. Con ngốc. Bố mày chảy nước mắt thật ư? Hồi nào?

Thật chứ. Sự thật bố à.

Nó cười ròn tan, trong trẻo. Bàn tay chai dạn của tôi được nắm chặt, dắt đưa.
Tôi thấy mình đứng giữa nhà. Chiếc áo cứng ngắc, loang lổ mồ hôi, được cởi. Một
chiếc áo mới nguyên vải sù sì quyện mùi nắng được mặc vào.

Tôi được ẩn ngồi trên chiếc ghế đẩu, được ngắm nghía.
Chiều xẩm. Nhập nhoạng bóng mờ trong nhà. Mắt tôi như còn vướng quáng lóa ban
trưa. Con gái tôi bỗng hiện loanh quanh như vệt sáng đi động trên nền vách đất
đang tỏa mát.
Tẩu thuốc ngậm trễ bên mép, cắn giữ bằng mấy cái răng chưa đến nỗi, được bật quẹt
châm. Tiếng ho sặc rũ rượi. Chiếc tẩu đã cháy được trả lại cho cái miệng móm.
Tôi hít dài, thổi phù khói vào con gái tôi. Khói loang trắng um, mùi khét cháy
quen thuộc. Không trông thấy nó đâu nữa, tôi nói:
Con gái yêu của bố, hai mươi năm nữa…
Tôi ngưng ngang, lẩm bẩm:
Ha, những tình điên… Quả thật đáng nguyền rủa, phỉ nhổ.

(Lào Cai 5/78)

Ghi chú:

  • Cọng
    rơm vướng trên nón: thơ St. J. Perse
  • Ông
    thi sĩ chống cuốc: R. Char.
  • Rồi
    hai mươi năm nữa…

Câu mở “Tình điên” của Breton


  • đâu xa

Nguyên người quanh quất đâu xa
Cũng người một hội một thuyền đâu xa. (Nguyễn Du)

***

Trần Thái Tông Hoàng Đế viết Khoá Hư Lục: Bồ tát lấy giới để độ
sinh

Đại Trí Độ Luận giảng: Giới, Trung Hoa dịch là
Tính Thiện.

Vậy bồ tát lấy tính thiện để độ sinh.

Thế nên, nhiều bản Anh ngữ — Giới được dịch là
Ethics (Đạo đức)

Bồ tát là những người tỉnh biết. 

Đứng vững trên đất giới (Standing firmly on the ground
of ethics) là đứng vững trên tính thiện của mình. Tính Thiện là Tính Phật,
Tính Bản Phật Phổ Hiền của mình (Phổ Hiền: All-around Goodness)

***

long_melong_meBi ân của Mẹ
(Kinh Tâm Địa Quán)
Bản dịch Việt: Thích Tâm Châu

Hãy tự suy-nghĩ: khi sắp sinh-sản, mẹ âm-thầm chịu đựng mọi khổ, ngày đêm sầu-não.

Nhưng, đến lúc lâm-bồn, sự đau-khổ ấy quá đỗi, như trăm nghìn mũi nhọn bâu vào cắt xé, thực không thể nào kể xiết được, có khi đến chết.
Sinh nở rồi, mẹ không còn bị khổ-não gì nữa, lúc đó họ hàng thân-thích vui mừng vô tận, cũng như người đàn bà nghèo được ngọc Như-ý.
Khi đứa con cất tiếng khóc chào đời, mẹ như là người nghe được âm-nhạc.
Mẹ dùng ngực mẹ làm nơi ngủ-nghỉ của con và trên hai đầu gối mẹ, thường thường là nơi chơi giỡn của con.
Trong nơi ngực mẹ tuôn ra những dòng sữa như nước suối cam-lộ để nuôi lớn con.
Ơn nuôi lớn ấy nhiều hơn trời đất và đức thương-xót ấy rộng lớn không gì sánh được.
“Thế-gian, núi non là cao, ơn bi-mẫu còn cao hơn thế – cao hơn cả núi Tu-di. Thế-gian cõi đất là nặng, ơn bi-mẫu còn nặng hơn thế!”
Do nhân-duyên ấy, mẹ có mười đức:
Một là, như đại-địa: vì trong thai mẹ là chỗ nương-tựa của con.
Hai là, năng-sinh: mẹ phải trải qua mọi sự khổ-não mới sinh được con.
Ba là, năng-chính: thường do tay mẹ ve-vuốt, uốn-nắn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân con.
Bốn là, dưỡng-dục: mẹ phải theo hợp bốn mùa mà nuôi-nấng con khôn lớn.
Năm là, trí-giả: mẹ thường dùng phương-tiện, làm cho con sinh trí-tuệ.
Sáu là, trang-nghiêm: mẹ lấy những chuỗi ngọc đẹp trang-sức cho con.
Bảy là, an-ẩn: mẹ ôm-ấp con, làm cho con nghỉ-ngơi an-lành.
Tám là, giáo-thụ: mẹ dùng phương-tiện khéo dắt-dẫn con.
Chín là, giáo-giới: mẹ dùng lời nói lành để con xa-lìa những điều ác.
Mười là, cho gia-nghiệp: mẹ thường đem gia-nghiệp giao lại cho con.
Thiện-nam-tử! “Ở thế-gian này gì là rất giàu? gì là rất nghèo?
Bi-mẫu tại đường, là giàu; bi-mẫu bất-tại là nghèo; bi-mẫu còn sống là mặt trời giữa trưa, bi-mẫu mất đi là mặt trời đã lặn; bi-mẫu còn sống là mặt trăng sáng, bi-mẫu mất đi là đêm tối!
Thế nên, các ông nên siêng-năng tu-tập về sự hiếu-dưỡng phụ-mẫu thêm, thời như người cúng Phật, phúc-báo ấy và phúc-báo này bằng nhau không khác!
Các ông nên báo ơn phụ-mẫu như thế!”

***

Tất cả các miêu tả trên là để giới thiệu dòng sữa mẹ của
văn hoá văn nghệ Việt Nam — hoàn toàn khác
hẳn với văn hoá văn nghệ sau 1975 đến từ dòng sữa lạ.

“Vú mẹ đã khô nguồn sữa cũ” (Hồ Dzếnh)

Và cuối thư, xin gửi đến TP và các bạn một bài thơ tuyệt
vời
của Thanh Tâm Tuyền. Đọc xong chỉ biết :

“Ngẩng
đầu nhìn trăng sáng,
Cúi
đầu nhớ quê xưa”
“Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương”

***

23.Ngã
trên núi Việt Hồng Yên Bái khi đi lấy nứa

Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi nhẹ hạt, mưa phơi phới
Chiều đang tàn hiu quạnh rừng sâu

Ngửa duỗi chân tay gối trên nứa
Ngó trời nhá nhem nghe mưa mau
Tưởng chừng thi thể đang thối rữa
Hồn viển vông chẳng chút oán sầu

Mưa tung tấm lưới trắng dầy khít
Làng xóm dưới núi ở phương nào?
Gió rét tái tê bó liệm chặt
Thiếp lịm hồn quên bẵng sước đau

Dầm mình trong hạnh ngộ ẩn mật
Hoen nhòa mắt hứng giọt thiên thâu
Dò bước lối mờ nhắm ánh đuốc
Tiếng người lùng kiếm gọi dưới sâu

PHỤ BẢN


THƯ GỬI MẸ

Giòng Đời là một truyện
dịch từ The Human Comedy (1942) của William Saroyan.
Bản dịch của Đoàn Châu, xuất hiện khoảng 1956-1958, nhưng không dịch lá thư
William Saroyan viết gửi Mẹ, có ở trang đầu bản Anh.
William Saroyan là một nhà văn Mĩ gốc Armenia. Armenia bị Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm
vào thời Đệ nhất thế chiến, nên nhiều người Armenia lưu vong ở Hoa Kì (Trước
1911, chỉ đi tàu thủy tới New York , là được vào Mĩ sống, không cần giấy nhập
cảnh).


Truyện này có một bản
dịch thứ nhì của Đặng Tâm, danh đề Kịch Đời, xuất bản khoảng 1968, có dịch lá
thư Willian Saroyan viết gửi Mẹ.
Truyện viết về Homer, một chú bé 14 tuổi, chuyên đi giao điện tín từ một trạm
bưu điện tới các nhà ở Ithaca, một địa phương nhỏ của California. Các điện tín
vào thời chiến, có khi là yêu thương, có khi là điện tín báo tử của Bộ Chiến
Tranh, được chú bé giao đến nhà người nhận vào lúc cả nhà đang có party.
Đã đọc truyện này năm khoảng 12 tuổi — bản dịch Giòng Đời, do Đoàn Châu dịch
(không dịch lá thư này). Đến khi khoảng 20 tuổi, mới biết đến bản dịch lá thư
này, ở trang mở đầu bản dịch Kịch Đời, do Đặng Tâm dịch.
Nay ghi lại kỷ niệm để cùng nhớ đến thời niên thiếu và thanh niên sống vui vẻ
thương yêu trong văn hoá tự do của miền Nam, và gửi đến T.P và các bạn một bản
dịch mới, có nguyên bản Anh ngữ đi theo.
_____________________________

William Saroyan
The Human Comedy


This story is for
Takoohi Saroyan

I have taken all this
time to write a story especially for you because I have wanted it to be an
especially good story, the very best I might ever be able to write, and now at
last, a little pressed for time, I have tried. I might have waited longer
still, but as there is no telling what’s next or what skill and inclination
will be left after everything else, I have hurried a little and taken a chance
on my present skill and inclination. Soon, I hope, someone wonderful will
translate the story into Armenian, so that it will be in print you know well.
In translation the story may read better than it does in English, and, as you
have done before, maybe you will want to read some of it to me, even though I
wrote the stuff in the first place. If so, I promise to listen, and to marvel
at the beauty of our language, so little known by the others and so much less
appreciated by anyone than by you. As you cannot read and enjoy English as well
as you read and enjoy Armenian, and as I cannot read or write Armenian at all,
we can only hope for a good translator. One way or another, though, this story
is for you. I hope you like it. I have written it as simply as possible, with
that blending of the severe and the light-hearted which is especially yours,
and our family’s. The story is not enough, I know, but what of that ? It will
surely seem enough to you, since your son wrote it and meant so well.
William Saroyan
San Francisco, 1942
_____________________________

Truyện này viết tặng
Bà Takoohi Saroyan

Thưa Mẹ
Con đã dành trọn thời gian hiện nay để viết một quyển truyện riêng tặng mẹ vì
con muốn nó là một quyển truyện thật là hay, hay nhất mà con có thể viết, và
cuối cùng thì giờ đây, với một chút thúc bách của thời gian, con đã gắng viết.
Con có lẽ có thể chờ thêm nữa, nhưng vì chẳng có thể nói cái gì sẽ đến và tài
năng
ý hướng của con có còn không sau các chuyện này, chuyện khác, nên con
viết vội lên một chút và viết ngay luôn với tài năngý hướng hiện nay. Con
hy vọng, chẳng bao lâu nữa, một người tuyệt vời sẽ dịch truyện này ra tiếng
Armenia, thế nên nó sẽ in bằng chữ Armenia mà mẹ vốn thân quen. Trong bản dịch,
truyện này đọc có thể hay hơn bản Anh ngữ, và , như mẹ thường làm trước đây, có
lẽ mẹ muốn đọc vài trang cho con nghe, tuy con là người viết truyện này. Nếu
thế
con hứa sẽ lắng nghe, và ngạc nhiên thích thú với vẻ đẹp của ngôn ngữ chúng
ta
, chỉ được những người khác biết đến chút ít và không ai ca ngợi nhiều như
mẹ. Vì mẹ không thể đọc và thưởng thức tiếng Anh như mẹ đọc và thưởng thức
tiếng Armenia, và vì con không thể đọc và thưởng thức tiếng Armenia, chúng ta
có thể chỉ hi vọng vào một dịch giả tài ba. Dù là nguyên văn hoặc bản dịch,
truyện này vẫn là để tặng mẹ. Con hi vọng mẹ thích nó. Con viết nó thật đơn
giản
, pha lẫn vẻ nghiêm trangthư thái đặc biệt của mẹ, và của gia đình
chúng ta . Con biết truyện không đầy đủ, nhưng có sao đâu? Chắc chắn với mẹ thế
là đủ, vì con trai mẹ đã viết nó, và đã ý định viết tuyệt vời như thế.

William Saroyan
San Francisco, 1942
(Bản dịch Đặng Hữu Phúc)

________________________

PHỤ BẢN 2
Thân gửi T.P
 
“Cần một tâm hồn một cánh tay nâng
Cùng chia mất mát đau thương phận người” (BG)
 
Một cánh tay nâng đó là,
 
“Trăng liềm một mảnh lâng lâng bạc
Nghiêng xuống cành dương lá lá rơi”
(Tâm sự kẻ sang Tần. Vũ Hoàng Chương)
 
Và cũng là ,
 
“Hạt sương lòng trong bóng mát cành dương
Nước mắt thần hàn gắn vết đau thương”
(Zarathustra đã nói như thế)
 
Thân chúc T. P “ta cùng mỉm cười trước gió reo vui” (BG) 
Đặng Hữu Phúc